Chùm Nho Phẫn Nộ
Chương 26
Ở trại Weedpatch, vào một buổi chiều, ánh lửa hoàng hôn đốt cháy đỏ rực các bờ mây dài kẻ dọc treo lơ lửng phía trên mặt trời. Gia đình Joad còn ngồi nán lại sau bữa ăn tối. Mẹ vẫn do dự chưa bắt đầu rửa chén đĩa.
Ta phải làm cái gì đó thôi. - Mẹ nói và chỉ vào Winfield - nhìn xem đây, ban đêm nó cứ giật mình và trăn trở, nước da nó xấu lắm nhìn xem.
- Toàn bánh tráng, - Mẹ nói - Đã được một tháng nay. Tom chỉ làm thuê được năm ngày, vẻn vẹn năm ngày. Còn các ông, các ông vẫn cứ chạy ngược chạy xuôi rạc cả người, hết ngày nọ sang ngày kia, nhưng việc làm, không vẫn hoàn không.
- Chúng ta không còn tiền nữa. Các ông không dám nói ra. Các ông sợ không dám nói ra. Tối tối ăn xong, các ông lại bỏ đi tha thẩn. Các ông không chịu nói ra. Thế không được. Phải nói ra. Rosasharn sắp đến ngày ở cữ và các ông nhìn sắc mặt nó mà xem. Phải quyết định làm cái gì đi. Vậy chưa tìm ra được cách gì đó thì tôi chẳng muốn ai đứng lên, hãy ngồi lại đã. Chúng ta còn mỡ đủ ăn một ngày, bột hai ngày, với mười củ khoai tây. Ai ở đâu cứ ngồi đấy, vắt óc nghĩ xem sao! Họ vẫn mắt dán xuống đất. Bố lấy con dao nhíp cạo cạo móng tay. Chú John búng búng một cái mảnh gỗ trên cái thùng chú ngồi. Tom trề môi dưới kéo nó xuống để hở cả răng. Rồi anh buông tay, nói:
- Mẹ ạ, vẫn tìm đấy. Từ ngày không thể nào cứ phí hoài xăng, thì toàn đi bộ. Đã dừng lại trước mọi cổng, trước mọi nhà, ngay dù đã biết là sẽ chẳng tìm được gì. Mãi rồi cũng thấy chán ngán, khổ tâm vì phải tìm kiếm một cái gì đó mà mình biết là không có.
Mẹ nói giọng dữ tợn:
- Con không có quyền chán nản. Gia đình ta đang xuống dốc. Con không có quyền buông xuôi.
Bố ngắm nghía cái móng tay cắt xén:
- Phải đi thôi, - Ông nói. - Kể ra thì cũng chả muốn dời đi. Ở đây dễ chịu, toàn những người tử tế. Đi thì sợ lại rơi vào một trong các ngoại ô Hooverville. Thôi, nếu bất đắc dĩ mà phải đi, thì cứ đi. Cốt nhất làm sao có ăn.
Al xen vào:
- Con đã cố gắng đổ đầy một thùng xăng để trên xe. Con không cho bất cứ ai đụng tới. Tom mỉm cười:
- Thằng Al nhà ta, nom hùng hùng hổ hổ, nhưng nó sáng ý ra phết.
- Đã thế thì suy nghĩ đi, - mẹ nói - Tôi không muốn đứng đây mà nhìn cả nhà chết đói. Mỡ ăn chỉ còn vừa vặn cho một ngày. Tất tật có thế. Rosasharn chẳng mấy lúc sẽ ở cữ, và phải nuôi nó. Các người hãy nghĩ xem!
- Ở đây có nước nóng và các nhà vệ sinh. - Bố nói.
- Những thứ đó không ăn được.
Tom nói:
- Hôm nay có một thằng cha đi tìm người để đưa đến Marysville hái quả.
- Vậy thì, còn đợi gì mà không đi Marysville? - Mẹ hỏi.
- Con cũng không biết sao. - Tom nói - Xem ra chuyện này chả có gì đúng đắn. Hắn ta có vẻ lo lắng thế nào ấy, không muốn nói rõ định trả bao nhiêu. Hắn nói hắn không biết đích xác.
Mẹ quyết định.
- Chúng ta đi Marysville. Hắn trả bao nhiêu mẹ cũng chả cần. Đi Marysville.
- Xa lắm Mẹ ạ - Chúng ta không có tiền mua xăng. Không thể đến nơi được. Mẹ bảo chúng con phải suy nghĩ. Thì đầu óc con có thảnh thơi lấy được một phút đâu. Chú John nói:
- Có người mách với tôi là sắp đến lúc hái bông rồi, ở trên miền bắc, phía Tulare. Theo y thì chẳng xa lắm.
- Đã thế thì Tulare, mà xoắn lên. Ở đây dễ chịu, ai cũng tử tế, nhưng nhất định tôi không ở đây thêm nữa.
Mẹ xách xô đi lấy nước nóng ở nhà tắm rửa.
- Mẹ dạo này đâm ra khó tính quá - Tom nói - Gần đây con thấy Mẹ giận dữ cáu kỉnh thế nào ấy. Cứ là sôi sục lên.
Bố nói, có vẻ khuây khoả.
- Dẫu sao thì tình hình thế nào, bà ấy cũng đã nói trắng ra. Bao nhiêu đêm, tao cứ thao thức suy nghĩ nát óc. Bây giờ, ít ra ta cũng có thể nói thẳng ra; chả phải úp mở gì.
Mẹ trở về với xô nước nóng bốc hơi.
- Thế nào? - Mẹ nói - Bố con đã nghĩ được gì chưa? - Đang bàn tính vấn đề, - Tom nói - Tại sao chúng ta không đi lên miền Bắc, ở đấy sắp đến mùa bông? Chúng ta đã lặn lội khắp xứ này rồi, đã biết là ở đây chẳng có gì - thế vậy, giá ta thu xếp hành lý và đi lên miền Bắc, có hơn không? Như thế, lúc mùa hái bông mềm mại trong bàn tay, con thích thích là.
- Al ạ, bình xăng có đầy không?
- Gần đầy. Còn thiếu chừng ba đốt ngón tay.
- Như thế thì chắc là đi được tới trên kia.
Mẹ đang rửa một chiếc đĩa, bèn hỏi:
- Thế sao?
Tom nói:
- Mẹ thắng rồi, mẹ ơi. Con thiết nghĩ ta nên dời đi. Thế nào hở bố?
- Ờ, tao nghĩ là chúng ta phải đi. - Bố nói. Mẹ liếc nhìn ông.
- Bao giờ?
- Ờ, chả cần phải đợi. Chi bằng sáng mai.
- Sáng mai là phải đi. Chúng ta còn lại những gì, tôi đã nói rồi đấy.
- Này, mẹ nó ạ, đừng tưởng là tôi không muốn đi đâu nhé. Đã mười lăm ngày nay, tôi nào có được ăn no, hay ít ra, ăn cái gì đó để cầm hơi.
Mẹ nhúng chén đĩa vào nước, nói:
- Sáng mai chúng ta đi.
Bố khịt khịt mũi, nói giọng mỉa mai:
- Hình như chuyện đời đổi thay. Ngày trước, đàn ông quyết định. Xem ra ngày nay đàn bà giành hết quyền ăn nói. Thiết nghĩ đã đến lúc tôi phải đi kiếm một chiếc gậy.
Mẹ vừa đang đặt chiếc đĩa còn ướt ròng ròng lên một cái hòm cho ráo nước. Bà vừa cắm cúi vào công việc vừa mỉm cười.
- Việc ông cứ đi mà tìm gậy, bố nó. Lúc nào nhà ta có cái ăn và cái góc nào đó để ở. Lúc đó, ông có thể dùng gậy, giữ cho da thịt lành lặn. Còn bây giờ, việc ông ông chưa làm, đầu óc để không, đôi tay để không. Nếu làm được thế, ông có thể dùng gậy, và ông sẽ thấy đàn bà chúng tôi không dám ho he, len lén một phép. Nhưng giờ đây, ông có gậy mặc ông, ông không đụng tới tôi được đâu, ông sẽ phải đánh nhau với tôi, vì tôi cũng có cái gậy sẵn sàng để hầu ông.
Bố cười gượng gạo:
- Trước mặt con cái. Mẹ mày ăn nói như thế mà nghe được à?
- Ông hãy xoay xở sao cho chúng có cái gì nhét vào bụng chúng trước khi bàn đến chuyện tốt xấu đối với chúng. Bố phẫn nộ bỏ đi, chú John đi theo.
Đôi bàn tay Mẹ hối hả trong nước nhưng mắt vẫn nhìn theo hai người, và bà kiêu hãnh nói với Tom:
- Không có chuyện gì đâu. Bố con đâu có chịu thua. Trái ý bố, bố vẫn còn có thể nện cho Mẹ một cái tát bốp.
- Mẹ cố tình chọc tức bố hay sao? - Tom vừa hỏi vừa cười.
- Cố nhiên rồi. Con hiểu không, một người đàn ông có thể tự làm khổ mình rồi bực bội cáu gắt cho tới một ngày nào đó y lăn ra mà chết, không còn đủ tinh thần mà chống chọi nữa. Nhưng, nếu người ta kích thích y, khiến y nổi đoá, thì thế nào? Y sẽ bật dậy ngay. Con xem. Bố chả nói gì, nhưng lúc này ông ấy đang giận tím ruột. Mẹ nói không sai, sẽ thấy thôi. Bây giờ thì bố vững vàng rồi.
Al đứng lên.
- Con đi dạo một tí, ở dãy lều kia thôi.
- Tốt hơn là mày nên xem cho chắc, xe đã sẵn sàng chưa. - Tom khuyên.
- Sẵn sàng rồi.
- Nếu có trục trặc thì coi chừng đấy, tao sẽ để mặc cho Mẹ nói chuyện với mày.
- Sẵn sàng rồi, em đã bảo mà. - Và nó khoái trá bỏ đi dọc các dãy lều.
Tom thở dài:
- Con đã thấy mệt mỏi lắm rồi. Mẹ ạ. Sao mẹ cũng không làm cho con phải tức giận lên?
- Con có ý có tứ hơn. Tom ạ. Mẹ chả cần phải chọc cho con giận. Nếu Mẹ có chỗ nương tựa, thì chính là con đấy. Những người khác. Mẹ cảm thấy có phần nào xa lạ. Còn con, ít ra, con cũng không chịu bỏ cuộc.
Tất cả mọi trách nhiệm đổ lên vai Tom. Anh nói: - Con không thích như vậy. Con muốn làm sao cũng có thể đi nhởn nhơ như thằng Al. Và con cũng muốn có thể căm giận như Bố, uống say mèm như chú John.
Mẹ lắc đầu:
- Không thể được đâu. Tom ạ. - Mẹ biết chứ, Mẹ biết thế thuở con còn bé tí. Con sinh ra không phải để như họ. Có những kẻ chỉ biết đến bản thân họ, ngoài ra chẳng biết gì khác. Cứ nhìn thằng Al mà xem, nó chỉ là một thằng chỉ biết bám lấy bọn con gái. Nhưng con, con, chưa bao giờ thế Tom ạ.
- Có chứ Mẹ! Con vẫn còn như thế.
- Không hề. Những gì con làm đâu phải chỉ vì con. Mẹ hiểu ra điều đó chính khi họ bắt bỏ tù con. Cái đó đã rõ quá rồi. - Thôi, thôi. Mẹ ơi, cái đó không đúng đâu. Mẹ chỉ tượng tượng ra thế thôi.
Mẹ đặt dao, nĩa lên chồng đĩa.
- Có thể lắm, Có thể là Mẹ tưởng tượng ra thế. Rosasharn này, hãy lau khô chén đĩa và xếp dọn đi.
Người thiếu phụ nặng nhọc đứng lên, cái bụng to nhô ra phía trước. Cô nặng nề đi lại gần cái hòm và cầm lấy một chiếc đĩa sạch.
Tom nói: - Bụng cô ấy cứ căng lên thế kia thì rồi cô ấy chả có thể mở to mắt được.
- Con có thôi đi không, sao cứ đùa em nó thế! - Mẹ nói - Rosasharn nó ngoan lắm. Đi đi, chào từ biệt bà con, những ai đó tùy ý con.
- O.k - Tom nói - Con sẽ đi hỏi xem phải đi bao nhiêu đường đất.
Mẹ nói với người thiếu phụ:
- Anh nói đùa tếu đấy thôi. Chứ chẳng có ý gì làm cho con phải buồn đâu. Ruthie và Winfield đi đâu rồi?
- Chúng đã lỉnh đi, theo sau Bố. Con thấy.
- Thôi mặc kệ chúng.
Rosasharn đi lại một cách nặng nề. Bà mẹ dõi mắt trông chừng.
- Con thấy có khoẻ không? Nom mặt con hơi sút đấy.
- Con không có sữa, người ta bảo con đáng lẽ phải uống sữa.
- Mẹ biết. Nhà không có sữa, biết sao được?
Rosashanl nói giọng rầu rầu:
- Nếu Connie không bỏ đi, chắc giờ đây, chúng con đã có một căn nhà, anh ấy chắc đang học tập. Đáng lẽ con đã có sữa đủ dùng. Được thế, thì đứa bé mới xinh. Giờ thì chắc nó không xinh được nữa. Lẽ ra con đã có sữa ăn.
Cô thò tay vào túi tạp dề rút ra cái gì đó và bỏ vào miệng.
- Con nhai cái gì đấy?
- Không.
- Thế cái gì lúng búng trong miệng ấy?
- Chỉ có một mẩu phấn thôi. Con đã kiếm được một cục to.
- Nhưng này, ăn thế có khác gì ăn đất!
- Con thèm ăn như thế quá! Mẹ im lặng một lát. Bà duỗi chân, kéo căng vạt áo, và bà nói:
- Mẹ biết là tại sao rồi. Hồi có nghén, mẹ đã ăn than. Một cục to. Bà Nội bảo là không được ăn bậy bạ như vậy. Đừng nói chuyện ngốc nghếch về đứa bé. Thậm chí con không được phép nghĩ đến.
- Con không có chồng! Con không có sữa!
- Con mà khoẻ mạnh thì dễ chừng mẹ đã đánh cho con mấy cái tát.
Bà đứng lên và đi vào lều. Chốc sau bà trở lại, đứng trước mặt con gái và chìa bàn tay xoè rộng:
- Nhìn đấy! Những đôi khuyên tai bằng vàng lóng lánh trong lòng bàn tay của bà. Của con đấy! Đôi mắt của người thiếu phụ rực sáng trong giây lát rồi cô quay mặt đi.
- Con chưa xỏ lỗ tai.
- Ô, chóng thôi mà, mẹ sẽ xỏ tai cho.
Mẹ lại quay vào lều rồi lại ra ngay, với một chiếc hộp giấy bồi. Thoắt một cái, bà xỏ chỉ vào kim chắp đôi lại và thắt một dây nút. Bà lại xỏ chỉ một chiếc kim khác và cũng làm tương tự. Bà tìm được một mảnh nút chai nhỏ.
- Ôi! Đau lắm! Đau lắm! Con chả đâu.
Mẹ tiến về phía con gái, đặt miếng nút chai sát dái tai rồi đẩy kim xuyên qua thịt.
Thiếu phụ tỏ ra một cử chỉ nôn nóng.
- Ái đau, đau lắm
- Thế này thì đau gì?
- Ôi! Đau chứ, đau lắm.
- Thôi sang tai kia.
Bà lại để miếng nút chai theo như cũ và xuyên tai kia.
- Đau quá, mẹ à.
- Suỵt, xong rồi.
Rosasharn nhìn bà bằng đôi mắt tròn xoe. Mẹ cắt chỉ để rút kim ra và thắt một cái nút chỉ qua dái tai, bà nói:
- Bây giờ mỗi ngày phải kéo thêm một nút độ mười lăm ngày sau là con đeo hoa tai được. Bây giờ là của con đây. Con giữ lấy.
Rosasharn khẽ sờ tai và nhìn những giọt máu nhỏ xíu trên ngón tay.
- Không đau Mẹ nhỉ! Chỉ hơi rát thôi.
- Lẽ ra phải xâu tai cho con đã lâu rồi. - Mẹ nói.
Bà nhìn thẳng vào khuôn mặt con gái và mỉm cười với vẻ đắc thắng.
- Bây giờ, con hãy rửa bát đĩa gấp lên. Đứa bé của con sẽ rất xinh. Suýt nữa mẹ để con sinh đẻ mà không xuyên tai cho con. Nhưng thôi giờ thì con chả còn phải sợ gì nữa.
- Làm thế này, hay lắm hở mẹ?
- Hay đứt đi chứ - Mẹ nói - Còn phải hỏi!
Al ung dung bước dọc lối đi hẹp, tiến về phía bục khiêu vũ. Đến trước một cái lều nom có vẻ ngăn nắp, hắn huýt sáo khe khẽ, rồi lại bước đi.
Đến đầu bãi, hắn ngồi xuống cỏ. Ở phía tây, các đám mây đã mất đi các đường viền đỏ và bắt đầu tối mờ dần ở giữa. Al gãi gãi bắp vế và ngắm nhìn bầu trời buổi hoàng hôn.
Chỉ một lát sau, một cô gái tóc vàng hoe xinh xắn, mảnh dẻ, bước lại gần, cô ta lẳng lặng ngồi xuống chỗ gần Al, Al đưa tay lần ôm ngang thắt lưng của cô và ngón tay hắn lần mò khắp người cô.
- Thôi. - Cô nói - Anh đừng cù em nữa.
- Sáng mai nhà anh đi.
Cô ta ngửng đôi mắt, thảng thốt:
- Mai? Đâu thế?
- Lên miền Bắc - Hắn trả lời.
- Nhưng, chúng mình sắp cưới nhau, không à?
- Cố nhiên, chờ ít lâu nữa thôi.
- Thế mà anh lại nói sắp sửa! - Cô kêu lên giận dữ.
- Thì sắp sửa hay ít lâu, cũng như nhau thôi.
- Anh đã hứa.
Hắn lại đưa ngón tay lần mò xa hơn.
- Thôi đi - cô kêu to - Anh nói chúng ta sẽ cưới nhau.
- Thì chính thế mà lại.
- Chính thế, nhưng bây giờ anh lại bỏ đi.
Al hỏi:
- Em làm sao thế? Có bầu rồi à?
- Không, em chưa có bầu.
Al cười:
- Thế ra, anh nhọc công vô ích sao, hả?
Cô ta vênh cằm lên, đứng bật dậy:
- Al Joad, đừng có động đến tôi. Tôi không muốn nom thấy cái mặt anh nữa.
- Ồ, thôi mà. Chuyện gì mà phải thế.
- Anh tưởng anh muốn gì được nấy, hả?
- Đừng nóng giận.
- Anh tưởng em buộc phải ra đây với anh phải không? Vậy là nhầm. Em có ối dịp.
- Ồ? Đừng nóng lên thế.
- Không, ông ơi, ông đi đi. Bất thình lình, Al nhảy lên, chộp lấy mắt cá chân cô ta, ngoéo chân cô ta ngã ngửa, nhưng hắn lại vội túm lấy cô và lấy tay úp lấy miệng cô. Cô cố gắng cắn gan bàn tay hắn, nhưng hắn khum tay lại, còn với cánh tay, hắn dằn cô xuống đất.
Trong chốc lát, cô ta nằm im và sau đó cả hai đứa nô đùa lăn lóc trong cỏ khô. Al nói:
- Chẳng mấy chốc nữa, bọn anh sẽ trở về. Tiền rủng rỉnh đầy túi. Chúng mình sẽ đi Hooverville xem xinê.
Cô nằm ngửa, Al cúi xuống mặt cô. Và trong đôi mắt cô, hắn thấy lấp lánh ngôi sao hôm và một bóng mây đen.
- Chúng ta sẽ đi tàu hoả. - Al nói.
- Theo anh thì bao lâu nữa?
- Ôi! Dễ chừng một tháng - Hắn trả lời.
Trời tối dần. Ngồi xổm dựa vào bờ hè của trụ sở. Bố và chú John bàn luận với các người cha gia đình khác. Họ dò xét màn đêm và dò xét tương lai. Viên quản trị người nhỏ bé, quấn áo trắng tinh tươm sơn gấu ngồi chống khuỷu tay vào lan can. Nét mặt ông mệt mỏi, cau lại.
Huston ngược mắt nhìn ông ta:
- Ông anh ạ, đi chợp mắt một chút thì tốt hơn.
- Đúng, như thế thì tốt hơn. Đêm qua ở trại ba, có trẻ sơ sinh ra đời. Tôi đang sắp sửa trở thành một bà đỡ đẻ mát tay đấy.
- Đàn ông phải biết thế! - Huston nói - Đàn ông có vợ phải biết chuyện đó.
Bố nói:
- Sáng mai chúng tôi lên đường.
- Thế hả! Phía nào vậy?
- Thế này, chúng tôi nghĩ là nên đi về mạn Bắc thêm một tí, thì tốt hơn. Cố gắng tới đúng vụ bông. Ở đây, chúng tôi không tìm được việc làm. Hết cả thực phẩm rồi.
- Bác biết trên đó có việc làm chưa?
- Chưa, nhưng điều chắc là ở đây không có.
- Muộn một chút sẽ có, - Huston nói - Chúng ta hãy cố cầm cự cho tới lúc đó.
- Phải ra đi, chúng tôi buồn tiếc lắm, - Bố nói - Anh em ở đây tốt với chúng tôi đến thế. Ở đây có buồng vệ sinh, có tất tật, nhưng cần phải có ăn. Chúng tôi còn một thùng xăng đầy. Mong kiếm được ít tiền trên đường trường. Ở đây, ngày nào cũng tắm một lần. Chưa hề sạch sẽ như thế. Kể cũng ngộ, hồi trước, mỗi tuần tôi chỉ tắm có một lần, ấy thế mà không thấy hôi hám. Nhưng bây giờ nếu một ngày không tắm được một lần, thì tôi cảm thấy hôi hám. Tôi tự hỏi, không biết có phải tại mình tắm luôn chăng?
- Có lẽ trước đây bác không để ý đấy thôi. - người quản trị nói.
- Có lẽ thế, ước gì có thể ở lại đây.
Người quản trị nhỏ bé đưa tay ôm lấy thái dương:
- Tôi nghĩ là đêm nay lại sẽ có thêm một cháu bé.
- Chẳng lâu la gì nữa, chúng tôi cung sắp có một cháu. Chỉ ước gì nó sinh ở đây.
Tom, Willie và anh người lai Jules ngồi trên bờ bục nhảy và đu đưa cẳng.
- Tớ có một túi thuốc Bull Durham - Jules nói - Cậu có muốn cuốn một điếu không?
- Còn phải hỏi, - Tom nói - từ đời tám hoánh nào, mình chưa được hút một điếu.
Anh cẩn thận cuốn điếu thuốc nâu nâu, cố sao cho đỡ rơi vãi.
- Này, thấy cậu ra đi, bọn mình buồn lắm, - Willie nói.- Các cậu đều là những người tốt bụng.
Tom châm thuốc.
- Lạy chúa, mình không ngớt nghĩ đến tất cả điều đó. Chỉ là muốn có nơi ăn chốn ở nào đó cho ổn định. Jules lấy lại gói Durham.
- Không thể cứ thế này mãi được, - anh nói - Mình có một cháu bé gái. Mình nghĩ, một khi đã ăn ở tại đây, mình có thể gửi nó đến trường. Nhưng khốn nỗi, không có cách nào ở đâu lâu một chút tại một chỗ nữa. Phải luôn luôn chực sẵn để đi, có bò lê bò càng cũng phải đi tiếp.
- Mình hy vọng sao cho đừng rơi vào một khu Hooverville của chúng, - Tom nói - ở đây, mình đã khiếp vía thật sự.
- Bọn cảnh sát quấy nhiễu các cậu à?
- Mình sợ có ngày phải giết chết một thằng mất thôi, - Tom nói - Mình không ở đây lâu, nhưng lúc nào cũng sôi me lên. Đã có một thằng cảnh sát bắt đi một người bạn của mình chỉ vì anh ta cãi lại. Lúc nào mình cũng thấy nóng tiết, đến ngạt thở.
- Đã tham gia bãi công bao giờ chưa? - Willie hỏi.
- Chưa.
- Thế thì mình đã suy nghĩ nhiều về điều đó. Cớ sao cái bọn cảnh sát khốn nạn kia lại tới đây cũng như khắp bất cứ nơi đâu, để mà làm rối tùng phèo lên? Cậu tưởng cái ông nhỏ bé ở văn phòng chặn đứng được chúng, hay sao? Không đời nào.
- Vậy thì là tại sao? - Jules hỏi.
- Tớ nói cậu nghe. Chính vì bọn ta đồng tâm sát cánh với nhau. Một tay cảnh sát không thể động tới ai ở đây, bởi vì sẽ động đến cả trại. Hắn không dám làm thế. Chỉ cần kêu lên một tiếng, và ngay tức thì có hai trăm người nhảy bổ vào hắn. Chính vừa mới đây có một tay tổ chức Nghiệp đoàn đi qua đây đã nói như thế. Y nói chúng ta có thể làm việc đó bất cứ ở đâu. Chỉ cần sát cánh nhau. Chúng không dại gì mà kiếm chuyện với hai trăm con người. Chúng chỉ dám động đến một người đơn độc thôi.
- Cứ cho là vậy, - Jules nói - Nhưng giả dụ là cậu dựng lên một Nghiệp đoàn như cậu nói. Cậu cần phải có thủ lĩnh. Thế vậy, chúng túm lấy các thủ lĩnh của cậu, và rồi Nghiệp đoàn của cậu sẽ như thế nào?
- Ấy - Willie nói - Muốn sao thì cũng phải nghĩ ra cách nào chứ. Tớ ở đây được một năm, công xá cứ giảm hạ mãi. Hiện lúc này, với tiền công của tớ một người không nuôi sống nổi gia đình mà càng ngày thêm tồi tệ. Chỉ ngồi đây, mà gặm móng tay và chờ chết đói, thế là không ổn. Tớ không biết nên làm thế nào. Một gã có một đôi ngựa kéo xe buộc phải cho chúng ăn tuy chưa làm việc gì, gã cũng không kêu ca gì hết. Nhưng với những con người làm công cho gã, gã đếch cần biết họ sống chết thế nào. Mẹ kiếp, ngựa lại quí hơn người. Thật tớ chẳng hiểu ra sao.
- Sự đời đến cái mức tớ chẳng muốn nghĩ đến nữa, - Jules nói - ấy thế mà cứ buộc phải nghĩ tới. Con bé gái tớ kia, các cậu biết đấy, nó kháu khỉnh lắm: Tuần trước, anh em đã cho nó một giải thưởng, vì nó kháu khỉnh. Thế đấy, rồi nó sẽ ra sao? Chẳng mấy chốc chỉ còn như que củi. Tớ không chịu đựng được thế. Nó xinh xinh là.
- Có ngày nào đó, tớ sẽ phải bung ra mất. - Như thế nào? - Willie hỏi - Cậu sẽ làm gì? Ăn cắp rồi đi tù chắc? Hay cậu giết một ai đó để rồi sẽ đung đưa đầu dây thừng?
- Chả biết, cứ nghĩ đến là muốn phát điên lên. Đầu óc cứ như bị búa nện.
- Có một điều là mình phải thiếu mặt ở các tối khiêu vũ - Tom nói - Cừ thật. Chưa bao giờ có những cuộc khiêu vũ đẹp đến thế. Thôi, mình về đi ngủ. Tạm biệt các cậu. Ta sẽ lại gặp nhau, ở đâu đó... Anh xiết chặt tay họ.
- Nhất định là gặp - Jules nói.
- Thôi tạm biệt! Tom đi xa trong bóng đêm.
Trong lều tối tăm của nhà Joad, Ruthie và Winfield nằm dài trên nệm, bên cạnh bà mẹ Ruthie thì thầm:
- Mẹ ơi!
- Gì vậy? Con chưa ngủ ư?
- Mẹ ơi, đi đến chỗ mới, có trò chơi cầu không?
- Mẹ biết đâu đấy. Ngủ đi. Mai đi sớm.
- Con muốn ở lại đây, ít ra cũng chắc chắn là có trò chơi cầu.
- Suỵt!
- Mẹ ơi, hồi hôm, thằng Winfield có đánh một thằng bé.
- Thật là không tốt.
- Con biết thế, con đã bảo với nó, nhưng nó đã đấm vào mũi thằng bé, rồi, eo ôi! Mũi thằng bé đái ra máu!
- Không được ăn nói như thế. Nói thế là bậy bạ.
Winfield trở mình dưới tấm chăn. - Thằng ấy nó nói nhà ta là quân Okies, - nó nói với giọng bất bình - Nó bảo nó chẳng phải là giống Okies, vì nó từ Oregon tới. Bảo chúng ta là giống Okies bẩn thỉu. Con đã thụi cho nó mấy cái.
- Suỵt! lẽ ra con không được làm thế. Ai chửi nấy nghe 1 can gì đến mình.
- Được rồi nó có giỏi cứ nói lại xem - Winfleld nói một cách dữ tợn.
- Suỵt! Ngủ đi.
Ruthie nói:
- Chà! Mẹ mà trông thấy máu nó chảy ròng ròng nhé. Be bét hết quần áo nhé! Mẹ thò một bàn tay ra và béo cho nó một cái vào má. Con bé sững sờ một lát rồi khóc thút thít.
Bố và chú John ngồi ở buồng vệ sinh, mỗi người trong một cầu tiêu liền nhau.
- Chi bằng tận hưởng một lần cuối. Dẫu sao thì kể ra cũng khoái. Chú nhớ đấy chứ, lần đầu tiên khi xối nước, bọn trẻ nhà ta chúng chết khiếp.
- Mới đầu tôi cũng chả thoải mái hơn gì chúng, chú John thú nhận. - Chú cẩn thận tụt quần xuống quá đầu gối, nói tiếp - Tôi lại đâm ra xấu xa rồi. Tôi cảm thấy tội lỗi bắt đầu day dứt tôi.
- Chú không thể phạm tội lỗi được, chú chả có lấy một đồng xu sứt. Chú cứ ngồi cho vững. Một tội lỗi đáng giá hai đôla, mà tất cả nhà ta chả có lấy hai đôla.
- Đành thế rồi, nhưng tôi có những ý nghĩ tội lỗi.
- Chú có thể phạm tội bằng ý nghĩ, cái đó chẳng mất gì.
- Thì như vậy cũng là xấu.
- Nhưng thế lợi càng kinh tế hơn.
- Bác đừng đùa với tội lỗi.
- Tôi có đùa đâu. Chú cứ việc tha hồ phạm tội trong ý nghĩ. Bao giờ cũng vậy, hễ gặp tình cảnh bí bét là chú lại thấy chú mắc tội lỗi.
- Tôi biết thế. Bao giờ tôi cũng thế, nhưng chưa bao tôi kể lại một phần tư các chuyện đã làm.
- Vậy thì chú cứ giữ kín, mình biết mình hay.
- Chính những cái cầu tiêu tiện nghi này khiến tôi có những ý nghĩ tội lỗi.
- Vậy thì ra ngoài bụi bờ mà bĩnh. Thôi kéo quần lên, rồi về đi ngủ.
Bố xóc dây đeo chiếc quần yếm lên, ông kéo cái xối nước cuốn xoáy trong hố tiêu.
Trời hãy còn tối nhưng Mẹ đã thúc mọi người dậy. Các ngọn đèn thức rọi ánh sáng yếu ớt qua các cửa để ngỏ của Trạm. Những tiếng ngáy hoà vào nhau vẳng ra từ các lều giăng hàng ở bên bờ lối đi. Mẹ nói:
- Nào, dậy đi để lên đường. Sắp sáng rồi.
Bà nâng chụp đèn, thắp lên.
- Nào, ai ấy nhanh lên.
Một tiếng lục đục vặn vẹo chậm rãi trên nền lều. Gối và chăn bị hất tung ra, những con mắt ngái ngủ nhấp nháy trong ánh đèn. Mẹ mặc thêm chiếc áo dài ra ngoài chiếc áo lót mẹ mặc khi đi ngủ.
- Không có cà phê, - bà nói - Còn mấy chiếc bánh tráng, sẽ ăn dọc đường. Đứng lên, dọn đồ lên xe. Nào, nhanh lên. Đừng làm ồn ào, để hàng xóm người ta ngủ.
Phải một lúc sau ai nấy mới tỉnh hẳn. Bà mẹ đe hai đứa bé:
- Bây giờ thì chúng mày không được chạy đi đâu cả.
Cả nhà bận quần áo đã xong. Đàn ông dỡ chiếc bạt vào thành xe.
- Xong rồi đấy, Mẹ ạ - Tom nói - Đi được rồi.
Mẹ chìa cho họ một đĩa bánh tráng nguội.
- Đây, mỗi người một chiếc. Tất cả chỉ còn ngần ấy.
Ruthie và Winfield chụp lấy bánh tráng rồi lao lên trên nóc đồ đạc. Chúng chúi xuống dưới tấm chăn và ngủ lại, tay cầm chiếc bánh nguội và cứng.
Tom luồn vào chỗ tay lái, mở khoá công tắc. Máy rồ một tí rồi ngừng bặt. Anh kêu lên:
- Al ơi, mày đã để hở bình điện mất rồi.
Al vặc lại:
- Em biết làm thế quái nào được, hở? Em không có xăng, đành phải để nó bị khô.
Đột nhiên, Tom cười phá lên.
- Được rồi, mày làm thế quái gì, tao không biết, nhưng lỗi không phải tại mày. Giờ thì mày hãy chịu khó quay maniven.
- Em đã nói rồi, lỗi không phải tại em.
Tom bước xuống, tìm chiếc maniven dưới ghế ngồi:
- Lỗi là tại tao đây.
- Trao em tay quay.
Al cầm lấy tay quay.
- Cho máy nổ chầm chậm nếu không em sẽ gãy tay.
Tom điều chỉnh ga. Tom rồ máy chạy thật nhanh rồi hãm tốc độ.
Mẹ trèo vào ngồi bên cạnh anh.
- Chúng ta đã đánh thức cả trại dậy.
- Họ sẽ ngủ lại mà.
Al bước lên ở phía bên kia. Hắn nói:
- Bố với chú John ở trên cao, muốn ngủ lại cứ ngủ.
Tom đánh xe tới cổng chính. Người canh đêm ra khỏi phòng giấy và chiếu đèn pin về chiếc xe.
- Đợi một chút đã,- Có chuyện gì vậy? - Các anh đi thật à?
- Vâng.
- Thế thì phải gạch tên trong sổ.
- Các anh có biết các anh đi đâu không?
- Ôi, về mạn bắc thử xem sao.
- Chúc may mắn.
- Cũng xin chúc bác may mắn. Tạm biệt.
Chiếc xe thận trọng tránh cái sống lừa và lên đường cái. Tom đi lại con đường mà trước đây đã đi, vượt qua Weedpayth theo hướng Tây cho tới đường 99, và từ đó đi về hướng bắc theo con đường cái tới Bakersfield. Lúc đó tới các khu ngoại ô thành phố thì trời sáng.
Tom nói:
- Chỗ nào cũng có tiệm ăn. Chỗ nào cũng có quán cà phê. Nhìn vào quán kia kìa, mở suốt đêm. Tao dám cuộc là họ có đến mười bình cà phê trong đó mà nóng sôi nhé!
- Thôi, thôi, đừng nói nữa, - Al nói.
Tom nhìn về phía thằng em, nhăn răng cười:
- Này, tao thấy chỉ nhoáng một cái mày đã cưa được con bạn gái.
- Thì sao?
- Mẹ ạ, sáng nay nó cáu kỉnh đấy. Đừng đụng vào nó.
- Có ngày rồi tôi sẽ đi một mình - Al cáu kỉnh nói. Không đi với gia đình thì dễ xoay xở hơn.
Tom nói:
- Chín tháng nữa thì mày có gia đình riêng. Tao thấy mà.
- Anh hâm rồi, - Al nói - Em sẽ tìm được chỗ làm ở xưởng chữa xe, em sẽ ăn tiệm.
- Và chín tháng nữa, mày có vợ với một nhóc.
- À, em bảo là không.
- Al ạ, mày ranh ma lắm. Sẽ có ngày, có đứa nó phang cho vỡ sọ.
- Đứa nào?
- Bao giờ chẳng có những đứa chúng làm thế?
- Anh tưởng thế vì anh...
- Mày có im đi không, Al! - Mẹ cắt ngang:
- Chính con đã nói trước. - Tom nói - Con muốn chọc cho nó nổi khùng. Không có ác ý gì đâu Al ạ. Tao không biết là mày phải lòng con bé đến thế.
- Chả phải lòng con bé nào cả.
- Hay! Thế thì mày không phải lòng, tao không dám nói khác.
Chiếc xe tới địa đầu thành phố. Tom nói:
- Nhìn xem cái quán ăn lưu động kia. Có đến hàng trăm.
Mẹ nói: - Tom này! Mẹ để dành được một đô la đấy.
Nếu con thèm cà phê đến thế, con cứ việc uống.
- Không đâu Mẹ ạ. Con đùa tếu thôi.
- Con cứ uống, nếu thèm không nhịn được.
- Con không muốn uống đâu. - Đã thế thì đừng chuyện cà phê cà pháo nữa. - Al nói...
Tom im lặng một lát.
- Con có cảm tưởng lúc nào cũng như con kiến leo cành cụt 2. Kia, con đường chúng ta đi tới hôm nào đấy kia. - Mẹ mong sao không gặp phải chuyện như thế nữa. Mẹ nói - Cái đêm tồi tệ quá!
- Con cũng không thú gì cái đêm đó.
Mặt trời đang lên ở phía phải họ, cái bóng lù lù của chiếc xe chạy bên cạnh họ, bay là là trên các cọc bờ dậu bên đường. Xe phóng nhanh khi đi qua trước Hooverville đã được dựng lại.
- Nhìn kìa, - Tom nói. - Lại có những người khác đến ở. Xem ra không có vẻ gì thay đổi.
Al bây giờ mới hết sưng sỉa.
- Có một thằng cha nói ở đó có những người đã cháy đồ đạc đến hai mươi lần. Hắn nói là họ chỉ chạy nấp vào các bụi rậm, sau đó lại mò về dựng một lều khác với lau sậy. Như lũ chuột cống. Có những kẻ đã quá quen nên cũng chả buồn giận dữ nữa. Họ cam chịu chuyện đó như cam chịu thời tiết xấu vậy.
- Hẳn rồi, với tao đêm đó cũng như đêm thời tiết xấu. - Tom nói.
Xe tiến lên trên con đường rộng lớn. Những tia nắng ấm đầu tiên khiến họ run rẩy.
- Buổi sáng, trời đã bắt đầu se lạnh. - Tom nói - Mùa đông sắp tới. Quí hồ nhặt nhạnh được ít tiền trước khi đông tới. Nằm dưới lều chả vui thú gì rét mướt.
Mẹ thở dài, rồi ngẩng đầu lên, bà nói:
- Tom ạ. Mùa đông này, ta phải có một căn nhà. Nhất thiết phải cho có. Con Ruthie khoẻ mạnh, thằng Winfield ọp ẹp lắm. Chúng ta phải có một căn nhà phòng khi mùa mưa bắt đầu. Hình như ở xứ này, đã mưa là mưa xối xả.
- Ta sẽ có nhà. Mẹ ạ, Mẹ cứ an tâm. Mẹ sẽ có nhà.
- Mẹ chỉ mong muốn một mái nhà và một sàn gỗ. Để bọn nhỏ không phải ngủ dưới đất.
- Ta sẽ có, Mẹ ạ.
- Có điều là nhiều lúc, mẹ phát hoảng. Đúng là mẹ mất tinh thần.
- Chưa bao giờ con thấy mẹ mất tinh thần.
- Có đôi khi, ban đêm.
Nghe một tiếng xì chói tai ở phía đầu xe. Tom bám chặt vào tay lái, dấn mạnh bàn hãm trên sàn xe. Chiếc xe lắc lư một chút và dừng lại. Tom thở dài một cái.
- Ôi! Thế mới chết.
Anh ngả người ra lưng ghế. Al nhảy ra khỏi xe chạy tới xem bánh xe phía trước.
- Một cái đinh to tướng! - Al nói
- Có còn miếng vá lốp không?
- Không, Al đáp - Em dùng hết rồi. Có các thứ, có nhựa vá, nhưng không có vá lốp.
Tom quay lại nhìn mẹ một cách ngao ngán.
- Nhẽ ra Mẹ không nên nói đến đồng đô la đó, - anh nói - Ta sẽ cố xoay xở để sửa chữa cách này hay cách khác.
Đến lượt mình, anh xuống xe và đến xem chiếc lốp trước.
Al chỉ một chiếc đinh to tòi ra khỏi chiếc lốp bẹp dí.
- Nó đấy! Dễ chừng cả xứ này chỉ có một cái đinh, nhưng nhất thiết chúng lại phải đâm vào xe nhà ta.
- Hỏng có nặng không? - Mẹ lo lắng hỏi.
- Không, không nặng nhưng phải chữa lại.
Cả nhà từ trên đống đồ đạc, leo xuống:
- Nổ lốp ư?
Rồi mọi người im lặng khi nhìn chiếc bánh bị nổ.
Tom khẽ ẩy Mẹ nhớm lên và lôi dưới ghế ra hộp đồ chữa. Anh gỡ cuộn cao su, túm lấy ống nhựa và bóp nhẹ nhàng.
- Gần hết sạch - anh nói - Hy vọng ta cũng đủ. Làm đi thôi. Al. Chèn bánh sau lại, đặt kích dưới bánh trước.
Tom và Al làm việc với nhau rất ăn ý. Hai anh em lấy đá chèn bánh sau, đặt kích dưới trục trước và tháo bánh xe thủng. Họ gỡ lốp khỏi vành bánh, tìm thấy lỗ thủng, nhúng một chiếc giẻ vào bình xăng và hùi kỹ xung quanh lỗ thủng. Tiếp đó, trong lúc thằng em căng xăm quanh đầu gối, thì Tom lấy lưỡi dao cắt ống nhựa rồi phết một lớp keo mỏng trên miếng cao su để vá.
- Bây giờ, đợi cho nhựa se lại, còn tao cắt. Anh tỉ mẩn cắt một miếng ở mảnh cao su màu xanh và cố cắt thật tròn. Al căng chắc ruột xe còn Tom kéo, khéo léo dán miếng vá.
- Được rồi! Giờ mày đặt trên bậc xe cho tao gõ.
Anh lấy một chiếc búa, cẩn thận trên miếng vá, rồi kéo căng ruột xe để chắc chắn là cái mép dính khít.
- Thế là xong! Chắc lắm. Cho xăm vào lốp, ta bơm lại. Mẹ ạ, con nghĩ rằng Mẹ có thể giữ nguyên đồng đôla của mẹ.
Al nói:
- Em muốn sao có một chiếc lốp phòng hờ. Phải có một cái, Tom ạ. Một bánh lắp sẵn bơm sẵn. Như vậy, đêm tối cũng sửa chữa được.
- Khi nào có tiền mua một chiếc lốp thay thế, chúng ta sẽ dùng tiền đó mua cà phê và mỡ. - Tom nói.
Trời hãy còn sớm, những chiếc ô tô còn ít ỏi đi qua, kêu vù vù, và mặt trời trở nên ấm áp, lấp lánh. Cơn gió hiu hiu rì rào từ tây nam thổi qua, một lần sương mù màu xám ngọc trai che khuất các ngọn núi ở hai bên thung lũng. Tom đang mải miết bơm xe thì một chiếc xe roadster từ phía bắc đi tới, đậu lại phía bên kia đường; một người đàn ông mặt rám nắng, mặc bộ complê thành thị màu xám xanh, từ xe bước ra và đi qua đường. Y để đầu trần. Y mỉm cười để lộ hàm răng trắng, nổi bật trên nước da nâu. Y đeo một chiếc nhẫn cưới to ở ngón giữa tay trái, và một quả cầu nhỏ bằng vàng đeo lủng lẳng ở dây đồng hồ và vắt ngang trước áo gilê.
- Xin chào.- Y nói giọng ân cần.
Tom ngừng bơm xe và ngước mắt lên:
- Chào!
Người đàn ông xọc ngón tay vào đám tóc ngắn, xoắn và lốm đốm hoa râm:
- Các ông tìm việc làm chăng?
- Đúng là thế, thưa ông.
- Các ông có biết hái đào không?
- Chúng tôi chưa hái bao giờ. - Bố nói.
Tom vội nói xen vào.
- Gì chúng tôi cũng biết làm. Có gì chúng tôi hái nấy. Người kia mân mê quả bóng vàng:
- Đã thế thì các ông sẽ có việc làm hàng loạt cách đây độ bốn mươi dặm, về mạn bắc.
- Chúng tôi chỉ ao ước có thế, - Tom nói - Ông chỉ cần cho chúng tôi biết đi tới đó bằng đường nào rồi nhoáng cái chúng tôi tới ngay.
- Thế này nhé, các ông cứ theo hướng bắc đi thẳng tới Pixley cách đây khoảng ba lăm ba sáu dặm, sau đó rẽ về phía đông, khoảng sáu dặm nữa. Bất cứ ai cũng nói cho các ông biết trại Hooper. Ở đó công việc có đầy, muốn bao nhiêu cũng có.
- Chúng tôi sẽ đi.
- Ông có biết những ai khác cần việc làm không?
- Biết lắm. Ở trại Weedpayth, có đống người đang tìm việc làm.
- Tôi sẽ tới đó. Chúng tôi cần nhiều người. Cẩn thận đừng lầm đường, tới Pixley, rẽ bên phải rồi đi thẳng theo hướng đông, tới trại Hooper.
- Đống ý, Tom nói - Rất cám ơn ông. Chúng tôi đang cần việc làm, cần ghê gớm.
- Tốt lắm. Các ông đi nhanh lên, càng nhanh càng tốt. Y lại sang đường, lên xe Roadster mui trần và phóng thẳng theo hướng nam. Tom lại bắt đầu vật vã với chiếc bơm - Mỗi người hai mươi nhát, - anh nói.- Một, hai, ba, bốn.
Đến nhát hai mươi, Al thay anh, rồi đến Bố và chú John. Chiếc bánh xe căng tròn dần, cứng lên. Chiếc bơm chuyển lần lượt qua ba vòng tay.
- Hạ kích xuống, để thử xem. - Tom nói.
Al rút kích ra, chiếc xe hạ xuống, ngay ngắn.
- Quá đủ rồi, - hắn nói, - Dễ chừng hơi căng quá.
Họ vứt dụng cụ vào xe. - Đi thôi! - Tom nói - Cuối cùng, thế là có việc làm.
Mẹ lại lên ngồi giữa hai anh em. Lần này thì Al cầm lái.
- Đi từ từ thôi, Al ạ. Đừng làm nóng máy.
Họ đeo đuổi hành trình qua những cánh đồng rực nắng ban mai. Sương mù đã tan và các đỉnh núi màu xám nhạt in rõ nét trên nền trời. Những con chim bồ câu rừng đậu trên các bờ dậu, bay vụt lên lúc xe đi qua. Al vô tình tăng tốc độ.
- Chầm chậm với, - Tom dặn - Mày mà thúc nó chạy nhanh, nó tung ra đấy. Phải đi được tới đó. Có thể chúng ta bắt đầu làm ngay ngày hôm nay cũng nên.
Mẹ nói sôi nổi.
- Với bốn người làm việc, dễ chừng họ sẽ ủng hộ tiền trước cho mẹ. Cái cần trước nhất, là cà phê, mày thèm khát khá lâu, sau đó là bột, mỡ và thịt nữa. Còn thịt quay, tốt nhất chưa nên vội. Sau hẵng hay, dễ dành đó, thứ bảy chẳng hạn. Mà xà phòng nữa. Phải có xà phòng. Mẹ tự nhủ, không biết chúng ta sẽ ở đâu.
Bà đã bốc:
- Lại sữa nữa. Mẹ sẽ mua sữa. Phải có sữa cho Rosasharn. Chính cái bà y tá đã nói thế.
Một con rắn đang duỗi mình trên mặt đường âm ấm. Al khuỳnh tay lái, nghiến bẹp con rắn rồi lại chạy thẳng.
- Rắn bắt chuột, - Tom nói - Lẽ ra mày không được nghiến nát nó.
- Em ghét chúng, - Al vui vẻ nói - Ghét tất. Thấy chúng là ruột gan cứ cồn cào.
Mặt trời lên dần, sự giao thông càng thêm tấp nập, các người lái buôn trên những chiếc xe con hai chỗ ngồi, trưng ra ở cửa xe nhãn hiệu hãng của họ; các xe chở xăng sơn đỏ và trắng lôi kéo theo sau cả một chuỗi dây xích kêu lách cách, các xe tải đồ sộ cửa vuông của những hãng thực phẩm bán buôn, đi giao hàng. Con đường cái lớn đi qua một miền trù phú. Những vườn cây nặng trĩu lá đầu mùa, những vườn nho với những dây tua dài và xanh phủ thảm lên mặt đất giữa các luống cây, những thửa ô vuông trồng dưa và những cánh đồng ngũ cốc. Những ngôi nhà màu trắng trên cây cỏ xanh um, ẩn mình sau những bụi hồng leo.
Ở phía trước xe, Mẹ Tom, và Al tràn ngập niềm vui. Mẹ nói:
- Đã lâu lắm rồi, bây giờ mẹ mới thấy sung sướng như thế này. Nếu ta hái được rõ nhiều đào, dễ chừng ta có thể có một căn nhà, thậm trí trả tiền thuê trong vài tháng. Nhất định phải có nhà.
- Con sẽ dành dụm tiền rồi con sẽ ra thành thị kiếm một chỗ làm ở một xưởng sửa chữa xe hơi. Con sẽ thuê một căn buồng và ăn ở tiệm. Và tối nào con cũng đi xem xi nê. Cái đó không đắt lắm. Phim cao bồi.
Bàn tay hắn xiết chặt tay lái. Bình phát nhiệt sôi sùng sục và khạc hơi.
- Mày đã đổ đầy nước chưa?
- Rồi. Nhưng em ngờ gió thổi phía sau lưng nên bình nhiệt nó mới nóng thế.
- Trời đẹp ghê, - Tom nói - Hồi ở Mac - Alester vừa làm việc con vừa nghĩ lan man đến những gì mà một ngày nào đó con sẽ làm. Con thấy mình sẽ cứ thế mà lái thẳng và không dừng lại bất cứ đâu. Chuyện đó có vẻ xa lắm rồi, con có cảm tưởng là đã bao nhiêu năm. Có một thằng cai tù, nó hành con đến khổ sở. Con đã quyết thanh toán nó cho xong. Chắc vì thế mà thấy bọn cảnh sát, con như nổi điên. Hình như thằng nào cũng có khuôn mặt như nó. Con nhớ, nó thường hay đỏ dừ mặt. Giống con lợn. Người ta nói nó có một thằng em, ở miền tây, những gã được tạm tha, nó gửi tới cho em nó và thằng này bắt họ làm việc không công. Nếu họ bới thối ra, họ bị tống trở lại nhà pha vì đã sai lời hứa. Người ta kể lại như vậy đấy.
- Con đừng nghĩ đến chuyện đó nữa. - Mẹ van nài - Các con sẽ thấy, Mẹ dự trữ đủ cái ăn, tha hồ bột và mỡ.
- Tốt nhất là cứ cho ý nghĩ như thế bật ra. Cứ cố nhịn nhét nó, đầu óc lại càng như bị búa nện. Trong nhà pha còn có một thằng gàn bát sách. Con chưa bao giờ nói cho cả nhà nghe về y. Đầu y như đầu con rối. Chả làm hại ai. Bao giờ y cũng nói đến chuyện vượt ngục. Ai cũng gọi y là Con Rối.
Tom cười lặng lẽ.
- Con đừng nghĩ đến chuyện ấy nữa. - Mẹ nài nỉ.
- Cứ kể đi, - Al nói - kể đi.
- Bây giờ có kể thì cũng chẳng hại gì, Mẹ ạ - Tom nói - Lúc nào y cũng tính chuyện vượt ngục, vạch kế hoạch này kế hoạch nọ. Nhưng y không kín miệng được nên chỉ phút chốc là người ta biết được mưu mô của y, kể cả tay giám đốc. Người ta cứ để y vượt ngục rồi sau đó bắt y trở lại nhà pha. Một ngày nọ, y vạch ra kế hoạch như thường lệ có cả sơ đồ và tất tật. Dĩ nhiên, y đem phô hết với người này người khác, nhưng người ta cứ tảng lờ. Thế rồi y núp đi một nơi, ai cũng vẫn cứ tảng lờ. Chẳng biết y kiếm đâu ra một dây thừng. Y bèn leo tường. Có sáu thằng lính gác đã chờ đợi y ở bên kia bờ tường với một cái bao tải to. Anh chàng Con Rối ta cứ bình tĩnh nắm dây tuột xuống và rơi tõm vào túi. Bọn lính thắt miệng túi lại và kênh y trở về. Anh em được một mẻ cười vỡ bụng.
Nhưng sau đó thì nghị lực con Rối suy sụp. Y khóc suốt ngày và trông bộ mặt thật thiểu não. Cuối cùng thì y lăn ra ốm, vì tinh thần mất hết. Y lấy một chiếc kim băng xuyên qua mạch máu ở cổ tay, máu túa ra lênh láng và y chết, chả là đã mất hết tinh thần, nói cho cùng y chả làm hại ai. Trong nhà tù có đủ hạng người tàng tàng.
- Đừng nói chuyện đó nữa, - Mẹ nói - Mẹ biết bà mẹ của Pretty Bay Floyd. Hắn không phải là thằng con trai hư hỏng. Chỉ tại người ta đẩy nó vào đường cùng, có thế thôi.
Mặt trời đã đứng bóng, bóng chiếc xe tải mảnh dần và rồi ẩn náu dưới bánh xe, Al nói:
- Chắc kia là Pixley, trên kia kìa. Em đã trông thấy một dấu hiệu chỉ đường.
Họ vào thị trấn nhỏ bé, đi theo một con đường hẹp hơn về phía Đông. Vườn cây nối tiếp vườn cây và chẳng khác gì họ đang đi dưới một cái thuyền lật úp.
- Con hy vọng dễ tìm đến nơi.
- Người đàn ông kia nói là trại Hooper. - Mẹ nhắc nhở - Nói là bất cứ ai cũng biết họ. Quí hồ gần đây có một cửa hàng. Với bốn người làm. Có lẽ họ sẽ cho Mẹ mua chịu. Giá được mua chịu, Mẹ sẽ sửa soạn cho bố con một cái gì thật ngon để ăn tối. Có thể là một món thịt hầm.
- Với cà phê nữa, - Tom nói - Và có lẽ cả một gói thuốc Durham. Bao lâu rồi, con chưa được một hơi thuốc.
Phía xa đường bị tắc nghẽn, và một dãy xe môtô sơn trắng đỗ dài bên lề đường.
- Chắc xảy ra tai nạn. - Tom nói:
Lúc tới gần họ thấy một người thuộc đội cảnh sát Bang, đi ủng và đội mũ rộng vành. Y đang đi lởn vởn quanh chiếc xe sau cùng. Y giơ tay, Al dừng xe lại; y uể oải tựa vào cửa xe.
- Các anh đi đâu? - Y hỏi.
Al trả lời:
- Có người bảo chúng tôi là ở đây có thuê người hái đào.
- Thế ra các anh muốn có việc làm ư?
- Đúng thế - Tom nói.
- O.k. Đợi đấy một phút.
Y nhìn lề đường và kêu to:
- Thêm một xe nữa. Cả thảy sáu xe đã sẵn sàng.
Tốt nhất là cho cái mẻ này qua đi.
Tom gọi:
- Hê! Có chuyện chi vậy?
Viên tuần tra đủng đỉnh trở lại:
- Trên kia có lộn xộn tí chút. Đừng sốt ruột. Các anh qua được thôi. Chỉ việc theo sau đoàn xe này.
Có tiếng mô tô chuyển động, inh ỏi như tiếng pháo. Đoàn xe hơi rồ máy, xe nhà Joad đi cuối cùng. Hai tay lái mô tô đi trước đoàn xe, hai tay khác đi sau.
Tom hỏi, giọng lộ vẻ lo lắng:
- Chẳng biết có chuyện gì.
- Đường bị chắn chăng? - Al hỏi.
- Cần gì phải bốn cảnh sát để áp tải chúng ta. Tao không thích như vậy.
Phía trước họ, các xe mô tô tăng tốc. Đoàn xe cũ kỹ rậm rịch đi theo. Al phải thúc xe bám sát để khỏi bị cách quãng. Tom nói:
- Tất cả bọn họ cũng thuộc cánh như chúng ta. Tao chả thú gì chuyện này.
Bất thình lình, viên cảnh sát dẫn đầu vòng tay lái và đi vào một cổng lớn rải đá sỏi. Những chiếc xe cũ bám theo sau. Các mô tô rống to hơn. Tom thấy cả một dãy người đang trong con mương bên lề đường. Anh thấy họ há mồm ra như để gào thét, nắm tay họ giơ lên và khuôn mặt đầy giận dữ. Một bà to béo chạy đổ xô tới mấy chiếc xe, nhưng một chiếc mô tô gào rống chặn đường bà ta lại. Một rào chắn lưới sắt cao mở ra. Sáu chiếc xe cũ đi vào trong cổng và rào chắn khép lại. Cả bốn chiếc mô tô quay lại phóng hết tốc lực. Và lúc tiếng môtô đã tắt rồi, lúc giờ người ta nghe tiếng kêu thét của những người đứng trong mương. Có hai người đã đứng cạnh con đường rải sỏi, tay súng lăm lăm.
Một trong hai người kêu to:
- Nào, đi đi. Còn chờ đợi cái quái gì nữa! Cả sáu chiếc xe lại lăn bánh, rẽ vào một chỗ ngoặt và đột nhiên đến trước một cổng của một trại Đào. Tại đấy có mười căn nhà hộp vuông bé nhỏ, mái bằng, có một cửa sổ và một cửa ra vào, tất cả tạo nên một hình tứ giác. Ở đầu trại có một bể nước, và ở bên kia có một hiệu tạp hoá nhỏ. Có hai người cầm súng, phù hiệu sao của cảnh sát găm trên sơmi, đứng gác ở đầu mỗi dãy nhà vuông. Sáu xe hơi dừng lại. Hai viên kế toán đi từ xe nọ đến xe kia:
- Các anh muốn có việc làm?
Tom đáp:
- Cố nhiên. Nhưng tất cả cái chuyện này là thế nào?
- Cái đó không việc gì đến anh. Anh muốn làm việc không?
- Hẳn là muốn.
- Tên anh?
- Joad.
- Bao nhiêu đàn ông?
- Bốn.
- Đàn bà?
- Hai
- Trẻ con - Hai
- Ai cũng có thể làm việc được chứ?
- Ồ. Tôi cũng có thế.
- Tốt. Hãy tìm nhà 63. Công hái mỗi thùng năm xu. Không lấy quả thâm dập. Thôi, tới đó đi. Bắt tay ngay vào việc.
Mấy chiếc xe lại chuyển bánh. Trên cửa mỗi hộp vuông đỏ có ghi số.
- Sáu mươi, - Tom nói - Sáu mươi kia kìa. Chắc ở đấy rồi. Kìa, sáu mốt, Sáu hai. Đây rồi.
Al cho xe đậu sát cửa căn nhà. Cả gia đình xuống xe và trố mắt nhìn sửng sốt. Hai tay cảnh sát bước lại gần. Chúng đi từ xe này đến xe khác, sói mói nhìn tận mặt tất thảy mọi người.
- Tên anh?
- Joad, - Tom đáp với giọng bực bội - Này chuyện gì mà lôi thôi thế?
Một trong hai viên cảnh sát giở ra một tờ danh sách dài.
- Không phải chúng nó. Cậu đã trông thấy bọn này ở đâu chưa? Nhìn số xe không phải. Bọn này không có. Xem ra bọn này O.k đây.
- Bây giờ tất cả các người, hãy nghe đây. Bọn ta không gây phiền hà gì cho các người. Việc mình làm, đừng có nhúng vào những việc không phải của mình. Thế thì, mọi việc sẽ suôn sẻ.
Nói xong họ quay ngoắt lại và đi xa. Tới đầu con đường bụi bặm, mỗi người ngồi lên một cái hòm và từ đó họ có thể kiểm soát suốt dọc con đường cái. Tom nhìn theo họ.
- Chắc chắn chúng muốn ta cảm thấy thoải mái như ở nhà vậy. Mẹ mở cửa căn nhà và bước vào. Sàn nhà đầy những vết mỡ. Trong căn phòng độc nhất này, có một bếp lò bằng tôn rỉ, ngoài ra không có gì. Bếp lò kê trên bốn viên gạch, và ống khói han rỉ chui qua trần nhà. Không khí trong nhà nồng nặc mùi hôi và mỡ. Rosasharn tới đứng bên cạnh Mẹ.
- Chúng ta ở đây ư?
Mẹ đứng yên một lát, không đáp.
- Thì cố nhiên rồi - Cuối cùng bà nói - Không đến nỗi tồi tệ quá đâu, nếu chịu khó dội rửa cho kỹ. Phải lau chùi cho kỹ.
- Con thích ở lều hơn.
- Có sàn gỗ, - Mẹ dè dặt nói - Khi trời mưa, nước không thấm vào được.
Mẹ ngoảnh ra phía cửa, nói:
- Thôi, dỡ đồ đạc xuống được rồi đấy.
Lặng lẽ mấy người đàn ông dỡ đồ trên xe xuống. Tự nhiên một sự sợ hãi thế nào đó xâm chiếm họ.
Cái hình tứ giác rộng lớn gần những căn nhà hộp, chìm trong im lặng. Một người phụ nữ đi qua ngoài đường nhưng không nhìn họ. Bà ta bước đi, đầu cúi gằm, gấu chiếc áo trúc bâu cáu ghét rách xơ nom như đuôi cờ.
Một tấm màn buốt lạnh vô hình sa xuống chụp lấy Ruthie và Winfield. Không hối hả chạy đi xem xét khắp trại, lần này chúng đứng sát chiếc xe bên cạnh ngôi nhà. Mặt buồn thiu, chúng nhìn lối đi bụi bặm từ đầu này tới đầu kia. Winfield tìm thấy một đoạn dây thép gói hàng, và cứ cố gập đi gập lại đến nỗi nó gẫy đôi ra. Với mẩu ngắn hơn, nó làm một tay quay rồi nó cứ cầm lấy mà quay quay tít. Tom và Bố đang khênh các đệm vào nhà thì một người thư ký đi đến. Y mặc quần kaki, một chiếc sơ mi xanh và thắt một chiếc cà vạt đen. Y đeo kính gọng bạc cặp vào mũi, và sau mắt kính dày, đôi mắt kém, đỏ hoe, với đôi con ngươi bất động khiến người ta nghĩ đến những đôi mắt lim dim của bò tót. Y nghển cổ ra phía trước để nhìn Tom. Y nói:
- Tôi tới dây ghi tên. Các ông có bao nhiêu người làm việc?
Tom đáp:
- Bốn đàn ông. Công việc có vất vả không?
- Hái đào. Từng quả một. Công mỗi hòm là năm xu.
- Bọn nhỏ có giúp một tay cũng không có gì trở ngại chứ?
- Chắc chắn là không, miễn là chúng để ý cẩn thận.
Mẹ đứng ngay trước cửa.
- Lúc nào thu xếp xong chỗ ăn ở, Mẹ sẽ đến giúp một tay. Ông ạ, chúng tôi không có gì ăn. Vậy chúng tôi có được lĩnh tiền công ngay không?
- Thế này, không có tiền ngay. Nhưng có thể mua chịu ở cửa hàng theo số tiền công bà lĩnh được - Thôi, ta gấp lên, - Tom nói - Tôi muốn có bánh và thịt để nhồi chặt dạ dày tối nay. Thưa ông, làm ở đâu?
- Chính tôi cũng đang đi tới đấy. Theo tôi.
Tom, Bố, Al và chú John bước theo y dọc theo luống đi bụi bặm, và chẳng mấy chốc đã ở trong vườn giữa đám cây đào. Những chiếc lá hẹp bắt đầu nhuốm vàng nhạt. Trên cành cây, các trái đào nom như các quả cầu nhỏ màu đỏ và vàng rực.
Giữa các thân cây, chồng đống những hòm rỗng. Những người hái quả chạy vội hết chỗ này đến chỗ nọ, hái đào bỏ đầy các hòm rồi mang đến trạm kiểm soát. Tại đây, trong khi từng chồng từng chồng các hòm đầy quả chờ đợi các xe chuyên chở, các nhân viên ghi những con số bên cạnh tên các công nhân.
- Thêm bốn người nữa đây, - người dẫn đường báo cho một trong các nhân viên biết.
- O.k. Đã hái quả bao giờ chưa?
- Chưa bao giờ.
- Vậy thì phải hái cẩn thận, không lấy quả thâm tím, quả rụng. Các quả thâm không được tính. Thùng kia kìa.
Tom nắm lấy một thùng mười lăm lít và xem xét - Đây có nhiều lỗ thủng.
- Cố nhiên, - gã nhân viên cận thị nói - Như vậy họ khỏi ăn cắp đem về dùng.
- Tốt.
- Bắt dầu từ dẫy kia. Thôi, đi làm đi. Cả bốn người nhà Joad lấy thùng và đi vào vườn cây.
- Quả là họ không để mất thì giờ. - Tom nói.
- Mẹ kiếp! - Al nói - Tôi thích làm trong một xưởng chữa xe hơi hơn. Bố đang ngoan ngoãn đi theo mấy chú cháu đột nhiên quay lại nhìn Al: - Mày có thôi đi không, Al? Suốt buổi cứ lải nhải chỉ chuyện đó, rồi ca cẩm, rồi càu nhàu. Hãy làm việc đi. Tao còn có thể đánh cho mày một trận đấy, đừng tưởng là nhớn rồi đâu.
Al giận đỏ bừng mặt. Hắn toan vặc lại Bố nhưng Tom lại gần hắn nói một cách trầm tĩnh:
- Thôi, đi đi, Al. Đừng quên, đây là bánh và thịt đấy. Tối nay, phải có bánh và thịt. Họ hái và vất vào thùng. Tom lao vào việc.
Một thùng, hai thùng. Anh đổ quả vào hòm. "Ba thùng, vị chi được một đồng kền". Anh bưng chiếc hòm và vội vã mang đến trạm kiểm soát.
- Cái này đủ một đồng kền rồi - anh nói với người tính công.
Người này nhìn vào hòm, lấy ra một vài quả và xem xét.
- Để riêng hòm này ra, chả ăn thua gì, - y nói. Tôi đã bảo là đừng làm dập nó kia mà. Các anh cứ thế mà trút ào vào hòm chứ gì? Thế đấy. Hỏng hết cả rồi. Ai lại tính hòm này. Hãy hái cẩn thận, xếp vào nhẹ nhàng, không thế thì các anh làm việc không công đấy.
- Nhưng, làm thế quái nào...
- Ê! Bình tĩnh với. Trước khi bắt đầu, tôi đã báo trước rồi mà.
Tom cúi mặt xuống, vẻ cau có.
- Được.
- O.K...
Anh vội vã đi tìm những người nhà:
- Có thể đổ hết các quả đã hái, - anh nói - Họ không nhận đâu. Cũng hư hỏng như quả tôi vừa đem đi.
- Thế đấy, thật là khốn nạn! - Al bắt đầu lên tiếng.
- Phải hái nhẹ tay! Đặt quả vào thùng chứ không phải cứ ném bừa vào.
Họ lại bắt đầu và lần này họ xếp nhẹ nhàng hơn, cho nên các hòm chậm đầy hơn.
- Con nghĩ phải tìm ra cách làm khác, - Tom nói - Nếu Ruthie Winfleld và Rosasharn xếp quả vào hòm còn ta cứ việc hái, thì... cách ấy hay hơn.
Anh mang hòm thứ hai đến đế kiểm tra.
- Hòm này có đáng giá một đồng kền không? Người kiểm soát xem xét các trái cây, thọc tay xuống tận đáy.
- Được rồi.
Y ghi công cho nhà Joad.
- Phải làm nhẹ nhàng, tất cả chỉ có thế.
Tom vội vã trở lại.
- Đã được một đồng kền, - anh kêu to - Đã được một đồng kền. Tôi chỉ cần làm thế hai mươi lần là có một đô la. Họ làm việc liên tục suốt cả buổi chiều, Sau đó thì Rosasharn và Winfield tới.
- Chúng mày làm việc đi.- Bố nói - Chỉ việc đặt đào vào hòm, mà phải cẩn thận. Nhìn xem, thế này này, mỗi lần một quả.
Hai đứa bé ngồi xổm xuống, nhặt những quả từ cái thùng phụ, và những chiếc thùng gióng hàng trước mặt chúng. Tom mang những hòm đầy đến chỗ kiểm tra.
- Bẩy rồi, - anh nói - Đây là tám. Được bốn mươi xu. Bốn mươi xu, được một miếng thịt xinh xẻo! Chiều càng xế, Ruthie định lủi đi.
- Con mệt lắm, - nó mếu máo - Con muốn nghỉ.
- Mày ở đâu cứ ở đấy, - Bố nói.
Chú John hái chậm. Tom đầy hai thùng thì chú mới được một. Chú cứ chậm rãi, đều đặn. Đến nửa chiều, mẹ vừa đi tới vừa lê bước.
- Đáng lý tôi ra đây sớm hơn, nhưng con Rosasharn đói lả đi, đột nhiên xỉu đi, - Mẹ quay lại tụi trẻ con - thế đấy, chúng mày đã ăn đào phải không? Liệu đấy, có nổ ruột thì chớ kêu.
Cái thân hình ngắn và mập của bà hoạt động nhanh nhẹn. Chẳng mấy chốc, bà bỏ chiếc thùng và sửa lại tạp dề. Đến chiều tối, họ đã hái đầy hai mươi hòm.
Tom đặt chiếc thùng thứ hai mươi xuống đất.
- Một đôla, - anh nói - Chúng tôi làm việc tới bao giờ?
- Tới tận tối, còn nom thấy rõ còn hái.
- Nhưng có thể mua chịu các thứ ngay được không? Mẹ phải đi mua cái gì đó để ăn.
- Được chứ. Tôi sẽ phát cho anh một cái bông một đô
Ta phải làm cái gì đó thôi. - Mẹ nói và chỉ vào Winfield - nhìn xem đây, ban đêm nó cứ giật mình và trăn trở, nước da nó xấu lắm nhìn xem.
- Toàn bánh tráng, - Mẹ nói - Đã được một tháng nay. Tom chỉ làm thuê được năm ngày, vẻn vẹn năm ngày. Còn các ông, các ông vẫn cứ chạy ngược chạy xuôi rạc cả người, hết ngày nọ sang ngày kia, nhưng việc làm, không vẫn hoàn không.
- Chúng ta không còn tiền nữa. Các ông không dám nói ra. Các ông sợ không dám nói ra. Tối tối ăn xong, các ông lại bỏ đi tha thẩn. Các ông không chịu nói ra. Thế không được. Phải nói ra. Rosasharn sắp đến ngày ở cữ và các ông nhìn sắc mặt nó mà xem. Phải quyết định làm cái gì đi. Vậy chưa tìm ra được cách gì đó thì tôi chẳng muốn ai đứng lên, hãy ngồi lại đã. Chúng ta còn mỡ đủ ăn một ngày, bột hai ngày, với mười củ khoai tây. Ai ở đâu cứ ngồi đấy, vắt óc nghĩ xem sao! Họ vẫn mắt dán xuống đất. Bố lấy con dao nhíp cạo cạo móng tay. Chú John búng búng một cái mảnh gỗ trên cái thùng chú ngồi. Tom trề môi dưới kéo nó xuống để hở cả răng. Rồi anh buông tay, nói:
- Mẹ ạ, vẫn tìm đấy. Từ ngày không thể nào cứ phí hoài xăng, thì toàn đi bộ. Đã dừng lại trước mọi cổng, trước mọi nhà, ngay dù đã biết là sẽ chẳng tìm được gì. Mãi rồi cũng thấy chán ngán, khổ tâm vì phải tìm kiếm một cái gì đó mà mình biết là không có.
Mẹ nói giọng dữ tợn:
- Con không có quyền chán nản. Gia đình ta đang xuống dốc. Con không có quyền buông xuôi.
Bố ngắm nghía cái móng tay cắt xén:
- Phải đi thôi, - Ông nói. - Kể ra thì cũng chả muốn dời đi. Ở đây dễ chịu, toàn những người tử tế. Đi thì sợ lại rơi vào một trong các ngoại ô Hooverville. Thôi, nếu bất đắc dĩ mà phải đi, thì cứ đi. Cốt nhất làm sao có ăn.
Al xen vào:
- Con đã cố gắng đổ đầy một thùng xăng để trên xe. Con không cho bất cứ ai đụng tới. Tom mỉm cười:
- Thằng Al nhà ta, nom hùng hùng hổ hổ, nhưng nó sáng ý ra phết.
- Đã thế thì suy nghĩ đi, - mẹ nói - Tôi không muốn đứng đây mà nhìn cả nhà chết đói. Mỡ ăn chỉ còn vừa vặn cho một ngày. Tất tật có thế. Rosasharn chẳng mấy lúc sẽ ở cữ, và phải nuôi nó. Các người hãy nghĩ xem!
- Ở đây có nước nóng và các nhà vệ sinh. - Bố nói.
- Những thứ đó không ăn được.
Tom nói:
- Hôm nay có một thằng cha đi tìm người để đưa đến Marysville hái quả.
- Vậy thì, còn đợi gì mà không đi Marysville? - Mẹ hỏi.
- Con cũng không biết sao. - Tom nói - Xem ra chuyện này chả có gì đúng đắn. Hắn ta có vẻ lo lắng thế nào ấy, không muốn nói rõ định trả bao nhiêu. Hắn nói hắn không biết đích xác.
Mẹ quyết định.
- Chúng ta đi Marysville. Hắn trả bao nhiêu mẹ cũng chả cần. Đi Marysville.
- Xa lắm Mẹ ạ - Chúng ta không có tiền mua xăng. Không thể đến nơi được. Mẹ bảo chúng con phải suy nghĩ. Thì đầu óc con có thảnh thơi lấy được một phút đâu. Chú John nói:
- Có người mách với tôi là sắp đến lúc hái bông rồi, ở trên miền bắc, phía Tulare. Theo y thì chẳng xa lắm.
- Đã thế thì Tulare, mà xoắn lên. Ở đây dễ chịu, ai cũng tử tế, nhưng nhất định tôi không ở đây thêm nữa.
Mẹ xách xô đi lấy nước nóng ở nhà tắm rửa.
- Mẹ dạo này đâm ra khó tính quá - Tom nói - Gần đây con thấy Mẹ giận dữ cáu kỉnh thế nào ấy. Cứ là sôi sục lên.
Bố nói, có vẻ khuây khoả.
- Dẫu sao thì tình hình thế nào, bà ấy cũng đã nói trắng ra. Bao nhiêu đêm, tao cứ thao thức suy nghĩ nát óc. Bây giờ, ít ra ta cũng có thể nói thẳng ra; chả phải úp mở gì.
Mẹ trở về với xô nước nóng bốc hơi.
- Thế nào? - Mẹ nói - Bố con đã nghĩ được gì chưa? - Đang bàn tính vấn đề, - Tom nói - Tại sao chúng ta không đi lên miền Bắc, ở đấy sắp đến mùa bông? Chúng ta đã lặn lội khắp xứ này rồi, đã biết là ở đây chẳng có gì - thế vậy, giá ta thu xếp hành lý và đi lên miền Bắc, có hơn không? Như thế, lúc mùa hái bông mềm mại trong bàn tay, con thích thích là.
- Al ạ, bình xăng có đầy không?
- Gần đầy. Còn thiếu chừng ba đốt ngón tay.
- Như thế thì chắc là đi được tới trên kia.
Mẹ đang rửa một chiếc đĩa, bèn hỏi:
- Thế sao?
Tom nói:
- Mẹ thắng rồi, mẹ ơi. Con thiết nghĩ ta nên dời đi. Thế nào hở bố?
- Ờ, tao nghĩ là chúng ta phải đi. - Bố nói. Mẹ liếc nhìn ông.
- Bao giờ?
- Ờ, chả cần phải đợi. Chi bằng sáng mai.
- Sáng mai là phải đi. Chúng ta còn lại những gì, tôi đã nói rồi đấy.
- Này, mẹ nó ạ, đừng tưởng là tôi không muốn đi đâu nhé. Đã mười lăm ngày nay, tôi nào có được ăn no, hay ít ra, ăn cái gì đó để cầm hơi.
Mẹ nhúng chén đĩa vào nước, nói:
- Sáng mai chúng ta đi.
Bố khịt khịt mũi, nói giọng mỉa mai:
- Hình như chuyện đời đổi thay. Ngày trước, đàn ông quyết định. Xem ra ngày nay đàn bà giành hết quyền ăn nói. Thiết nghĩ đã đến lúc tôi phải đi kiếm một chiếc gậy.
Mẹ vừa đang đặt chiếc đĩa còn ướt ròng ròng lên một cái hòm cho ráo nước. Bà vừa cắm cúi vào công việc vừa mỉm cười.
- Việc ông cứ đi mà tìm gậy, bố nó. Lúc nào nhà ta có cái ăn và cái góc nào đó để ở. Lúc đó, ông có thể dùng gậy, giữ cho da thịt lành lặn. Còn bây giờ, việc ông ông chưa làm, đầu óc để không, đôi tay để không. Nếu làm được thế, ông có thể dùng gậy, và ông sẽ thấy đàn bà chúng tôi không dám ho he, len lén một phép. Nhưng giờ đây, ông có gậy mặc ông, ông không đụng tới tôi được đâu, ông sẽ phải đánh nhau với tôi, vì tôi cũng có cái gậy sẵn sàng để hầu ông.
Bố cười gượng gạo:
- Trước mặt con cái. Mẹ mày ăn nói như thế mà nghe được à?
- Ông hãy xoay xở sao cho chúng có cái gì nhét vào bụng chúng trước khi bàn đến chuyện tốt xấu đối với chúng. Bố phẫn nộ bỏ đi, chú John đi theo.
Đôi bàn tay Mẹ hối hả trong nước nhưng mắt vẫn nhìn theo hai người, và bà kiêu hãnh nói với Tom:
- Không có chuyện gì đâu. Bố con đâu có chịu thua. Trái ý bố, bố vẫn còn có thể nện cho Mẹ một cái tát bốp.
