Chung Vô Diệm
Chương 22: Tấn Anh thêm lời gây họa, Yên vương giận quyết dấy binh
Đây nói về Tấn Anh khi về tới nước Yên còn đứng đợi lịnh trước Ngọ môn, có quan quan Huỳnh môn vào tâu cho vua Yên vương hay.
Yên vương liền truyền chỉ cho đòi Tấn Anh vào quỳ lạy trước Kim loan điện, vua Yên mới hỏi rằng:
- Vậy chớ khanh đem cây Ngẫu tư cầm qua bên Tề quốc mà có ai khảy đặng đờn ấy chăng?
Tấn Anh nghe vua hỏi liền thở ra một tiếng dài, rồi tâu rằng:
- Từ khi ngu thần phụng chỉ đem cầm qua xứ Tề, không dè bên Tề có một nàng tên là Chung Vô Diệm, là Chánh cung chấp chưởng của Tề vương, người ấy mặt mày tợ quỷ; mà phép tắc như thần. Nó lại khảy đặng Ngẫu tư kim tiếng nghe xa hơn ba trăm dặm, mà luôn vậy đến bảy ngày đêm quan dân trong mười một nước thảy đều tới coi đông như hội. Rồi việc đờn nó lại khiến quan bắt tôi đem ra pháp trường hạ sát, lúc ấy cũng may nhờ có Quân sư Yến Anh , người bảo tấu nên nó mới tha chém, rồi nó lại cho đòi tôi vào khắc bốn câu thơ nơi mặt, khi dể Chúa thượng đến đều, sự thích đã còn rành rành, xin Chúa công thẩm xét.
Yên vương nghe nói có bốn câu thơ còn nơi mặt, liền dạy rằng:
- Khanh hãy đứng dậy lại gần đâycho trẫm xem tỏ rọ.
Khi vua Yên vương xem rồi, thì trợn mắt há miệng nói chẳng ra lời, Tấn Anh lại tâu nữa rằng:
- Phải mau viết hàng biểu và dâng đồ châu báu qua mà cống hiến cho nước Tề, bằng không y điều ấy, thì nó dẽ dấy động đao binh, kéo qua ađ(p thành trì nước ta ra đất bằng, còn tam cung lục viện với văn võ bá quan, nó bắt hết không tha một người nhỏ. Lời thiệt tôi tâu bày, chẳng dám sai ngoa thêu dệt, xin Chúa công định đoạt.
Vua Yên vương nghe tâu như vậy, càng thêm giận dữ, liền phán hỏi bá quan rằng:
- Bây giờ có ai dám ra lãnh án Nguyên nhung, đem binh qua phạt Tề chăng?
Bá quan nghe hỏi, mà chẳng có một ai dám ra chịu, vua Yên vương thấy vậy ngẫm nghĩ hồi lâu rồi truyền lịnh cho nội thị, đem văn phòng tứ bửu ra, liền viết bảng chiêu hiền như vầy:
Vì nước cầu tướng giỏi
Đã mạnh lại mưu mô
Hay lui binh Tề đặng
Đời đời sánh với vua
Trai bảy tuổi ơn cho
Gái tám tuổi ơn cho
Lời bảng này chẳng dối
Ai có chí tranh đua
Vua Yên vương viết bảng văn rồi truyền lịnh cho quân đem ra trước Ngọ môn, kế đó bãi chầu, bá quan lui về dinh phủ.
Đây nói về nước Yên, có một vị Phò mã tên là Tôn Tháo, con cháu Tôn Võ Tử, vẫn là một vị Tả cu Long ở thượng giới giáng phàm. Khi người mới đặng mười lăm thì sức mạnh hơn Ngũ Tân, thương pháp bì Dương Hổ, lại là anh em chú bác với với Vương Thiền lão tổ nữa. Ngày ấy nhân khi đi hội yến về, đi ngang qua Ngô môn, xem thấy bảng văn bỏ đi. Quan giữ bảng thấy lật đật chạy vào tâu cho Yên vương hay. Vua Yên vương nghe tâu cả mừng bèn cho đòi Phò mã vào trước kim giai. Phò mã vào quỳ lạy tung hô, vua Yên vương cho ngồi, rồi nói với Phò mã rằng :
- Trẫm cũng tưởng bên nước Tề đã hết người nên mới sai Tân Anh đem cây NGẫu tư kim qua thử chúng nó, không dè sự chơi hóa thiệt, là vì Tề Tuyên vương có Chiêu dương chánh cung là Chung Vô Diệm. Người này tướng mạo tuy đen xấu, mà pháp thuật thiệt tinh thông đã khảy đặng kim tiên gia, lại thích thơ vào mặt sứ, mà hạ nhục quả nhơn ! Thật oán cừu này sâu tợ biển, hoạn họa ấy chấy tày non. Nay đã hết kế mưu thần, nên khó ra tài tướng lược ; vậy trẫm mới đăng bảng chiêu hiền, nếu như không kẻ ra tay thì trẫm phải viết biểu đầu hàng, đặng cho khỏi muôn dân đồ thán.
