Chúa Sẽ Phù Hộ Em

Quyển 1 - Chương 19: Trú phục dạ xuất(*)



(*)Ban ngày ẩn náu nghỉ ngơi, ban đêm mới ra ngoài hoạt động

Type: Huyền Đoàn

Peshawar có tên cũ là “Purusapura”. Đầu thế kỉ thứ hai, Vua Kanishka của đến quốc Kushan, người rất tôn sùng Phật giáo, đã đóng đô ở đây. Peshawar là một trong những trung tâm văn hoá, Phật giáo quan trọng nhất vùng Trung Á. Trong Đại Đường Tây du ký,  Huyền Trang đại sư gọi đây là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, hoa trái sum suê. Đến thế kỉ mười hai, đạo Hồi mới bắt đầu thịnh hành trên mảnh đất này. Do toạ lạc trên nhiều tuyến đường thương mại huyết mạch của Trung Á nên thành phố này từng cực kì phồn thịnh, có tới mười mấy nhà thờ Hồi giáo lớn nhỏ, ngay cả hiện giờ, nó là thị trấn thương mai trọng yếu giữa lục địa Nam và Trung Á. Chỉ có một điểm khác biệt, đó là hàng hoá chủ đạo đã chuyển từ tơ lụa, lông cừu, thảm len thành vũ khí, đạn dược, nô lệ và thuốc phiện.

Vì thế, Peshawar không yên tĩnh như các thành phố khác của Pakistan mà sôi động cả ngày lẫn đêm, đặc biệt là khu chợ đen ở ngoại ô thành phố, đèn hoa sáng rực, xe buýt, xe xích lô trang trí sặc sỡ đi lại như mắc củi. Người dân mặc quần áo truyền thống, thanh niên thì mặc áo phông quần bò, còn có những người không rõ quốc tịch ăn mặc kì quái nữa, các quán ăn, quán trà và phòng chiếu phim lúc nào cũng tấp nập người ra kẻ vào, thoáng nhìn sẽ có cảm giác thời gian và không gian giao thoa, như thể lạc giữua hiện thực và quá khứ.

Hôm đó, tôi và Wata trốn từ tầng hai xuống. Anh ta than thở: “Tại sao cửa lớn không đi, lại phải nhảy qua cửa sổ?” Có Hassan làm lá chắn, đương nhiên tôi có thể đường đường chính chính đi qua cửa lớn, nhưng đây là Pakistan, nơi mà phụ nữ một mình đi ra đường cũng trở thành vấn đề lớn của quốc gia, huống hồ lại là nửa đêm đi tới chợ đen, đám hộ vệ không dám cản nhưng chắc chắn sẽ nghi ngờ, còn tôi thì không muốn giải thích. Càng ít người biết hành tung của tôi càng tốt, trong khi tất cả chợ đen đều nhộn nhịp nhất về đêm.

Cửa sổ phòng tôi cách mặt đất ít nhất cũng hơn mười mét. Tôi dang tay ra, bám chặt vào khung cửa sổ nhà đối diện, nhanh nhẹn trèo xuống. Chợ đen nằm ở một góc của thành phố Peshawar, cách nhà Hassan không xa lắm. Tôi đi men theo con đường nhỏ, rẽ ngang rẽ dọc một hồi, chẳng mấy chốc đã tới ngoại vi khu chợ. Wata đi sau tôi khoảng mười mấy mét, đây cũng là yêu cầu của tôi.

“Tại sao phải đi cách xa như vậy? Ngộ nhỡ có chuyện gì, tôi làm sao cứu được cô?” Anh ta kháng nghị.

Tôi ngó lơ lời kháng nghị của anh ta. Linh tính mách bảo nếu tôi đơn thương độc mã xuất hiện, chắc sẽ dễ dụ rắn ra khỏi hang hơn. Wata thấy tôi không đáp thì cho là tôi không muốn giải thích, đành hậm hực làm theo. Cứ như vậy, chúng tôi kẻ trước người sau đi  tới chợ đêm.

Lần đầu tiên nhìn thấy khu chợ này, tôi không khỏi rùng mình choáng ngợp, tuy cũng đoán được là nó rất lớn nhưng không ngờ nó lại sầm uất đến mức này. Các hàng quán, lò rèn, quán trà, cửa hàng đồ trang sức…nối tiếp nhau, ngoài ra còn có những cuộc giao dịch đen ở những góc khuất, ví dụ như buôn lậu cổ vật, đồ trang sức, chất gây nghiện và nô lệ tình dục, bao gồm cả phụ nữ, đàn ông và trẻ em. Chợ đêm Peshawar tiếng tăm lừng lẫy còn vì ở đó dám công khai chào bán vật tư quân dụng, quân như, nào là balo, quần áo, thực phẩm đóng hộp…Nghe nói các tổ chức phi chính phủ cứ vận chuyển mười kiện vật tư thù ít nhất sáu kiện sẽ dừng chân ở chợ đen Peshawar.

Nhưng ấn tượng nhất vẫn là các cửa hàng bán vũ khí. Ngoài cửa, họ treo cờ của rất nhiều quốc gia, còn bên trong thì nhân viên hào hứng giới thiệu cho khách hàng tính năng của các loại súng, thậm chí có người còn chĩa súng lên trời bắn thử, chẳng khác gì ra chợ mua mớ rau, con cá. Những người đi đường đều không lấy làm lạ, với khung cảnh sầm uất này. Tôi lần theo tiếng súng nổ, đến trước một cửa hàng, liếc nhìn một lượt các khẩu súng trên giá, trong đó đó, có những khẩu còn mới tinh, nhưng đa phần là súng đã qua sử dụng. Nghe nói đến chợ đêm không chỉ có thể mua mà còn có thể thuê súng. Nghĩ đến đây, tôi không khỏi rợn tóc gáy, ở nơi tính mạng con người chỉ như cỏ rác, chi phí giết người cũng phải tính toán trước sau. Đang định bước vào thì Wata chạy đến ngăn tôi lại, hỏi: “Abu, cô định mua súng sao?”

“Tôi chỉ xem thôi.” Tôi đáp, mặc dù giọng điệu rất ôn hoà nhưng hành động lại rất quả quyết. Tôi đẩy canh tay của anh ta ra, bước vào, lập tức có nhân viên bán hàng ra chào mời rồi dẫn chúng tôi tới một góc ngồi đợi, lát sau còn có người mang trà và bánh ra mời.

Wata ngồi phía sau ra sức kéo áo tôi: “Abu, Abu!”

Tôi mặc kệ anh ta, nói với nhân viên bán hàng: “Tôi cần một khẩu cho nữ dùng, nhỏ gọn, thuận tiện mang theo người.”

Nhân viên bán hàng không khó chịu khi nhìn thấy tôi và Wata giằng co nhau, như thể đã quen với những cảnh tượng thế này, điềm tĩnh nói: “Chúng tôi có một khẩu súng lục nòng ngắn dành cho nữ, tên là Smith – Davidson, đường kính 0,38 inch, lực sát thương vô cùng lớn, ngay với một người đàn ông vạm vỡ gần một trăm cân, cũng chỉ cần một phát là hạ gục.”

“Đối với các vật thể di chuyển nhanh, xác suất bắn trúng có cao không?”

Nhân viên bán hàng đáp: “M1911(*) thích hợp bắn liên tiếp.”

(*) Tên gọi tắt của súng ngắn bán tự động Colt M1911.

“Có thể bắn thử không?”

Lúc này, Wata lại lên tiếng: “Abu, cô muôn mua súng, tôi không ngăn cản cô. Nhưng…” Anh ta nhìn quanh rồi ghé sát tai tôi, nói với vẻ buồn bã: “Chúg ta không có tiền.”

“Không có tiền? Sao anh lại không có tiền?” Tôi kinh ngạc hỏi.

“Tối qua, khi tôi bị cô gọi lên gác, à không, chính xác là lúc cô đứng bên cửa sổ, hỏi đại nhân có phải là người của cô không, đại nhân đã tịch thu toàn bộ tiền của tôi rồi.”

Ngây người một lúc lâu tôi mới định thần lại được, hỏi: “Vậy ở đây có thể trả tiền bằng thẻ không?”

Wata nhìn lại tôi với vẻ mặt bị thương.

“Chỉ nhận tiền mặt sao?”

Anh ta tuyệt vọng gật đầu.

Tôi nghiến răng chửi thầm: “Hassan, anh được lắm!”

“Vậy…không mua nữa nhé?” Wata ngập ngừng nói như thể trút được gánh nặng.

Tôi chẳng nói chẳng rằng, hậm hực đi ra khỏi chợ đen.

Vài hôm sau, Hassan về nhà, tôi liền chạy đến gặp anh ta, nói: “Hassan, anh có thể cho tôi vay ít tiền không?”

Hassan đang rửa mặt, trông có vẻ mệt mỏi, nghe thấy tôi hỏi, anh ta bèn quay lại, liếc nhìn tôi, hỏi: “Em muốn làm gì?”

Tôi lập tức thu lại nụ cười của mình, khẽ mím môi, im lặng. Chắc là nhận thấy thái độ của mình có phần hơi lạnh lùng, Hassan dịu giọng nói: “Xin lỗi, Mễ Lạp, ta không có ý đó.”

Tôi chỉ gật đầu một cái rồi đi thẳng một mạch ra khỏi phòng, Hassan không gọi tôi lại. Tối hôm đó, tôi không thèm ăn cơm và lại lẻn ra ngoài, nhưng không cho Wata đi theo. Wata hỏi có phải tôi giận Hassan không, tôi liền thản nhiên đáp là không. Tôi ở đây thân cô thế cô, phải dựa dẫm vào anh ta, làm gì có tư cách hờn dỗi chứ! Tôi chạy tới một con phố, đứng trước một quán gà quay, nhìn vào trong rất lâu, sau đó lặng lẽ xoa cái bụng lép kẹp của mình rồi quay người đi, đúng lúc này thì đụng phải Hassan.

Anh ta giơ tay đỡ tôi, nói: “Sau này, ta sẽ để cho em một ít tiền trong ngăn kéo. Nửa đêm đi dạo ở nggoài, phải mặc nhiều áo một chút. Nhà bếp của chúng ta làm gà quay ngon hơn quán này rất nhiều. Ta đã hứa sẽ cho em tự do, ta sẽ làm được.” Thấy tôi không nói gì, anh ta lại chăm chú nhìn tôi một hồi rồi nói: “Mễ Lạp, đừng tức giận!”

Tôi ngạc nhiên, không ngờ có thể nghe thấy mấy chữ này được thốt ra từ miệng anh ta, sao có vẻ dịu dàng, che chở, thậm chí còn có đôi phần chiều chuộng. Tôi bất giác cảm thấy bị mê hoặc.

Hassan vừa đi vừa từ tốn giải thích: “Ta không đưa súng cho em, không phải vì ngăn cản em làm những điều mình muốn, mà vì dao găm có sắc đến mấy vẫn dễ kiểm soát hơn súng. Skija đủ để giúp em tự vệ, nhưng nếu có súng, em có biết hậu quả sẽ khôn lường lắm không? Hình như ta cũng từng để với em là ta từng tham gia chiến tranh. Trong cuộc thánh chiến, ta đã giết rất nhiều người, nhưng chúng đều là quân địch, những kẻ xa lạ. Ta nhìn bọn chúng ngã xuống, nhìn thấy sự sống từ từ lụi tắt trong ánh mắt của chúng mà chẳng có cảm giác gì. Dù là trước kia, bây giờ hay sau này, ta đều không bận tâm đến sự sống chết của những kẻ muốn chống đối ta, vì ta hiểu rằng chiến tranh luôn tàn khốc, quân địch chết dưới mũi súng của ta hay ta chết dưới mũi súng của chúng thật ra cũng chẳng có gì khác nhau.” Khi nói những lời này, gương mặt Hassan vẫn rất điềm tĩnh và thản nhiên, nhưng từ sâu trong đôi mắt nhỏ và dài đó, tôi nhìn thấy một tia buồn bã và bất lực. “Vào cái đếm Laila bỏ trốn cùng người đàn ông khác…”

“Hassan!” Tôi ngắt lời anh ta, không muốn quá khứ đau đớn mà mình cố gắng chôn chặt lại bị đào lên, và trên hết, không muốn nghe nhắc đến tên của một người. Nhưng anh ta dường như không nghe thấy tiếng tôi, vẫn nói tiếp: “Ta dẫn người đuổi theo, mặc dù không nén nổi tức giận nhưng ta chỉ muốn bắt họ lại, vì nghĩ rằng có thể chỉ là sự hiểu lầm, sao có chuyện bạn thân nhất của ta và vị hôn thê của ta bỏ trốn cùng nhau được. Ngay từ khi sinh ra, Laila đã được đính ước với ta, còn Ngô Thiên Kỳ lại là người bạn thân thiết lâu năm của ta. Hơn nữa, hai người đó chỉ vừa nói gặp nhau. Cuộc rượt đuổi kéo dài đúng hai ngày, hai đêm, họ chạy về phía tây nam, bọn ta bám đuổi sát nút, càng ngày khung cảnh khung quanh càng hoang vắng, cuối cùng xe hết xăng, ngựa cũng kiệt sức mà chết, chỉ có thể đi bộ, nhưng cuối cùng, bọn ta đã đuổi kịp họ. Đúng lúc đó, họ đã nổ súng. Ta cứ tưởng họ sẽ giải thích rõ ràng chuyện này, nhưng không. Không còn sự lựa chọn nào khác, bọn ta phải bắn trả, nhưng chủ yếu là để phòng vệ. Lúc đó, trời rất tối, bọn ta đang ở một hẻm núi. Sau khi đọ súng khoảng năm phút, ta ra lệnh cho thuộc hạ rút lui, không tiếp tục truy kích nữa.”

“Nhưng Thiên Kỳ vẫn chết.”

Hassan nhìn lên bầu trời tối đen, nói: “Phải/”

“Anh hối hận ư?”

“Hối hận?” Anh ta khẽ lặp lại hai từ này, nỗi ưu tư dâng trào mãnh liệt trong giọng nói. “Ta không biết thế nào là hối hận. Nếu tâm trạng hi vọng có được một câu trả lời là một biểu hiện của sự hối hận thì có thể là có. Nếu Ngô Thiên Kỳ không chết thì ngay cả khi Laila bỏ trốn cùng anh ta, ta cũng sẽ không truy cứu.”

Dừng lại giây lát, Hassan cúi xuống nhìn tôi, nói tiếp: “Mễ Lạp, ta nói với em chuyện này là hi vọng em biết giết người và tự vệ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Nếu chỉ để tự vệ, em vẫn thuộc phe chính nghĩa, nhưng sau khi giết người, em sẽ phải chịu hậu quả mà việc đó mang lại. Em nghĩ mình đã sẵn sàng để gánh hậu quả đó chưa?”

“Hậu quả gì?” Tôi tò mò hỏi.

“Không thể quay đầu.”

Tất nhiên tôi biết khi một người phải chịu trách nhiệm về cái chết của một người khác, bất luận là vì lí do gì, cuộc dời của người đó sẽ thay đổi. Nhưng vấn đề là cuộc đời của tôi đã thay đổi kể từ khi bị nhốt vào tù, từ khi tôi phải một mình chống chọi với Hutu, khi tôi bị người ta ám sát trong hầm tối, và khi Jiaham khom lưng, cúi rạp đầu hôn lên chân tôi, cầu xin tôi giúp cô ấy hoàn thành tâm nguyện cuối cùng. Từ lúc đó, tôi đã không thể quay đầu lại rồi.

Không ai biết được lúc đó tôi đã cô độc, thê thảm thế nào. Tôi đã từng bước, từng bước thay đổi, đến mức ngay cả bản thân cũng ghê sợ con người mình lúc này, nhưng tôi không còn cách nào khác.

“Những kẻ sát nhân đa phần đều hung ác và lạnh lùng, nhưng họ không hẳn có bản tính tàn nhẫn, mà là nếu không như vậy thì tức là có lỗi với chính mình.”

Tôi bình tĩnh đáp: “Đúng vậy, Hassan.”

Anh ta giơ tay lên vén mái tóc của tôi ra sau: “Nếu mối người đều có một số phận thì, Mễ Lạp, ta hi vọng suốt đời em sẽ được bình an.”

Tôi nhìn thằng vào mắt anh ta, giây lát sau mới nói: “Hassan, tôi hiểu tất cả những điều anh nói, nhưng sợ rằng tôi sẽ làm anh thất vọng. Anh không thể hiểu được tôi đâu.”

Bị  hãm hại, bị phản bội, mất đi người mình yêu thương…Đúng là những gì tôi gặp phải, anh ta cũng từng trải qua, nhưng có một điểm mãi mãi không giống, vì đây là đất nước của anh ta, bộ tộc của anh ta, nói khó nghe thì đây chính là số phận của ta, là thứ anh phải chấp nhận từ khi chào đời. Nhưng tôi thì khác, tôi đã bị lôi kép vào cuộc chiến này, lẽ ra tôi có thể sống một cuộc sống khác. Sự thù hận của tôi, anh ta vĩnh viễn không thể hiểu.

Tuy nhiên, Hassan chưa chịu buông tha cho tôi, vẫn kiên định nói: “Ta hiểu! Hãy tin ta, Mễ Lạp, tất cả cảm nhận của em, ta đều hiểu. Bất luận bị giày vò thế này, chí ít hiện giờ em vẫn còn sống.”

Tôi chán nản im lặng.Phải, tôi vẫn còn sống, nhưng chỉ là thoi thóp hơi tàn.

“Ta không bảo em phải quên đi hay tha thứ, ta chỉ hi vọng sự thù hận sẽ không nuốt chửng em của trước đây.” Dứt lời, anh ta quay sang, chạm nhẹ vào đôi mắt tôi, nói tiếo: “Em có biết trong mắt em hiện giờ có một cái hố đen sắp sửa nuốt chửng em không?”

Tôi khẽ ngoảnh mặt đi, đáp: “Đại nhân, thù hận không thể nuốt chửng được tôi, nhưng tình yêu thì có thể.” Tôi nhếch miệng cười khẩu, nếu không vì yêu anh thì tôi đã không rơi vào cảnh ngộ ngày hôm nay, và nếu không phải vì hận anh, tôi sợ rằng mình đã tan xương  nát thịt từ lâu rồi.

Hassan có phần kinh ngạc trước lời tôi nói, ra lệnh: “Nhìn ra mà nói.”

Tôi y lời ngẩng đầu nhìn anh ta: “Có hi vọng dù sao cũng tốt. Giống như cầu nguyện Thánh Allah, cầu xin Thượng Đế hay Đức Phật, đều chẳng có hại gì.”

Mặc dù rất thận trọng trong ngữ điệu nhưng câu này vẫn đầy ý châm biếm. Mặt Hassan biến sắc, anh ta nói: “Em đã thay đổi rồi, Ngải Mễ Lạp.”

“Ai rồi cũng sẽ thay đổi, điều này chẳn có gì kì lạ!”

“Ai rồi cũng sẽ thay đổi, điều này chẳn có gì kì lạ!” Hassan nhắc lại lời của tôi, giọng điệu nặng nề như thể ngoài câu này, anh ta không còn gì để nói. Bây giờ, tôi đã hiểu được phần nào lí do anh ta và Lâm hay im lặng, đó là vì không muốn giải thích, kể lể, thậm chí là không muốn ai hiểu mình.

Sau vài phút lúng túng, tôi cố lấy lại vẻ điềm nhiên, hỏi: “Đại nhân, nếu có một ngày tôi làm hại người anh yêu, anh có tha thứ cho tôi không?”

“Em muốn làm hại ai?”

Tôi quay sang nhìn anh ta, ý bảo chẳng phải anh đã biết rồi sao. Anh ta lập tức đáp: “Ta không thể chắc chắn rằng mình sẽ tha thứ cho em. Nhưng ta có thể hứa với em, ta nhất định sẽ đứng trên lập trường của em để nhìn nhận vấn đề.”

“Cảm ơn anh.:

“Không cần. Nhưng nếu có một ngày, ta cũng làm một việc tương tự, hi vọng em cũng có thể đứng trên lập trường của ta để nhìn nhận vấn đề.”

“Được.”

Nhiều năm sau, thỉnh thoảng tôi vẫn mơ thấy cuộc nói chuyện này, mỗi lần như vậy trong lòng tôi luôn cảm thấy buồn bã. Thực ra, tôi chưa từng hiểu anh ta.

Chúng tôi chầm chậm quay về con ngõ nhỏ, có thể là do đêm khuya yên tĩnh, hoặc cũng có thể do mùi cái bụi trên người Hassan khiến tôi cảm thấy bình yên, tôi đã buột miệng hỏi một câu: “Đại nhân, vì sao anh vẫn chưa tìm được cho mình một cô gái để kết hôn?”

Anh ta sửng sốt nhìn tôi, tôi lập tức nhận ra mình đã quá đường đột, vội: “Xin lõi, coi như tôi chưa nói gì.”

Nhưng anh ta lại không coi như tôi chưa nói gì. Sau vài phút suy nghĩ, anh ta chậm rãi trả lời: “Tại sao ta chưa lấy vợ, chẳng phải em đã biết rồi sao?”

“Sao cơ?”

“Người đầu tiên chưa cưới đã chạy mất, gần đâu mới tìm được một người khác, nhưng xem ra cũng muốn bỏ chạy.” Khi nói câu này, nét mặt anh ra vẫn rất nghiêm túc khiến tôi khó mà đoán ra được đây có phải là nói đùa hay không, cứ đứn ngây ra. Hassan vẫn đi tiếp mà không chờ tôi, tôi đành phải đuổi theo, nói: “Này, hãy coi như mấy người đó đều không có duyên với anh đi. Đằng nào anh cũng được phép lấy bốn vợ, vậy thì cứ lấy tiếp thôi.

Anh ta nhìn thằng vào tôi, hỏi: “Em nghĩ tìm một người vợ đơn giản lắm sao?”

Tôi đi theo sau anh ta như một cái đuôi. “Vậy anh thích người như thế nào, tôi sẽ để mắt giúp anh.”

Thực ra tôi cũng chỉ muốn trêu chọc anh ta một chút nên mới nói vậy thôi, chứ tôi có thể đi đâu để giúp anh ta tìm vợ chứ? Không ngờ Hassan sau khi nghe xong lại đột nhiên dừng bước, khiến tôi không kịp phản ứng, đâm sầm vào lưng anh ta, chóp mũi đau điếng như đâm phải cánh cửa sắt. Anh ta kéo tôi đến trước mặt, hỏi: “Em để mắt giúp ta ư?”

Tôi xoa mũi, khẽ “ừ” một tiếng.

Anh ta lập tức nói với vẻ trịnh trọng: “Cô gái mà ta thích ít nhất phải biết năm thứ tiếng. Ngoài những ngoại ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, thì phải có khả năng học tiếng Urdu, tiếng Do Thái, tiếng Ả rập, tiếng Balti, trong một thời gian ngắn.”

Tôi xoa cằm nghĩ ngợi, vậy thì chỉ có Laila thôi, tiếng Ả rập của tôi chẳng ra hồn gì cả.

“Cô gái đó phải thật xinh đẹp, lương thiện, hiền hậu, động một tí lại trèo lên nóc nhà dỡ ngói, à, ý ta là trèo qua cửa sổ. Mặc dù không phải là tín đồ đạo Hồi nhưng cô ấy lại thuộc lòng kinh Koran, hơn nữa còn biết thơ của Hafez.”

Không biết Laila có biết Hafez không, nhưng chắc chắn cô ta thuộc kinh Koran.

“Ngoài ra, cô gái đó sẽ cùng ta bàn luận về những khổ nạn của chiến tranh, mặc dù cô ấy không hiểu chính trị nhưng biết rằng dân chúng an cư lạc nghiệp mới là nền tảng của đất nước.” Vừa nói, anh ta vừa đi tiếp. Tôi lẳng nhằng bám theo, không tìm được kẽ hở nào để ngắt lời anh ta. Mãi đến khi đến trước cổng nhà và có một hộ vệ thò đầu ra nhìn rồi lập tức quay vào, anh ta vẫn thao thao bất tuyệt. “Cô gái đó thông kim bác cổ, học một biết mười. Cuối cùng cô ấy cực kì đáng yêu, những lúc muốn lấy lòng ta còn luôn miệng gọi ta là ân công. Cô gái như vậy, em giúp ta để mắt nhé, không được kém một phân nào đâu đấy.”

Tôi chột da, không biết tránh đi đằng nào trước ánh nhìn chăm chú của anh ta, cuối cùng, đành cụp mắt xuống, khẽ nói: “Nhưng cô gái này đã từng thích người khác, hơn nữua, người đó còn là kẻ thù của đại nhân, và quan trọng hơn, cô gái này bây giờ đã không còn xinh đẹp nữa, không những không xinh đẹp mà còn rất tàn tạ…”

“Ta khôn bận tâm lắm. Mễ Lạp, dù cô ấy không còn xinh đẹp hay đã từng thích người khác, ta đều không quan tâm. Trong chúng ta, có ai không từng yêu người khác? Chỉ cần từ nay về sau, cô ấy toàn tâm toàn ý theo ta là được.”

Tôi gượng cười: “Nhưng cô gái này trong lòng đang đầy phẫn nộ.”

Anh ta gật đầu, nói: “Đây đúng là vấn đề lớn, nhưng ta có thể đợi đến khi sự phẫn nộ trong lòng cô ấy dịu xuống, hoặc đợi đến này cô gái đó có thể sống bình thường ngay cả khi ngọn lửa phẫn nộ đó đang cháy.”

“Sống như bình thường? Có thể không?”

“Đương nhiên có thể. Những người đang sống ở đây chẳng phải đều như vậy sao? Mễ Lạp, ta hiểu sự tức giận của em, đây có thể là một trong những lí do khiến em có thể sống mà ra khỏi tù và kiên cường tới bây giờ, cho nên bất luận em làm gì, ta sẽ không ngăn cản nữa, nhưng xin em nhất định phải sống.”

Tôi hơi sửng sốt trước lời tâm sự của anh ta, lát sau mới gật đầu, đáp: “Được, Hassan, tôi sẽ sống.”

Anh ta đặt hai tay lên vai tôi, siết mạnh, dõng dạc nói: “Vậy thì, Ngải Mể Lạp, chào đón em bước vào loạn thế.”

Tôi ngẩng đầu, mỉm cười, nụ cười thật lòng đầu tiên kể từ khi tôi bị hãm hại và nhìn thấy gương mặt tàn tạ của mình. Anh ta nói sẽ không ngăn cản quyết định của tôi nữa. Giữa đất nước Pakistan hỗn loạn này, cuối cùng tôi đã có được một chỗ dựa, tôi sẽ không còn bơ vơ, đơn độc nữa.

Lát sau, Hassan lại nói, giọng bình tĩnh mà kiên định: “Vậy bây giờ, em có thể nói cho ta biết kế hoạch của mình rồi chứ?”

Tôi chậm rãi kể cho anh ta kế hoạch của mình.

Hộ vệ giúp tôi lấy được một sơ đồ của chợ đen Peshawar, to ngang ngửa với tấm bản đồ Pashtunistan trong phòng Hassan. Không chỉ tất cả đường sá, ngõ ngách, cửa hàng bao gồm cả các tập đoàn thế lực phía sau mỗi cửa hàng, đều được ghi rõ ràng mà còn bao gồm cả sông ngòi, núi non và các cửa ngõ ra vào Peshawar, kéo dài đến tận đèo Khyber. Chẳng hiểu Hassan nghĩ thế nào lại đưa cho tôi tấm bản đồ này.

Tôi nhìn chằm chằm vào tấm bản đồ cả đêm, suy nghĩ mông lung. Nếu không thể ra tay với Laila, vậy làm thế nào mới có thể báo thù? Điều gì quan trọng nhất đối với cô ta? Mất đi thứu gì sẽ khiến cô ta đau khổ tột cùng, không thiết sống nữa?

Một buổi tối của vài ngày sau đó, tôi lại cùng Wata trèo qua cửa sổ ra ngoài.

“Đại nhân nói thế nào? Đại nhân đã cho tiền chưa?” Wata hỏi dồn dập.

“Cho rồi.” Tôi vừa đáp vừa vỗ vào túi.

“Đại nhân đồng ý cho cô mua súng rồi sao?”

Tôi lắc đầu.

“Vậy là không đồng ý?”

Tôi lại lắc đầu, Hassan chỉ hỏi tôi rằng có biết chợ đen Peshawar, đặc biệt là chợ đen vũ khí, mọc lên như thế nào không. Tôi đáp là vì chiến tranh. Anh ta liền lắc đầu, nói là bởi vì quân đội muốn nắm uyền,

Quân đội mà anh ta nói chính là chính phủ của Pakistan hiện nay. Mười năm trước, tập đoàn chấp chính quân sự do tướng quân Zia-ul-Haq đứng đầu đã lật đổ tổng thống do dân bầu chọn, để ổn định chính trị, họ không ngừng khơi dậy mối bất hoà thăm căn cố dế giữa các dân tộc, bộ tộc, kích động xung đột vũ trang. Tàn sát, báo thù liên tiếp diễn ra, thủ đoạn ngày càng tàn nhẫn. Quân đội của tướng Zia-ul-Haq không ngừng dùng vũ khí, tiền bạc và luật pháp để thao túng, âm thầm hỗ trợ các phần tử cấp tiến trong các bộ tộc đối địch, tạo ra thế cục như thế chỉ có bọn họ mới có thể giúp đất nước này duy trì sự ổn định.

Hassan nói rằng, dưới sự lãnh đạo của tướng Zia-ul-Hqa, tướng lĩnh quân đội Pakistan chẳng khác gì bang phái xã hội đen, dùng vũ lực để cướp đoạt chính quyền, dùng báng súng để cưỡng ép nhân dân, dùng hận thù, giết chóc để duy trì vị trị thống trị, sau đó họ bố cáo thiên hạ, chào đón các nhà cung cấp vũ khí trên toàn thế giới đến Pakistan. Theo như anh ta biết thì chỉ riêng năm ngoái, các nhà cung cấp vũ khí được chính phủ Pakistan mời đến Peshawar đã vượt quá hai con số, những nhà buôn vũ hí này bán vũ khí cho quân đội, đồng thời ngầm giao dịch với thủ lĩnh các bộ lạc, quân phiệt, độc tài của các nước láng giềng, thậm chí cả quân du kích. Về sau, cả người buôn vũ khí, quân đội của Pakistan và thủ lĩnh các bộ lạc nhận ra một điều, nếu bọn họ cấu kết với nhau thì có thể làm tăng lợi ích của cả ba, thế là chợ đen vũ khí Peshawar ra đời và ngày càng phát triển. Cửa hàng nào ở chợ đen cũng có quân đội bảo kê, có bệ đỡ ở nước ngoài, trong đó, công ty lớn nhất và có thế lực nhất chính là Mozza của Anh Quốc.

Công ty Mozza cũng chính là công ty mà tập đoàn Công nghiệp quân sự Ngô Thị nắm đa số cổ phần. Tôi đã biết Tập đoàn Công nghiệp quân sự Ngô Thị có thế lực lớn ở Trung Á, cũng biết việc buôn lậu vũ khí ở chợ đen rất sầm uất, nhưng chưa bao giờ liên hệ hai sự việc này với nhau.

Anh ta còn nói rằng: “Em có thể đi mua một khẩu súng, sau đó vạch kế hoạch bắn chết kẻ thù của mình. Nhưng trước khi ra tay, xin em hãy tính xem mình có bao nhiêu phần trăm cơ hội nổ súng, chưa kể nếu đối phương có nhiều súng đạn hơn em, tỉ lệ chiến thắng của em sẽ được mất phần? Quan trọng nhất, kẻ thù của em chắc chắn sẽ không đứng im trên phố chờ em tới giết. Quân Muja và Liên minh Phương Bắc đã kí hiệp định đình chiến. Hiệp định này có thể kéo dài bao lâu, ta không rõ, nhưng cả ta và Liên minh Phương Bắc đều biết chiến tranh sớm muộn sẽ lại bùng nổ, ta không muốn ngòi nổ của nó là thi thể của em.”

Trước kia, điều tôi luôn nung nấu trong đầu là mua một khẩu súng để báo thù, nhưng khi Hassan nói cho tôi biết thời cuộc rối ren hiện tại, tôi không thể không suy nghĩ cho thấu đáo. Anh ta nói đúng, tôi không thể cứ thế xông đến bắn chết Laila được. Chưa nói đến chuyện có thể bắn trúng hay không, ngay cả khi tôi bắn trúng thì cũng khó lòng rút lui an toàn. Hassan chỉ nói không ngăn cả tôi chứ không nói sẽ giúp đỡ và bênh vực tôi. Hận thù giữa tôi và Laila chỉ mang tính cá nhân, nhưng nếu anh ta ra tay, nó sẽ biến thành cuộc chiến giữa quân Muja và Liên minh Phương Bắc. Tôi phải làm thế nào mới có thể hoàn thành chuyện này một cách sạch sẽ êm đẹp, lại không trở thành cái cớ để Liên minh Phương Bắc huỷ bỏ hiệp định đình chiến?

Chợ đen vẫn nhộn nhịp như thường, lần này chúng tôi không đến thẳng cửa hàng vũ khí để mua súng mà đến một quán ăn gần đó.

Wata hỏi tôi đến quán ăn làm gì, tôi đáp đến quán ăn đương nhiên là để ăn cơm chứ còn làm gì nữa. Thế là anh ta hết tròn mắt lại đến nheo mắt nhìn tôi. Chắc bây giờ anh ta không còn tin lời tôi nói như trước nữa rồi.

Quán ăn này tên là Tala, nằm ở mé tây bắc của chợ đen, là quán ăn ngon nhất ở Peshawar. Đương nhiên nó còn có một thân phận khác, đó là nơi buôn người náo nhiệt nhất, có một không hai ở Peshawar.

Người mua kẻ bán từ khắp nơi để về đây, tụ tập ăn uống, mua đồ, gặp gỡ, hút thuốc, tán gẫu. Từng đám người túm tụm lại, luân phiên nhau hút một ống thuốc lào rồi cũng ba hoa chích choè, nhưng nhiều hơn cả là những người đứng ở bên đường, ở góc tường, thậm chí ngay trên xe của mình để ăn cơm. Họ chuyện trò oang oang bằng đủ các thứ tiếng: tiếng Pashtun, tiếng Urdu, tiếng Anh, tiếng Balti, tiếng Ba Tư…Người phục vụ chạ như con thoi giữa các bàn, nhanh thoăn thoắt, không ngừng mang đồ uống, đổ tàn thuốc, thay đĩa cho khách.

Thiết nghĩ mỗi thành phố đều có một nơi như thế này, nơi người đàn ông không quan tâm tới sự hỗ loạn của thế giới bên ngoài, ồn ã suốt đêm suốt ngày, trong cảnh hỗn loạn vẫn duy trì chút vui thú hưởng lạc cuối cùng của thành phố, nơi mà chỉ cần bạn tìm được, nó sẽ là cõi yên vui cuối cùng của bạn tại thành phố này.

Càng đến gần Tala, quang cảnh càng đông đúc. Trong giây lát, tôi cứ ngỡ như mình đã quay về một hộp đêm ở bến Thượng Hải, dưới ánh đèn chói mắt, chiếc mát thu thanh lớn đang phát một bản tình ca tiếng Urdu, giai điệu vô cùng xúc động. Mặc dù đạo Hồi cấm uống rượu, nhưng mùi cần sa và mùi hoa nhài, đậu khấu, hương thảo, trộn lẫn với mùi thuốc súng nồng nặc càng khiến người ta thêm điên cuồng.

“Rất nhiều nhà cung cấp vũ khí sẽ tới đây uống một ít để chúc mừng cho một đơn hàng mới, trao đổi tin tức, tiện thể mua một người đẹp hoặc một đứa trẻ mang về nhà.” Wata nói.

“Tiện thể mua cái gì?”

“Rõ ràng cô nghe thấy tôi nói gì mà, Abu!” Wata nháy mắt nói.

Đúng là tôi có nghe rõ, nhưng vẫn cảm thấy không quen lắm. Mặc dù đến đây đã lâu nhưng khi đứng giữa những kẻ buôn người, buôn lậu, buôn bán vũ khí và cả thuốc phiện, nghe họ ba hoa khoác lác về “kinh tế trồng trọt” – một tên khác để chỉ hàng cấm và hoàng hoá ở chợ đen – tôi vẫn không khỏi cảm thấy ghê tởm. Đôi lúc tôi phải tự hỏi, nơi đây với thành phố tôi sống trước kia lại có thể ở trên cùng một thế giới sao? Mà tôi hiện giờ đã là một phần của thế giới này, mặc dù không muón nhưng vẫn thông thể phủ nhận. Xét ở một phương diện nào đó, tôi chẳng khác gì những kẻ cướp bóc liều lĩnh, những kẻ đầu cơ trực lợi và tội phạm, chúng tôi đến đây nửa đêm canh ba, tụ tập với nhau chẳng qua là vì trong đầu mỗi người đều có một mưu đồ xấu xa, chờ thời cơ để hành động.

Tôi ngồi ở vị trí dễ thấy ngay phía trước quầy rượu, gọi một loại kem bơ mứt hoa quả trộn với đà bào, còn Wata thì nấp ở một góc nào đó. Kem, thuốc lá và thịt cừu non viên là ba loại đồ ăn vặt nổi tiếng của Tala, đương nhiên là không để đến những giao dịch phi pháp cần là có. Đây là một thế giới vô cùng kì lạ, những cô kĩ nữ kẻ viền mắt rất đậm, cơ thể đầy đặn chỉ có thể ở bên ngoài quán mà không được phép bước vào bên trong. Những vụ buôn người diễn ra công khai ở tầng hai, còn những việc như hối lộ, buôn lậu, thậm chí cấu kết, mua chuộc…đều diễn ra ở khu vực ăn uống ở tầng một, nhưng tiền trao cháo múc thực tế chỉ có thể diễn ra ở bên ngoài, cho nên thường thấy cảnh hai bên thoả thuận xong giá cả rồi đi ra khỏi quán, giây lát sau lại quay về bàn cũ, tiếp tục ăn uống.

Đêm đầu tiên tôi đến Tala, không có ai chú ý đến tôi. Đêm thứ hai, có một người đàn ông cao lớn chạy lại chỗ tôi để chào bán một loại thuốc phiện đặc biệt của địa phương và ngay lập tức bị Wata đuổi đi. Đêm thứ ba, một anh chàng ở quầy bar nháy mắt với tôi, cười nói: “Này, đến Tala mà chỉ có một mình thì thật kì cục!”

Tôi cười, hỏi: “Vậy phải làm thế nào, hay tôi cũng mua một người nhỉ? Một người đàn ông đẹp trai để an ủi những lúc cô đơn?”

Anh chàng chớp chớp mắt: “Ý hay đấy!”

Đúng lúc đó, Lâm và một đám người đi vào quán, nhìn thấy tôi, anh có vẻ sững sờ, nhưng rất nhanh sau đó, anh và  bạn bè đã tìm một vị trí ở bên cạnh bàn của tôi, ngồi xuống. Lời nói cử chỉ của anh vẫn tỉnh bơ như không, không kinh ngạc cũng không buồn bã.

Tôi coi như không nhìn thấy anh, tiếp tục nói chuyện với anh chàng kia: “Anh có đề nghị gì không? Tôi nghe nói hàng tốt đều sẽ không đấu giá công khai, vì đã bị người ta tranh nhau mua từ sớm rồi.”

Hoạt động đấu giá mua bán người ở Tala mỗi đêm có ba phiên, mỗi phiên lại có ba loại “hàng”. Thông thường, con buôn sẽ để lại “hàng” có giá trị nhất đến cuối cùng mới đem ra đấu giá. Khác với tưởng tượng của người ngoài, đại bộ phận “hàng” ở đây đều là tự nguyện. Chiến tranh ở phía tây, động đất ở phía đông, nạn dân lưu lạc không nhà cửa, thanh niên không biết làm gì để kiếm sông, còn có cả những phụ nữ và trẻ em chỉ cần có thể sống tiếp thì việc gì cũng sẵn sàng làm…đều qua nhiều cầu nối để tìm tới đây. Nhà tâm lí học Maslow(*) đã từng nói: Nhu cầu đầu tiên của con người là sinh tồn, khi sự sinh tồn không thể tiếp tục, đạo đức hay trinh tiết đều không còn ý nghĩa gì cả. Đương nhiên “hàng” không tự nguyện cũng có, nhưng tỉ lệ không nhiều.

(*) Abraham Harold Maslow (1908 – 1970), một nhà tâm lí học người Mỹ, nổi tiếng với mô hình Tháp Nhu cầu của con người và được coi là cha đẻ của Tâm lí học nhân văn.

Anh chàng trải ra trước mặt tôi một thứ trông như tờ quảng cáo, có hai mặt, mỗi mặt đều dán la liệt hai mươi, ba mươi mấy tấm ảnh nhỏ, nam có nữ có, cường tráng có yếu ớt có. Đây chính là “hàng” tiến hành đấu giá công khai. Anh ta chỉ vào mấy bức ảnh của vài thiếu niên, nói: “Tiểu thư, cô xem người này cũng được đấy, còn người này nữa, đến từ Kalash đấy. Cô có biết Kalash không?”

Tôi gật đầu, Kalash là vùng đất nổi tiếng sinh mĩ nhân của Pakistan, mĩ nhân ở đây chỉ cả nam lẫn nữ. Phía dưới mỗi bức ảnh đều có một dãy số, đó là giá bán của họ. Anh chàng kia không ngừng liếc trộm vẻ mặt của tôi, hỏi: “Mấy ngàn Rupi thôi, rất rẻ phải không?”

“Phải, rất rẻ.” Tôi đáp.

“Vậy cô sẽ mua chứ?”

Tôi mỉm cười: “Tôi là phụ nữ.”

“Tala không phân biệt phụ nữ hay nam giới, chỉ phân biệt bên mua và bên bán.”

Thật là một quy tắc thú vị! Ánh mắt của Lâm lại nhìn tôi ở trong gương, lông mày anh hơi nhíu lại, lát sau thì quay đầu đi. Tôi và anh chàng kia nói chuyện mà không hạ thấp giọng, chắc anh đã nghe thấy hết.

Lúc này, có hai thanh niên dáng người mảnh khảnh, mặc áo khoác dài có tay và vạt áo rộng, rẽ đám đông, đi tới chiếc bàn của Lâm, bọn họ để một tay lên ngực, cúi người chào. Anh bèn gọi người lấy thêm ghế.

“Rajput!” Anh chàng môi giới buôn người hạ giọng nói, nhìn chằm chằm vào hình bóng trong gương của những người đàn ông ở chiếc bàn đó.

“Ai?” Tôi hỏi.

“Rajput, một dân tộc thiểu sổ của Pakistan, cô chắc chắn chưa từng nghe thấy bao giờ. Nếu bọn họ vẫn còn ở đây thì danh hiệu vùng đất mĩ nhân không thể nào tới lượt Kalash, nhưng người ta nói họ đã bị diệt vong lâu rồi.” Anh ta nói mà trên mặt vẫn giữ nụ cười nịnh bợ chuyên nghiệp. “Cố chỉ có thể đọc về bọn họ trong sách giáo khoa, giống như người Inca, người Nguyệt Chi trong truyền thuyết, biến mất từ lâu rồi. Nhưng không hiểu sao, gần đây, người Rajput lại đột nhiên trở về, chỗ nào cũng có bọn họ, chỉ có quỷ mới biết họ từ đâu chui ra.

“Họ đông lắm à?”

“Không nhiều lắm nhưng cũng đủ. Nháy mắt, ngành nghề nào cũng có người của họ, có tiền có thế lực, ai nấy đều là nhân vật nguy hiểm.”

Theo lí, ở chỗ Lâm ngồi không thể nào nghe thấy những lời của chúng tôi, vì giọng của anh chàng môi giới đã nhỏ tới mức như tiếng muỗi kêu, nhưng hai người Rajput mới đến đột nhiên quay người lại, nhìn chằm chằm vào chúng tôi, một người còn giơ hai ngón tay chỉ vào tôi và anh chàng đó. Ánh mắt của Lâm cũng theo đó nhìn về phía tôi, tôi quay đầu đi chỗ khác.

“Chết tiệt…” Anh chàng môi giới nghiến răng, đáp lại bằng nụ cười rạng rỡ, cho tới khi hai người Rajput đó quay đi.

“Ban nãy, anh nói họ là nhân vật nguy hiểm ư?” Tôi lại hỏi.

“Ừm, người tóc bạc đó là cậu Hai nhà họ Ngô, chính là người cầm đầu bọn họ.”

“Họ nguy hiểm lắm sao?”

Anh ta liếc mắt nhìn tôi, tôi đẩytờ một trăm Rupi qua, anh ta nhanh nhẹn thu tiền, sau đó nói tiếp: “Tôi nghe nói mấy năm trước bọn họ đã từng cạnh tranh với một băng đảng khác là Sarver, nhằm giành quyền kiểm soát việc buôn bán vũ khí. Sarver ỷ có nhiều tiền, đánh tiếng với tất cả các đầu não ở Peshawar là không được nhập hành của cậu Hai. Vì việc này, cậu Hai, người mà ai cũng gọi là Lâm, đã lái một chiếc xe tải từ London tới Peshawar, không dừng lại ở chợ đen mà đi thẳng tới biên giới chỗ đèo Khyber, dừng lại ở vùng đất giao tranh giữa hai phe phiến quân để chào bán vũ khí. Nào là đạn dược, thuốc nổ, súng giả cả chắc chắn phải đắt hơn ở chợ đen rất nhiều, nhưng đều là hàng tốt, bách phát bách trúng, không những vậy, mỗi khách hàng còn được tặng một chiếc quần bông.”

“Quần bông?” Tôi cứ ngỡ mình nghe nhầm.

“Phải, quần bông! Không biết là quân phục dùng mặc trên núi cao của quân đội nước nào, chất lượng vô cùng tốt, còn kèm theo cả một chiếc áo lót giữ nhiệt. Cậu Hai này đúng là thiên tài, anh ta biết những binh sĩ của quân du kích các bộ lạc cần cái gì, nên đã vượt qua châu Âu, đi qua Trung Quốc, Trung Á, mười mấy quốc gia, ngàn dặm xa xôi để đưa một xe tải vũ khí quan trọng tới biên giới Pakistan và Afghanistan, “thùng thuốc nổ Khyber” nổi tiếng thế giới. Anh có thể ngờ được rằng ngoài súng ống đạn dược, anh ta còn mang theo cả quần bông chứ!”

Hài lòng với vẻ kinh ngạc của tôi, anh chàng lại thao thao bất tuyệt: “Trong một ngày, anh ta đã bán hết tất cả hàng hoá, bao gồm cả chiếc xe tải đó, thu lời gấp bội. Nhưng quan trọng nhất là anh ta đã chứng minh được thực lực của mình. Có trời mới biết làm thế nào anh ta qua được cửa khẩu của mười mấy nước liền, hơn nữa lúc đó anh ta mới chỉ có mười bảy tuổi, vẫn chỉ là một thiếu niên. Nói tóm lại, chỉ qua một đêm anh ta đã nổi tiếng, khách hàng bao gồm các thế lực quân phiệt, đội du kích, thủ lĩnh bộ tộc…bắt đầu đặt hàng trực tiếp với anh ta. Nhờ thắng lợi trong trận tranh giành khách hàng đó mà hiện giờ, họ đã kiểm soát toàn bộ thị trường vũ khí ở Peshawar.”

Nghe những lời kể của anh chàng môi giới này, trong lòng tôi dâng lên một cảm giác lạ lẫm mãnh liệt. Về sau, tôi cũng nghe được không dưới mười lần câu chuyện “chiếc quần bông” đó từ miệng nhiều người khác nhau, cứ như thể nó đã trở thành bài thánh kinh trong lòng tất cả các thanh niên sục sôi nhiệt huyết, người nào người nấy khi kể đều tỏ rõ sự sùng bái, khâm phục, nhưng Lâm trong lời kể của bọn họ, tôi hoàn toàn không quen biết. Lâm mà tôi biết là một sinh viên trường Cambridge rơi từ trên núi tuyết xuống, tính tìn nóng nảy chứ không phải là một người đàn ông tài năng, gan dạ, mới mười bảy tuổi đã lái xe tải đơn thương độc mã vượt qua biên giới mười mấy nước và qua mặttất cả các đội điều tra buôn lậu.

Một lần nữa, tôi lại bắt gặp ánh  mắt của Lâm ở trong gương. Lần này, tôi không lảng tránh, tôi nhìn người đàn ông khoác chiếc áo dài truyền thống của Pakistan, tóc bạc chấm vai, dung mạo xuất chúng, vẻ mặt thản nhiên đó…đúng là rất xa lạ! Vậy mà trước kia, tôi cứ tưởng mình rất hiểu anh.

Đột nhiên, một người đàn ông cường tráng khoảng năm mươi tuổi rẽ đám đông đi vào quán. Xunh quanh anh ta có mấy vệ sĩ che chắn, ông ta nhìn bao quát một loạt các bàn trong quán với ánh mắt cảnh giác rồi đi về phía bàn của Lâm. Người này tôi có biết, chính là thủ lĩnh Liên minh Phương Bắc ở tỉnh Tây Bắc Pakistan – Ahmed Vicsue Mufti – chú ruột của Laila Syer Mufti.

“Đại nhân Ahmed.” Anh chàng môi giới thì thầm vào tai tôi.

Khi ánh mắt của Ahmed lướt tới chỗ chúng tôi, anh chàng môi giới toét miệng cười, còn tôi chỉ khẽ nghiêng người.

“Tiểu thư, cô biết ông ta à?” Anh ta hỏi.

“Không biết.” Tôi trả lời dứt khoát.

“Nhưng nhìn cô có vẻ như quen biết ông ấy.”

“Tôi biết ông ta nhờ đọc báo thôi. Ông ta có thường xuyên tới đây không?”

“Họ cùng một giuộc mà.” Anh ta bĩu môi, đáp: “Chính khách và lái súng, từ xưa tới nay có bao giờ tách rời?”

Tôi nghĩ cũng phải.

Anh chàng môi giới lại nói: “Đại nhân Ahmed đánh giá Lâm rất cao, muốn gả con gái duy nhất của mình cho anh ta. Đang tiếc con gái ông ta nhỏ tuổi quá, còn Laila lại nổi tiếng là khó tính. Nếu tôi là Lâm, tôi sẽ cưới Laila trước, chờ vài năm nữa lại lấy con gái đại nhân Ahmed. Nghe nói đó cũng là một mĩ nhân đấy.”

“Con gái của đại nhân Ahmed?” Tôi nhắc lại như một cái máy.

Anh ta gật đầu, nhìn quanh một vòng, sau đó hạ giọng nói: “Nhưng tôi nghe nói, đại nhân muốn gả con gái cho Lâm thực ra là vì muốn tăng cường sự kiểm soát đối với tập đoàn Công nghiệp quân sự Ngô Thị. Kiểm soát được tập đoàn Công nghiệp quân sự Ngô Thị coi như kiểm soát được nguồn vũ khí của cả Trung Á. Haizz…nếu là tôi, tôi mặc kệ ông ta muốn kiểm soát cái gì thì cứ việc, có hai cô vợ xinh như hoa thế, còn muốn gì nữa? Anh ta thật là may mắn, đúng không?”

“Phải.” Tôi vừa đáp vừa đứng lên.

Anh chàng môi giới ngạc nhiên hỏi: “Tiểu thư, cô định đi đâu?”

“Lên tầng hai mua một anh chàng Kalash đẹp trai chứ đi đâu!” Tôi cười tít mắt, đáp: “Chẳng phải anh nói Kalash là vùng đất của mĩ nhân sao?”

Lúc này từ trên sân khấu tầng hai vọng xuống tiếng chiêng “boong boong”, mọi người bắt đầu tập trung về quán ăn. Phiên bản đấu giá người mỗi đêm ở Tala sắp bắt đầu. Tôi quay người đi lên tầng hai, để lại anh chàng môi giới đang ngẩn tò te.

Đương nhiên tôi hiểu vì sao anh ta lại sững sờ nhưu vậy. Mặc dù chốc chốc lại có khách nữ tới Tala nhưng họ thường chỉ ở tầng dưới, hơn nữa đều mặc đồ của nam giới, bất kể có che được các đường nét nữ tính của mình hay không. Tất cả đều ngầm hiểu, ngay cả khi muốn mua người cũng là bảo vệ sĩ hoặc những người môi giới lảng vảng ở quầy rượu đứng ra mua hộ, chứ một người phụ nữ ngang nghiên đi thẳng lên tầng hai để mau đàn ông là việc tự cổ chí kim chưa từng có.

Tôi vừa đứng lên, đám đàn ông trong quán liền đổ dồn mắt về phía tôi. Khi lên đến tầng hai, tôi càng cảm nhận rõ những ánh mắt nóng như thiêu như đốt ở xung quanh, nhưng vẫn đi tiếp. Càng nhiều người để ý càng tốt. Nhưng còn chưa kịp nhìn rõ mĩ nhân Kalash nổi tiếng thiên hạ ở trên sân khấu cao thấp, béo gầy ra sao, tay tôi đã bị một bàn tay rắn chắc tóm lấy, tiếp theo là giọng nói vang lên: “Mễ Lạp, em làm gì ở đây?” Tại các ngã rẻ của cuộc đời, vô tình cũng được mà cố ý cũng thôi, tôi cứ hết lần này tới lần khác đụng phải Ngô Thượng Lâm. Lúc trước, tôi cảm thấy đó là duyên phận, nhưng hiện giờ chỉ cảm thấy là nghiệp chướng.

Tôi nhíu mày, rút tay ra nhưng không được. Bàn tay của anh vừa cứng vừa chắc, khiến cả người tôi lảo đảo nghiêng sang một bên. Tôi ngẩng đầu, nửa cười nửa không, nói: “Ở đây thì còn có thể làm gì chứ?”

Đám đàn ông trên tầng hai nhìn thấy Lâm tóm lấy cánh tay của tôi thì đều thở phào nhẹ nhõm. Thậm chí, tôi còn nghe thấy tiếng ai đó khẽ nói: “Thế mới phải chứ, phụ nữ đi đến Tala mua người, lại còn là mua đàn ông, lẽ ra phải có ai đó đến bắt cô ta về dạy dỗ từ sớm mới phải. Đúng là mỗi thời mỗi khắc!”

Lâm kéo mạnh tôi đi sang một bên, tôi đành phải đi theo anh, bất giác mặt sa sầm. “Buông tôi ra! Lâm, anh là đồ khốn! Buông tôi ra, đau quá!”

“Giờ em nhận ra anh rồi ư? Trước đây chẳng phải nói là không quen biết anh sao? Hassan đâu, sao không quản lí em?”

Tôi cười khẩy, đáp: “Chuyện của tôi và Hassan, không đến lượt anh phải lo, thưa cậu Hai!”

Nghe xong câu này, trong mắt anh hiện lên một tia nhìn lạnh toát. Bất thình lình, anh vác tôi lên vai, còn chưa kịp kêu tiếng nào, tôi đã bị ném vào một phòng VIP bên cạnh. Trong lúc giãy giũa, tôi đã kịp ngoái đầu liếc nhìn những người đi cùng Lâm ở tầng một, họ vẫn đang thì thầm nói chuyện, chỉ có đại nhân Ahmed là không thấy đâu, còn hai người Rajput đó thì bám sát theo Lâm. Sau khi tôi và Lâm vào phòng, họ lẳng lặng đứng ngoài cửa phòng canh gác.

Căn phòng này không lớn cũng không nhỏ, từ trong phòng có thể nhìn rõ sân khấu nơi diễn ra cuộc bán đấu giá, nhưng người bên ngoài lại không thể nhìn được bên trong. Ngay sau khi bị ném vào phòng, tôi đứng phắt đậy, nhìn anh bằng ánh mắt đầu phẫn nộ. Xoa cánh tay tê cứng, tôi lùi lại một bước, tiếp tục khiêu khích: “Cậu Hai đang làm gì vậy? Đột nhiên bắt tôi vào đây, người nào không biết còn tưởng tôi là gì của anh đấy!” Anh đứng trước mặt tôi, sau khi nghe lời này, ánh mắt thoắt trở nên buồn bã.

“Không có gì để nói thì tôi đi đây!” Tôi tiếp tục xoa cánh tay, cất bước định đi. Ngoài kia, tiếng chiêng trống càng lúc càng rộn rã, cuộc dấu giá đã bắt đầu. Lâm chặn tôi lại, nghiêm giọng hỏi: “Mễ Lạp, em có biết đây là nơi nào không? Em làm gì ở đây?”

“Đương nhiên tôi biết đây là nơi nào.” Tôi nói: “Mặc dù tôi hơi chậm chạp nhưng không hề ngốc. Anh bắt tôi vào đây là muốn hỏi tôi chuyện này sao? Bây giờ nói xong rồi, tôi có thể đi được chưa?”

Lâm định nói gì đó lại thôi, anh luôn ngập ngừng như vậy, nhưng bây giờ tôi không còn đủ sự nhẫn nại để chờ đợi nữa. Tôi dợm bước, an lại dang hai tay ra chặn tôi lại. “Sức khoẻ của em đã khá hơn chưa? Còn thấy khó chịu ở tim không?” Khi nói câu này, giọng anh dịu hẳn xuống.

Tim tôi khẽ run lên, sao anh biết tim tôi không khoẻ nhỉ? Nhưng tôi vẫn thản nhiên đáp: “Vẫn ổn.” Dứt lời, tôi bước sang bên cạnh một bước, anh lại chặn tôi lại. Tôi nhíu mày nhìn thẳng vào mắt anh.

“Xin lỗi, lúc ở trong nhà giam, anh đã không nhận ra em.” Anh nói rất nhỏ, giọng có chút run rẩy.

Tôi ngoảnh mặt đi, không nói gì.

“Anh vừa biết em mất tích liền bay về Pakistan ngay, nhưng không tìm đâu ra tung tích của em. Về sau, anh treo thưởng cho người nào tìm thấy em, nhưng vẫn không có bất kì tin tức gì. Chiến sự ở tiền tuyến lại rất dữ dội…” Anh lẩm bẩm giải thích.

Hoá ra người treo thưởng tìm tôi là anh, nhưng tôi không thấy cảm động chút nào, mỉa mai: “Anh treo thưởng tìm tôi, Laila có biết không? Ồ không, đại nhân Ahmed có biết không?”

Anh mím chặt môi, giây lát sau mới nói: “Về sau, biết em ở nhà giam Peshawa, nhưng Darla luôn do dự, anh lại không dám manh động, sợ đánh rắn động cổ, sẽ hại đến em.”

“Thế nào là đánh rắn động cỏ?” Tôi hỏi.

“Có một số việc liên quan đến hai thế lực trong cuộc giao tranh hiện nay, anh…”

“À, vậy thì không cần phải nói nữa. Còn gì nữa không?” Tôi ngắt lời anh.

“Anh không nhận ra em, nhưng anh biết chắc chắn em ở trong nhà giam Peshawar. Anh cử người theo dõi Hassan, cho nên…”

“Cho nên Hassan vừa cứu tôi ra, anh đã đuổi tới. Hiểu rồi.” Tôi gật đầu, nói.

“Không phải là anh muốn nhường em cho Hassan, mà là anh không rõ tình hình ở đây, không dám chắc có thể bảo vệ được em.” Anh vội vàng giải thích, nói đến đây lại đột nhiên hỏi: “Sau khi ra tù, Hassan có cho em ăn cỏ Catha không?”

Tôi hơi ngạc nhiên, sau đó sầm mặt, đáp: “Không.”

Anh gặng hỏi: “Vậy thời gian gần đây, tim em còn thấy khó chịu không?”

Tôi bắt đầu hết kiễn nhẫn, không buôn đáp. Anh hít một hơi thật sâu rồi mới nói: “Tạm thời chắc Hassan sẽ không làm gì bất lợi cho em, em ở chỗ anh ta sẽ được ăn toàn.”

Tôi cười lạnh, đương nhiên tôi ở chỗ Hassan sẽ an toàn, ít nhất đại nhân Hardel không có một vị hôn thê lúc nào cũng muốn tôi chết.

“Anh không thể đến chỗ Hassan thăm em, anh…”

Tôi quay đầu lại, nhìn thẳng vào mắt anh, nói rõ ràng từng chữ: “Không sao đâu”, giọng thản nhiên, không chút xúc động.

Nghe mấy từ này, sắc mặt Lâm trở nên trắng bạch. Đột nhiên anh giơ tay định che mắt tôi, nói: “Lạp Nhi, đừng nhìn anh vậy!” Tôi vội ngoảnh đầu đi, những ngón tay của anh dừng lại giữa không trung, sau đó từ từ buông thõng xuống, nắm chặt lại tới mức các khớp xương đều gồ lên, trắng bệch.

Không khí trong phòng đột nhiên trở nên căng thẳng, ngoài hơi thở nặng nề của anh thì hoàn toàn tĩnh mịch. Bên ngoài lại vô cùng náo nhiệt, chiêng trống ầm ĩ, cuộc đấy giá đã tiến hành tới phiên thứ hai, hàng hoá của phiên này là hai đứa trẻ và một người phụ nữ.

Nhìn anh lúc này, tôi không thể tìm được mối liên hệ nào với cậu Hai nhà họ Ngô trong những lời kể của anh chàng ở quầy rượu, thậm chí cũng không thể tìm được mối liên hệ giữa anh hiên nay với anh trong kí ức. Anh đã gầy và xanh xao đi nhiều, giờ lại thêm mái tóc bạc trắng, dưới ánh sáng mờ tối, trông có vẻ mỏng manh, yếu đuối như một tờ giấy. Tôi chỉ cảm thấy anh như người xa lạ.

“Còn việc gì nữa không?” Tôi hỏi lại lần nữa.

Anh nói một cách khó nhọc: “Mễ Lạp, nếu như sức khoẻ của em không có trở ngại gì lớn, anh sẽ sắp xếp cho em trở về Trung Quốc càng sớm càng tốt.”

“Trở về đâu?” Tôi ngạc nhiên hỏi.

“Trở về Trung Quốc.” Anh nói: “Người của anh nói em vẫn đang trong giai đoạn phục hồi, anh không chắc chắn, vì vậy…Không sao, anh có thể lập tức đưa em đi từ thung lũng Swat, ở đó có một chiếc trực thăng bay thẳng đến thành phố Kashgar của Trung Quốc, em có thể tới đó, chuyển máy bay rồi quay về Thượng Hải.”

Tôi ngắt lời anh: “Đợi chút, tại sao tôi phải quay về Trung Quốc?”

Anh nhíu mày: “Peshawar sắp đánh nhau, em ở lại đây làm gì?”

“Cảm ơn anh đã thay tôi lo liệu tất cả. Nhưng tôi không muốn quay về.” Tôi thẳng thừng nói.

Anh cuống cả lên: “Đừng gây rối nữa! Hardel cứu em là để dằn mặt anh, em phải hiểu rõ hơn ai hết chứ.”

“Vậy giờ anh không cần kiêng dè anh ta nữa.” Tôi đáp  nhẹ như không.

“Em nói cái gì?” Lâm gần như quát lên: “Ngải Mể Lạp! Đây không phải là việc em có khả năng tham gia, em còn muốn sống nữa không? Nghe lời anh, quay về Trung Quốc đi, rời khỏi nơi này đi!” Vừa nói, anh vừa nắm lấy cánh tay tôi một lần nữa.

Lần này, tôi để kệ cho anh nắm, ngẩng cao đầu, dõng dạc nói: “Ngô Thượng Lâm, anh muốn tôi đi cùng anh phải không, trước tiên hãy trả lời tôi mấy câu hỏi.”

Anh nhìn tôi, nói: “Em hỏi đi.”

“Anh có từng lừa dối tôi không?”

Bàn tay anh lập tức run rẩy.

Tôi nhìn anh chằm chằm, trầm giọng nói:”Trả lời tôi đi!”

“Có.”

“Anh có biết ai đã hại tôi phải vào tù không?”

Môi của anh mấp máy nhưng không rõ nói gì,

“Biết hay không biết?” Tôi lại hỏi.

“Biết.”

Tim tôi lạnh giá như bị băng phủ.

“Hiện giờ, Laila là vợ sắp cưới của anh phải không?”

“Phải.”

“Tất cả những điều này, vào hôm chia tay tôi ở Thượng Hải, anh đều đã biết?”

“Anh tưởng…”

Tôi gào lên: “Trả lời tôi phải hay không phải!”

“Phải.”

“Cho nên thực ra anh đã biết mình sẽ không bao giờ quay lại nữa, đúng không?”

Lần này anh không trả lời, mà tôi cũng chẳng cần câu trả lời.

“Tôi đã rất sợ hãi, anh biết không? Tôi biết mình không có khả năng, không quyền không thế để giúp được gì cho anh, nhưng anh nói anh yêu tôi, và tôi đã tin. Kết quả là anh không trở lại.” Tôi hạ giọng, bình tĩnh nói: “Lâm, thực ra tôi đã từng nghĩ, chỉ cần anh không bỏ tôi thì tôi cũng không từ bỏ. Nhưng anh đã rời bỏ tôi, vậy thì cứ như vậy đi.”

Lâm dường như chết đứng, sống lưng cứn đờ, mái tóc bạc dưới ánh đèn trở nên lạnh lẽo, chỉ có đôi mắt vẫn đen láy, nhưng không có bất kì cảm giác gì, giống như anh bây giờ, từ trong ra ngoài đều lạnh như băng tuyết.

“Đừng chặn tôi lại như thế này nữa, đây là Pakistan, nên tránh hiềm nghe nơi đông người.” Tôi rút cánh tay ra khỏi bàn tay anh, lùi lại một bước, anh vẫn đứng bất động, tôi lại lùi thêm một bước nữa, đã đến mép cửa: “À, quên mất, chúc anh tân hôn hạnh phúc!”

Cửa phòng mở ra, tôi đi ra ngoài, không ngoảnh đầu lại nên không thể nhìn thấy đôi mắt đỏ hoe như sắp  chảy máu của anh.

Hai người Rajput đợi trước cửa nghe thấy tiếng động liền quay đầu lại, hiệu quả cách âm của căn phòng không được tốt lắm, vừa rồi chắc họ ít nhiều đã nghe thấy chuyện của tôi và Lâm. Họ đều nhìn tôi vẻ đầy phẫn nộ. Tôi đẩy họ ra, hoà vào đám người đông đúc trước sân khấu.

Cuộc đấu giá đã bước vào phiên cuối cùng, đứng trên sân khấu lúc này chính là tiết mục áp chót vào đêm nay, mội thanh niên đến từ Kalash, chắc chỉ khoảng mười tám, mười chính tuổi, tóc hơi xoăn, dáng người dong dỏng cao, có vẻ nhanh nhẹn. Kalash quả nhiên danh bất hư truyền. Cậu ta mặc chiếc áo dài tao nhã, nhìn người thật còn đẹp hơn ảnh chụp vài phần, rõ ràng là bữa tiệc thịnh soạn của một số gã đàn ông có sở thích đặc biệt. Đám đàn ông bất đầu đứng ngồi không yên, chen về phía sân khấu, tôi muốn thoát thân nhưng đã không thể len ra ngoài nữa.

“Một nghìn!” Từ căn phòng bên trái đột nhiên vang lên tiếng trả giá.

“Hai nghìn!” Căn phòng bên phải lập tức có người nâng giá.

Sau tiếng ra giá, cả hội trường lập tức nhốn nháo, tôi bỗng bắt gặp một ánh mắt sâu xa đầy vẻ thăm dò từ một căn phòng ở trên tầng. Ở đó, Ahmed đang dựa người vào lan can, nhìn chằm chằm xuống tôi. Tôi quay đầu, khi tay phải ra hiệu với anh chàng phụ trách đọc giá trước sâu khấu. “Năm ngàn!” tôi khẽ nói, nhưng kì lạ thay, tất cả mọi người đều nghe lời tôi. Tầng hai đang nhốn nháo như cái chợ đột nhiên im phăng phắc, mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía tôi, ngay cả chàng trai đứng giữa sân khấu cũng ngước mắt lên nhìn.

“Tám nghìn,” một người đàn ông to béo bước ra khỏi căn phòng bên trái, phẫn nộ nhìn tôi, đan mười ngón tay trắng mập mạp vào nhau, tức giận ra giá.

“Tám nghìn mốt!” Tôi dừng lại một chút, sau đó nói thêm hai chứ: “Đô la.”

Cả tầng hai náo động, người đàn ông to bé loạng choạng suýt ngã nhào từ trên bậc thềm xuống, anh chàng MC phấn khởi tới mức mặt đỏ rực, hiện giờ tỉ giá giữa đồng đô la Mỹ và đồng Rupi của Pakistan là 1:8

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện