Bảy Ngôi Làng Ma

Chương 5: Ngôi làng thứ tư - Lòng gian trá



Vào một đêm mưa gió, một chiếc Toyota màu trắng đỗ trước cửa nhà Hồ Tử. Đào Tử xuống xe, đội cả mưa chạy vào nhà. Suốt cả chiều hôm đó, Đào Tử đã gọi điện cho bạn đồng nghiệp - Hồ Tử cả mấy trăm lần, nhưng cả trăm lần đều chỉ nghe trả lời "số điện thoại này đang tạm khoá, xin quý khách vui lòng gọi lại sau". Đào thấy hối hận vì đã không ngăn cản kịp thời người bạn nhỏ này.

Lòng hiếu kỳ là một bộ phận cấu thành của đặc tính các phóng viên. Nhưng hiếu kỳ quá độ đã mang lại vết thương chí mạng của Hồ Tử.
Một vệt sáng xé toang bầu trời đêm tiếp theo là tiếng nổ rung trời, tiếng sấm, ánh điện chớp soi sáng cả hành lang cầu thang khu chung cư. Đào Tử thấy tim mình giật thót, một dự cảm bất thường chụp xuống hồn cô. Trước khi đi làm, Đào Tử gọi điện trước cho toà soạn, bên phòng biên tập bảo Hồ Tử đi phỏng vấn rồi không thấy trở về nữa.

Tiếng bước chân lê dài trên cầu thang, Đào Tử đi một mạch lên đến tầng sáu, tầng có nhà chung cư của Hồ Tử, gõ cửa gọi: "Cậu Tử ơi, cậu có nhà không? Tôi - Đào Tử đồng nghiệp của cậu đây."

Tiếng gọi và tiếng gõ cửa chỉ được trả lời bằng sự im lặng của căn phòng trống. May thay, bên cửa đối diện có bà lão gầy nhỏ đi ra, đôi mắt mờ đục dán vào Đào Tử nói nhi nhí trong miệng: "Cô gái, cô tìm cậu Hồ Tử à? Cậu ta thường để chìa khoá dưới nệm lau chân trước cửa phòng, cô tìm thử xem, tiện thể xem cậu ta có ốm đau gì đang nằm trong đó không"
Bà lão cứ nhìn chằm chằm khiến Đào không được tự nhiên, cô trách thầm, "cậu Hồ Tử này, sao bất cẩn đến thế, chìa khoá nhà để chỗ mà hàng xóm ai cũng biết!".

Đúng như lời bà lão đoán, quả nhiên Đào tìm ra chiếc chìa khoá ngay dưới tấm nệm lau chân trước cửa phòng. Đào cảm ơn bà lão rồi mở cửa phòng ra. Hồ Tử là một người tự lập, một mình thuê phòng trọ, Đào còn nhớ, Hồ Tử là người vùng khác đến đây học, sau khi tốt nghiệp, xin được vào toà soạn làm báo rồi thuê phòng ở lại đây luôn.

Trước đây, Đào từng đến nhà Hồ Tử cùng với mấy người trong ban biên tập, nhưng đối diện với căn nhà này lại lần nữa Đào vẫn thấy không quen, vì trong phòng quá tối, Đào lần ra công tắt rồi bật đèn lên. Ánh sáng đột ngột loé lên giữa cái tối từ nãy giờ khiến thị giác Đào chưa thích ứng được với ánh sáng.

Đào nhìn quanh căn phòng một lượt, phòng khách trống trãi không người, chỉ có một phòng ngủ cửa vẫn không đóng nhưng cứ để hé cũng không phải mở. Đào đi đến định mở cửa ra. Khi cô vừa đưa tay ra mở, cô thấy tay mình run mạnh, cảnh tượng hãi hùng cô vừa thấy lúc trưa trong bồn tắm lại hiện ra ngay trước mặt cô.

Hít sâu mấy hơi, cô tự lấy dũng khí rồi đẩy cửa ra.

Khi thấy Hồ Tử đang ngồi trước bàn làm việc hí huáy viết bài thì cô như nhẹ cả người. Nhưng một lúc sau, cô thấy có điều gì là lạ, vì khi biết Đào đến Hồ Tử vẫn không có chút biểu hiện gì. Cậu ta ngồi trước bàn làm việc như pho tượng, không cử động nào.
- Này cậu Hồ Tử, cậu không nghe thấy gì à?
Hồ Tử vẫn ngồi yên bất động.

Tay cầm cây bút, ánh đèn rọi xuống nửa khuôn mặt khiến người nhìn thấy cậu ta có vẻ ghê sợ. Ngoài cửa, Đào Tử tiến dần vào phòng đến chỗ Hồ Tử, đưa cánh tay run run lên mũi Hồ Tử. "Chẳng lẽ cậu ta chết rồi?" Đào tự hỏi. Không nhịn được, Đào muốn chứng minh xem sao cái dự cảm của mình... Nhưng khi thấy vẫn có chút hơi thở yếu ớt, Đào Tử bật khóc. "Tốt quá, thế là cậu không sao cả, cậu vẫn còn sống" Đào Tử nói.

Nói xong, nhanh như con sóc, Đào gọi điện 120 cấp cứu... Mấy phút ngay sau đó, tiếng còi xe cứu thương vang ầm trước căn hộ chung cư, mấy nhân viên cứu thương mang băng lên khiêng cái thân đang đờ ra của cậu Tử, trong lúc đó, Đào vô tình xem lướt mấy dòng trong cuốn sổ trên bàn, đúng hơn là Hồ Tử đã mất hết ý thức trong tư thế viết bài.

Không còn thời gian nghĩ nhiều nữa, Đào cầm cuốn sổ ghi chép lên, rồi chạy thẳng đến bệnh viện.

Đứng ngoài phòng cấp cứu, Đào lật cuốn sổ công tác của Hồ Tử ra đọc, nét chữ cứng cỏi có lực, đúng là chữ của Hồ Tử.
Đào Tử ngồi trên ghế đợi trong hành lang bệnh viện, chăm chú đọc cuốn sổ công tác, đó là mấy dòng chữ của Hồ Tử viết cho Đào Tử khi còn tĩnh táo.

"Sư tỷ, không biết khi chị lật cuốn sổ này ra thì em đã như thế nào rồi. Thật xin lỗi chị vì đã không nghe lời khuyên của chị, vẫn chơi "bảy ngôi làng ma". Điều đáng ân hận là em đã không thể mang hình vẽ trong trò chơi ra cho chị xem chỉ viết lại những cảnh tượng đó qua ký ức mà thôi. Bất luận thế nào em vẫn muốn chị xem hết những gì mà em viết sau đây."

Mắt Đào bỗng giật giật, cô buồn cho Hồ Tử vì cậu ta đã không tự lượng sức mình, rõ ràng đã khuyên cậu ta không nên chơi trò chơi đó, nhưng cuối cùng cũng bị cuốn hút vào vòng xoáy đó. Dù thế nào đi nữa thì cô vẫn phải đọc cho xong cuốn sổ này, nội dung trong cuốn sổ ghi:

Tôi không phải là người tốt, có thể nhìn thấy điều đó qua khuôn mặt của tôi. Tôi có một khuôn mặt mà diện tích của phần có râu chiếm nhiều hơn phần da mặt nên mọi người gọi tôi là "anh râu quai nón".

Tôi đã từng ăn cắp xe hon da, rồi dùng chính chiếc xe đó làm phương tiện cướp giật, có tiền rồi đi kiếm gái chơi, chơi chán xong lại tiện tay dắt dê, lấy luôn đồ trang sức và túi xách của các cô gái đó. Trong túi xách đó có một điện thoại di động và một cuốn nhật ký. Chủ nhân của cuốn nhật ký đó cho dù tôi có đi cùng trời cuối đất cũng không tìm ra, tôi chỉ biết đó là một trong những quan viên cao cấp nhất của tỉnh, hắn là một gã cáo già, một tay đã che được cả bầu trời.

Trong cuốn nhật ký đó đúng ra không phải là cuốn nhật ký mà là ghi chép những khoản tiền thu được bao nhiêu, dùng vào việc gì, biếu cấp trên bao nhiêu, ai nợ và đã nợ ai... đại khái cuốn nhật ký này cô gái kia đã đánh cắp của người chủ nhân của nó trong một lần hắn mua dâm. Tôi là người xấu, tôi biết cuốn sổ này mà vào tay tôi thì mọi chuyện sẽ sục sôi lên, tôi sẽ bị nhiều xui xẻo. Mấy hôm sau đó, cô gái kia đột nhiên chết, người âm thầm theo dõi chuyện này là tôi cũng không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ trốn.

