Nhớ Ai Đó Đến Kiệt Quệ
Chương 70
Sao có thể? Vừa mới đêm qua cậu còn sai con Trang lên núi ngủ cùng mợ, cậu lo mợ đói nên nhờ nó đem xôi gà chả lụa theo mà. Khi ấy mợ biết cậu vẫn còn quan tâm đến mình nên nguôi nguôi rồi. Lúc hai chị em nằm tâm sự chuyện trò, bu thằng Thóc hỏi mợ tính bỏ cậu hả?
Mợ mắng con điên, dỗi dỗi chút thôi chứ bao nhiêu công mới được cậu rước về, mới cua được cậu, khiến cho cậu động tâm với mợ, bỏ là bỏ thế nào? Chết cũng không bỏ, nhá!
Nó nghe ra đập lưng mợ rầm rầm, trách móc hờn gì mà hờn lắm, đồ ngu ngốc. Chồng đã yêu chiều thế thì tranh thủ cơ hội mà xin thằng cu tí. Có con rồi, mẹ quý nhờ con, mai sau tiểu thư kia vào cửa có ghê gớm đến mấy cũng không đuổi được mợ, giống bu Phúc đó. Mợ nghe em gái phân tích thấy có lý lắm, thao thức suốt cả đêm dài, chỉ mong trời mau mau sáng còn về làng nịnh cậu, ôm cậu, làm lành với cậu.
Khổ nỗi, thời khắc mợ nghĩ thông suốt, thì lại chẳng thấy bóng dáng cậu đâu!
-"Là đi từ hôn sao?"
-"Mợ dở à? Từ thế nào được mà từ? Người ta là tiểu thư nhà quan Thái phó đấy, tự dưng chẳng có lý do chính đáng liền bị từ hôn, danh dự quẳng đi đâu? Rồi liệu quan có để yên cho cậu sống không? Quan Thái phó là chức quan rất to, cực kỳ có thế lực trong triều đình, mợ có hiểu không?"
-"Vậy cậu tính đi đâu? Tôi theo cậu."
-"Theo sao nổi? Giặc Xiêm đang chiếm đóng ba trấn lớn ở gần biên giới phía Nam, nửa tháng trước Đô đốc cầm một vạn quân đi mà nghe tin báo về thương vong mất già nửa, cậu hai đem thêm ba ngàn quân hỗ trợ khác nào tự ném mình vào hang cọp? Cậu còn chưa nhậm chức, đáng nhẽ đợt ra quân này phải là Thống chế, cơ mà tại mợ còn gì? Chẳng phải vì mợ khóc, mợ dỗi nên cậu mới quyết đi để tạm hoãn hôn? Đến khổ, vết thương cũ còn chưa khỏi hẳn."
-"Vết...vết thương cũ?"
Mợ run run hỏi, thằng Húng thở dài thườn thượt.
-"Tháng chạp vừa rồi phủ Quốc Oai gặp nạn thổ phỉ, ông thầy nhân cơ hội lệnh cậu đi dẹp loạn. Khi ấy tôi ghét ông dễ sợ, bao nhiêu học trò chẳng sai lại sai cậu, lại vừa mới thi xong đang đợi kết quả, nhỡ chưa nhận tin đậu đã ngỏm củ tỏi thì uổng à? Nhưng sau mới thấy ông có tầm nhìn, vì vụ đó cậu lập công lớn nên sau khi đỗ Võ Trạng Nguyên lập tức được phong Đề đốc, được cầm binh, chứ không còn khướt."
Quá nhiều thông tin dồn dập một lúc, mợ cố gắng hít thở thật sâu để bình tĩnh tiếp nhận. Giờ mợ mới nhớ ra, thảo nào bữa trước cậu chỉ cho mợ cài giúp khuy áo ngoài, mợ còn tưởng cậu vẫn ngại. Càng nghĩ mợ càng giận bản thân mình, vô tâm vô ý, mợ cứ đứng trân trân một góc, tay chân run cầm cập, cả người căng cứng muốn nổ tung.
-"Tại mợ, tất cả là tại mợ, tại mợ làm quá! Đàn bà con gái gì mà ích kỷ, cả làng này, cả xã này, cả cái đất nước này, chả ai quá quắt như mợ. Hễ làm quan lớn, năm bảy bà thì có sao? Quan Thái Phó có tận chín bà kia kìa! Người ta tiểu thư còn chịu chung chồng, mợ là cái thá gì mà ngúng nguẩy dỗi hờn, ép cậu vào bước đường cùng! Tôi mà là cậu, tôi bỏ quách mợ đi cho rồi!"
Phải, nó chửi rất hay, rất chuẩn! Tất cả là tại mợ!
-"Đây, đôi vòng bình an cậu xin ở chùa, cái có bông hoa tặng mợ rồi, còn cái có chiếc lá này giờ cậu cũng kêu tôi đưa mợ nốt, dặn nếu cậu có chết trận thì mợ tìm người khác tặng lại họ, người ta sẽ che chở cho mợ."
Nó đặt chiếc vòng vào lòng bàn tay mợ rồi lao ra ngõ chạy thẳng. Từ đó, mợ không gặp nó nữa, cũng chẳng có tin tức của cậu. Phú ông biết chuyện, gật gù tán dương trai trẻ cống hiến cho đất nước thế là tốt. Bà cả chỉ mong giặc đánh cậu hai nhừ tử luôn đi, khỏi làm quan. Bà hai thì chẳng quan tâm lắm, bà giờ ở nhà lớn, ăn uống thoả thích, người làm tấp nập, sướng chả để đâu cho hết. Có bữa bà còn gọi mợ Trâm lên, ban cho bát chè sen long nhãn, ngọt ngào vỗ về.
-"Ôi dào, nghĩ làm gì gầy người. Uống đi cho bổ, nói gở miệng cậu hai có mệnh hệ gì thì cũng tính là bất hiếu, bu đẻ cậu ra, tần tảo sớm hôm nuôi cậu lớn mà cậu lại bỏ bu đi trước. Nhưng dẫu sao trong cái rủi có cái may, nếu thế chẳng phải bu được phong là mẹ anh hùng, mợ là vợ anh hùng, gớm tới lúc ấy, lụa là gấm vóc, vàng bạc châu báu, không xuể đâu mợ ạ."
Rõ ràng bu có lòng tốt khuyên nhủ, vậy mà mợ tự dưng nổi khùng, ném thẳng bát chè vào vách tường, bu mà không tránh kịp có khi mẻ trán cũng nên. Cái loại đàn bà thôn quê vô học, chả ra thế thống gì sất.
Mợ trước mặt bu cứng rắn là thế, vậy mà về tới túp lều lá lại ôm đầu gối ngồi thu lu một chỗ. Nhà lớn rộng quá mợ ở không quen, kể cả hôm bão lớn mái dột nước tanh tách xuống đầu thì mợ vẫn ngủ ở đây thôi. Xuân qua hạ sang, nhành phong lan treo bậu cửa sổ sắp nở hoa rồi, cậu, khi nào thì về đây?
Cậu sẽ về chứ? Sẽ không sao đâu, phải không? Cùng lắm là bị thương, nhưng chỉ bị thương thôi nhé! Về với mợ, mợ chăm cậu, không làm quan được cũng tốt, mợ sẽ nuôi cậu, mợ có sức, mợ làm được, đâu sợ chết đói.
Sớm nào tỉnh giấc mợ cũng chạy ra mộ thầy xin xỏ. Hai chiếc vòng bình an mợ luôn đeo trên tay, cứ tối muộn trước khi đi ngủ mợ lại chạm vào, âm thầm cầu nguyện lấy may. Vậy mà, đêm nào mợ cũng gặp ác mộng, có hôm mợ mơ thấy ngàn mũi giáo đâm vào ngực cậu, mợ gọi hoài, gọi mãi, kêu tới khản cổ nhưng cậu không tỉnh lại nữa. Còn mợ, tỉnh giấc, nước mắt giàn giụa ướt đẫm đôi gò má.
Chẳng phải trước khi lấy cậu đã xác định tư tưởng rồi còn gì? Lúc ấy còn xin cậu có rước vợ mới về thì thương tình tháng qua phòng mợ một đêm. Cớ làm sao, thời gian trôi qua, tính tình mợ lại ngày càng tệ hại?
Bu bảo, do mợ được cậu cưng quá sinh hư! Là lỗi của mợ, chưa bao giờ mợ hận bản thân mình đến thế! Mợ hận mợ ngu xuẩn, nhỏ nhen, ương bướng. Ước cho thời gian quay trở lại, hôm ấy, mợ sẽ ôm cậu thật lâu, giữ cậu thật chặt, cậu đi đâu, mợ bám theo đấy. Làm lẽ thì làm lẽ, mợ hai thì mợ hai, mọi người vẫn hay gọi là mợ hai đấy thôi, có sao đâu?
Mợ nhớ cậu, nhớ đến kiệt quệ!
Mợ mong cậu, mong mòn con mắt, chiều chiều lại chạy ra hàng nước hóng tin. Rồi một ngày cuối tháng bảy, cũng có người từ phương Nam ghé qua, họ báo, Đề đốc tử trận rồi. Mợ ôm chân người ta hỏi đi hỏi lại, là Đề đốc hay Đô đốc? Thế nhưng, đáp án chỉ có một.
Người đó đi rồi, mợ cũng không nói gì thêm nữa. Không khóc, không kêu gào, chỉ lẳng lặng qua chợ mua một xấp vải trắng, đoạn ghé qua hàng bún riêu nhà mình, dặn cái Dung tiền dành dụm của mợ giấu ở cái hộp gỗ đặt dưới thúng khoai trong túp lều lá, sau này cu Trí, bu Trinh, trăm sự nhờ nó.
Mợ mắng con điên, dỗi dỗi chút thôi chứ bao nhiêu công mới được cậu rước về, mới cua được cậu, khiến cho cậu động tâm với mợ, bỏ là bỏ thế nào? Chết cũng không bỏ, nhá!
Nó nghe ra đập lưng mợ rầm rầm, trách móc hờn gì mà hờn lắm, đồ ngu ngốc. Chồng đã yêu chiều thế thì tranh thủ cơ hội mà xin thằng cu tí. Có con rồi, mẹ quý nhờ con, mai sau tiểu thư kia vào cửa có ghê gớm đến mấy cũng không đuổi được mợ, giống bu Phúc đó. Mợ nghe em gái phân tích thấy có lý lắm, thao thức suốt cả đêm dài, chỉ mong trời mau mau sáng còn về làng nịnh cậu, ôm cậu, làm lành với cậu.
Khổ nỗi, thời khắc mợ nghĩ thông suốt, thì lại chẳng thấy bóng dáng cậu đâu!
-"Là đi từ hôn sao?"
-"Mợ dở à? Từ thế nào được mà từ? Người ta là tiểu thư nhà quan Thái phó đấy, tự dưng chẳng có lý do chính đáng liền bị từ hôn, danh dự quẳng đi đâu? Rồi liệu quan có để yên cho cậu sống không? Quan Thái phó là chức quan rất to, cực kỳ có thế lực trong triều đình, mợ có hiểu không?"
-"Vậy cậu tính đi đâu? Tôi theo cậu."
-"Theo sao nổi? Giặc Xiêm đang chiếm đóng ba trấn lớn ở gần biên giới phía Nam, nửa tháng trước Đô đốc cầm một vạn quân đi mà nghe tin báo về thương vong mất già nửa, cậu hai đem thêm ba ngàn quân hỗ trợ khác nào tự ném mình vào hang cọp? Cậu còn chưa nhậm chức, đáng nhẽ đợt ra quân này phải là Thống chế, cơ mà tại mợ còn gì? Chẳng phải vì mợ khóc, mợ dỗi nên cậu mới quyết đi để tạm hoãn hôn? Đến khổ, vết thương cũ còn chưa khỏi hẳn."
-"Vết...vết thương cũ?"
Mợ run run hỏi, thằng Húng thở dài thườn thượt.
-"Tháng chạp vừa rồi phủ Quốc Oai gặp nạn thổ phỉ, ông thầy nhân cơ hội lệnh cậu đi dẹp loạn. Khi ấy tôi ghét ông dễ sợ, bao nhiêu học trò chẳng sai lại sai cậu, lại vừa mới thi xong đang đợi kết quả, nhỡ chưa nhận tin đậu đã ngỏm củ tỏi thì uổng à? Nhưng sau mới thấy ông có tầm nhìn, vì vụ đó cậu lập công lớn nên sau khi đỗ Võ Trạng Nguyên lập tức được phong Đề đốc, được cầm binh, chứ không còn khướt."
Quá nhiều thông tin dồn dập một lúc, mợ cố gắng hít thở thật sâu để bình tĩnh tiếp nhận. Giờ mợ mới nhớ ra, thảo nào bữa trước cậu chỉ cho mợ cài giúp khuy áo ngoài, mợ còn tưởng cậu vẫn ngại. Càng nghĩ mợ càng giận bản thân mình, vô tâm vô ý, mợ cứ đứng trân trân một góc, tay chân run cầm cập, cả người căng cứng muốn nổ tung.
-"Tại mợ, tất cả là tại mợ, tại mợ làm quá! Đàn bà con gái gì mà ích kỷ, cả làng này, cả xã này, cả cái đất nước này, chả ai quá quắt như mợ. Hễ làm quan lớn, năm bảy bà thì có sao? Quan Thái Phó có tận chín bà kia kìa! Người ta tiểu thư còn chịu chung chồng, mợ là cái thá gì mà ngúng nguẩy dỗi hờn, ép cậu vào bước đường cùng! Tôi mà là cậu, tôi bỏ quách mợ đi cho rồi!"
Phải, nó chửi rất hay, rất chuẩn! Tất cả là tại mợ!
-"Đây, đôi vòng bình an cậu xin ở chùa, cái có bông hoa tặng mợ rồi, còn cái có chiếc lá này giờ cậu cũng kêu tôi đưa mợ nốt, dặn nếu cậu có chết trận thì mợ tìm người khác tặng lại họ, người ta sẽ che chở cho mợ."
Nó đặt chiếc vòng vào lòng bàn tay mợ rồi lao ra ngõ chạy thẳng. Từ đó, mợ không gặp nó nữa, cũng chẳng có tin tức của cậu. Phú ông biết chuyện, gật gù tán dương trai trẻ cống hiến cho đất nước thế là tốt. Bà cả chỉ mong giặc đánh cậu hai nhừ tử luôn đi, khỏi làm quan. Bà hai thì chẳng quan tâm lắm, bà giờ ở nhà lớn, ăn uống thoả thích, người làm tấp nập, sướng chả để đâu cho hết. Có bữa bà còn gọi mợ Trâm lên, ban cho bát chè sen long nhãn, ngọt ngào vỗ về.
-"Ôi dào, nghĩ làm gì gầy người. Uống đi cho bổ, nói gở miệng cậu hai có mệnh hệ gì thì cũng tính là bất hiếu, bu đẻ cậu ra, tần tảo sớm hôm nuôi cậu lớn mà cậu lại bỏ bu đi trước. Nhưng dẫu sao trong cái rủi có cái may, nếu thế chẳng phải bu được phong là mẹ anh hùng, mợ là vợ anh hùng, gớm tới lúc ấy, lụa là gấm vóc, vàng bạc châu báu, không xuể đâu mợ ạ."
Rõ ràng bu có lòng tốt khuyên nhủ, vậy mà mợ tự dưng nổi khùng, ném thẳng bát chè vào vách tường, bu mà không tránh kịp có khi mẻ trán cũng nên. Cái loại đàn bà thôn quê vô học, chả ra thế thống gì sất.
Mợ trước mặt bu cứng rắn là thế, vậy mà về tới túp lều lá lại ôm đầu gối ngồi thu lu một chỗ. Nhà lớn rộng quá mợ ở không quen, kể cả hôm bão lớn mái dột nước tanh tách xuống đầu thì mợ vẫn ngủ ở đây thôi. Xuân qua hạ sang, nhành phong lan treo bậu cửa sổ sắp nở hoa rồi, cậu, khi nào thì về đây?
Cậu sẽ về chứ? Sẽ không sao đâu, phải không? Cùng lắm là bị thương, nhưng chỉ bị thương thôi nhé! Về với mợ, mợ chăm cậu, không làm quan được cũng tốt, mợ sẽ nuôi cậu, mợ có sức, mợ làm được, đâu sợ chết đói.
Sớm nào tỉnh giấc mợ cũng chạy ra mộ thầy xin xỏ. Hai chiếc vòng bình an mợ luôn đeo trên tay, cứ tối muộn trước khi đi ngủ mợ lại chạm vào, âm thầm cầu nguyện lấy may. Vậy mà, đêm nào mợ cũng gặp ác mộng, có hôm mợ mơ thấy ngàn mũi giáo đâm vào ngực cậu, mợ gọi hoài, gọi mãi, kêu tới khản cổ nhưng cậu không tỉnh lại nữa. Còn mợ, tỉnh giấc, nước mắt giàn giụa ướt đẫm đôi gò má.
Chẳng phải trước khi lấy cậu đã xác định tư tưởng rồi còn gì? Lúc ấy còn xin cậu có rước vợ mới về thì thương tình tháng qua phòng mợ một đêm. Cớ làm sao, thời gian trôi qua, tính tình mợ lại ngày càng tệ hại?
Bu bảo, do mợ được cậu cưng quá sinh hư! Là lỗi của mợ, chưa bao giờ mợ hận bản thân mình đến thế! Mợ hận mợ ngu xuẩn, nhỏ nhen, ương bướng. Ước cho thời gian quay trở lại, hôm ấy, mợ sẽ ôm cậu thật lâu, giữ cậu thật chặt, cậu đi đâu, mợ bám theo đấy. Làm lẽ thì làm lẽ, mợ hai thì mợ hai, mọi người vẫn hay gọi là mợ hai đấy thôi, có sao đâu?
Mợ nhớ cậu, nhớ đến kiệt quệ!
Mợ mong cậu, mong mòn con mắt, chiều chiều lại chạy ra hàng nước hóng tin. Rồi một ngày cuối tháng bảy, cũng có người từ phương Nam ghé qua, họ báo, Đề đốc tử trận rồi. Mợ ôm chân người ta hỏi đi hỏi lại, là Đề đốc hay Đô đốc? Thế nhưng, đáp án chỉ có một.
Người đó đi rồi, mợ cũng không nói gì thêm nữa. Không khóc, không kêu gào, chỉ lẳng lặng qua chợ mua một xấp vải trắng, đoạn ghé qua hàng bún riêu nhà mình, dặn cái Dung tiền dành dụm của mợ giấu ở cái hộp gỗ đặt dưới thúng khoai trong túp lều lá, sau này cu Trí, bu Trinh, trăm sự nhờ nó.
Bình luận truyện