Đại Đường Song Long Truyện
Chương 760: Dịch kiếm đại sư
Hầu Hi Bạch ngẩng đầu ngửi thử, bảo:
- Là mùi Trầm hương.
Khấu Trọng lắc đầu:
- Hôm nay ta có đến Trầm Hương đính, mùi không giống vậy.
Bạt Phong Hàn trêu:
- Ở Trầm hương đình của Hưng Khánh cung chỉ có thể ngửi thấy mùi hoa mẫu đơn thôi, làm gì có trầm hương.
Thị vệ canh cổng nghe bọn gã bàn về mùi hương thoảng ra từ Lăng Yên các thì đều lộ vẻ hoang mang, vì bọn họ không hề ngửi thấy mùi gì cả.
Vi công công thông báo:
- Có người đến rồi!
Bốn gã nghe vậy nhìn vào trong các nhưng không thấy động tĩnh gì. Bỗng nhiên hiện ra hai đốm lửa, hai thiếu nữ áo trắng lả lướt cầm đèn, tư thế nhàn nhã xuất hiện nơi lối đi sâu trong rừng.
Bọn Khấu Trọng lạnh cả người, biết Vi công công vừa để lộ chút công phu. Tuy bọn gã bị phân tâm bởi mùi hương và cuộc nói chuyện, nhưng rõ ràng Vi công công về mặt thính giác của công phu nội gia đã hơn bọn gã một chút, làm bọn gã cảm thấy công phu của Vi công công thâm sâu không để lộ, cao minh khôn lường, cần phải xem xét lại.
Thiếu nữ áo trắng đang dần dần đến gần, dưới ánh sáng mờ ảo của hai ngọn đèn, hai nàng từ đầu đến chân đều trắng muốt, kết hợp với khuôn mặt thanh tú, khiến Lăng Yên các như hóa thành chốn nhân gian tiên cảnh.
Khấu Trọng thừa dịp nói với Vi công công:
- Bọn ta hôm nay nói không chừng phải ở lại cả đêm, công công không cần đợi bọn ta ở đây đâu.
Vi công công hiển nhiên là muốn đi cùng bọn gã vào gặp Phó Dịch Lâm để còn về báo cáo với Lý Uyên. Nhưng Khấu Trọng đã nói vậy nên đành phải gật đầu đáp ứng, không cách nào từ chối gã được.
Hai nàng khi đến cổng thì cùng nhau cúi đầu chào mọi người, cất một tràng tiếng Cao Lệ mà bọn gã chẳng hiểu tí gì bằng giọng nói êm ái. Bốn gã vội vàng hoàn lễ.
Khấu Trọng hỏi:
- Hai vị tiểu thư có biết tiếng Hán không?
Hai nàng mỉm cười lắc đầu, tỏ vẻ không hiểu gã đang nói gì, chỉ ra dấu mời bọn gã tiến vào, rồi xoay người dẫn đường.
Khấu Trọng vẫy tay chào Vi công công, dẫn trước theo sau hai nàng, bọn Từ Tử Lăng vội cất bước theo.
Lăng Yên các trong đêm trăng lại mang một vẻ khác hẳn, khiến người ta cảm thấy được thủ pháp cao minh dẫn suối, mượn cảnh của người thiết kế. Nhìn vào lầu các vườn tược, người ta có cảm giác say lòng người “Tuy do nhân tác, uyển tự thiên khai” (1). Nhìn từ xa, lầu các thấp thoáng giữa rừng cây như lâu đài trong mộng, mờ ảo vô cùng, cầu dài suối nhỏ, giả sơn xảo thạch; tịch mai (hoa mơ), ba tiêu (chuối), tử đằng (một loại cây thân gỗ mọc thành giàn, hoa tím rũ xuống), quế hoa (một loại hoa màu gạch có hương rất thơm chỉ nở vào đầu thu) được bố trí tinh tế trong vườn, hòa hợp giữa thanh nhã và trần tục, vẻ đẹp mê người.
Phía bên quần thể kiến trúc chính, vẳng lại tiếng đàn hát khiến lòng người hướng về đó, càng muốn rảo bước nhanh hơn đến xem nơi đó là nơi nào.
Chỉ có hai thiếu nữ áo trắng vẫn không nhanh không chậm cầm đèn dẫn lối phía trước, bọn gã đành nhẫn nại theo sau. Đến chiếc cầu đã gặp Liệt Hà sáng nay, bỗng hiện ra bóng Phó Quân Du một thân trắng muốt đang đứng nơi đầu cầu.
Phó Quân Du dặn dò hai thiếu nữ áo trắng mấy câu, hai nàng nhận lệnh rời đi.
Phó Quân Du thần tình lãnh đạm nhìn lướt qua Bạt Phong Hàn rồi cuối cùng ánh mắt dừng trên người Khấu Trọng, cất tiếng:
- Tú Ninh công chúa đến gặp Tú Phương đại gia, mong nàng chuyển lời đến ngươi.
Khấu Trọng sững người:
- Nàng nói gì thế?
Phó Quân Du lãnh đạm đáp:
- Tú Ninh công chúa mong ngươi tìm cách cứu mạng Nhị vương huynh của nàng.
Khấu Trọng ngạc nhiên:
- Tú Phương nàng
Phó Quân Du than:
- Tú Phương sợ đêm nay ở Lăng Yên các sẽ có những chuyện nàng không muốn đối mặt, nên mới cố ý tránh đi. Ôi! Xem các ngươi làm mọi chuyện thêm xấu đi kìa.
Khấu Trọng chỉ biết cười khổ đáp lại, giấu trong lòng nỗi đau như dao cắt, không phải chỉ vì Thượng Tú Phương mà còn là vì Lý Tú Ninh. Lý Uyên đối xử bất nghĩa như vậy với Lý Thế Dân, nhất định sẽ làm nàng thương tâm. Mà bản thân gã cho đến giờ phút này vẫn chưa nắm chắc được có thể xoay chuyển được tai họa của Lý Thế Dân hay không.
Phó Quân Du cúi đầu nói nhỏ:
- Sư tôn đang chờ các ngươi. Đi theo ta!
Khấu Trọng cố gắng lên tinh thần, đuổi theo kề vai nàng qua cầu. hỏi:
- Tên tiểu tử Liệt Hà có mặt không?
Phó Quân Du đáp:
- Ta còn chưa đủ mệt mỏi hay sao mà để hắn tới đổ thêm dầu vào lửa?
Khấu Trọng hỏi:
- Tình huống làm gì xấu đến thế? Ta và Tiểu Lăng không những quyết tâm mà còn rất chân thành nữa.
Phó Quân Du thở dài, trầm mặc không nói. Nàng dẫn bọn gã theo lối hành lang phía bắc thông qua các, tiến sâu vào bên trong.
Từ Tử Lăng ở phía sau huýt nhẹ Bạt Phong Hàn, nhắc hắn lên phía trước nói chuyện với Phó Quân Du.
Bạt Phong Hàn ban đầu kiên quyết lắc đầu, cho đến khi Từ Tử Lăng huýt mạnh thêm hai cái nữa mới mềm lòng, nhẹ gật đầu hiểu ý, nhưng bước chân vẫn ngập ngừng.
Từ Tử Lăng giơ tay lên trước phát ra cỗ kình khí. Khấu Trọng trúng phải hiểu ý, vội lùi lại.
Từ Tử Lăng len đến gần Bạt Phong Hàn, tụ âm thành tuyến (biến âm thanh thành sợi) rót vào tai gã:
- Hẹn nàng ngày mai đến Phúc Tụ lâu ở chợ Tây ăn sáng.
Bạt Phong Hàn lắc đầu cười khổ, bước lên trước hai bước, nhẹ giọng nói nhỏ:
- Ta có thể nói mấy câu với Quân Du được không?
Phó Quân Du run nhẹ người, nhưng giọng nói vẫn rất lạnh lùng:
- Giờ có phải lúc nên nói không?
Bạt Phong Hàn đang muốn đánh trống lui quân thì Từ Tử Lăng đã điểm luồng chỉ phong vào eo gã, nên đành phải mặt dày nói tiếp:
- Thế thì sáng sớm mai ta đợi Quân Du ở Phúc Tụ lâu chợ Tây nhé?
Phó Quân Du dường như không nghe thấy lời gã, vẫn thong thả dẫn lối phía trước. Hành lang dài đến khúc rẽ, cả hồ Lăng Yên rộng lớn đập vào mắt, phong cảnh hữu tình khiến bốn gã ngây người.
Lầu các đỏ tươi, tùng xanh nước biếc
Lăng Yên các không phải là một tòa các riêng rẽ mà là một quần thể kiến trúc được bao quanh bởi Lăng Yên trì. Mỗi tòa kiến trúc lại được phối hợp với lầu, điện, đình các, cảnh trong cảnh. Còn xung quanh Lăng Yên trì là những gốc tùng cổ thụ.
Ngôi các chính tọa lạc phía nam hồ, cấu trúc bằng gỗ, khung cửa màu đỏ, mái ngói cong vút, cột khắc hoa, thanh nhã cao quý, tư thế phi phàm.
