Xuyên Nhanh: Vinh Hoa Phú Quý
Chương 100: Trạch đấu có độc (phần 3) (Hoàn)
(3)
Trong yến hội, vương tử Nam Cương Mộc Kha cùng Khương Châu công chúa như cũ tùy ý bừa bãi, chúng thần đều là sợ hãi rụt rè, làm cho đối phương càng vì vậy mà kiêu ngạo, may ra có Cửu hoàng tử mượn tỷ thí, áp xuống một chút nhuệ khí của đối phương, còn được Văn Tương Đế tán thưởng, các huynh đệ nhìn vậy mà ghen ghét.
Khương Châu công chúa Cửu hoàng tử cũng lại là tuấn mỹ vô song, đôi mắt đẹp cũng hơi sáng lên.
Đỉnh điểm của yến hội, Tam hoàng tử đứng dậy, vỗ tay cười nói: "Vì chúc mừng ngày sinh của phụ hoàng, nhi thần mời riêng Huyên Nương, cầm gia nổi tiếng kinh thành, tới vì tiệc mừng thọ phụ hoàng đàn một khúc."
Tam hoàng tử thời trẻ bị ngã ngựa, một chân không vẹn toàn, mất khả năng canh tranh ngôi vị hoàng đế, lại không được Văn Tương Đế sủng ái, sớm được ban đất phong, mấy năm nữa sẽ phải cuốn gói về đất phong. Các hoàng tử cũng mừng rỡ vỗ tay, "Hiếu tâm của tam hoàng huynh thật là đáng khen."
Một nữ tử trẻ tuổi mặc váy lụa màu hồng cánh sen ôm đàn cổ đi tới trên đài, hướng về hoàng đế phía trước hành lễ, liền bắt đầu đàn tấu.
Cầm khúc từ trong tay nàng cất lên không giống con người nàng, thoạt nhìn lịch sự mộc mạc tao nhã, mà lại cực kỳ kinh diễm, như tiếng suối ngàn vang vọng, lại như châu ngọc rung động đến tâm can, cầm tấu được một nửa, lại giống như bản giao hưởng của đất trời, đưa tới trăm điểu, làm chúng nhân khiếp sợ.
Đàn chim bay trên không trung theo tiếng đàn, Huyên Nương lại dường như không nhìn thấy, như cũ đàn tấu cầm khúc.
Một khúc qua đi, trăm điểu tan đàn, mà lòng người vẫn chưa hết ngỡ ngàng.
"Không hổ là cầm gia nổi danh thiên hạ."
"Phần lễ này của Tam hoàng huynh đúng là rất đáng quý."
Khương Châu công chúa thấy chúng hoàng tử đều tán thưởng cầm khúc, lực chú ý cũng đều tập trung trên người nữ tử đánh đàn thì không khỏi bực mình. Đứng dậy kiêu ngạo nói, "Chỉ là cầm khúc tầm thường, có cái gì dễ nghe."
"Công chúa nói phải." Huyên Nương cúi đầu, không dám đắc tội quý nhân.
Không nghĩ tới Khương Châu công chúa một khi đã không thích ai, tuyệt đối sẽ không dễ dàng buông tha đối phương.
Dù sao cũng là tiệc mừng thọ quốc quân Bắc Tương, vô duyên vô cớ tìm người phát tác cũng không phải hay.
Vậy tìm một cái cớ là được.
Khương Châu công chúa đổi ý, khóe miệng nhấc lên tươi cười, nói: "Ta muốn hiến vũ chúc mừng quốc quân Bắc Tương, không bằng ngươi tới đàn đệm cho ta đi."
Khương Châu công chúa trên mặt mang theo ý cười, lời nói lại là ngạo mạn không cho phép người cự tuyệt, hơn nữa nàng còn có yêu cầu khác.
"Nếu đàn không hợp, hủy hoại vũ đạo của ta, làm quốc quân mất hứng, đôi tay của ngươi cũng đừng giữ lại làm gì."
Tam hoàng tử nghe xong nhịn không được lạnh giọng, "Khương Châu công chúa, trong cung có rất nhiều nhạc sư......"
Lời nói còn chưa nói xong, đã bị Văn Tương Đế nhíu mày chặn lời, "Lão tam, Khương Châu công chúa chính là có ý tốt, ngươi đừng làm người khác mất hứng."
"Đúng vậy." Khương Châu cười hì hì nói, bước chân nhẹ nhàng đi đài hoa sen, còn nói với Huyên Nương: "Ngươi ngàn vạn đừng có mắc sai lầm, chỉ cần sai một âm thôi, bàn tay này của ngươi cũng sẽ biến mất."
"Dân nữ biết." Huyên Nương cúi đầu, nhìn không ra biểu cảm lúc này trên mặt nàng.
Khương Châu ghét bỏ nàng yếu đuối, cũng không tiếp tục đe dọa, làn váy chuyển động, bắt đầu điệu múa, nàng đợi không được muốn đem bàn tay dơ bẩn kia cho chó ăn.
Khương Châu mặc trên người phục sức Nam Cương, bên trên có rất nhiều tua bạc, tươi đẹp lại mỹ lệ, một điệu múa Nam Cương phong tình uyển chuyển mang theo những tiếng chuông thanh thúy, di chuyển trên đài.
Mà Huyên Nương khi đánh đàn, khí chất trên người cũng thay đổi, một bộ dáng yếu đuối lúc trước không còn đâu, phảng phất như chỉ cần nói đến đánh đàn, nàng tuyệt đối chính là người lóa mắt nhất.
Tiếng đàn không hề trở ngại dung nhập với vũ đạo, thập phần tương phù hợp.
Khương Châu đột nhiên thay đổi vũ đạo, đổi sang chiến vũ đặc thù của người Nam Man, mà Huyên Nương một tia do dự cũng không có, tự nhiên đổi sang một đoạn chiến khúc trào dâng hào hùng, khúc đàn xướng lên phảng phất tỏa ra khí thế thiên quân vạn mã.
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
* Lương Châu từ là một điệu hát cổ của nói về chuyện trận mạc biên ải.
Dịch nghĩa
"Rượu bồ đào cùng với chén lưu ly
Muốn uống nhưng đàn tỳ bà đã giục lên ngựa
Say khướt nằm ở sa trường, anh chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về đâu."
Người khác nghe được đều tâm huyết sôi trào.
Nam Man chiến vũ vốn là mệt, một khúc này nhảy xong, Khương Châu công chúa đã đổ mồ hôi đầm đìa, tiếng đàn cũng đồng thời ngừng lại, không sai chút nào.
Khương Châu hung hăng trừng mắt nhìn Huyên Nương một cái, làm nàng sợ tới mức vội vàng cúi đầu.
Hoàng đế khen vài câu, lại ban thưởng một chút, liền làm Huyên Nương lui xuống, mà câu Khương Châu công chúa nói lúc trước cũng không ai nhắc lại.
Huyên Nương ôm đàn, theo tiểu thái giám đi ra ngoài, nhưng càng đi càng cảm thấy không thích hợp, dừng lại cẩn thận hỏi, "Công công, đây hình như không phải đường ra khỏi cung."
Công công kia quay đầu nhìn nàng cười dữ tợn, "Đây đương nhiên không phải đường ra khỏi cung, là đưa ngươi xuống địa ngục."
