Vị Khách Lúc Nửa Đêm
Chương 25
Trên đời có nhiều người sở hữu khuôn mặt giống nhau, nhưng cả thần thái cũng giống đến mức này thì rất hiếm.
Thịnh Thu Thật nhớ lại khoảnh khắc quan sát ngắn ngủi trong cửa hàng, rồi cúi đầu nhìn chằm chằm màn hình di động hồi lâu, đột nhiên tắt hộp thư, mở danh bạ, trực tiếp gọi cho Tông Anh.
Lời nhắc nhở máy móc lại vang lên: “Số máy quý khách vừa gọi hiện đang tắt máy.”
Hôm trước, lúc gọi điện thoại báo cho cô về bệnh tình của Tông Du, anh cũng nhận được lời hồi đáp này.
Mấy ngày nay, điện thoại của Tông Anh vẫn trong trạng thái tắt máy, gọi đến chung cư cũng không có ai bắt máy. Thịnh Thu Thật thoáng thấy bất an, anh quyết định sau khi tan ca đến nhà cô một chuyến, nhưng trước đó, anh lại gọi thử đến số máy bàn ở chung cư 699.
Lúc điện thoại bất chợt đổ chuông, Thịnh Thanh Nhượng đang cầm quyển sổ, lòng ngón tay xoa nhẹ vòng mobius mạ vàng trên tấm bìa.
Anh nghiêng đầu nhìn ra ngoài cửa phòng, trong bóng tối, tiếng chuông kêu vang không ngừng, cuối cùng anh đặt sách xuống, ra khỏi phòng ngủ, đi nghe điện thoại.
“Tông Anh?” Đầu dây bên kia thử hỏi dò một tiếng, sau đó thở phào nhẹ nhõm: “Cuối cùng em cũng có nhà, anh cứ tưởng…” Còn chưa lo lắng nói xong, lại đột nhiên sinh lòng hoài nghi: “Có phải em đấy không?”
Đầu dây bên này, Thịnh Thanh Nhượng trả lời: “Xin chào, anh tìm ai?”
“Anh là gì của Tông Anh? Tại sao lại ở nhà cô ấy?”
Dù là qua điện thoại, Thịnh Thanh Nhượng đã lập tức phát hiện thái độ của đối phương rõ ràng trở nên không tốt. Anh đoán rằng đối phương có thể có quan hệ rất tốt với Tông Anh, để tránh gây thêm phiền toái cho cô, anh trả lời: “Tiên sinh, tôi nghĩ có lẽ điện thoại kết nối nhầm, ở đây không có người anh muốn tìm.”
Đầu dây bên kia, Thịnh Thu Thực sững sờ ba giây, Thịnh Thanh Nhượng cúp máy.
Ngoài cửa bệnh viện lác đác người qua người lại, chỉ có xe cứu thương không ngừng hú còi; căn hộ ở chung cư 699 khôi phục yên tĩnh, Thịnh Thanh Nhượng xoay người nhìn về phía đồng hồ để bàn, kim giây di động từng ly từng tí – không còn sớm nữa.
Chợt nhớ tới câu “chúc ngủ ngon” của Tông Anh trước khi đi, anh nhanh chóng chỉnh đốn lại tâm trạng, quay về phòng ngủ, buộc chặt quyển sổ lại, đặt về chỗ cũ.
Lúc này, ngoài trời đột nhiên trở gió, cửa sổ mười sáu song cũ kỹ bị đẩy vào tường, phát ra tiếng “lạch cạch”, không khí có phần ẩm ướt, hình như trời sắp mưa.
Nhưng đêm này năm 1937, bão đã tan, tầng mây loãng, vầng trăng đầy quá nửa, gần như tròn vành vạnh, nhưng chung quy vẫn thiếu một góc.
Chăm sóc đứa bé sơ sinh ốm yếu xong, Tông Anh cũng không buồn ngủ nữa, cô đi một mình ra khỏi toà nhà.
Ánh trăng bạc rơi đầy vườn hoa, cành lá ửng sáng, tiếng chó sủa vọng lại từ một nơi rất xa, xung quanh im phăng phắc, không mảy may tiếng ồn ào náo động vốn có của phố thị, cũng không có không khí căng thẳng của thời chiến.
Trong nhà, mọi người chìm vào giấc ngủ bình yên, dường như Thượng Hải vẫn là cõi yên vui, chẳng có gì để lo lắng.
Nhưng Tông Anh hiểu, trạng thái này chẳng duy trì được bao lâu.
Cô xoay người, ngẩng đầu nhìn toà nhà mới xây trước mắt, loáng thoáng nhớ lại diện mạo của nó hơn nửa thế kỷ sau, nó thuộc sở hữu của… Đuôi lông mày cô thoáng nhuộm vẻ u sầu, vài phần mờ mịt.
Những người hiện đang say giấc trong căn nhà này, về sau sẽ đi trên con đường thế nào, vận mệnh của họ sẽ ra sao?
Một gia tộc như vậy, cuối cùng sẽ sụp đổ, hay gắn kết chặt chẽ với nhau, vượt qua hơn nửa thế kỷ?
Chẳng mấy chốc, chỉ vài tiếng đồng hồ sau, tin dữ đầu tiên tới gõ cửa toà dinh thự đang ngủ say.
Trời còn chưa sáng hẳn, chú Từ nhà bác cả chật vật chạy đến báo tin chẳng lành. Chị hai đang ở tầng trên, căn bản không muốn xuống, cuối cùng chỉ có Thanh Huệ vội vội vàng vàng mặc quần áo tử tế xuống nhà dưới, luống cuống tay chân đứng trước cửa, nhìn chú Từ nước mắt nước mũi, khóc lóc kể lể.
Thanh Huệ cảm thấy hai lỗ tai kêu ong ong, đối phương nói gì cô không nghe được hết, chỉ biết bác cả bị bom nổ chết ở Hồng Khẩu, quản gia – tức chú Từ – vì ra ngoài làm việc nên trốn được kiếp nạn này, nhưng ông không còn nơi nào để đi nữa.
Bác cả, cùng với nhà cửa đất đai, tất cả đều cháy thành tro bụi.
“Chỉ thiếu một chút nữa, chỉ thiếu vài tiếng thôi…” Chú Từ hoàn toàn nghẹn lời, “Sớm biết như vậy, dù thế nào tôi cũng phải trói lão gia ra bến tàu cho bằng được, lên thuyền rồi thì đâu có chuyện này… Tôi thật có lỗi với lão gia, cũng thẹn với sự phó thác tiên sinh!”
Lúc này, chị hai rốt cuộc chịu đi xuống, nhíu mày nghe xong những lời này, trong lòng cực kỳ phiền chán.
Nhà bác cả từ trước đến nay hết ăn lại nằm, chỉ biết ăn không của người khác, từ nhỏ chị ta đã có ấn tượng rất xấu về nhà họ, quan hệ tất nhiên cũng lãnh đạm.
Nay bác cả chết, chị ta chẳng hề thấy đau lòng, đột nhiên tiến lên kéo Thanh Huệ đi, nói với chú Từ: “Thằng ba không ở đây, muốn khóc đến nhà nó mà khóc.” Nói xong lại nghiêng đầu, trợn mắt nhìn Thanh Huệ, lạnh lùng nói: “Mày xuống đây làm gì, về phòng!”
Thịnh Thanh Huệ bối rối đứng tại chỗ mấy giây, bị chị ta đẩy một cái, lùi vào sau cửa, thấy chị hai đóng sầm lại, cô đành xoay người lên tầng.
Tông Anh đứng trong hành lang tầng trên quan sát một hồi, thấy Thịnh Thanh Huệ đi lên, cô im lặng quay về phòng.
Bọn nhỏ một đứa vô tri vô giác ngủ, một đứa dậy thật sớm, chủ động xuống bếp hỗ trợ.
Tông Anh ngồi trên ghế sô pha, thấy Thịnh Thanh Huệ vừa vào phòng liền trực tiếp ngồi xuống bàn trang điểm soi gương, vô thức cầm cây lược gỗ, chậm chạp không cử động.
Tông Anh không lên tiếng, Thanh Huệ cứ ngồi như vậy. Một lát sau, cô thấy Thanh Huệ cúi đầu, lấy một xấp vé tài ra khỏi ngăn kéo…
Là mấy tấm vé tàu do Thịnh Thanh Nhượng để lại từ hôm đến dinh thự trước đó.
Cô chợt nhận ra hôm nay đã là 17, chính là ngày ghi trên vé tàu.
Vì thế, thứ Thịnh Thanh Huệ đang nắm trong tay, thực chất là cơ hội rời khỏi Thượng Hải, nhưng cơ hội này sẽ nhanh chóng mất đi hiệu lực.
Vào giờ phút này, không một ai trong căn nhà này có ý định rời khỏi đây.
Căn phòng yên ắng hồi lâu, Tông Anh cầm cốc trà nguội lạnh trước mặt uống cạn, đột nhiên cúi đầu hỏi: “Còn bao lâu nữa thì thuyền nhổ neo?”
Thanh Huệ bỗng chốc hoàn hồn, nhìn thời gian ghi trên vé tàu nhưng không lên tiếng.
Tông Anh đặt chén trà xuống: “Nếu tới kịp, cô có muốn đi không?”
Thanh Huệ chưa từng nghĩ đến chuyện rời khỏi Thượng Hải, nhưng anh cả bị thương, bác cả chết thảm, chuyện này nối tiếp chuyện kia, tất cả không ngừng nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng của thời chiến. Bác cả vốn có thể ngồi trên chuyến tàu hôm nay, an toàn rời đi, nhưng thay vào đó lại là tin báo tử lạnh lùng, ai có thể đoán trước được kết cục này?
Đối mặt với vấn đề Tông Anh đưa ra, Thanh Huệ nhíu mày suy nghĩ hồi lâu nhưng không cách nào đưa ra đáp án, chỉ quay đầu nhìn Tông Anh, người đang ngồi trên sô pha.
Khuôn mặt cô bé toát lên vẻ lo lắng, nhưng vẫn duy trì vài phần trông chờ vào vận may một cách ngây thơ, giọng nói không đủ chắc chắn: “Chiến tranh sẽ không kéo dài quá lâu… Sẽ nhanh chóng kết thúc thôi, phải không chị?”
Tông Anh hé miệng, hàng mi chớp nhẹ, định nói gì đó nhưng lại thôi.
Khuôn mặt Thanh Huệ hoàn toàn uể oải, đồng hồ để bàn trong phòng khách đổ chuông, cô liếc nhìn thời gian ghi trên vé tàu một lần cuối rồi cất chúng vào ngăn kéo…
Chúng đã mất hiệu lực, chỉ còn là xấp giấy vụn bị lãng phí.
Thịnh Thanh Nhượng hiển nhiên đã tính đến sự lãng phí này, lúc trở lại dinh thự, anh không nói thêm lời dư thừa, chỉ nói chuyện riêng với Tông Anh một lát, giao lại những vật dụng cô dặn mua, sau đó quay sang xử lý những chuyện khác – công việc và lo hậu sự cho nhà bác cả.
Trước lúc chia tay, anh nói buổi tối sẽ tới đón Tông Anh về nhà, nhưng cô từ chối.
Lý do Tông Anh đưa ra hết sức đầy đủ, hai bệnh nhân còn chưa ổn định, cần quan sát thêm hai ngày.
Cô cũng không lưu luyến nơi này, nhưng mọi chuyện ít nhất phải làm đến nơi đến chốn, chuyện này liên quan đến vấn đề nguyên tắc.
Cuối cùng hai người đặt ra hạn cuối, cho dù chuyện gì xảy ra, Tông Anh nhất định phải trở về thời đại của mình vào ngày 19 tháng 8.
Trong hai ngày này, mặc dù không ra ngoài, nhưng Tông Anh đã cảm nhận được sự thay đổi hết sức thực tế – Đầu tiên là thức ăn, nguyên liệu nấu ăn giảm bớt, người giúp việc trong phòng bếp không bày ra các món lạ nữa; tiếp theo là nước và điện, nước nóng gần như ngừng hẳn, lúc nào cũng mất điện; cuối cùng là số thành viên trong nhà, cả nhà chị hai, bao gồm chồng và con chị ta, toàn bộ đều chuyển từ Hoa Giới đến dinh thự.
Chuyện tốt cũng có, tình trạng của anh cả càng ngày càng ổn định, đứa bé sơ sinh ốm yếu rốt cuộc có thể ăn uống bình thường.
Ngay khi Tông Anh và Thanh Huệ thở phào nhẹ nhõm, chị hai vẫn không quên nhắc nhở Thanh Huệ về “giới hạn ba ngày” – hiện nay, số miệng ăn trong nhà càng ngày càng nhiều, chị ta rất chướng mắt khi thấy cảnh Thanh Huệ suốt ngày chăm sóc cho hai đứa bé không có quan hệ máu mủ. Làm người đứng đầu tạm thời trong gia đình, rốt cuộc vào trưa ngày 19, chị ta buộc Thanh Huệ lập tức đưa hai đứa bé đến viện phúc lợi.
Thanh Huệ giãy giụa không chịu đi, chị hai vừa lôi vừa kéo, đuổi cô ra ngoài, tay cầm cây chổi đứng ở cửa, buông lời tàn nhẫn: “Thịnh Thanh Huệ, nếu không vứt hai đứa con ghẻ của mày đi thì đừng hòng về nhà!”
Thanh Huệ cực kỳ không tình nguyện ngồi vào ô tô, Tông Anh cũng đi cùng.
Xe rời khỏi dinh thự, lái thẳng đến viện phúc lợi của Tô Giới.
Dọc đường đi, Thanh Huệ liên tục đấu tranh tư tưởng, nếu không đưa bọn trẻ đến viện phúc lợi, cô rất có thể sẽ bị chị hai đuổi ra khỏi nhà; nhưng nếu thật sự đưa hai đứa bé này đi, cô lại không yên lòng.
Tông Anh nhận ra nỗi lo của Thịnh Thanh Huệ, cô nói: “Thử nói ra ý nghĩ của cô cho tôi nghe đi.”
Thanh Huệ rõ ràng đang nỗ lực thuyết phục bản thân: “Đưa đến viện phúc lợi cũng không phải không tốt, khi nào rảnh, em sẽ tới thăm bọn trẻ…” Cô thậm chí căng thẳng đến nỗi cắn móng tay: “Trước kia trường học từng tổ chức cho chúng em đến viện phúc lợi làm công việc tình nguyện, lúc đó viện phúc lợi ở Tô Giới rất ấm áp.”
Cô vừa nói xong tất cả lợi ích của viện phúc lời, ô tô cũng đến nơi, nhưng họ thậm chí không đi qua được cửa lớn bên ngoài.
Hầu như cả trong lẫn ngoài viện phúc lợi đều bị dân chạy nạn chiếm hết, sớm mất vẻ trật tự ngày nào. Thanh Huệ nhìn ra ngoài cửa xe, nói không nên lời, đối mặt với thực tế trước mắt, những lời tự thuyết phục bản thân của cô trở nên yếu ớt làm sao.
Thậm chí có dân chạy nạn thấy ô tô ngừng lại, lập tức xúm vào đập cửa sổ xe, Thanh Huệ ôm chặt đứa bé trong lòng, vô thức lùi về phía sau, sợ cửa sổ thủy tinh bị người ta đập vỡ.
Lái xe thấy tình hình không ổn, lập tức khởi động xe, thông báo với hai người ngồi sau: “Ở đây không thể dừng quá lâu!”
Ô tô thoát khỏi đám đông hỗn loạn, Thanh Huệ căng thẳng đến nỗi vô thức thu chặt hai tay, càng ôm chặt đứa bé vào lòng. Khi xe dừng hẳn, cô vẫn chưa buông tay, đứa bé bị siết quá chặt nên khóc to. Trong khi Thanh Huệ vẫn đang hoảng hốt tốt độ, Tông Anh gọi một tiếng “cô Thịnh…” rồi đón lấy đứa bé đang khóc mỗi lúc một to trong lòng cô: “Để tôi bế cho.”
Cơ bắp trên tay Thanh Huệ căng cứng, nhất thời khó có thể thả lỏng, vất vả lắm mới lấy lại tinh thần, cô nhìn ra ngoài xe, đập vào mắt là sông Hoàng Phố rộng mênh mông, một con tàu khu trục của người Anh đỗ trên sông, nó sắp khởi hành.
Mấy ngày qua, sông Tô Châu ngập đầy thi thể, ngẩng đầu lên có thể trông thấy làn khói mỏng màu đen dấy lên phía Bắc thành phố. Dân chạy nạn vẫn không ngừng tràn vào Tô Giới, không ngừng tranh nhau mua bán, xe chở lương thực thường xuyên bị chặn, cửa hàng buôn bán bình thường không ngừng giảm bớt, dân cư trong Tô Giới rất ít khi ra ngoài, cảnh sát hiển nhiên lực bất tòng tâm, khói lửa chiến tranh bùng lên ngay ngoài cửa, bắt đầu có người rút khỏi Tô Giới…
Hơn tám mươi phần trăm phụ nữ và trẻ em người Anh lên tàu khu trục, rời bến sông Ngô Tùng, rút khỏi thành phố Thượng Hải sắp lâm nguy.
Tàu khu trục chuẩn bị khởi hành, tựa như con thuyền cứu nạn Noah đi về phương xa.
—
Lời tác giả:
Ngày 19 tháng 8, phụ nữ và trẻ em người Anh lên tàu khu trục (tên hiệu Hoàng Hậu Châu Á) rời bến sông Tùng (sông Ngô Tùng hoặc sông Tô Châu) rời khỏi Thượng Hải.
Thịnh Thu Thật nhớ lại khoảnh khắc quan sát ngắn ngủi trong cửa hàng, rồi cúi đầu nhìn chằm chằm màn hình di động hồi lâu, đột nhiên tắt hộp thư, mở danh bạ, trực tiếp gọi cho Tông Anh.
Lời nhắc nhở máy móc lại vang lên: “Số máy quý khách vừa gọi hiện đang tắt máy.”
Hôm trước, lúc gọi điện thoại báo cho cô về bệnh tình của Tông Du, anh cũng nhận được lời hồi đáp này.
Mấy ngày nay, điện thoại của Tông Anh vẫn trong trạng thái tắt máy, gọi đến chung cư cũng không có ai bắt máy. Thịnh Thu Thật thoáng thấy bất an, anh quyết định sau khi tan ca đến nhà cô một chuyến, nhưng trước đó, anh lại gọi thử đến số máy bàn ở chung cư 699.
Lúc điện thoại bất chợt đổ chuông, Thịnh Thanh Nhượng đang cầm quyển sổ, lòng ngón tay xoa nhẹ vòng mobius mạ vàng trên tấm bìa.
Anh nghiêng đầu nhìn ra ngoài cửa phòng, trong bóng tối, tiếng chuông kêu vang không ngừng, cuối cùng anh đặt sách xuống, ra khỏi phòng ngủ, đi nghe điện thoại.
“Tông Anh?” Đầu dây bên kia thử hỏi dò một tiếng, sau đó thở phào nhẹ nhõm: “Cuối cùng em cũng có nhà, anh cứ tưởng…” Còn chưa lo lắng nói xong, lại đột nhiên sinh lòng hoài nghi: “Có phải em đấy không?”
Đầu dây bên này, Thịnh Thanh Nhượng trả lời: “Xin chào, anh tìm ai?”
“Anh là gì của Tông Anh? Tại sao lại ở nhà cô ấy?”
Dù là qua điện thoại, Thịnh Thanh Nhượng đã lập tức phát hiện thái độ của đối phương rõ ràng trở nên không tốt. Anh đoán rằng đối phương có thể có quan hệ rất tốt với Tông Anh, để tránh gây thêm phiền toái cho cô, anh trả lời: “Tiên sinh, tôi nghĩ có lẽ điện thoại kết nối nhầm, ở đây không có người anh muốn tìm.”
Đầu dây bên kia, Thịnh Thu Thực sững sờ ba giây, Thịnh Thanh Nhượng cúp máy.
Ngoài cửa bệnh viện lác đác người qua người lại, chỉ có xe cứu thương không ngừng hú còi; căn hộ ở chung cư 699 khôi phục yên tĩnh, Thịnh Thanh Nhượng xoay người nhìn về phía đồng hồ để bàn, kim giây di động từng ly từng tí – không còn sớm nữa.
Chợt nhớ tới câu “chúc ngủ ngon” của Tông Anh trước khi đi, anh nhanh chóng chỉnh đốn lại tâm trạng, quay về phòng ngủ, buộc chặt quyển sổ lại, đặt về chỗ cũ.
Lúc này, ngoài trời đột nhiên trở gió, cửa sổ mười sáu song cũ kỹ bị đẩy vào tường, phát ra tiếng “lạch cạch”, không khí có phần ẩm ướt, hình như trời sắp mưa.
Nhưng đêm này năm 1937, bão đã tan, tầng mây loãng, vầng trăng đầy quá nửa, gần như tròn vành vạnh, nhưng chung quy vẫn thiếu một góc.
Chăm sóc đứa bé sơ sinh ốm yếu xong, Tông Anh cũng không buồn ngủ nữa, cô đi một mình ra khỏi toà nhà.
Ánh trăng bạc rơi đầy vườn hoa, cành lá ửng sáng, tiếng chó sủa vọng lại từ một nơi rất xa, xung quanh im phăng phắc, không mảy may tiếng ồn ào náo động vốn có của phố thị, cũng không có không khí căng thẳng của thời chiến.
Trong nhà, mọi người chìm vào giấc ngủ bình yên, dường như Thượng Hải vẫn là cõi yên vui, chẳng có gì để lo lắng.
Nhưng Tông Anh hiểu, trạng thái này chẳng duy trì được bao lâu.
Cô xoay người, ngẩng đầu nhìn toà nhà mới xây trước mắt, loáng thoáng nhớ lại diện mạo của nó hơn nửa thế kỷ sau, nó thuộc sở hữu của… Đuôi lông mày cô thoáng nhuộm vẻ u sầu, vài phần mờ mịt.
Những người hiện đang say giấc trong căn nhà này, về sau sẽ đi trên con đường thế nào, vận mệnh của họ sẽ ra sao?
Một gia tộc như vậy, cuối cùng sẽ sụp đổ, hay gắn kết chặt chẽ với nhau, vượt qua hơn nửa thế kỷ?
Chẳng mấy chốc, chỉ vài tiếng đồng hồ sau, tin dữ đầu tiên tới gõ cửa toà dinh thự đang ngủ say.
Trời còn chưa sáng hẳn, chú Từ nhà bác cả chật vật chạy đến báo tin chẳng lành. Chị hai đang ở tầng trên, căn bản không muốn xuống, cuối cùng chỉ có Thanh Huệ vội vội vàng vàng mặc quần áo tử tế xuống nhà dưới, luống cuống tay chân đứng trước cửa, nhìn chú Từ nước mắt nước mũi, khóc lóc kể lể.
Thanh Huệ cảm thấy hai lỗ tai kêu ong ong, đối phương nói gì cô không nghe được hết, chỉ biết bác cả bị bom nổ chết ở Hồng Khẩu, quản gia – tức chú Từ – vì ra ngoài làm việc nên trốn được kiếp nạn này, nhưng ông không còn nơi nào để đi nữa.
Bác cả, cùng với nhà cửa đất đai, tất cả đều cháy thành tro bụi.
“Chỉ thiếu một chút nữa, chỉ thiếu vài tiếng thôi…” Chú Từ hoàn toàn nghẹn lời, “Sớm biết như vậy, dù thế nào tôi cũng phải trói lão gia ra bến tàu cho bằng được, lên thuyền rồi thì đâu có chuyện này… Tôi thật có lỗi với lão gia, cũng thẹn với sự phó thác tiên sinh!”
Lúc này, chị hai rốt cuộc chịu đi xuống, nhíu mày nghe xong những lời này, trong lòng cực kỳ phiền chán.
Nhà bác cả từ trước đến nay hết ăn lại nằm, chỉ biết ăn không của người khác, từ nhỏ chị ta đã có ấn tượng rất xấu về nhà họ, quan hệ tất nhiên cũng lãnh đạm.
Nay bác cả chết, chị ta chẳng hề thấy đau lòng, đột nhiên tiến lên kéo Thanh Huệ đi, nói với chú Từ: “Thằng ba không ở đây, muốn khóc đến nhà nó mà khóc.” Nói xong lại nghiêng đầu, trợn mắt nhìn Thanh Huệ, lạnh lùng nói: “Mày xuống đây làm gì, về phòng!”
Thịnh Thanh Huệ bối rối đứng tại chỗ mấy giây, bị chị ta đẩy một cái, lùi vào sau cửa, thấy chị hai đóng sầm lại, cô đành xoay người lên tầng.
Tông Anh đứng trong hành lang tầng trên quan sát một hồi, thấy Thịnh Thanh Huệ đi lên, cô im lặng quay về phòng.
Bọn nhỏ một đứa vô tri vô giác ngủ, một đứa dậy thật sớm, chủ động xuống bếp hỗ trợ.
Tông Anh ngồi trên ghế sô pha, thấy Thịnh Thanh Huệ vừa vào phòng liền trực tiếp ngồi xuống bàn trang điểm soi gương, vô thức cầm cây lược gỗ, chậm chạp không cử động.
Tông Anh không lên tiếng, Thanh Huệ cứ ngồi như vậy. Một lát sau, cô thấy Thanh Huệ cúi đầu, lấy một xấp vé tài ra khỏi ngăn kéo…
Là mấy tấm vé tàu do Thịnh Thanh Nhượng để lại từ hôm đến dinh thự trước đó.
Cô chợt nhận ra hôm nay đã là 17, chính là ngày ghi trên vé tàu.
Vì thế, thứ Thịnh Thanh Huệ đang nắm trong tay, thực chất là cơ hội rời khỏi Thượng Hải, nhưng cơ hội này sẽ nhanh chóng mất đi hiệu lực.
Vào giờ phút này, không một ai trong căn nhà này có ý định rời khỏi đây.
Căn phòng yên ắng hồi lâu, Tông Anh cầm cốc trà nguội lạnh trước mặt uống cạn, đột nhiên cúi đầu hỏi: “Còn bao lâu nữa thì thuyền nhổ neo?”
Thanh Huệ bỗng chốc hoàn hồn, nhìn thời gian ghi trên vé tàu nhưng không lên tiếng.
Tông Anh đặt chén trà xuống: “Nếu tới kịp, cô có muốn đi không?”
Thanh Huệ chưa từng nghĩ đến chuyện rời khỏi Thượng Hải, nhưng anh cả bị thương, bác cả chết thảm, chuyện này nối tiếp chuyện kia, tất cả không ngừng nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng của thời chiến. Bác cả vốn có thể ngồi trên chuyến tàu hôm nay, an toàn rời đi, nhưng thay vào đó lại là tin báo tử lạnh lùng, ai có thể đoán trước được kết cục này?
Đối mặt với vấn đề Tông Anh đưa ra, Thanh Huệ nhíu mày suy nghĩ hồi lâu nhưng không cách nào đưa ra đáp án, chỉ quay đầu nhìn Tông Anh, người đang ngồi trên sô pha.
Khuôn mặt cô bé toát lên vẻ lo lắng, nhưng vẫn duy trì vài phần trông chờ vào vận may một cách ngây thơ, giọng nói không đủ chắc chắn: “Chiến tranh sẽ không kéo dài quá lâu… Sẽ nhanh chóng kết thúc thôi, phải không chị?”
Tông Anh hé miệng, hàng mi chớp nhẹ, định nói gì đó nhưng lại thôi.
Khuôn mặt Thanh Huệ hoàn toàn uể oải, đồng hồ để bàn trong phòng khách đổ chuông, cô liếc nhìn thời gian ghi trên vé tàu một lần cuối rồi cất chúng vào ngăn kéo…
Chúng đã mất hiệu lực, chỉ còn là xấp giấy vụn bị lãng phí.
Thịnh Thanh Nhượng hiển nhiên đã tính đến sự lãng phí này, lúc trở lại dinh thự, anh không nói thêm lời dư thừa, chỉ nói chuyện riêng với Tông Anh một lát, giao lại những vật dụng cô dặn mua, sau đó quay sang xử lý những chuyện khác – công việc và lo hậu sự cho nhà bác cả.
Trước lúc chia tay, anh nói buổi tối sẽ tới đón Tông Anh về nhà, nhưng cô từ chối.
Lý do Tông Anh đưa ra hết sức đầy đủ, hai bệnh nhân còn chưa ổn định, cần quan sát thêm hai ngày.
Cô cũng không lưu luyến nơi này, nhưng mọi chuyện ít nhất phải làm đến nơi đến chốn, chuyện này liên quan đến vấn đề nguyên tắc.
Cuối cùng hai người đặt ra hạn cuối, cho dù chuyện gì xảy ra, Tông Anh nhất định phải trở về thời đại của mình vào ngày 19 tháng 8.
Trong hai ngày này, mặc dù không ra ngoài, nhưng Tông Anh đã cảm nhận được sự thay đổi hết sức thực tế – Đầu tiên là thức ăn, nguyên liệu nấu ăn giảm bớt, người giúp việc trong phòng bếp không bày ra các món lạ nữa; tiếp theo là nước và điện, nước nóng gần như ngừng hẳn, lúc nào cũng mất điện; cuối cùng là số thành viên trong nhà, cả nhà chị hai, bao gồm chồng và con chị ta, toàn bộ đều chuyển từ Hoa Giới đến dinh thự.
Chuyện tốt cũng có, tình trạng của anh cả càng ngày càng ổn định, đứa bé sơ sinh ốm yếu rốt cuộc có thể ăn uống bình thường.
Ngay khi Tông Anh và Thanh Huệ thở phào nhẹ nhõm, chị hai vẫn không quên nhắc nhở Thanh Huệ về “giới hạn ba ngày” – hiện nay, số miệng ăn trong nhà càng ngày càng nhiều, chị ta rất chướng mắt khi thấy cảnh Thanh Huệ suốt ngày chăm sóc cho hai đứa bé không có quan hệ máu mủ. Làm người đứng đầu tạm thời trong gia đình, rốt cuộc vào trưa ngày 19, chị ta buộc Thanh Huệ lập tức đưa hai đứa bé đến viện phúc lợi.
Thanh Huệ giãy giụa không chịu đi, chị hai vừa lôi vừa kéo, đuổi cô ra ngoài, tay cầm cây chổi đứng ở cửa, buông lời tàn nhẫn: “Thịnh Thanh Huệ, nếu không vứt hai đứa con ghẻ của mày đi thì đừng hòng về nhà!”
Thanh Huệ cực kỳ không tình nguyện ngồi vào ô tô, Tông Anh cũng đi cùng.
Xe rời khỏi dinh thự, lái thẳng đến viện phúc lợi của Tô Giới.
Dọc đường đi, Thanh Huệ liên tục đấu tranh tư tưởng, nếu không đưa bọn trẻ đến viện phúc lợi, cô rất có thể sẽ bị chị hai đuổi ra khỏi nhà; nhưng nếu thật sự đưa hai đứa bé này đi, cô lại không yên lòng.
Tông Anh nhận ra nỗi lo của Thịnh Thanh Huệ, cô nói: “Thử nói ra ý nghĩ của cô cho tôi nghe đi.”
Thanh Huệ rõ ràng đang nỗ lực thuyết phục bản thân: “Đưa đến viện phúc lợi cũng không phải không tốt, khi nào rảnh, em sẽ tới thăm bọn trẻ…” Cô thậm chí căng thẳng đến nỗi cắn móng tay: “Trước kia trường học từng tổ chức cho chúng em đến viện phúc lợi làm công việc tình nguyện, lúc đó viện phúc lợi ở Tô Giới rất ấm áp.”
Cô vừa nói xong tất cả lợi ích của viện phúc lời, ô tô cũng đến nơi, nhưng họ thậm chí không đi qua được cửa lớn bên ngoài.
Hầu như cả trong lẫn ngoài viện phúc lợi đều bị dân chạy nạn chiếm hết, sớm mất vẻ trật tự ngày nào. Thanh Huệ nhìn ra ngoài cửa xe, nói không nên lời, đối mặt với thực tế trước mắt, những lời tự thuyết phục bản thân của cô trở nên yếu ớt làm sao.
Thậm chí có dân chạy nạn thấy ô tô ngừng lại, lập tức xúm vào đập cửa sổ xe, Thanh Huệ ôm chặt đứa bé trong lòng, vô thức lùi về phía sau, sợ cửa sổ thủy tinh bị người ta đập vỡ.
Lái xe thấy tình hình không ổn, lập tức khởi động xe, thông báo với hai người ngồi sau: “Ở đây không thể dừng quá lâu!”
Ô tô thoát khỏi đám đông hỗn loạn, Thanh Huệ căng thẳng đến nỗi vô thức thu chặt hai tay, càng ôm chặt đứa bé vào lòng. Khi xe dừng hẳn, cô vẫn chưa buông tay, đứa bé bị siết quá chặt nên khóc to. Trong khi Thanh Huệ vẫn đang hoảng hốt tốt độ, Tông Anh gọi một tiếng “cô Thịnh…” rồi đón lấy đứa bé đang khóc mỗi lúc một to trong lòng cô: “Để tôi bế cho.”
Cơ bắp trên tay Thanh Huệ căng cứng, nhất thời khó có thể thả lỏng, vất vả lắm mới lấy lại tinh thần, cô nhìn ra ngoài xe, đập vào mắt là sông Hoàng Phố rộng mênh mông, một con tàu khu trục của người Anh đỗ trên sông, nó sắp khởi hành.
Mấy ngày qua, sông Tô Châu ngập đầy thi thể, ngẩng đầu lên có thể trông thấy làn khói mỏng màu đen dấy lên phía Bắc thành phố. Dân chạy nạn vẫn không ngừng tràn vào Tô Giới, không ngừng tranh nhau mua bán, xe chở lương thực thường xuyên bị chặn, cửa hàng buôn bán bình thường không ngừng giảm bớt, dân cư trong Tô Giới rất ít khi ra ngoài, cảnh sát hiển nhiên lực bất tòng tâm, khói lửa chiến tranh bùng lên ngay ngoài cửa, bắt đầu có người rút khỏi Tô Giới…
Hơn tám mươi phần trăm phụ nữ và trẻ em người Anh lên tàu khu trục, rời bến sông Ngô Tùng, rút khỏi thành phố Thượng Hải sắp lâm nguy.
Tàu khu trục chuẩn bị khởi hành, tựa như con thuyền cứu nạn Noah đi về phương xa.
—
Lời tác giả:
Ngày 19 tháng 8, phụ nữ và trẻ em người Anh lên tàu khu trục (tên hiệu Hoàng Hậu Châu Á) rời bến sông Tùng (sông Ngô Tùng hoặc sông Tô Châu) rời khỏi Thượng Hải.
Bình luận truyện