Bọn Khấu Trọng theo hành lang dài đến khu vườn phía tây của ngôi các chính, nhắm thẳng đến Lăng Yên trì. Một cây cầu cong nối với đình các ở giữa hồ. Cấu trúc cầu đặc biệt, từ đầu nam đến đầu bắc đặt hai cổng vòm nhỏ và một cổng vòm lớn, nối với nhau tạo thành cấu trúc vòm, rất có cảm giác nhịp nhàng uyển chuyển. Hai bên thành cầu là mười lăm chiếc cột được chạm trổ tinh tế. Cả cây cầu hướng về phía giữa hồ, như bước qua lối đi đến tiên cảnh.
Thủ pháp xây vườn trong Lăng Yên các không theo thói thường. Nước hồ thành nhánh chảy len lỏi giữa vườn cây và lầu các, các hành lang được kết nối trong ngoài nhờ các cửa sổ nên không ngăn cản tầm nhìn.
Mặt nước hồ xanh biếc soi bóng cây, hoa, mây, trăng, bướm đùa cá giỡn tạo nên những gợn sóng lăn tăn, hình thành một bức tranh đẹp đến mê ly. Lầu các, hồ nước, mây khói hỗ trợ với nhau cùng với các lối đi tạo nên một thể thống nhất.
Ở nơi cảnh trí như vậy hiện lên ngôi đình giữa hồ, bốn góc mỗi bên treo ba ngọn đèn lồng, nơi mặt sàn tiếp giáp với hồ có trải một lớp nỉ trắng muốt rộng tới mấy chục trượng khiến mặt đài bằng đá lạnh lẽo trở nên ấm áp và thoải mái để ngồi thưởng cảnh. Trên mặt nỉ đặt mấy chiếc bồ đoàn to lớn, có thể vừa làm gối vừa làm ghế, khiến người ta cảm thấy muốn nằm xuống đánh một giấc không biết trời đất gì nữa.
Mười nàng mỹ nữ áo trắng người Cao Lệ đang hoặc nằm hoặc ngồi, hoặc chơi nhạc khí hoặc hát nho nhỏ, điểm xuyết thêm cho phong cảnh hữu tình giữa hồ, ánh trăng chiếu xuống càng thêm vẻ lãng mạn êm đềm.
Một chiếc lò đồng đặt trên bàn đá trong đình, hương trầm từ đó tản mác ra, từ từ lan tỏa, tạo nên lớp sương khói bao quanh đình đài, hương thơm thoảng bốn phía.
Nhưng thu hút sự chú ý của bốn gã là một nam tử mặc áo bào trắng, tóc dài đến vai, đang dựa vào chiếc gối ngẩng đầu ngắm bầu trời sao. Tuy lưng người đó quay về phía này không thấy rõ mặt, nhưng từ tư thế bất động vững như bàn thạch, bọn gã có thể cảm giác được y rất chuyên chú nhìn bầu trời đêm.
Dịch kiếm đại sư Phó Dịch Lâm.
Phó Quân Du không dừng bước, dẫn bọn họ đến thẳng bình đài giữa hồ, dừng lại bên ngoài tấm nệm trắng mềm mại, thưa:
- Sư tôn, Khấu Trọng, Từ Tử Lăng, Bạt Phong Hàn và Hầu Hi Bạch đã đến.
Phó Dịch Lâm dường như không nghe thấy, hoàn toàn chẳng phản ứng gì, Phó Quân Du cũng lặng yên không lên tiếng nữa.
Bốn gã đưa mắt nhìn nhau, đều cảm thấy phong cách của Phó Dịch Lâm còn cao ngạo hơn cả hoàng đế.
Có điều tiếng đàn ca bằng tiếng Cao Lệ của các mỹ nữ rất mê người, đợi lâu một chút cũng không hề gì.
Phó Quân Tường đã lâu không gặp nằm dựa vào chiếc gối bên phải Phó Dịch Lâm. Nàng cũng là người nằm gần Phó Dịch Lâm nhất cho thấy rất được lão yêu mến. Mà trong số các mỹ nữ thì khuôn mặt nàng cũng thanh tú nhất, chỉ có Phó Quân Du mới so sánh được. Điều khiến bốn gã vừa tức vừa buồn cười là nàng không hề liếc mắt về phía này, thần thái hoàn toàn lơ là.