Cũng may tôi có người "đồng đãng" là một tên sành sỏi trong khâu vượt biên trái phép, nhờ anh đấy thu xếp cho tôi sang Hàn Quốc. Tên trùm sỏ sau lưng người đồng đảng tôi tên là Khâu Lão Tứ, năm nay đã ngoài năm mươi, là một người gầy ốm, khuôn mặt trông hung ác, ánh mắt sắt lẽm ghê người, lại thêm cái vết sẹo sâu hoắm to đùng sau đuôi mắt, khiến người ta không ai dám đến gần.

Cùng tôi vượt biên còn có năm tên khác, bốn trai một gái, bọn họ đều dấu tên, không cho ai biết, chỉ biết biệt hiệu của bọn chúng thôi: Một đứa tên là Thư Sinh, hắn ta gầy gò trông rất thư sinh, mắt đeo kính cận; một thằng tên là Dầu Mỡ, hắn ta là một đầu bếp; hai tên còn lại là hai anh em, đứa nào cũng cao to rắn chắc, Khâu Lão Tứ thường đùa với bọn chúng là có phải đi Hàn Quốc để làm đĩ đực?! Ngoài ra còn có một người con gái duy nhất tên là Phong Vận Đan, nghe cái biệt hiệu của cô ta cũng đoán biết được nhan sắc.

Cô ta quả sắc nước hương trời, bộ ngực nở nang săn chắc là nơi Khâu Lão Tứ "bôi dầu" nhiều nhất.

Qua mấy hôm lên xe xuống xe đổi tuyến, chúng tôi đến một ngôi làng nhỏ trong núi, đây là một ngôi làng hẻo lánh ven biển của tỉnh Sơn Đông, là nơi tập kết vượt biên. Cả ngôi làng chỉ có năm sáu nhà lụp xụp sau làn cây xanh um, mỗi nhà cách nhau rất xa, kiểu dáng nhà ở cũng sơ sài cổ quái không ra thể thống nào cả, hình như chỉ cần đẩy nhẹ tay cũng đủ làm chúng sập xuống.

Lạ nhất là các ngôi nhà đó, dù cách nhau khá xa nhưng đều xoay mặt về một cái miễu, ngôi miễu này rộng khoảng hơn năm nghìn mét vuông. Thật tôi không thể nào hiểu được, trong ngôi làng nhỏ tí tẹo bên rừng cao bên biển sâu này sao lại có ngôi miễu lớn đến thế. Tôi chú ý đến ngôi miễu này, nhìn vào nơi thờ phụng tí nữa tôi té ngã bởi cách thờ phụng những thứ tà môn tả đạo. Mấy cái ống khói của mấy nhà trong thôn vẫn toả ra, chúng tôi ngửi thấy mùi thịt nướng, cái cảm giác đói không mời mà đến, cậu Thư Sinh không nhịn được nói: "Tốt quá bọn ta có thể mua ít đồ gì đó ở đây để ăn rồi, cứ chén một trận no nê rồi lên thuyền cũng chưa muộn."

Khâu Lão Tứ nghiêm giọng nói: "Không được ở lại đây, ăn nhiều rồi lên tàu cũng nôn ra cả thôi"

Đi xuyên hết ngôi làng, hễ gặp dân làng ai cũng mỉm miệng cười thay lời chào rồi cúi đầu tiếp tục công việc của mình. Cái kiểu chào đó khiến tôi thấy lạ. Phong Vận Đan đi theo sau Lão Tứ, vừa đi vừa đánh mông tành tạch nói: "lạ thật, trong làng này không nghe tiếng chó sủa"
Thằng Béo mặt mày hớn hở nói: "Có phải người đẹp muốn ăn thịt chó không? Đợi đến khi qua được Hàn Quốc tôi sẽ cho cô ăn món chó nướng cả con..."

Khâu Lão Tứ bỗng quay đầu lại, hạ giọng trầm nói rất oai: "Câm mồm".
Trong suốt chặng đường, Lão Tứ luôn luôn khách khí lễ độ, chưa hề có biểu hiện như bây giờ, Thằng Béo lập tức ngoan ngoãn nghe theo, không nói gì nữa. Tôi luôn cảm thấy Lão Tứ có cái vẻ bên ngoài ghê gớm nhưng trong lòng mềm mỏng, hình như ông ta đang lo sợ điều gì đó.

Người đi cứ hết đợt này đến đợt khác, họ cứ tiến lên... bên tai chỉ nghe tiếng bước chân lịch bịch, thỉnh thoảng hình như có điều gì đó làm lũ quạ trên cây dáo dác bay kêu quạc quạc. Cái cảm giác quái dị trong tôi ngày càng mãnh liệt, tại sao ngôi làng này lại yên tĩnh đến thế? Cái yên tĩnh khiến người ta có cái cảm giác như trong làng này không có một loài động vật nào sống kể cả con người.

Trong ngôi làng này không những chúng tôi không thấy có chó, thậm chí không thấy cả gia cầm gia súc như gà, lợn, dê, ngỗng... Ngoại trừ gặp mấy người dân "câm như thóc" của làng này ra, chúng tôi chưa thấy một sinh vật nào khác tồn tại. Ngôi làng chết, bất chợt tôi nghĩ đến cái mùi thịt nướng phảng phất trong làng ngày nào cũng có nhưng họ lấy đâu ra thịt để nướng, cả làng không kiếm ra bất kỳ một sinh vật nào ngoại trừ con người. Nghĩ đến đây, tôi không dám nghĩ tiếp nữa. Nhìn về gã Thư Sinh và Thằng Lớn, Thằng Nhỏ cũng thấy mặt chúng nó thừ ra vì sự quái dị đó.

Băng qua ngôi làng là vùng núi thấp, từ đỉnh đến chân núi không có lấy một ngọn cỏ mà toàn là đá tảng với hình thù quái dị, mỗi tảng mỗi vẻ kỳ bí, nhìn chúng vào những đêm trăng hoặc vào các buổi sáng có sương mù thì giống hệt như những con quái thú hung tợn. Cả ngọn núi chỉ có một khóm tre trên gần đỉnh, nhìn từ xa, khóm trúc như những phần mộ. Khâu Lão Tứ nói: "Qua vùng đó là một cảng tránh bão cho tàu thuyền, chúng ta đợi thuyền ở đó"
Khi chúng tôi lên đến đỉnh, ai cũng mệt nhoài hổn hển, lên tới đây chúng tôi mới biết đó không phải là một khóm nhỏ mà là một vùng tre xanh khá lớn. Vì ngọn núi này có hình móng ngựa, vòng cong hướng về biển, nên nhìn từ phía ngôi làng, hệt như một cái bánh Man Đầu.

Hai bên rìa núi kéo dài đến tận biển, nên vùng biển ở đây như bị cô lập. Những kẻ vượt biên thường xem đây là bến đầu mối để xuất hành, quả là một nơi lý tưởng để thực hiện các cuộc phi vụ. Bên mặt này của núi là biển cả, không có chỗ nào tiện nghỉ chân nên chúng tôi ở lại trên đỉnh để chờ tầu đến rồi xuống luôn. Khâu Lão Tứ mang ống nhòm ra nhòm rồi chống tay lên hông xem đồng hồ. Cứ lặp đi lặp lại hành động đó mấy lần, Lão Tứ bỗng thấy lo lắng. Thằng Béo lau mồ hôi bảo: "Sao thế nhỉ, thuyền đến giờ này mà vẫn chưa thấy đến? Lão Tứ à, chúng tôi đã nộp đủ tiền rồi cả đấy, đừng lừa chúng tôi chứ?"

Lão Tứ không thèm để ý đến lời hắn nói, lấy di động ra gọi, lão ta nói giọng Quảng Đông, mấy người chúng tôi không biết tiếng Quảng Đông nên nghe cũng như vịt nghe sấm, chẳng hiểu gì cả. Lão Tứ nói chuyện qua điện thoại xong, buồn bực bảo với chúng tôi: "Xem ra chúng ta phải ở đây đợi đến hai ngày nữa"

Mọi người cả kinh, ai cũng ngồi dậy hỏi cho ra nhẽ, hai anh em Thằng Lớn, Thằng Nhỏ vốn trầm mặc cũng đứng lên phát biểu ý kiến tỏ ra bất mãn. Phong Vận Đan nói với giọng nũng nịu: "Anh Tứ à, có việc gì thế?"
Khâu Lão Tứ uể oải đáp: "Gió hơi mạnh, biển động, nếu đi không an toàn"
Mọi người rã rượi nằm cả xuống đất, giờ thì cái im lặng đã thay thế cho cái ồn ào lúc nãy.

Trong giọng trả lời của Lão Tứ có chút run run, lão ta là người đứng mũi chịu sào nhưng không sánh kịp tên tiểu tốt như tôi, gió to sóng cả gì cũng trải qua cả rồi, chẳng có gì đáng sợ, trực giác mách bảo tôi, không phải lão ta run vì gió lớn mà hẳn là vì lý do khác nào đó, nếu thật thế thì rốt cục lão ta đang sợ gì?

