Dịu Dàng Trong Anh Là Em
Chương 1-1
Phóng viên Hạ, cậu là người đầu tiên chú ý đến sự tồn tại của nam chính. Phải, quả thật có hình mẫu. Cậu ấy à, nên miêu tả thế nào nhỉ? Người con trai ấy, mới chỉ 15-16 tuổi đã tỏa sáng khắp nơi, giống như một huyền thoại vậy.”
– Cô gái dũng cảm | Trích dẫn –
Tống Sa Sa kéo chiếc va-li 20 inch ra ga tàu.
Cuối tháng Tám, thành phố S tựa như cái lò thiêu, hơi nóng phả vào mặt, đâu đâu cũng là mồ hôi.
Cô ngước lên và nheo mắt lại kiếm tìm bảng hướng dẫn xe buýt. Tóc đuôi ngựa đen nhánh đung đưa dưới ánh nắng mặt trời, thấp thoáng bóng dáng của con gái đang độ đương thì. Từ bóng người yểu điệu ấy, dường như có thể trông thấy phần cổ trắng ngần. Cuối cùng tóc đuôi ngựa không còn đong đưa nữa, cô gái xách va-li lên xe buýt.
Ga tàu là trạm đầu tiên, trên xe buýt vẫn còn chỗ trống.
Tống Sa Sa ngồi ở chỗ gần cửa sổ.
Năm phút sau, xe buýt bắt đầu lăn bánh.
Tòa nhà cao tầng trùng trùng điệp điệp, quang cảnh hai bên đường rực rỡ sắc màu. Tống Sa Sa ngắm nhìn đến nhập tâm, mãi đến khi điện thoại trong túi xách reo vang, cô mới lấy lại tinh thần và nhận cuộc gọi.
– …Sa Sa ơi, em họ cháu bị viêm dạ dày cấp tính nên cô và chú phải đưa nó vào bệnh viện. Cô để chìa khóa dưới thảm trước cửa cho cháu rồi đấy… Còn bữa tối… cháu có thể tự lo được không? Gần nhà mình có mấy quán cơm đó…
Trong điện thoại xen lẫn tiếng huyên náo, có cảm giác như thời chiến tranh loạn lạc vậy.
Tống Sa Sa trầm ấm đáp:
– Cô không cần lo lắng cho cháu đâu, cháu có thể tự lo cho mình được ạ. Cô và chú cứ yên tâm đưa em họ đi bệnh viện, em ấy quan trọng hơn. Đây cũng là lần thứ hai cháu đến thành phố S rồi mà, cháu vẫn nhớ đường.
Hình như người bên kia thoáng đắn đo, như muốn nói thêm gì đó.
– …Mẹ nó ơi, mau lấy chìa khóa xe đi.
– Đến đây, đến đây. – Âm thanh càng to hơn – Vậy nhé Sa Sa! Có gì nhớ gọi điện cho cô.
Đến trạm sau, Tống Sa Sa xuống xe buýt luôn.
Bây giờ đã là 6 giờ chiều.
Cô ngắm nhìn xung quanh, cuối cùng ánh mắt dừng lại ở một quán nhỏ.
Quán mì không rộng lắm nhưng làm ăn khá được, tổng cộng có tám chiếc bàn, đã có bảy bàn chật kín. Vừa bước vào quán, gió se se lạnh đã phả vào mặt và cả giọng hét to đùng nương theo chiều gió của chủ quán:
– Hoan nghênh quý khách, xin hỏi quý khách muốn ăn gì?
Tống Sa Sa nhìn lướt qua bảng thực đơn gắn trên tường, chọn mì gà thái sợi trông có vẻ ngon nhất.
Chẳng mấy chốc chủ quán đã bưng mì gà thái sợi đến bàn Tống Sa Sa.
Cô lấy đôi đũa từ trong ống ra, tách đũa rồi cẩn thận kiểm tra xem có tước hay không.