Tôn Tháo khi nghe vua nói các điều, thí ta nha thiết xỉ, căm giận Tề vương, liền quỳ xuống tâu rằng :
- Xin Chúa thượng chớ có dạ lo lường, để mặc ngu thần ra lãnh ấn Nguyên nhung, đi rửa hờn cho Chúa thượng ; và coi thử con Chung Vô Diệm xủ phụ tài cán dường bao, mà nó dám khinh dể nước ta thế ấy ?
Vua Yên vương lại nói :
- Phò mã tuy có lòng với trẫm, nhưng chinh chiến không từng quen, vả lại con Chung Vô Diệm là : Tài hay hoán võ vô phong, thuật biến sai thần khiến quỷ, cung tên nhàn thục thương mã tinh thông, e sợ Phò mã chẳng phải tay địch thủ với nó chăng ? Như chẳng may có điều nào, thì trẫm lại lo rầu lắm nữa. Vậy thôi để trẫm lựa một người cho tài bộ mà sai đi, còn Phò mã ở nhà dưỡng an quới thể.
Tôn Tháo nghe vua nói mấy điều, thì tức giận cành hông, bèn tâu rằng :
- Làm trai chẳng trả ơn vua, không đền nọ nước thì ra chi ? Nếu chúa trên không ưng dạ cho ra đề binh, thì tôi còn sống làm chi nữa ?
Nói rồi, liền với tay ra sau rút cây gươm Long tuyền đeo nơi mìn,h muốn tự vận. Vua Yên vương xem thấy cả kinh, lật đật bước xuống Kim loan điện cầm tay Phò mã lại nói rằng :
- Thôi thôi ! Nếu như Phò mã quyết chí hưng binh, vậy thì để đợi trẫm ngày mai hội bá quan rồi sẽ liệu định.
Tôn Tháo thấy vua can thì an dạ, liền lạy tạ lui ra về dinh tỏ tình cùng vợ con .
Yên vương liền truyền chỉ cho đòi Tấn Anh vào quỳ lạy trước Kim loan điện, vua Yên mới hỏi rằng:
- Vậy chớ khanh đem cây Ngẫu tư cầm qua bên Tề quốc mà có ai khảy đặng đờn ấy chăng?
Tấn Anh nghe vua hỏi liền thở ra một tiếng dài, rồi tâu rằng:
- Từ khi ngu thần phụng chỉ đem cầm qua xứ Tề, không dè bên Tề có một nàng tên là Chung Vô Diệm, là Chánh cung chấp chưởng của Tề vương, người ấy mặt mày tợ quỷ; mà phép tắc như thần. Nó lại khảy đặng Ngẫu tư kim tiếng nghe xa hơn ba trăm dặm, mà luôn vậy đến bảy ngày đêm quan dân trong mười một nước thảy đều tới coi đông như hội. Rồi việc đờn nó lại khiến quan bắt tôi đem ra pháp trường hạ sát, lúc ấy cũng may nhờ có Quân sư Yến Anh , người bảo tấu nên nó mới tha chém, rồi nó lại cho đòi tôi vào khắc bốn câu thơ nơi mặt, khi dể Chúa thượng đến đều, sự thích đã còn rành rành, xin Chúa công thẩm xét.
Yên vương nghe nói có bốn câu thơ còn nơi mặt, liền dạy rằng:
- Khanh hãy đứng dậy lại gần đâycho trẫm xem tỏ rọ.
Khi vua Yên vương xem rồi, thì trợn mắt há miệng nói chẳng ra lời, Tấn Anh lại tâu nữa rằng:
- Phải mau viết hàng biểu và dâng đồ châu báu qua mà cống hiến cho nước Tề, bằng không y điều ấy, thì nó dẽ dấy động đao binh, kéo qua ađ(p thành trì nước ta ra đất bằng, còn tam cung lục viện với văn võ bá quan, nó bắt hết không tha một người nhỏ. Lời thiệt tôi tâu bày, chẳng dám sai ngoa thêu dệt, xin Chúa công định đoạt.
Vua Yên vương nghe tâu như vậy, càng thêm giận dữ, liền phán hỏi bá quan rằng:
- Bây giờ có ai dám ra lãnh án Nguyên nhung, đem binh qua phạt Tề chăng?
Bá quan nghe hỏi, mà chẳng có một ai dám ra chịu, vua Yên vương thấy vậy ngẫm nghĩ hồi lâu rồi truyền lịnh cho nội thị, đem văn phòng tứ bửu ra, liền viết bảng chiêu hiền như vầy:
Vì nước cầu tướng giỏi
Đã mạnh lại mưu mô
Hay lui binh Tề đặng
Đời đời sánh với vua
Trai bảy tuổi ơn cho
Gái tám tuổi ơn cho
Lời bảng này chẳng dối
Ai có chí tranh đua
Vua Yên vương viết bảng văn rồi truyền lịnh cho quân đem ra trước Ngọ môn, kế đó bãi chầu, bá quan lui về dinh phủ.
Đây nói về nước Yên, có một vị Phò mã tên là Tôn Tháo, con cháu Tôn Võ Tử, vẫn là một vị Tả cu Long ở thượng giới giáng phàm. Khi người mới đặng mười lăm thì sức mạnh hơn Ngũ Tân, thương pháp bì Dương Hổ, lại là anh em chú bác với với Vương Thiền lão tổ nữa. Ngày ấy nhân khi đi hội yến về, đi ngang qua Ngô môn, xem thấy bảng văn bỏ đi. Quan giữ bảng thấy lật đật chạy vào tâu cho Yên vương hay. Vua Yên vương nghe tâu cả mừng bèn cho đòi Phò mã vào trước kim giai. Phò mã vào quỳ lạy tung hô, vua Yên vương cho ngồi, rồi nói với Phò mã rằng :
- Trẫm cũng tưởng bên nước Tề đã hết người nên mới sai Tân Anh đem cây NGẫu tư kim qua thử chúng nó, không dè sự chơi hóa thiệt, là vì Tề Tuyên vương có Chiêu dương chánh cung là Chung Vô Diệm. Người này tướng mạo tuy đen xấu, mà pháp thuật thiệt tinh thông đã khảy đặng kim tiên gia, lại thích thơ vào mặt sứ, mà hạ nhục quả nhơn ! Thật oán cừu này sâu tợ biển, hoạn họa ấy chấy tày non. Nay đã hết kế mưu thần, nên khó ra tài tướng lược ; vậy trẫm mới đăng bảng chiêu hiền, nếu như không kẻ ra tay thì trẫm phải viết biểu đầu hàng, đặng cho khỏi muôn dân đồ thán.
Tôn Tháo khi nghe vua nói các điều, thí ta nha thiết xỉ, căm giận Tề vương, liền quỳ xuống tâu rằng :
- Xin Chúa thượng chớ có dạ lo lường, để mặc ngu thần ra lãnh ấn Nguyên nhung, đi rửa hờn cho Chúa thượng ; và coi thử con Chung Vô Diệm xủ phụ tài cán dường bao, mà nó dám khinh dể nước ta thế ấy ?
Vua Yên vương lại nói :
- Phò mã tuy có lòng với trẫm, nhưng chinh chiến không từng quen, vả lại con Chung Vô Diệm là : Tài hay hoán võ vô phong, thuật biến sai thần khiến quỷ, cung tên nhàn thục thương mã tinh thông, e sợ Phò mã chẳng phải tay địch thủ với nó chăng ? Như chẳng may có điều nào, thì trẫm lại lo rầu lắm nữa. Vậy thôi để trẫm lựa một người cho tài bộ mà sai đi, còn Phò mã ở nhà dưỡng an quới thể.
Tôn Tháo nghe vua nói mấy điều, thì tức giận cành hông, bèn tâu rằng :
- Làm trai chẳng trả ơn vua, không đền nọ nước thì ra chi ? Nếu chúa trên không ưng dạ cho ra đề binh, thì tôi còn sống làm chi nữa ?
Nói rồi, liền với tay ra sau rút cây gươm Long tuyền đeo nơi mìn,h muốn tự vận. Vua Yên vương xem thấy cả kinh, lật đật bước xuống Kim loan điện cầm tay Phò mã lại nói rằng :
- Thôi thôi ! Nếu như Phò mã quyết chí hưng binh, vậy thì để đợi trẫm ngày mai hội bá quan rồi sẽ liệu định.
Tôn Tháo thấy vua can thì an dạ, liền lạy tạ lui ra về dinh tỏ tình cùng vợ con .
Bình luận truyện