Làm Dâu Nhà Phú Ông
Chương 54
Cậu hai chính xác là thần dược của đời mợ rồi, ngày đang u ám mờ mịt thế mà cậu nói có một câu mợ tưởng như cả vùng trời bừng sáng. Nét mặt mợ rạng rỡ lắm, mợ hân hoan hỏi chuyện.
-"Được là được ở chỗ nào thế cậu?"
Mợ cố tình nũng nịu đó, để cho cậu có cơ hội khen mợ. Ví như khen mợ đẹp này, tháo vát này, đảm đang này, mợ thích được cậu tán dương mà, gi gỉ gì gi cái gì thốt ra từ miệng cậu cũng ngọt, cũng làm mợ thổn thức mấy ngày luôn à. Cơ mà cậu lười nịnh mợ lắm, cậu chỉ chăm làm thôi, cậu đứng dậy kéo mấy gầu nước đầy để mợ rửa nốt mâm bát.
-"Làm chồng tui là được rồi thì không cần làm chồng con khác đâu nhỉ?"
Mợ thỏ thẻ gợi ý, cậu quay ra nheo mắt nhìn mợ, giả bộ nghiêm giọng chê mợ nhỏ nhen. Ơ thế mợ không thích cậu rước bà hai nhưng mợ vẫn giả bộ cao thượng à? Mợ chịu, mợ diễn sao nổi.
-"Ừ, tui nhỏ nhen, tui ích kỷ, cũng có cấm đoán gì đâu, chỉ đề xuất vui thôi mà, cậu nghe thì nghe không nghe thì thôi, hà cớ gì phải trách tui."
Giọng mợ bắt đầu lanh lảnh rồi, cái lòng chảo trắng phau mà mợ vẫn cứ cầm xơ mướp cọ rõ mạnh, cậu thản nhiên múc gáo nước trong vắt rót nhẹ lên bàn tay nhỏ nhắn của mợ, chậm rãi bảo.
-"Tui nghe."
Nước giếng mát lạnh, tim gan mợ cũng mát rười rượi theo, mợ nhích người ngồi sát sạt cạnh cậu, đôi gò má chúm chím ửng hồng, phụng phịu giả ngốc.
-"Nghe gì cơ?"
-"Trâm nói gì tui đều nghe!"
Mợ đang mơ hả? Đâu có! Trời sáng trưng mà, xong cậu còn bảo mợ nhanh tay rồi trả phòng trọ nữa cơ, mợ kêu cậu cứ nghỉ thêm đến khi khỏi hẳn cũng được nhưng cậu không đồng ý, căn bản tiền phòng đắt quá, hàng ngày nhìn mợ làm quần quật cho người ta cậu chẳng đành lòng. Cậu đã quyết thì mợ chỉ có nước lật đật đi lên dọn đồ thôi, đó, chẳng biết ai nghe ai?
Suốt quãng đường chốc chốc mợ lại kiểm tra trán cậu, chốc chốc mợ lại càu nhàu. Người cậu còn nóng quá, từ đây về tới thôn Kim Giang xa xăm cách trở, chẳng biết cậu chịu nổi không? Cậu mợ chọn đi lối tắt xuyên qua cánh đồng bát ngát, thi thoảng tìm được cái lều chăn vịt nào thì rẽ vào, còn không thì lại trú tạm bên gốc cây xanh. Những lúc như thế cậu thường tựa đầu vào hõm vai mợ, có bữa mợ nhớ trời mưa lộp bộp, dưới tán đa già cổ thụ, cậu mợ cùng chui rúc trong cái nón rách, rồi cậu buột miệng cảm thán.
-"Có mợ, thật tốt!"
Quả thực cuộc sống của cậu những năm tháng ấy, chưa từng tốt đến như vậy, thậm chí còn chưa từng được ốm, theo đúng nghĩa. Kể cả khi sốt cao vẫn cứ lên núi đập đá thôi, lúc về người đau vai nhức cũng kệ, còn khoai sống thì cố nuốt, chẳng còn thì lên giường đắp chăn ngủ cho qua ngày, ốm, tự khỏi. Không khỏi, cùng lắm là xuống mồ, có sao?
Giờ thì khác rồi, có mợ rồi, ốm là phải nghỉ. Ốm mà làm là mợ quát đó, mợ láo ghê lắm, điên lên là quát chồng xơi xơi, quát xong thấy cậu lừ mắt, biết mình lỡ lời mồm miệng lại ngọt xơn xớt. Mợ nhỏ người nhưng tháo vát, tụi con gái bình thường một canh giờ dệt được hai xấp vải thì mợ phải dệt được năm sáu xấp. Mợ thay cậu lo toan vun vén mọi thứ, cậu đi đâu, bận việc gì cũng mong nhanh nhanh để về với mợ, nhưng đi cùng mợ, bao giờ về tới nơi, cậu còn chẳng quan tâm.
Về tới quê, cũng đâu có vui vẻ gì? Người tốt thì lắc đầu thương hại, kẻ tiểu nhân được dịp tha hồ bôi bác, họ dè bỉu cậu phận hèn mà học đòi làm cao, ra vẻ đi thi, gớm trời ơi, thi sao đỗ nổi mà thi? Phải như cậu cả kia kìa, nghe đâu cậu thi văn đạt giải Hương Cống, là giải cao thứ nhì hội thi. Vừa mới ban chiều quan lớn đích thân về thông báo, còn sai cô Mõ đi loan tin cho khắp làng trên xóm dưới, cả xã Đại Cường mấy chục năm rồi mới có người được lọt vào vòng thi Hội, từ ông trưởng thôn tới cô bán nước chè đầu đình, ai ai cũng phấn khởi tự hào.
-"Ôi chao ôi, cậu Hưng ý, cậu Hưng là người thôn tui đó."
-"A, cậu con phú ông phải không? Ui bà cả có định rước thêm mợ hai không nhỉ? Tui là tui có đứa cháu gái xinh lắm."
-"Phú ông phú bà giỏi, sinh ra con cũng giỏi, làm rạng rỡ dòng họ, ngưỡng mộ quá đi mất!"
Phú ông bây giờ chỉ cần bước ra khỏi cửa là nghe thấy người ta thì thụt ca ngợi mình rồi, mát lòng mát dạ không để đâu cho hết. Sau bao ngày cấm cửa, rốt cuộc hôm nay bà cả đã chịu e thẹn gật đầu cho ông tối sang phòng. Tâm trạng ông lâng lâng cả buổi, khổ nỗi, nhìn thấy mợ hai làm ông tụt cả hứng.
Ông hỏi, ngựa ông đâu? Mợ ấp úng không trả lời được. Xưa người ta đồn mợ mắc thói ăn cắp vặt, ông đâu có tin, giờ thì hay rồi, dẫn trộm về nhà! Lại còn bất kính với mẹ chồng, bà giữ con ngựa thôi mà mợ sai nó đá bà bất tỉnh hai ngày trời, mợ giờ là dâu nhà ông, ông không trị thì ai trị?
Mợ bị ông lôi vào kho phạt năm chục roi mây. Roi thì vừa dài vừa chắc, quật một cái da mợ liền lằn đỏ. Cậu hai bị một đám giữ ở ngoài, mợ ngoảnh ra chỗ cậu bảo không sao đâu, lát về cậu bôi thuốc cho mợ là được.
Nhưng mợ nói vậy thôi, mợ đi từ phố huyện về quê người thấm mệt sẵn rồi, mới đến roi thứ ba mợ đã ngã gục. Tụi người hầu vẫn tiếp tục ra đòn, hãi ông nên chẳng dám nhẹ tay. Bà Phúc thấy cậu hai mất bình tĩnh liền chống gậy đến vỗ về cậu, rằng vợ hỗn thì phải dạy mới ngoan ra được, cậu khôn thì cậu cố nhịn, đừng trái lệnh phú ông, để ông nóng lên thì hậu quả khó lường.
Bà khuyên can hết mực, mà cậu dại lắm, cậu đập tụi kia sưng đầu rồi lao vào ôm mợ. Cả chục thằng to cao khoẻ mạnh mà không tách nổi cậu mợ ra hại phú ông giận sôi cả máu. Ông cho người đóng chặt cửa nhà kho rồi dùng roi quật liên tục, mợ hai xỉu rồi, cậu hai ôm mợ quay mặt vào tường, chìa lưng ra cho tụi nó phạt.
Bà hai tặc lưỡi thở dài, thôi thì cậu ngu cậu chịu, trách ai bây giờ đây? Bà cả đi ngang qua nghe động liền mở hé cửa sổ nhìn vào, mọi chuyện bà biết cả, bà còn biết cậu mợ sẽ không dám khai ra bị bà hại đâu, làm gì có bằng chứng, nói chỉ tổ thêm tội. Ừ, nào có gì liên quan tới bà? Cớ sao bà cứ buồn bực mãi không nguôi?
Bà dặn sai con Bưởi vào mời ông ra cho bà, ông gặp bà rồi là ông quên hết sự đời, tíu tít theo gót chân bà về phòng lớn. Ông bà đi rồi, bọn người làm mới thở phào nhẹ nhõm, chúng lén đập roi vào cột gỗ cho xong chuyện, đoạn rối rít đỡ cậu mợ về túp lều tranh.
Nửa đêm mợ hai mới tỉnh, thấy phòng để đèn dầu sáng le lói, mợ quay sang ôm cậu, huyênh hoang tâm sự.
-"Năm mươi roi kể ra cũng chẳng đau mấy, tui chả thấy gì luôn, tui khoẻ thật."
-"Ừ."
Cậu đáp, rồi cậu hơi nhổm người, vừa xoa đầu mợ cậu vừa hỏi.
-"Mợ cắt tóc từ bao giờ?"
-"À cái hôm tui trộm ngựa của phú ông ý, xong bu Phúc giật tóc tui, tui điên tui cắt xừ luôn."
Mợ buột miệng khai báo, thường ngày mợ cố ý vấn tóc giấu đi nên cậu không biết đâu, giờ cậu biết rồi thì tốt nhất thành thật, may ra còn được khoan hồng. Chắc cậu giận mợ lắm đó, ai biểu mợ đi ăn trộm ngựa làm chi, tổn hại danh dự của cậu. Tại mợ khiến cậu mất mặt, mợ cũng thấy tội lỗi lắm chứ bộ.
-"Ghét tui à?"
-"Không."
-"Thế sao nãy giờ không nói gì tiếp?"
Cậu gác đầu lên eo mợ, chậm rãi giải thích rằng cậu đang nghĩ thôi. Mợ hỏi cậu nghĩ gì thế thì cậu nhéo mợ mấy cái, đoạn cậu mệt mỏi thở dài.
-"Mợ có muốn bỏ trốn không?"
-"Được là được ở chỗ nào thế cậu?"
Mợ cố tình nũng nịu đó, để cho cậu có cơ hội khen mợ. Ví như khen mợ đẹp này, tháo vát này, đảm đang này, mợ thích được cậu tán dương mà, gi gỉ gì gi cái gì thốt ra từ miệng cậu cũng ngọt, cũng làm mợ thổn thức mấy ngày luôn à. Cơ mà cậu lười nịnh mợ lắm, cậu chỉ chăm làm thôi, cậu đứng dậy kéo mấy gầu nước đầy để mợ rửa nốt mâm bát.
-"Làm chồng tui là được rồi thì không cần làm chồng con khác đâu nhỉ?"
Mợ thỏ thẻ gợi ý, cậu quay ra nheo mắt nhìn mợ, giả bộ nghiêm giọng chê mợ nhỏ nhen. Ơ thế mợ không thích cậu rước bà hai nhưng mợ vẫn giả bộ cao thượng à? Mợ chịu, mợ diễn sao nổi.
-"Ừ, tui nhỏ nhen, tui ích kỷ, cũng có cấm đoán gì đâu, chỉ đề xuất vui thôi mà, cậu nghe thì nghe không nghe thì thôi, hà cớ gì phải trách tui."
Giọng mợ bắt đầu lanh lảnh rồi, cái lòng chảo trắng phau mà mợ vẫn cứ cầm xơ mướp cọ rõ mạnh, cậu thản nhiên múc gáo nước trong vắt rót nhẹ lên bàn tay nhỏ nhắn của mợ, chậm rãi bảo.
-"Tui nghe."
Nước giếng mát lạnh, tim gan mợ cũng mát rười rượi theo, mợ nhích người ngồi sát sạt cạnh cậu, đôi gò má chúm chím ửng hồng, phụng phịu giả ngốc.
-"Nghe gì cơ?"
-"Trâm nói gì tui đều nghe!"
Mợ đang mơ hả? Đâu có! Trời sáng trưng mà, xong cậu còn bảo mợ nhanh tay rồi trả phòng trọ nữa cơ, mợ kêu cậu cứ nghỉ thêm đến khi khỏi hẳn cũng được nhưng cậu không đồng ý, căn bản tiền phòng đắt quá, hàng ngày nhìn mợ làm quần quật cho người ta cậu chẳng đành lòng. Cậu đã quyết thì mợ chỉ có nước lật đật đi lên dọn đồ thôi, đó, chẳng biết ai nghe ai?
Suốt quãng đường chốc chốc mợ lại kiểm tra trán cậu, chốc chốc mợ lại càu nhàu. Người cậu còn nóng quá, từ đây về tới thôn Kim Giang xa xăm cách trở, chẳng biết cậu chịu nổi không? Cậu mợ chọn đi lối tắt xuyên qua cánh đồng bát ngát, thi thoảng tìm được cái lều chăn vịt nào thì rẽ vào, còn không thì lại trú tạm bên gốc cây xanh. Những lúc như thế cậu thường tựa đầu vào hõm vai mợ, có bữa mợ nhớ trời mưa lộp bộp, dưới tán đa già cổ thụ, cậu mợ cùng chui rúc trong cái nón rách, rồi cậu buột miệng cảm thán.
-"Có mợ, thật tốt!"
Quả thực cuộc sống của cậu những năm tháng ấy, chưa từng tốt đến như vậy, thậm chí còn chưa từng được ốm, theo đúng nghĩa. Kể cả khi sốt cao vẫn cứ lên núi đập đá thôi, lúc về người đau vai nhức cũng kệ, còn khoai sống thì cố nuốt, chẳng còn thì lên giường đắp chăn ngủ cho qua ngày, ốm, tự khỏi. Không khỏi, cùng lắm là xuống mồ, có sao?
Giờ thì khác rồi, có mợ rồi, ốm là phải nghỉ. Ốm mà làm là mợ quát đó, mợ láo ghê lắm, điên lên là quát chồng xơi xơi, quát xong thấy cậu lừ mắt, biết mình lỡ lời mồm miệng lại ngọt xơn xớt. Mợ nhỏ người nhưng tháo vát, tụi con gái bình thường một canh giờ dệt được hai xấp vải thì mợ phải dệt được năm sáu xấp. Mợ thay cậu lo toan vun vén mọi thứ, cậu đi đâu, bận việc gì cũng mong nhanh nhanh để về với mợ, nhưng đi cùng mợ, bao giờ về tới nơi, cậu còn chẳng quan tâm.
Về tới quê, cũng đâu có vui vẻ gì? Người tốt thì lắc đầu thương hại, kẻ tiểu nhân được dịp tha hồ bôi bác, họ dè bỉu cậu phận hèn mà học đòi làm cao, ra vẻ đi thi, gớm trời ơi, thi sao đỗ nổi mà thi? Phải như cậu cả kia kìa, nghe đâu cậu thi văn đạt giải Hương Cống, là giải cao thứ nhì hội thi. Vừa mới ban chiều quan lớn đích thân về thông báo, còn sai cô Mõ đi loan tin cho khắp làng trên xóm dưới, cả xã Đại Cường mấy chục năm rồi mới có người được lọt vào vòng thi Hội, từ ông trưởng thôn tới cô bán nước chè đầu đình, ai ai cũng phấn khởi tự hào.
-"Ôi chao ôi, cậu Hưng ý, cậu Hưng là người thôn tui đó."
-"A, cậu con phú ông phải không? Ui bà cả có định rước thêm mợ hai không nhỉ? Tui là tui có đứa cháu gái xinh lắm."
-"Phú ông phú bà giỏi, sinh ra con cũng giỏi, làm rạng rỡ dòng họ, ngưỡng mộ quá đi mất!"
Phú ông bây giờ chỉ cần bước ra khỏi cửa là nghe thấy người ta thì thụt ca ngợi mình rồi, mát lòng mát dạ không để đâu cho hết. Sau bao ngày cấm cửa, rốt cuộc hôm nay bà cả đã chịu e thẹn gật đầu cho ông tối sang phòng. Tâm trạng ông lâng lâng cả buổi, khổ nỗi, nhìn thấy mợ hai làm ông tụt cả hứng.
Ông hỏi, ngựa ông đâu? Mợ ấp úng không trả lời được. Xưa người ta đồn mợ mắc thói ăn cắp vặt, ông đâu có tin, giờ thì hay rồi, dẫn trộm về nhà! Lại còn bất kính với mẹ chồng, bà giữ con ngựa thôi mà mợ sai nó đá bà bất tỉnh hai ngày trời, mợ giờ là dâu nhà ông, ông không trị thì ai trị?
Mợ bị ông lôi vào kho phạt năm chục roi mây. Roi thì vừa dài vừa chắc, quật một cái da mợ liền lằn đỏ. Cậu hai bị một đám giữ ở ngoài, mợ ngoảnh ra chỗ cậu bảo không sao đâu, lát về cậu bôi thuốc cho mợ là được.
Nhưng mợ nói vậy thôi, mợ đi từ phố huyện về quê người thấm mệt sẵn rồi, mới đến roi thứ ba mợ đã ngã gục. Tụi người hầu vẫn tiếp tục ra đòn, hãi ông nên chẳng dám nhẹ tay. Bà Phúc thấy cậu hai mất bình tĩnh liền chống gậy đến vỗ về cậu, rằng vợ hỗn thì phải dạy mới ngoan ra được, cậu khôn thì cậu cố nhịn, đừng trái lệnh phú ông, để ông nóng lên thì hậu quả khó lường.
Bà khuyên can hết mực, mà cậu dại lắm, cậu đập tụi kia sưng đầu rồi lao vào ôm mợ. Cả chục thằng to cao khoẻ mạnh mà không tách nổi cậu mợ ra hại phú ông giận sôi cả máu. Ông cho người đóng chặt cửa nhà kho rồi dùng roi quật liên tục, mợ hai xỉu rồi, cậu hai ôm mợ quay mặt vào tường, chìa lưng ra cho tụi nó phạt.
Bà hai tặc lưỡi thở dài, thôi thì cậu ngu cậu chịu, trách ai bây giờ đây? Bà cả đi ngang qua nghe động liền mở hé cửa sổ nhìn vào, mọi chuyện bà biết cả, bà còn biết cậu mợ sẽ không dám khai ra bị bà hại đâu, làm gì có bằng chứng, nói chỉ tổ thêm tội. Ừ, nào có gì liên quan tới bà? Cớ sao bà cứ buồn bực mãi không nguôi?
Bà dặn sai con Bưởi vào mời ông ra cho bà, ông gặp bà rồi là ông quên hết sự đời, tíu tít theo gót chân bà về phòng lớn. Ông bà đi rồi, bọn người làm mới thở phào nhẹ nhõm, chúng lén đập roi vào cột gỗ cho xong chuyện, đoạn rối rít đỡ cậu mợ về túp lều tranh.
Nửa đêm mợ hai mới tỉnh, thấy phòng để đèn dầu sáng le lói, mợ quay sang ôm cậu, huyênh hoang tâm sự.
-"Năm mươi roi kể ra cũng chẳng đau mấy, tui chả thấy gì luôn, tui khoẻ thật."
-"Ừ."
Cậu đáp, rồi cậu hơi nhổm người, vừa xoa đầu mợ cậu vừa hỏi.
-"Mợ cắt tóc từ bao giờ?"
-"À cái hôm tui trộm ngựa của phú ông ý, xong bu Phúc giật tóc tui, tui điên tui cắt xừ luôn."
Mợ buột miệng khai báo, thường ngày mợ cố ý vấn tóc giấu đi nên cậu không biết đâu, giờ cậu biết rồi thì tốt nhất thành thật, may ra còn được khoan hồng. Chắc cậu giận mợ lắm đó, ai biểu mợ đi ăn trộm ngựa làm chi, tổn hại danh dự của cậu. Tại mợ khiến cậu mất mặt, mợ cũng thấy tội lỗi lắm chứ bộ.
-"Ghét tui à?"
-"Không."
-"Thế sao nãy giờ không nói gì tiếp?"
Cậu gác đầu lên eo mợ, chậm rãi giải thích rằng cậu đang nghĩ thôi. Mợ hỏi cậu nghĩ gì thế thì cậu nhéo mợ mấy cái, đoạn cậu mệt mỏi thở dài.
-"Mợ có muốn bỏ trốn không?"
Bình luận truyện