Chiếc ti-vi treo tường trong quán đang phát bản tin thời sự địa phương.
“Khoảng 5 giờ 30 phút chiều, một tai nạn liên hoàn đã xảy ra trên đoạn đường Quảng Lan khiến rất nhiều người bị thương, hiện nay đã được đến bệnh viện cứu chữa…”
Trong một quán mì ồn ào, tin tức này chẳng khác nào nhạc nền vậy, chẳng có ai chú ý đến nó. Chỉ có duy mình Tống Sa nhìn đến nhập tâm, lẳng lặng vừa ăn vừa xem.
Nhưng chính vào lúc đó có tiếng ma sát vang lên.
Cái ghế bị kéo ra.
Ngồi đối diện với cô là một chàng trai có ngoại hình cao to, cúi mặt, giọng nói xen lẫn chút hờ hững lạnh nhạt “Để nhờ”. Sau đó một chiếc netbook[1] được nhẹ nhàng mở lên, và một chiếc điện thoại màu đen cũng bị ném lên mặt bàn.
Chủ quán mang cho bàn bên cạnh một cái bát nhỏ, tiện đường qua đây luôn.
– Ôi, Nam Châu. Lâu lắm rồi mới thấy cháu đến đây.
– Vẫn như cũ ạ. – Chàng trai vẫn không nhìn lên, năm ngón tay mảnh khảnh gõ phím nhanh như chớp.
– Rồi rồi, một bát mì thịt bò không hành!
Tống Sa Sa không để ý chàng trai ngồi đối diện lắm.
Một bát mì gà sợi nhanh chóng vơi đi một nửa.
Không bao lâu sau mặt bàn rung lên, chiếc điện thoại di động màu đen rung liên hồi. Chàng trai ấy vẫn với dáng vẻ biếng nhác như ban đầu, một tay cầm lên và nhận máy.
Có lẽ chất lượng điện thoại không tốt lắm nên âm thanh từ trong điện thoại vang ra dễ khiến người ta chú ý.
– Cảm ơn anh Châu.
Chàng trai gõ phím trên netbook.
Nghe giọng nói khàn khàn có vẻ là người đã có tuổi, cô lại nhìn chàng trai trước mặt trông cũng chỉ 15-16 tuổi mà thôi. Một tiếng “anh Châu” ấy càng khiến Tống Sa Sa tò mò hơn.
“Cạch” một tiếng.
Netbook bị đóng lại.
Chàng trai lạnh lùng đối diện với ánh mắt tò mò của Tống Sa Sa vô cùng thiếu kiên nhẫn.
– Nhìn đủ chưa?
Cô không nhìn tên đó nữa mà cúi đầu tiếp tục ăn mì của mình, không bao lâu sau lại nghe thấy tiếng gõ bàn phím, lạch cà lạch cạch, nhanh ghê. Cô tăng tốc độ ăn mì, năm phút sau đứng dậy tính tiền chuẩn bị ra về.
Đang định đẩy cửa ra thì từ bên ngoài đã có một nhóm người khoảng 4-5 người đẩy cửa vào trước. Cái quán nhỏ này thoáng chốc trông có vẻ hơi chật chội.
Mấy người đó tầm 30-40 tuổi, cùng chung một mục đích, vừa vào gần như đã tập trung vào bóng dáng chàng trai ngồi ở phía góc. Một người trong số đó cảm ơn rối rít, còn dúi cho chàng trai đó một túi bánh rán, mấy người đi sau cũng làm theo y hệt.
Trên chiếc bàn vuông nhanh chóng chất đầy mấy thứ đồ ăn vặt như trà sữa, mì lạnh thịt nướng, thịt xiên nướng, gà rán, vv.
Dường như chàng trai đã thành thói quen, vẻ mặt hờ hững, giọng điệu cũng hững hờ không kém.
– Được rồi, tôi biết rồi.