Phó Dịch Lâm nửa nằm nửa ngồi xoay lưng về phía bọn gã, nhưng không cách gì nhìn được thân thể lão, tuy vậy vẫn có thể cho người ta cảm giác kì dị. Hai bên trái phải lão có đặt hai bình hoa cắm đầy một loài hoa màu đỏ không biết là hoa gì, khiến cả người lão dường như tràn ngập không khí của mùa xuân đồng nội. Tuy đang nửa nằm nửa ngồi trên nệm nhưng vẫn có thể thấy cấu trúc xương của lão rất lớn, tuy thế không có chút nào là thô thiển mà ngược lại khiến tấm áo bào màu trắng trên thân lão có một loại khí độ bất phàm, làm người khác không dám khinh thường.
Từ Phó Dịch Lâm cho đến chúng nữ, tất cả đều chân trần, nhàn nhã tự tại, tư do thoải mái.
Tiếng đàn ca cuối cùng cũng dứt, nhưng dư âm vẫn lẩn quất không tan.
Phó Dịch Lâm vẫn nhìn lên bầu trời đêm, bỗng cất tiếng:
- Sinh mệnh là gì? Ai có thể trả lời cho ta đây?
Giọng nói trầm ấm của lão như làn gió thổi vào tai người không dứt.
Bọn Khấu Trọng cảm thấy rất ngạc nhiên, không biết Phó Dịch Lâm đang hỏi ai? Bọn họ có nên trả lời hay không? Đau đầu hơn nữa là câu hỏi này ngay cả Đại La Kim Tiên xuống trần cũng chưa chắc có câu trả lời.
Luôn cả Phó Quân Tường nữa là có mười cặp mắt sáng rực đang nhất tề nhìn về phía bọn gã. Không cần nói cũng đoán ra Phó Dịch Lâm đang chờ đợi một người trong bọn gã đưa ra câu trả lời.
Hầu Hi Bạch cười tiêu sái, rẽ chúng nhân bước đến phía ngoài tấm nệm trắng nơi xếp đầy những đôi giày trắng, vui vẻ đáp:
- Sinh mệnh thật sự là gì? E rằng cái này phải chính lão nhân gia chỉ điểm mới được. Đối với ta mà nói, sinh mệnh giống như hạt mầm và rễ cây chôn sâu dưới bùn đất. Hoa ở trên nở rồi tàn nhưng sinh cơ dưới mặt đất vẫn trường tồn vĩnh viễn.
Khấu Trọng, Từ Tử Lăng và Bạt Phong Hàn trong lòng đều kêu tuyệt. Tiểu tử Hầu Hi Bạch một bụng văn thơ đúng là hơn xa bọn gã, nên mới nghĩ ra cái đáp án không phải là đáp án này.
Phó Dịch Lâm lạnh lùng:
- Kẻ đang nói là ai?
Hầu Hi Bạch cung kính:
- Tiểu tử Hầu Hi Bạch, là kẻ thư sinh nghèo hèn rất ngưỡng mộ đại sư.
Khấu Trọng trong lòng muốn bật cười. Nếu kẻ vẽ một bức tranh đáng giá ngàn vàng như Hầu Hi Bạch là thư sinh nghèo hèn thì thiên hạ còn có ai là kẻ phú quý nữa đây?
Phó Dịch Lâm bình tĩnh mời:
- Ngồi đi! Không cần đa lễ!
Hầu Hi Bạch thấy bản thân lập được đại công, đắc ý liếc ba gã một cái. Bọn Khấu Trọng cũng mừng vì có thể thuận lợi qua cửa, đến xem thử Phó Dịch Lâm rốt cuộc là như thế nào.
Đang lúc cả bọn định cởi giày thì Phó Quân Du thấp giọng quát:
- Chỉ Hầu Hi Bạch thôi.
Khấu Trọng, Từ Tử Lăng và Bạt Phong Hàn đều ngạc nhiên, cuối cùng cũng hiểu là kẻ qua được cửa là Hầu Hi Bạch chứ không phải bọn gã.
Phó Quân Du hơi giận bảo với Hầu Hi Bạch, kẻ đang bất động như bị điểm trúng huyệt:
- Còn không mau cởi giày tìm chỗ ngồi?
Hầu Hi Bạch tuyệt vọng cười khổ với ba gã, vẫn đừng im bất động, tỏ nghĩa khí sướng khổ cùng chịu.
Phó Dịch Lâm lại hỏi:
- Sinh mệnh là gì?
Khấu Trọng và Từ Tử Lăng đưa mắt nhìn nhau, thầm kêu khổ.
Bạt Phong Hàn hai mắt sáng rực, tay phải đặt lên cán Thâu Thiên kiếm.