Ngoái đầu lại nhìn ngôi làng dưới chân núi, từ trên cao nhìn xuống, ngôi làng như một cái miệng hung thần khổng lồ hút lấy sinh khí xunh quanh. Ngôi làng này rốt cục có gì bí mật? Lão Tứ là người hay lui tới nơi này hẳn ông ta biết được bí mật ngôi làng này, có lẽ chính vì lão ta biết được bí mật đó nên mới run sợ như thế!

Chắc chắn là thế, vậy đó là bí mật gì?

Gió biển thổi vù vù vào khóm trúc, mỗi cơn gió thổi qua một âm thanh xáo xào lại vang lên. Mặt trăng đã treo cao, không khí vùng biển càng về đêm càng lạnh mọi người vội vàng lấy áo ra mặc thêm cho đỡ lạnh. Đống lửa đằng xa kia vẫn chưa tắt, thỉnh thoảng tiếng đốt tre cháy nổ vọng lại, bên đống lửa vẫn còn chiếc bình nước nóng và mấy tấm phên bằng tre như làm tăng thêm cái vẻ tiêu điều của không khí đêm thu.

Mấy người cứ trăn qua trở lại không chợp mắt được, tên Thằng Béo cứ lẩm bẩm mãi trong mồm: "được đấy, không chịu cho người ta xuống làng mua tí gì ăn, cứ ăn mãi mì sợi thì có chống được đói không?"
Tên Thư Sinh tiếp lời: "Đúng đó, thật không hiểu tại sao không xuống làng kia xin tá túc qua đêm mà cứ ở lại đây cho lạnh người ra, trong làng có miễu lớn thế chẳng lẽ không chứa tạm được mấy người chúng ta sao"

- Đi thì các ngươi đi đi, lão đây tình nguyện trả lại tiền cho các ngươi, hợp đồng chúng ta thế là chấm dứt, ai đi đường nấy. Khâu Lão Tứ đứng phắt dậy bực tức quát lớn.
- Mọi người xin bớt lời đi nào, Anh Tứ à, sao lại giận dỗi ghê thế, tại sao không thể xuống làng đó, anh cứ nói thẳng với bọn em đi! Phong Vận Đan đứng dậy điều giải.
- Các ngươi thật sự muốn nghe? Khuôn mặt Lão Tứ dưới ánh trăng như trắng xanh đi vì sợ, cái giọng nói như được thoát lên từ sự sợ hãi sâu thẳm trong linh hồn đã lâu. Bốn bề không khí như lạnh thêm, mọi người kéo áo chặt vào người cho đỡ lạnh.

- Được, thế thì lão đây sẽ kể cho các ngươi nghe, ngôi miễu mà cậu Thư Sinh vừa nhắc đến đó các ngươi có biết tại sao trong ngôi làng bé lèo tèo vài nhà thế mà có ngôi miễu lớn thế không? Khâu Lão Tứ run rẫy châm thuốc lên. Không nhắc đến thì thôi, nhắc đến ghê cả người bảo.
- Đúng vậy, sao ngôi miễu lớn thế mà chỉ có mấy hộ rải rác thôi?
- Thật ra ở đây không có ngôi làng nào cả, trước đây là thị trấn nhỏ của một gia tộc buôn bán với người Nhật, còn ở đây là nghĩa trang của gia tộc đấy, còn ngôi miễu kia là là ngôi đền thờ chung trong nghĩa trang của gia tộc đó, họ còn thuê người đến giữ miễu và sống ở đó. Không biết họ đã đắc tội gì với người Nhật mà bị họ phóng hoả thiêu rụi hết cả thị trấn, còn nghĩa trang này do ở khá xa nên họ không biết đến nhờ thế mà tránh được kiếp nạn đẫm máu này. Sau khi chôn cất cho toàn bộ người trong gia tộc, mấy người giữ miễu đã quyết định định cư ở đây luôn, thế là dần dần thành ngôi làng này. Lão Tứ kể chuyện xong, thì thở hổn hển, chẳng biết lão thở vì mệt hay vì sợ.

Bỗng nhiên từ đâu xa vọng lại mấy câu hát đồng dao của trẻ con: "Đứa trẻ và người mẹ, mẹ chạy đi để một mình con lại, sao trẻ nhỏ lại bị chết sớm quá thế?" tiếng hát ngày càng rõ càng gần, cuối cùng nhỏ dần rồi mất hút, không còn nghe thấy gì nữa khiến người ta lạnh gáy.

- Đó là... ai vậy? tên Thằng Béo mặt biến sắc hỏi. Vừa nghe chuyện quái dị ở ngôi làng này lại nghe thấy tiếng người hát đồng dao vọng lại khiến ai nấy sợ sởn gai ốc, ngay cả Hiệu anh và Hiệu em vốn trầm mặc ít nói, gan dạ cũng phải run lên, đứng phắt dậy nhìn quanh để xem tiếng hát đó từ đâu vọng lại.
- Là một gã điên trong làng hát. Khâu Lão Tứ dẫm lên tàn thuốc vừa ném xuống nghiến răng nói: "Chúng ta cứ ngủ tạm ở đây vậy"

Hiệu anh, Hiệu em cười nhạt, nghĩ rằng không đến nỗi phải sợ như thế. Hai tên đó cho rằng, Lão Tứ nói khoác, bất quá chỉ là tên điên có gì đáng sợ. Nhưng hai tên này không chú ý đến thần tình của Khâu Lão Tứ, khi kể về chuyện này, Lão Tứ ngập ngừng, run rẫy, chắc là ông ta biết nhiều chuyện khủng khiếp hơn nhưng không dám kể ra vì sợ làm mọi người kinh sợ.

Tối hôm đó, tôi chỉ nằm mơ màng không ngủ say như mọi đêm, nên chỉ cần có tiếng động nhỏ tôi liền tỉnh dậy. Tuy là tên cường đạo nhưng gan dạ cũng chẳng hơn người là bao, nhất là khi đối diện với những chuyện mà mình không hiểu rõ, chính vì tính cách đó của tôi mà tôi mới tìm cách "đào thoát". Nhưng tối hôm đó tôi đã không phát hiện ra là hai anh em Hiệu anh Hiệu em đã ra đi. Đến sáng, mọi người mới phát hiện hai anh em họ không còn, hành lý vẫn để lại. Khâu Lão Tứ lẩm bẩm: "Nhất định là chúng đã không tin lời tôi, liều lĩnh xuống núi rồi, nhất định là chúng đã xuống núi rồi".

"Xuống núi", hai chữ này như quấn lấy tâm trí tôi, trong đêm khuya thanh vắng, sương mù cuốn theo gió rét thổi đến, tôi đoán hai anh em họ lành ít dữ nhiều. Tuy tôi không biết có chuyện quái dị gì dưới ngôi làng dưới núi kia nhưng chỉ cần nhìn bộ dạng hồn lìa khỏi xác đứng ngẩn người ra của Khâu Lão Tứ thì thằng ngốc cũng đoán ra được, đêm hôm qua chúng tôi không thấy lão nói chuyện với chúng tôi.

Tôi hơi lo, hỏi lão Tứ:
- Ông lão! Hai anh em họ liệu có xảy ra chuyện gì không?
- Điều này không thể nói trước được! Lão Tứ trả lời mà mồ hôi nhễ nhại cả trán. Thằng Béo nói:
- Hay là chúng ta xuống đó tìm thử xem tiện thể mua chút gì ăn luôn.
Khâu Lão Tứ chẳng nói năng gì, cứ lẩm bẩm câu niệm Phật và cứ lần tràng hạt trong tay, thời gian lúc này như dừng lại.
- Mọi người hãy nói gì đi chứ! Tên Thư Sinh gầy gò không chịu được cái không khí im lặng căng thẳng đó. Khâu Lão Tứ không ngờ tên Thư Sinh gầy tong teo này lại giận dỗi đến thế, cười nhạt bảo:
- Lão biết các ngươi muốn hỏi tại sao Lão lại không cho phép các ngươi xuống làng, không phải là lão không muốn nói mà là nói ra chẳng mang lại điều gì hay ho cho các ngươi cả, dù thế nào đi nữa thì chúng ta cũng phải túc lại đây thêm vài hôm nữa. Thằng Béo vỗ vỗ bụng nói:
- Không tìm hai anh em Hiệu anh Hiệu em cũng được nhưng phải kiếm chút gì ăn chứ? Không thể ăn mãi món mì ăn liền này qua ngày được, hơn nữa tôi cũng chỉ mang được mấy gói thôi.
- Ý kiến mọi người thế nào?
Lão Tứ hỏi mọi người.

Chúng tôi đều nhìn Lão Tứ gật đầu, Khâu Lão Tứ cúi đầu trầm ngâm lát rồi nói:
- Thôi được, là ý kiến chung của mọi người thế thì lão đây không giấu làm gì nữa. Đây là một ngôi làng cực kỳ nguy hiểm, trong băng đảng xã hội đen của lão đây có kể nhau nghe câu chuyện tanh máu người, đầy khủng bố điều đặc biệt là những câu chuyện đó đều xuất phát từ ngôi làng này.

Bí mật sắp được Lão Tứ kể, nó như là số mệnh tương lai chưa thể dự đoán trước của mấy người chúng tôi, chúng tôi vừa hiếu kỳ nghe vừa cảm thấy sợ run cả người, hình như trong mỗi lỗ chân lông đều có luồng gió lạnh buốt thổi ra.

- Ban ngày, ngôi làng này trông có vẻ bình thường như bao ngôi làng khác, nhưng mỗi khi đêm về, trong làng yên vắng này thường có xuất hiện những linh hồn u uất chuyên móc tim người sống, trước đây có mấy người cũng vượt biên trú ngụ lại trong làng, trước khi ngủ vẫn bình thường, ngủ rất ngon lành nhưng đêm thứ hai thì xác của người đó nằm bừa phứa trong ngôi miễu đó, trước ngực có vết rách dài ngoằn to tướng, các bộ phận trong lòng ngực bị lấy hết chỉ còn bộ xương trống rỗng, người chết hai mắt mở to... chỉ cần có người lạ trọ lại trong làng thì đêm đến không còn một ai có thể sống sót. Người trong làng thấy người chết như thế đã quá nhiều nên không lấy gì làm lạ nữa. Thi thể của những người chết được tên điên trong làng - tên điên mà tối hôm qua hát đó - mang đi thả xuống giếng trong vườn ngôi miễu đó, xưa nay không biết dưới giếng đó đã chứa bao nhiêu bộ xương người rồi.

Thần kinh của chúng tôi như căng đứt ra bởi những lời kể của Lão Tứ, tim trong lồng ngực như đóng băng lại... Phong Vận Đan run cầm cập hỏi "sau đó thế nào?"
Một âm thanh bỗng vang lên sau lưng khiến tay chân tôi rã rời, máu như đông lại, từng sợi tóc dựng thẳng lên. Khâu Lão Tứ, Phong Vận Đan, và tên Thư Sinh trợn mắt há mồm nhìn theo sau lưng tôi, mũi Thằng Béo hích hích, thằng béo này hễ cứ ngửi thấy mùi thơm thì quên hết tất cả, đúng rồi, mùi thơm, mùi thơm của thịt....

Tôi quay đầu lại nhìn Hiệu anh và Hiệu em.
- Đến ăn nhanh lên, hai anh em chúng tôi mang thức ăn sáng về cho mọi người đây này, là món tim lợn dầm muối đấy, ngon tuyệt.
Chúng tôi đứng im như ông phỗng, Thư Sinh đưa tay thọc thọc vào Hiệu em hỏi: "Các cậu không sao chứ?"
- Không sao là sao, hai anh em chúng tôi dậy hơi sớm, đói quá thế là xuống làng mua thức ăn, tôi mua thức ăn ở nhà ông mổ lợn đây, ngon tuyệt! Nghe nói thịt trong làng này nổi tiếng lắm, mọi người nếm thử đi. Hiệu anh cười vui vẻ, hắn chẳng bao giờ cười nhưng hôm nay hắn cười...
- Ngon quá, mẹ kiếp, chó chết, nước bọt tớ đầy mồm cả rồi này. Thằng Béo tiến lên, đón lấy quả tim lợn đựng trong lá chuối, mở ra, vội vã nhét vào mồm hai lát nhai ngỏn ngoẻn.
Lúc này, không còn ai tin lời Lão Tứ nữa, hai anh em họ đã trở về là bằng cứ xác đáng nhất, cái gì là moi tim, cái gì là linh hồn u uất? Chẳng qua chỉ là câu chuyện ma kể cho đỡ nhàm chán....

Lão Tứ đang đối diện với sự thực trước mắt cũng không biết nói gì thêm, chỉ thừ mặt ra lần chuỗi hạt trong tay.
"Này cậu Hồ Tử" Hiệu anh vỗ vỗ vai tôi, cậu ta tỏ ý muốn mời tôi ăn cùng, tôi lắc lắc đầu: "Các cậu cứ ăn đi, tôi không đói".
Thực ra không phải tôi không đói mà là tôi tin lời Lão Tứ, tôi hiểu tính cách của những người thân ở giang hồ, ăn cơm hắc đạo như Lão Tứ, vì thực ra, dù ít dù nhiều gì thì tôi cũng là người bên bờ vực của cuộc sống giang hồ, Lão Tứ tuy mắt mũi hung ác nhưng ít ra lão cũng là người có nghĩa khí, những loại người này có thể làm những chuyện mua bán thân mình thân người nhưng ít khi nói dối.

Nếu câu chuyện mà Lão Tứ kể là thực thì làm sao tôi có thể ăn "tim lợn" đó được! Trong ngôi làng từ đầu đến cuối thôn chẳng tìm ra lấy được một con súc vật, không chừng những trái tim kia... ý nghĩ này thật hoang đường đáng sợ, hình như Lão Tứ hiểu hết những ý nghĩ trong đầu tôi bây giờ, nên nhìn tôi cười nhạt...
Nụ cười này của Lão chứa đầy thần bí quái dị.
- Tối qua đáng ra chúng ta nên đến đây thì tốt hơn. Ở đây chẳng khác nào ngôi miễu, không ai quản, không ai hỏi đến làm gì, chúng ta việc gì phải ngủ hoang?
- Hôm nay chúng ta ở lại đây đi, chúng ta ra ngoài dân làng thử chào hỏi tiếp cận họ thử xem, dù sao thì đó cũng là linh đường của tổ tiên họ, chỉ cần chúng ta không kinh động đến họ là được.
- Tiện thể mua ít thức ăn đợi thuyền đến.
- Được, để tôi đi mua ít tim lợn về. Mùi tim lợn của nhà ông mổ trong làng này cũng khá tươi ngon đấy chứ! Hiệu anh ra khỏi miễu.
- Xem thử có rượu không, nếu mua được rượu thì tốt biết mấy.
- Biết rồi, không thiếu phần cậu đâu.

Mọi người đều đi đi lại lại trong miễu, vừa đi vừa nói chuyện, họ hoàn toàn không để ý gì đến lời nói lúc nãy của lão Tứ.
Dưới sự cố gắng của mọi người, tôi và Lão Tứ đành phải xuống núi cùng họ đến ngôi miễu đó. Tôi nguyện thầm, mong rằng tất cả mọi người đều bình yên như anh em nhà tên Hiệu là được, không ai phải xảy ra chuyện gì cả, bình yên sống qua đây vài hôm.

Nền ngôi miễu được lót bằng đá, tường nhà chia làm hai phần, phần dưới được xây bằng đá cao đến khoảng ngang eo người lớn, phần trên là những viên đá nung từ thời xưa, rất lớn, tường bao quanh đền rất cao nhưng cao nhất là cây đa cổ thụ trong miễu. Cành lá um tùm xanh mướt che rợp cả vùng như mây phủ, ban ngày nó che cả một khoảng đất lớn, chiều đến và đêm về thì dưới tàn cây đen ngòm như địa ngục. Trong đêm tối, chúng tôi nhìn thấy thấp thoáng cái gì như miệng giếng mà Lão Tứ đã kể.

Thực ra, cái giếng đó không đáng sợ như lời ông Tứ kể, chỉ là một cái giếng cổ kính, miệng giếng được làm bằng đá hoa cương, trên miệng rêu xanh bám đầy, đây vốn là cái giếng đầy sự thần bí ai ai cũng phải sợ, bên trên có một tấm chắn miệng giếng bằng nhôm trắng xoá, miệng giếng luôn đóng chặt bởi tấm chắn và được khoá cẩn thận bởi một ổ khoá cực lớn, trông nó chẳng giống cái gì cả.

Bên miệng giếng có tấm bảng bằng gỗ đã mục nát nhưng dòng chữ trên tấm bảng vẫn còn khá rõ dòng chữ đen: "Nguy hiểm, không được đến gần". Xem ra, sân đền này từng là nơi vui chơi của trẻ con, chiếc miệng giếng này có lẽ đậy lại vì sự an toàn của con người, nhất là bọn trẻ. Ánh mặt trời chiếu xuống tấm chắn miệng giếng, nó phản chiếu lại như gương.

Cái bóng râm mát hữu tình của ban ngày nơi đây khiến không ai có thể tưởng tượng được cái vẻ khủng bố của nó lúc đêm về. Tất cả những gì là chết chó thần bí đều tiêu tan dưới ánh mặt trời ban ngày. Để chứng tỏ lòng gan dạ can đảm của mình thằng Béo nhảy phắt lên ngồi trên miệng giếng, nhíu mắt dương mày trêu Phong Vận Đan. Gã Thư Sinh đến trước chính điện ngôi miễu, ngước trông kiến trúc cổ xưa của ngôi chính điện.