Bỗng nhiên từ hai bên cạnh xuất hiện thêm mấy vị công công, giữ chặt không cho nàng đi, Huyên Nương gắt gao ôm đàn, không ngừng giãy giụa.
Công công dẫn đường lạnh lùng nói, "Chủ tử nói, rút đầu lưỡi nàng, chặt đứt bàn tay đánh đàn, ném xuống hồ hoa sen làm phân bón."
"Thì ra là ả nói như vậy." Phía sau bỗng nhiên vang lên một âm thanh không đầu không đuôi.
"Là ai?" Mấy công công vừa quay đầu lại, còn chưa kịp nhìn ra cái gì, liền đồng loạt đổ gục xuống đất.
Huyên Nương gắt gao ôm đàn, vốn nghĩ rằng hôm nay sẽ bỏ mạng ở dây, nhưng lực đè trên vai nàng bỗng buông lỏng, những kẻ đòi mạng nàng đều ngã trên mặt đất.
Huyên Nương phản ứng lại, ngẩng đầu, nhìn thấy một công tử trẻ tuổi y phục màu xanh lá cây nhìn nàng mỉm cười, "Cô nương đàn rất hay."
Sau một lúc lâu, Huyên Nương như mới nhớ ra phải đáp lời đối phương, nói: "Cảm ơn."
Không biết là cảm ơn đối phương cứu mình một mạng, hay là cảm ơn đối phương thưởng thức cầm khúc của mình.
Cẩm Vinh mang người rời hoàng cung, vốn muốn giết Khương Châu cùng Văn Tương Đế, một mạng đền một mạng, nhưng sau khi gặp Huyên Nương, suy nghĩ của Cẩm Vinh cũng thay đổi.
Khó nhìn thấy một người nguyện ý phản kháng.
Nghe Cẩm Vinh khen, Huyên Nương không khỏi cười khổ, "Huyên Nương chỉ là không muốn mất đi đôi tay này mà thôi."
"Vậy vì sao ngay từ đầu ngươi không giấu tài đi?"
Huyên Nương có chút kích động nói, "Tiểu nữ tử suốt đời đều hiến cho cầm nghệ, làm vậy không khác gì muốn tính mạng của ta."
Lời vừa nói ra, Huyên Nương tựa hồ cũng ý thức được bản thân mâu thuẫn, nhíu mày, "Công tử nói không sai, là Huyên Nương quá mức trương dương với người."
"Cô nương hiểu lầm ý tứ của ta."
Thấy Huyên Nương lộ vẻ kinh ngạc, Cẩm Vinh nghiêm túc nói, "Ngươi tự biết quý trọng tài năng của mình ta không trách ngươi, vấn đề là ở chỗ khác."
Vì người khác đố kị mà mất mạng, đó là thế đạo sai.
Cẩm Vinh cũng nghiêm túc tự hỏi hành vi của bản thân một phen.
Kinh Triệu Phủ Doãn chọc giận cô, cho nên Cẩm Vinh quyết định giết người thì đền mạng, cô không cảm thấy mình làm sai, nhưng cũng không đúng.
Có lẽ trong tình huống này, giết người là quá ngây thơ, người hại chết Lục Uyển Nhi quá nhiều, không chỉ là Văn Tương Đế, Khương Châu công chúa.
Giết bọn họ, nhưng về sau vẫn sẽ có những người như Lục Uyển Nhi, bị hại, bị chà đạp, tỷ như Huyên Nương.
Mà lần này muốn mạng của Huyên Nương cũng không chỉ có Khương Châu công chúa, hung thủ chân chính là cháu gái Văn Tương Đế, Lâm Dương quận chúa, chỉ vì hôn phu tương lai của nàng, thế tử Văn Gia Hầu nhìn Huyên Nương nhiều một cái.
Nếu Cẩm Vinh không từ bỏ ám sát, lại đây cứu nàng, Huyên Nương thật sự sẽ trở thành một oan hồn trong hồ hoa sen.
Khương Châu coi tính mạng Huyên Nương là cỏ rác, Lâm Dương quận chúa cũng vậy.
Bọn họ quá ngạo mạn, ngạo mạn đến nỗi Cẩm Vinh muốn không chỉ có hai người kia nhận quả báo.
Bọn họ cần phải trả giá đại giới.
Huyên Nương không hiểu cảm xúc phức tạp trong mắt người thanh niên bên cạnh, nhưng nàng tin tưởng, hắn là người tốt.
Người tốt Cẩm Vinh mang nàng rời đi hoàng cung, hơn nữa nghe nàng nói không thể quay về phường đàn, lại an bài chỗ ở mới cho nàng, còn làm cho nàng một lớp mặt nạ da người, hơn nữa thề son sắt sẽ không để nàng phải mang lớp mặt nạ này quá lâu.
Cẩm Vinh thường xuyên đến xem nàng, hơn nữa hỏi nàng rất nhiều chuyện, Huyên Nương cũng trả lời kĩ càng, ngẫu nhiên Cẩm Vinh còn sẽ hỏi nàng những chuyện trước đây bản thân nàng chưa hề nghĩ tới, tỷ như nàng chân chính muốn làm gì.
Huyên Nương trầm mặc một lúc lâu, cuối cùng nói, "Ta chỉ muốn an an tĩnh tĩnh đánh đàn."
Chỉ tiếc những kẻ cao cao tại thượng kia, liền chút mong ước đơn giản này của bá tánh bình dân cũng không muốn thỏa mãn, bọn họ coi sự cung phụng, cúi đầu của bá tánh là lẽ đương nhiên. Coi như dê bò, cỏ rác, tùy ý bóc lột gặm nhấm, tùy ý giẫm đạp khinh nhục.
Cẩm Vinh không chỉ có hỏi Huyên Nương, cô còn hỏi rất nhiều người khác trong ngoài kinh thành, từ con buôn phố chợ tới thầy đồ dạy học, xem mong muốn của bọn họ với quốc gia là gì.
Mâu thuẫn giữa các bộ máy nhà nước với nhân dân là mâu thuẫn hết sức bình thường, cơ bản và tất yếu. Xã hội phải tuần tự trải qua các thời kì mới có thể tiến hóa lên mức độ hoàn chỉnh nhất.
*bạn nào học triết 1 với pháp luật đại cương rồi sẽ thấy cái này quen vl =)))
Cẩm Vinh không muốn lật đổ bộ máy, mà muốn đám người kia hiểu được, không có cái gì là tuyệt đối, đặc biệt là hai chữ quyền thế.
Huyên Nương ngoài ý muốn mất tích ở trong cung, cũng không có khiến cho bao nhiêu người chú ý, có lẽ là bị vương tôn quý tộc nào đó coi trọng mang về phủ.
Chân chính gây ra oanh động chính là, Tứ hoàng tử cùng Khương Châu công chúa say rượu loạn tính, ở trong cung làm ra "chuyện tốt", Văn Tương Đế hạ chỉ tứ hôn, mặt khác tứ hôn còn có Tạ gia tiểu thư Tạ Yên Nhiên cùng Cửu hoàng tử.
Hai cọc hôn sự duyên trời tác hợp, dẫn tới kinh thành trên dưới nghị luận nhiệt liệt, cũng không ai đi để ý những kẻ lặng yên không tiếng động đang âm mưu điều gì.
Thẳng đến đêm trước hôn lễ, khắp các châu huyện bỗng xuất hiện một quyển sách có tên《 phong nguyệt lục 》, cái tên nhìn như hương diễm, lại chứa đựng vô tận oan khuất uất hận của bá tánh.
《 phong nguyệt lục 》đề cập rất nhiều những việc xấu xa, thủ đoạn tàn nhẫn của đám người hoàng gia thế gia quan lại. Trong đó bá tánh bình dân vô tội, vì những bẩn thỉu ấy mà chết oan chết uổng, cũng là không đếm hết. Mỗi sự kiện đều được miêu tả tỉ mỉ chi tiết, bằng ngôn ngữ đơn giản chân thực.
Từ chuyện cung nữ nọ vì gương mặt xinh đẹp mà bị biến thành người sáp, hay trẻ con nhà thường dân vì mạo phạm quý nhân mà bị bán cho tú bà làm tiểu quan.
Còn có chuyện hoàng đế vì che giấu tranh đấu bẩn thỉu trong hoàng thất, chèn ép quan lại. Bạc trong quốc khố để tiếp tế bá tánh gặp nạn, quân lương dùng để tiếp ứng biên cương khổ ải, đều lấy ra để lén giao dịch với địch quốc.
Hoàng thất quý tộc không phải muốn giả mù giả điếc sao? Cẩm Vinh liền đem toàn bộ phơi bày, để người trong thiên hạ đều nhìn thấy.
Quyển kí lục kia là hai tháng Cẩm Vinh hao phí tâm huyết thu thập ghi chép lại, "phong nguyệt lục", nói về máu và nước mắt oan khuất của bá tánh khắp nhân gian, phong nguyệt hạ huyết nhục đầm đìa.
Là người biên soạn 《 phong nguyệt lục 》, Cẩm Vinh cảm nhận rõ oán khí của nhân dân với bất công, phẫn nộ với những kẻ bất nhân bất nghĩa.
Càng nhiều người đọc, biết đến, oán khí tích lũy cũng càng nhiều, bởi vì bọn họ thậm chí có thể từ những dòng chữ này thấy được thân nhân, người quen, thậm chí là thấy được chính bản thân mình. Bọn họ cần cù chăm chỉ, an phận thủ thường, lại như cũ trở thành đồ chơi, súc vật, chịu oan khuất nhục nhã mà chết đi.
Đây là công đạo sao?
Chờ đến khi triều đình phản ứng lại, oán khí đã tích tụ đến tận trời, thẳng tới cửu tiêu.
Dân phản, thiên hạ loạn.
Chênh lệch lớn nhất giữa xã hội cổ đại với xã hội hiện đại chính là ở bản chất các bộ máy nhà nước, cổ đại quân chủ chuyên chế, duy ngã độc tôn, nhân dân chưa hiểu đến mấy chữ dân chủ tự do nhưng nhu cầu cơ bản nhất của con người vẫn luôn là ấm no hạnh phúc.
Nếu quân chủ không cho bọn họ ấm no, bọn họ phục tùng quân chủ để làm gì?
Dân tâm giống như nước, có thể nâng, cũng có thể lật thuyền.
Chỉ là những kẻ cao cao tại thượng kia đã quên mất điểm này.
Bắc Tương rất mau sẽ trở thành bị triều đại bị dân tâm lật đổ. Còn không đợi đại thần nào đó nhớ nhớ tới an nguy quốc gia thì Nam Cương bên kia cũng rối loạn, còn đâu tâm trí đi xâm lược mở rộng lãnh thổ.
Cẩm Vinh cũng truyền bá 《 phong nguyệt lục 》ở Nam Cương, nghe nói tác động tới dân chúng còn lớn hơn nữa. Nam Cương vốn là do các bộ lạc du mục hợp nhất mà thành, căn cơ chưa vững, vừa hợp đã tan.
Mà Bắc Tương, cũng đã xuất hiện cờ hiệu của quân khởi nghĩa, thay trời hành đạo, đòi lại công bằng cho bá tánh.
Từ dân tâm dựng lên chiến loạn, Cẩm Vinh vẫn là lần đầu tiên nhìn thấy, nhưng cũng là kết quả tất nhiên. Có ai muốn làm cá nằm trên thớt mặc cho người làm thịt.
Mong rằng quân chủ đời sau có thể hiểu được dân tâm quan trọng như thế nào, nắm được quyền lực trong tay cũng đừng có quên đi quyền lực của mình là xuất phát từ đâu.
Sau đó không lâu, Cẩm Vinh liền nghe nói công tử như ngọc của Tạ gia bị thương mặt trong chiến loạn, chân cũng không lành lặn, mà muội muội hắn, Cửu hoàng tử phi tương lai cũng không rõ tung tích.
Quân khởi nghĩa ùa vào hoàng cung, Văn Tương Đế bi bá tánh giết chết ngay trên long ỷ.
Khương Châu công chúa ở vội vàng về Nam Cương, trên đường về hoàng cung, bị bá tánh Nam Cương lấy lưỡi hái chém đầu.
Đơn giản là vì con mồi nuôi bên trong khu vực săn bắn Nam Cung công chúa xây dựng, đều là trẻ con nhà bình dân bị bắt nhốt.
Phần mộ Lục gia nhiều thêm hai tòa mộ, trên bia có khắc con gái Lục gia Lục Uyển, cùng cháu ngoại Lục gia.
Là Cẩm Vinh lập cho bọn họ, không viết "Tạ Lục thị" như lệ thường, một là Cẩm Vinh không biết tỷ tỷ nguyên chủ có nguyện ý nhận cái thân phận con dâu Tạ gia này hay không, hai là Tạ gia cũng đã không còn nữa.
Cẩm Vinh thắp một nén nhang cho người Lục gia, đặc biệt tế bái tỷ tỷ nguyên thân còn có cháu trai chưa trào đời, cũng coi như đã báo thù được cho mẹ con họ.
Tế bái xong, Cẩm Vinh đi tìm Huyên Nương, "Cô nương hiện tại có thể trở về tiếp tục đánh đàn."
Khương Châu đã chết, Bắc Tương thay đổi triều đại, Huyên Nương cũng không cần tiếp tục theo Cẩm Vinh trốn đông trốn tây, tránh tai mắt của người đời.
Huyên Nương nhẹ giọng nói: "Ta nguyện làm bạn bên cạnh công tử."
Cẩm Vinh hơi hơi kinh ngạc, chỉ thấy nàng lại ngẩng đầu, con ngươi một mảnh trầm tĩnh, "Ở bên người công tử cũng có thể đánh đàn."
Cẩm Vinh cười cười, "Được."
Ngày thu tháng chín, cỏ xanh trước mộ nhẹ nhàng phiêu diêu,
Cô nương ôm đàn cổ, đi theo thư sinh áo xanh trên đường mòn quanh co.
"Công tử, chúng ta đi đâu?"
"Thiên hạ to lớn, đi nơi nào chả là đi."
Phiên ngoại Huyên Nương
Huyên Nương ban đầu cũng không dùng cái tên này, nàng cũng từng là người có họ, nhưng phụ thân bị hạch tội, cả nhà vào lao ngục, nàng tuổi nhỏ bị đem vào giáo phường tư, cha mẹ cùng huynh trưởng đều chết ở trong đại lao, chỉ còn lại có nàng, lẻ loi một mình ở giáo phường tư, tồn tại.
Cũng may có đàn, thiên phú trác tuyệt giúp nàng tiếp tục sống, còn thoát ly giáo phường tư.
Khi còn ở giáo phường tư đánh đàn, có người nói với Huyên Nương, cha nàng bị vu oan.
Nhưng bị vu thì sao, biết cũng vô dụng, một mình nàng biết cũng vô dụng, không, cho dù nhiều người biết cũng vô dụng, bởi vì kẻ cao cao tại thượng kia nói ngươi có tội, vậy ngươi có tội.
Nàng có thể làm chính là một lần lại một lần đánh đàn, sống sót, tồn tại, trên đời này liền còn có người biết người nhà nàng trong sạch.
Mặc dù là cầm sư nổi danh thiên hạ nhưng ở trong mắt những quý nhân kia, nàng vẫn chỉ là tội nô, như cũ là cỏ rác, thay đổi không được.
Nhưng trên đời này có người đau lòng cho cỏ rác, tỷ như công tử.
Huyên Nương cảm thấy công tử nhà nàng là người tốt nhất trên đời này, bởi vì hắn không chỉ cứu mình, còn cứu rất nhiều người khác nữa. Hành động của công tử, công tử đều không có ý muốn gạt nàng, nàng cũng đều thấy được.
Nàng tôn sùng tài hoa của công tử, càng vui mừng vì tài hoa của công tử có thể giúp được nhiều người như vậy.
Bên trong《 phong nguyệt lục 》 còn có một kiện án oan từ nhiều năm trước, phụ thân nàng Tề Văn Bỉnh không tự mình nuốt hết tai bạc, là hoàng đế cầm bạc sung vào tư khố.
Công tử lại giúp nàng một chuyện nữa, Huyên Nương vừa khóc vừa cười.
Cũng có cổ nhân chỉ trích tác giả 《 phong nguyệt lục 》 nói kẻ này dụng tâm khó lường, ý đồ khiến cho trăm họ lầm than, thiên hạ đại loạn, Huyên Nương hận không thể mắng chết bọn họ, chân chính gây tai họa cho bá tánh là ai, bọn họ còn không rõ sao.
Chính như công tử nói, dân tâm như nước, có thể nâng thuyền, cũng có thể lật thuyền.
Chân chính lật đổ Bắc Tương, là mọi người đồng tâm hiệp lực, dân tâm sức mạnh như thành đồng giáp sắt, là ngọn lửa được bá tánh khắp thiên hạ đốt lên.
Tân triều thành lập, mà công tử cũng phải rời đi.
Huyên Nương muốn làm bạn cạnh công tử, đi đâu cũng được, nơi nào có công tử, đó chính là nơi có nhân nghĩa có công đạo.
Cho dù là mười năm, hai mươi năm, Huyên Nương đều nguyện ý ở bên cạnh công tử.
Đáng tiếc chỉ có vài thập niên, Huyên Nương nhìn dung nhan Lục Cẩm Vinh như cũ không thay đổi, trong lòng hiểu rõ.
Nếu có kiếp sau, Huyên Nương nguyện ý tiếp tục làm bạn bên cạnh công tử.
Cẩm Vinh cũng đã lâu không tận mắt chứng kiến một người già đi rồi lụi tàn với cát bụi, trong lòng sinh ra bi thương. Cho dù giúp Huyên Nương kéo dài mệnh tàn thì sao, trăm năm, ngàn năm, có thể kéo dài bao lâu? Cẩm Vinh cũng không biết bản thân sẽ ở thế giới này đến lúc nào, có lẽ một ngày nào đó cô sẽ rời đi, mà Huyên Nương, nàng có luân hồi của chính mình.
Kiếp sau, chỉ mong nàng sẽ hạnh phúc an khang, giống như một chữ Huyên trong tên nàng.
Huyên, linh nhân vong ưu thảo dã.
*Huyên, cỏ cong ưu, ở Trung Quốc người ta coi là loại cỏ có thể khiến người ta quên đi ưu phiền.
Tân triều bắc khải đã thành lập mấy chục năm, nhưng mà sách sử đều ghi lại loạn phong nguyệt của tiền triều, phong nguyệt hai chữ này đúng là lấy từ 《 phong nguyệt lục 》, cuốn kỳ thư ở tiền triều từng bị coi là sách cấm một thời gian, sở dĩ chỉ bị cấm một thời gian, đó là bởi vì không bao lâu, tiền triều đã bị bá tánh khởi nghĩa tiêu diệt.
Một quyển sách lại có thể lật đổ một triều đại trăm năm, nghe đúng là rất khó tin. Nhưng không ai không công nhân phong nguyệt lục chính là đại diện cho dân tâm, điểm này thôi cũng đủ để lật đổ hết thảy, hủy diệt một vương triều.
Sau khi tân triều thành lập, cũng không dám cấm quyển sách này, bởi vì địa vị của nó ở trong lòng bá tánh, dân thường từng nhà đều cất một quyển, chính là muốn nói cho tân vương triều, sẽ luôn có người nhìn chằm chằm hành động của bọn họ, tùy thời sáng tác tân 《 phong nguyệt lục 》.
Bắc khải hoàng đế cũng là có tiếng cần chính, trọng dân tâm, vậy cũng nhắc nhở chính mình, nhắc nhở con cháu, đặt một quyển 《 phong nguyệt lục 》cũ kỹ ở sau điện Thái Hòa.
Mất đi dân tâm, kết cục sẽ như hoàng thất hiển quý đời trước.
Thái Tử Nguyên Thuần phiên phỏng chế phong nguyệt lục, hỏi thái phó, "Sẽ là người nào viết nên《 phong nguyệt lục 》?"
Thái phó vuốt râu dài, "Nhất định là một vị kỳ nhân lòng mang chính nghĩa."
Thái Tử Nguyên Thuần thở dài nói, "Đáng tiếc Thái Tổ gia gia kiến triều, không thể mời đến vị kỳ nhân này."
Thái phó lắc lắc đầu, có thể viết ra văn chương vạch trần bất công trong thiên hạ, sao có thể sẽ nguyện ý phục vụ hoàng quyền? Xem ra Thái Tử vẫn còn chưa hiểu được nhiều thứ.
Nghĩ xong liền bắt đầu giảng bài, Thái Tử Nguyên Thuần cũng ngồi nghiêm chỉnh, phụ hoàng dạy phải tôn sư trọng đạo, ở học đường không ứng luận quân thần.
Chỉ nghe thái phó chậm rì rì, "Thái Tử, hôm nay chúng ta giảng luật pháp, luận tiền triều và kim triều, luật pháp nghiêm minh,......"
Tác giả có lời muốn nói: Kỳ thật lúc Cẩm Vinh làm hoàng đế, vẫn luôn yêu dân như con
Lục Cẩm Vinh trong lòng Huyên Nương, là bị điểm tô biến đẹp gấp n lần
_____
-hoàn thế giới 15-
[04.08.20 kết thúc thế giới thứ mười lăm, 9100 chữ]
chương này 111 vote có chương tiếp
Trong yến hội, vương tử Nam Cương Mộc Kha cùng Khương Châu công chúa như cũ tùy ý bừa bãi, chúng thần đều là sợ hãi rụt rè, làm cho đối phương càng vì vậy mà kiêu ngạo, may ra có Cửu hoàng tử mượn tỷ thí, áp xuống một chút nhuệ khí của đối phương, còn được Văn Tương Đế tán thưởng, các huynh đệ nhìn vậy mà ghen ghét.
Khương Châu công chúa Cửu hoàng tử cũng lại là tuấn mỹ vô song, đôi mắt đẹp cũng hơi sáng lên.
Đỉnh điểm của yến hội, Tam hoàng tử đứng dậy, vỗ tay cười nói: "Vì chúc mừng ngày sinh của phụ hoàng, nhi thần mời riêng Huyên Nương, cầm gia nổi tiếng kinh thành, tới vì tiệc mừng thọ phụ hoàng đàn một khúc."
Tam hoàng tử thời trẻ bị ngã ngựa, một chân không vẹn toàn, mất khả năng canh tranh ngôi vị hoàng đế, lại không được Văn Tương Đế sủng ái, sớm được ban đất phong, mấy năm nữa sẽ phải cuốn gói về đất phong. Các hoàng tử cũng mừng rỡ vỗ tay, "Hiếu tâm của tam hoàng huynh thật là đáng khen."
Một nữ tử trẻ tuổi mặc váy lụa màu hồng cánh sen ôm đàn cổ đi tới trên đài, hướng về hoàng đế phía trước hành lễ, liền bắt đầu đàn tấu.
Cầm khúc từ trong tay nàng cất lên không giống con người nàng, thoạt nhìn lịch sự mộc mạc tao nhã, mà lại cực kỳ kinh diễm, như tiếng suối ngàn vang vọng, lại như châu ngọc rung động đến tâm can, cầm tấu được một nửa, lại giống như bản giao hưởng của đất trời, đưa tới trăm điểu, làm chúng nhân khiếp sợ.
Đàn chim bay trên không trung theo tiếng đàn, Huyên Nương lại dường như không nhìn thấy, như cũ đàn tấu cầm khúc.
Một khúc qua đi, trăm điểu tan đàn, mà lòng người vẫn chưa hết ngỡ ngàng.
"Không hổ là cầm gia nổi danh thiên hạ."
"Phần lễ này của Tam hoàng huynh đúng là rất đáng quý."
Khương Châu công chúa thấy chúng hoàng tử đều tán thưởng cầm khúc, lực chú ý cũng đều tập trung trên người nữ tử đánh đàn thì không khỏi bực mình. Đứng dậy kiêu ngạo nói, "Chỉ là cầm khúc tầm thường, có cái gì dễ nghe."
"Công chúa nói phải." Huyên Nương cúi đầu, không dám đắc tội quý nhân.
Không nghĩ tới Khương Châu công chúa một khi đã không thích ai, tuyệt đối sẽ không dễ dàng buông tha đối phương.
Dù sao cũng là tiệc mừng thọ quốc quân Bắc Tương, vô duyên vô cớ tìm người phát tác cũng không phải hay.
Vậy tìm một cái cớ là được.
Khương Châu công chúa đổi ý, khóe miệng nhấc lên tươi cười, nói: "Ta muốn hiến vũ chúc mừng quốc quân Bắc Tương, không bằng ngươi tới đàn đệm cho ta đi."
Khương Châu công chúa trên mặt mang theo ý cười, lời nói lại là ngạo mạn không cho phép người cự tuyệt, hơn nữa nàng còn có yêu cầu khác.
"Nếu đàn không hợp, hủy hoại vũ đạo của ta, làm quốc quân mất hứng, đôi tay của ngươi cũng đừng giữ lại làm gì."
Tam hoàng tử nghe xong nhịn không được lạnh giọng, "Khương Châu công chúa, trong cung có rất nhiều nhạc sư......"
Lời nói còn chưa nói xong, đã bị Văn Tương Đế nhíu mày chặn lời, "Lão tam, Khương Châu công chúa chính là có ý tốt, ngươi đừng làm người khác mất hứng."
"Đúng vậy." Khương Châu cười hì hì nói, bước chân nhẹ nhàng đi đài hoa sen, còn nói với Huyên Nương: "Ngươi ngàn vạn đừng có mắc sai lầm, chỉ cần sai một âm thôi, bàn tay này của ngươi cũng sẽ biến mất."
"Dân nữ biết." Huyên Nương cúi đầu, nhìn không ra biểu cảm lúc này trên mặt nàng.
Khương Châu ghét bỏ nàng yếu đuối, cũng không tiếp tục đe dọa, làn váy chuyển động, bắt đầu điệu múa, nàng đợi không được muốn đem bàn tay dơ bẩn kia cho chó ăn.
Khương Châu mặc trên người phục sức Nam Cương, bên trên có rất nhiều tua bạc, tươi đẹp lại mỹ lệ, một điệu múa Nam Cương phong tình uyển chuyển mang theo những tiếng chuông thanh thúy, di chuyển trên đài.
Mà Huyên Nương khi đánh đàn, khí chất trên người cũng thay đổi, một bộ dáng yếu đuối lúc trước không còn đâu, phảng phất như chỉ cần nói đến đánh đàn, nàng tuyệt đối chính là người lóa mắt nhất.
Tiếng đàn không hề trở ngại dung nhập với vũ đạo, thập phần tương phù hợp.
Khương Châu đột nhiên thay đổi vũ đạo, đổi sang chiến vũ đặc thù của người Nam Man, mà Huyên Nương một tia do dự cũng không có, tự nhiên đổi sang một đoạn chiến khúc trào dâng hào hùng, khúc đàn xướng lên phảng phất tỏa ra khí thế thiên quân vạn mã.
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
* Lương Châu từ là một điệu hát cổ của nói về chuyện trận mạc biên ải.
Dịch nghĩa
"Rượu bồ đào cùng với chén lưu ly
Muốn uống nhưng đàn tỳ bà đã giục lên ngựa
Say khướt nằm ở sa trường, anh chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về đâu."
Người khác nghe được đều tâm huyết sôi trào.
Nam Man chiến vũ vốn là mệt, một khúc này nhảy xong, Khương Châu công chúa đã đổ mồ hôi đầm đìa, tiếng đàn cũng đồng thời ngừng lại, không sai chút nào.
Khương Châu hung hăng trừng mắt nhìn Huyên Nương một cái, làm nàng sợ tới mức vội vàng cúi đầu.
Hoàng đế khen vài câu, lại ban thưởng một chút, liền làm Huyên Nương lui xuống, mà câu Khương Châu công chúa nói lúc trước cũng không ai nhắc lại.
Huyên Nương ôm đàn, theo tiểu thái giám đi ra ngoài, nhưng càng đi càng cảm thấy không thích hợp, dừng lại cẩn thận hỏi, "Công công, đây hình như không phải đường ra khỏi cung."
Công công kia quay đầu nhìn nàng cười dữ tợn, "Đây đương nhiên không phải đường ra khỏi cung, là đưa ngươi xuống địa ngục."
Bỗng nhiên từ hai bên cạnh xuất hiện thêm mấy vị công công, giữ chặt không cho nàng đi, Huyên Nương gắt gao ôm đàn, không ngừng giãy giụa.
Công công dẫn đường lạnh lùng nói, "Chủ tử nói, rút đầu lưỡi nàng, chặt đứt bàn tay đánh đàn, ném xuống hồ hoa sen làm phân bón."
"Thì ra là ả nói như vậy." Phía sau bỗng nhiên vang lên một âm thanh không đầu không đuôi.
"Là ai?" Mấy công công vừa quay đầu lại, còn chưa kịp nhìn ra cái gì, liền đồng loạt đổ gục xuống đất.
Huyên Nương gắt gao ôm đàn, vốn nghĩ rằng hôm nay sẽ bỏ mạng ở dây, nhưng lực đè trên vai nàng bỗng buông lỏng, những kẻ đòi mạng nàng đều ngã trên mặt đất.
Huyên Nương phản ứng lại, ngẩng đầu, nhìn thấy một công tử trẻ tuổi y phục màu xanh lá cây nhìn nàng mỉm cười, "Cô nương đàn rất hay."
Sau một lúc lâu, Huyên Nương như mới nhớ ra phải đáp lời đối phương, nói: "Cảm ơn."
Không biết là cảm ơn đối phương cứu mình một mạng, hay là cảm ơn đối phương thưởng thức cầm khúc của mình.
Cẩm Vinh mang người rời hoàng cung, vốn muốn giết Khương Châu cùng Văn Tương Đế, một mạng đền một mạng, nhưng sau khi gặp Huyên Nương, suy nghĩ của Cẩm Vinh cũng thay đổi.
Khó nhìn thấy một người nguyện ý phản kháng.
Nghe Cẩm Vinh khen, Huyên Nương không khỏi cười khổ, "Huyên Nương chỉ là không muốn mất đi đôi tay này mà thôi."
"Vậy vì sao ngay từ đầu ngươi không giấu tài đi?"
Huyên Nương có chút kích động nói, "Tiểu nữ tử suốt đời đều hiến cho cầm nghệ, làm vậy không khác gì muốn tính mạng của ta."
Lời vừa nói ra, Huyên Nương tựa hồ cũng ý thức được bản thân mâu thuẫn, nhíu mày, "Công tử nói không sai, là Huyên Nương quá mức trương dương với người."
"Cô nương hiểu lầm ý tứ của ta."
Thấy Huyên Nương lộ vẻ kinh ngạc, Cẩm Vinh nghiêm túc nói, "Ngươi tự biết quý trọng tài năng của mình ta không trách ngươi, vấn đề là ở chỗ khác."
Vì người khác đố kị mà mất mạng, đó là thế đạo sai.
Cẩm Vinh cũng nghiêm túc tự hỏi hành vi của bản thân một phen.
Kinh Triệu Phủ Doãn chọc giận cô, cho nên Cẩm Vinh quyết định giết người thì đền mạng, cô không cảm thấy mình làm sai, nhưng cũng không đúng.
Có lẽ trong tình huống này, giết người là quá ngây thơ, người hại chết Lục Uyển Nhi quá nhiều, không chỉ là Văn Tương Đế, Khương Châu công chúa.
Giết bọn họ, nhưng về sau vẫn sẽ có những người như Lục Uyển Nhi, bị hại, bị chà đạp, tỷ như Huyên Nương.
Mà lần này muốn mạng của Huyên Nương cũng không chỉ có Khương Châu công chúa, hung thủ chân chính là cháu gái Văn Tương Đế, Lâm Dương quận chúa, chỉ vì hôn phu tương lai của nàng, thế tử Văn Gia Hầu nhìn Huyên Nương nhiều một cái.
Nếu Cẩm Vinh không từ bỏ ám sát, lại đây cứu nàng, Huyên Nương thật sự sẽ trở thành một oan hồn trong hồ hoa sen.
Khương Châu coi tính mạng Huyên Nương là cỏ rác, Lâm Dương quận chúa cũng vậy.
Bọn họ quá ngạo mạn, ngạo mạn đến nỗi Cẩm Vinh muốn không chỉ có hai người kia nhận quả báo.
Bọn họ cần phải trả giá đại giới.
Huyên Nương không hiểu cảm xúc phức tạp trong mắt người thanh niên bên cạnh, nhưng nàng tin tưởng, hắn là người tốt.
Người tốt Cẩm Vinh mang nàng rời đi hoàng cung, hơn nữa nghe nàng nói không thể quay về phường đàn, lại an bài chỗ ở mới cho nàng, còn làm cho nàng một lớp mặt nạ da người, hơn nữa thề son sắt sẽ không để nàng phải mang lớp mặt nạ này quá lâu.
Cẩm Vinh thường xuyên đến xem nàng, hơn nữa hỏi nàng rất nhiều chuyện, Huyên Nương cũng trả lời kĩ càng, ngẫu nhiên Cẩm Vinh còn sẽ hỏi nàng những chuyện trước đây bản thân nàng chưa hề nghĩ tới, tỷ như nàng chân chính muốn làm gì.
Huyên Nương trầm mặc một lúc lâu, cuối cùng nói, "Ta chỉ muốn an an tĩnh tĩnh đánh đàn."
Chỉ tiếc những kẻ cao cao tại thượng kia, liền chút mong ước đơn giản này của bá tánh bình dân cũng không muốn thỏa mãn, bọn họ coi sự cung phụng, cúi đầu của bá tánh là lẽ đương nhiên. Coi như dê bò, cỏ rác, tùy ý bóc lột gặm nhấm, tùy ý giẫm đạp khinh nhục.
Cẩm Vinh không chỉ có hỏi Huyên Nương, cô còn hỏi rất nhiều người khác trong ngoài kinh thành, từ con buôn phố chợ tới thầy đồ dạy học, xem mong muốn của bọn họ với quốc gia là gì.
Mâu thuẫn giữa các bộ máy nhà nước với nhân dân là mâu thuẫn hết sức bình thường, cơ bản và tất yếu. Xã hội phải tuần tự trải qua các thời kì mới có thể tiến hóa lên mức độ hoàn chỉnh nhất.
*bạn nào học triết 1 với pháp luật đại cương rồi sẽ thấy cái này quen vl =)))
Cẩm Vinh không muốn lật đổ bộ máy, mà muốn đám người kia hiểu được, không có cái gì là tuyệt đối, đặc biệt là hai chữ quyền thế.
Huyên Nương ngoài ý muốn mất tích ở trong cung, cũng không có khiến cho bao nhiêu người chú ý, có lẽ là bị vương tôn quý tộc nào đó coi trọng mang về phủ.
Chân chính gây ra oanh động chính là, Tứ hoàng tử cùng Khương Châu công chúa say rượu loạn tính, ở trong cung làm ra "chuyện tốt", Văn Tương Đế hạ chỉ tứ hôn, mặt khác tứ hôn còn có Tạ gia tiểu thư Tạ Yên Nhiên cùng Cửu hoàng tử.
Hai cọc hôn sự duyên trời tác hợp, dẫn tới kinh thành trên dưới nghị luận nhiệt liệt, cũng không ai đi để ý những kẻ lặng yên không tiếng động đang âm mưu điều gì.
Thẳng đến đêm trước hôn lễ, khắp các châu huyện bỗng xuất hiện một quyển sách có tên《 phong nguyệt lục 》, cái tên nhìn như hương diễm, lại chứa đựng vô tận oan khuất uất hận của bá tánh.
《 phong nguyệt lục 》đề cập rất nhiều những việc xấu xa, thủ đoạn tàn nhẫn của đám người hoàng gia thế gia quan lại. Trong đó bá tánh bình dân vô tội, vì những bẩn thỉu ấy mà chết oan chết uổng, cũng là không đếm hết. Mỗi sự kiện đều được miêu tả tỉ mỉ chi tiết, bằng ngôn ngữ đơn giản chân thực.
Từ chuyện cung nữ nọ vì gương mặt xinh đẹp mà bị biến thành người sáp, hay trẻ con nhà thường dân vì mạo phạm quý nhân mà bị bán cho tú bà làm tiểu quan.
Còn có chuyện hoàng đế vì che giấu tranh đấu bẩn thỉu trong hoàng thất, chèn ép quan lại. Bạc trong quốc khố để tiếp tế bá tánh gặp nạn, quân lương dùng để tiếp ứng biên cương khổ ải, đều lấy ra để lén giao dịch với địch quốc.
Hoàng thất quý tộc không phải muốn giả mù giả điếc sao? Cẩm Vinh liền đem toàn bộ phơi bày, để người trong thiên hạ đều nhìn thấy.
Quyển kí lục kia là hai tháng Cẩm Vinh hao phí tâm huyết thu thập ghi chép lại, "phong nguyệt lục", nói về máu và nước mắt oan khuất của bá tánh khắp nhân gian, phong nguyệt hạ huyết nhục đầm đìa.
Là người biên soạn 《 phong nguyệt lục 》, Cẩm Vinh cảm nhận rõ oán khí của nhân dân với bất công, phẫn nộ với những kẻ bất nhân bất nghĩa.
Càng nhiều người đọc, biết đến, oán khí tích lũy cũng càng nhiều, bởi vì bọn họ thậm chí có thể từ những dòng chữ này thấy được thân nhân, người quen, thậm chí là thấy được chính bản thân mình. Bọn họ cần cù chăm chỉ, an phận thủ thường, lại như cũ trở thành đồ chơi, súc vật, chịu oan khuất nhục nhã mà chết đi.
Đây là công đạo sao?
Chờ đến khi triều đình phản ứng lại, oán khí đã tích tụ đến tận trời, thẳng tới cửu tiêu.
Dân phản, thiên hạ loạn.
Chênh lệch lớn nhất giữa xã hội cổ đại với xã hội hiện đại chính là ở bản chất các bộ máy nhà nước, cổ đại quân chủ chuyên chế, duy ngã độc tôn, nhân dân chưa hiểu đến mấy chữ dân chủ tự do nhưng nhu cầu cơ bản nhất của con người vẫn luôn là ấm no hạnh phúc.
Nếu quân chủ không cho bọn họ ấm no, bọn họ phục tùng quân chủ để làm gì?
Dân tâm giống như nước, có thể nâng, cũng có thể lật thuyền.
Chỉ là những kẻ cao cao tại thượng kia đã quên mất điểm này.
Bắc Tương rất mau sẽ trở thành bị triều đại bị dân tâm lật đổ. Còn không đợi đại thần nào đó nhớ nhớ tới an nguy quốc gia thì Nam Cương bên kia cũng rối loạn, còn đâu tâm trí đi xâm lược mở rộng lãnh thổ.
Cẩm Vinh cũng truyền bá 《 phong nguyệt lục 》ở Nam Cương, nghe nói tác động tới dân chúng còn lớn hơn nữa. Nam Cương vốn là do các bộ lạc du mục hợp nhất mà thành, căn cơ chưa vững, vừa hợp đã tan.
Mà Bắc Tương, cũng đã xuất hiện cờ hiệu của quân khởi nghĩa, thay trời hành đạo, đòi lại công bằng cho bá tánh.
Từ dân tâm dựng lên chiến loạn, Cẩm Vinh vẫn là lần đầu tiên nhìn thấy, nhưng cũng là kết quả tất nhiên. Có ai muốn làm cá nằm trên thớt mặc cho người làm thịt.
Mong rằng quân chủ đời sau có thể hiểu được dân tâm quan trọng như thế nào, nắm được quyền lực trong tay cũng đừng có quên đi quyền lực của mình là xuất phát từ đâu.
Sau đó không lâu, Cẩm Vinh liền nghe nói công tử như ngọc của Tạ gia bị thương mặt trong chiến loạn, chân cũng không lành lặn, mà muội muội hắn, Cửu hoàng tử phi tương lai cũng không rõ tung tích.
Quân khởi nghĩa ùa vào hoàng cung, Văn Tương Đế bi bá tánh giết chết ngay trên long ỷ.
Khương Châu công chúa ở vội vàng về Nam Cương, trên đường về hoàng cung, bị bá tánh Nam Cương lấy lưỡi hái chém đầu.
Đơn giản là vì con mồi nuôi bên trong khu vực săn bắn Nam Cung công chúa xây dựng, đều là trẻ con nhà bình dân bị bắt nhốt.
Phần mộ Lục gia nhiều thêm hai tòa mộ, trên bia có khắc con gái Lục gia Lục Uyển, cùng cháu ngoại Lục gia.
Là Cẩm Vinh lập cho bọn họ, không viết "Tạ Lục thị" như lệ thường, một là Cẩm Vinh không biết tỷ tỷ nguyên chủ có nguyện ý nhận cái thân phận con dâu Tạ gia này hay không, hai là Tạ gia cũng đã không còn nữa.
Cẩm Vinh thắp một nén nhang cho người Lục gia, đặc biệt tế bái tỷ tỷ nguyên thân còn có cháu trai chưa trào đời, cũng coi như đã báo thù được cho mẹ con họ.
Tế bái xong, Cẩm Vinh đi tìm Huyên Nương, "Cô nương hiện tại có thể trở về tiếp tục đánh đàn."
Khương Châu đã chết, Bắc Tương thay đổi triều đại, Huyên Nương cũng không cần tiếp tục theo Cẩm Vinh trốn đông trốn tây, tránh tai mắt của người đời.
Huyên Nương nhẹ giọng nói: "Ta nguyện làm bạn bên cạnh công tử."
Cẩm Vinh hơi hơi kinh ngạc, chỉ thấy nàng lại ngẩng đầu, con ngươi một mảnh trầm tĩnh, "Ở bên người công tử cũng có thể đánh đàn."
Cẩm Vinh cười cười, "Được."
Ngày thu tháng chín, cỏ xanh trước mộ nhẹ nhàng phiêu diêu,
Cô nương ôm đàn cổ, đi theo thư sinh áo xanh trên đường mòn quanh co.
"Công tử, chúng ta đi đâu?"
"Thiên hạ to lớn, đi nơi nào chả là đi."
Phiên ngoại Huyên Nương
Huyên Nương ban đầu cũng không dùng cái tên này, nàng cũng từng là người có họ, nhưng phụ thân bị hạch tội, cả nhà vào lao ngục, nàng tuổi nhỏ bị đem vào giáo phường tư, cha mẹ cùng huynh trưởng đều chết ở trong đại lao, chỉ còn lại có nàng, lẻ loi một mình ở giáo phường tư, tồn tại.
Cũng may có đàn, thiên phú trác tuyệt giúp nàng tiếp tục sống, còn thoát ly giáo phường tư.
Khi còn ở giáo phường tư đánh đàn, có người nói với Huyên Nương, cha nàng bị vu oan.
Nhưng bị vu thì sao, biết cũng vô dụng, một mình nàng biết cũng vô dụng, không, cho dù nhiều người biết cũng vô dụng, bởi vì kẻ cao cao tại thượng kia nói ngươi có tội, vậy ngươi có tội.
Nàng có thể làm chính là một lần lại một lần đánh đàn, sống sót, tồn tại, trên đời này liền còn có người biết người nhà nàng trong sạch.
Mặc dù là cầm sư nổi danh thiên hạ nhưng ở trong mắt những quý nhân kia, nàng vẫn chỉ là tội nô, như cũ là cỏ rác, thay đổi không được.
Nhưng trên đời này có người đau lòng cho cỏ rác, tỷ như công tử.
Huyên Nương cảm thấy công tử nhà nàng là người tốt nhất trên đời này, bởi vì hắn không chỉ cứu mình, còn cứu rất nhiều người khác nữa. Hành động của công tử, công tử đều không có ý muốn gạt nàng, nàng cũng đều thấy được.
Nàng tôn sùng tài hoa của công tử, càng vui mừng vì tài hoa của công tử có thể giúp được nhiều người như vậy.
Bên trong《 phong nguyệt lục 》 còn có một kiện án oan từ nhiều năm trước, phụ thân nàng Tề Văn Bỉnh không tự mình nuốt hết tai bạc, là hoàng đế cầm bạc sung vào tư khố.
Công tử lại giúp nàng một chuyện nữa, Huyên Nương vừa khóc vừa cười.
Cũng có cổ nhân chỉ trích tác giả 《 phong nguyệt lục 》 nói kẻ này dụng tâm khó lường, ý đồ khiến cho trăm họ lầm than, thiên hạ đại loạn, Huyên Nương hận không thể mắng chết bọn họ, chân chính gây tai họa cho bá tánh là ai, bọn họ còn không rõ sao.
Chính như công tử nói, dân tâm như nước, có thể nâng thuyền, cũng có thể lật thuyền.
Chân chính lật đổ Bắc Tương, là mọi người đồng tâm hiệp lực, dân tâm sức mạnh như thành đồng giáp sắt, là ngọn lửa được bá tánh khắp thiên hạ đốt lên.
Tân triều thành lập, mà công tử cũng phải rời đi.
Huyên Nương muốn làm bạn cạnh công tử, đi đâu cũng được, nơi nào có công tử, đó chính là nơi có nhân nghĩa có công đạo.
Cho dù là mười năm, hai mươi năm, Huyên Nương đều nguyện ý ở bên cạnh công tử.
Đáng tiếc chỉ có vài thập niên, Huyên Nương nhìn dung nhan Lục Cẩm Vinh như cũ không thay đổi, trong lòng hiểu rõ.
Nếu có kiếp sau, Huyên Nương nguyện ý tiếp tục làm bạn bên cạnh công tử.
Cẩm Vinh cũng đã lâu không tận mắt chứng kiến một người già đi rồi lụi tàn với cát bụi, trong lòng sinh ra bi thương. Cho dù giúp Huyên Nương kéo dài mệnh tàn thì sao, trăm năm, ngàn năm, có thể kéo dài bao lâu? Cẩm Vinh cũng không biết bản thân sẽ ở thế giới này đến lúc nào, có lẽ một ngày nào đó cô sẽ rời đi, mà Huyên Nương, nàng có luân hồi của chính mình.
Kiếp sau, chỉ mong nàng sẽ hạnh phúc an khang, giống như một chữ Huyên trong tên nàng.
Huyên, linh nhân vong ưu thảo dã.
*Huyên, cỏ cong ưu, ở Trung Quốc người ta coi là loại cỏ có thể khiến người ta quên đi ưu phiền.
Tân triều bắc khải đã thành lập mấy chục năm, nhưng mà sách sử đều ghi lại loạn phong nguyệt của tiền triều, phong nguyệt hai chữ này đúng là lấy từ 《 phong nguyệt lục 》, cuốn kỳ thư ở tiền triều từng bị coi là sách cấm một thời gian, sở dĩ chỉ bị cấm một thời gian, đó là bởi vì không bao lâu, tiền triều đã bị bá tánh khởi nghĩa tiêu diệt.
Một quyển sách lại có thể lật đổ một triều đại trăm năm, nghe đúng là rất khó tin. Nhưng không ai không công nhân phong nguyệt lục chính là đại diện cho dân tâm, điểm này thôi cũng đủ để lật đổ hết thảy, hủy diệt một vương triều.
Sau khi tân triều thành lập, cũng không dám cấm quyển sách này, bởi vì địa vị của nó ở trong lòng bá tánh, dân thường từng nhà đều cất một quyển, chính là muốn nói cho tân vương triều, sẽ luôn có người nhìn chằm chằm hành động của bọn họ, tùy thời sáng tác tân 《 phong nguyệt lục 》.
Bắc khải hoàng đế cũng là có tiếng cần chính, trọng dân tâm, vậy cũng nhắc nhở chính mình, nhắc nhở con cháu, đặt một quyển 《 phong nguyệt lục 》cũ kỹ ở sau điện Thái Hòa.
Mất đi dân tâm, kết cục sẽ như hoàng thất hiển quý đời trước.
Thái Tử Nguyên Thuần phiên phỏng chế phong nguyệt lục, hỏi thái phó, "Sẽ là người nào viết nên《 phong nguyệt lục 》?"
Thái phó vuốt râu dài, "Nhất định là một vị kỳ nhân lòng mang chính nghĩa."
Thái Tử Nguyên Thuần thở dài nói, "Đáng tiếc Thái Tổ gia gia kiến triều, không thể mời đến vị kỳ nhân này."
Thái phó lắc lắc đầu, có thể viết ra văn chương vạch trần bất công trong thiên hạ, sao có thể sẽ nguyện ý phục vụ hoàng quyền? Xem ra Thái Tử vẫn còn chưa hiểu được nhiều thứ.
Nghĩ xong liền bắt đầu giảng bài, Thái Tử Nguyên Thuần cũng ngồi nghiêm chỉnh, phụ hoàng dạy phải tôn sư trọng đạo, ở học đường không ứng luận quân thần.
Chỉ nghe thái phó chậm rì rì, "Thái Tử, hôm nay chúng ta giảng luật pháp, luận tiền triều và kim triều, luật pháp nghiêm minh,......"
Tác giả có lời muốn nói: Kỳ thật lúc Cẩm Vinh làm hoàng đế, vẫn luôn yêu dân như con
Lục Cẩm Vinh trong lòng Huyên Nương, là bị điểm tô biến đẹp gấp n lần
_____
-hoàn thế giới 15-
[04.08.20 kết thúc thế giới thứ mười lăm, 9100 chữ]
chương này 111 vote có chương tiếp
Bình luận truyện