Bà Nhóc Già Nhà Tử Thần
Chương 55: Ba ngủ rồi
Bên ngoài phòng ngủ của Kim Sân chính là vườn trái cây. Sáng sớm, tiếng chim hót ríu rít vọng vào, thần nhét con thỏ tai dài vào lòng con trai trở lại, đắp chăn cẩn thận cho anh.
Trong phòng vẫn tối lờ mờ, thần vung tay lên, rèm tự động dạt ra hai bên, ánh mặt trời tràn vào khắp phòng.
Ngoài cửa vang lên tiếng gõ “cộc cộc cộc”.
“Ba ơi ba, dậy đi thôi, dậy ăn sáng nào!”
Thần lên tiếng đáp lại: “Chúc Chúc, ba con nói chưa muốn dậy, còn muốn ngủ thêm lát nữa.”
Bà cụ Hồ đẩy cửa ra, thò đầu vào, mái tóc xoăn rối bù như tổ quạ. Thần vừa nhìn thấy đầu tóc của cháu gái là lập tức hiểu ngay tại sao con bé cảm thấy tóc dài không tiện, ảnh hưởng đến công việc, ảnh hưởng đến cuộc sống.
Trên tay còn cầm cây lược, bà cụ đi vào phòng, nắm tay ba mình, hỏi: “Ba ơi, sao ba còn chưa dậy chứ?”
Kim Sân vẫn nhắm mắt, im lặng nằm đó, tuy nhiên tay thì đã ấm hơn.
Bà đẩy đẩy anh mấy cái, nghiêm túc nói: “Ba ơi, dậy thôi nào, đến giờ ăn sáng rồi!”
Thần ở bên cạnh đứng nhìn, cảm thấy cứ thế này cũng không phải là cách. Ông nghĩ ngợi rồi nói: “Chúc Chúc, ông nội muốn nói với con một chuyện, con không được hoảng nhé.”
Bà đặt chiếc lược vào tay ba mình, quay qua hỏi: “Chuyện gì ạ?”
Thần do dự một chút rồi nói: “Gần đây ba con mệt quá nên phải ngủ thêm một thời gian nữa mới thức dậy.”
Bà cụ Hồ ngẩn ra, khuôn mặt đang cười hề hề lập tức cứng lại.
Thần vội vàng nói tiếp: “Nhưng ba con không sao, chỉ cần ngủ một thời gian thôi. Dạo trước ba con ngủ ít quá, bây giờ ba nó về rồi nên nó có thể ngủ một giấc ngon lành.”
Bà lão đỏ ửng mắt, quay qua nhìn ba mình, nhẹ nhàng đẩy đẩy: “Ba ơi ba?”
Thần tiếp tục nói: “Thật mà, không sao đâu, 10 ngày nữa, 10 ngày nữa thôi là ba con sẽ thức dậy.”
Bà cụ Hồ quay qua nhìn ông nội: “Ông nội à, ông không được gạt con đâu đấy.”
Thần thở phào. Con bé chịu nghe là được. Ông vội nói tiếp: “Đương nhiên là ông nội sẽ không gạt con. Đợi 10 ngày nữa thôi là ba con sẽ thức dậy.”
Thần lấy cây lược từ trong tay Kim Sân. “Đi thôi, chúng ta ra ngoài để ba con ngủ. Hôm nay ông nội chải tóc cho con, chải kiểu tóc đẹp nhất nhé, lên trường các bạn nhìn thấy đều phải ồ lên là tóc của Chúc Chúc đẹp quá hà!”
Thần bắt chước y hệt giọng điệu của trẻ con.
Thế nhưng bà cụ Hồ vẫn không có chút hứng thú, ngay cả mái tóc đẹp mà bà thích nhất cũng không thể làm bà vui được. Bà nghĩ ngợi rồi nói: “Hôm nay con có thể không đi học không ạ?”
Thần lập tức nảy ra ý tưởng hay, vội nói: “Nếu hôm nay con không đi học thì ai mang cherry về cho ba con?”
Bà nghĩ lại. Cũng phải ha. Vì thế bà ủ rũ cúi mái đầu bù xù đi ra ngoài, lòng hụt hẫng.
Không thể vui nổi.
Thần muốn làm bà vui hơn nên lấy lược tới chải tóc cho bà. Đang chuẩn bị tết cho bà mái tóc đẹp nhất thì lược bị kẹt lại, không chải được nữa.
Tóc bà cụ Hồ vừa mảnh vừa xoăn, bây giờ lại dài, lúc ngủ bà thích ngọ nguậy nên không ít chỗ tóc bị rối thắt lại.
Thần chỉ có thể cẩn thận dùng thần lực của mình để gỡ mái tóc rối bù này ra.
Lúc ông cụ Hồ thức dậy bèn nhìn thấy ông nội đang sửa sang đầu tóc cho Chúc Chúc, mái tóc tự động gỡ rối.
Ông cụ Hồ lập tức nhớ lại lời Kim Sân từng nói: chăm trẻ con nên tự tay làm vẫn hơn.
Kim Sân rất hiếm khi dùng thần lực để giúp Chúc Chúc làm gì, phần lớn đều tự tay làm.
Lần này ông cụ Hồ thật sự hiểu lầm thần rồi. Thần cũng rất muốn tự mình chải tóc cho cháu gái, ngặt nỗi việc này khó và mất thời gian quá, có khi còn làm đau da đầu nên mới dùng cách gian lận này.
May mà cuối cùng cũng chải xong, thần bắt đầu tự tay tết tóc cho cháu gái.
Tối hôm qua lúc ông chải tóc cho Chúc Chúc, con bé không ngừng ríu ra ríu rít, bây giờ cháu gái không nói nữa nên thần phải chủ động bắt chuyện: “Chúc Chúc, các bạn trong trường con có hòa đồng không?”
Bà cụ Hồ đang suy nghĩ chuyện gì đó, nghe ông nội hỏi thì ngẩng đầu lên, nói với vẻ mệt mỏi: “Hòa đồng ạ.”
“Vậy bạn thân nhất của con là ai?”
“Tùng Tùng.”
“Sáng nay con muốn ăn gì nào?”
“Uống sữa thôi.”
Ông cụ Hồ đã nhận ra điều không ổn. Ông đưa mắt nhìn thần, thần cũng nhìn ông. Ông lập tức hiểu ý, do dự một chút rồi chuẩn bị đợi bà chủ động nói chuyện với mình.
Trên đường đến trường, bà cụ Hồ cũng không vui vẻ như trước, kia. Bà ngoan ngoãn nắm tay ông nội đi trên con đường cầu vồng. Trước kia bà luôn nói tíu tít, bây giờ thì…
“Tiểu Chúc Chúc, đây là lần đầu tiên ông nội nhìn thấy con đường đẹp thế này đấy.”
Bà cụ Hồ ừm một tiếng.
“Tiểu Chúc Chúc, con nhìn xem, bên kia có một khu vui chơi kìa. Chiều tan học về con có muốn vào chơi không?”
“Không ạ. Con muốn về nhà.”
Cả quãng đường đều là một hỏi một trả lời như vậy. Thần rất kiên nhẫn, dù bà cụ Hồ có trả lời thế nào thì vẫn tiếp tục hỏi.
Lúc ba người vừa đến cổng trường, thần nhận được một tin nhắn.
Ông trả lời: “Đang đưa cháu nội đi học, nửa tiếng nữa tới.”
Thần đưa cháu gái cháu rể vào trường, xác định an toàn rồi mới buông tay bà cụ Hồ ra. Thấy cháu gái cúi đầu, không biết đang nghĩ gì hay đang không vui, ông ngồi xuống, trịnh trọng đảm bảo: “Đợi thêm 10 ngày, 10 ngày nữa thôi là ba con sẽ thức dậy. Đến lúc đó ba sẽ chơi với Chúc Chúc được không?”
Bà gật đầu: “Dạ.”
Ông cụ Hồ dắt tay bà, nói: “Chúng ta vào lớp thôi. Tạm biệt ông nội.”
Bà cụ Hồ: “Tạm biệt ông nội.”
Thần nhìn cháu gái cháu rể đi vào hẳn rồi mới ra về.
Bà cụ Hồ giẳng tay khỏi tay chồng, thò tay vào túi áo khoác của ông, hỏi nhỏ: “Anh Thừa Khiếu, trong túi áo anh có gì không?”
Ông cụ Hồ trả lời: “Có.”
Bà đã lấy chúng ra. “Đây là thuốc thông minh của em, đây là khăn tay, đây là cái gì?”
“Đây là ví tiền.” Ông đáp.
Bà nghĩ ngợi rồi nghiêm túc nói: “Anh Thừa Khiếu, anh giúp em một việc được không?”
Ông xoa đầu bà với vẻ cưng chiều. “Em nói đi.” Ông đột nhiên ý thức được lúc nãy trên đường bà không muốn nói chuyện là gì đang suy nghĩ chuyện gì đó.
Bà nói: “Lát nữa lúc ăn cơm trưa, túi anh đừng bỏ mấy cái này được không? Em có vài thứ muốn nhờ anh bỏ giúp vì túi của em bỏ không hết.”
Bà đã nói đến đây, đương nhiên ông biết bà định bỏ gì. Ông không nói với bà là có thể ra ngoài mua. Trong thời gian Kim Sân hôn mê, phải để cho bà có việc gì làm thì mới không hoảng loạn.
Chỉ sau một tiết học, bà lão bác sĩ thẩm mỹ đã biết ba của bà cụ Hồ “đã ngủ say”, phải 10 ngày nữa mới thức dậy. Bà thầm giật mình, có một dự cảm không lành. Hiện tượng “ngủ” này không biết có như bà nghĩ không. Nếu đúng như bà nghĩ thì quả là tàn nhẫn với em Chúc Chúc.
Bà cụ Hồ không biết những gì bà lão bác sĩ đang nghĩ, chỉ giơ tay lên, vừa tính ngày vừa nói: “10 ngày.”
Bà lão bác sĩ nghe thế thì lòng nhói lên, đầu bà lập tức nghĩ đến những chuyện trước kia. Những cảm xúc mạnh mẽ cất giấu tại một nơi xa xăm bỗng ùa về, thoáng chốc đã vây lấy bà khiến mọi thứ xung quanh như trở nên ảm đạm hơn.
Bà cụ Hồ vẫn đang nghĩ làm thế nào để lấy cherry. Hôm qua bà còn nhìn thấy những quả dâu tây chín mọng, hay là cũng mang về cho ba một ít nhỉ? Dâu tây nhà họ trồng còn chưa ra quả. Hôm qua ba đã ăn cherry mất rồi nên hôm nay lấy thêm nhiều một chút, tối ba thức dậy còn có cái mà ăn.
Bà lão bác sĩ bên cạnh kéo tay bà cụ Hồ, nói với giọng đau thương. “10 ngày rồi, anh ta sẽ không trở về.”
Bà cụ Hồ vốn đang cầm điện thoại muốn gọi xem ba đã dậy hay chưa, ai ngờ bị bà lão bác sĩ kéo tay nên không thể gọi được.
Bà lão bác sĩ nước mắt đầm đìa, nói: “Chỉ 100 ngàn thôi mà, đừng gọi cảnh sát, cứ coi như mình đóng tiền ngu vậy.”
Trong phòng vẫn tối lờ mờ, thần vung tay lên, rèm tự động dạt ra hai bên, ánh mặt trời tràn vào khắp phòng.
Ngoài cửa vang lên tiếng gõ “cộc cộc cộc”.
“Ba ơi ba, dậy đi thôi, dậy ăn sáng nào!”
Thần lên tiếng đáp lại: “Chúc Chúc, ba con nói chưa muốn dậy, còn muốn ngủ thêm lát nữa.”
Bà cụ Hồ đẩy cửa ra, thò đầu vào, mái tóc xoăn rối bù như tổ quạ. Thần vừa nhìn thấy đầu tóc của cháu gái là lập tức hiểu ngay tại sao con bé cảm thấy tóc dài không tiện, ảnh hưởng đến công việc, ảnh hưởng đến cuộc sống.
Trên tay còn cầm cây lược, bà cụ đi vào phòng, nắm tay ba mình, hỏi: “Ba ơi, sao ba còn chưa dậy chứ?”
Kim Sân vẫn nhắm mắt, im lặng nằm đó, tuy nhiên tay thì đã ấm hơn.
Bà đẩy đẩy anh mấy cái, nghiêm túc nói: “Ba ơi, dậy thôi nào, đến giờ ăn sáng rồi!”
Thần ở bên cạnh đứng nhìn, cảm thấy cứ thế này cũng không phải là cách. Ông nghĩ ngợi rồi nói: “Chúc Chúc, ông nội muốn nói với con một chuyện, con không được hoảng nhé.”
Bà đặt chiếc lược vào tay ba mình, quay qua hỏi: “Chuyện gì ạ?”
Thần do dự một chút rồi nói: “Gần đây ba con mệt quá nên phải ngủ thêm một thời gian nữa mới thức dậy.”
Bà cụ Hồ ngẩn ra, khuôn mặt đang cười hề hề lập tức cứng lại.
Thần vội vàng nói tiếp: “Nhưng ba con không sao, chỉ cần ngủ một thời gian thôi. Dạo trước ba con ngủ ít quá, bây giờ ba nó về rồi nên nó có thể ngủ một giấc ngon lành.”
Bà lão đỏ ửng mắt, quay qua nhìn ba mình, nhẹ nhàng đẩy đẩy: “Ba ơi ba?”
Thần tiếp tục nói: “Thật mà, không sao đâu, 10 ngày nữa, 10 ngày nữa thôi là ba con sẽ thức dậy.”
Bà cụ Hồ quay qua nhìn ông nội: “Ông nội à, ông không được gạt con đâu đấy.”
Thần thở phào. Con bé chịu nghe là được. Ông vội nói tiếp: “Đương nhiên là ông nội sẽ không gạt con. Đợi 10 ngày nữa thôi là ba con sẽ thức dậy.”
Thần lấy cây lược từ trong tay Kim Sân. “Đi thôi, chúng ta ra ngoài để ba con ngủ. Hôm nay ông nội chải tóc cho con, chải kiểu tóc đẹp nhất nhé, lên trường các bạn nhìn thấy đều phải ồ lên là tóc của Chúc Chúc đẹp quá hà!”
Thần bắt chước y hệt giọng điệu của trẻ con.
Thế nhưng bà cụ Hồ vẫn không có chút hứng thú, ngay cả mái tóc đẹp mà bà thích nhất cũng không thể làm bà vui được. Bà nghĩ ngợi rồi nói: “Hôm nay con có thể không đi học không ạ?”
Thần lập tức nảy ra ý tưởng hay, vội nói: “Nếu hôm nay con không đi học thì ai mang cherry về cho ba con?”
Bà nghĩ lại. Cũng phải ha. Vì thế bà ủ rũ cúi mái đầu bù xù đi ra ngoài, lòng hụt hẫng.
Không thể vui nổi.
Thần muốn làm bà vui hơn nên lấy lược tới chải tóc cho bà. Đang chuẩn bị tết cho bà mái tóc đẹp nhất thì lược bị kẹt lại, không chải được nữa.
Tóc bà cụ Hồ vừa mảnh vừa xoăn, bây giờ lại dài, lúc ngủ bà thích ngọ nguậy nên không ít chỗ tóc bị rối thắt lại.
Thần chỉ có thể cẩn thận dùng thần lực của mình để gỡ mái tóc rối bù này ra.
Lúc ông cụ Hồ thức dậy bèn nhìn thấy ông nội đang sửa sang đầu tóc cho Chúc Chúc, mái tóc tự động gỡ rối.
Ông cụ Hồ lập tức nhớ lại lời Kim Sân từng nói: chăm trẻ con nên tự tay làm vẫn hơn.
Kim Sân rất hiếm khi dùng thần lực để giúp Chúc Chúc làm gì, phần lớn đều tự tay làm.
Lần này ông cụ Hồ thật sự hiểu lầm thần rồi. Thần cũng rất muốn tự mình chải tóc cho cháu gái, ngặt nỗi việc này khó và mất thời gian quá, có khi còn làm đau da đầu nên mới dùng cách gian lận này.
May mà cuối cùng cũng chải xong, thần bắt đầu tự tay tết tóc cho cháu gái.
Tối hôm qua lúc ông chải tóc cho Chúc Chúc, con bé không ngừng ríu ra ríu rít, bây giờ cháu gái không nói nữa nên thần phải chủ động bắt chuyện: “Chúc Chúc, các bạn trong trường con có hòa đồng không?”
Bà cụ Hồ đang suy nghĩ chuyện gì đó, nghe ông nội hỏi thì ngẩng đầu lên, nói với vẻ mệt mỏi: “Hòa đồng ạ.”
“Vậy bạn thân nhất của con là ai?”
“Tùng Tùng.”
“Sáng nay con muốn ăn gì nào?”
“Uống sữa thôi.”
Ông cụ Hồ đã nhận ra điều không ổn. Ông đưa mắt nhìn thần, thần cũng nhìn ông. Ông lập tức hiểu ý, do dự một chút rồi chuẩn bị đợi bà chủ động nói chuyện với mình.
Trên đường đến trường, bà cụ Hồ cũng không vui vẻ như trước, kia. Bà ngoan ngoãn nắm tay ông nội đi trên con đường cầu vồng. Trước kia bà luôn nói tíu tít, bây giờ thì…
“Tiểu Chúc Chúc, đây là lần đầu tiên ông nội nhìn thấy con đường đẹp thế này đấy.”
Bà cụ Hồ ừm một tiếng.
“Tiểu Chúc Chúc, con nhìn xem, bên kia có một khu vui chơi kìa. Chiều tan học về con có muốn vào chơi không?”
“Không ạ. Con muốn về nhà.”
Cả quãng đường đều là một hỏi một trả lời như vậy. Thần rất kiên nhẫn, dù bà cụ Hồ có trả lời thế nào thì vẫn tiếp tục hỏi.
Lúc ba người vừa đến cổng trường, thần nhận được một tin nhắn.
Ông trả lời: “Đang đưa cháu nội đi học, nửa tiếng nữa tới.”
Thần đưa cháu gái cháu rể vào trường, xác định an toàn rồi mới buông tay bà cụ Hồ ra. Thấy cháu gái cúi đầu, không biết đang nghĩ gì hay đang không vui, ông ngồi xuống, trịnh trọng đảm bảo: “Đợi thêm 10 ngày, 10 ngày nữa thôi là ba con sẽ thức dậy. Đến lúc đó ba sẽ chơi với Chúc Chúc được không?”
Bà gật đầu: “Dạ.”
Ông cụ Hồ dắt tay bà, nói: “Chúng ta vào lớp thôi. Tạm biệt ông nội.”
Bà cụ Hồ: “Tạm biệt ông nội.”
Thần nhìn cháu gái cháu rể đi vào hẳn rồi mới ra về.
Bà cụ Hồ giẳng tay khỏi tay chồng, thò tay vào túi áo khoác của ông, hỏi nhỏ: “Anh Thừa Khiếu, trong túi áo anh có gì không?”
Ông cụ Hồ trả lời: “Có.”
Bà đã lấy chúng ra. “Đây là thuốc thông minh của em, đây là khăn tay, đây là cái gì?”
“Đây là ví tiền.” Ông đáp.
Bà nghĩ ngợi rồi nghiêm túc nói: “Anh Thừa Khiếu, anh giúp em một việc được không?”
Ông xoa đầu bà với vẻ cưng chiều. “Em nói đi.” Ông đột nhiên ý thức được lúc nãy trên đường bà không muốn nói chuyện là gì đang suy nghĩ chuyện gì đó.
Bà nói: “Lát nữa lúc ăn cơm trưa, túi anh đừng bỏ mấy cái này được không? Em có vài thứ muốn nhờ anh bỏ giúp vì túi của em bỏ không hết.”
Bà đã nói đến đây, đương nhiên ông biết bà định bỏ gì. Ông không nói với bà là có thể ra ngoài mua. Trong thời gian Kim Sân hôn mê, phải để cho bà có việc gì làm thì mới không hoảng loạn.
Chỉ sau một tiết học, bà lão bác sĩ thẩm mỹ đã biết ba của bà cụ Hồ “đã ngủ say”, phải 10 ngày nữa mới thức dậy. Bà thầm giật mình, có một dự cảm không lành. Hiện tượng “ngủ” này không biết có như bà nghĩ không. Nếu đúng như bà nghĩ thì quả là tàn nhẫn với em Chúc Chúc.
Bà cụ Hồ không biết những gì bà lão bác sĩ đang nghĩ, chỉ giơ tay lên, vừa tính ngày vừa nói: “10 ngày.”
Bà lão bác sĩ nghe thế thì lòng nhói lên, đầu bà lập tức nghĩ đến những chuyện trước kia. Những cảm xúc mạnh mẽ cất giấu tại một nơi xa xăm bỗng ùa về, thoáng chốc đã vây lấy bà khiến mọi thứ xung quanh như trở nên ảm đạm hơn.
Bà cụ Hồ vẫn đang nghĩ làm thế nào để lấy cherry. Hôm qua bà còn nhìn thấy những quả dâu tây chín mọng, hay là cũng mang về cho ba một ít nhỉ? Dâu tây nhà họ trồng còn chưa ra quả. Hôm qua ba đã ăn cherry mất rồi nên hôm nay lấy thêm nhiều một chút, tối ba thức dậy còn có cái mà ăn.
Bà lão bác sĩ bên cạnh kéo tay bà cụ Hồ, nói với giọng đau thương. “10 ngày rồi, anh ta sẽ không trở về.”
Bà cụ Hồ vốn đang cầm điện thoại muốn gọi xem ba đã dậy hay chưa, ai ngờ bị bà lão bác sĩ kéo tay nên không thể gọi được.
Bà lão bác sĩ nước mắt đầm đìa, nói: “Chỉ 100 ngàn thôi mà, đừng gọi cảnh sát, cứ coi như mình đóng tiền ngu vậy.”
Bình luận truyện