(1) Tuy do người làm, nhưng như là tự nhiên
(
- Là mùi Trầm hương.
Khấu Trọng lắc đầu:
- Hôm nay ta có đến Trầm Hương đính, mùi không giống vậy.
Bạt Phong Hàn trêu:
- Ở Trầm hương đình của Hưng Khánh cung chỉ có thể ngửi thấy mùi hoa mẫu đơn thôi, làm gì có trầm hương.
Thị vệ canh cổng nghe bọn gã bàn về mùi hương thoảng ra từ Lăng Yên các thì đều lộ vẻ hoang mang, vì bọn họ không hề ngửi thấy mùi gì cả.
Vi công công thông báo:
- Có người đến rồi!
Bốn gã nghe vậy nhìn vào trong các nhưng không thấy động tĩnh gì. Bỗng nhiên hiện ra hai đốm lửa, hai thiếu nữ áo trắng lả lướt cầm đèn, tư thế nhàn nhã xuất hiện nơi lối đi sâu trong rừng.
Bọn Khấu Trọng lạnh cả người, biết Vi công công vừa để lộ chút công phu. Tuy bọn gã bị phân tâm bởi mùi hương và cuộc nói chuyện, nhưng rõ ràng Vi công công về mặt thính giác của công phu nội gia đã hơn bọn gã một chút, làm bọn gã cảm thấy công phu của Vi công công thâm sâu không để lộ, cao minh khôn lường, cần phải xem xét lại.
Thiếu nữ áo trắng đang dần dần đến gần, dưới ánh sáng mờ ảo của hai ngọn đèn, hai nàng từ đầu đến chân đều trắng muốt, kết hợp với khuôn mặt thanh tú, khiến Lăng Yên các như hóa thành chốn nhân gian tiên cảnh.
Khấu Trọng thừa dịp nói với Vi công công:
- Bọn ta hôm nay nói không chừng phải ở lại cả đêm, công công không cần đợi bọn ta ở đây đâu.
Vi công công hiển nhiên là muốn đi cùng bọn gã vào gặp Phó Dịch Lâm để còn về báo cáo với Lý Uyên. Nhưng Khấu Trọng đã nói vậy nên đành phải gật đầu đáp ứng, không cách nào từ chối gã được.
Hai nàng khi đến cổng thì cùng nhau cúi đầu chào mọi người, cất một tràng tiếng Cao Lệ mà bọn gã chẳng hiểu tí gì bằng giọng nói êm ái. Bốn gã vội vàng hoàn lễ.
Khấu Trọng hỏi:
- Hai vị tiểu thư có biết tiếng Hán không?
Hai nàng mỉm cười lắc đầu, tỏ vẻ không hiểu gã đang nói gì, chỉ ra dấu mời bọn gã tiến vào, rồi xoay người dẫn đường.
Khấu Trọng vẫy tay chào Vi công công, dẫn trước theo sau hai nàng, bọn Từ Tử Lăng vội cất bước theo.
Lăng Yên các trong đêm trăng lại mang một vẻ khác hẳn, khiến người ta cảm thấy được thủ pháp cao minh dẫn suối, mượn cảnh của người thiết kế. Nhìn vào lầu các vườn tược, người ta có cảm giác say lòng người “Tuy do nhân tác, uyển tự thiên khai” (1). Nhìn từ xa, lầu các thấp thoáng giữa rừng cây như lâu đài trong mộng, mờ ảo vô cùng, cầu dài suối nhỏ, giả sơn xảo thạch; tịch mai (hoa mơ), ba tiêu (chuối), tử đằng (một loại cây thân gỗ mọc thành giàn, hoa tím rũ xuống), quế hoa (một loại hoa màu gạch có hương rất thơm chỉ nở vào đầu thu) được bố trí tinh tế trong vườn, hòa hợp giữa thanh nhã và trần tục, vẻ đẹp mê người.
Phía bên quần thể kiến trúc chính, vẳng lại tiếng đàn hát khiến lòng người hướng về đó, càng muốn rảo bước nhanh hơn đến xem nơi đó là nơi nào.
Chỉ có hai thiếu nữ áo trắng vẫn không nhanh không chậm cầm đèn dẫn lối phía trước, bọn gã đành nhẫn nại theo sau. Đến chiếc cầu đã gặp Liệt Hà sáng nay, bỗng hiện ra bóng Phó Quân Du một thân trắng muốt đang đứng nơi đầu cầu.
Phó Quân Du dặn dò hai thiếu nữ áo trắng mấy câu, hai nàng nhận lệnh rời đi.
Phó Quân Du thần tình lãnh đạm nhìn lướt qua Bạt Phong Hàn rồi cuối cùng ánh mắt dừng trên người Khấu Trọng, cất tiếng:
- Tú Ninh công chúa đến gặp Tú Phương đại gia, mong nàng chuyển lời đến ngươi.
Khấu Trọng sững người:
- Nàng nói gì thế?
Phó Quân Du lãnh đạm đáp:
- Tú Ninh công chúa mong ngươi tìm cách cứu mạng Nhị vương huynh của nàng.
Khấu Trọng ngạc nhiên:
- Tú Phương nàng
Phó Quân Du than:
- Tú Phương sợ đêm nay ở Lăng Yên các sẽ có những chuyện nàng không muốn đối mặt, nên mới cố ý tránh đi. Ôi! Xem các ngươi làm mọi chuyện thêm xấu đi kìa.
Khấu Trọng chỉ biết cười khổ đáp lại, giấu trong lòng nỗi đau như dao cắt, không phải chỉ vì Thượng Tú Phương mà còn là vì Lý Tú Ninh. Lý Uyên đối xử bất nghĩa như vậy với Lý Thế Dân, nhất định sẽ làm nàng thương tâm. Mà bản thân gã cho đến giờ phút này vẫn chưa nắm chắc được có thể xoay chuyển được tai họa của Lý Thế Dân hay không.
Phó Quân Du cúi đầu nói nhỏ:
- Sư tôn đang chờ các ngươi. Đi theo ta!
Khấu Trọng cố gắng lên tinh thần, đuổi theo kề vai nàng qua cầu. hỏi:
- Tên tiểu tử Liệt Hà có mặt không?
Phó Quân Du đáp:
- Ta còn chưa đủ mệt mỏi hay sao mà để hắn tới đổ thêm dầu vào lửa?
Khấu Trọng hỏi:
- Tình huống làm gì xấu đến thế? Ta và Tiểu Lăng không những quyết tâm mà còn rất chân thành nữa.
Phó Quân Du thở dài, trầm mặc không nói. Nàng dẫn bọn gã theo lối hành lang phía bắc thông qua các, tiến sâu vào bên trong.
Từ Tử Lăng ở phía sau huýt nhẹ Bạt Phong Hàn, nhắc hắn lên phía trước nói chuyện với Phó Quân Du.
Bạt Phong Hàn ban đầu kiên quyết lắc đầu, cho đến khi Từ Tử Lăng huýt mạnh thêm hai cái nữa mới mềm lòng, nhẹ gật đầu hiểu ý, nhưng bước chân vẫn ngập ngừng.
Từ Tử Lăng giơ tay lên trước phát ra cỗ kình khí. Khấu Trọng trúng phải hiểu ý, vội lùi lại.
Từ Tử Lăng len đến gần Bạt Phong Hàn, tụ âm thành tuyến (biến âm thanh thành sợi) rót vào tai gã:
- Hẹn nàng ngày mai đến Phúc Tụ lâu ở chợ Tây ăn sáng.
Bạt Phong Hàn lắc đầu cười khổ, bước lên trước hai bước, nhẹ giọng nói nhỏ:
- Ta có thể nói mấy câu với Quân Du được không?
Phó Quân Du run nhẹ người, nhưng giọng nói vẫn rất lạnh lùng:
- Giờ có phải lúc nên nói không?
Bạt Phong Hàn đang muốn đánh trống lui quân thì Từ Tử Lăng đã điểm luồng chỉ phong vào eo gã, nên đành phải mặt dày nói tiếp:
- Thế thì sáng sớm mai ta đợi Quân Du ở Phúc Tụ lâu chợ Tây nhé?
Phó Quân Du dường như không nghe thấy lời gã, vẫn thong thả dẫn lối phía trước. Hành lang dài đến khúc rẽ, cả hồ Lăng Yên rộng lớn đập vào mắt, phong cảnh hữu tình khiến bốn gã ngây người.
Lầu các đỏ tươi, tùng xanh nước biếc
Lăng Yên các không phải là một tòa các riêng rẽ mà là một quần thể kiến trúc được bao quanh bởi Lăng Yên trì. Mỗi tòa kiến trúc lại được phối hợp với lầu, điện, đình các, cảnh trong cảnh. Còn xung quanh Lăng Yên trì là những gốc tùng cổ thụ.
Ngôi các chính tọa lạc phía nam hồ, cấu trúc bằng gỗ, khung cửa màu đỏ, mái ngói cong vút, cột khắc hoa, thanh nhã cao quý, tư thế phi phàm.
Bọn Khấu Trọng theo hành lang dài đến khu vườn phía tây của ngôi các chính, nhắm thẳng đến Lăng Yên trì. Một cây cầu cong nối với đình các ở giữa hồ. Cấu trúc cầu đặc biệt, từ đầu nam đến đầu bắc đặt hai cổng vòm nhỏ và một cổng vòm lớn, nối với nhau tạo thành cấu trúc vòm, rất có cảm giác nhịp nhàng uyển chuyển. Hai bên thành cầu là mười lăm chiếc cột được chạm trổ tinh tế. Cả cây cầu hướng về phía giữa hồ, như bước qua lối đi đến tiên cảnh.
Thủ pháp xây vườn trong Lăng Yên các không theo thói thường. Nước hồ thành nhánh chảy len lỏi giữa vườn cây và lầu các, các hành lang được kết nối trong ngoài nhờ các cửa sổ nên không ngăn cản tầm nhìn.
Mặt nước hồ xanh biếc soi bóng cây, hoa, mây, trăng, bướm đùa cá giỡn tạo nên những gợn sóng lăn tăn, hình thành một bức tranh đẹp đến mê ly. Lầu các, hồ nước, mây khói hỗ trợ với nhau cùng với các lối đi tạo nên một thể thống nhất.
Ở nơi cảnh trí như vậy hiện lên ngôi đình giữa hồ, bốn góc mỗi bên treo ba ngọn đèn lồng, nơi mặt sàn tiếp giáp với hồ có trải một lớp nỉ trắng muốt rộng tới mấy chục trượng khiến mặt đài bằng đá lạnh lẽo trở nên ấm áp và thoải mái để ngồi thưởng cảnh. Trên mặt nỉ đặt mấy chiếc bồ đoàn to lớn, có thể vừa làm gối vừa làm ghế, khiến người ta cảm thấy muốn nằm xuống đánh một giấc không biết trời đất gì nữa.
Mười nàng mỹ nữ áo trắng người Cao Lệ đang hoặc nằm hoặc ngồi, hoặc chơi nhạc khí hoặc hát nho nhỏ, điểm xuyết thêm cho phong cảnh hữu tình giữa hồ, ánh trăng chiếu xuống càng thêm vẻ lãng mạn êm đềm.
Một chiếc lò đồng đặt trên bàn đá trong đình, hương trầm từ đó tản mác ra, từ từ lan tỏa, tạo nên lớp sương khói bao quanh đình đài, hương thơm thoảng bốn phía.
Nhưng thu hút sự chú ý của bốn gã là một nam tử mặc áo bào trắng, tóc dài đến vai, đang dựa vào chiếc gối ngẩng đầu ngắm bầu trời sao. Tuy lưng người đó quay về phía này không thấy rõ mặt, nhưng từ tư thế bất động vững như bàn thạch, bọn gã có thể cảm giác được y rất chuyên chú nhìn bầu trời đêm.
Dịch kiếm đại sư Phó Dịch Lâm.
Phó Quân Du không dừng bước, dẫn bọn họ đến thẳng bình đài giữa hồ, dừng lại bên ngoài tấm nệm trắng mềm mại, thưa:
- Sư tôn, Khấu Trọng, Từ Tử Lăng, Bạt Phong Hàn và Hầu Hi Bạch đã đến.
Phó Dịch Lâm dường như không nghe thấy, hoàn toàn chẳng phản ứng gì, Phó Quân Du cũng lặng yên không lên tiếng nữa.
Bốn gã đưa mắt nhìn nhau, đều cảm thấy phong cách của Phó Dịch Lâm còn cao ngạo hơn cả hoàng đế.
Có điều tiếng đàn ca bằng tiếng Cao Lệ của các mỹ nữ rất mê người, đợi lâu một chút cũng không hề gì.
Phó Quân Tường đã lâu không gặp nằm dựa vào chiếc gối bên phải Phó Dịch Lâm. Nàng cũng là người nằm gần Phó Dịch Lâm nhất cho thấy rất được lão yêu mến. Mà trong số các mỹ nữ thì khuôn mặt nàng cũng thanh tú nhất, chỉ có Phó Quân Du mới so sánh được. Điều khiến bốn gã vừa tức vừa buồn cười là nàng không hề liếc mắt về phía này, thần thái hoàn toàn lơ là.
Phó Dịch Lâm nửa nằm nửa ngồi xoay lưng về phía bọn gã, nhưng không cách gì nhìn được thân thể lão, tuy vậy vẫn có thể cho người ta cảm giác kì dị. Hai bên trái phải lão có đặt hai bình hoa cắm đầy một loài hoa màu đỏ không biết là hoa gì, khiến cả người lão dường như tràn ngập không khí của mùa xuân đồng nội. Tuy đang nửa nằm nửa ngồi trên nệm nhưng vẫn có thể thấy cấu trúc xương của lão rất lớn, tuy thế không có chút nào là thô thiển mà ngược lại khiến tấm áo bào màu trắng trên thân lão có một loại khí độ bất phàm, làm người khác không dám khinh thường.
Từ Phó Dịch Lâm cho đến chúng nữ, tất cả đều chân trần, nhàn nhã tự tại, tư do thoải mái.
Tiếng đàn ca cuối cùng cũng dứt, nhưng dư âm vẫn lẩn quất không tan.
Phó Dịch Lâm vẫn nhìn lên bầu trời đêm, bỗng cất tiếng:
- Sinh mệnh là gì? Ai có thể trả lời cho ta đây?
Giọng nói trầm ấm của lão như làn gió thổi vào tai người không dứt.
Bọn Khấu Trọng cảm thấy rất ngạc nhiên, không biết Phó Dịch Lâm đang hỏi ai? Bọn họ có nên trả lời hay không? Đau đầu hơn nữa là câu hỏi này ngay cả Đại La Kim Tiên xuống trần cũng chưa chắc có câu trả lời.
Luôn cả Phó Quân Tường nữa là có mười cặp mắt sáng rực đang nhất tề nhìn về phía bọn gã. Không cần nói cũng đoán ra Phó Dịch Lâm đang chờ đợi một người trong bọn gã đưa ra câu trả lời.
Hầu Hi Bạch cười tiêu sái, rẽ chúng nhân bước đến phía ngoài tấm nệm trắng nơi xếp đầy những đôi giày trắng, vui vẻ đáp:
- Sinh mệnh thật sự là gì? E rằng cái này phải chính lão nhân gia chỉ điểm mới được. Đối với ta mà nói, sinh mệnh giống như hạt mầm và rễ cây chôn sâu dưới bùn đất. Hoa ở trên nở rồi tàn nhưng sinh cơ dưới mặt đất vẫn trường tồn vĩnh viễn.
Khấu Trọng, Từ Tử Lăng và Bạt Phong Hàn trong lòng đều kêu tuyệt. Tiểu tử Hầu Hi Bạch một bụng văn thơ đúng là hơn xa bọn gã, nên mới nghĩ ra cái đáp án không phải là đáp án này.
Phó Dịch Lâm lạnh lùng:
- Kẻ đang nói là ai?
Hầu Hi Bạch cung kính:
- Tiểu tử Hầu Hi Bạch, là kẻ thư sinh nghèo hèn rất ngưỡng mộ đại sư.
Khấu Trọng trong lòng muốn bật cười. Nếu kẻ vẽ một bức tranh đáng giá ngàn vàng như Hầu Hi Bạch là thư sinh nghèo hèn thì thiên hạ còn có ai là kẻ phú quý nữa đây?
Phó Dịch Lâm bình tĩnh mời:
- Ngồi đi! Không cần đa lễ!
Hầu Hi Bạch thấy bản thân lập được đại công, đắc ý liếc ba gã một cái. Bọn Khấu Trọng cũng mừng vì có thể thuận lợi qua cửa, đến xem thử Phó Dịch Lâm rốt cuộc là như thế nào.
Đang lúc cả bọn định cởi giày thì Phó Quân Du thấp giọng quát:
- Chỉ Hầu Hi Bạch thôi.
Khấu Trọng, Từ Tử Lăng và Bạt Phong Hàn đều ngạc nhiên, cuối cùng cũng hiểu là kẻ qua được cửa là Hầu Hi Bạch chứ không phải bọn gã.
Phó Quân Du hơi giận bảo với Hầu Hi Bạch, kẻ đang bất động như bị điểm trúng huyệt:
- Còn không mau cởi giày tìm chỗ ngồi?
Hầu Hi Bạch tuyệt vọng cười khổ với ba gã, vẫn đừng im bất động, tỏ nghĩa khí sướng khổ cùng chịu.
Phó Dịch Lâm lại hỏi:
- Sinh mệnh là gì?
Khấu Trọng và Từ Tử Lăng đưa mắt nhìn nhau, thầm kêu khổ.
Bạt Phong Hàn hai mắt sáng rực, tay phải đặt lên cán Thâu Thiên kiếm.
(1) Tuy do người làm, nhưng như là tự nhiên
(
Bình luận truyện