Khâu Lão Tứ hét lên: "Đừng vào trong đó, đợi thằng Hiệu anh hỏi dân làng xong hẵng hay". Gã thư Sinh dừng tay không đẩy cửa nữa nhưng quay mặt lại nhìn lão Tứ với điệu bộ hoài nghi không tin... Lấy túi hành lý trên vai xuống, hắn lấy bộ bài ra. Thằng Béo cười khoan khoái la lớn: "Cừ thật, Thư Sinh, cậu thật là khéo hiểu lòng người quá đấy!"
- Dù sao thì mọi người ai cũng nhàn rỗi không biết làm gì mà, thôi chúng ta chơi tú trước đi, nào có ai tham gia nữa không?
- Tôi không biết chơi. Phong Vận Đan đáp.

Lão Tứ vẻ mặt đầy tâm sự, ngẩng đầu nhìn lên trời mà thừ hết cả người ra, hình như không nghe thấy gì lời nói vừa rồi của mọi người.
- Cho tôi tham gia với. Thằng Hiệu em đưa tay lên xin gia nhập.
- Còn thiếu một người nữa. Thư Sinh nhìn về phía tôi, nhưng không dám mời tôi, chắc là vì mặt mày tôi hơi hung tợn, thoạt nhìn cái bộ râu quai nón và khuôn mặt xương xóc của tôi ai cũng nghĩ là tên bị trời đánh hụt.

Thằng Béo nhìn tôi tươi cười bảo:
- Anh râu quai nón này, hay là cậu vào chơi tí cho đủ người, chúng ta chơi vài ván cho vui đi.
Không muốn làm họ cụt hứng nên bằng lòng đại cho qua chuyện. Thằng Hiệu lấy tờ báo ra, trải xuống dưới gốc cây đa, cả bốn người ngồi bệt xuống đất, chúng tôi chơi bài ăn tiền, Phong Vận Đan ngồi bên tên Thư Sinh cười híp hết mắt mũi.

Chơi một hồi, tên Thư Sinh thắng khá nhiều tiền, xem hắn có vẻ là người chơi bài ăn tiền chuyên nghiệp, Phong Vận Đan là người không biết chơi nhưng ngồi bên hắn cũng chia vận may với hắn. Thằng Béo thua nhiều quá lú hết cả người nói: "Phong Vận Đan cô đến ngồi bên tôi đi, cô là thần tài đấy, cô ngồi đâu thì người đó thắng, cô không thể chỉ chiếu cố mãi một tên Thư Sinh kia được".

Phong Vận Đan cười hớn hở đứng dậy, nhìn quanh một lát đột nhiên cô nói:
- Sao Hiệu anh giờ này còn chưa về nhỉ?
Lão Tứ nghe nói liền ngồi dậy, lúc nãy đến giờ ông ngồi dưới gốc cây, chắc lão quá buồn ngủ nên đã ngủ ngồi dưới gốc cây. Mãi chơi không biết thời gian trôi đi đã bao lâu, nhìn lại đồng hồ thì đã hơn bốn giờ khuya.

Lão Tứ dụi mắt hỏi: "Thằng Hiệu anh vẫn chưa về à?"
- Anh ấy, chắc anh ấy không sao chứ? Thằng Hiệu em cũng nói với giọng khá căng thẳng.
"Mẹ đi không bồng con theo, để con lại một mình...." Tiếng hát trong đêm khuya của gã điên cổ quái đó lại vang lên....
- Ra ngoài xem sao. Nói xong Lão Tứ đi đầu, nhoáng một cái đã biến mất, mấy người chúng tôi cũng vứt bài xuống chạy theo Lão Tứ tìm. Chỉ có thằng Béo thua nhiều tiền quá nên không cam tâm dừng cuộc chơi, hắn lẩm bẩm tức giận: "Thế là xong không chơi nữa à? Nhanh lên mà về chúng ta chơi tiếp nhá".

Chúng tôi thấy thằng điên đó ngoài miễu, áo quần rách rưới lam lũ, nhơ bẩn hôi thối không ngửi được, đầu tóc rối bời như tổ quạ phủ lấy khuôn mặt vàng võ gầy giơ xương của hắn, đôi mắt lồi to sáng quắt đến rợn người, mồm cứ hát mãi lui tới cái bài đồng dao đó, vừa đi vừa nhảy thỉnh thoảng hái lấy mấy ngọn lá cho vào mồm.

Hiệu em gọi to: "hỏi xem thử hắn có thấy anh tớ không?"
Lão Tứ dựng mày: "hỏi cái con khỉ mốc, nhìn hắn như thế làm sao hỏi được, hỏi thằng điên chi bằng hỏi cái đầu gối! Chúng ta cứ tiếp tục tìm đi thôi!"
Gã điên ngật ngà ngật ngưỡng đi vào ngôi miễu, Phong Vận Đan nhíu mày: "Anh Tứ à, hành lý của mọi người đều nằm ở đấy cả"

- Một người ở lại đây trông hành lý.
Thằng Béo đang lười đi, câu nói này làm hắn vui hết lớn, hắn đợi mỗi câu nói đó nên vội vàng nói ngay: "tôi, tôi ở lại đây trông hành lý cho mọi người"

Người trong làng không ai muốn nói chuyện nhiều với chúng tôi, trông thấy chúng tôi họ vẫn nở nụ cười chào nhau như hôm nào nhưng khi hỏi đến vấn đề gì thì họ tránh chúng tôi như tránh tử thần. Thực không thể nào hiểu được tại sao họ lại sợ chúng tôi đến thế.

Nghĩ đến chuyện này thì thật là hoang đường, theo lời ông Tứ bảo, thì chúng tôi mới là người sợ họ chứ tại sao họ lại sợ chúng tôi, hình như họ nghĩ chúng tôi không phải là người mà là hiện thân của quỷ dữ.
Chúng tôi ra ngoài miễu đi một vòng, thằng Hiệu em chỉ ngôi nhà trước mặt nói: "Kia là nhà của ông mổ lợn"

Quả nhiên, chúng tôi ngửi thấy một mùi thơm của thịt nướng nức mũi. Ngôi nhà của ông mổ lợn có vẻ khá hơn những nhà khác trong làng, nhưng dù sao thì trông vẫn cũ kỹ, trước bức tường đổ nát trước nhà có hai cây đèn lồng đã cũ, gió tạt mưa san cây đèn chỉ còn lại mấy cọng sườn tre và phía dưới lủng lẳng mấy miếng vải rách.

Cửa nhà vẫn đang mở, chúng tôi cẩn thận tiến vào. Trong sân vẫn là nền đất cát như ngoài đường, cỏ tạp mọc đầy cả lối đi, cây cọc gỗ bị dầm mưa dải nắng như chiếc răng ông già sắp rụng bao giờ không biết, thật không hiểu tại sao chủ nhà lại có thể sống trong ngôi nhà mục nát có thể sập bất cứ lúc nào này.
- Có ai không? Có phải nhà của bác bán thịt lợn đây không? thằng Hiệu em gọi lớn.

Chiếc cửa cũ nát của ngôi nhà từ từ mở ra nhưng một lúc lâu sau vẫn không thấy bóng dáng ai cả. Trong nhà tối om như mực, không thể nhìn thấy gì khi đứng bên ngoài. Chiếc cửa mở rỗng ra giống như chiếc mồm của ác quỷ, hình như nó đang chực chúng tôi lại gần rồi bất ngờ nuốt chửng lấy mấy người chúng tôi, Phong Vận Đan sợ hãi rút lui lại sau lưng tôi, nói khẽ trong tiếng run run: "không có ai trong nhà cả, là ngôi nhà... ma"

Khâu Lão Tứ nói: "đừng có cái kiểu thần hồn nát thần tính như thế" nói xong lão quát lớn: "xin hỏi có ai ở nhà không?"
- Đến mua tim lợn à? Giọng nói vọng ra từ trong nhà có vẻ uể oải, lười nhác, đó là giọng của một người đàn ông. "không phải cửa nhà vẫn để thế không đóng sao? mấy người cứ tự nhiên mà vào đi"
- Chúng tôi tìm người chứ không phải đến mua tim lợn. Khâu Lão Tứ định nhấc chân tiến vào nhà, nhưng nghĩ bụng lão bỗng dừng chân lại.
- Anh gì đấy ơi, anh có thấy anh tôi đâu không? Thằng Hiệu em lo lắng cho sự an nguy của anh mình nên không e dè như Khâu Lão Tứ.

- Anh tôi là người sáng sớm hôm nay đến nhà anh mua tim lợn ấy, không biết hôm nay anh ấy có ghé qua đây không?
- Không mua đồ thì đi đi, không có ai đến đây cả.
Âm thanh đó vẫn như cũ, nhưng nghe kỹ có vẻ như xa xôi kiểu gì ấy, giọng nói tỏ ra không quan tâm gì. So với dân trong làng thì người này là người đã nói chuyện nhiều nhất với chúng tôi.
- "Ối" thằng Hiệu em hét lớn rồi thụt lùi ra, khuôn mặt trắng bệch, trắng hơn cả giấy trắng.
- Sao thế? Khâu Lão Tứ đỡ thằng Hiệu em vừa hỏi.
- Gã... gã điên đó đang ngồi trong nhà kìa. Thằng Hiệu em sợ quá, nhủn hết gân cốt, thân thể to đùng của hắn đang dựa vào Khâu Lão Tứ.

Chúng tôi giật mình sợ hãi, gã điên kia không phải vừa rồi hắn ở miễu cơ mà? Sao giờ hắn lại ở đây? Phong Vận Đan mím môi nắm chặt lấy tay áo tôi bảo: "chúng ta... chạy nhanh thoát ra khỏi đây đi thôi"
Khâu Lão Tứ đẩy thằng Hiệu em cho tên Thư Sinh dìu, quay đầu gọi tôi: "Này tên râu xồm, hai chúng ta vào trong xem sao đi"

Nhà có ba gian, các chái nhà hai bên mở cửa chính hướng về phòng chủ, phòng bên trái có khói bốc lên ngùn ngụt, mùi thịt nướng thơm phứt quyện với mùi thịt tươi và mùi tanh của máu bay lên gian nhà chính. Phía sau gian chính đặt chiếc bàn bát đầy dầu mỡ, bên chiếc bàn một người ngồi bất động ra đấy, miệng hắn chảy đầy nước dải vì thèm thịt, hắn cười có vẻ mãn nguyện, hắn chính là gã điên hay hát ban đêm kia.

Thấy tình thế khó lường trước được khiến đầu óc tôi trống rỗng, không thể nào suy luận được gì nữa. Đầu óc của Lão Tứ cũng không được tỉnh táo, quay đầu lại vào trong phòng đó quát hỏi: "Ông chủ nhà! Lão điên kia vào đây từ lúc nào vậy?"

Một tên tuổi trạc trung niên, thân hình vạm vỡ cao lớn đi ra trong luồng khói ngùn ngụt, hắn túm lấy cổ áo của Lão Tứ quát: "Đừng có vào đây mà la lối lớn tiếng thế! Tao nghe tiếng quát là đầu tao điên lên, mày biết chưa?"

Khâu Lão Tứ như bị ngọng đi trước sự uy hiếp của gã kia, lão không biết phải nói hay làm gì nữa. Tôi vội vã đính chính: "Ông chủ à, vừa rồi tôi và Lão Tứ này thấy gã điên kia ở ngôi miễu trong làng, sao bây giờ hắn lại ở đây?"

- Anh hỏi tôi, tôi biết hỏi ai? Tên điên kia là người nổi tiếng xuất thần nhập quỷ khắp ngôi làng này, hắn là con trai của tộc trưởng trong làng này. Hắn đến đâu cũng không cần chào hỏi hay báo trước cho ai cả. Tôi bận việc trong nhà làm sao biết hắn đến từ lúc nào? Đúng rồi, vừa rồi các anh gọi cửa, chính là hắn đã mở cửa đấy. Tên mổ lợn giận dữ quát: "còn nữa, là người vùng khác đến như các anh sao dám tự tiện vào trong miễu nghỉ, không sợ...."
- Không sợ gì? Nghe gã mổ lợn ấp úng không nói, tôi vội vàng ráo hỏi.
- Không sợ tổ tông giáng tội à? Gã mổ lợn sắc mặt khó chịu nói: "không mua gì thì đi đi, cút nhanh đi"

Gã điên ngồi bên chiếc bàn bát tiên cũng mở mồm cười, bắt chước dáng vẻ của tên mổ lợn làm ra dáng vẻ đuổi người đi: "cút đi mau, đi đi mau"
Khâu Lão Tứ đưa mắt ra hiệu cho tôi, nhân lúc gã mổ lợn thừ người ra tôi nhanh nhẹn chui qua nách hắn tiến vào trong phòng nấu ăn, khói nhiều quá không nhìn thấy rõ gì cả, trong góc phòng có mấy chiếc chum cao gần đầu người, bên các chiếc chum có bếp đất khá to, trên xà nhà trong phòng đang treo một vật gì đầy máu me...

Tim tôi đập thình thịch liên hồi, có phải vật bị treo kia là xác của thằng Hiệu anh?
- Mày làm gì thế? Tên mổ lợn túm lấy tôi kéo ra mắng "các ngươi ở vùng ngoài kia có phải đều là những kẻ mất lịch sự như các ngươi không?"
- Kia... kia là gì vậy? Tôi vội vội vàng vàng ấp a ấp úng chỉ vào vật treo trên xà nhà hỏi.
- Là một miếng thịt lợn sống, mẹ kiếp chúng mày, rốt cục chúng mày muốn gì? Chúng mày muốn ăn cắp bí quyết làm muối thịt lợn của ông mày sao?

Gã mổ lợn lấy tay đẩy tôi ra khỏi phòng, "chúng mày chưa nhìn thấy thịt lợn sống bao giờ à? nếu muốn xem thì vào mà xem, xem xong cút ngay cho ông mày"

Chúng tôi nhốn nháo chạy ra khỏi phòng bếp, trong căn phòng này, ngoài chân lợn, thủ lợn và mình lợn cũng như các dụng cụ mổ lợn ra không có gì nữa cả.

Sau khi ra khỏi nhà gã mổ lợn, trong lòng chúng tôi ai nấy đều như có thêm tảng đá nặng trĩu trong đầu, việc này quá quái dị, quá đáng sợ, quá khủng khiếp, chúng tôi hoàn toàn không ai ngờ trước được. Gã điên điên khùng khùng kia theo như lời tên mổ lợn bảo thì hắn là con trai của tộc trưởng trong làng, nhưng chắc gì, ai mà biết được hắn có những năng lực siêu nhiên nào đấy.

Chúng tôi đi vòng quanh ngôi miễu, cứ tìm những con đường nào chưa đi qua để tìm người. Thư Sinh vừa đi được chẳng bao lâu hắn cất giọng nói: "Đầu óc chúng ta đang rơi vào vũng xoáy của sự quái dị cả rồi, gã điên trong ngôi miễu kia có thể xuất hiện trong nhà tên mổ lợn được chứ. Thực ra, nếu bắt đầu từ chỗ đứng của mấy người chúng ta ở đây, hắn chạy đường tắt nhất định sẽ đến nhà tên mổ lợn kia trước chúng ta thôi"

Tên Thư Sinh này giải thích thật là chí lý, đúng vậy, chúng ta đi theo đường vòng tròn bao quanh ngôi miễu, còn gã điên kia nếu đi theo đường tắt thì dễ dàng đến nhà tên mổ lợn kia trước chúng ta thôi, thật đơn giản.

Vấn đề ở chỗ, tên điên kia đi đường cứ lắt lư như đèn trước gió, làm sao đi nhanh như thế được? Hơn nữa hắn thường vừa đi vừa hát, tay lại hái lá bên đường nhét vào mồm, tập tính của người điên rất khó thay đổi... nếu nói hắn chạy một mạch đến nhà kia thì thật là khó tin.
Chúng tôi về đến chính điện ngôi miễu vẫn không thấy tăm hơi của thằng Hiệu anh ở đây cả, Phong Vận Đan vừa an ủi Hiệu em, vừa theo chúng tôi đi vào miễu.

- Hành lý đâu cả rồi? Hành lý của chúng ta đâu cả rồi? Thư Sinh chạy vội đến nơi treo hành lý trên bậc thềm chính điện, chẳng thấy gì cả... chỉ thấy chồng bài tú vẫn còn nằm im ở đấy, mấy con bài nằm ngổn ngang trên mấy tờ báo lót ngồi, loang lỗ mấy vệt đỏ ối.
Màu đỏ? Tôi phản ứng thật nhanh, chưa kịp ngẩng đầu lên, Phong Vận Đan đã thét thất thanh khi đi đến trước mặt tôi, một giọt máu tươi rơi xuống ngay sống mũi cô ta, hai chân người bị treo cổ thòng xuống vấy đầy máu tươi sừng sững trước mặt cô.

Trên cây đa có người treo cổ, là ai? Chúng tôi không thể nào đoán được, hai mắt mở to trợn tròng, con ngươi như lồi ra khỏi khoang mắt, chiếc lưỡi thè ra dài ngoẵn bởi sợi dây thắt cổ quá chặt, trên ngực một lỗ hổng to đen ngòm xung quanh đầy dây thịt và máu... quả tim trong lồng ngực đã bị lấy đi, lồng ngực trống rỗng, nhìn kỹ thấy cả xương sườn bên trong trắng hếu.
- Anh! thằng Hiệu em đau đớn gào to.

