Chúa Sẽ Phù Hộ Em
Quyển 1 - Chương 8: Khổng tước lam tím
Type: Huyền Đoàn
“Sau khi lấy nhau, hai người có thể nói chuyện bằng tiếng Anh, đương nhiên cũng có thể nói tiếng Pashtun. Cô sẽ trở thành chủ nhân của căn nhà này, đây là ước mơ của rất nhiều cô gái ở chỗ chúng tôi, nhưng cô thấy đấy, người được thánh Allah phù hộ lại là cô, cô gái ạ.”
Tôi thần người nhìn nét mặt tỉnh queo và cái miệng nói nhanh như gió của bà mối, ban đầu định thà chết cũng không đồng ý, nhưng bây giờ nghĩ lại, nếu tôi không đồng ý, liệu có bị đem bán tới Peshawar không? Hoàn cảnh khiến con người thay đổi rất nhiều, mấy tháng trước, chắc hẳn tôi sẽ khinh bỉ những ai làm như thế này, nhưng hiện giờ, suy nghĩ đầu tiên và duy nhất của tôi cũng chỉ là tiếp tục sống, cố gắng hết sức để được sống.
“Bạn bè của đại nhân đều là những nhân vật có quyền có thế.” Niz ở bên cạnh bỗng hắng giọng, bà mối lập tức chuyển sang chủ đề khác: “Đại loại là những người như vậy đấy. Cô biết không, ngài có thể dễ dàng nuôi cô và những đứa con của hai người.”
“Trông tôi giống ai à?”
Không ngờ tôi lại thản nhiên thốt ra câu hỏi này, bà mối đang thao thao bất tuyệt bỗng dưng khựng lại, hoảng hốt nói: “Cô muốn nói tới tiểu thư Laila ư? Cũng không phải…”
Lại là Laila, có phải trùng tên không nhỉ? “Ai là Laila?” Tôi hỏi.
Niz nói: “Việc này không liên quan tới cô, Ngải tiểu thư.”
“Tôi không quan tâm ai là Laila!” Tôi đứng phắt dậy, gào lên: “Các người đang bắt cóc tôi, tôi không phải người của đất nước này, tôi được pháp luật bảo vệ, các người không thể bắt cóc tôi rồi ép buộc tôi lấy người khác như thế này!”
“Chúng tôi có thể!” Niz giơ tay ấn tôi ngồi xuống ghế xô pha. “Hơn nữa, đây là lối thoát tốt nhất cho cô vào lúc này.”
Tiêu chí quan trọng hàng đầu của xã hội văn minh chính là tôn trọng ý muốn của cá nhân, càng tự do thì càng văn monh, ngược lại thì là lạc hậu. Cường quyền càng áp bức ý chí của người dân thì hình thái xã hội đó càng man di, giống y như đất nước này vậy.
Bà mối vờ như không nhìn thấy tôi tay đấm chân đá, khổ sở giãy giụa, tiếp tục nói: “Phụ nữ trước sau cũng phải lấy chồng, cô cũng cần phải có gia đình riêng của mình, những đứa con của mình, phải không? Cho nên hãy nghĩ thoáng một chút.” Nếu không phải đang trong hoàn cảnh ngắt ngặt nghèo, chắc chắn tôi sẽ cười vỡ bụng mất, những lời bà ta nói sao lại giống mẹ tôi đến vậy.
Nói rồi, bà mối trải một tờ giấy cỡ A4 lên mặt bàn, trên đó viết chi chít những chữ mà tôi không hiểu nổi và nói: “Điểm chỉ vào chỗ này là được.” Bà ta vừa dứt lời, bên cạnh lập tức có người mở một hộp mực dấu đỏ ra. Tôi sững sờ một giây, sau đó nhảy dựng lên.
Niz đã sớm phòng bị, không đợi tôi kịp nhảy lên đã giơ tay ấn người tôi xuống, và mối đứng lên kéo tay tôi qua bàn, những người khác thì hợp lức tách từng ngón tay của tôi ra, ấn ngón cái vào mực. Tôi phẫn nộ vùng vẫy, đạp vào cái bàn, nhưng ngay cả khi đạp trứng thì cũng chẳng có tác dụng gì. Thấy ngón tay cái đã bị đặt lên tờ giấy, mặc dù không hiểu trên đó viết gì những đoán cũng biết được, tôi gào khóc ầm ĩ.
Một giọng nói đột nhiên vang lên: “Dừng tay!”
Hassan chắp một tay sau lưng, bước vào phòng, ánh mắt dừng trên gương mặt đẫm nước mắt của tôi. Anh ta nói với đám phụ nữ: “Ra ngoài cả đi.”
Niz nói: “Đại nhân, chúng tôi chỉ bắt Ngải cô nương kí tên lên tờ giấy chứng nhận kết hôn mà thôi.”
Quả nhiên là giấy chứng nhận kết hôn! Vừa rồi hỗn loạn quá, không biết tay đã bị ấn xuống giấy hay chưa, tôi cố căng mắt ra nhìn tờ giấy chứng nhận nhưng mắt đang nhoè nhoẹt nước, không thể nhìn rõ được.
Hassan nhíu mày, quát: “Ra ngoài!”
Mọi người đưa mắt nhìn nhau, không nói thêm lời nào, lần lượt đứng dậy, đi ra ngoài.
Khi trong phòng chỉ còn lại hai người chúng tôi, Hassan nhìn tôi và nói: “Họ hơi thô lỗ, ta thay họ xin lỗi em.”
“Nếu anh thực sự cảm thấy có lỗi thì hãy thả tôi ra!” Tôi thét lên.
“Ta thực sự rất xin lỗi, nhưng việc này ta không thể đồng ý với em được. Ngoài điều này ra tất cả những yêu cầu khác của em, ra đều có thể đáp ứng.”
Tôi tức giận gào lên: “Nói thế thì nói làm gì!”
Hassan cười, nói: “Em biết không, Mễ Lạp, tại đất nước chúng tôi, người phụ nữ nói như vậy với chồng sẽ phải lãnh hậu quả hết sức thêm thảm.”
“Bởi vì đất nước các anh vẫn đang ở thời Trung cổ! Toàn những kẻ bạo ngược!” Tôi đáp lại không chút kiêng dè.
“Thật tệ, em sắp phải trở thành vợ của một kẻ bạo ngược rồi!” Anh ta nói một cách thản nhiên.
Tôi bị anh ta làm cho cứng họng, không biết phải nói gì, chỉ có thể trừng mắt nhìn người đàn ông sắp sửa trở thành chồng của mình, lòng càng lúc càng nguội lạnh. Tôi cứ tưởng mình chẳng qua chỉ là nhân vật qua đường, chưa từng nghĩa sẽ trở thành nhân vật chính của một màn ép hôn kinh khủng thế này. Cuộc sống của tôi lẽ ra phải giống như đại đa số những cô gái đang ở độ tuổi lập gia đình khác, vội vã trải qua trong sự oán thán và thích thú, chứ không phải gả cho một người đàn ông râu xồm người Pakistan. Nhưng tất cả xem ra sắp thành hiện thực mất rồi, với một sức mạnh mà tôi không thể tưởng tượng được. Tôi sẽ bị giam cầm ở nơi hoang dã này, phải chia sẻ chồng mình với vài người phụ nữ khác, mặc Burqa, không có tự do, cũng không bao giờ được gặp lại người thân, không bao giờ được quay về đất nước của mình. Nghĩ đến đây, tôi không khỏi run rẩy. Phải làm sao đây? Tôi phải làm sao đây?
Hassan tiến sát đến, hỏi: “Họ làm em đau à?” Người anh ta hơi ngả về phía trước, tôi lập tức lùi lại một cách vô thức. Người đàn ông này càng ngày càng khiến tôi cảm thấy quái dị, gương mặt nhỏ dài, đôi mắt nhỏ dài, còn cả bờ vai thằng băng như cái mắc áo này nữa. Chim ưng, đây chính là một con chim ưng, còn tôi chính là con mồi vừa bị tóm. Tại một quốc gia không có pháp luật bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em yếu đuối, thứ mọi người tuân thủ thường là luật rừng, kẻ mạnh được sống, kể yếu thì phải chế.
Tôi lấy tay lau nước mắt, tự nhủ bây giờ khóc chẳng có ích gì, Ngải Mễ Lạp, hãy nghĩ xem nên làm thế nào!
“Những người này vẫn chưa có kinh nghiệm thực tiễn, ra tay không biết nặng nhẹ, ta xin lỗi.” Anh ta lại nói.
Tôi ngoảnh đầu đi chỗ khác.
Con ngươi đen láy của Hassan nhìn thẳng vào tôi: “Em muốn thế nào thì mới chịu vui lên đây? Quần áo, nước hoa? Em thích cái gì thì cứ nói, những thứ trên thế giới này có, ngoài tự do ra, ta đều có thể cho em.”
Tôi cười khẩy: “Vậy sao? Vậy tôi muốn ánh trăng!”
Anh ta lập tức nói: “Đợi ta một lát.”
Tôi ngạc nhiên, không nghe nhầm chứ, anh ta thực sự có thể lấy ánh trăng xuống cho tôi ư? Hassan quay lại nói nhỏ câu gì đó với hộ vệ ở ngoài cửa, hộ vệ đó lập tức nhận lệnh bước đi.
Lẽ nào họ thực sự đi lấy ánh trắng? Tôi hít sâu một hơi, được rồi, bây giờ không phải lúc nghĩ ngợi đến ánh trắng ánh triếc gì hết, phải tìm cách thoát thân đã.
“Đại nhân, anh có thể trả lời tôi một vài câu hỏi không?” Tôi thận trọng dò hỏi.
“Em nói đi.”
Tôi nhìn thẳng vào anh ta, hỏi: “Tại sao anh lại bắt cóc tôi, ý tôi là tại sao lại là tôi?” Dứt lời, tôi xoè hai bàn tay ra, tiếp: “Tôi rất nghèo. Xin đừng nói với tôi rằng vì anh thấy tôi xinh đẹp như hoa nhé/”
Mỗi người có một quan điểm khác nhau về sựu xấu đẹp. Nói thực, người có vóc dáng nhỏ bé như tôi không được ưa thích lắm ở vùng Trung Á, vì ở đây họ có xu hướng thích những người phụ nữ nở nang, béo tốt, giống như trong truyện Alibaba và bốn mươi tên cướp, lão địa chủ chẳng đã nói với người hầu rằng: “Đi, đi ra mua cho ta một người phụ nữ mũm mĩm về đây!” hay sao?
Biểu cảm của Hassan vô cùng sâu xa khó hiểu, tôi hoàn toàn không thể đoán ra trong lòng anh ta đang nghĩ gì, liền hỏi thằng luôn: “Vậy thì vì sao? Vì một cô gái tên là Laila…phải không?” Nói đến đoạn sau, tôi bất giác thận trọng hơn hẳn.
Đôi mắt bé tí của Hassan hơi nheo lại: “Ai nói với em thế?”
Tôi ngoan cố gặng hỏi: “Vì tôi và cô ấy có nhiều điểm giống nhau à?”
“Không phải.” Anh ta trả lời dứt khoát.
“Vậy thì tại sao lại bắt cóc tôi?”
Anh ta nhìn tôi chằm chằm, khiến tôi lập tức nghĩ đây đúng là một câu hỏi ngu ngốc. Tôi hi vọng anh ta trả lời thế nào đây, là tiếng sét ái tình? Là duyên phận sao? Hơn nữa, ngay cả khi anh ta trả lời thì liệu đó có phải là sự thật hay không?
Cứ tưởng không nhận được câu trả lời, không ngờ một lát sau, Hassan chậm rãi đáp: “Vì Ngô Thượng Lâm.”
Tôi ngạc nhiên, ai là Ngô Thượng Lâm vậy, nghĩ một lúc mới sực nhớ ra, Lâm chính là Ngô Thượng Lâm.
“Ngô Thượng Lâm? Anh vì anh ấy mà bắt cóc tôi?” Thật là khó hiểu. Nhớ lại lần đầu tiên nhìn thấy Hassan ở chợ và ánh mắt sắc lạnh như chim ưng của anh ta, thì ra lúc đó, người anh ta nhìn không phải là tôi mà là Lâm. Ôi Thánh Allah ơi!
“Sao anh lại vì Ngô Thượng Lâm mà bắt cóc tôi?”
Hassan có phần ngạc nhiên, hỏi ngược lại: “Ngô Thượng Lâm không kể thân thế của anh ta cho em biết sao?”
Tôi lắc đầu.
Anh ta nhìn kĩ gương mặt của tôi, sau khi chắc chắn không có bất kì dấu hiệu giả vờ nào mới nhíu mày, nói: “Nhưng vẻ mặt anh ta khi nhìn em…”
“Vẻ mặt anh ta làm sao?” Tôi gặng hỏi.
Anh ta nói: “Không có gì.”
“Có phải anh tưởng rằng tôi là thế nào đó của Lâm nên mới bắt cóc tôi phải không?” Tôi hỏi, đột nhiên nhớ ra Lâm nói anh ta là người “trong giới”, lẽ nào Hassan và anh ta có ân oán giang hồ gì đó? Nghĩ tới đây, trán tôi bắt đầu trút mồ hôi hột: “Giữa anh và Lâm có vụ gì sao?”
“Vụ?” Hassa như thể không hiểu câu hỏi này.
Tôi tưởng anh ra không hiểu, bèn chuyển sang dùng tiếng Pushtun: “Phải, hiềm khích, giữa hai người có mâu thuẫn rất sâu sắc phải không?”
“Không, không có hiềm khích gì cả.”
Tôi đang định bảo là anh ta nói dối, không có hiềm khích mà lại chỉ vì tôi biết Lâm nên bắt cóc tôi hay sao thì đã nghe thấy anh ta chậm rãi nói: “Khi một bộ tộc này phải chung sống với một bộ tộc khác suốt mấy trăm năm, nhưng cả hai đều giết hại rất nhiều người thân của nhau, làm nhục phụ nữ của nhau, chiếm hữu đất đai của nhau, cướp đoạt quê hương của nhau thì giữa họ không thể đơn giản chỉ là hiềm khích.”
Tôi sửng sốt. Hassan nói tiếp: “Em thựuc sự không biết gì cả.”
“Nhưng anh là người của bộ tộc Pushtun, còn Lâm…” Đang nói tôi bỗng im bặt. Lâm biết nói tiếng Urdu, cũng có thể nói tiếng Pushtun, là một tay súng cừ khôi, đồng thời là người của bộ tộc Rajput, nhưng bộ tộc Rajput đã bị diệt vong rồi cơ mà.
Tôi đang định hỏi tiếp thì bị Hassan cắt ngang: “Nếu như em đã không biết gì cả, vậy hãy tiếp tục không biết đi, không biết đôi lúc cũng là một điều may mắn.”
Câu nói này sao lại giống hệt Lâm thế? Tôi sốt ruột nói: “Nhưng bất kể anh và Lâm có hiềm khích gì thì tôi cũng chẳng liên quan gì đến anh ta, giữa chúng tôi không có gì cả, thật đấy!”
Hassan không thèm bận tâm tới lời tôi.
“Chúng tôi chỉ vừa mới quen nhau mà thôi.”
“Tốt nhất là không có gì, hãy yên tâm làm vợ của ta.”
Tôi bỗng chốc cứng họng không biết phải nói gì.
Sau đó, anh ta chuyển chủ đề: “Sau hôn lễ, ta có thể cùng em quay về Trung Quốc thăm người thân, mặc dù sau này ta sẽ có nhữn người vợ khác nhưng ta hứa sẽ đối xử tốt với em.”
Đúng lúc này có tiếng gõ cửa, gã hộ vệ thận trọng cầm một chiếc đĩa đặt lên bàn, Hassan đứng lên mở chiếc hộp màu xanh lam ra, đẩy tới trước mặt tôi, trong hộp là một chiếc nhẫn có hình chiếc khiên màu xanh lam. Màu xanh lam đó là màu của viên ngọc, tuy không lớn lắm nhưng tròn nhẫn và trong veo, màu sắc hài hoà giữa màu làm và màu tím. Tôi dù đang hoảng loạn tới đâu cũng bị thu hút bởi vẻ đẹp của viên ngọc ngày, thì ra màu lam và màu tím hoà vào nhau có thể tạo ra màu sắp lấp lánh huyền ảo như thế này, khiến người ta hồn bay phách lạc như thế này.
Pakistan là vùng đất sản sinh lam ngọc nhiều nhất thế giới, viên ngọc nổi tiểng nhất được gắn trên vương miện của vua Khổng Tước, được gọi là Khổng tước lam tím. Lịch sử ghi lại viên Khổng tước lam tím to bằng quả trứng bồ câu, màu xanh lam pha tím, cho nên mới có tên gọi như vậy, có điều người thường đều không có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng nó. Tới thời đế quốc Kushan, viên ngọc Khổng Tước đã bị mất, từ đó bặt vô âm tín. Trước khi tới Pakistan, tôi từng lên mạng tìm hiểu một số tài liệu, trong đó cũng bao gồm nhưng dòng giới thiệu về ngọc quý.
“Ta không thể lấy cho em ánh trăng, nhưng thứ này cũng đẹp như ánh trăng vậy, hi vọng em sẽ thích.” Hassan từ tốn nói.
“Đây là cái gì?”
“Khổng tước lam tím.”
Trong phút chốc, tôi trợn tròn hai mắt. Chiếc nhẫn này không thể nào chính là nhẫn của vua Không Tước chứ? Chắc không phải, vì nó chỉ to bằng móng tay cái, gắn trên một miếng bạc cũ kĩ, mặt bên của miếng bạc là hình vẽ cung tên nhỏ xíu. Nhưng màu sắc của nó vô cùng hiếm có, vào thời đại vua Khổng Tước, có lật tung cả nước lên cũng khó tìm được viên thứ hai.
“Thứ như thế này, tôi đâu có gan nhận. Hassan, tôi nghe nói anh cũng du học ở Anh Quốc, thụ hưởng nền giáo dục hiện đại, chắc anh cũng hiểu bắt cóc là hành vi phạm pháp. Anh muốn điều kiện gì mới đồng ý thả tôi ra?” Tôi thận trọng cân nhắc từng từ.
Hassan lạnh lùng nói: “Hãy cất chiếc nhẫn cẩn thận, bị mất sẽ rất phiền phức.”
Tôi lắc đầu, nói: “Đại nhân, tôi không cần chiếc nhẫn, chỉ xin anh thả tôi ra, bất kì điều kiện gì cũng được!”
Cuối cùng anh ta cũng ngẩng lên nhìn tôi và nói: “Hãy tin ta, điều kiện của ta chắc chắn em không thể đáp ứng nổi.”
Tôi vẫn ngoan cố: “Anh cứ nói đi!”
“Ta hy vọng dân tộc Pashtun có thể xây dựng một quê hương tự do hoà bình.”
“Hả…?”
Thấy tôi kinh ngạc há hốc mồm, anh ta nghiêm nghị ngồi, hỏi: “Đây chính là tâm nguyện duy nhất từ nhỏ tới lớn của ta, em có làm được không?”
Tôi không làm được.
Hassan châm biếm: “Nếu không làm được, em chỉ còn cách ở lại đây thôi.”
Điều kiện như thế này, làm gì có ai làm được hả? Tôi cố vớt vát một câu: “Nhưng tôi ở lại cũng đâu giúp gì được.”
Hassan thản nhiên đáp: “Có, sinh cho ta đứa con trai trưởng.”
Thật sự không thể hiểu nổi!!! Tại sao hết người này tới kẻ khác bảo tôi sinh con trai trưởng chết tiệu gì đó chứ, tôi có phải lợn đâu! Trong lòng gào thét dữ dội nhưng tôi không thốt lên được tiếng nào, vì trên thực tế, cả người tôi đều đã cứng đờ.
“Các người không thể làm như thế với tôi. Như vậy là phạm pháp!” Một lúc lâu sau, tôi nói với vẻ tuyệt vọng.
Hassan chậm rãi nói: “Ngải tiểu thư, lúc này ta mà thả em đi thì tương lai của em sẽ càng tồi tệ.”
Anh ta đang nhắc nhở tôi đây là một thế giới như thế nào. Đất nước này có vô số lệnh cấm dành cho phụ nữ, nếu không có đàn ông đi theo, ngay đến việc ra phố cũng là cả một vấn đề. Trước kia, tôi cho rằng những lệnh cấm này chỉ cần ứng phó qua quýt là được, bởi vì tôi là người nước ngoài, nhưng bây giờ khác rồi, tôi bắt đầu cảm thấy ngạt thở vì đống quy tắc, luật lệ đó. Sống lưng tôi đẫm mồ hôi, bây giờ phải làm thế nào đây?
“Hơn nữa, cái mà em gọi là phạm pháp…” Hassan vừa nói vừa nhìn ra ngoài cửa sổ, như thế đang cân nhắc có nên tiếp tục chủ đề này hay không, một lúc sau mới quay đầy lại nói tiếp: “Chân lí chưa chắc luôn đúng mọi lúc mọi nơi, ở thế giới này, ở cái thế giới mà em đang sống này, Mễ Lạp, ta tin em đã nhìn thấy, cảm nhận thấy rất nhiều hạn chế và sự bất công so với thế giới của em và thế giới phương Tây, em cho rằng nhưng hiện tượng này đã đi ngược cái gọi là tự do, nhân quyền, nhưng sao em có thể khẳng định những lí luận của Tây phương là hợp lí, là phù hợp với quốc gia và dân tộc này chứ?”
Dứt lời, anh ta đứng dạy, xem ra buổi nói chuyện tối nay đã kết thúc. Cặp mắt nhỏ và dài của anh ta ánh lên vẻ mệt mỏi, anh ta nhìn tôi một lúc rồi hỏi: “Em không đồng tình với những điều ta nói phải không?”
Tôi ngẩng đầu nhìn anh ta, thẳng thắn đáp: “Đúng.”
Anh ta lại một lần nữa nhìn ra ngoài cửa sổ: “Ta không trách em, em vừa mới tới chưa được lâu lắm, vẫn chưa hiểu vùng đất này, cũng chưa hiểu những người dân ở đây.”
Tôi hiểu ý của anh ta, anh ta đang nói tôi là kẻ ngoài cuộc cho nên không thể cảm nhận hết được.
“Ta hi vọng có một ngày em sẽ yêu nơi này, thực lòng yêu vùng đất và con người nơi này.”
“Chắc chắn, nhưng không phải dưới hình thức ép buộc như thế này.
Hassan đã đi ra tới cửa, nghe thấy câu này bèn quay đầu lại nhìn tôi, nói “Rồi một ngày em sẽ hiểu, phương thức không quan trọng, quan trọng là kết quả.”
“Nếu nói như vậy thì sinh mạng còn có ý nghĩa gì! Bởi vì cuộc đời mỗi người nói cho cùng đều là một cuộc hành trình, và kết thúc của cuộc hành trình đó đều là cái chết.” Tôi mỉa mai.
Hassan hỏi sửng sốt, một lúc sau anh ta mới đồng tình: “Xét ở một phương diện nào đó thì em nói đúng, Mễ Lạp.” Nói tới đây, trên mặt anh ta hiện lên một nụ cười mỉm, đây là nụ cười thật lòng chứ không còn là nụ cười khách sáo như trước. “Thật không ngờ nói chuyện với em lại thú vị như vậy, chúc em ngủ ngon.” Nói rồi, anh ta khép cửa lại, một lần nữa nhốt tôi trong phòng.
Khi căn phòng trở lại yên tĩnh, tôi cảm thấy hơi lạ vì mình đã dám bắt bẻ anh ta như vậy.Về cơ bản, tôi là một kẻ rất thụ động, thế mà lại dám tranh luận với một người đàn ông ngoại quốc có thế lực lớn như vậy, thật đúng là hết hồn hết vía! Là do hoàn cảnh thay đổi nên tôi mới thay đổi, trở nên dũng cảm hơn sao?
Người ta đều nói sau khi gặp bất trắc sẽ trải qua năm giai đoạn, đầu tiên là hoảng hốt, sau đó là khóc lóc, tiếp sau đó lfà những hi vọng hão huyền và những lời cầu nguyện nực cười, cầu xin Chúa Trời cứu giúp hoặc kì tích xuất hiên, đây chính là trạng thái hiện giờ của tôi. Rất nhiều lần tôi hi vọng nếu Lâm biết tôi ở đây, hoặc có người nhìn thấy tôi tội nghiệp và thả tôi ra thì tốt quá, nhưng từng ngày, từng ngày trôi qua, hi vọng càng lúc càng mịt mù, hiện giờ chỉ còn lại một con đường là tự mình cứu mình.
Tôi kiễng chân kiểm tra đi kiểm tra lại các bức tường, cửa sổ và toàn bộ ngóc ngách trong phòng, kết luận rút ra không có cửa sổ hỏng để chui ra ngoài, cũng không có cửa sổ sau, như vậy tức là trước buổi hôn lễ tối mai, tôi sẽ không có bất kì cô hội nào để bỏ trốn. Vậy phải làm sao bây giờ? Nằm trên giường, tôi nhìn trừng trừng lên trần nhà đen sì, lòng nặng trĩu tâm sự, chỉ còn hai mươi tư giờ nữa là đến hôn lễ, nhưng bất luận nhìn theo hướng nào đều là lên trời không có đường, xuống đất không có lối.
Nghĩ ngợi vẩn vơ, tôi thiếp đi lúc nào không hay, cũng tại mấy ngày lo lắng khiến tôi ngủ không yên. Bỗng “cạch” một tiếng, tôi lập tức mở mắt, nhưng kì lạ là không thể mở hẳn mắt ra. Toàn thân tôi mềm nhũn không chút sức lực, đang ngạc nhiên thì tôi thấy gương mắt mà mình không muốn gặp nhất:Kangkun!
“Hôn mê chưa?” Một giọng nói khẽ vang lên, tôi khó nhọc quay đầu về hướng phát ra giọng nói, có bóng người di chuyển trước mặt, trong không khí có mùi thuốc hoá học nồng nặc, đầu óc tôi càng thêm quay cuồng, mọi thứ đều mờ ảo, tôi chỉ có thể dựa vào trực giác để nhận ra người đó chíng là Ka. Tôi cố gắng suy đoán đã xảy ra chuyện gì, đột nhiên có hai bàn tay thô lỗ lôi tôi ra ngoài cửa, tôi nhìn thấy gã hộ vệ nằm sõng soài trên đất, hình như đã bị đánh ngất, Kangkun nhổ một bãi nước bọt xuống đất khi đi ngang qua gã hộ vệ đó.
“Đi đâu vậy?” Tôi cố hết sức, giọng nói yếu ớt như thể nói mê,
Ka kinh ngạc thốt lên: “Hả, cô vẫn chưa hôn mê sao?”
Vẫn chưa, có điều cũng sắp rồi.
Kangkun ở phía sau giục: “Đừng nói nữa, mau đi thôi!” Nói rồi cậu ta dùng một chiếc khăn dài chụp lên mặt tôi, chỉ để hở hai lỗ mũi.
Trong đêm tối, họ đưa tôi ra khỏi phòng, đi xuống một con đường nhiều sỏi đá ngổn ngang, tôi bị ngã oạch một cái, Ka lầu bàu kéo tôi đứng dậy, sau đó nhét tôi vào thùng xe. Chiếc xe lắc lư nghiêng ngả, tôi bắt đầu không ngừng run rẩy, vì lạnh, cũng vì sợ hãi. Tôi không có áo khoác, trong khi đêm hoang mạc vô cùng giá buốt, nhưng cũng chính nhờ điều này mà tôi không bị hôn mê,
Kangkun muốn đưa tôi đi đâu? Peshawar sao? Vừa nghĩ tới cái tên này, bụng tôi đã bắt đầu đau quặn, như thể bị người ta thụi cho một cú.
Kangkun và Ka đang thì thầm tranh cãi kịch liệt, hai người nói vừa nhanh vừa có vẻ giận dữ, tôi lại đang lúc thần trí không tỉnh táo, không hiểu rốt cuộc họ đang tranh cãi điều gì, nhưng lúc họ tranh cãi, từ Peshawar được nhắc đi nhắc lại, khiến tôi căng thẳng tới mức không thở nổi.
Chiếc xe đột nhiên lắc mạnh rồi dừng lại. Kangkun và Ka đang tranh cãi kịch liệt bỗng nhiên im bắt, một luồng sáng rọi vào thùng xe, đó là ánh sáng màu vàng ấm áp của chiếc đèn pin.
Mặc dù các nước phương Tây luôn chỉ trích vấn đề trị an và đường xá của Pakistan, nhưng kì thực, việc kiểm tra an ninh của quốc gia này được tiến hành rất thường xuyên, hơn nữa còn thực thi phương thức tuần tra không cố định. Tôi thấy một người lạ hoắc vùa ngâm nga bài ca dao vừa thờ ơ nhìn một lượt các hành khách gồm lái xe, Kangkun, Ka, sau đó là Ka, Kangkun và người lái xe. Ánh đèn pin tắt ngấm, anh ta không nhìn thấy tôi vì tôi bị khuất sao một đống bao tải khoai tây. Tôi định dùng đầu đẩy mấy cái bao tải ra nhưng có thể yếu ớt không đủ sức.
Người lạ, tôi không biết anh ta là ai. Anh ta nói nói cười cười với lái xe một lúc rồi chiếc xe máy nổ máy, tiếp tục lắc lư lên đường, Kangkun và Ka quay trở về chủ đề ban nãy, còn tôi thì nằm trong đống khoai tây, không khỏi nín thở vì mùi ẩm mốc bốc lên xung quanh. Tôi mơ màng tự hỏi phải chăng mình đang gặp ác mộng, khi tỉnh giấc, biết đâu tôi sẽ thấy mình vẫn đang ở trong căn phòng nhỏ trên đường Giang Tô, trên giường có trải chăn lông vũ ấm áp, điều hoà ấm áp cả mùa đông, còn trong tủ lạnh là món thịt đúc ra mai can mà mẹ đã làm sẵn, không bị lạc đường, không bị bắt cóc, khônng có bọn buôn người. Tôi bắt đầu nôn thốc nôn tháo, một mùi chia lòm bốc lên khiến thùng xe trở thành một bãi rác lộn xộn.
Hơn nửa giờ đồng hồ sau, Ka thực sự không chịu nổi mùi chua này, đã phải tháo khăn chùm đầu của tôi ra, kéo tôi tới bậu cửa xe, để tôi thò đầu ra ngoài mà nôn. Bên ngoài xe không khí thoáng đãng, gió thổi bay những thứ tôi nôn ra, kéo thành một đường trắng ngoằn ngoèo, sau đó bị đêm tối nuốt chửng. Đâu đó vang lên tiếng thú hoang, tiếng gió thổi vù vù.
“Kéo cô ta vào trong kẻo bị người ta nhìn thấy đấy!” Kangkun nổi giận đùng đùng ra lệnh cho Ka. Miệng tôi đầy nước bọt, cổ họng vẫn thấy gây gây, lại một trận nôn nữa bắt đầu. Ka vội vã tránh ra, khẽ chửi thề. Tôi cảm thấy mình giống như một cọng hành bị bật gốc, lúc nào cũng có thể bị lăn ra khỏi xe.
“Chết tiệt thật, cô ta làm bẩn hết xe của tôi rồi.” Người lái xe lớn tiếng chửi bới và dừng xe lại, thò đầu qua cửa sổ, xua tay với chúng tôi, hét lên: “Bảo cô ta ra ngoài mà nôn!”
Tôi nghe thấy tiếng Ka gầm gừ định cãi lại, nhưng người lái xe vô cùng tức giận, kiên quyết không nhượng bộ. Kangkun đột nhiên nhặt một khẩu súng dưới đất lên, một khẩu AK47 hoen gỉ, quát: “Đi, lái tiếp đi!” Cậu ta hướng nòng súng về phía người lái xe.
Hai tay tôi vẫn ôm lấy bậu cửa xe, đờ đẫn nhìn xung quanh.
Người lái xe có gương mặt giống con chó bull không chút sợ hãi, nhảy ra khỏi ghế lái, đỏ mặt tía tai, ngửa cổ lên chửi: “Mẹ sư cái thằng ranh Baiti này! Tốt nhất mày hãy bắn một phát cho tao chết luôn đi, như thế khỏi còn ai lái xe nữa, hoặc là mày hãy cho co ta xuống xe mà nôn!”
Ngay cả ở Pakistan, quốc gia có nền kinh tế thuộc nhóm kém phát triển nhất thế giới này, cũng có sự phân biệt chủng tộc. Pashtun là bộ tộc lớn nhất ở Pakistan, tiếp đó là bộ tộc Tajik, Uzbek…Balti là bộ tộc bị chèn ép nhiều nhất, còn bị người ra coi thường nhất chính là bộ tộc Rajput đã bị diệt vong.
“Nhưng chúng tôi đã trả ông tiền xe rồi!” Ka gào lên.
“Tiền xe đâu có bao gồm tiền làm hỏng khoai tây của tao!” Người lái xe quát, không nhường nửa bước.
Đây là tình huống mà Kangkun không ngờ tới, cậu ra sa sầm mặt, tiếp tục hướng nòng súng về phía người lái xe. Tim tôi như vọt lên tận cổ họng, nhưng đột nhiên Kangkun lại hạ súng xuống, quay lại ra tín hiệu cho Ka, sau đó tôi bị lôi từ trên xe xuống ven đường như một cái bao tải rách, đứng trên một tảng đá, nôn thốc nôn tháo.
Khi tôi nôn ra một bãi nước bọt trắng xoá, phía sau vang lên tiếng súng nổ, không phải một mà là mấy tiếng liền. Mấy cây đèn dài đột nhiên nhảy ra từ trong bóng tối, ánh sáng trắng bao trùm cả xe, tất cả mọi người và cả tôi đang bò rạp trên đất. Mấy bóng đen lập tức từ trong bóng tối lao ra.
Tôi nghe thấy Ka hét lên một tiếng rồi ngay lập tức, cậu ta bị bẻ ngoặt tay ra phía sau, ấn ngồi xuống đất. Ngay sau đó, Kangkun cũng hai tay ôm đầu, bị áp giải từ trên thùng xe xuống. Một giọng nói mừng rỡ vang lên: “À, lẽ nào không có ai dạy mày khi trộm súng phải kiểm tra xem trong ổ đạn có đạn hay không à? Nhưng mày có biết ổ đạn là gì không?” Giọng nói này sao quen tai đến vậy?
Một bóng người cao lớn sải chân đi tới chỗ tôi, cúi người xuống kiểm tra tỉ mỉ. Tôi ngẩng đầu lên nhìn, thứ đập vào mắt đầu tiên chính là bộ râu rậm, sau đó là đôi mắt nhỏ và dài của Hassan.
“Hả, lại là anh à?” Tôi chán nản làu bàu.
Hassan đứng ngược sáng nên tôi không nhìn rõ khuôn mặt của anh ta, chỉ cảm thấy anh ta đang toả sáng lấp lánh giống như Chúa Jesu.
“Sao lại ra nông nỗi này?” Anh ta nhíu mày hỏi.
Tôi chậm rãi ngước nhìn trời, nói thực, nhìn thấy anh ta, tôi cảm thấy có đôi chút vui mừng, tất cả mội việc trên thế gian này, so với tính mạng thì đều trở nên nhỏ bé.
Hassan vẫn giữ nguyên tư thế khom lưng, còn tôi vẫn ngồi trên đất, ngửa cổ nhìn anh ta. Không thấy tôi đáp, anh ta lại hỏi: “Quần áo của em đâu?”
Tôi vẫn chưa kịp trả lời thì đã có người nhanh nhẹn cầm một chiếc chăn tới quấn quanh người tôi.
“Hình như là ngộ độc Ete.” Bên cạnh có người nói.
“Ete?”
“Một chất hoá học khiến người ta hôn mê.” Người đó nói tiếp. “Chắc là do không kiểm soát được liều lượng nên Ngải tiểu thư có phản ứng thần kinh quá khích.”
“Phản ứng thần kinh quá khích là cái gì?”
“Tức là đã tổn thương tới biểu bì đại não và hệ thống thần kinh, cho nên…”
Hassan im lặng giây lát rồi ra lệnh: “Trói lại, vứt ra ngoài kia cho chó sói ăn.” Anh ta không nói trói ai lại nhưng mọi người đều hiểu người được nói tới là ai. Ka cố gắng van nài tới mức khản cả giọng: “Cầu xin ngàu, cầu xin ngài, đại nhân Hardel.” Cả lưu vực sống Boughton, mọi người đều gọi Hassan là đại nhân Hardel chứ không dám gọi thằng tên anh ta.
Tôi đang được Niz đỡ dậy, nghe thấy lời này thì vô cùng sửng sốt, giơ tay kéo tay áo Hassan, nói khẽ: “Đừng làm như vậy, tôi xin anh.”
Thấy tôi đột nhiên giơ tay ra, Niz quát: “Làm gì vậy?” Bà ta làm như thể tôi là tội phạm vậy. Tôi giật mình lùi lại một bước, loạng choạng chực ngã.
Hassan thấy tôi đột nhiên loạng choạng bèn giơ tay ra đỡ, ôn tồn hỏi: “Em muốn nói gì?”
Tôi hơi sững sờ, không ngờ người đàn ông cương nghị này lại sẵn lòng đỡ tôi, mặc dù anh ta chỉ chìa ra có một bàn ra và sau khi thấy tôi đứng vững liền thu tay lại.
“Hãy tha cho cậu ta.” Tôi hạ giọng thỉnh cầu.
“Không được.”
“Anh từng nói ngoài việc thả tôi ra, tôi có thể đưa ra bất kì yêu cầu gì mà. Yêu cầu của tôi chính là tha cho Kangkun và Ka.” Tôi ngước mắt nhìn thằng vào mặt Hassan.
“Nhưng hắn muốn bán em tới Peshawar.”
“Tôi biết. Tôi cũng biết cậu ta đối xử với tôi như vậy là đang khiêu khích với quyền uy của anh.” Tôi khổ sở van nài.
Có những luật bất thành văn nhưng vẫn được bộ tộc Pashtun tuân thủ vô cùng nghiêm ngặt, một trong những luật này bao gồm cả việc có thù phải trả, việc bảo vệ gìn giữ tài sản, đất đai, đương nhiên bao gồm cả việc che chở, đặc biệt là che chở bảo vệ cho những người phụ nữ trong gia tộc. Kangkun dám cả gan ức hiếp tôi, đừng nói Hassan là thủ lĩnh bộ tộc, ngay cả một người đàn ông bình thường cũng khó có thể nín nhịn trước hành vi như thế. Hassan buộc phải phản kích lại.
“Nhưng tôi không thể làm như vậy với người nhà của Abbas. Anh ấy đã từng cứu tôi.” Giọng tôi càng lúc càng nhỏ.
“Abbas chính là bố của Kangkun sao? Anh ta là người dẫn đường trên núi của em?”
“Vâng.” Vừa nghĩ tới Abbas, tôi lại thấy buồn bã. “Hassan, cầu xin anh, đại trượng phu nhất ngôn cửu đỉnh, anh đã hứa với tôi rồi.”
Ánh mắt của Hassan dừng lại rất lâu trên gương mặt của tôi, sau đó tôi nghe thấy anh ta nói: “Được.”
Tôi không dám tin những điều mình vừa nghe thấy, anh ta đồng ý rồi sao? Kẻ cầm đầu đám thổ phỉ của xã hội nguyên thuỷ này…đã đồng ý với tôi rồi sao? Chắc là do bộ dạng của tôi thực sự rất thê thảm. Ánh mắt của Hassan bỗng chốc trở nên thật dịu dàng, nếu không phải do tôi hoá mắt nhìn nhầm. “Ta đồng ý với em thả hắn ta đi.” Anh ta nhắc lại một lần nữa.
“Cảm ơn anh!” Tôi cố gắng hết sức nói lời cảm ơn.
“Việc của em cũng chính là việc của ta.” Anh ta khẽ nói.
Cuối cùng, Kangkun và Ka bị lột hết quần áo, vứt giữa nơi đồng ruộng hoang vu, điểm khác biệt duy nhất giữa mệnh lệnh này với mệnh lệnh ban đầu chính là tay chân của họ không bị trói. Tôi định xin cho Kangkun một lần nữa nhưng lại bị Niz bóp mạnh vào cánh tay một cái.
Giọng của Ka càng lúc càng xa xăm giữa màn đêm tĩnh mịch: “Đại nhân Hardel, không có quần áo sẽ chết mất, xin…”
Kangkun bực bội gắt lên: “Câm mồm.”
Lái xe cũng được dẫn tới trước mặt Hassan. Ông ta cúi đầu hôn tay của Hassan và nói: “Thánh Allah phù hộ, khiến tôi được nhìn thấy chiếc nhẫn của gia tộc ngài, đại nhân Hardel.” Nói rồi, ông ta giơ cao chiếc nhẫn sáng lấp lánh giữa màn đêm lên quá đầu với vẻ cung kính, đây chẳng phải chiếc nhẫn Khổng tước lam tím đó sao, sao lại ở chỗ này?
Tôi hơi sửng sốt, nghĩ ngợi một lát, chắc hẳn bọn Kangkun đã tiện tay lấy đi. Không ngờ chiếc nhẫn này còn có lai lịch sâu xa như vậy, rõ ràng đây chính là một chiếc thẻ VIP để đi tới bất kì đâu trong khu vực Broughton này. Vừa nghĩa tới đây, đột nhiên Hassan liếc mắt về phía tôi một cách đầy lạnh lùng.
Tôi vội vã cúi đầu lảng tránh ánh mắt đó. Không lâu sau, người lái xe rời đi. Hassan bước tới, không nói lời nào, cầm lấy tay tôi, luồn chiếc nhẫn vào ngón tay tôi, tôi im lặng để anh ta muốn làm gì thì làm. Nhưng chiếc nhẫn rộng quá, chốc chốc lại lệch sang một bên, khuôn mặt anh ta dần trở nên xám xịt. Một hộ vệ đưa ra ý kiến: “Hay là đeo lên cổ?” Hassan ngước mắt lên, ánh mắt dừng lại ở cổ của tôi. Tôi bất giác rùng mình. Một lát sau, trên cổ tôi có thêm một sợi dây chuyền và trên chỗ trái tim vài phân có một vật mát lạnh đang không ngừng lấp lánh.
Rất nhiều năm trước, có người đã nói: “Thực ra, khi có nhiều ngọc quý rồi, ta sẽ thấy đó chẳng qua chỉ là những viên đá lấp lánh đẹp đẽ mà thôi.” Câu nói này có phần hơi quá, nhưng lúc tôi vô cùng yếu đuối, viên Khổng tước lam tím chết tiệt này quả thực giống như tảng băng vạn năm không tan, lạnh tới mức khiến răng tôi va vào nhau lập cập.
Tôi được cẩn thẩn đặt vào ghế sau của một chiếc xe, hơi ngả ra phía sau, cùng đại đội người ngựa đi tới một thôn trang gần đó. Đầu óc tôi càng lúc càng choáng váng, bắt đầu rơi vào trạng thái nửa mê nửa tỉnh. Trong lúc mơ màng, tôi nghe thấy rất nhiều âm thanh, cũng biết mình được đặt lên một chiếc giường, trong một căn phòng đơn sơ với bốn bức tường đã bị khói bếp hun đen sì, vậy mà chiếc giường rất to, đệm ở phía sau vô cùng mềm mại, khô ráo.
Có người dặn dò liên tục: “Người ngộ độc loại khí này cần phải uống nhiều nước.”, “Không được vận động mạnh, cần nghỉ ngơi,”. “Hai ngày đầu sẽ nôn nhiều, cần chú ý thoáng gió”, “Xem ra hôn lễ sẽ phải hoãn lại.” Câu cuối cùng là của Niz, nghe giọng có vài phần vui sướng.
Tôi chìm vào giấc ngủ mê mệt, sở dĩ không thể hôn mê hoàn toàn là bởi vì cứ cách một giờ, Niz lại lay gọi tôi dậy, bắt uống nước và uống thuốc. Uống nước nhiều lại phải đi vệ sinh nhiều, tôi cảm thấy rất khổ sở, trong suốt quá trình đều không nhìn thấy Hassan.
Tôi nằm đứ đừ trên giường hai ngày, sau đó khăng khăng đòi được ra ngoài để đi dạo, hít thở không khí trong lòng. Niz đi ra ngoài xin phép, lát sau bóng dáng cao lớn của Hassan đã xuất hiện ở cửa. Nhìn thấy anh ta sải bước đi vào phòng, tôi hơi khựng lại.
“Ta nghe nói em muốn ra ngoài đi dạo?” Hassan hỏi.
“Vâng.” Tôi nói.
“Sau này, nếu em còn cần gì có thể trực tiếp nói với ta. Ta ở ngay phòng bên cạnh.” Anh ta lại nói.
“Ờ.” Tôi chỉ biết ngây người đáp như cái máy.
Không ngờ anh ta vẫn còn ở đây, càng không ngờ anh ta lại sẵn lòng dẫn tôi đi dạo, bởi vì phụ nữ không thể một mình ra phố mua đồ nên câu: “Em cần gì không?” ở Pakistan này đã trở thành một trong những lời tình tứ dịu dàng nhất mà người chồng có thể nói với các bà vợ của mình. Vậy mà lúc đó tôi không hề biết điều này, nghĩa lại khi vừa đặt chân tới Pakistan, tôi thực sự là một con ngốc, cái gì cũng không biết. Mà thôi, quay lại thực tại, nếu như Hassan đồng ý dẫn tôi ra ngoài đi dạo, tôi sẽ đi theo anh ta.
Đến tận lúc này tôi mới biết mặt mũi cái thôn mà mình đang ở. Đây là một thôn làng đã bị phá huỷ bởi chiến tranh. Ít nhất một nửa thôn đã bị đánh sập, còn nửa kia chỗ nào cũng là vết tích của bom đạn. Những dãy hàng rào, những bức tường đã bị sập một nửa, và cả nhưng biển báo dính đầy lỗ đạn, trên đó có viết: Thánh Allah phù hộ những người dân tự do.
Dạ dày tôi bắt đầu cuộn lên, Hassan lạnh lùng liếc nhìn tấm biển rồi quay người dẫn tôi đi chỗ khác.
“Nơi đây tại sao lại thành ra thế này?” Tôi hỏi.
“Chiến tranh.” Anh ta thản nhiên đáp.
“Thánh chiến?”
“Em còn biết cả thánh chiến sao?” Anh ta có vẻ ngạc nhiên.
“Vâng.”
Thánh chiến chính là cuộc kháng chiến toàn quốc của người dân Afghanistan nhằm chống lại sự xâm lược của Phương Tây. Mặc dù quân xâm lược đã rút quân khỏi Afghanistan nhưng những dấu tích chiến tranh để lại vẫn ảnh hưởng tới hai quốc gia bên đèo Khyber và Pakistan và Afghanistan cho đến tận ngày nay. Không chỉ có vậy, tôi còn biết trong lãnh thổ Pakistan đã xuất hiện một lực lượng quân sự mới có nhiệm vụ giải phóng dân tộc và chống lại chính quyền hủ bại – quân Muja.
Giống như đa số những người ngoại đạo trên thế giới, lúc đó, tôi hoàn toàn không biết đội quân này có điều gì đáng sợ, cũng không cảm thấy nội chiến Afghanistan sẽ có liên quan gì tới bản thân mình. Bất luận là liên minh Phương Bắc – đại diện cho tổ chức thánh chiến – hay quân Muja đều chưa có tiếng tăm lắm, tôi quan tâm đến tình hình biên giới hai nước vì phải tới Karakoram. Đài BBC nói chỉ cần vòng qua Peshawar là sẽ an toàn, không có gì phải lo lắng, nhưng biến cố lúc nào cũng nhanh hơn kế hoạch.
Hassan đã một lúc lâu không nói gì, lúc này chợt lên tiếng: “Quân đội của Dostum đã phá huỷ vùng này.”
Tôi phải cố gắng hết sức mới nhớ ra con người này.
Dostum là một thế lực phiến quân khác hoạt động ở đèo Khyber, Trung Á. Nói một cách đơn giản, vùng đất Trung Á hiện nay đang trong thời kì phiến quân hỗn tranh.
“Trung Quốc nhìn nhận thế nào về thánh chiến?”
Tôi nhếch miệng cười khẩy, đáp: “Sao tôi biết được Trung Quốc nhìn nhận thế nào, có điều, tôi có thể nói cho anh biết tôi nhìn nhận thế nào.”
Hassan mỉm cười, hỏi: “Ồ, vậy em nhìn nhận thế nào?” Khi anh ta cười, nét mặt dịu dàng hơn rất nhiều. Khác với vẻ tuấn tú, chu đáo của Lâm, ở anh ta có một vẻ phóng khoáng và từng trải, anh ta giống như lòng chảo Broughton có gió thổi qua vùng hoang mạc, còn Lâm giống như một cái cây ưu tú và duyên dáng. Tôi nói một cách nghiêm túc: “Nói thực, thánh chiến cũng vậy mà nội chiến cũng thế, tôi không biết nhiều về các bên giao tranh, có điều…”
“Có điều thế nào?”
“Có điều, bất kể bên nào cầm quyền, nếu người dân không được sống yên ổn, nếu nhân quyền của phụ nữ, trẻ em và người già yếu, bệnh tật không được đảm bảo một cách cơ bản thì đó chỉ là hôn quân.”
“Nhân quyền của phụ nữ là gì?” Hassan hỏi.
“Chính là thái độ của các anh đối với phụ nữ. Tôi không hiểu vì sao các anh không cho phép phụ nữ được đi học, được ra ngoài làm việc, hơn nữa còn yêu cầu họ phải mặc Burqa.”
“Burqa là trang phục truyền thống của chúng tôi.” Hassan nói.
Đương nhiên tôi biết Burqa là trang phục truyền thống, xem ra không nói rõ thì anh ta không hiểu ý tôi, thế là tôi đành nhẫn nại giải thích. “Có biết Chanel không?”
Anh ta gật đầu.
“Cống hiến lớn nhất của Chanel cho ngành thời trang không phải là bộ sưu tập Camelia mà chính là chiếc quần đầu tiên được thiết kế cho nữ giới. Chiếc quần đã mang đến sự tiện lợi vượt bậc cho phụ nữ, được coi như một tiêu chí đánh dấu sự giải phóng phụ nữ trong thế giới mới. Trong khi đó, phụ nữ ở đất nước các anh vẫn còn mặc cái bộ Burqa chùm kín từ đầu đến chân, cách ly với thế giới bên ngoài, đồng thời cũng cách ly chính mình với thế giới văn minh.” Thực ra tôi định nói là bộ chim cánh cụt nhưng không dám.
Hassan chậm rãi nói: “Trang phục chỉ là trang phục.”
“Nhưng chi tiết luôn là dấu mốc cho một xu hướng. Cứ cho đây không phải là điểm quan trọng, nhưng tệ nhất là tại sao các anh không cho phụ nữ và nam giới được hưởng nền giáo dục như nhau?”
“Em không tán đồng chuyện đó sao?”
“Đương nhiên không tán đồng! Đó là sự thụt lùi của văn minh và giết chết nữ giới.” Tôi kích động nói.
Hasan không nói gì, một lát sau mới nhẹ nhàng giải thích: “Điều này có liên quan đến lịch sử.”
“Tôi biết là do lịch sử, nhưng bất luận thế nào, các anh đối xử với phụ nữ như thế này chẳng khác nào bóp chết họ.”
“Rất nhiều chuyện phải cân nhắc đến thiệt hơn.”
“Hi sinh tự do của người phụ nữ được gọi là cân nhắc thiệt hơn sao?”
Anh ta thở dài, đáp: “Có thể. Có điều, Mễ Lạp, ta sẽ không trói buộc em, ta sẽ cho em đủ tự do.”
Tôi sửng sốt, hoàn toàn không quen với việc tự do của mình lại do một người đàn ông nào đó đem tới.
Hassan tiếp tục nói: “Hơn nữa, sau khi em có được sự bảo vệ của ta, ít nhất cả lưu vực sống Broughton này, không có ai dám động tới em.” Khi nói lời này, giọng anh ta rất hoà nhã, ôn tồn, nhưng càng hoà nhã thì lại càng tỏ rõ khí thế hiên ngang.
Trái tim tôi khẽ run rẩy, sau đó thì loạn nhịp, tôi đang quay lại thời kì chiếm hữu nô lệ sao? Không được, phải bình tĩnh lại! Thực ra, tôi vẫn không hiểu tại sao vùng đất này lại hỗn loạn như vậy. Mấy chục năm trở lại đâu, ngay đến một nhân viên văn phòng tầm thường không mấy khi đọc sách lịch sử và không quan tâm lắm đến tình hình quốc tế như tôi cũng biết bên trên trái đất này, khu vực rối loạn nhất chính là Trung Á. Chiến tranh Falkland là vì chủ quyền, có thể hiểu được. Chiến tranh Iran, Iraq là vì dầu mỏ, có thể hiểu được. Chiến sự ở Trung Đông, Syria đánh Lebanon, Lebanon đánh Jordan, vì tranh giành lãnh thổ có thể hiểu được. Vậy còn mảnh đất này thì vì sao? Trên thực tế, nhiều khu vực và quốc gia cũng có những phần tử cấp tiếp, đòi cải cách đất nước, lật đổ chính quyền, nhưng suốt một thời gian dài từ Chiến tranh lạnh đến bây giờ, không thấy cường quốc nào chịu bỏ công sức để lập lại trật tự ở khu vực này cả.
Còn nhớ cuộc nội chiến ở Rwanda(*), chỉ trong vòng có một trăm ngày ngắn ngủi, đã có tới hơn một triệu người bị giết hại, thủ đô Kigali máu chảy thành sông, vậy mà không thấy có cường quốc nào đứng ra giữ lấy chính quyền. Nghe nói cả thé giới im thin thít là vì không kiếm được lợi ích gì. Từ đó suy ra, không hiểu tại sao vùng đất này lại có chiến tranh khốc liệt như vậy, một nơi đất đai cằn cỗi, không có dầu mỏ thì có gì mà phải tranh chấp?
1.Đây thực tế là một cuộc diệt chủng xảy ra tại đất nước Rwanda thuộc châu Phi, có liên quan tới hai tộc người bản địa là Hutu và Tutsi.
Tôi đưa ra thắc mắc của mình, Hassan kinh ngạc nhìn tôi, hỏi: “Em còn nghĩ tới cả những điều này sao?”
Không thèm để ý tới sự kinh ngạc của anh ta, tôi chỉ gặng hỏi.
Hassan nói: “Em chắc hẳn biết con đường tơ lụa.”
Tôi gật đầu.
“Người Trung Quốc các em gọi con đường tơ lụa là gì? Có phải là “con đường thương mại nối giữa phương Đông và phương Tây, đưa nền văn hoá phương Đông lan truyền tới phương Tây” không?”
Tôi nói phải.
“Về vị trí địa lí, con đường tơ lụa thực ra không phải là một con đường mà là những tuyến đường nối liền một số vùng núi cao ở châu Á với những vùng hoang mạc cằn cỗi. Vậy mà trên thực tế, lịch sử của con đường tơ lụa lại không hề lãng mạn, cũng không hề oai hùng, nó chẳng qua chỉ là những hòn đảo nhỏ rải rác giữa đại dương chiến tranh của nhân loại mà thôi.”
“Em có biết The Great Game không?” Hassan lại hỏi.
Tôi lại gật đầu. “The Great Game” là thuật ngữ dùng để chỉ cuộc chiến tranh lạnh lần thứ nhất giữa phương Đông và phương Tây mà chiến trường chính là mảnh đất này. Hai cường quốc ở phương Đông và phương Tây lúc bấy giờ là Nga và Anh. Khái niệm “The Great Game” do phía Anh đưa ra, nước Nga thì lại gọi là “Cuộc chiến của những cái bóng.” Tất cả những thủ đoạn có thể sử dụng đều được đem ra trình diễn trên mảnh đất này: gián điệp và phản gián điếp, khu vực phi quân sự, chính phủ bù nhin… Thời kì này đã sản sinh một thuật ngữ ngoại giao rất nổi tiếng, đó là “phạm vi thể lực”.
Có một lần, Wughi nói với tôi: “Tiểu Ngải, cháu có cảm thấy lịch sử nhân loại chính là một bộ sử sát hại không? Mà trong đó, hơn tám mươi phần trăm các cuộc chiến tranh là do tôn giáo, nói một các chính xác là mâu thuẫn tôn giáo dẫn đến sự bất đồng chính trị, bất đồng chính trị dẫn đến mất cân bằng trong phân phối lợi ích, thế là khai chiến. Một vòng luẩn quẩn mà nhân loại vĩnh viễn không thể thoát ra được.”
Tôi nhíu mày. Hassan tiếp tục nói: “Do thế lực của Anh yếu dần nên quốc gia đại diện cho phương Tây đã được thay bằng Mỹ.”
Tôi nhướng mày, hỏi: “Ý của anh là nơi này chiến loạn không ngừng không hoàn toàn là vì nội bộ đất nước rối ren, mà vì từ xưa đến nay đã có người để mắt đế nó sao? Mặc dù vùng đất này vừa lạnh giá vừa cằn cỗi, nhưng vì vị trí địa lí độc nhất vô nhị mà trở thành khu vực tranh chấp giữa các thế lực sao?”
Ánh mắt của Hassan lỗ rõ vẻ tán thưởng: “Thông minh lắm, vậy em có biết hậu quả của The Great Game là gì không?”
Tôi lắc đầu.
“Kết quả của cuộc chơi này là nước Nga và nước Anh đã phân chia lại phạm vi thế lực, ngang nhiên phân chia vài dân tộc cho các quốc gia khác nhau mà không hề nghĩ đến bản sắc dân tộc mạnh mẽ của những người dân bản địa. Đường biên giới phân chia đó rất nổi tiếng, có chiều dài lên tới 2640 kilomet, được gọi là đường Durand (Durand Line), còn bộ lạc đã bị người ta ngang nhiên chia cắt đó chính là bộ tộc Pashtun.”
Thì ra đây chính là nguyên nhân của chiến tranh loạn lạc.
Sau khi có đường Durand, khu vực biên giới nhiều lần xảy ra xung đột. Tháng 6 năm 1897, cuộc đại khởi nghĩa chống lại nước Anh của bộ lạc Pashtun bùng nổ và kéo dài một năm. Năm 1899, tổng đốc Ấn Độ, nước thuộc địa của Anh lúc bấy giờ, đã hạ lệnh rút toàn bộ quân Anh về nước, để lực lượng vũ trang của bộ lạc địa phương tiếp quản, đồng thời năm 1901, thành lập tỉnh Biên giới Tây Bắc, coi đó là khu vực tự trị nhưng vẫn trựa thuộc trung ương, nhờ vậy mà có thể tạm thời hoà hoãn với bộ lạc Pashtun. Hình thức bộ lạc tự trụ này đã kéo dài tới khi nhà nước Pakistan ra đời. Bắt đầu từ ngày thành lập, chính phủ Pakistan đã biết không thể xem thường khi thế lực của bộ lạc Pashtun đang không ngừng lớn mạnh trong nước, chưa kể còn lan sang cả Kabul của Afghanistan. Nguyện vọng của những người Pashtun này là nhanh chóng thống nhất dân tộc đã bị chia cắt.
Năm 1996, được sự đồng ý của chính phủ Pakistan, một đội quân trẻ tên là Muja từ trại tị nạn của người Afghanistan ở Pakistan đã nổi dậy, xuất phát từ Peshawar tấn công sang Afghanistan. Các phe phái của tổ chức chống thánh chiến đang thương tích đầy mình một lần nữa lại bắt tay giảng hoà, hình thành Liên minh Phương Bắc, sau đó cũng bắt chước chiến lược của quân Muja, đưa hình thức liên minh này vào trong lãnh thổ Pakistan, cùng chống lại quân Muja.
Còn mùa đông năm nay, khi tôi lần đầu tiên đặt chân tới Pakistan, chính là một năm trước khi các thế lực dự định đối đầu giao chiến. Hassan nhìn xa xăm, nói: “Nếu như em sinh ra trên mảnh đất này, lớn lên trên mảnh đất này, em sẽ biết có những việc là do trời định ngay từ ngày chúng ta sinh ra, không phải chúng ta muốn như vậy, nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng.”
Tôi tranh luận: “Nhưng bất luận là nguyên nhân gì, quan trọng nhất vẫn là những người dân thường được an cư lạc nghiệp.”
“Phải, an cư lạc nghiệp.” Giọng anh ta bỗng như thủ thỉ. “Nhưng quê hương không còn nữa thì an cư lạc nghiệp thế nào đây?”
Về sau nghĩ lại, khi nghe thấy câu: “Nhưng quê hương không còn nữa thì an cư lạc nghiệp thế nào đây?”, tôi nên cảnh giác mới phải.Mọi chuyện xảy ra đều có nguyên nhân nhưng lúc đó tôi đâu còn lòng dạ nào mà nghĩ nhiều đến thế, chưa kể tiếng Pashtun của tôi vẫn chưa lưu loát lắm, tiếng Urdu cũng chỉ tàm tạm; hơn nữa, thú thực là tôi bị thu hút bởi vẻ mặt của Hassan khi nói câu đó. Trông anh ta có vẻ bi thương, không phải là sự bi thương thể hiện ra bên ngoài mà là một sự bi thương sâu sắc sâu thẳm tận trong xương tuỷ. Sự bi thương này sao mà sâu sắc đến vậy, khiến cho những người nhìn thấy đều phải lặng im?
Một nhà nước Pakistan thống nhất, tự do, giàu mạnh, các chính trị gia gọi nó là: Pashtunistan. Hassan là người của bộ tộc Pashtun, nhưng anh ta là người Pashtun của Pakistan, anh ta có quan hệ gì với tổ chức thánh chiến của Afghanistan, và hiện giờ là quân Muja, tôi không thể đoán được.
“Kia là cái gì vậy?” Chúng tôi đã đi quanh thôn hơn hay vòng, cảnh tượng đập vào mắt đều là sự cằn cỗi. Có mấy người đàn ông đang khom lưng ngồi trước một cánh cổng vòm bằng đá đã sập một nửa, cao khoảng mười mấy mét, trơ trọi giữa vùng đất lạnh giá, hoang vắng. Thấy lạ, tôi liền hỏi.
“Bất Quy môn. Hàng triệu thanh niên khi ra chiến trường đều đi qua chỗ này, sau đó không bao giờ trở lại nữa.”
“Tại sao ở một nơi hoang vắng thế này lại có một cảnh cổng?”
“Trai tráng của đất nước chúng tôi đều đã ra chiến trường cả, đây chính là nơi người thân của họ tới để tiễn biệt họ.”
Tôi thẫn thờ, mảnh đất này đã loạn lạc mười mấy năm, vô số người phải chết.
Giọng của Hassan vẫn đều đều, có lẽ nhưng người đã quen với sự sống và cái chết đều như vậy. “Mới ban đầu, nó được dùng làm nơi tiễn biệt. Em cũng biết đấy, cả thôn đều đã bị san phẳng rồi, không có cột mốc, rất nhiều người không tùm được đường về nhà. Có người đã chồng một đống đá lên, dần dần càng xếp càng cao, sau đó cũng có những người làm cha làm mẹ bị mất con đã tới chỗ này khóc.”
Giống như lễ bốn chín ngày sau khi mất ở Trung Quốc, người thân phải ở trong nhà thắp nến đọc kinh suốt đêm, chính là vì sợ người đã khuất không tìm được đường về nhà.
“Vậy bọn họ ngồi ở đó làm gì?” Tôi chỉ vào mấy dân làng đang trồi trước Bất Quy môn, gió lạnh thổi tung tấm chăn trên người họ, kêu phần phật.
“Chờ đợi. Chờ đợi chồng con, anh em từ chiến trường trở về.”
“Họ có trở về không?”
“Không.”
“Nếu như đã không về, sao họ còn đợi ở đây?”
“Đằng nào thì ngoài chờ đợi cũng không còn việc gì mang đến hi vọng nữa.”
Tôi đột nhiên thấy xót xa vô cùng, đây không phải là thế giới của tôi, nỗi khổ của tôi, tôi biết rõ tất cả những điều này nhưng vẫn không thể ngăn nổi cảm giác đau lòng, vì trên đời này vẫn tồn tại nơi khiến người ra tuyệt vọng như thế này.
Nhìn thấy chúng tôi, những người đàn ông lần lượt đứng dậy, cúi người kính cẩn, đợi chúng tôi đi qua, họ lại ngồi xuống, rụt cổ tránh gió rét, ánh mắt đờ đẫn, vô vọng nhìn chằm chằm về phía xa xăm.
“Thánh Allah ơi!” Tôi thầm thì.
Hassan khẽ ngâm nga: “Joseph sẽ quay lại Canaan, xin đừng bi luỵ; Hovel sẽ trở lại vườn hồng, xin đừng bi luỵ; nếu như cơn hồng thuỷ có tới dìm chết mọi thứ, Noah sẽ là người chỉ đường cho bạn trong mắt bão, xin đừng bi luỵ.” Giọng anh ta bi thương tới mức khiến người ta muốn khóc.
“Thơ của Hafez.” Tôi nói khẽ.
Hassan nhìn tôi. Không biết có phải tôi nhìn nhầm không nhưng trong ánh mắt anh ta có chút ngạc nhiên. “Phải, đây là thơ của Hafez, em biết ông ấy sao?”
Tôi gật đầu, Hafez là một trong những nhà thơ mà Wughi thích nhất.
Hassan nói: “Ta rất vui, thật đấy, Mễ Lạp.”
Nhưng biết nhà thơ tình vĩ đại nhất Ba Tư thế kỉ thứ mười bốn cũng chẳng thể thay đổi được hiện thực, mảnh đất từng nuôi dưỡng nền văn minh rực rỡ này đã chinh chiến liên miên mấy thế kỉ, nền văn minh mà nó từng xây dựng đã bị huỷ hoại hoàn toàn. Nếu đây là tổ quốc của bạn, quê hương của bạn, tôi nghĩ không một ai không cảm thấy tim mình tan nát.
Đột nhiên có ba chiếc xe việt dã xếp song song lọt vào tầm mắt của tôi, trong đó có một chiếc mà thùng xe phía sau đang mở. Các hộ vệ của Hassan đang lúi húi không biết tháo lắp cái gì, gần đó có hai hộ vệ vai khoác súng tiểu liên đang đứng, dáng vẻ nhãn rỗi, nòng súng kẹp dưới nách.
“Họ đang làm gì vậy?” Tôi vừa hỏi vừa đưa mắt nhìn một lượt, kể cả Niz thì tổng cộng có bảy người, bất kì ai chỉ cần dùng một ngón tay là có thể bóp chết tôi, tôi thầm nghĩ.
“Sửa lại thùng xe. Như vậy, em có thể nằm thoải mái khi quay về.” Hassan đáp.
Tôi khẽ run rẩy, chẳng lẽ tất cả những người Pashtun ở Pakistan đều quan tâm tới tài sản của mình như vậy sao?
“Vùng này rất không an toàn phải không, cho nên họ mới đeo súng?”
Hassan cân nhắc giây lát rồi đáp: “Gần đây…cũng tạm ổn.”
Lòng tôi nặng trĩu, sao lại có vẻ do dự như vậy?
Mặt trời khuất bóng phía tây, đám thuộc hạ khoác vai nhau đi ăn cơm, chỉ còn lại hai người vẫn ở nguyên chỗ cũ, một người trông xe, một người gác cổng thôn, tới nửa đêm sẽ thay ca.
Do công việc sửa lại thùng xe vẫn chưa xong nên khi họ rời đi, cửa thùng xe không được đóng lại.
“Cửa xe cứ để mở như vậy không sao chứ?” Tôi hỏi.
“Không sao, phạm vi sát thương của súng tiểu liên là ba trăm mét.”
Lòng tôi nặn
“Sau khi lấy nhau, hai người có thể nói chuyện bằng tiếng Anh, đương nhiên cũng có thể nói tiếng Pashtun. Cô sẽ trở thành chủ nhân của căn nhà này, đây là ước mơ của rất nhiều cô gái ở chỗ chúng tôi, nhưng cô thấy đấy, người được thánh Allah phù hộ lại là cô, cô gái ạ.”
Tôi thần người nhìn nét mặt tỉnh queo và cái miệng nói nhanh như gió của bà mối, ban đầu định thà chết cũng không đồng ý, nhưng bây giờ nghĩ lại, nếu tôi không đồng ý, liệu có bị đem bán tới Peshawar không? Hoàn cảnh khiến con người thay đổi rất nhiều, mấy tháng trước, chắc hẳn tôi sẽ khinh bỉ những ai làm như thế này, nhưng hiện giờ, suy nghĩ đầu tiên và duy nhất của tôi cũng chỉ là tiếp tục sống, cố gắng hết sức để được sống.
“Bạn bè của đại nhân đều là những nhân vật có quyền có thế.” Niz ở bên cạnh bỗng hắng giọng, bà mối lập tức chuyển sang chủ đề khác: “Đại loại là những người như vậy đấy. Cô biết không, ngài có thể dễ dàng nuôi cô và những đứa con của hai người.”
“Trông tôi giống ai à?”
Không ngờ tôi lại thản nhiên thốt ra câu hỏi này, bà mối đang thao thao bất tuyệt bỗng dưng khựng lại, hoảng hốt nói: “Cô muốn nói tới tiểu thư Laila ư? Cũng không phải…”
Lại là Laila, có phải trùng tên không nhỉ? “Ai là Laila?” Tôi hỏi.
Niz nói: “Việc này không liên quan tới cô, Ngải tiểu thư.”
“Tôi không quan tâm ai là Laila!” Tôi đứng phắt dậy, gào lên: “Các người đang bắt cóc tôi, tôi không phải người của đất nước này, tôi được pháp luật bảo vệ, các người không thể bắt cóc tôi rồi ép buộc tôi lấy người khác như thế này!”
“Chúng tôi có thể!” Niz giơ tay ấn tôi ngồi xuống ghế xô pha. “Hơn nữa, đây là lối thoát tốt nhất cho cô vào lúc này.”
Tiêu chí quan trọng hàng đầu của xã hội văn minh chính là tôn trọng ý muốn của cá nhân, càng tự do thì càng văn monh, ngược lại thì là lạc hậu. Cường quyền càng áp bức ý chí của người dân thì hình thái xã hội đó càng man di, giống y như đất nước này vậy.
Bà mối vờ như không nhìn thấy tôi tay đấm chân đá, khổ sở giãy giụa, tiếp tục nói: “Phụ nữ trước sau cũng phải lấy chồng, cô cũng cần phải có gia đình riêng của mình, những đứa con của mình, phải không? Cho nên hãy nghĩ thoáng một chút.” Nếu không phải đang trong hoàn cảnh ngắt ngặt nghèo, chắc chắn tôi sẽ cười vỡ bụng mất, những lời bà ta nói sao lại giống mẹ tôi đến vậy.
Nói rồi, bà mối trải một tờ giấy cỡ A4 lên mặt bàn, trên đó viết chi chít những chữ mà tôi không hiểu nổi và nói: “Điểm chỉ vào chỗ này là được.” Bà ta vừa dứt lời, bên cạnh lập tức có người mở một hộp mực dấu đỏ ra. Tôi sững sờ một giây, sau đó nhảy dựng lên.
Niz đã sớm phòng bị, không đợi tôi kịp nhảy lên đã giơ tay ấn người tôi xuống, và mối đứng lên kéo tay tôi qua bàn, những người khác thì hợp lức tách từng ngón tay của tôi ra, ấn ngón cái vào mực. Tôi phẫn nộ vùng vẫy, đạp vào cái bàn, nhưng ngay cả khi đạp trứng thì cũng chẳng có tác dụng gì. Thấy ngón tay cái đã bị đặt lên tờ giấy, mặc dù không hiểu trên đó viết gì những đoán cũng biết được, tôi gào khóc ầm ĩ.
Một giọng nói đột nhiên vang lên: “Dừng tay!”
Hassan chắp một tay sau lưng, bước vào phòng, ánh mắt dừng trên gương mặt đẫm nước mắt của tôi. Anh ta nói với đám phụ nữ: “Ra ngoài cả đi.”
Niz nói: “Đại nhân, chúng tôi chỉ bắt Ngải cô nương kí tên lên tờ giấy chứng nhận kết hôn mà thôi.”
Quả nhiên là giấy chứng nhận kết hôn! Vừa rồi hỗn loạn quá, không biết tay đã bị ấn xuống giấy hay chưa, tôi cố căng mắt ra nhìn tờ giấy chứng nhận nhưng mắt đang nhoè nhoẹt nước, không thể nhìn rõ được.
Hassan nhíu mày, quát: “Ra ngoài!”
Mọi người đưa mắt nhìn nhau, không nói thêm lời nào, lần lượt đứng dậy, đi ra ngoài.
Khi trong phòng chỉ còn lại hai người chúng tôi, Hassan nhìn tôi và nói: “Họ hơi thô lỗ, ta thay họ xin lỗi em.”
“Nếu anh thực sự cảm thấy có lỗi thì hãy thả tôi ra!” Tôi thét lên.
“Ta thực sự rất xin lỗi, nhưng việc này ta không thể đồng ý với em được. Ngoài điều này ra tất cả những yêu cầu khác của em, ra đều có thể đáp ứng.”
Tôi tức giận gào lên: “Nói thế thì nói làm gì!”
Hassan cười, nói: “Em biết không, Mễ Lạp, tại đất nước chúng tôi, người phụ nữ nói như vậy với chồng sẽ phải lãnh hậu quả hết sức thêm thảm.”
“Bởi vì đất nước các anh vẫn đang ở thời Trung cổ! Toàn những kẻ bạo ngược!” Tôi đáp lại không chút kiêng dè.
“Thật tệ, em sắp phải trở thành vợ của một kẻ bạo ngược rồi!” Anh ta nói một cách thản nhiên.
Tôi bị anh ta làm cho cứng họng, không biết phải nói gì, chỉ có thể trừng mắt nhìn người đàn ông sắp sửa trở thành chồng của mình, lòng càng lúc càng nguội lạnh. Tôi cứ tưởng mình chẳng qua chỉ là nhân vật qua đường, chưa từng nghĩa sẽ trở thành nhân vật chính của một màn ép hôn kinh khủng thế này. Cuộc sống của tôi lẽ ra phải giống như đại đa số những cô gái đang ở độ tuổi lập gia đình khác, vội vã trải qua trong sự oán thán và thích thú, chứ không phải gả cho một người đàn ông râu xồm người Pakistan. Nhưng tất cả xem ra sắp thành hiện thực mất rồi, với một sức mạnh mà tôi không thể tưởng tượng được. Tôi sẽ bị giam cầm ở nơi hoang dã này, phải chia sẻ chồng mình với vài người phụ nữ khác, mặc Burqa, không có tự do, cũng không bao giờ được gặp lại người thân, không bao giờ được quay về đất nước của mình. Nghĩ đến đây, tôi không khỏi run rẩy. Phải làm sao đây? Tôi phải làm sao đây?
Hassan tiến sát đến, hỏi: “Họ làm em đau à?” Người anh ta hơi ngả về phía trước, tôi lập tức lùi lại một cách vô thức. Người đàn ông này càng ngày càng khiến tôi cảm thấy quái dị, gương mặt nhỏ dài, đôi mắt nhỏ dài, còn cả bờ vai thằng băng như cái mắc áo này nữa. Chim ưng, đây chính là một con chim ưng, còn tôi chính là con mồi vừa bị tóm. Tại một quốc gia không có pháp luật bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em yếu đuối, thứ mọi người tuân thủ thường là luật rừng, kẻ mạnh được sống, kể yếu thì phải chế.
Tôi lấy tay lau nước mắt, tự nhủ bây giờ khóc chẳng có ích gì, Ngải Mễ Lạp, hãy nghĩ xem nên làm thế nào!
“Những người này vẫn chưa có kinh nghiệm thực tiễn, ra tay không biết nặng nhẹ, ta xin lỗi.” Anh ta lại nói.
Tôi ngoảnh đầu đi chỗ khác.
Con ngươi đen láy của Hassan nhìn thẳng vào tôi: “Em muốn thế nào thì mới chịu vui lên đây? Quần áo, nước hoa? Em thích cái gì thì cứ nói, những thứ trên thế giới này có, ngoài tự do ra, ta đều có thể cho em.”
Tôi cười khẩy: “Vậy sao? Vậy tôi muốn ánh trăng!”
Anh ta lập tức nói: “Đợi ta một lát.”
Tôi ngạc nhiên, không nghe nhầm chứ, anh ta thực sự có thể lấy ánh trăng xuống cho tôi ư? Hassan quay lại nói nhỏ câu gì đó với hộ vệ ở ngoài cửa, hộ vệ đó lập tức nhận lệnh bước đi.
Lẽ nào họ thực sự đi lấy ánh trắng? Tôi hít sâu một hơi, được rồi, bây giờ không phải lúc nghĩ ngợi đến ánh trắng ánh triếc gì hết, phải tìm cách thoát thân đã.
“Đại nhân, anh có thể trả lời tôi một vài câu hỏi không?” Tôi thận trọng dò hỏi.
“Em nói đi.”
Tôi nhìn thẳng vào anh ta, hỏi: “Tại sao anh lại bắt cóc tôi, ý tôi là tại sao lại là tôi?” Dứt lời, tôi xoè hai bàn tay ra, tiếp: “Tôi rất nghèo. Xin đừng nói với tôi rằng vì anh thấy tôi xinh đẹp như hoa nhé/”
Mỗi người có một quan điểm khác nhau về sựu xấu đẹp. Nói thực, người có vóc dáng nhỏ bé như tôi không được ưa thích lắm ở vùng Trung Á, vì ở đây họ có xu hướng thích những người phụ nữ nở nang, béo tốt, giống như trong truyện Alibaba và bốn mươi tên cướp, lão địa chủ chẳng đã nói với người hầu rằng: “Đi, đi ra mua cho ta một người phụ nữ mũm mĩm về đây!” hay sao?
Biểu cảm của Hassan vô cùng sâu xa khó hiểu, tôi hoàn toàn không thể đoán ra trong lòng anh ta đang nghĩ gì, liền hỏi thằng luôn: “Vậy thì vì sao? Vì một cô gái tên là Laila…phải không?” Nói đến đoạn sau, tôi bất giác thận trọng hơn hẳn.
Đôi mắt bé tí của Hassan hơi nheo lại: “Ai nói với em thế?”
Tôi ngoan cố gặng hỏi: “Vì tôi và cô ấy có nhiều điểm giống nhau à?”
“Không phải.” Anh ta trả lời dứt khoát.
“Vậy thì tại sao lại bắt cóc tôi?”
Anh ta nhìn tôi chằm chằm, khiến tôi lập tức nghĩ đây đúng là một câu hỏi ngu ngốc. Tôi hi vọng anh ta trả lời thế nào đây, là tiếng sét ái tình? Là duyên phận sao? Hơn nữa, ngay cả khi anh ta trả lời thì liệu đó có phải là sự thật hay không?
Cứ tưởng không nhận được câu trả lời, không ngờ một lát sau, Hassan chậm rãi đáp: “Vì Ngô Thượng Lâm.”
Tôi ngạc nhiên, ai là Ngô Thượng Lâm vậy, nghĩ một lúc mới sực nhớ ra, Lâm chính là Ngô Thượng Lâm.
“Ngô Thượng Lâm? Anh vì anh ấy mà bắt cóc tôi?” Thật là khó hiểu. Nhớ lại lần đầu tiên nhìn thấy Hassan ở chợ và ánh mắt sắc lạnh như chim ưng của anh ta, thì ra lúc đó, người anh ta nhìn không phải là tôi mà là Lâm. Ôi Thánh Allah ơi!
“Sao anh lại vì Ngô Thượng Lâm mà bắt cóc tôi?”
Hassan có phần ngạc nhiên, hỏi ngược lại: “Ngô Thượng Lâm không kể thân thế của anh ta cho em biết sao?”
Tôi lắc đầu.
Anh ta nhìn kĩ gương mặt của tôi, sau khi chắc chắn không có bất kì dấu hiệu giả vờ nào mới nhíu mày, nói: “Nhưng vẻ mặt anh ta khi nhìn em…”
“Vẻ mặt anh ta làm sao?” Tôi gặng hỏi.
Anh ta nói: “Không có gì.”
“Có phải anh tưởng rằng tôi là thế nào đó của Lâm nên mới bắt cóc tôi phải không?” Tôi hỏi, đột nhiên nhớ ra Lâm nói anh ta là người “trong giới”, lẽ nào Hassan và anh ta có ân oán giang hồ gì đó? Nghĩ tới đây, trán tôi bắt đầu trút mồ hôi hột: “Giữa anh và Lâm có vụ gì sao?”
“Vụ?” Hassa như thể không hiểu câu hỏi này.
Tôi tưởng anh ra không hiểu, bèn chuyển sang dùng tiếng Pushtun: “Phải, hiềm khích, giữa hai người có mâu thuẫn rất sâu sắc phải không?”
“Không, không có hiềm khích gì cả.”
Tôi đang định bảo là anh ta nói dối, không có hiềm khích mà lại chỉ vì tôi biết Lâm nên bắt cóc tôi hay sao thì đã nghe thấy anh ta chậm rãi nói: “Khi một bộ tộc này phải chung sống với một bộ tộc khác suốt mấy trăm năm, nhưng cả hai đều giết hại rất nhiều người thân của nhau, làm nhục phụ nữ của nhau, chiếm hữu đất đai của nhau, cướp đoạt quê hương của nhau thì giữa họ không thể đơn giản chỉ là hiềm khích.”
Tôi sửng sốt. Hassan nói tiếp: “Em thựuc sự không biết gì cả.”
“Nhưng anh là người của bộ tộc Pushtun, còn Lâm…” Đang nói tôi bỗng im bặt. Lâm biết nói tiếng Urdu, cũng có thể nói tiếng Pushtun, là một tay súng cừ khôi, đồng thời là người của bộ tộc Rajput, nhưng bộ tộc Rajput đã bị diệt vong rồi cơ mà.
Tôi đang định hỏi tiếp thì bị Hassan cắt ngang: “Nếu như em đã không biết gì cả, vậy hãy tiếp tục không biết đi, không biết đôi lúc cũng là một điều may mắn.”
Câu nói này sao lại giống hệt Lâm thế? Tôi sốt ruột nói: “Nhưng bất kể anh và Lâm có hiềm khích gì thì tôi cũng chẳng liên quan gì đến anh ta, giữa chúng tôi không có gì cả, thật đấy!”
Hassan không thèm bận tâm tới lời tôi.
“Chúng tôi chỉ vừa mới quen nhau mà thôi.”
“Tốt nhất là không có gì, hãy yên tâm làm vợ của ta.”
Tôi bỗng chốc cứng họng không biết phải nói gì.
Sau đó, anh ta chuyển chủ đề: “Sau hôn lễ, ta có thể cùng em quay về Trung Quốc thăm người thân, mặc dù sau này ta sẽ có nhữn người vợ khác nhưng ta hứa sẽ đối xử tốt với em.”
Đúng lúc này có tiếng gõ cửa, gã hộ vệ thận trọng cầm một chiếc đĩa đặt lên bàn, Hassan đứng lên mở chiếc hộp màu xanh lam ra, đẩy tới trước mặt tôi, trong hộp là một chiếc nhẫn có hình chiếc khiên màu xanh lam. Màu xanh lam đó là màu của viên ngọc, tuy không lớn lắm nhưng tròn nhẫn và trong veo, màu sắc hài hoà giữa màu làm và màu tím. Tôi dù đang hoảng loạn tới đâu cũng bị thu hút bởi vẻ đẹp của viên ngọc ngày, thì ra màu lam và màu tím hoà vào nhau có thể tạo ra màu sắp lấp lánh huyền ảo như thế này, khiến người ta hồn bay phách lạc như thế này.
Pakistan là vùng đất sản sinh lam ngọc nhiều nhất thế giới, viên ngọc nổi tiểng nhất được gắn trên vương miện của vua Khổng Tước, được gọi là Khổng tước lam tím. Lịch sử ghi lại viên Khổng tước lam tím to bằng quả trứng bồ câu, màu xanh lam pha tím, cho nên mới có tên gọi như vậy, có điều người thường đều không có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng nó. Tới thời đế quốc Kushan, viên ngọc Khổng Tước đã bị mất, từ đó bặt vô âm tín. Trước khi tới Pakistan, tôi từng lên mạng tìm hiểu một số tài liệu, trong đó cũng bao gồm nhưng dòng giới thiệu về ngọc quý.
“Ta không thể lấy cho em ánh trăng, nhưng thứ này cũng đẹp như ánh trăng vậy, hi vọng em sẽ thích.” Hassan từ tốn nói.
“Đây là cái gì?”
“Khổng tước lam tím.”
Trong phút chốc, tôi trợn tròn hai mắt. Chiếc nhẫn này không thể nào chính là nhẫn của vua Không Tước chứ? Chắc không phải, vì nó chỉ to bằng móng tay cái, gắn trên một miếng bạc cũ kĩ, mặt bên của miếng bạc là hình vẽ cung tên nhỏ xíu. Nhưng màu sắc của nó vô cùng hiếm có, vào thời đại vua Khổng Tước, có lật tung cả nước lên cũng khó tìm được viên thứ hai.
“Thứ như thế này, tôi đâu có gan nhận. Hassan, tôi nghe nói anh cũng du học ở Anh Quốc, thụ hưởng nền giáo dục hiện đại, chắc anh cũng hiểu bắt cóc là hành vi phạm pháp. Anh muốn điều kiện gì mới đồng ý thả tôi ra?” Tôi thận trọng cân nhắc từng từ.
Hassan lạnh lùng nói: “Hãy cất chiếc nhẫn cẩn thận, bị mất sẽ rất phiền phức.”
Tôi lắc đầu, nói: “Đại nhân, tôi không cần chiếc nhẫn, chỉ xin anh thả tôi ra, bất kì điều kiện gì cũng được!”
Cuối cùng anh ta cũng ngẩng lên nhìn tôi và nói: “Hãy tin ta, điều kiện của ta chắc chắn em không thể đáp ứng nổi.”
Tôi vẫn ngoan cố: “Anh cứ nói đi!”
“Ta hy vọng dân tộc Pashtun có thể xây dựng một quê hương tự do hoà bình.”
“Hả…?”
Thấy tôi kinh ngạc há hốc mồm, anh ta nghiêm nghị ngồi, hỏi: “Đây chính là tâm nguyện duy nhất từ nhỏ tới lớn của ta, em có làm được không?”
Tôi không làm được.
Hassan châm biếm: “Nếu không làm được, em chỉ còn cách ở lại đây thôi.”
Điều kiện như thế này, làm gì có ai làm được hả? Tôi cố vớt vát một câu: “Nhưng tôi ở lại cũng đâu giúp gì được.”
Hassan thản nhiên đáp: “Có, sinh cho ta đứa con trai trưởng.”
Thật sự không thể hiểu nổi!!! Tại sao hết người này tới kẻ khác bảo tôi sinh con trai trưởng chết tiệu gì đó chứ, tôi có phải lợn đâu! Trong lòng gào thét dữ dội nhưng tôi không thốt lên được tiếng nào, vì trên thực tế, cả người tôi đều đã cứng đờ.
“Các người không thể làm như thế với tôi. Như vậy là phạm pháp!” Một lúc lâu sau, tôi nói với vẻ tuyệt vọng.
Hassan chậm rãi nói: “Ngải tiểu thư, lúc này ta mà thả em đi thì tương lai của em sẽ càng tồi tệ.”
Anh ta đang nhắc nhở tôi đây là một thế giới như thế nào. Đất nước này có vô số lệnh cấm dành cho phụ nữ, nếu không có đàn ông đi theo, ngay đến việc ra phố cũng là cả một vấn đề. Trước kia, tôi cho rằng những lệnh cấm này chỉ cần ứng phó qua quýt là được, bởi vì tôi là người nước ngoài, nhưng bây giờ khác rồi, tôi bắt đầu cảm thấy ngạt thở vì đống quy tắc, luật lệ đó. Sống lưng tôi đẫm mồ hôi, bây giờ phải làm thế nào đây?
“Hơn nữa, cái mà em gọi là phạm pháp…” Hassan vừa nói vừa nhìn ra ngoài cửa sổ, như thế đang cân nhắc có nên tiếp tục chủ đề này hay không, một lúc sau mới quay đầy lại nói tiếp: “Chân lí chưa chắc luôn đúng mọi lúc mọi nơi, ở thế giới này, ở cái thế giới mà em đang sống này, Mễ Lạp, ta tin em đã nhìn thấy, cảm nhận thấy rất nhiều hạn chế và sự bất công so với thế giới của em và thế giới phương Tây, em cho rằng nhưng hiện tượng này đã đi ngược cái gọi là tự do, nhân quyền, nhưng sao em có thể khẳng định những lí luận của Tây phương là hợp lí, là phù hợp với quốc gia và dân tộc này chứ?”
Dứt lời, anh ta đứng dạy, xem ra buổi nói chuyện tối nay đã kết thúc. Cặp mắt nhỏ và dài của anh ta ánh lên vẻ mệt mỏi, anh ta nhìn tôi một lúc rồi hỏi: “Em không đồng tình với những điều ta nói phải không?”
Tôi ngẩng đầu nhìn anh ta, thẳng thắn đáp: “Đúng.”
Anh ta lại một lần nữa nhìn ra ngoài cửa sổ: “Ta không trách em, em vừa mới tới chưa được lâu lắm, vẫn chưa hiểu vùng đất này, cũng chưa hiểu những người dân ở đây.”
Tôi hiểu ý của anh ta, anh ta đang nói tôi là kẻ ngoài cuộc cho nên không thể cảm nhận hết được.
“Ta hi vọng có một ngày em sẽ yêu nơi này, thực lòng yêu vùng đất và con người nơi này.”
“Chắc chắn, nhưng không phải dưới hình thức ép buộc như thế này.
Hassan đã đi ra tới cửa, nghe thấy câu này bèn quay đầu lại nhìn tôi, nói “Rồi một ngày em sẽ hiểu, phương thức không quan trọng, quan trọng là kết quả.”
“Nếu nói như vậy thì sinh mạng còn có ý nghĩa gì! Bởi vì cuộc đời mỗi người nói cho cùng đều là một cuộc hành trình, và kết thúc của cuộc hành trình đó đều là cái chết.” Tôi mỉa mai.
Hassan hỏi sửng sốt, một lúc sau anh ta mới đồng tình: “Xét ở một phương diện nào đó thì em nói đúng, Mễ Lạp.” Nói tới đây, trên mặt anh ta hiện lên một nụ cười mỉm, đây là nụ cười thật lòng chứ không còn là nụ cười khách sáo như trước. “Thật không ngờ nói chuyện với em lại thú vị như vậy, chúc em ngủ ngon.” Nói rồi, anh ta khép cửa lại, một lần nữa nhốt tôi trong phòng.
Khi căn phòng trở lại yên tĩnh, tôi cảm thấy hơi lạ vì mình đã dám bắt bẻ anh ta như vậy.Về cơ bản, tôi là một kẻ rất thụ động, thế mà lại dám tranh luận với một người đàn ông ngoại quốc có thế lực lớn như vậy, thật đúng là hết hồn hết vía! Là do hoàn cảnh thay đổi nên tôi mới thay đổi, trở nên dũng cảm hơn sao?
Người ta đều nói sau khi gặp bất trắc sẽ trải qua năm giai đoạn, đầu tiên là hoảng hốt, sau đó là khóc lóc, tiếp sau đó lfà những hi vọng hão huyền và những lời cầu nguyện nực cười, cầu xin Chúa Trời cứu giúp hoặc kì tích xuất hiên, đây chính là trạng thái hiện giờ của tôi. Rất nhiều lần tôi hi vọng nếu Lâm biết tôi ở đây, hoặc có người nhìn thấy tôi tội nghiệp và thả tôi ra thì tốt quá, nhưng từng ngày, từng ngày trôi qua, hi vọng càng lúc càng mịt mù, hiện giờ chỉ còn lại một con đường là tự mình cứu mình.
Tôi kiễng chân kiểm tra đi kiểm tra lại các bức tường, cửa sổ và toàn bộ ngóc ngách trong phòng, kết luận rút ra không có cửa sổ hỏng để chui ra ngoài, cũng không có cửa sổ sau, như vậy tức là trước buổi hôn lễ tối mai, tôi sẽ không có bất kì cô hội nào để bỏ trốn. Vậy phải làm sao bây giờ? Nằm trên giường, tôi nhìn trừng trừng lên trần nhà đen sì, lòng nặng trĩu tâm sự, chỉ còn hai mươi tư giờ nữa là đến hôn lễ, nhưng bất luận nhìn theo hướng nào đều là lên trời không có đường, xuống đất không có lối.
Nghĩ ngợi vẩn vơ, tôi thiếp đi lúc nào không hay, cũng tại mấy ngày lo lắng khiến tôi ngủ không yên. Bỗng “cạch” một tiếng, tôi lập tức mở mắt, nhưng kì lạ là không thể mở hẳn mắt ra. Toàn thân tôi mềm nhũn không chút sức lực, đang ngạc nhiên thì tôi thấy gương mắt mà mình không muốn gặp nhất:Kangkun!
“Hôn mê chưa?” Một giọng nói khẽ vang lên, tôi khó nhọc quay đầu về hướng phát ra giọng nói, có bóng người di chuyển trước mặt, trong không khí có mùi thuốc hoá học nồng nặc, đầu óc tôi càng thêm quay cuồng, mọi thứ đều mờ ảo, tôi chỉ có thể dựa vào trực giác để nhận ra người đó chíng là Ka. Tôi cố gắng suy đoán đã xảy ra chuyện gì, đột nhiên có hai bàn tay thô lỗ lôi tôi ra ngoài cửa, tôi nhìn thấy gã hộ vệ nằm sõng soài trên đất, hình như đã bị đánh ngất, Kangkun nhổ một bãi nước bọt xuống đất khi đi ngang qua gã hộ vệ đó.
“Đi đâu vậy?” Tôi cố hết sức, giọng nói yếu ớt như thể nói mê,
Ka kinh ngạc thốt lên: “Hả, cô vẫn chưa hôn mê sao?”
Vẫn chưa, có điều cũng sắp rồi.
Kangkun ở phía sau giục: “Đừng nói nữa, mau đi thôi!” Nói rồi cậu ta dùng một chiếc khăn dài chụp lên mặt tôi, chỉ để hở hai lỗ mũi.
Trong đêm tối, họ đưa tôi ra khỏi phòng, đi xuống một con đường nhiều sỏi đá ngổn ngang, tôi bị ngã oạch một cái, Ka lầu bàu kéo tôi đứng dậy, sau đó nhét tôi vào thùng xe. Chiếc xe lắc lư nghiêng ngả, tôi bắt đầu không ngừng run rẩy, vì lạnh, cũng vì sợ hãi. Tôi không có áo khoác, trong khi đêm hoang mạc vô cùng giá buốt, nhưng cũng chính nhờ điều này mà tôi không bị hôn mê,
Kangkun muốn đưa tôi đi đâu? Peshawar sao? Vừa nghĩ tới cái tên này, bụng tôi đã bắt đầu đau quặn, như thể bị người ta thụi cho một cú.
Kangkun và Ka đang thì thầm tranh cãi kịch liệt, hai người nói vừa nhanh vừa có vẻ giận dữ, tôi lại đang lúc thần trí không tỉnh táo, không hiểu rốt cuộc họ đang tranh cãi điều gì, nhưng lúc họ tranh cãi, từ Peshawar được nhắc đi nhắc lại, khiến tôi căng thẳng tới mức không thở nổi.
Chiếc xe đột nhiên lắc mạnh rồi dừng lại. Kangkun và Ka đang tranh cãi kịch liệt bỗng nhiên im bắt, một luồng sáng rọi vào thùng xe, đó là ánh sáng màu vàng ấm áp của chiếc đèn pin.
Mặc dù các nước phương Tây luôn chỉ trích vấn đề trị an và đường xá của Pakistan, nhưng kì thực, việc kiểm tra an ninh của quốc gia này được tiến hành rất thường xuyên, hơn nữa còn thực thi phương thức tuần tra không cố định. Tôi thấy một người lạ hoắc vùa ngâm nga bài ca dao vừa thờ ơ nhìn một lượt các hành khách gồm lái xe, Kangkun, Ka, sau đó là Ka, Kangkun và người lái xe. Ánh đèn pin tắt ngấm, anh ta không nhìn thấy tôi vì tôi bị khuất sao một đống bao tải khoai tây. Tôi định dùng đầu đẩy mấy cái bao tải ra nhưng có thể yếu ớt không đủ sức.
Người lạ, tôi không biết anh ta là ai. Anh ta nói nói cười cười với lái xe một lúc rồi chiếc xe máy nổ máy, tiếp tục lắc lư lên đường, Kangkun và Ka quay trở về chủ đề ban nãy, còn tôi thì nằm trong đống khoai tây, không khỏi nín thở vì mùi ẩm mốc bốc lên xung quanh. Tôi mơ màng tự hỏi phải chăng mình đang gặp ác mộng, khi tỉnh giấc, biết đâu tôi sẽ thấy mình vẫn đang ở trong căn phòng nhỏ trên đường Giang Tô, trên giường có trải chăn lông vũ ấm áp, điều hoà ấm áp cả mùa đông, còn trong tủ lạnh là món thịt đúc ra mai can mà mẹ đã làm sẵn, không bị lạc đường, không bị bắt cóc, khônng có bọn buôn người. Tôi bắt đầu nôn thốc nôn tháo, một mùi chia lòm bốc lên khiến thùng xe trở thành một bãi rác lộn xộn.
Hơn nửa giờ đồng hồ sau, Ka thực sự không chịu nổi mùi chua này, đã phải tháo khăn chùm đầu của tôi ra, kéo tôi tới bậu cửa xe, để tôi thò đầu ra ngoài mà nôn. Bên ngoài xe không khí thoáng đãng, gió thổi bay những thứ tôi nôn ra, kéo thành một đường trắng ngoằn ngoèo, sau đó bị đêm tối nuốt chửng. Đâu đó vang lên tiếng thú hoang, tiếng gió thổi vù vù.
“Kéo cô ta vào trong kẻo bị người ta nhìn thấy đấy!” Kangkun nổi giận đùng đùng ra lệnh cho Ka. Miệng tôi đầy nước bọt, cổ họng vẫn thấy gây gây, lại một trận nôn nữa bắt đầu. Ka vội vã tránh ra, khẽ chửi thề. Tôi cảm thấy mình giống như một cọng hành bị bật gốc, lúc nào cũng có thể bị lăn ra khỏi xe.
“Chết tiệt thật, cô ta làm bẩn hết xe của tôi rồi.” Người lái xe lớn tiếng chửi bới và dừng xe lại, thò đầu qua cửa sổ, xua tay với chúng tôi, hét lên: “Bảo cô ta ra ngoài mà nôn!”
Tôi nghe thấy tiếng Ka gầm gừ định cãi lại, nhưng người lái xe vô cùng tức giận, kiên quyết không nhượng bộ. Kangkun đột nhiên nhặt một khẩu súng dưới đất lên, một khẩu AK47 hoen gỉ, quát: “Đi, lái tiếp đi!” Cậu ta hướng nòng súng về phía người lái xe.
Hai tay tôi vẫn ôm lấy bậu cửa xe, đờ đẫn nhìn xung quanh.
Người lái xe có gương mặt giống con chó bull không chút sợ hãi, nhảy ra khỏi ghế lái, đỏ mặt tía tai, ngửa cổ lên chửi: “Mẹ sư cái thằng ranh Baiti này! Tốt nhất mày hãy bắn một phát cho tao chết luôn đi, như thế khỏi còn ai lái xe nữa, hoặc là mày hãy cho co ta xuống xe mà nôn!”
Ngay cả ở Pakistan, quốc gia có nền kinh tế thuộc nhóm kém phát triển nhất thế giới này, cũng có sự phân biệt chủng tộc. Pashtun là bộ tộc lớn nhất ở Pakistan, tiếp đó là bộ tộc Tajik, Uzbek…Balti là bộ tộc bị chèn ép nhiều nhất, còn bị người ra coi thường nhất chính là bộ tộc Rajput đã bị diệt vong.
“Nhưng chúng tôi đã trả ông tiền xe rồi!” Ka gào lên.
“Tiền xe đâu có bao gồm tiền làm hỏng khoai tây của tao!” Người lái xe quát, không nhường nửa bước.
Đây là tình huống mà Kangkun không ngờ tới, cậu ra sa sầm mặt, tiếp tục hướng nòng súng về phía người lái xe. Tim tôi như vọt lên tận cổ họng, nhưng đột nhiên Kangkun lại hạ súng xuống, quay lại ra tín hiệu cho Ka, sau đó tôi bị lôi từ trên xe xuống ven đường như một cái bao tải rách, đứng trên một tảng đá, nôn thốc nôn tháo.
Khi tôi nôn ra một bãi nước bọt trắng xoá, phía sau vang lên tiếng súng nổ, không phải một mà là mấy tiếng liền. Mấy cây đèn dài đột nhiên nhảy ra từ trong bóng tối, ánh sáng trắng bao trùm cả xe, tất cả mọi người và cả tôi đang bò rạp trên đất. Mấy bóng đen lập tức từ trong bóng tối lao ra.
Tôi nghe thấy Ka hét lên một tiếng rồi ngay lập tức, cậu ta bị bẻ ngoặt tay ra phía sau, ấn ngồi xuống đất. Ngay sau đó, Kangkun cũng hai tay ôm đầu, bị áp giải từ trên thùng xe xuống. Một giọng nói mừng rỡ vang lên: “À, lẽ nào không có ai dạy mày khi trộm súng phải kiểm tra xem trong ổ đạn có đạn hay không à? Nhưng mày có biết ổ đạn là gì không?” Giọng nói này sao quen tai đến vậy?
Một bóng người cao lớn sải chân đi tới chỗ tôi, cúi người xuống kiểm tra tỉ mỉ. Tôi ngẩng đầu lên nhìn, thứ đập vào mắt đầu tiên chính là bộ râu rậm, sau đó là đôi mắt nhỏ và dài của Hassan.
“Hả, lại là anh à?” Tôi chán nản làu bàu.
Hassan đứng ngược sáng nên tôi không nhìn rõ khuôn mặt của anh ta, chỉ cảm thấy anh ta đang toả sáng lấp lánh giống như Chúa Jesu.
“Sao lại ra nông nỗi này?” Anh ta nhíu mày hỏi.
Tôi chậm rãi ngước nhìn trời, nói thực, nhìn thấy anh ta, tôi cảm thấy có đôi chút vui mừng, tất cả mội việc trên thế gian này, so với tính mạng thì đều trở nên nhỏ bé.
Hassan vẫn giữ nguyên tư thế khom lưng, còn tôi vẫn ngồi trên đất, ngửa cổ nhìn anh ta. Không thấy tôi đáp, anh ta lại hỏi: “Quần áo của em đâu?”
Tôi vẫn chưa kịp trả lời thì đã có người nhanh nhẹn cầm một chiếc chăn tới quấn quanh người tôi.
“Hình như là ngộ độc Ete.” Bên cạnh có người nói.
“Ete?”
“Một chất hoá học khiến người ta hôn mê.” Người đó nói tiếp. “Chắc là do không kiểm soát được liều lượng nên Ngải tiểu thư có phản ứng thần kinh quá khích.”
“Phản ứng thần kinh quá khích là cái gì?”
“Tức là đã tổn thương tới biểu bì đại não và hệ thống thần kinh, cho nên…”
Hassan im lặng giây lát rồi ra lệnh: “Trói lại, vứt ra ngoài kia cho chó sói ăn.” Anh ta không nói trói ai lại nhưng mọi người đều hiểu người được nói tới là ai. Ka cố gắng van nài tới mức khản cả giọng: “Cầu xin ngàu, cầu xin ngài, đại nhân Hardel.” Cả lưu vực sống Boughton, mọi người đều gọi Hassan là đại nhân Hardel chứ không dám gọi thằng tên anh ta.
Tôi đang được Niz đỡ dậy, nghe thấy lời này thì vô cùng sửng sốt, giơ tay kéo tay áo Hassan, nói khẽ: “Đừng làm như vậy, tôi xin anh.”
Thấy tôi đột nhiên giơ tay ra, Niz quát: “Làm gì vậy?” Bà ta làm như thể tôi là tội phạm vậy. Tôi giật mình lùi lại một bước, loạng choạng chực ngã.
Hassan thấy tôi đột nhiên loạng choạng bèn giơ tay ra đỡ, ôn tồn hỏi: “Em muốn nói gì?”
Tôi hơi sững sờ, không ngờ người đàn ông cương nghị này lại sẵn lòng đỡ tôi, mặc dù anh ta chỉ chìa ra có một bàn ra và sau khi thấy tôi đứng vững liền thu tay lại.
“Hãy tha cho cậu ta.” Tôi hạ giọng thỉnh cầu.
“Không được.”
“Anh từng nói ngoài việc thả tôi ra, tôi có thể đưa ra bất kì yêu cầu gì mà. Yêu cầu của tôi chính là tha cho Kangkun và Ka.” Tôi ngước mắt nhìn thằng vào mặt Hassan.
“Nhưng hắn muốn bán em tới Peshawar.”
“Tôi biết. Tôi cũng biết cậu ta đối xử với tôi như vậy là đang khiêu khích với quyền uy của anh.” Tôi khổ sở van nài.
Có những luật bất thành văn nhưng vẫn được bộ tộc Pashtun tuân thủ vô cùng nghiêm ngặt, một trong những luật này bao gồm cả việc có thù phải trả, việc bảo vệ gìn giữ tài sản, đất đai, đương nhiên bao gồm cả việc che chở, đặc biệt là che chở bảo vệ cho những người phụ nữ trong gia tộc. Kangkun dám cả gan ức hiếp tôi, đừng nói Hassan là thủ lĩnh bộ tộc, ngay cả một người đàn ông bình thường cũng khó có thể nín nhịn trước hành vi như thế. Hassan buộc phải phản kích lại.
“Nhưng tôi không thể làm như vậy với người nhà của Abbas. Anh ấy đã từng cứu tôi.” Giọng tôi càng lúc càng nhỏ.
“Abbas chính là bố của Kangkun sao? Anh ta là người dẫn đường trên núi của em?”
“Vâng.” Vừa nghĩ tới Abbas, tôi lại thấy buồn bã. “Hassan, cầu xin anh, đại trượng phu nhất ngôn cửu đỉnh, anh đã hứa với tôi rồi.”
Ánh mắt của Hassan dừng lại rất lâu trên gương mặt của tôi, sau đó tôi nghe thấy anh ta nói: “Được.”
Tôi không dám tin những điều mình vừa nghe thấy, anh ta đồng ý rồi sao? Kẻ cầm đầu đám thổ phỉ của xã hội nguyên thuỷ này…đã đồng ý với tôi rồi sao? Chắc là do bộ dạng của tôi thực sự rất thê thảm. Ánh mắt của Hassan bỗng chốc trở nên thật dịu dàng, nếu không phải do tôi hoá mắt nhìn nhầm. “Ta đồng ý với em thả hắn ta đi.” Anh ta nhắc lại một lần nữa.
“Cảm ơn anh!” Tôi cố gắng hết sức nói lời cảm ơn.
“Việc của em cũng chính là việc của ta.” Anh ta khẽ nói.
Cuối cùng, Kangkun và Ka bị lột hết quần áo, vứt giữa nơi đồng ruộng hoang vu, điểm khác biệt duy nhất giữa mệnh lệnh này với mệnh lệnh ban đầu chính là tay chân của họ không bị trói. Tôi định xin cho Kangkun một lần nữa nhưng lại bị Niz bóp mạnh vào cánh tay một cái.
Giọng của Ka càng lúc càng xa xăm giữa màn đêm tĩnh mịch: “Đại nhân Hardel, không có quần áo sẽ chết mất, xin…”
Kangkun bực bội gắt lên: “Câm mồm.”
Lái xe cũng được dẫn tới trước mặt Hassan. Ông ta cúi đầu hôn tay của Hassan và nói: “Thánh Allah phù hộ, khiến tôi được nhìn thấy chiếc nhẫn của gia tộc ngài, đại nhân Hardel.” Nói rồi, ông ta giơ cao chiếc nhẫn sáng lấp lánh giữa màn đêm lên quá đầu với vẻ cung kính, đây chẳng phải chiếc nhẫn Khổng tước lam tím đó sao, sao lại ở chỗ này?
Tôi hơi sửng sốt, nghĩ ngợi một lát, chắc hẳn bọn Kangkun đã tiện tay lấy đi. Không ngờ chiếc nhẫn này còn có lai lịch sâu xa như vậy, rõ ràng đây chính là một chiếc thẻ VIP để đi tới bất kì đâu trong khu vực Broughton này. Vừa nghĩa tới đây, đột nhiên Hassan liếc mắt về phía tôi một cách đầy lạnh lùng.
Tôi vội vã cúi đầu lảng tránh ánh mắt đó. Không lâu sau, người lái xe rời đi. Hassan bước tới, không nói lời nào, cầm lấy tay tôi, luồn chiếc nhẫn vào ngón tay tôi, tôi im lặng để anh ta muốn làm gì thì làm. Nhưng chiếc nhẫn rộng quá, chốc chốc lại lệch sang một bên, khuôn mặt anh ta dần trở nên xám xịt. Một hộ vệ đưa ra ý kiến: “Hay là đeo lên cổ?” Hassan ngước mắt lên, ánh mắt dừng lại ở cổ của tôi. Tôi bất giác rùng mình. Một lát sau, trên cổ tôi có thêm một sợi dây chuyền và trên chỗ trái tim vài phân có một vật mát lạnh đang không ngừng lấp lánh.
Rất nhiều năm trước, có người đã nói: “Thực ra, khi có nhiều ngọc quý rồi, ta sẽ thấy đó chẳng qua chỉ là những viên đá lấp lánh đẹp đẽ mà thôi.” Câu nói này có phần hơi quá, nhưng lúc tôi vô cùng yếu đuối, viên Khổng tước lam tím chết tiệt này quả thực giống như tảng băng vạn năm không tan, lạnh tới mức khiến răng tôi va vào nhau lập cập.
Tôi được cẩn thẩn đặt vào ghế sau của một chiếc xe, hơi ngả ra phía sau, cùng đại đội người ngựa đi tới một thôn trang gần đó. Đầu óc tôi càng lúc càng choáng váng, bắt đầu rơi vào trạng thái nửa mê nửa tỉnh. Trong lúc mơ màng, tôi nghe thấy rất nhiều âm thanh, cũng biết mình được đặt lên một chiếc giường, trong một căn phòng đơn sơ với bốn bức tường đã bị khói bếp hun đen sì, vậy mà chiếc giường rất to, đệm ở phía sau vô cùng mềm mại, khô ráo.
Có người dặn dò liên tục: “Người ngộ độc loại khí này cần phải uống nhiều nước.”, “Không được vận động mạnh, cần nghỉ ngơi,”. “Hai ngày đầu sẽ nôn nhiều, cần chú ý thoáng gió”, “Xem ra hôn lễ sẽ phải hoãn lại.” Câu cuối cùng là của Niz, nghe giọng có vài phần vui sướng.
Tôi chìm vào giấc ngủ mê mệt, sở dĩ không thể hôn mê hoàn toàn là bởi vì cứ cách một giờ, Niz lại lay gọi tôi dậy, bắt uống nước và uống thuốc. Uống nước nhiều lại phải đi vệ sinh nhiều, tôi cảm thấy rất khổ sở, trong suốt quá trình đều không nhìn thấy Hassan.
Tôi nằm đứ đừ trên giường hai ngày, sau đó khăng khăng đòi được ra ngoài để đi dạo, hít thở không khí trong lòng. Niz đi ra ngoài xin phép, lát sau bóng dáng cao lớn của Hassan đã xuất hiện ở cửa. Nhìn thấy anh ta sải bước đi vào phòng, tôi hơi khựng lại.
“Ta nghe nói em muốn ra ngoài đi dạo?” Hassan hỏi.
“Vâng.” Tôi nói.
“Sau này, nếu em còn cần gì có thể trực tiếp nói với ta. Ta ở ngay phòng bên cạnh.” Anh ta lại nói.
“Ờ.” Tôi chỉ biết ngây người đáp như cái máy.
Không ngờ anh ta vẫn còn ở đây, càng không ngờ anh ta lại sẵn lòng dẫn tôi đi dạo, bởi vì phụ nữ không thể một mình ra phố mua đồ nên câu: “Em cần gì không?” ở Pakistan này đã trở thành một trong những lời tình tứ dịu dàng nhất mà người chồng có thể nói với các bà vợ của mình. Vậy mà lúc đó tôi không hề biết điều này, nghĩa lại khi vừa đặt chân tới Pakistan, tôi thực sự là một con ngốc, cái gì cũng không biết. Mà thôi, quay lại thực tại, nếu như Hassan đồng ý dẫn tôi ra ngoài đi dạo, tôi sẽ đi theo anh ta.
Đến tận lúc này tôi mới biết mặt mũi cái thôn mà mình đang ở. Đây là một thôn làng đã bị phá huỷ bởi chiến tranh. Ít nhất một nửa thôn đã bị đánh sập, còn nửa kia chỗ nào cũng là vết tích của bom đạn. Những dãy hàng rào, những bức tường đã bị sập một nửa, và cả nhưng biển báo dính đầy lỗ đạn, trên đó có viết: Thánh Allah phù hộ những người dân tự do.
Dạ dày tôi bắt đầu cuộn lên, Hassan lạnh lùng liếc nhìn tấm biển rồi quay người dẫn tôi đi chỗ khác.
“Nơi đây tại sao lại thành ra thế này?” Tôi hỏi.
“Chiến tranh.” Anh ta thản nhiên đáp.
“Thánh chiến?”
“Em còn biết cả thánh chiến sao?” Anh ta có vẻ ngạc nhiên.
“Vâng.”
Thánh chiến chính là cuộc kháng chiến toàn quốc của người dân Afghanistan nhằm chống lại sự xâm lược của Phương Tây. Mặc dù quân xâm lược đã rút quân khỏi Afghanistan nhưng những dấu tích chiến tranh để lại vẫn ảnh hưởng tới hai quốc gia bên đèo Khyber và Pakistan và Afghanistan cho đến tận ngày nay. Không chỉ có vậy, tôi còn biết trong lãnh thổ Pakistan đã xuất hiện một lực lượng quân sự mới có nhiệm vụ giải phóng dân tộc và chống lại chính quyền hủ bại – quân Muja.
Giống như đa số những người ngoại đạo trên thế giới, lúc đó, tôi hoàn toàn không biết đội quân này có điều gì đáng sợ, cũng không cảm thấy nội chiến Afghanistan sẽ có liên quan gì tới bản thân mình. Bất luận là liên minh Phương Bắc – đại diện cho tổ chức thánh chiến – hay quân Muja đều chưa có tiếng tăm lắm, tôi quan tâm đến tình hình biên giới hai nước vì phải tới Karakoram. Đài BBC nói chỉ cần vòng qua Peshawar là sẽ an toàn, không có gì phải lo lắng, nhưng biến cố lúc nào cũng nhanh hơn kế hoạch.
Hassan đã một lúc lâu không nói gì, lúc này chợt lên tiếng: “Quân đội của Dostum đã phá huỷ vùng này.”
Tôi phải cố gắng hết sức mới nhớ ra con người này.
Dostum là một thế lực phiến quân khác hoạt động ở đèo Khyber, Trung Á. Nói một cách đơn giản, vùng đất Trung Á hiện nay đang trong thời kì phiến quân hỗn tranh.
“Trung Quốc nhìn nhận thế nào về thánh chiến?”
Tôi nhếch miệng cười khẩy, đáp: “Sao tôi biết được Trung Quốc nhìn nhận thế nào, có điều, tôi có thể nói cho anh biết tôi nhìn nhận thế nào.”
Hassan mỉm cười, hỏi: “Ồ, vậy em nhìn nhận thế nào?” Khi anh ta cười, nét mặt dịu dàng hơn rất nhiều. Khác với vẻ tuấn tú, chu đáo của Lâm, ở anh ta có một vẻ phóng khoáng và từng trải, anh ta giống như lòng chảo Broughton có gió thổi qua vùng hoang mạc, còn Lâm giống như một cái cây ưu tú và duyên dáng. Tôi nói một cách nghiêm túc: “Nói thực, thánh chiến cũng vậy mà nội chiến cũng thế, tôi không biết nhiều về các bên giao tranh, có điều…”
“Có điều thế nào?”
“Có điều, bất kể bên nào cầm quyền, nếu người dân không được sống yên ổn, nếu nhân quyền của phụ nữ, trẻ em và người già yếu, bệnh tật không được đảm bảo một cách cơ bản thì đó chỉ là hôn quân.”
“Nhân quyền của phụ nữ là gì?” Hassan hỏi.
“Chính là thái độ của các anh đối với phụ nữ. Tôi không hiểu vì sao các anh không cho phép phụ nữ được đi học, được ra ngoài làm việc, hơn nữa còn yêu cầu họ phải mặc Burqa.”
“Burqa là trang phục truyền thống của chúng tôi.” Hassan nói.
Đương nhiên tôi biết Burqa là trang phục truyền thống, xem ra không nói rõ thì anh ta không hiểu ý tôi, thế là tôi đành nhẫn nại giải thích. “Có biết Chanel không?”
Anh ta gật đầu.
“Cống hiến lớn nhất của Chanel cho ngành thời trang không phải là bộ sưu tập Camelia mà chính là chiếc quần đầu tiên được thiết kế cho nữ giới. Chiếc quần đã mang đến sự tiện lợi vượt bậc cho phụ nữ, được coi như một tiêu chí đánh dấu sự giải phóng phụ nữ trong thế giới mới. Trong khi đó, phụ nữ ở đất nước các anh vẫn còn mặc cái bộ Burqa chùm kín từ đầu đến chân, cách ly với thế giới bên ngoài, đồng thời cũng cách ly chính mình với thế giới văn minh.” Thực ra tôi định nói là bộ chim cánh cụt nhưng không dám.
Hassan chậm rãi nói: “Trang phục chỉ là trang phục.”
“Nhưng chi tiết luôn là dấu mốc cho một xu hướng. Cứ cho đây không phải là điểm quan trọng, nhưng tệ nhất là tại sao các anh không cho phụ nữ và nam giới được hưởng nền giáo dục như nhau?”
“Em không tán đồng chuyện đó sao?”
“Đương nhiên không tán đồng! Đó là sự thụt lùi của văn minh và giết chết nữ giới.” Tôi kích động nói.
Hasan không nói gì, một lát sau mới nhẹ nhàng giải thích: “Điều này có liên quan đến lịch sử.”
“Tôi biết là do lịch sử, nhưng bất luận thế nào, các anh đối xử với phụ nữ như thế này chẳng khác nào bóp chết họ.”
“Rất nhiều chuyện phải cân nhắc đến thiệt hơn.”
“Hi sinh tự do của người phụ nữ được gọi là cân nhắc thiệt hơn sao?”
Anh ta thở dài, đáp: “Có thể. Có điều, Mễ Lạp, ta sẽ không trói buộc em, ta sẽ cho em đủ tự do.”
Tôi sửng sốt, hoàn toàn không quen với việc tự do của mình lại do một người đàn ông nào đó đem tới.
Hassan tiếp tục nói: “Hơn nữa, sau khi em có được sự bảo vệ của ta, ít nhất cả lưu vực sống Broughton này, không có ai dám động tới em.” Khi nói lời này, giọng anh ta rất hoà nhã, ôn tồn, nhưng càng hoà nhã thì lại càng tỏ rõ khí thế hiên ngang.
Trái tim tôi khẽ run rẩy, sau đó thì loạn nhịp, tôi đang quay lại thời kì chiếm hữu nô lệ sao? Không được, phải bình tĩnh lại! Thực ra, tôi vẫn không hiểu tại sao vùng đất này lại hỗn loạn như vậy. Mấy chục năm trở lại đâu, ngay đến một nhân viên văn phòng tầm thường không mấy khi đọc sách lịch sử và không quan tâm lắm đến tình hình quốc tế như tôi cũng biết bên trên trái đất này, khu vực rối loạn nhất chính là Trung Á. Chiến tranh Falkland là vì chủ quyền, có thể hiểu được. Chiến tranh Iran, Iraq là vì dầu mỏ, có thể hiểu được. Chiến sự ở Trung Đông, Syria đánh Lebanon, Lebanon đánh Jordan, vì tranh giành lãnh thổ có thể hiểu được. Vậy còn mảnh đất này thì vì sao? Trên thực tế, nhiều khu vực và quốc gia cũng có những phần tử cấp tiếp, đòi cải cách đất nước, lật đổ chính quyền, nhưng suốt một thời gian dài từ Chiến tranh lạnh đến bây giờ, không thấy cường quốc nào chịu bỏ công sức để lập lại trật tự ở khu vực này cả.
Còn nhớ cuộc nội chiến ở Rwanda(*), chỉ trong vòng có một trăm ngày ngắn ngủi, đã có tới hơn một triệu người bị giết hại, thủ đô Kigali máu chảy thành sông, vậy mà không thấy có cường quốc nào đứng ra giữ lấy chính quyền. Nghe nói cả thé giới im thin thít là vì không kiếm được lợi ích gì. Từ đó suy ra, không hiểu tại sao vùng đất này lại có chiến tranh khốc liệt như vậy, một nơi đất đai cằn cỗi, không có dầu mỏ thì có gì mà phải tranh chấp?
1.Đây thực tế là một cuộc diệt chủng xảy ra tại đất nước Rwanda thuộc châu Phi, có liên quan tới hai tộc người bản địa là Hutu và Tutsi.
Tôi đưa ra thắc mắc của mình, Hassan kinh ngạc nhìn tôi, hỏi: “Em còn nghĩ tới cả những điều này sao?”
Không thèm để ý tới sự kinh ngạc của anh ta, tôi chỉ gặng hỏi.
Hassan nói: “Em chắc hẳn biết con đường tơ lụa.”
Tôi gật đầu.
“Người Trung Quốc các em gọi con đường tơ lụa là gì? Có phải là “con đường thương mại nối giữa phương Đông và phương Tây, đưa nền văn hoá phương Đông lan truyền tới phương Tây” không?”
Tôi nói phải.
“Về vị trí địa lí, con đường tơ lụa thực ra không phải là một con đường mà là những tuyến đường nối liền một số vùng núi cao ở châu Á với những vùng hoang mạc cằn cỗi. Vậy mà trên thực tế, lịch sử của con đường tơ lụa lại không hề lãng mạn, cũng không hề oai hùng, nó chẳng qua chỉ là những hòn đảo nhỏ rải rác giữa đại dương chiến tranh của nhân loại mà thôi.”
“Em có biết The Great Game không?” Hassan lại hỏi.
Tôi lại gật đầu. “The Great Game” là thuật ngữ dùng để chỉ cuộc chiến tranh lạnh lần thứ nhất giữa phương Đông và phương Tây mà chiến trường chính là mảnh đất này. Hai cường quốc ở phương Đông và phương Tây lúc bấy giờ là Nga và Anh. Khái niệm “The Great Game” do phía Anh đưa ra, nước Nga thì lại gọi là “Cuộc chiến của những cái bóng.” Tất cả những thủ đoạn có thể sử dụng đều được đem ra trình diễn trên mảnh đất này: gián điệp và phản gián điếp, khu vực phi quân sự, chính phủ bù nhin… Thời kì này đã sản sinh một thuật ngữ ngoại giao rất nổi tiếng, đó là “phạm vi thể lực”.
Có một lần, Wughi nói với tôi: “Tiểu Ngải, cháu có cảm thấy lịch sử nhân loại chính là một bộ sử sát hại không? Mà trong đó, hơn tám mươi phần trăm các cuộc chiến tranh là do tôn giáo, nói một các chính xác là mâu thuẫn tôn giáo dẫn đến sự bất đồng chính trị, bất đồng chính trị dẫn đến mất cân bằng trong phân phối lợi ích, thế là khai chiến. Một vòng luẩn quẩn mà nhân loại vĩnh viễn không thể thoát ra được.”
Tôi nhíu mày. Hassan tiếp tục nói: “Do thế lực của Anh yếu dần nên quốc gia đại diện cho phương Tây đã được thay bằng Mỹ.”
Tôi nhướng mày, hỏi: “Ý của anh là nơi này chiến loạn không ngừng không hoàn toàn là vì nội bộ đất nước rối ren, mà vì từ xưa đến nay đã có người để mắt đế nó sao? Mặc dù vùng đất này vừa lạnh giá vừa cằn cỗi, nhưng vì vị trí địa lí độc nhất vô nhị mà trở thành khu vực tranh chấp giữa các thế lực sao?”
Ánh mắt của Hassan lỗ rõ vẻ tán thưởng: “Thông minh lắm, vậy em có biết hậu quả của The Great Game là gì không?”
Tôi lắc đầu.
“Kết quả của cuộc chơi này là nước Nga và nước Anh đã phân chia lại phạm vi thế lực, ngang nhiên phân chia vài dân tộc cho các quốc gia khác nhau mà không hề nghĩ đến bản sắc dân tộc mạnh mẽ của những người dân bản địa. Đường biên giới phân chia đó rất nổi tiếng, có chiều dài lên tới 2640 kilomet, được gọi là đường Durand (Durand Line), còn bộ lạc đã bị người ta ngang nhiên chia cắt đó chính là bộ tộc Pashtun.”
Thì ra đây chính là nguyên nhân của chiến tranh loạn lạc.
Sau khi có đường Durand, khu vực biên giới nhiều lần xảy ra xung đột. Tháng 6 năm 1897, cuộc đại khởi nghĩa chống lại nước Anh của bộ lạc Pashtun bùng nổ và kéo dài một năm. Năm 1899, tổng đốc Ấn Độ, nước thuộc địa của Anh lúc bấy giờ, đã hạ lệnh rút toàn bộ quân Anh về nước, để lực lượng vũ trang của bộ lạc địa phương tiếp quản, đồng thời năm 1901, thành lập tỉnh Biên giới Tây Bắc, coi đó là khu vực tự trị nhưng vẫn trựa thuộc trung ương, nhờ vậy mà có thể tạm thời hoà hoãn với bộ lạc Pashtun. Hình thức bộ lạc tự trụ này đã kéo dài tới khi nhà nước Pakistan ra đời. Bắt đầu từ ngày thành lập, chính phủ Pakistan đã biết không thể xem thường khi thế lực của bộ lạc Pashtun đang không ngừng lớn mạnh trong nước, chưa kể còn lan sang cả Kabul của Afghanistan. Nguyện vọng của những người Pashtun này là nhanh chóng thống nhất dân tộc đã bị chia cắt.
Năm 1996, được sự đồng ý của chính phủ Pakistan, một đội quân trẻ tên là Muja từ trại tị nạn của người Afghanistan ở Pakistan đã nổi dậy, xuất phát từ Peshawar tấn công sang Afghanistan. Các phe phái của tổ chức chống thánh chiến đang thương tích đầy mình một lần nữa lại bắt tay giảng hoà, hình thành Liên minh Phương Bắc, sau đó cũng bắt chước chiến lược của quân Muja, đưa hình thức liên minh này vào trong lãnh thổ Pakistan, cùng chống lại quân Muja.
Còn mùa đông năm nay, khi tôi lần đầu tiên đặt chân tới Pakistan, chính là một năm trước khi các thế lực dự định đối đầu giao chiến. Hassan nhìn xa xăm, nói: “Nếu như em sinh ra trên mảnh đất này, lớn lên trên mảnh đất này, em sẽ biết có những việc là do trời định ngay từ ngày chúng ta sinh ra, không phải chúng ta muốn như vậy, nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng.”
Tôi tranh luận: “Nhưng bất luận là nguyên nhân gì, quan trọng nhất vẫn là những người dân thường được an cư lạc nghiệp.”
“Phải, an cư lạc nghiệp.” Giọng anh ta bỗng như thủ thỉ. “Nhưng quê hương không còn nữa thì an cư lạc nghiệp thế nào đây?”
Về sau nghĩ lại, khi nghe thấy câu: “Nhưng quê hương không còn nữa thì an cư lạc nghiệp thế nào đây?”, tôi nên cảnh giác mới phải.Mọi chuyện xảy ra đều có nguyên nhân nhưng lúc đó tôi đâu còn lòng dạ nào mà nghĩ nhiều đến thế, chưa kể tiếng Pashtun của tôi vẫn chưa lưu loát lắm, tiếng Urdu cũng chỉ tàm tạm; hơn nữa, thú thực là tôi bị thu hút bởi vẻ mặt của Hassan khi nói câu đó. Trông anh ta có vẻ bi thương, không phải là sự bi thương thể hiện ra bên ngoài mà là một sự bi thương sâu sắc sâu thẳm tận trong xương tuỷ. Sự bi thương này sao mà sâu sắc đến vậy, khiến cho những người nhìn thấy đều phải lặng im?
Một nhà nước Pakistan thống nhất, tự do, giàu mạnh, các chính trị gia gọi nó là: Pashtunistan. Hassan là người của bộ tộc Pashtun, nhưng anh ta là người Pashtun của Pakistan, anh ta có quan hệ gì với tổ chức thánh chiến của Afghanistan, và hiện giờ là quân Muja, tôi không thể đoán được.
“Kia là cái gì vậy?” Chúng tôi đã đi quanh thôn hơn hay vòng, cảnh tượng đập vào mắt đều là sự cằn cỗi. Có mấy người đàn ông đang khom lưng ngồi trước một cánh cổng vòm bằng đá đã sập một nửa, cao khoảng mười mấy mét, trơ trọi giữa vùng đất lạnh giá, hoang vắng. Thấy lạ, tôi liền hỏi.
“Bất Quy môn. Hàng triệu thanh niên khi ra chiến trường đều đi qua chỗ này, sau đó không bao giờ trở lại nữa.”
“Tại sao ở một nơi hoang vắng thế này lại có một cảnh cổng?”
“Trai tráng của đất nước chúng tôi đều đã ra chiến trường cả, đây chính là nơi người thân của họ tới để tiễn biệt họ.”
Tôi thẫn thờ, mảnh đất này đã loạn lạc mười mấy năm, vô số người phải chết.
Giọng của Hassan vẫn đều đều, có lẽ nhưng người đã quen với sự sống và cái chết đều như vậy. “Mới ban đầu, nó được dùng làm nơi tiễn biệt. Em cũng biết đấy, cả thôn đều đã bị san phẳng rồi, không có cột mốc, rất nhiều người không tùm được đường về nhà. Có người đã chồng một đống đá lên, dần dần càng xếp càng cao, sau đó cũng có những người làm cha làm mẹ bị mất con đã tới chỗ này khóc.”
Giống như lễ bốn chín ngày sau khi mất ở Trung Quốc, người thân phải ở trong nhà thắp nến đọc kinh suốt đêm, chính là vì sợ người đã khuất không tìm được đường về nhà.
“Vậy bọn họ ngồi ở đó làm gì?” Tôi chỉ vào mấy dân làng đang trồi trước Bất Quy môn, gió lạnh thổi tung tấm chăn trên người họ, kêu phần phật.
“Chờ đợi. Chờ đợi chồng con, anh em từ chiến trường trở về.”
“Họ có trở về không?”
“Không.”
“Nếu như đã không về, sao họ còn đợi ở đây?”
“Đằng nào thì ngoài chờ đợi cũng không còn việc gì mang đến hi vọng nữa.”
Tôi đột nhiên thấy xót xa vô cùng, đây không phải là thế giới của tôi, nỗi khổ của tôi, tôi biết rõ tất cả những điều này nhưng vẫn không thể ngăn nổi cảm giác đau lòng, vì trên đời này vẫn tồn tại nơi khiến người ra tuyệt vọng như thế này.
Nhìn thấy chúng tôi, những người đàn ông lần lượt đứng dậy, cúi người kính cẩn, đợi chúng tôi đi qua, họ lại ngồi xuống, rụt cổ tránh gió rét, ánh mắt đờ đẫn, vô vọng nhìn chằm chằm về phía xa xăm.
“Thánh Allah ơi!” Tôi thầm thì.
Hassan khẽ ngâm nga: “Joseph sẽ quay lại Canaan, xin đừng bi luỵ; Hovel sẽ trở lại vườn hồng, xin đừng bi luỵ; nếu như cơn hồng thuỷ có tới dìm chết mọi thứ, Noah sẽ là người chỉ đường cho bạn trong mắt bão, xin đừng bi luỵ.” Giọng anh ta bi thương tới mức khiến người ta muốn khóc.
“Thơ của Hafez.” Tôi nói khẽ.
Hassan nhìn tôi. Không biết có phải tôi nhìn nhầm không nhưng trong ánh mắt anh ta có chút ngạc nhiên. “Phải, đây là thơ của Hafez, em biết ông ấy sao?”
Tôi gật đầu, Hafez là một trong những nhà thơ mà Wughi thích nhất.
Hassan nói: “Ta rất vui, thật đấy, Mễ Lạp.”
Nhưng biết nhà thơ tình vĩ đại nhất Ba Tư thế kỉ thứ mười bốn cũng chẳng thể thay đổi được hiện thực, mảnh đất từng nuôi dưỡng nền văn minh rực rỡ này đã chinh chiến liên miên mấy thế kỉ, nền văn minh mà nó từng xây dựng đã bị huỷ hoại hoàn toàn. Nếu đây là tổ quốc của bạn, quê hương của bạn, tôi nghĩ không một ai không cảm thấy tim mình tan nát.
Đột nhiên có ba chiếc xe việt dã xếp song song lọt vào tầm mắt của tôi, trong đó có một chiếc mà thùng xe phía sau đang mở. Các hộ vệ của Hassan đang lúi húi không biết tháo lắp cái gì, gần đó có hai hộ vệ vai khoác súng tiểu liên đang đứng, dáng vẻ nhãn rỗi, nòng súng kẹp dưới nách.
“Họ đang làm gì vậy?” Tôi vừa hỏi vừa đưa mắt nhìn một lượt, kể cả Niz thì tổng cộng có bảy người, bất kì ai chỉ cần dùng một ngón tay là có thể bóp chết tôi, tôi thầm nghĩ.
“Sửa lại thùng xe. Như vậy, em có thể nằm thoải mái khi quay về.” Hassan đáp.
Tôi khẽ run rẩy, chẳng lẽ tất cả những người Pashtun ở Pakistan đều quan tâm tới tài sản của mình như vậy sao?
“Vùng này rất không an toàn phải không, cho nên họ mới đeo súng?”
Hassan cân nhắc giây lát rồi đáp: “Gần đây…cũng tạm ổn.”
Lòng tôi nặng trĩu, sao lại có vẻ do dự như vậy?
Mặt trời khuất bóng phía tây, đám thuộc hạ khoác vai nhau đi ăn cơm, chỉ còn lại hai người vẫn ở nguyên chỗ cũ, một người trông xe, một người gác cổng thôn, tới nửa đêm sẽ thay ca.
Do công việc sửa lại thùng xe vẫn chưa xong nên khi họ rời đi, cửa thùng xe không được đóng lại.
“Cửa xe cứ để mở như vậy không sao chứ?” Tôi hỏi.
“Không sao, phạm vi sát thương của súng tiểu liên là ba trăm mét.”
Lòng tôi nặn
Bình luận truyện