Đó là câu cuối cùng Tống Sa Sa nghe thấy trước khi ra khỏi quán.
Khi cửa quán mì đóng lại, hơi nóng rợn ngợp cả bầu trời như cùng nhau kéo đến.
Tống Sa Sa quệt mồ hôi.
– …Nóng chết được.
Gặp xong, mấy người vừa mới vào quán mì đã đi ra ngoài, hỏi thăm vài người phía bên kia đường…
– Lão Toàn, ở đây.
Người được gọi là “lão Toàn” là một đàn ông trung niên, khóe mắt đầy nếp nhăn, trên mặt đầy vẻ dấu vết của năm tháng. Ông ta vội vã qua đường và cẩn thận hỏi han:
– Anh Châu đó ở đâu?
– Trong quán chứ đâu.
– Để tôi vào cảm ơn cậu ấy, mấy người đút bao nhiêu tiền?
– Không cần đâu. Lão Toàn à, ông mới đến nên chưa hiểu, anh Châu của thành Phố S bọn tôi không lấy tiền, chỉ cần có lòng là được. Thật ra anh Châu này nhỏ tuổi hơn chúng ta nhiều lắm, nếu không tôi đây cũng chẳng gọi một tiếng “anh” với đứa kém tuổi gấp đôi mình đâu.
Một người khác cũng nói chen vào:
– Không là sao? Ha ha ha, anh Châu của chúng ta là trùm quản lý ngầm của thành phố này đấy, xứng đáng đảm đương hai chữ ‘anh Châu’ nhé!
– Có anh Châu, đám quản lý kia đã sầu lại càng thêm sầu.
– Ha ha ha ha ha ha ha.
…
Tống Sa Sa ngoảnh lại nhìn.
Xuyên qua lớp cửa kính, cô trông thấy chàng trai ấy đang thu dọn đồ đạc.
Lão Hán đi vào, đặt đĩa rau lên bàn của chàng trai và rồi nhanh chóng đi ra.
Chàng trai thong thả ăn mì.
Hơn 10 giờ tối, cô Tống Lệ của Tống Sa Sa về nhà.
Chị vừa mở cửa đã kêu ‘ối’ lên rồi cất tiếng hỏi:
– Sa Sa, cháu làm gì thế này?
– Cháu tưởng do em họ bị bệnh, cô không làm được việc nhà nên muốn giúp cô dọn dẹp nhà. – Tống Sa Sa đáp.
Tống Lệ vội vàng cướp cái chổi trong tay cô cháu.
– Không cần quét, cũng không cần làm. Cháu đến thành phố S là để học chứ không phải giúp việc. Mấy việc này có cô làm được rồi. Cháu chỉ cần học giỏi là được rồi, bố cháu… – Âm thanh dừng lại – Chỉ cần quét phòng mình thôi. Phòng hơi nhỏ nên có thể cháu sẽ không quen lắm, hay là để cô đổi phòng cho cháu nhé? Đáng lẽ hôm nay phải chuẩn bị mọi thứ thật tốt để đón tiếp cháu, vậy mà con em cháu tham ăn quá nên mới đau bụng, giờ vẫn phải nằm trong viện, chú cháu đang chăm sóc nó. Cô không yên tâm lắm nên mới về xem cháu có cần gì không.
Tống Sa Sa ngoan ngoãn đáp:
– Cháu cảm ơn cô. Tự cháu có thể tự lo cho mình, phòng đẹp lắm. Cháu rất thích.
Tống Lệ khẽ thở dài:
– Con bé này cũng thật là, vốn định bảo chú đến thành phố N đón thế mà cháu lại nhất quyết đòi tự đến đây một mình. Còn bé đã tự lập thế này khiến cô cũng thấy đau lòng.
Tống Sa Sa nói:
– Cô ơi, cháu thật sự có thể tự chăm sóc mình mà. Cô đừng quá lo cho cháu.
Tống Lệ giơ tay xoa đầu cô.
– Ngày mai phải đến trường làm thủ tục, có cần cô đưa cháu đi cùng không?
Cô lắc đầu:
– Cháu biết địa chỉ nên cháu có thể tự đi được ạ.
Tống Lệ lại nói tiếp:
– Cô để tiền tiêu vặt của cháu trên bàn học đấy, có nhìn thấy không?
– Có ạ.
Dường như nhớ đến gì đó, Tống Lệ lại hỏi tiếp:
– Tối nay cháu ăn gì?
Tống Sa Sa đáp:
– Ăn mì gà thái sợi ở quán mì ngay đường cái ạ.
– Thích ăn mì lạnh hả! Để hôm nào cô làm cho cháu. Em cháu khen tay nghề nấu nướng của cô lắm đấy. Lát nữa cô sẽ làm gì đó cho cháu vào ngày mai, còn em cháu chắc phải ở trong viện hai ngày nữa. Đừng nói không cần, cô phải chăm sóc tốt cho cháu mới được.
Trong giọng nói lộ rõ sự cẩn thận đến tỉ mỉ.
Tống Sa Sa hiểu, mặt mày tươi tắn đáp lại:
– Vâng ạ.
Bỗng nhiên Tống Lệ lại nói:
– Phải rồi, sau này ít đến chỗ quán mì đó thôi nhé. Người ở khu đó phức tạp lắm, dễ xảy ra chuyện, lâu lâu còn xuất hiện mấy người kì lạ nữa. Đứa con gái mọt sách như cháu ở đấy nguy hiểm lắm, nhớ chưa?
Tống Sa Sa lại gật đầu.
Chẳng hiểu sao trong đầu chợt hiện lên bóng dáng chàng trai mới gặp lúc chiều tối.
Tràng mày lạnh lùng nghiêm nghị hệt cây đao được mài sắc bén.
_______
[1] Netbook là một dạng máy tính xách tay, dựa trên kích thước nhỏ, giá thành thấp, hiệu năng không cao và một hệ điều hành phiên bản đã có hoặc chức năng ứng dụng ít
– Cô gái dũng cảm | Trích dẫn –
Tống Sa Sa kéo chiếc va-li 20 inch ra ga tàu.
Cuối tháng Tám, thành phố S tựa như cái lò thiêu, hơi nóng phả vào mặt, đâu đâu cũng là mồ hôi.
Cô ngước lên và nheo mắt lại kiếm tìm bảng hướng dẫn xe buýt. Tóc đuôi ngựa đen nhánh đung đưa dưới ánh nắng mặt trời, thấp thoáng bóng dáng của con gái đang độ đương thì. Từ bóng người yểu điệu ấy, dường như có thể trông thấy phần cổ trắng ngần. Cuối cùng tóc đuôi ngựa không còn đong đưa nữa, cô gái xách va-li lên xe buýt.
Ga tàu là trạm đầu tiên, trên xe buýt vẫn còn chỗ trống.
Tống Sa Sa ngồi ở chỗ gần cửa sổ.
Năm phút sau, xe buýt bắt đầu lăn bánh.
Tòa nhà cao tầng trùng trùng điệp điệp, quang cảnh hai bên đường rực rỡ sắc màu. Tống Sa Sa ngắm nhìn đến nhập tâm, mãi đến khi điện thoại trong túi xách reo vang, cô mới lấy lại tinh thần và nhận cuộc gọi.
– …Sa Sa ơi, em họ cháu bị viêm dạ dày cấp tính nên cô và chú phải đưa nó vào bệnh viện. Cô để chìa khóa dưới thảm trước cửa cho cháu rồi đấy… Còn bữa tối… cháu có thể tự lo được không? Gần nhà mình có mấy quán cơm đó…
Trong điện thoại xen lẫn tiếng huyên náo, có cảm giác như thời chiến tranh loạn lạc vậy.
Tống Sa Sa trầm ấm đáp:
– Cô không cần lo lắng cho cháu đâu, cháu có thể tự lo cho mình được ạ. Cô và chú cứ yên tâm đưa em họ đi bệnh viện, em ấy quan trọng hơn. Đây cũng là lần thứ hai cháu đến thành phố S rồi mà, cháu vẫn nhớ đường.
Hình như người bên kia thoáng đắn đo, như muốn nói thêm gì đó.
– …Mẹ nó ơi, mau lấy chìa khóa xe đi.
– Đến đây, đến đây. – Âm thanh càng to hơn – Vậy nhé Sa Sa! Có gì nhớ gọi điện cho cô.
Đến trạm sau, Tống Sa Sa xuống xe buýt luôn.
Bây giờ đã là 6 giờ chiều.
Cô ngắm nhìn xung quanh, cuối cùng ánh mắt dừng lại ở một quán nhỏ.
Quán mì không rộng lắm nhưng làm ăn khá được, tổng cộng có tám chiếc bàn, đã có bảy bàn chật kín. Vừa bước vào quán, gió se se lạnh đã phả vào mặt và cả giọng hét to đùng nương theo chiều gió của chủ quán:
– Hoan nghênh quý khách, xin hỏi quý khách muốn ăn gì?
Tống Sa Sa nhìn lướt qua bảng thực đơn gắn trên tường, chọn mì gà thái sợi trông có vẻ ngon nhất.
Chẳng mấy chốc chủ quán đã bưng mì gà thái sợi đến bàn Tống Sa Sa.
Cô lấy đôi đũa từ trong ống ra, tách đũa rồi cẩn thận kiểm tra xem có tước hay không.
Chiếc ti-vi treo tường trong quán đang phát bản tin thời sự địa phương.
“Khoảng 5 giờ 30 phút chiều, một tai nạn liên hoàn đã xảy ra trên đoạn đường Quảng Lan khiến rất nhiều người bị thương, hiện nay đã được đến bệnh viện cứu chữa…”
Trong một quán mì ồn ào, tin tức này chẳng khác nào nhạc nền vậy, chẳng có ai chú ý đến nó. Chỉ có duy mình Tống Sa nhìn đến nhập tâm, lẳng lặng vừa ăn vừa xem.
Nhưng chính vào lúc đó có tiếng ma sát vang lên.
Cái ghế bị kéo ra.
Ngồi đối diện với cô là một chàng trai có ngoại hình cao to, cúi mặt, giọng nói xen lẫn chút hờ hững lạnh nhạt “Để nhờ”. Sau đó một chiếc netbook[1] được nhẹ nhàng mở lên, và một chiếc điện thoại màu đen cũng bị ném lên mặt bàn.
Chủ quán mang cho bàn bên cạnh một cái bát nhỏ, tiện đường qua đây luôn.
– Ôi, Nam Châu. Lâu lắm rồi mới thấy cháu đến đây.
– Vẫn như cũ ạ. – Chàng trai vẫn không nhìn lên, năm ngón tay mảnh khảnh gõ phím nhanh như chớp.
– Rồi rồi, một bát mì thịt bò không hành!
Tống Sa Sa không để ý chàng trai ngồi đối diện lắm.
Một bát mì gà sợi nhanh chóng vơi đi một nửa.
Không bao lâu sau mặt bàn rung lên, chiếc điện thoại di động màu đen rung liên hồi. Chàng trai ấy vẫn với dáng vẻ biếng nhác như ban đầu, một tay cầm lên và nhận máy.
Có lẽ chất lượng điện thoại không tốt lắm nên âm thanh từ trong điện thoại vang ra dễ khiến người ta chú ý.
– Cảm ơn anh Châu.
Chàng trai gõ phím trên netbook.
Nghe giọng nói khàn khàn có vẻ là người đã có tuổi, cô lại nhìn chàng trai trước mặt trông cũng chỉ 15-16 tuổi mà thôi. Một tiếng “anh Châu” ấy càng khiến Tống Sa Sa tò mò hơn.
“Cạch” một tiếng.
Netbook bị đóng lại.
Chàng trai lạnh lùng đối diện với ánh mắt tò mò của Tống Sa Sa vô cùng thiếu kiên nhẫn.
– Nhìn đủ chưa?
Cô không nhìn tên đó nữa mà cúi đầu tiếp tục ăn mì của mình, không bao lâu sau lại nghe thấy tiếng gõ bàn phím, lạch cà lạch cạch, nhanh ghê. Cô tăng tốc độ ăn mì, năm phút sau đứng dậy tính tiền chuẩn bị ra về.
Đang định đẩy cửa ra thì từ bên ngoài đã có một nhóm người khoảng 4-5 người đẩy cửa vào trước. Cái quán nhỏ này thoáng chốc trông có vẻ hơi chật chội.
Mấy người đó tầm 30-40 tuổi, cùng chung một mục đích, vừa vào gần như đã tập trung vào bóng dáng chàng trai ngồi ở phía góc. Một người trong số đó cảm ơn rối rít, còn dúi cho chàng trai đó một túi bánh rán, mấy người đi sau cũng làm theo y hệt.
Trên chiếc bàn vuông nhanh chóng chất đầy mấy thứ đồ ăn vặt như trà sữa, mì lạnh thịt nướng, thịt xiên nướng, gà rán, vv.
Dường như chàng trai đã thành thói quen, vẻ mặt hờ hững, giọng điệu cũng hững hờ không kém.
– Được rồi, tôi biết rồi.
Đó là câu cuối cùng Tống Sa Sa nghe thấy trước khi ra khỏi quán.
Khi cửa quán mì đóng lại, hơi nóng rợn ngợp cả bầu trời như cùng nhau kéo đến.
Tống Sa Sa quệt mồ hôi.
– …Nóng chết được.
Gặp xong, mấy người vừa mới vào quán mì đã đi ra ngoài, hỏi thăm vài người phía bên kia đường…
– Lão Toàn, ở đây.
Người được gọi là “lão Toàn” là một đàn ông trung niên, khóe mắt đầy nếp nhăn, trên mặt đầy vẻ dấu vết của năm tháng. Ông ta vội vã qua đường và cẩn thận hỏi han:
– Anh Châu đó ở đâu?
– Trong quán chứ đâu.
– Để tôi vào cảm ơn cậu ấy, mấy người đút bao nhiêu tiền?
– Không cần đâu. Lão Toàn à, ông mới đến nên chưa hiểu, anh Châu của thành Phố S bọn tôi không lấy tiền, chỉ cần có lòng là được. Thật ra anh Châu này nhỏ tuổi hơn chúng ta nhiều lắm, nếu không tôi đây cũng chẳng gọi một tiếng “anh” với đứa kém tuổi gấp đôi mình đâu.
Một người khác cũng nói chen vào:
– Không là sao? Ha ha ha, anh Châu của chúng ta là trùm quản lý ngầm của thành phố này đấy, xứng đáng đảm đương hai chữ ‘anh Châu’ nhé!
– Có anh Châu, đám quản lý kia đã sầu lại càng thêm sầu.
– Ha ha ha ha ha ha ha.
…
Tống Sa Sa ngoảnh lại nhìn.
Xuyên qua lớp cửa kính, cô trông thấy chàng trai ấy đang thu dọn đồ đạc.
Lão Hán đi vào, đặt đĩa rau lên bàn của chàng trai và rồi nhanh chóng đi ra.
Chàng trai thong thả ăn mì.
Hơn 10 giờ tối, cô Tống Lệ của Tống Sa Sa về nhà.
Chị vừa mở cửa đã kêu ‘ối’ lên rồi cất tiếng hỏi:
– Sa Sa, cháu làm gì thế này?
– Cháu tưởng do em họ bị bệnh, cô không làm được việc nhà nên muốn giúp cô dọn dẹp nhà. – Tống Sa Sa đáp.
Tống Lệ vội vàng cướp cái chổi trong tay cô cháu.
– Không cần quét, cũng không cần làm. Cháu đến thành phố S là để học chứ không phải giúp việc. Mấy việc này có cô làm được rồi. Cháu chỉ cần học giỏi là được rồi, bố cháu… – Âm thanh dừng lại – Chỉ cần quét phòng mình thôi. Phòng hơi nhỏ nên có thể cháu sẽ không quen lắm, hay là để cô đổi phòng cho cháu nhé? Đáng lẽ hôm nay phải chuẩn bị mọi thứ thật tốt để đón tiếp cháu, vậy mà con em cháu tham ăn quá nên mới đau bụng, giờ vẫn phải nằm trong viện, chú cháu đang chăm sóc nó. Cô không yên tâm lắm nên mới về xem cháu có cần gì không.
Tống Sa Sa ngoan ngoãn đáp:
– Cháu cảm ơn cô. Tự cháu có thể tự lo cho mình, phòng đẹp lắm. Cháu rất thích.
Tống Lệ khẽ thở dài:
– Con bé này cũng thật là, vốn định bảo chú đến thành phố N đón thế mà cháu lại nhất quyết đòi tự đến đây một mình. Còn bé đã tự lập thế này khiến cô cũng thấy đau lòng.
Tống Sa Sa nói:
– Cô ơi, cháu thật sự có thể tự chăm sóc mình mà. Cô đừng quá lo cho cháu.
Tống Lệ giơ tay xoa đầu cô.
– Ngày mai phải đến trường làm thủ tục, có cần cô đưa cháu đi cùng không?
Cô lắc đầu:
– Cháu biết địa chỉ nên cháu có thể tự đi được ạ.
Tống Lệ lại nói tiếp:
– Cô để tiền tiêu vặt của cháu trên bàn học đấy, có nhìn thấy không?
– Có ạ.
Dường như nhớ đến gì đó, Tống Lệ lại hỏi tiếp:
– Tối nay cháu ăn gì?
Tống Sa Sa đáp:
– Ăn mì gà thái sợi ở quán mì ngay đường cái ạ.
– Thích ăn mì lạnh hả! Để hôm nào cô làm cho cháu. Em cháu khen tay nghề nấu nướng của cô lắm đấy. Lát nữa cô sẽ làm gì đó cho cháu vào ngày mai, còn em cháu chắc phải ở trong viện hai ngày nữa. Đừng nói không cần, cô phải chăm sóc tốt cho cháu mới được.
Trong giọng nói lộ rõ sự cẩn thận đến tỉ mỉ.
Tống Sa Sa hiểu, mặt mày tươi tắn đáp lại:
– Vâng ạ.
Bỗng nhiên Tống Lệ lại nói:
– Phải rồi, sau này ít đến chỗ quán mì đó thôi nhé. Người ở khu đó phức tạp lắm, dễ xảy ra chuyện, lâu lâu còn xuất hiện mấy người kì lạ nữa. Đứa con gái mọt sách như cháu ở đấy nguy hiểm lắm, nhớ chưa?
Tống Sa Sa lại gật đầu.
Chẳng hiểu sao trong đầu chợt hiện lên bóng dáng chàng trai mới gặp lúc chiều tối.
Tràng mày lạnh lùng nghiêm nghị hệt cây đao được mài sắc bén.
_______
[1] Netbook là một dạng máy tính xách tay, dựa trên kích thước nhỏ, giá thành thấp, hiệu năng không cao và một hệ điều hành phiên bản đã có hoặc chức năng ứng dụng ít
Bình luận truyện