Chúng tôi đi khắp nơi tìm thằng Hiệu anh không thấy thế mà nó lại bị chết ngay chỗ này, chúng tôi hoàn toàn không hiểu tại sao như thế. Hành lý chúng tôi đâu? Thằng Béo giữ hành lý cũng đi đâu rồi? Bây giờ đã là ban ngày thế mà chúng tôi cứ như nằm mơ, ai cũng thấy lạnh gáy.

Khâu Lão Tứ như bị cấm khẩu, nói mãi mới nói được một câu: "Không thể ở lâu nơi này được, chúng ta đi nhanh thôi, thoát khỏi nơi này càng nhanh càng tốt"
- Không, nhất định tôi phải tìm cho bằng được là ai đã giết anh trai tôi. Giọng nói của thằng Hiệu em tỏ ra cương nghị trầm tỉnh hơn nhiều, giọng nói đầy bi thương và cương quết của hắn như trấn an mọi người. Tôi cũng cảm thấy nếu bỏ mặc cái chết của thằng Hiệu anh ở đây thì tàn nhẫn quá, tôi nhìn thẳng vào mắt Lão Tứ, tôi và Lão Tứ bốn mắt nhìn nhau rồi nói: "được, trước hết chúng ta phải tìm cho ra thằng Béo, ôi trời! Lòng thiện sẽ lôi kéo chúng ta vào cuộc"
- Lôi vào cuộc gì? Chẳng lẽ hiện nay chúng ta lại đang nằm ngoài cuộc? Tên Thư Sinh dựa vào góc tường thở rốt, tình hình cậu ta đã đỡ hơn Phong Vận Đan khá nhiều, giọng nói cậu ta vẫn đanh như ngày nào.

- Các anh cũng nghĩ thằng Béo cũng... Khâu Lão Tứ định nói lại thôi.
- Không thể nào như thế được! Chắc là thằng Béo nhòm ngó đến hành lý của mọi người nên khởi lòng tham, giết anh trai tôi rồi cuỗm luôn hành lý đi! Thằng Hiệu em thần sắc ngày càng trầm lạnh.
- Thấy tiền bạc khởi lòng tham? Khâu Lão Tứ không hiểu hàm ý đằng sau câu nói này của thằng Hiệu em hỏi lại.
- Trong hành lý chúng tôi có những hơn hai nghìn vạn.
- Hai nghìn vạn? Thư Sinh kinh ngạc hỏi lại. Các cậu vừa cướp ngân hàng à?
- Là giá trị hơn hai nghìn vạn! Thằng Hiệu em cúi đầu: "chúng tôi cướp hiệu vàng bạc đá quý của một nhà ở phố, nếu không vì vụ này thì các cậu nghĩ tại sao chúng tôi phải vượt biên trái phép làm gì?"

- Không phải thằng béo giết anh trai cậu đâu! Khâu Lão Tứ trèo lên cây thả thi thể của thằng Hiệu anh xuống. Cậu xem, anh cậu không phải bị chết vì treo cổ, vì nếu chết do treo cổ thì lưỡi thường bị rách do răng cắn vào, mà ở đây hắn bị người ta kéo lưỡi ra, chắc là..."
- Điều này nghĩa là anh tôi chết vì lý do gì? Thằng Hiệu em quỳ trước thi thể anh trai vuốt mắt cho anh mình.

- Điều này có nghĩa là đã có người giết anh ta, rồi kéo anh ta về đây, giả tạo ra một cái chết do treo cổ, cậu có chú ý không, anh cậu không mang giày dép gì cả, chắc là giày cậu ta bị rơi ra khi người ta kéo thi thể.
- Trời ơi! Phong Vận Đan không chịu được gục xuống nôn.
- Chắc chắc là thằng mổ lợn đã giết! Tên Thư Sinh vừa nói vừa tức giận đến nghẹn lời, "chỉ có thằng mổ lợn có thân hình như trâu nước đó mới đủ sức giết thằng Hiệu anh, các cậu nghĩ xem, thằng Hiệu anh đi mua thịt, gã điên lại xuất hiện trong nhà hắn ta, các cậu nghĩ xem, trời...."

Nếu như thằng mổ lợn là hung thủ giết người, thì tất cả những chuyện rắc rối này có thể liên kết lại để suy luận. Thằng Hiệu anh đi mua thịt lợn, tên mổ lợn giết thằng Hiệu anh, lấy tim của thằng Hiệu anh rồi mang thi thể đến gần ngôi miễu đợi chúng ta đi thế là hắn liền vào miễu, giết luôn thằng Béo, rồi giấu thi thể của thằng Béo, tiện thể mang tên điên đó về nhà đợi chúng ta đến.

Nhưng vấn đề của giả thiết này là tất cả những việc làm đó đều làm trong ban ngày, trong làng này còn nhiều người khác nữa, tên mổ lợn không thể ngang nhiên thế được.

Vừa mang xác người đi, vừa làm sao để tránh người ta phát hiện, làm sao có thể một lúc làm hai việc đó được?

Trừ phi ngôi đền này có một mật đạo thẳng đến nhà nó. Đầu óc tôi bỗng sáng lên, nói lớn: "trong ngôi miễu này nhất định có cửa hông phía sau!"

Thư Sinh vỗ vào đùi một cái nói:
- Đúng rồi, nhà tên mổ lợn ngay sau ngôi miễu, nếu có mật đạo thật thì chuyện này có thể lý giải được. Hơn nữa, nếu thằng Béo có chuyện thì thi thể hắn nhất định phải được dấu trong ngôi miễu này.
Khâu Lão Tứ lạnh lùng nói:
- Các cậu có nghĩ tới chưa? Động cơ nào khiến tên mổ lợn giết người? Sao hắn phải giết luôn cả khách hàng của mình?

Thư Sinh bảo: "mọi người có nhớ cái quán đen trong truyện Thuỷ Hử không?"
- Cậu muốn nói là tên mổ lợn đã lấy tim người để muối ăn? Cuối cùng tôi cũng đã nói ra những nghi ngờ trong lòng.
- oẹ... oẹ... oẹ...

Cả Thư Sinh, thằng Hiệu em và Phong Vận Đan đều muốn nôn.
Ngoài tôi và Lão Tứ ra, mọi người ai cũng có ăn "tim lợn" của thằng mổ lợn cả.
Chúng tôi chờ tìm ra thi thể thằng Béo và mật đạo thông đến nhà tên mổ lợn xong rồi sẽ đến nhà tên mổ lợn tính sổ.

Đẩy cánh cửa đầy bụi bám của chính điện ngôi miễu ra, một mùi ẩm mốc bốc lên tận mũi. Trong ngôi miễu và ngoài sân như là hai thế giới khác hẳn nhau, tối om như mực. Chúng tôi tìm hai cây nến trắng trước đống bài vị trên bàn thờ, châm đèn lên, Khâu Lão Tứ và thằng Hiệu em mỗi người cầm một cây, theo bóng đèn nến chợp chờn lay lắt, chúng tôi men theo chân tường tiến lên, ai cũng nín thở chuẩn bị đón chờ những gì sắp xảy ra....

- Tiến lên đi, chúng ta tập trung lại một chỗ, không được chia ra. Khâu Lão Tứ nói với giọng thâm trầm.
Đi vào bên trong ngôi miễu mà cứ như đi vào lô cốt thời trung cổ, nền nhà một lớp bụi dầy, bên trên đâu đâu cũng có mạng nhện giăng khắp, thỉnh thoảng cây nến nổ lắp bắp, từng tia lửa loé lên bay ra rồi vụt tắt. Ngôi miễu quá rộng, trong lại có quá nhiều phòng, cứ đi ba bước lại có cái cửa, năm bước lại gặp phải tường ngăn, y hệt như mê cung thời xưa.
Vừa đi được mấy bước, tôi linh cảm như có điều gì, quay đầu nhìn lại, không thấy tên Thư Sinh đâu nữa.

- Sao thế, anh râu xồm? Thấy tôi dừng bước, Lão Tứ ngạc nhiên hỏi.
- Lão Tứ không thấy thiếu đi một người sao?
- Thiếu ai?
- Thằng Thư Sinh! Thằng đó đi đâu? Phong Vận Đan thét ré lên, âm thanh trong vắt chứa đầy sự sợ hãi vang vọng trong ngôi miễu trống vắng rộng thênh thang như tăng thêm sự quỷ quái của ngôi miễu này.
- Chắc là lạc đường với chúng ta rồi. Giọng nói lúc này của thằng Hiệu em tỏ ra rất bình tĩnh, sắt đá.

- Chúng ta phải tìm hắn trước đã, không thể để một mình nó ở lại lạc lối trong này được, nguy hiểm. Nói chưa dứt lời, Phong Vận Đan bỗng im bặt lại, cô linh cảm sự nguy hiểm đang rình rập, không chừng thằng Thư Sinh đang gặp sự nguy hiểm đó cũng nên.
- Chúng ta chia thành hai nhóm, phải tìm cho ra thằng Thư Sinh trước đã. Khâu Lão Tứ nói.
Bước chân thằng Hiệu em vẫn tiếp tục tiến lên phía trước: "Mọi người cứ đi tìm thằng Thư Sinh, để một mình tôi tìm cái mật đạo là được rồi".
Khâu Lão Tứ đưa cây nến cho tôi cầm, bảo: "cậu và Phong Vận Đan đi với nhau, để tôi trông chừng Hiệu em."

Vì anh trai chết nên thằng Hiệu em vô cùng kích động, tâm lý đó khiến cậu ta dễ dàng gặp phải nguy hiểm nhất. Tôi gật đầu, cầm tay Phong Vận Đan nói: "nào chúng ta đi thôi"
Đi ngược lại con đường mình vừa đi xem ra đỡ lo hơn là mò mẫm con đường chưa biết phía trước, những đoạn đường mình đã đi qua là những con đường mình đã nắm chắc thuộc lòng như trong lòng tay nhờ thế cả hai chúng tôi đỡ bị áp bức tâm lý.

- Đi ra theo cửa phía trước chính là con đường vừa rồi chúng ta đi vào đấy. Vậy thằng Thư Sinh đi đâu rồi? Chẳng lẽ hắn ta biết bay đi.
- Ai mà đoán trước được, tính tình thằng Thư Sinh này cổ quái kiểu gì ấy ai mà đoán trước được cậu ta đang giở trò gì?

Phong Vận Đan vừa nói vừa kéo tay tôi ra. Cửa mới hé mở, một bóng người đen ngòm nhào vào cô ta.
- Cẩn thận, tôi chưa dứt lời, Phong Vận Đan đã la toáng như trời long đất lở. Bóng đen đó nhảy vồ lên người cô ta, Phong Vận Đan vừa nhìn được mặt hắn thì đã ngất đi....
Đè lên người cô là một thi thể đầy máu, là thi thể của thằng Béo, mắt hắn trợn tròn, ngực trống rỗng, tim bị lấy đi, chết y hệt như thằng Hiệu anh.

Đây là con đường vừa đi qua, hơn nữa là con đường mà mọi người đã quan sát rất kỹ, không thể nào có sự sơ hở đến nổi không thấy thây người chết ở đây, thằng Béo nếu không phải do người ta vừa mới giết ngay đây thì cũng bị giết nơi khác rồi mang đến đây. Tôi ngồi xổm xuống cố trấn tĩnh để xem vết thương nơi ngực cậu ta, máu cậu ta còn chưa chảy hết, ngay cả hơi nóng trên thi thể vẫn còn.

Hung thủ nhất định đang ở trong ngôi miễu này. Mọi người nhất định phải tập trung lại một chỗ để chống lại chứ nếu chia ra thì nguy hiểm quá.
- Thư Sinh, nhất định cậu ta đã không may mắn rồi!
Tôi đẩy thi thể thằng Béo ra, lay lay cho Phong Vận Đan tỉnh lại rồi hốt hoảng kéo tay cô ta chạy nói: "nhanh lên, nhanh lên, chúng ta phải thoát ra đây thôi"

Phong Vận Đan chứng kiến cảnh tượng vừa rồi chết khiếp, đờ ra như trời trồng, tôi kéo bừa cô ta chạy tháo mạng, chạy qua hành lang, chạy qua chính điện, chạy qua phòng khác, thoáng một cái chúng tôi đã ra vườn sau ngôi miễu, tôi ném cây nến trong tay xuống đất, mặt trời đang treo cao, ánh sáng chói chang, tôi và Vận Đan thở như chết.
Dưới ánh sáng ban ngày, Phong Vận Đan đã phần nào hồi tỉnh, đỡ sợ, cô cởi chiếc áo ngoài đang dính đầy máu tươi ra, rồi ném đi thật xa.

Hai đôi mắt tôi cứ nhìn lên trời rồi nhìn xuống đất, cứ nhìn vào một khoảng trống vô hồn.
- Này Hồ Tử, hung thủ nhất định đang ở trong ngôi miễu này, hay là chúng ta gọi vài người dân làng đến đây giúp...?
Giọng nói Phong Vận Đan bỗng run lên như cầy sấy.
- Thi thể của thằng Hiệu anh đâu? Tôi hỏi.
Khi chúng ta đi, thi thể của thằng Hiệu anh vẫn còn nằm dưới gốc cây đa này cơ mà! Sao bây giờ không thấy đâu cả vậy?

Cả bộ bài tú dưới gốc cây cũng chẳng còn con bài nào nữa, thậm chí cả vết máu trên đất cũng chẳng còn. Nhìn lại nơi đây hình như vẫn bình yên như chưa từng xảy ra chuyện gì!
Phong Vận Đan ôm lấy hai tay, nói ấp úng, giọng nói đã trở thành tiếng khóc: "Đi thôi, đi thôi, Hồ Tử, chúng ta đi nhanh..."

Ánh mắt tôi đảo tới cái miệng giếng kia, chẳng lẽ câu chuyện kỳ quái mà Lão Tứ kể là thực? Chẳng lẽ có người giết người móc tim? Quả thực có người mang thi thể người chết quẳng xuống giếng?

Trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý định táo bạo, không biết sợ sệt là gì, tôi muốn lật nắp giếng đó xem sao, rốt cục thi thể của Hiệu anh có ở trong đó không? Tuy nhiên lúc này việc tìm bằng chứng thi thể của thằng Hiệu anh đã không còn ý nghĩa gì nhưng tôi vẫn muốn biết sự thật là gì? Chúng ta hiểu quá ít về hung thủ trong bóng tối kia, chúng ta không biết hung thủ kia rốt cục là ai, là tên mổ lợn hay là ma quỷ trong truyền thuyết?

Việc mở cái miệng giếng giống như việc vén mở chân tướng sự việc, tôi không tự chủ được, cứ đi tìm viên gạch lớn, chạy đến cái miệng giếng kia. Phong Vận Đan sững người nhìn tôi, run cầm cập không ngớt.
Tôi nghĩ là máu điên trong tôi đã đến cơn, từ nhỏ tính tôi đã thế. Bình thường tôi rất nhát gan, nhưng một khi ai đó đã làm tôi nổi con ma lồi trong người lên thì tôi bất chấp tất cả, cho dù trời long đất lở cũng mặc.

Trước đây tôi từng ăn cắp, nhưng lần đó vì cô ấy làm tôi giận quá nên ăn cắp túi xách cho đã giận thôi.
Lần này tên giết người chọc giận tôi, nếu là có thật như trong truyền thuyết thì đằng nào cũng chết, chi bằng liều mạng xem chân tướng sự việc thế nào. Tôi đập mãi ổ khoá mới bật ra, hít lấy một hơi dài tôi dốc toàn lực lật tấm chắn miệng giếng lên. Bỗng trong giếng bật lên một cánh tay trắng bệch. Tôi giật thót mình, thụt lùi mấy bước rồi nhũn người xuống đất. Phong Vận Đan đứng sau lưng tôi bỗng như cấm khẩu không nói được lời nào, sự sợ hãi đã lên đến cực điểm, muốn thét lên nhưng không đủ sức nữa. Cánh tay cứ đưa lên cứng đờ ở đấy, tôi trấn tĩnh lại, từ từ tiến đến.

Đó là thằng Thư Sinh.
Tôi kéo thằng Thư Sinh ra, họ chết cùng một kiểu, bị moi tim, mắt trợn tròng...
Giếng không sâu, không có nước, khoảng một mét là đến bùn. Tên Thư Sinh bị nhét xuống, nên khi vừa mới lật nắp giếng lên thì cánh tay đã bật thẳng lên. Sau khi suy nghĩ một hồi, nếu tên mổ lợn giết người, nếu có con đường mật đạo thẳng đến nhà hắn, thế thì, sau khi chúng tôi rời khỏi nhà hắn, hắn đã chạy đến ngôi đền này trước chúng tôi, giết thằng Béo rồi giấu xác đi, rồi mang thi thể đã bị giết từ lâu của thằng Hiệu anh mang vào sân ngôi miễu rồi nấp trong này, thừa lúc chúng tôi sơ ý và bóng tối trong ngôi đền để giết tiếp tên Thư Sinh rồi ném xác tên Thư Sinh này xuống giếng. Thế rồi, sau khi hắn đoán chắc chúng tôi nhất định về tìm tên Thư Sinh thì mang thi thể của thằng Béo ra đặt ngay giữa đường rút lui của chúng tôi.

Hắn làm thế với mục đích là khiến chúng tôi không hiểu gì về sự việc đang xảy ra với chúng tôi và những chuyện đó hoàn toàn bất ngờ, như thế chúng tôi sẽ càng mơ hồ, trước tiên hắn muốn hù doạ cho chúng tôi khiếp đảm trước đã, không còn tin vào sự sống sót của bản thân thế rồi từ trong tối hắn đánh theo kiểu du kích, giết từng người một.

Nhất định mình không được rơi vào bẫy hắn, nhất

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện