Lạc Bước Giữa Đồng Hoa
Chương 13: Khôn ba năm dại một giờ
Tôi gọi cho anh ta không biết bao nhiêu lần, cả ngày chỉ trông ngóng một cú điện thoại. Rốt cuộc đến cuối anh ta lại tự động vác xác tới. Tôi lấy giọng, bình ổn lại tinh thần, nhấn nút nghe.
“Xin hỏi anh tìm tôi có chuyện gì?”
“Em đang chờ điện thoại của tôi?”
Tôi đứng hình mất ba giây, gần như bị nói trúng tim đen, mắt đảo liên hồi nín thin thít. Thấy tôi lặng yên không nói gì Khải Huy càng khoái chí hơn.
“Bị tôi nói trúng rồi phải không?”
Bùm…
Đầu óc tôi nổ tan tành. Anh ta nói một câu tử tế thì ảnh hưởng nền kinh tế nước nhà chắc. Sao cứ phải chọc ngoáy người khác thế. Tôi xốc lại tinh thần, hấn giọng vào điện thoại.
“Cái gì? Con mắt lồi lõm nào của anh nhìn thấy?”
“Thế sao em lại gọi cho tôi tới mười tám cuộc điện thoại?”
“À thì… Tôi chỉ muốn hỏi xem anh có đi ăn không để tôi còn biết đường đi ăn với bạn.”
“Vậy là bây giờ em đang đi ăn với bạn?”
Qua đường dây điện thoại tôi có thể cảm nhận được giọng nói mệt mỏi của Khải Huy. Có lẽ anh ta đang vướng phải chuyện khó khăn nào đó nên mồm miệng cũng không bông đùa như thường ngày.
Vốn sẽ xả cho cái người đáng ghét đó một trận nhưng thấy tinh thần như vậy đành thôi.
“Không.”
“Thế em mau ra ngoài đi, tôi đang đứng trước cửa nhà em.”
Cái gì? Anh ta đến nhà tôi? Ngay lúc này?
Tôi cúp nhanh điện thoại nhét vào túi, chạy một mạch về nhà thấy Khải Huy đang đứng trước cổng, lưng dựa vào xe vẻ đăm chiêu suy nghĩ.
Tôi hùng hục tiến gần, quyết sẽ sạc một trận ra trò vì cái tội không nghe điện thoại, làm người ta mất công lo lắng. Nhưng nghĩ tới nghĩ lui cũng không biết nói sao cho văn vẻ, thế mà vèo cái tôi đã ra tới chỗ anh ta. Không hiểu sao hôm nay chân mình có lực vậy nhỉ?
Khải Huy nghe thấy tiếng động liền ngẩng đầu nhìn, miệng nụ cười giảo hoạt.
Ghét quá! Có gì đáng cười? Trong khi có người đang thấp thỏm lo âu thì mình lại bình thản như chẳng có gì xảy ra. Thế mà cũng coi được sao?
Tôi tới gần, ngửi thấy mùi rượu.
“Anh uống rượu sao?”
“Ừm… Vì công việc.”
Anh ta thật đáng đánh, đã uống rượu mà còn lái xe. Bây giờ tai nạn xảy ra nhiều như cơm bữa, nhỡ đâu có chuyện thật thì tính sao? Tôi lườm một cái, con người này thật không biết quý trọng tính mạng gì cả.
“Cái hẹn của em còn không?”
Tôi nhăn mặt. “Không còn.”
“Vi này, tôi chưa ăn cơm.” Anh ta cúi đầu, giọng nói uể oải, vẻ mặt đau khổ như những năm bao cấp đánh mất sổ gạo.
Tôi mủi lòng, làm người cũng không nên keo kiệt quá làm gì.
“Thôi được rồi. Tôi sẽ mời anh đi ăn đêm. Nhưng không phải mấy món sơn hào hải vị đâu nhá. Tôi hết tiền rồi.”
Khải Huy thở dài, gương mặt trở nên buồn bã.
“Sao em không hỏi cả ngày nay tôi đã đi đâu?”
“Đó đâu phải chuyện của tôi?”
“Em thật… Mà thôi, bỏ đi. Tôi vừa xuống máy bay đã vội tới gặp em ngay, không lẽ thành ý như vậy còn chưa đủ.”
Tôi cứng đơ người, không biết làm gì khác ngoài việc li di đôi giày dưới chân. Tại tôi giận cá chém thớt, không quan tâm đến cảm xúc người khác, chỉ biết bạ đâu nói đó. Vô tình làm tổn hại tới lòng tự ái của Khải Huy.
“Ừm… Thế đi ăn nhé.”
Anh ta vẫn một tư thế, nhìn dáng vẻ con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô của tôi thì càng thích chí hơn.
“Em làm gì mà phải thẹn thùng thế. Lên đi, tôi không có ăn thịt em đâu.”
Nói xong quay đầu mở cửa xe. “Đi thôi.”
Đã uống rượu mà còn lái xe, ra ngoài gặp cơ động là chết khỏi ngáp luôn. Anh ta chí ít cũng phải biết quan tâm tính mạng của mình chứ. Tôi tiến tới cầm tay lôi đi. Lần này anh ta ngoan như cún, dăm dắp đi theo sau không một lời phàn nàn. Đi được vài bước chân, thấy khoảng cách rất dễ gây hiểu lầm, tôi vội buông ra.
“Đi bộ cho khỏe người. Vừa hay gần đây có quán cháo rất ngon.”
“Cháo gì thế?” Khải Huy nhét tay vào túi, chân nhịp nhàng bước theo.
“Nhất cháo lòng, nhì tiết canh, đảm bảo không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường. Tin tôi đi, trời lạnh thế này ăn cái đó là tuyệt nhất.”
Tôi giơ ngón cái trước mặt Khải Huy. Đầu gật gật, mắt mơ màng như dặm mắm dặm muối cho giả thuyết vừa nêu. Trái lại, anh ta nhìn tôi chăm chú, đôi đồng tử màu nâu căng phồng lên rồi xẹp xuống, môi mím chặt, mắt nhìn thẳng, cơ hàm rung lên. Không cần đoán cũng biết anh ta đang cố gắng nhịn cười vì trông thấy bộ dạng người tiền sử ban nãy của tôi.
Thẹn quá đỏ mặt, tôi vội vã thu tay nhét túi. Chân nhanh nhẹn bước đi với công cuộc tìm đường cứu dạ dày.
Quán bà Liên nằm một góc khiêm tốn trên vỉa hè. Nhớ bà là người từ quê ra thành phố bươn trải với xe hàng cháo. Những ngày đi học đêm vất vả, tôi đều tạt qua chỗ bà ăn bát cháo ấm nồng. Và không biết từ bao giờ, quán hàng vỉa hè này đã trở thành dấu ấn khó phai trong lòng tôi.
Vén tấm mành treo cửa, tôi hớn hở bước vào khi thấy bà Liên đang ngồi thái hành, nhịp dao đều thoăn thoắt như thoi đưa.
“Cháu chào bà. Hôm nay bà lại khuyến mại cho cháu nữa nhé.”
Mọi công việc của bà đều dừng lại khi nghe thấy tiếng rống của tôi.
“Vi đấy à, lâu rồi mới thấy cháu đến ăn cháo.”
Tôi cười hì hì. “Tại dạo này cháu bận quá bà ơi.”
Đúng lúc Khải Huy bước vào, tôi vẫy anh ta xuống bàn dưới còn mình đứng đó chọn món. Vốn là khách quen nên bà Liên đã biết rõ thói ăn uống của tôi: ghét ngọt, ưa cay, thích lòng dồi. Vì thế cũng yên tâm về chỗ ngồi mà không cần đứng canh như ở nơi khác.
Vừa mới đặt cái bàn tọa xuống ghế, anh ta đã nhanh tay đưa tôi đôi đũa với thìa được lau sạch bóng. Tôi nhận lấy, kể ra anh ta cũng chu đáo phết.
“Ăn đêm ở đây thú vị thật.”
Khải Huy nhìn khắp quán ăn được dựng lên tạm bợ từ những tấm bạt xanh. Vào trời đêm trở lạnh, chúng có tác dụng che chắn những đợt gió đầu mùa bất ngờ lùa tới tới. Ngoài ra còn có nhiệm vụ cao cả là giữ hơi ấm bên trong, giúp người ăn cảm nhận đúng vị thơm ngoan của bát lòng trong những ngày trái gió trở trời.
Một quán ăn nhỏ ven đường với bốn tấm bạt chắn xung quanh, vừa húp vừa thổi xì xụp, cảm nhận này được mấy người thành phố biết đến.
“Tất nhiên rồi. Vừa ăn vừa được ngắm đèn cao áp. Tuyệt khỏi chê.”
Khải Huy chỉ cười nhạt một cái, tay vẫn nhanh nhẹn lau sạch mặt bàn. Đúng lúc bà Liên mang cháo xuống, chúng tôi không ai bảo ai, mau chóng giúp bà đặt đồ ăn lên bàn. Không hiểu sao bà cứ nhìn tôi rồi quay sang Khải Huy, tủm tỉm cười mãi không thôi.
“Lâu lắm mới thấy cháu lại dẫn bạn đến ăn, đây là bạn t…”
“Dạ không. Đây là bạn cháu.” Tôi chen ngang, chỉ cần nhìn qua khớp miệng cũng biết bà đang chuẩn bị nói gì.
“À, bà biết rồi. Vậy hai đứa ăn ngon nhé.”
Tôi cười mỉm cảm ơn mặc dù bà đã quay lưng bước lên trước. Chợt nhìn sang Khải Huy, thấy mắt anh ta mở to, miệng há như cá chết, mặt đần không tả nổi.
Tôi nhìn xuống bàn ăn, sao mà hoảng hốt thế nhỉ? Có gì nhiều đâu, chỉ là hai tô cháo lòng, hai bát tiết canh, một đĩa lòng dồi be bé, thêm một ít rau răm.
Thời tiết se se lạnh như này ăn cháo lòng là ấm lòng ngay. Tuy không được thanh cao như cháo ếch, cháo sườn nhưng dù bình dị cháo lòng vẫn luôn giữ được cho mình sức hút riêng, hấp dẫn tới mức khiến nhiều người phải thòm thèm. Cháo ở đây rất ngon, nấu không lỏng quá hay đặc quá. Hạt cháo nở bung đều, được nấu trực tiếp với huyết tạo nên màu sắc đẹp mắt rất riêng. Khi ăn cho thêm chút tiêu xay, một vài lá rau ngổ, một chút giá, hành, gừng… là đủ vị hấp dẫn. Tuy nhiên có người vẫn chưa nhận thấy được vẻ đẹp cao quý của tô cháo lòng nên cứ ngây mắt ở đó.
“Anh cũng ăn đi, nhìn gì mà nhìn mãi thế?” Tôi buộc tóc lên cho đỡ lòa xòa, tay tuần hoàn quấy cháo, miệng thổi phù phù cho bớt nóng.
Khải Huy vẻ không hài lòng, mắt bắn laser xuyên thẳng.
“Sao của tôi toàn hành còn của em toàn dồi thế?”
“Thì lần trước anh chẳng nói chỉ cần bát cháo hành cũng thấy ngon là gì. Lần này tôi đặc biệt kêu người ta làm cho anh nhiều hành. Đúng ý thế còn thắc mắc.”
“Tôi không biết. Em phải đổi cho tôi.”
Rồi chẳng nói chẳng rằng, anh ta liền đẩy bát cháo ra và vô tư nhấc đi miếng mồi trước sự bỡ ngỡ, hoảng hốt đến bàng hoàng của tôi. Cái con người này, việc gì mà phải úp úp mở mở, thích dồi thì cứ nói ra, tôi sẽ mua cho cả nồi, tha hồ ăn.
Tôi cực thích chua cay, dù là món gì đi chăng nữa. Tôi đều cho rất nhiều giấm tỏi và muối ớt, kể cả cháo lòng cũng không phải ngoại lệ. Và thường những người thấy được thói ăn đặc biệt đó đều có chung đặc điểm nhận dạng: Đôi lông mày co lại với nhau, môi mím chặt hơi nhếch lên, gương mặt hiện hai chữ: Choáng váng. Tất nhiên người đang ngồi đối diện cũng có biểu cảm y chang. Tôi vì quá quen với các sắc thái phong phú đó nên không lấy gì làm lạ, vô tư ẩn lọ giấm cho Khải Huy.
“Anh dùng không?”
“Cháo lòng với giấm ớt? Tôi chưa muốn nửa đêm phải đi diện kiến Tào Tháo.”
Anh ta lắc đầu, nhanh nhẹn hớp vài thìa cháo. Mặt tôi được phen đơ như cây cơ. Bình thường người ta hay từ chối theo kiểu tế nhị. Tỉ dụ như “mình đang ăn kiêng”, “mình bị sỏi thận”… mình thế này mình thế nọ. Tuyệt nhiên chưa có ai từ chối một cách thẳng thừng như Khải Huy. Tôi thẹn quá đành cắm mũi xuống ăn.
Thời gian trôi đi mất nửa, bát cháo cũng vơi dần. Tôi đổi vị bằng mấy cây húng chó, đưa lên miệng nhai ngon lành. Chà chà, cũng không tệ.
Tôi định ăn nốt bát tiết canh thì không hiểu Khải Huy vì lý do gì lại cản tôi lại.
“Sao thế?”
“Đừng ăn nữa, không tốt đâu.”
“Ăn tiết canh mát mà.”
“Trong tiết canh đầy sán, ăn nhiều có nguy cơ nhiễm bệnh liên cầu lợn, bệnh lợn gạo và cả nhiễm độc đường tiêu hóa. Ăn tiết canh là rước bệnh vào thân, nguy hiểm tính mạng.”
Tôi xanh mặt như tàu lá chuối. Cũng biết ăn tiết canh là không tốt nhưng không ngờ nó lại tiềm ẩn mối đe dọa kinh khủng tới vậy.
Nhìn sang bát cháo của Khải Huy, thấy gần như còn nguyên.
“Em hay dẫn bạn bè đến đây lắm à?”
“Ừm.” Tôi tóp tép nhai miếng lòng. “Trước đây tôi hay rủ bạn bè tới ủng hộ cháo cho bà.”
“Tất cả bạn bè hay chỉ một số người thôi?” Đôi mắt anh ta thấp thoáng điều gì mà tôi mơ hồ chưa thể nhìn ra.
“Thì tất nhiên là phải đi nhiều rồi. Càng đông mới ăn được nhiều cháo cho bà chứ.”
Vẻ mặt Khải Huy trở nên thoải mái. Hôm nay tâm trạng anh ta cứ lên lên xuống xuống như đồ thị hàm sin. Lúc đầu thì đau thương làm người ta đồng cảm, đoạn giữa thì khó nắm bắt, tiếp theo lại nghiêm túc đến lạ, cuối cùng vui vẻ nhởn nhơ. Thay đổi liên xoành xoạch thế này đố ai theo được.
“Em từng theo đuổi ai chưa?”
Tôi đang ăn mà suýt sặc, tự nhiên hỏi câu hỏi chẳng liên quan đến trọng tâm.
“Anh hỏi làm gì?”
“Không có gì. Chỉ là em trai tôi đang thích một người. Nhưng người ta lại cứ phớt lờ tình cảm đó. Nó hỏi tôi lời khuyên nhưng tôi thì không có kinh nghiệm trong mấy vấn đề này. Tôi hỏi xem em có cách gì không?”
Chuyện này thì có gì phải nghĩ. “Quyết tâm theo đuổi kiểu gì chẳng có kết quả. Mưa dầm thấm lâu, người ta thường nói đẹp trai không bằng chai mặt, ấy là dùng vào những lúc này.”
Vấn đề đơn giản như đan rổ thế này không cần phải nghĩ nhiều cho hại não.
Khải Huy phá lên cười, ánh mắt của anh ta cứ gian gian sao ấy.
“Thế vừa đẹp trai vừa chai mặt chắc kết quả thành công phải tăng gấp đôi rồi.”
“Không biết nữa, còn phải phụ thuộc vào nhan sắc của em trai anh.” Tôi nhún vai.
Khải Huy không nói gì nhưng miệng anh ta lại lẩm bẩm lầm bầm như đọc thần chú.
“Biết vậy tôi đã ra tay lúc đấy rồi.”
“Hả? Anh nói gì?”
“Không có gì. Em ăn nhanh lên còn về.”
…
Đêm vắng, đi về muộn, ngang qua hàng cây ven đường, mùi hương hoa sữa thoang thoảng trong gió, nó làm tôi nhớ về những giấc mơ tuổi nhỏ, về một thời hồn nhiên vui đùa. Thiên nhiên tươi đẹp luôn có sức hút mãnh liệt trong tâm thức chúng ta. Cảnh vui người vui, cảnh buồn người sẽ buồn, cảnh nồng nàn người ắt sẽ nồng nàn.
“Anh về cẩn thận. Nhớ chú ý xung quanh.”
Tôi vẫy tay chào, anh ta cũng không thèm để ý.
“Tính sao đây? Tôi ăn rồi mà vẫn chẳng thấy có vị gì cả.”
Tôi tròn xoe mắt, không biết miệng lưỡi người này có vấn đề gì không. Cháo bỏ vài thìa muối thế còn kêu nhạt. Mà nghĩ lại thấy đúng là có vấn đề thật, dù sao vị giác cũng phải cật lực làm việc cả ngày, thế nên rối loạn cũng là điều tất yếu. Thấy mà thương thay, đồ ăn tới miệng mà không biết mùi vị đắng chát ra làm sao.
“Tôi thấy mặn lắm mà.”
“Sao tôi thấy rất nhạt.”
Khải Huy lắc đầu. Con người này thực sự rất khó chiều, ngay đến thói ăn cũng kỳ dị không kém.
“Thế thì chịu rồi, tôi…”
Chưa nói xong thì cằm bị nắm, môi mềm mềm, cảm giác lưỡi mình bị gì đó quấn lấy. Tim, gan, phổi, dạ dày rung đều theo nhịp rung cơ thể. Đầu óc choáng váng mơ hồ, không có cách nào để chúng đứng im trở lại. Không gian nửa thực nửa mơ, mùi hoa sữa bay tới làm tăng độ quyết liệt cho nụ hôn ngày đông thêm rực rỡ. Dù đã bị men say lãng mạn khống chế hoàn toàn nhưng ai đó vẫn tỏ ra tham lam, có ý muốn độc chiếm. Đôi môi thừa cơ hội tiến vào, cùng nhau dây dưa, cùng nhau hít thở, cùng nhau vui đùa.
“Đúng là có vị hơn thật rồi này.” Một nụ cười thỏa mãn khẽ nhếch lên.
Gió lạnh đùa giỡn trên da. Tôi ngây đần tỉnh lại trong vô thức, ngu ngơ trong lời nói.
“Vậy… tôi vào trước đây.”
Sau đó quay người đi. Vừa tới cổng, phản ứng kịp tìm về, lửa giận trong tôi được thể bồi đắp như phù sa mùa lũ.
Tên đàn ông xấu xa, tên lưu manh chết tiệt dám nhân lúc con gái người ta không đề phòng giở trò vô lại. Tôi tru tréo tức giận, xồng xộc vác dao ra, chưa bao giờ ham muốn giết người lại mãnh liệt như bây giờ.
Ra đến nơi, Khải Huy quả nhiên chưa đi. Lưng tựa xe, môi mỉm cười như đang chờ đợi điều gì. Tôi hùng hổ tiến tới, mặt mũi hầm hầm như thịt bằm nấu cháo. Lần này bất chấp hình tượng, tôi có chết cũng phải sống mái một phen.
Rầm…
Vị trí tiếp đất sai lệch, mặt tôi cắm xuống dưới, eo bị ôm, toàn thân ngã nhào ra trước. Tôi hít thở, mùi tanh trộn lẫn không khí xộc thẳng lên mũi. Chiến sự chưa bắt đầu đã có người tử trận.
Máu chảy tóe loe. Cảnh sắc ảm đạm.
Nhìn xuống dưới, răng tôi cày nát môi Khải Huy. Tình huống xảy đến quá bất ngờ, quá kinh khủng. Tôi hoảng quá lùi ra sau nhìn anh ta nhăn nhó chạm tay lên vết thương. Mặt tôi bắt đầu quá trình đổi màu như kỳ nhông, từ hồng hào rạng rỡ chuyển sang một màu đen xì, cuối cùng được thể tái mép như người bị siđa. Chuông cảnh báo nguy hiểm hú còi inh ỏi.
Tôi tái xanh người, liều chết mở đường máu chạy biến vào nhà không dám ngóc đầu ra.
Thôi xong, vì một phút bốc đồng mà nửa đời còn lại bốc cám thật rồi.
“Xin hỏi anh tìm tôi có chuyện gì?”
“Em đang chờ điện thoại của tôi?”
Tôi đứng hình mất ba giây, gần như bị nói trúng tim đen, mắt đảo liên hồi nín thin thít. Thấy tôi lặng yên không nói gì Khải Huy càng khoái chí hơn.
“Bị tôi nói trúng rồi phải không?”
Bùm…
Đầu óc tôi nổ tan tành. Anh ta nói một câu tử tế thì ảnh hưởng nền kinh tế nước nhà chắc. Sao cứ phải chọc ngoáy người khác thế. Tôi xốc lại tinh thần, hấn giọng vào điện thoại.
“Cái gì? Con mắt lồi lõm nào của anh nhìn thấy?”
“Thế sao em lại gọi cho tôi tới mười tám cuộc điện thoại?”
“À thì… Tôi chỉ muốn hỏi xem anh có đi ăn không để tôi còn biết đường đi ăn với bạn.”
“Vậy là bây giờ em đang đi ăn với bạn?”
Qua đường dây điện thoại tôi có thể cảm nhận được giọng nói mệt mỏi của Khải Huy. Có lẽ anh ta đang vướng phải chuyện khó khăn nào đó nên mồm miệng cũng không bông đùa như thường ngày.
Vốn sẽ xả cho cái người đáng ghét đó một trận nhưng thấy tinh thần như vậy đành thôi.
“Không.”
“Thế em mau ra ngoài đi, tôi đang đứng trước cửa nhà em.”
Cái gì? Anh ta đến nhà tôi? Ngay lúc này?
Tôi cúp nhanh điện thoại nhét vào túi, chạy một mạch về nhà thấy Khải Huy đang đứng trước cổng, lưng dựa vào xe vẻ đăm chiêu suy nghĩ.
Tôi hùng hục tiến gần, quyết sẽ sạc một trận ra trò vì cái tội không nghe điện thoại, làm người ta mất công lo lắng. Nhưng nghĩ tới nghĩ lui cũng không biết nói sao cho văn vẻ, thế mà vèo cái tôi đã ra tới chỗ anh ta. Không hiểu sao hôm nay chân mình có lực vậy nhỉ?
Khải Huy nghe thấy tiếng động liền ngẩng đầu nhìn, miệng nụ cười giảo hoạt.
Ghét quá! Có gì đáng cười? Trong khi có người đang thấp thỏm lo âu thì mình lại bình thản như chẳng có gì xảy ra. Thế mà cũng coi được sao?
Tôi tới gần, ngửi thấy mùi rượu.
“Anh uống rượu sao?”
“Ừm… Vì công việc.”
Anh ta thật đáng đánh, đã uống rượu mà còn lái xe. Bây giờ tai nạn xảy ra nhiều như cơm bữa, nhỡ đâu có chuyện thật thì tính sao? Tôi lườm một cái, con người này thật không biết quý trọng tính mạng gì cả.
“Cái hẹn của em còn không?”
Tôi nhăn mặt. “Không còn.”
“Vi này, tôi chưa ăn cơm.” Anh ta cúi đầu, giọng nói uể oải, vẻ mặt đau khổ như những năm bao cấp đánh mất sổ gạo.
Tôi mủi lòng, làm người cũng không nên keo kiệt quá làm gì.
“Thôi được rồi. Tôi sẽ mời anh đi ăn đêm. Nhưng không phải mấy món sơn hào hải vị đâu nhá. Tôi hết tiền rồi.”
Khải Huy thở dài, gương mặt trở nên buồn bã.
“Sao em không hỏi cả ngày nay tôi đã đi đâu?”
“Đó đâu phải chuyện của tôi?”
“Em thật… Mà thôi, bỏ đi. Tôi vừa xuống máy bay đã vội tới gặp em ngay, không lẽ thành ý như vậy còn chưa đủ.”
Tôi cứng đơ người, không biết làm gì khác ngoài việc li di đôi giày dưới chân. Tại tôi giận cá chém thớt, không quan tâm đến cảm xúc người khác, chỉ biết bạ đâu nói đó. Vô tình làm tổn hại tới lòng tự ái của Khải Huy.
“Ừm… Thế đi ăn nhé.”
Anh ta vẫn một tư thế, nhìn dáng vẻ con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô của tôi thì càng thích chí hơn.
“Em làm gì mà phải thẹn thùng thế. Lên đi, tôi không có ăn thịt em đâu.”
Nói xong quay đầu mở cửa xe. “Đi thôi.”
Đã uống rượu mà còn lái xe, ra ngoài gặp cơ động là chết khỏi ngáp luôn. Anh ta chí ít cũng phải biết quan tâm tính mạng của mình chứ. Tôi tiến tới cầm tay lôi đi. Lần này anh ta ngoan như cún, dăm dắp đi theo sau không một lời phàn nàn. Đi được vài bước chân, thấy khoảng cách rất dễ gây hiểu lầm, tôi vội buông ra.
“Đi bộ cho khỏe người. Vừa hay gần đây có quán cháo rất ngon.”
“Cháo gì thế?” Khải Huy nhét tay vào túi, chân nhịp nhàng bước theo.
“Nhất cháo lòng, nhì tiết canh, đảm bảo không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường. Tin tôi đi, trời lạnh thế này ăn cái đó là tuyệt nhất.”
Tôi giơ ngón cái trước mặt Khải Huy. Đầu gật gật, mắt mơ màng như dặm mắm dặm muối cho giả thuyết vừa nêu. Trái lại, anh ta nhìn tôi chăm chú, đôi đồng tử màu nâu căng phồng lên rồi xẹp xuống, môi mím chặt, mắt nhìn thẳng, cơ hàm rung lên. Không cần đoán cũng biết anh ta đang cố gắng nhịn cười vì trông thấy bộ dạng người tiền sử ban nãy của tôi.
Thẹn quá đỏ mặt, tôi vội vã thu tay nhét túi. Chân nhanh nhẹn bước đi với công cuộc tìm đường cứu dạ dày.
Quán bà Liên nằm một góc khiêm tốn trên vỉa hè. Nhớ bà là người từ quê ra thành phố bươn trải với xe hàng cháo. Những ngày đi học đêm vất vả, tôi đều tạt qua chỗ bà ăn bát cháo ấm nồng. Và không biết từ bao giờ, quán hàng vỉa hè này đã trở thành dấu ấn khó phai trong lòng tôi.
Vén tấm mành treo cửa, tôi hớn hở bước vào khi thấy bà Liên đang ngồi thái hành, nhịp dao đều thoăn thoắt như thoi đưa.
“Cháu chào bà. Hôm nay bà lại khuyến mại cho cháu nữa nhé.”
Mọi công việc của bà đều dừng lại khi nghe thấy tiếng rống của tôi.
“Vi đấy à, lâu rồi mới thấy cháu đến ăn cháo.”
Tôi cười hì hì. “Tại dạo này cháu bận quá bà ơi.”
Đúng lúc Khải Huy bước vào, tôi vẫy anh ta xuống bàn dưới còn mình đứng đó chọn món. Vốn là khách quen nên bà Liên đã biết rõ thói ăn uống của tôi: ghét ngọt, ưa cay, thích lòng dồi. Vì thế cũng yên tâm về chỗ ngồi mà không cần đứng canh như ở nơi khác.
Vừa mới đặt cái bàn tọa xuống ghế, anh ta đã nhanh tay đưa tôi đôi đũa với thìa được lau sạch bóng. Tôi nhận lấy, kể ra anh ta cũng chu đáo phết.
“Ăn đêm ở đây thú vị thật.”
Khải Huy nhìn khắp quán ăn được dựng lên tạm bợ từ những tấm bạt xanh. Vào trời đêm trở lạnh, chúng có tác dụng che chắn những đợt gió đầu mùa bất ngờ lùa tới tới. Ngoài ra còn có nhiệm vụ cao cả là giữ hơi ấm bên trong, giúp người ăn cảm nhận đúng vị thơm ngoan của bát lòng trong những ngày trái gió trở trời.
Một quán ăn nhỏ ven đường với bốn tấm bạt chắn xung quanh, vừa húp vừa thổi xì xụp, cảm nhận này được mấy người thành phố biết đến.
“Tất nhiên rồi. Vừa ăn vừa được ngắm đèn cao áp. Tuyệt khỏi chê.”
Khải Huy chỉ cười nhạt một cái, tay vẫn nhanh nhẹn lau sạch mặt bàn. Đúng lúc bà Liên mang cháo xuống, chúng tôi không ai bảo ai, mau chóng giúp bà đặt đồ ăn lên bàn. Không hiểu sao bà cứ nhìn tôi rồi quay sang Khải Huy, tủm tỉm cười mãi không thôi.
“Lâu lắm mới thấy cháu lại dẫn bạn đến ăn, đây là bạn t…”
“Dạ không. Đây là bạn cháu.” Tôi chen ngang, chỉ cần nhìn qua khớp miệng cũng biết bà đang chuẩn bị nói gì.
“À, bà biết rồi. Vậy hai đứa ăn ngon nhé.”
Tôi cười mỉm cảm ơn mặc dù bà đã quay lưng bước lên trước. Chợt nhìn sang Khải Huy, thấy mắt anh ta mở to, miệng há như cá chết, mặt đần không tả nổi.
Tôi nhìn xuống bàn ăn, sao mà hoảng hốt thế nhỉ? Có gì nhiều đâu, chỉ là hai tô cháo lòng, hai bát tiết canh, một đĩa lòng dồi be bé, thêm một ít rau răm.
Thời tiết se se lạnh như này ăn cháo lòng là ấm lòng ngay. Tuy không được thanh cao như cháo ếch, cháo sườn nhưng dù bình dị cháo lòng vẫn luôn giữ được cho mình sức hút riêng, hấp dẫn tới mức khiến nhiều người phải thòm thèm. Cháo ở đây rất ngon, nấu không lỏng quá hay đặc quá. Hạt cháo nở bung đều, được nấu trực tiếp với huyết tạo nên màu sắc đẹp mắt rất riêng. Khi ăn cho thêm chút tiêu xay, một vài lá rau ngổ, một chút giá, hành, gừng… là đủ vị hấp dẫn. Tuy nhiên có người vẫn chưa nhận thấy được vẻ đẹp cao quý của tô cháo lòng nên cứ ngây mắt ở đó.
“Anh cũng ăn đi, nhìn gì mà nhìn mãi thế?” Tôi buộc tóc lên cho đỡ lòa xòa, tay tuần hoàn quấy cháo, miệng thổi phù phù cho bớt nóng.
Khải Huy vẻ không hài lòng, mắt bắn laser xuyên thẳng.
“Sao của tôi toàn hành còn của em toàn dồi thế?”
“Thì lần trước anh chẳng nói chỉ cần bát cháo hành cũng thấy ngon là gì. Lần này tôi đặc biệt kêu người ta làm cho anh nhiều hành. Đúng ý thế còn thắc mắc.”
“Tôi không biết. Em phải đổi cho tôi.”
Rồi chẳng nói chẳng rằng, anh ta liền đẩy bát cháo ra và vô tư nhấc đi miếng mồi trước sự bỡ ngỡ, hoảng hốt đến bàng hoàng của tôi. Cái con người này, việc gì mà phải úp úp mở mở, thích dồi thì cứ nói ra, tôi sẽ mua cho cả nồi, tha hồ ăn.
Tôi cực thích chua cay, dù là món gì đi chăng nữa. Tôi đều cho rất nhiều giấm tỏi và muối ớt, kể cả cháo lòng cũng không phải ngoại lệ. Và thường những người thấy được thói ăn đặc biệt đó đều có chung đặc điểm nhận dạng: Đôi lông mày co lại với nhau, môi mím chặt hơi nhếch lên, gương mặt hiện hai chữ: Choáng váng. Tất nhiên người đang ngồi đối diện cũng có biểu cảm y chang. Tôi vì quá quen với các sắc thái phong phú đó nên không lấy gì làm lạ, vô tư ẩn lọ giấm cho Khải Huy.
“Anh dùng không?”
“Cháo lòng với giấm ớt? Tôi chưa muốn nửa đêm phải đi diện kiến Tào Tháo.”
Anh ta lắc đầu, nhanh nhẹn hớp vài thìa cháo. Mặt tôi được phen đơ như cây cơ. Bình thường người ta hay từ chối theo kiểu tế nhị. Tỉ dụ như “mình đang ăn kiêng”, “mình bị sỏi thận”… mình thế này mình thế nọ. Tuyệt nhiên chưa có ai từ chối một cách thẳng thừng như Khải Huy. Tôi thẹn quá đành cắm mũi xuống ăn.
Thời gian trôi đi mất nửa, bát cháo cũng vơi dần. Tôi đổi vị bằng mấy cây húng chó, đưa lên miệng nhai ngon lành. Chà chà, cũng không tệ.
Tôi định ăn nốt bát tiết canh thì không hiểu Khải Huy vì lý do gì lại cản tôi lại.
“Sao thế?”
“Đừng ăn nữa, không tốt đâu.”
“Ăn tiết canh mát mà.”
“Trong tiết canh đầy sán, ăn nhiều có nguy cơ nhiễm bệnh liên cầu lợn, bệnh lợn gạo và cả nhiễm độc đường tiêu hóa. Ăn tiết canh là rước bệnh vào thân, nguy hiểm tính mạng.”
Tôi xanh mặt như tàu lá chuối. Cũng biết ăn tiết canh là không tốt nhưng không ngờ nó lại tiềm ẩn mối đe dọa kinh khủng tới vậy.
Nhìn sang bát cháo của Khải Huy, thấy gần như còn nguyên.
“Em hay dẫn bạn bè đến đây lắm à?”
“Ừm.” Tôi tóp tép nhai miếng lòng. “Trước đây tôi hay rủ bạn bè tới ủng hộ cháo cho bà.”
“Tất cả bạn bè hay chỉ một số người thôi?” Đôi mắt anh ta thấp thoáng điều gì mà tôi mơ hồ chưa thể nhìn ra.
“Thì tất nhiên là phải đi nhiều rồi. Càng đông mới ăn được nhiều cháo cho bà chứ.”
Vẻ mặt Khải Huy trở nên thoải mái. Hôm nay tâm trạng anh ta cứ lên lên xuống xuống như đồ thị hàm sin. Lúc đầu thì đau thương làm người ta đồng cảm, đoạn giữa thì khó nắm bắt, tiếp theo lại nghiêm túc đến lạ, cuối cùng vui vẻ nhởn nhơ. Thay đổi liên xoành xoạch thế này đố ai theo được.
“Em từng theo đuổi ai chưa?”
Tôi đang ăn mà suýt sặc, tự nhiên hỏi câu hỏi chẳng liên quan đến trọng tâm.
“Anh hỏi làm gì?”
“Không có gì. Chỉ là em trai tôi đang thích một người. Nhưng người ta lại cứ phớt lờ tình cảm đó. Nó hỏi tôi lời khuyên nhưng tôi thì không có kinh nghiệm trong mấy vấn đề này. Tôi hỏi xem em có cách gì không?”
Chuyện này thì có gì phải nghĩ. “Quyết tâm theo đuổi kiểu gì chẳng có kết quả. Mưa dầm thấm lâu, người ta thường nói đẹp trai không bằng chai mặt, ấy là dùng vào những lúc này.”
Vấn đề đơn giản như đan rổ thế này không cần phải nghĩ nhiều cho hại não.
Khải Huy phá lên cười, ánh mắt của anh ta cứ gian gian sao ấy.
“Thế vừa đẹp trai vừa chai mặt chắc kết quả thành công phải tăng gấp đôi rồi.”
“Không biết nữa, còn phải phụ thuộc vào nhan sắc của em trai anh.” Tôi nhún vai.
Khải Huy không nói gì nhưng miệng anh ta lại lẩm bẩm lầm bầm như đọc thần chú.
“Biết vậy tôi đã ra tay lúc đấy rồi.”
“Hả? Anh nói gì?”
“Không có gì. Em ăn nhanh lên còn về.”
…
Đêm vắng, đi về muộn, ngang qua hàng cây ven đường, mùi hương hoa sữa thoang thoảng trong gió, nó làm tôi nhớ về những giấc mơ tuổi nhỏ, về một thời hồn nhiên vui đùa. Thiên nhiên tươi đẹp luôn có sức hút mãnh liệt trong tâm thức chúng ta. Cảnh vui người vui, cảnh buồn người sẽ buồn, cảnh nồng nàn người ắt sẽ nồng nàn.
“Anh về cẩn thận. Nhớ chú ý xung quanh.”
Tôi vẫy tay chào, anh ta cũng không thèm để ý.
“Tính sao đây? Tôi ăn rồi mà vẫn chẳng thấy có vị gì cả.”
Tôi tròn xoe mắt, không biết miệng lưỡi người này có vấn đề gì không. Cháo bỏ vài thìa muối thế còn kêu nhạt. Mà nghĩ lại thấy đúng là có vấn đề thật, dù sao vị giác cũng phải cật lực làm việc cả ngày, thế nên rối loạn cũng là điều tất yếu. Thấy mà thương thay, đồ ăn tới miệng mà không biết mùi vị đắng chát ra làm sao.
“Tôi thấy mặn lắm mà.”
“Sao tôi thấy rất nhạt.”
Khải Huy lắc đầu. Con người này thực sự rất khó chiều, ngay đến thói ăn cũng kỳ dị không kém.
“Thế thì chịu rồi, tôi…”
Chưa nói xong thì cằm bị nắm, môi mềm mềm, cảm giác lưỡi mình bị gì đó quấn lấy. Tim, gan, phổi, dạ dày rung đều theo nhịp rung cơ thể. Đầu óc choáng váng mơ hồ, không có cách nào để chúng đứng im trở lại. Không gian nửa thực nửa mơ, mùi hoa sữa bay tới làm tăng độ quyết liệt cho nụ hôn ngày đông thêm rực rỡ. Dù đã bị men say lãng mạn khống chế hoàn toàn nhưng ai đó vẫn tỏ ra tham lam, có ý muốn độc chiếm. Đôi môi thừa cơ hội tiến vào, cùng nhau dây dưa, cùng nhau hít thở, cùng nhau vui đùa.
“Đúng là có vị hơn thật rồi này.” Một nụ cười thỏa mãn khẽ nhếch lên.
Gió lạnh đùa giỡn trên da. Tôi ngây đần tỉnh lại trong vô thức, ngu ngơ trong lời nói.
“Vậy… tôi vào trước đây.”
Sau đó quay người đi. Vừa tới cổng, phản ứng kịp tìm về, lửa giận trong tôi được thể bồi đắp như phù sa mùa lũ.
Tên đàn ông xấu xa, tên lưu manh chết tiệt dám nhân lúc con gái người ta không đề phòng giở trò vô lại. Tôi tru tréo tức giận, xồng xộc vác dao ra, chưa bao giờ ham muốn giết người lại mãnh liệt như bây giờ.
Ra đến nơi, Khải Huy quả nhiên chưa đi. Lưng tựa xe, môi mỉm cười như đang chờ đợi điều gì. Tôi hùng hổ tiến tới, mặt mũi hầm hầm như thịt bằm nấu cháo. Lần này bất chấp hình tượng, tôi có chết cũng phải sống mái một phen.
Rầm…
Vị trí tiếp đất sai lệch, mặt tôi cắm xuống dưới, eo bị ôm, toàn thân ngã nhào ra trước. Tôi hít thở, mùi tanh trộn lẫn không khí xộc thẳng lên mũi. Chiến sự chưa bắt đầu đã có người tử trận.
Máu chảy tóe loe. Cảnh sắc ảm đạm.
Nhìn xuống dưới, răng tôi cày nát môi Khải Huy. Tình huống xảy đến quá bất ngờ, quá kinh khủng. Tôi hoảng quá lùi ra sau nhìn anh ta nhăn nhó chạm tay lên vết thương. Mặt tôi bắt đầu quá trình đổi màu như kỳ nhông, từ hồng hào rạng rỡ chuyển sang một màu đen xì, cuối cùng được thể tái mép như người bị siđa. Chuông cảnh báo nguy hiểm hú còi inh ỏi.
Tôi tái xanh người, liều chết mở đường máu chạy biến vào nhà không dám ngóc đầu ra.
Thôi xong, vì một phút bốc đồng mà nửa đời còn lại bốc cám thật rồi.
Bình luận truyện