- Mẹ cố tình chọc tức bố hay sao? - Tom vừa hỏi vừa cười.
- Cố nhiên rồi. Con hiểu không, một người đàn ông có thể tự làm khổ mình rồi bực bội cáu gắt cho tới một ngày nào đó y lăn ra mà chết, không còn đủ tinh thần mà chống chọi nữa. Nhưng, nếu người ta kích thích y, khiến y nổi đoá, thì thế nào? Y sẽ bật dậy ngay. Con xem. Bố chả nói gì, nhưng lúc này ông ấy đang giận tím ruột. Mẹ nói không sai, sẽ thấy thôi. Bây giờ thì bố vững vàng rồi.
Al đứng lên.
- Con đi dạo một tí, ở dãy lều kia thôi.
- Tốt hơn là mày nên xem cho chắc, xe đã sẵn sàng chưa. - Tom khuyên.
- Sẵn sàng rồi.
- Nếu có trục trặc thì coi chừng đấy, tao sẽ để mặc cho Mẹ nói chuyện với mày.
- Sẵn sàng rồi, em đã bảo mà. - Và nó khoái trá bỏ đi dọc các dãy lều.
Tom thở dài:
- Con đã thấy mệt mỏi lắm rồi. Mẹ ạ. Sao mẹ cũng không làm cho con phải tức giận lên?
- Con có ý có tứ hơn. Tom ạ. Mẹ chả cần phải chọc cho con giận. Nếu Mẹ có chỗ nương tựa, thì chính là con đấy. Những người khác. Mẹ cảm thấy có phần nào xa lạ. Còn con, ít ra, con cũng không chịu bỏ cuộc.
Tất cả mọi trách nhiệm đổ lên vai Tom. Anh nói: - Con không thích như vậy. Con muốn làm sao cũng có thể đi nhởn nhơ như thằng Al. Và con cũng muốn có thể căm giận như Bố, uống say mèm như chú John.
Mẹ lắc đầu:
- Không thể được đâu. Tom ạ. - Mẹ biết chứ, Mẹ biết thế thuở con còn bé tí. Con sinh ra không phải để như họ. Có những kẻ chỉ biết đến bản thân họ, ngoài ra chẳng biết gì khác. Cứ nhìn thằng Al mà xem, nó chỉ là một thằng chỉ biết bám lấy bọn con gái. Nhưng con, con, chưa bao giờ thế Tom ạ.
- Có chứ Mẹ! Con vẫn còn như thế.
- Không hề. Những gì con làm đâu phải chỉ vì con. Mẹ hiểu ra điều đó chính khi họ bắt bỏ tù con. Cái đó đã rõ quá rồi. - Thôi, thôi. Mẹ ơi, cái đó không đúng đâu. Mẹ chỉ tượng tượng ra thế thôi.
Mẹ đặt dao, nĩa lên chồng đĩa.
- Có thể lắm, Có thể là Mẹ tưởng tượng ra thế. Rosasharn này, hãy lau khô chén đĩa và xếp dọn đi.
Người thiếu phụ nặng nhọc đứng lên, cái bụng to nhô ra phía trước. Cô nặng nề đi lại gần cái hòm và cầm lấy một chiếc đĩa sạch.
Tom nói: - Bụng cô ấy cứ căng lên thế kia thì rồi cô ấy chả có thể mở to mắt được.
- Con có thôi đi không, sao cứ đùa em nó thế! - Mẹ nói - Rosasharn nó ngoan lắm. Đi đi, chào từ biệt bà con, những ai đó tùy ý con.
- O.k - Tom nói - Con sẽ đi hỏi xem phải đi bao nhiêu đường đất.
Mẹ nói với người thiếu phụ:
- Anh nói đùa tếu đấy thôi. Chứ chẳng có ý gì làm cho con phải buồn đâu. Ruthie và Winfield đi đâu rồi?
- Chúng đã lỉnh đi, theo sau Bố. Con thấy.
- Thôi mặc kệ chúng.
Rosasharn đi lại một cách nặng nề. Bà mẹ dõi mắt trông chừng.
- Con thấy có khoẻ không? Nom mặt con hơi sút đấy.
- Con không có sữa, người ta bảo con đáng lẽ phải uống sữa.
- Mẹ biết. Nhà không có sữa, biết sao được?
Rosashanl nói giọng rầu rầu:
- Nếu Connie không bỏ đi, chắc giờ đây, chúng con đã có một căn nhà, anh ấy chắc đang học tập. Đáng lẽ con đã có sữa đủ dùng. Được thế, thì đứa bé mới xinh. Giờ thì chắc nó không xinh được nữa. Lẽ ra con đã có sữa ăn.
Cô thò tay vào túi tạp dề rút ra cái gì đó và bỏ vào miệng.
- Con nhai cái gì đấy?
- Không.
- Thế cái gì lúng búng trong miệng ấy?
- Chỉ có một mẩu phấn thôi. Con đã kiếm được một cục to.
- Nhưng này, ăn thế có khác gì ăn đất!
- Con thèm ăn như thế quá! Mẹ im lặng một lát. Bà duỗi chân, kéo căng vạt áo, và bà nói:
- Mẹ biết là tại sao rồi. Hồi có nghén, mẹ đã ăn than. Một cục to. Bà Nội bảo là không được ăn bậy bạ như vậy. Đừng nói chuyện ngốc nghếch về đứa bé. Thậm chí con không được phép nghĩ đến.
- Con không có chồng! Con không có sữa!
- Con mà khoẻ mạnh thì dễ chừng mẹ đã đánh cho con mấy cái tát.
Bà đứng lên và đi vào lều. Chốc sau bà trở lại, đứng trước mặt con gái và chìa bàn tay xoè rộng:
- Nhìn đấy! Những đôi khuyên tai bằng vàng lóng lánh trong lòng bàn tay của bà. Của con đấy! Đôi mắt của người thiếu phụ rực sáng trong giây lát rồi cô quay mặt đi.
- Con chưa xỏ lỗ tai.
- Ô, chóng thôi mà, mẹ sẽ xỏ tai cho.
Mẹ lại quay vào lều rồi lại ra ngay, với một chiếc hộp giấy bồi. Thoắt một cái, bà xỏ chỉ vào kim chắp đôi lại và thắt một dây nút. Bà lại xỏ chỉ một chiếc kim khác và cũng làm tương tự. Bà tìm được một mảnh nút chai nhỏ.
- Ôi! Đau lắm! Đau lắm! Con chả đâu.
Mẹ tiến về phía con gái, đặt miếng nút chai sát dái tai rồi đẩy kim xuyên qua thịt.
Thiếu phụ tỏ ra một cử chỉ nôn nóng.
- Ái đau, đau lắm
- Thế này thì đau gì?
- Ôi! Đau chứ, đau lắm.
- Thôi sang tai kia.
Bà lại để miếng nút chai theo như cũ và xuyên tai kia.
- Đau quá, mẹ à.
- Suỵt, xong rồi.
Rosasharn nhìn bà bằng đôi mắt tròn xoe. Mẹ cắt chỉ để rút kim ra và thắt một cái nút chỉ qua dái tai, bà nói:
- Bây giờ mỗi ngày phải kéo thêm một nút độ mười lăm ngày sau là con đeo hoa tai được. Bây giờ là của con đây. Con giữ lấy.
Rosasharn khẽ sờ tai và nhìn những giọt máu nhỏ xíu trên ngón tay.
- Không đau Mẹ nhỉ! Chỉ hơi rát thôi.
- Lẽ ra phải xâu tai cho con đã lâu rồi. - Mẹ nói.
Bà nhìn thẳng vào khuôn mặt con gái và mỉm cười với vẻ đắc thắng.
- Bây giờ, con hãy rửa bát đĩa gấp lên. Đứa bé của con sẽ rất xinh. Suýt nữa mẹ để con sinh đẻ mà không xuyên tai cho con. Nhưng thôi giờ thì con chả còn phải sợ gì nữa.
- Làm thế này, hay lắm hở mẹ?
- Hay đứt đi chứ - Mẹ nói - Còn phải hỏi!
Al ung dung bước dọc lối đi hẹp, tiến về phía bục khiêu vũ. Đến trước một cái lều nom có vẻ ngăn nắp, hắn huýt sáo khe khẽ, rồi lại bước đi.
Đến đầu bãi, hắn ngồi xuống cỏ. Ở phía tây, các đám mây đã mất đi các đường viền đỏ và bắt đầu tối mờ dần ở giữa. Al gãi gãi bắp vế và ngắm nhìn bầu trời buổi hoàng hôn.
Chỉ một lát sau, một cô gái tóc vàng hoe xinh xắn, mảnh dẻ, bước lại gần, cô ta lẳng lặng ngồi xuống chỗ gần Al, Al đưa tay lần ôm ngang thắt lưng của cô và ngón tay hắn lần mò khắp người cô.
- Thôi. - Cô nói - Anh đừng cù em nữa.
- Sáng mai nhà anh đi.
Cô ta ngửng đôi mắt, thảng thốt:
- Mai? Đâu thế?
- Lên miền Bắc - Hắn trả lời.
- Nhưng, chúng mình sắp cưới nhau, không à?
- Cố nhiên, chờ ít lâu nữa thôi.
- Thế mà anh lại nói sắp sửa! - Cô kêu lên giận dữ.
- Thì sắp sửa hay ít lâu, cũng như nhau thôi.
- Anh đã hứa.
Hắn lại đưa ngón tay lần mò xa hơn.
- Thôi đi - cô kêu to - Anh nói chúng ta sẽ cưới nhau.
- Thì chính thế mà lại.
- Chính thế, nhưng bây giờ anh lại bỏ đi.
Al hỏi:
- Em làm sao thế? Có bầu rồi à?
- Không, em chưa có bầu.
Al cười:
- Thế ra, anh nhọc công vô ích sao, hả?
Cô ta vênh cằm lên, đứng bật dậy:
- Al Joad, đừng có động đến tôi. Tôi không muốn nom thấy cái mặt anh nữa.
- Ồ, thôi mà. Chuyện gì mà phải thế.
- Anh tưởng anh muốn gì được nấy, hả?
- Đừng nóng giận.
- Anh tưởng em buộc phải ra đây với anh phải không? Vậy là nhầm. Em có ối dịp.
- Ồ? Đừng nóng lên thế.
- Không, ông ơi, ông đi đi. Bất thình lình, Al nhảy lên, chộp lấy mắt cá chân cô ta, ngoéo chân cô ta ngã ngửa, nhưng hắn lại vội túm lấy cô và lấy tay úp lấy miệng cô. Cô cố gắng cắn gan bàn tay hắn, nhưng hắn khum tay lại, còn với cánh tay, hắn dằn cô xuống đất.
Trong chốc lát, cô ta nằm im và sau đó cả hai đứa nô đùa lăn lóc trong cỏ khô. Al nói:
- Chẳng mấy chốc nữa, bọn anh sẽ trở về. Tiền rủng rỉnh đầy túi. Chúng mình sẽ đi Hooverville xem xinê.
Cô nằm ngửa, Al cúi xuống mặt cô. Và trong đôi mắt cô, hắn thấy lấp lánh ngôi sao hôm và một bóng mây đen.
- Chúng ta sẽ đi tàu hoả. - Al nói.
- Theo anh thì bao lâu nữa?
- Ôi! Dễ chừng một tháng - Hắn trả lời.
Trời tối dần. Ngồi xổm dựa vào bờ hè của trụ sở. Bố và chú John bàn luận với các người cha gia đình khác. Họ dò xét màn đêm và dò xét tương lai. Viên quản trị người nhỏ bé, quấn áo trắng tinh tươm sơn gấu ngồi chống khuỷu tay vào lan can. Nét mặt ông mệt mỏi, cau lại.
Huston ngược mắt nhìn ông ta:
- Ông anh ạ, đi chợp mắt một chút thì tốt hơn.
- Đúng, như thế thì tốt hơn. Đêm qua ở trại ba, có trẻ sơ sinh ra đời. Tôi đang sắp sửa trở thành một bà đỡ đẻ mát tay đấy.
- Đàn ông phải biết thế! - Huston nói - Đàn ông có vợ phải biết chuyện đó.
Bố nói:
- Sáng mai chúng tôi lên đường.
- Thế hả! Phía nào vậy?
- Thế này, chúng tôi nghĩ là nên đi về mạn Bắc thêm một tí, thì tốt hơn. Cố gắng tới đúng vụ bông. Ở đây, chúng tôi không tìm được việc làm. Hết cả thực phẩm rồi.
- Bác biết trên đó có việc làm chưa?
- Chưa, nhưng điều chắc là ở đây không có.
- Muộn một chút sẽ có, - Huston nói - Chúng ta hãy cố cầm cự cho tới lúc đó.
- Phải ra đi, chúng tôi buồn tiếc lắm, - Bố nói - Anh em ở đây tốt với chúng tôi đến thế. Ở đây có buồng vệ sinh, có tất tật, nhưng cần phải có ăn. Chúng tôi còn một thùng xăng đầy. Mong kiếm được ít tiền trên đường trường. Ở đây, ngày nào cũng tắm một lần. Chưa hề sạch sẽ như thế. Kể cũng ngộ, hồi trước, mỗi tuần tôi chỉ tắm có một lần, ấy thế mà không thấy hôi hám. Nhưng bây giờ nếu một ngày không tắm được một lần, thì tôi cảm thấy hôi hám. Tôi tự hỏi, không biết có phải tại mình tắm luôn chăng?
- Có lẽ trước đây bác không để ý đấy thôi. - người quản trị nói.
- Có lẽ thế, ước gì có thể ở lại đây.
Người quản trị nhỏ bé đưa tay ôm lấy thái dương:
- Tôi nghĩ là đêm nay lại sẽ có thêm một cháu bé.
- Chẳng lâu la gì nữa, chúng tôi cung sắp có một cháu. Chỉ ước gì nó sinh ở đây.
Tom, Willie và anh người lai Jules ngồi trên bờ bục nhảy và đu đưa cẳng.
- Tớ có một túi thuốc Bull Durham - Jules nói - Cậu có muốn cuốn một điếu không?
- Còn phải hỏi, - Tom nói - từ đời tám hoánh nào, mình chưa được hút một điếu.
Anh cẩn thận cuốn điếu thuốc nâu nâu, cố sao cho đỡ rơi vãi.
- Này, thấy cậu ra đi, bọn mình buồn lắm, - Willie nói.- Các cậu đều là những người tốt bụng.
Tom châm thuốc.
- Lạy chúa, mình không ngớt nghĩ đến tất cả điều đó. Chỉ là muốn có nơi ăn chốn ở nào đó cho ổn định. Jules lấy lại gói Durham.
- Không thể cứ thế này mãi được, - anh nói - Mình có một cháu bé gái. Mình nghĩ, một khi đã ăn ở tại đây, mình có thể gửi nó đến trường. Nhưng khốn nỗi, không có cách nào ở đâu lâu một chút tại một chỗ nữa. Phải luôn luôn chực sẵn để đi, có bò lê bò càng cũng phải đi tiếp.
- Mình hy vọng sao cho đừng rơi vào một khu Hooverville của chúng, - Tom nói - ở đây, mình đã khiếp vía thật sự.
- Bọn cảnh sát quấy nhiễu các cậu à?
- Mình sợ có ngày phải giết chết một thằng mất thôi, - Tom nói - Mình không ở đây lâu, nhưng lúc nào cũng sôi me lên. Đã có một thằng cảnh sát bắt đi một người bạn của mình chỉ vì anh ta cãi lại. Lúc nào mình cũng thấy nóng tiết, đến ngạt thở.
- Đã tham gia bãi công bao giờ chưa? - Willie hỏi.
- Chưa.
- Thế thì mình đã suy nghĩ nhiều về điều đó. Cớ sao cái bọn cảnh sát khốn nạn kia lại tới đây cũng như khắp bất cứ nơi đâu, để mà làm rối tùng phèo lên? Cậu tưởng cái ông nhỏ bé ở văn phòng chặn đứng được chúng, hay sao? Không đời nào.
- Vậy thì là tại sao? - Jules hỏi.
- Tớ nói cậu nghe. Chính vì bọn ta đồng tâm sát cánh với nhau. Một tay cảnh sát không thể động tới ai ở đây, bởi vì sẽ động đến cả trại. Hắn không dám làm thế. Chỉ cần kêu lên một tiếng, và ngay tức thì có hai trăm người nhảy bổ vào hắn. Chính vừa mới đây có một tay tổ chức Nghiệp đoàn đi qua đây đã nói như thế. Y nói chúng ta có thể làm việc đó bất cứ ở đâu. Chỉ cần sát cánh nhau. Chúng không dại gì mà kiếm chuyện với hai trăm con người. Chúng chỉ dám động đến một người đơn độc thôi.
- Cứ cho là vậy, - Jules nói - Nhưng giả dụ là cậu dựng lên một Nghiệp đoàn như cậu nói. Cậu cần phải có thủ lĩnh. Thế vậy, chúng túm lấy các thủ lĩnh của cậu, và rồi Nghiệp đoàn của cậu sẽ như thế nào?
- Ấy - Willie nói - Muốn sao thì cũng phải nghĩ ra cách nào chứ. Tớ ở đây được một năm, công xá cứ giảm hạ mãi. Hiện lúc này, với tiền công của tớ một người không nuôi sống nổi gia đình mà càng ngày thêm tồi tệ. Chỉ ngồi đây, mà gặm móng tay và chờ chết đói, thế là không ổn. Tớ không biết nên làm thế nào. Một gã có một đôi ngựa kéo xe buộc phải cho chúng ăn tuy chưa làm việc gì, gã cũng không kêu ca gì hết. Nhưng với những con người làm công cho gã, gã đếch cần biết họ sống chết thế nào. Mẹ kiếp, ngựa lại quí hơn người. Thật tớ chẳng hiểu ra sao.
- Sự đời đến cái mức tớ chẳng muốn nghĩ đến nữa, - Jules nói - ấy thế mà cứ buộc phải nghĩ tới. Con bé gái tớ kia, các cậu biết đấy, nó kháu khỉnh lắm: Tuần trước, anh em đã cho nó một giải thưởng, vì nó kháu khỉnh. Thế đấy, rồi nó sẽ ra sao? Chẳng mấy chốc chỉ còn như que củi. Tớ không chịu đựng được thế. Nó xinh xinh là.
- Có ngày nào đó, tớ sẽ phải bung ra mất. - Như thế nào? - Willie hỏi - Cậu sẽ làm gì? Ăn cắp rồi đi tù chắc? Hay cậu giết một ai đó để rồi sẽ đung đưa đầu dây thừng?
- Chả biết, cứ nghĩ đến là muốn phát điên lên. Đầu óc cứ như bị búa nện.
- Có một điều là mình phải thiếu mặt ở các tối khiêu vũ - Tom nói - Cừ thật. Chưa bao giờ có những cuộc khiêu vũ đẹp đến thế. Thôi, mình về đi ngủ. Tạm biệt các cậu. Ta sẽ lại gặp nhau, ở đâu đó... Anh xiết chặt tay họ.
- Nhất định là gặp - Jules nói.
- Thôi tạm biệt! Tom đi xa trong bóng đêm.
Trong lều tối tăm của nhà Joad, Ruthie và Winfield nằm dài trên nệm, bên cạnh bà mẹ Ruthie thì thầm:
- Mẹ ơi!
- Gì vậy? Con chưa ngủ ư?
- Mẹ ơi, đi đến chỗ mới, có trò chơi cầu không?
- Mẹ biết đâu đấy. Ngủ đi. Mai đi sớm.
- Con muốn ở lại đây, ít ra cũng chắc chắn là có trò chơi cầu.
- Suỵt!
- Mẹ ơi, hồi hôm, thằng Winfield có đánh một thằng bé.
- Thật là không tốt.
- Con biết thế, con đã bảo với nó, nhưng nó đã đấm vào mũi thằng bé, rồi, eo ôi! Mũi thằng bé đái ra máu!
- Không được ăn nói như thế. Nói thế là bậy bạ.
Winfield trở mình dưới tấm chăn. - Thằng ấy nó nói nhà ta là quân Okies, - nó nói với giọng bất bình - Nó bảo nó chẳng phải là giống Okies, vì nó từ Oregon tới. Bảo chúng ta là giống Okies bẩn thỉu. Con đã thụi cho nó mấy cái.
- Suỵt! lẽ ra con không được làm thế. Ai chửi nấy nghe 1 can gì đến mình.
- Được rồi nó có giỏi cứ nói lại xem - Winfleld nói một cách dữ tợn.
- Suỵt! Ngủ đi.
Ruthie nói:
- Chà! Mẹ mà trông thấy máu nó chảy ròng ròng nhé. Be bét hết quần áo nhé! Mẹ thò một bàn tay ra và béo cho nó một cái vào má. Con bé sững sờ một lát rồi khóc thút thít.
Bố và chú John ngồi ở buồng vệ sinh, mỗi người trong một cầu tiêu liền nhau.
- Chi bằng tận hưởng một lần cuối. Dẫu sao thì kể ra cũng khoái. Chú nhớ đấy chứ, lần đầu tiên khi xối nước, bọn trẻ nhà ta chúng chết khiếp.
- Mới đầu tôi cũng chả thoải mái hơn gì chúng, chú John thú nhận. - Chú cẩn thận tụt quần xuống quá đầu gối, nói tiếp - Tôi lại đâm ra xấu xa rồi. Tôi cảm thấy tội lỗi bắt đầu day dứt tôi.
- Chú không thể phạm tội lỗi được, chú chả có lấy một đồng xu sứt. Chú cứ ngồi cho vững. Một tội lỗi đáng giá hai đôla, mà tất cả nhà ta chả có lấy hai đôla.
- Đành thế rồi, nhưng tôi có những ý nghĩ tội lỗi.
- Chú có thể phạm tội bằng ý nghĩ, cái đó chẳng mất gì.
- Thì như vậy cũng là xấu.
- Nhưng thế lợi càng kinh tế hơn.
- Bác đừng đùa với tội lỗi.
- Tôi có đùa đâu. Chú cứ việc tha hồ phạm tội trong ý nghĩ. Bao giờ cũng vậy, hễ gặp tình cảnh bí bét là chú lại thấy chú mắc tội lỗi.
- Tôi biết thế. Bao giờ tôi cũng thế, nhưng chưa bao tôi kể lại một phần tư các chuyện đã làm.
- Vậy thì chú cứ giữ kín, mình biết mình hay.
- Chính những cái cầu tiêu tiện nghi này khiến tôi có những ý nghĩ tội lỗi.
- Vậy thì ra ngoài bụi bờ mà bĩnh. Thôi kéo quần lên, rồi về đi ngủ.
Bố xóc dây đeo chiếc quần yếm lên, ông kéo cái xối nước cuốn xoáy trong hố tiêu.
Trời hãy còn tối nhưng Mẹ đã thúc mọi người dậy. Các ngọn đèn thức rọi ánh sáng yếu ớt qua các cửa để ngỏ của Trạm. Những tiếng ngáy hoà vào nhau vẳng ra từ các lều giăng hàng ở bên bờ lối đi. Mẹ nói:
- Nào, dậy đi để lên đường. Sắp sáng rồi.
Bà nâng chụp đèn, thắp lên.
- Nào, ai ấy nhanh lên.
Một tiếng lục đục vặn vẹo chậm rãi trên nền lều. Gối và chăn bị hất tung ra, những con mắt ngái ngủ nhấp nháy trong ánh đèn. Mẹ mặc thêm chiếc áo dài ra ngoài chiếc áo lót mẹ mặc khi đi ngủ.
- Không có cà phê, - bà nói - Còn mấy chiếc bánh tráng, sẽ ăn dọc đường. Đứng lên, dọn đồ lên xe. Nào, nhanh lên. Đừng làm ồn ào, để hàng xóm người ta ngủ.
Phải một lúc sau ai nấy mới tỉnh hẳn. Bà mẹ đe hai đứa bé:
- Bây giờ thì chúng mày không được chạy đi đâu cả.
Cả nhà bận quần áo đã xong. Đàn ông dỡ chiếc bạt vào thành xe.
- Xong rồi đấy, Mẹ ạ - Tom nói - Đi được rồi.
Mẹ chìa cho họ một đĩa bánh tráng nguội.
- Đây, mỗi người một chiếc. Tất cả chỉ còn ngần ấy.
Ruthie và Winfield chụp lấy bánh tráng rồi lao lên trên nóc đồ đạc. Chúng chúi xuống dưới tấm chăn và ngủ lại, tay cầm chiếc bánh nguội và cứng.
Tom luồn vào chỗ tay lái, mở khoá công tắc. Máy rồ một tí rồi ngừng bặt. Anh kêu lên:
- Al ơi, mày đã để hở bình điện mất rồi.
Al vặc lại:
- Em biết làm thế quái nào được, hở? Em không có xăng, đành phải để nó bị khô.
Đột nhiên, Tom cười phá lên.
- Được rồi, mày làm thế quái gì, tao không biết, nhưng lỗi không phải tại mày. Giờ thì mày hãy chịu khó quay maniven.
- Em đã nói rồi, lỗi không phải tại em.
Tom bước xuống, tìm chiếc maniven dưới ghế ngồi:
- Lỗi là tại tao đây.
- Trao em tay quay.
Al cầm lấy tay quay.
- Cho máy nổ chầm chậm nếu không em sẽ gãy tay.
Tom điều chỉnh ga. Tom rồ máy chạy thật nhanh rồi hãm tốc độ.
Mẹ trèo vào ngồi bên cạnh anh.
- Chúng ta đã đánh thức cả trại dậy.
- Họ sẽ ngủ lại mà.
Al bước lên ở phía bên kia. Hắn nói:
- Bố với chú John ở trên cao, muốn ngủ lại cứ ngủ.
Tom đánh xe tới cổng chính. Người canh đêm ra khỏi phòng giấy và chiếu đèn pin về chiếc xe.
- Đợi một chút đã,- Có chuyện gì vậy? - Các anh đi thật à?
- Vâng.
- Thế thì phải gạch tên trong sổ.
- Các anh có biết các anh đi đâu không?
- Ôi, về mạn bắc thử xem sao.
- Chúc may mắn.
- Cũng xin chúc bác may mắn. Tạm biệt.
Chiếc xe thận trọng tránh cái sống lừa và lên đường cái. Tom đi lại con đường mà trước đây đã đi, vượt qua Weedpayth theo hướng Tây cho tới đường 99, và từ đó đi về hướng bắc theo con đường cái tới Bakersfield. Lúc đó tới các khu ngoại ô thành phố thì trời sáng.
Tom nói:
- Chỗ nào cũng có tiệm ăn. Chỗ nào cũng có quán cà phê. Nhìn vào quán kia kìa, mở suốt đêm. Tao dám cuộc là họ có đến mười bình cà phê trong đó mà nóng sôi nhé!
- Thôi, thôi, đừng nói nữa, - Al nói.
Tom nhìn về phía thằng em, nhăn răng cười:
- Này, tao thấy chỉ nhoáng một cái mày đã cưa được con bạn gái.
- Thì sao?
- Mẹ ạ, sáng nay nó cáu kỉnh đấy. Đừng đụng vào nó.
- Có ngày rồi tôi sẽ đi một mình - Al cáu kỉnh nói. Không đi với gia đình thì dễ xoay xở hơn.
Tom nói:
- Chín tháng nữa thì mày có gia đình riêng. Tao thấy mà.
- Anh hâm rồi, - Al nói - Em sẽ tìm được chỗ làm ở xưởng chữa xe, em sẽ ăn tiệm.
- Và chín tháng nữa, mày có vợ với một nhóc.
- À, em bảo là không.
- Al ạ, mày ranh ma lắm. Sẽ có ngày, có đứa nó phang cho vỡ sọ.
- Đứa nào?
- Bao giờ chẳng có những đứa chúng làm thế?
- Anh tưởng thế vì anh...
- Mày có im đi không, Al! - Mẹ cắt ngang:
- Chính con đã nói trước. - Tom nói - Con muốn chọc cho nó nổi khùng. Không có ác ý gì đâu Al ạ. Tao không biết là mày phải lòng con bé đến thế.
- Chả phải lòng con bé nào cả.
- Hay! Thế thì mày không phải lòng, tao không dám nói khác.
Chiếc xe tới địa đầu thành phố. Tom nói:
- Nhìn xem cái quán ăn lưu động kia. Có đến hàng trăm.
Mẹ nói: - Tom này! Mẹ để dành được một đô la đấy.
Nếu con thèm cà phê đến thế, con cứ việc uống.
- Không đâu Mẹ ạ. Con đùa tếu thôi.
- Con cứ uống, nếu thèm không nhịn được.
- Con không muốn uống đâu. - Đã thế thì đừng chuyện cà phê cà pháo nữa. - Al nói...
Tom im lặng một lát.
- Con có cảm tưởng lúc nào cũng như con kiến leo cành cụt 2. Kia, con đường chúng ta đi tới hôm nào đấy kia. - Mẹ mong sao không gặp phải chuyện như thế nữa. Mẹ nói - Cái đêm tồi tệ quá!
- Con cũng không thú gì cái đêm đó.
Mặt trời đang lên ở phía phải họ, cái bóng lù lù của chiếc xe chạy bên cạnh họ, bay là là trên các cọc bờ dậu bên đường. Xe phóng nhanh khi đi qua trước Hooverville đã được dựng lại.
- Nhìn kìa, - Tom nói. - Lại có những người khác đến ở. Xem ra không có vẻ gì thay đổi.
Al bây giờ mới hết sưng sỉa.
- Có một thằng cha nói ở đó có những người đã cháy đồ đạc đến hai mươi lần. Hắn nói là họ chỉ chạy nấp vào các bụi rậm, sau đó lại mò về dựng một lều khác với lau sậy. Như lũ chuột cống. Có những kẻ đã quá quen nên cũng chả buồn giận dữ nữa. Họ cam chịu chuyện đó như cam chịu thời tiết xấu vậy.
- Hẳn rồi, với tao đêm đó cũng như đêm thời tiết xấu. - Tom nói.
Xe tiến lên trên con đường rộng lớn. Những tia nắng ấm đầu tiên khiến họ run rẩy.
- Buổi sáng, trời đã bắt đầu se lạnh. - Tom nói - Mùa đông sắp tới. Quí hồ nhặt nhạnh được ít tiền trước khi đông tới. Nằm dưới lều chả vui thú gì rét mướt.
Mẹ thở dài, rồi ngẩng đầu lên, bà nói:
- Tom ạ. Mùa đông này, ta phải có một căn nhà. Nhất thiết phải cho có. Con Ruthie khoẻ mạnh, thằng Winfield ọp ẹp lắm. Chúng ta phải có một căn nhà phòng khi mùa mưa bắt đầu. Hình như ở xứ này, đã mưa là mưa xối xả.
- Ta sẽ có nhà. Mẹ ạ, Mẹ cứ an tâm. Mẹ sẽ có nhà.
- Mẹ chỉ mong muốn một mái nhà và một sàn gỗ. Để bọn nhỏ không phải ngủ dưới đất.
- Ta sẽ có, Mẹ ạ.
- Có điều là nhiều lúc, mẹ phát hoảng. Đúng là mẹ mất tinh thần.
- Chưa bao giờ con thấy mẹ mất tinh thần.
- Có đôi khi, ban đêm.
Nghe một tiếng xì chói tai ở phía đầu xe. Tom bám chặt vào tay lái, dấn mạnh bàn hãm trên sàn xe. Chiếc xe lắc lư một chút và dừng lại. Tom thở dài một cái.
- Ôi! Thế mới chết.
Anh ngả người ra lưng ghế. Al nhảy ra khỏi xe chạy tới xem bánh xe phía trước.
- Một cái đinh to tướng! - Al nói
- Có còn miếng vá lốp không?
- Không, Al đáp - Em dùng hết rồi. Có các thứ, có nhựa vá, nhưng không có vá lốp.
Tom quay lại nhìn mẹ một cách ngao ngán.
- Nhẽ ra Mẹ không nên nói đến đồng đô la đó, - anh nói - Ta sẽ cố xoay xở để sửa chữa cách này hay cách khác.
Đến lượt mình, anh xuống xe và đến xem chiếc lốp trước.
Al chỉ một chiếc đinh to tòi ra khỏi chiếc lốp bẹp dí.
- Nó đấy! Dễ chừng cả xứ này chỉ có một cái đinh, nhưng nhất thiết chúng lại phải đâm vào xe nhà ta.
- Hỏng có nặng không? - Mẹ lo lắng hỏi.
- Không, không nặng nhưng phải chữa lại.
Cả nhà từ trên đống đồ đạc, leo xuống:
- Nổ lốp ư?
Rồi mọi người im lặng khi nhìn chiếc bánh bị nổ.
Tom khẽ ẩy Mẹ nhớm lên và lôi dưới ghế ra hộp đồ chữa. Anh gỡ cuộn cao su, túm lấy ống nhựa và bóp nhẹ nhàng.
- Gần hết sạch - anh nói - Hy vọng ta cũng đủ. Làm đi thôi. Al. Chèn bánh sau lại, đặt kích dưới bánh trước.
Tom và Al làm việc với nhau rất ăn ý. Hai anh em lấy đá chèn bánh sau, đặt kích dưới trục trước và tháo bánh xe thủng. Họ gỡ lốp khỏi vành bánh, tìm thấy lỗ thủng, nhúng một chiếc giẻ vào bình xăng và hùi kỹ xung quanh lỗ thủng. Tiếp đó, trong lúc thằng em căng xăm quanh đầu gối, thì Tom lấy lưỡi dao cắt ống nhựa rồi phết một lớp keo mỏng trên miếng cao su để vá.
- Bây giờ, đợi cho nhựa se lại, còn tao cắt. Anh tỉ mẩn cắt một miếng ở mảnh cao su màu xanh và cố cắt thật tròn. Al căng chắc ruột xe còn Tom kéo, khéo léo dán miếng vá.
- Được rồi! Giờ mày đặt trên bậc xe cho tao gõ.
Anh lấy một chiếc búa, cẩn thận trên miếng vá, rồi kéo căng ruột xe để chắc chắn là cái mép dính khít.
- Thế là xong! Chắc lắm. Cho xăm vào lốp, ta bơm lại. Mẹ ạ, con nghĩ rằng Mẹ có thể giữ nguyên đồng đôla của mẹ.
Al nói:
- Em muốn sao có một chiếc lốp phòng hờ. Phải có một cái, Tom ạ. Một bánh lắp sẵn bơm sẵn. Như vậy, đêm tối cũng sửa chữa được.
- Khi nào có tiền mua một chiếc lốp thay thế, chúng ta sẽ dùng tiền đó mua cà phê và mỡ. - Tom nói.
Trời hãy còn sớm, những chiếc ô tô còn ít ỏi đi qua, kêu vù vù, và mặt trời trở nên ấm áp, lấp lánh. Cơn gió hiu hiu rì rào từ tây nam thổi qua, một lần sương mù màu xám ngọc trai che khuất các ngọn núi ở hai bên thung lũng. Tom đang mải miết bơm xe thì một chiếc xe roadster từ phía bắc đi tới, đậu lại phía bên kia đường; một người đàn ông mặt rám nắng, mặc bộ complê thành thị màu xám xanh, từ xe bước ra và đi qua đường. Y để đầu trần. Y mỉm cười để lộ hàm răng trắng, nổi bật trên nước da nâu. Y đeo một chiếc nhẫn cưới to ở ngón giữa tay trái, và một quả cầu nhỏ bằng vàng đeo lủng lẳng ở dây đồng hồ và vắt ngang trước áo gilê.
- Xin chào.- Y nói giọng ân cần.
Tom ngừng bơm xe và ngước mắt lên:
- Chào!
Người đàn ông xọc ngón tay vào đám tóc ngắn, xoắn và lốm đốm hoa râm:
- Các ông tìm việc làm chăng?
- Đúng là thế, thưa ông.
- Các ông có biết hái đào không?
- Chúng tôi chưa hái bao giờ. - Bố nói.
Tom vội nói xen vào.
- Gì chúng tôi cũng biết làm. Có gì chúng tôi hái nấy. Người kia mân mê quả bóng vàng:
- Đã thế thì các ông sẽ có việc làm hàng loạt cách đây độ bốn mươi dặm, về mạn bắc.
- Chúng tôi chỉ ao ước có thế, - Tom nói - Ông chỉ cần cho chúng tôi biết đi tới đó bằng đường nào rồi nhoáng cái chúng tôi tới ngay.
- Thế này nhé, các ông cứ theo hướng bắc đi thẳng tới Pixley cách đây khoảng ba lăm ba sáu dặm, sau đó rẽ về phía đông, khoảng sáu dặm nữa. Bất cứ ai cũng nói cho các ông biết trại Hooper. Ở đó công việc có đầy, muốn bao nhiêu cũng có.
- Chúng tôi sẽ đi.
- Ông có biết những ai khác cần việc làm không?
- Biết lắm. Ở trại Weedpayth, có đống người đang tìm việc làm.
- Tôi sẽ tới đó. Chúng tôi cần nhiều người. Cẩn thận đừng lầm đường, tới Pixley, rẽ bên phải rồi đi thẳng theo hướng đông, tới trại Hooper.
- Đống ý, Tom nói - Rất cám ơn ông. Chúng tôi đang cần việc làm, cần ghê gớm.
- Tốt lắm. Các ông đi nhanh lên, càng nhanh càng tốt. Y lại sang đường, lên xe Roadster mui trần và phóng thẳng theo hướng nam. Tom lại bắt đầu vật vã với chiếc bơm - Mỗi người hai mươi nhát, - anh nói.- Một, hai, ba, bốn.
Đến nhát hai mươi, Al thay anh, rồi đến Bố và chú John. Chiếc bánh xe căng tròn dần, cứng lên. Chiếc bơm chuyển lần lượt qua ba vòng tay.
- Hạ kích xuống, để thử xem. - Tom nói.
Al rút kích ra, chiếc xe hạ xuống, ngay ngắn.
- Quá đủ rồi, - hắn nói, - Dễ chừng hơi căng quá.
Họ vứt dụng cụ vào xe. - Đi thôi! - Tom nói - Cuối cùng, thế là có việc làm.
Mẹ lại lên ngồi giữa hai anh em. Lần này thì Al cầm lái.
- Đi từ từ thôi, Al ạ. Đừng làm nóng máy.
Họ đeo đuổi hành trình qua những cánh đồng rực nắng ban mai. Sương mù đã tan và các đỉnh núi màu xám nhạt in rõ nét trên nền trời. Những con chim bồ câu rừng đậu trên các bờ dậu, bay vụt lên lúc xe đi qua. Al vô tình tăng tốc độ.
- Chầm chậm với, - Tom dặn - Mày mà thúc nó chạy nhanh, nó tung ra đấy. Phải đi được tới đó. Có thể chúng ta bắt đầu làm ngay ngày hôm nay cũng nên.
Mẹ nói sôi nổi.
- Với bốn người làm việc, dễ chừng họ sẽ ủng hộ tiền trước cho mẹ. Cái cần trước nhất, là cà phê, mày thèm khát khá lâu, sau đó là bột, mỡ và thịt nữa. Còn thịt quay, tốt nhất chưa nên vội. Sau hẵng hay, dễ dành đó, thứ bảy chẳng hạn. Mà xà phòng nữa. Phải có xà phòng. Mẹ tự nhủ, không biết chúng ta sẽ ở đâu.
Bà đã bốc:
- Lại sữa nữa. Mẹ sẽ mua sữa. Phải có sữa cho Rosasharn. Chính cái bà y tá đã nói thế.
Một con rắn đang duỗi mình trên mặt đường âm ấm. Al khuỳnh tay lái, nghiến bẹp con rắn rồi lại chạy thẳng.
- Rắn bắt chuột, - Tom nói - Lẽ ra mày không được nghiến nát nó.
- Em ghét chúng, - Al vui vẻ nói - Ghét tất. Thấy chúng là ruột gan cứ cồn cào.
Mặt trời lên dần, sự giao thông càng thêm tấp nập, các người lái buôn trên những chiếc xe con hai chỗ ngồi, trưng ra ở cửa xe nhãn hiệu hãng của họ; các xe chở xăng sơn đỏ và trắng lôi kéo theo sau cả một chuỗi dây xích kêu lách cách, các xe tải đồ sộ cửa vuông của những hãng thực phẩm bán buôn, đi giao hàng. Con đường cái lớn đi qua một miền trù phú. Những vườn cây nặng trĩu lá đầu mùa, những vườn nho với những dây tua dài và xanh phủ thảm lên mặt đất giữa các luống cây, những thửa ô vuông trồng dưa và những cánh đồng ngũ cốc. Những ngôi nhà màu trắng trên cây cỏ xanh um, ẩn mình sau những bụi hồng leo.
Ở phía trước xe, Mẹ Tom, và Al tràn ngập niềm vui. Mẹ nói:
- Đã lâu lắm rồi, bây giờ mẹ mới thấy sung sướng như thế này. Nếu ta hái được rõ nhiều đào, dễ chừng ta có thể có một căn nhà, thậm trí trả tiền thuê trong vài tháng. Nhất định phải có nhà.
- Con sẽ dành dụm tiền rồi con sẽ ra thành thị kiếm một chỗ làm ở một xưởng sửa chữa xe hơi. Con sẽ thuê một căn buồng và ăn ở tiệm. Và tối nào con cũng đi xem xi nê. Cái đó không đắt lắm. Phim cao bồi.
Bàn tay hắn xiết chặt tay lái. Bình phát nhiệt sôi sùng sục và khạc hơi.
- Mày đã đổ đầy nước chưa?
- Rồi. Nhưng em ngờ gió thổi phía sau lưng nên bình nhiệt nó mới nóng thế.
- Trời đẹp ghê, - Tom nói - Hồi ở Mac - Alester vừa làm việc con vừa nghĩ lan man đến những gì mà một ngày nào đó con sẽ làm. Con thấy mình sẽ cứ thế mà lái thẳng và không dừng lại bất cứ đâu. Chuyện đó có vẻ xa lắm rồi, con có cảm tưởng là đã bao nhiêu năm. Có một thằng cai tù, nó hành con đến khổ sở. Con đã quyết thanh toán nó cho xong. Chắc vì thế mà thấy bọn cảnh sát, con như nổi điên. Hình như thằng nào cũng có khuôn mặt như nó. Con nhớ, nó thường hay đỏ dừ mặt. Giống con lợn. Người ta nói nó có một thằng em, ở miền tây, những gã được tạm tha, nó gửi tới cho em nó và thằng này bắt họ làm việc không công. Nếu họ bới thối ra, họ bị tống trở lại nhà pha vì đã sai lời hứa. Người ta kể lại như vậy đấy.
- Con đừng nghĩ đến chuyện đó nữa. - Mẹ van nài - Các con sẽ thấy, Mẹ dự trữ đủ cái ăn, tha hồ bột và mỡ.
- Tốt nhất là cứ cho ý nghĩ như thế bật ra. Cứ cố nhịn nhét nó, đầu óc lại càng như bị búa nện. Trong nhà pha còn có một thằng gàn bát sách. Con chưa bao giờ nói cho cả nhà nghe về y. Đầu y như đầu con rối. Chả làm hại ai. Bao giờ y cũng nói đến chuyện vượt ngục. Ai cũng gọi y là Con Rối.
Tom cười lặng lẽ.
- Con đừng nghĩ đến chuyện ấy nữa. - Mẹ nài nỉ.
- Cứ kể đi, - Al nói - kể đi.
- Bây giờ có kể thì cũng chẳng hại gì, Mẹ ạ - Tom nói - Lúc nào y cũng tính chuyện vượt ngục, vạch kế hoạch này kế hoạch nọ. Nhưng y không kín miệng được nên chỉ phút chốc là người ta biết được mưu mô của y, kể cả tay giám đốc. Người ta cứ để y vượt ngục rồi sau đó bắt y trở lại nhà pha. Một ngày nọ, y vạch ra kế hoạch như thường lệ có cả sơ đồ và tất tật. Dĩ nhiên, y đem phô hết với người này người khác, nhưng người ta cứ tảng lờ. Thế rồi y núp đi một nơi, ai cũng vẫn cứ tảng lờ. Chẳng biết y kiếm đâu ra một dây thừng. Y bèn leo tường. Có sáu thằng lính gác đã chờ đợi y ở bên kia bờ tường với một cái bao tải to. Anh chàng Con Rối ta cứ bình tĩnh nắm dây tuột xuống và rơi tõm vào túi. Bọn lính thắt miệng túi lại và kênh y trở về. Anh em được một mẻ cười vỡ bụng.
Nhưng sau đó thì nghị lực con Rối suy sụp. Y khóc suốt ngày và trông bộ mặt thật thiểu não. Cuối cùng thì y lăn ra ốm, vì tinh thần mất hết. Y lấy một chiếc kim băng xuyên qua mạch máu ở cổ tay, máu túa ra lênh láng và y chết, chả là đã mất hết tinh thần, nói cho cùng y chả làm hại ai. Trong nhà tù có đủ hạng người tàng tàng.
- Đừng nói chuyện đó nữa, - Mẹ nói - Mẹ biết bà mẹ của Pretty Bay Floyd. Hắn không phải là thằng con trai hư hỏng. Chỉ tại người ta đẩy nó vào đường cùng, có thế thôi.
Mặt trời đã đứng bóng, bóng chiếc xe tải mảnh dần và rồi ẩn náu dưới bánh xe, Al nói:
- Chắc kia là Pixley, trên kia kìa. Em đã trông thấy một dấu hiệu chỉ đường.
Họ vào thị trấn nhỏ bé, đi theo một con đường hẹp hơn về phía Đông. Vườn cây nối tiếp vườn cây và chẳng khác gì họ đang đi dưới một cái thuyền lật úp.
- Con hy vọng dễ tìm đến nơi.
- Người đàn ông kia nói là trại Hooper. - Mẹ nhắc nhở - Nói là bất cứ ai cũng biết họ. Quí hồ gần đây có một cửa hàng. Với bốn người làm. Có lẽ họ sẽ cho Mẹ mua chịu. Giá được mua chịu, Mẹ sẽ sửa soạn cho bố con một cái gì thật ngon để ăn tối. Có thể là một món thịt hầm.
- Với cà phê nữa, - Tom nói - Và có lẽ cả một gói thuốc Durham. Bao lâu rồi, con chưa được một hơi thuốc.
Phía xa đường bị tắc nghẽn, và một dãy xe môtô sơn trắng đỗ dài bên lề đường.
- Chắc xảy ra tai nạn. - Tom nói:
Lúc tới gần họ thấy một người thuộc đội cảnh sát Bang, đi ủng và đội mũ rộng vành. Y đang đi lởn vởn quanh chiếc xe sau cùng. Y giơ tay, Al dừng xe lại; y uể oải tựa vào cửa xe.
- Các anh đi đâu? - Y hỏi.
Al trả lời:
- Có người bảo chúng tôi là ở đây có thuê người hái đào.
- Thế ra các anh muốn có việc làm ư?
- Đúng thế - Tom nói.
- O.k. Đợi đấy một phút.
Y nhìn lề đường và kêu to:
- Thêm một xe nữa. Cả thảy sáu xe đã sẵn sàng.
Tốt nhất là cho cái mẻ này qua đi.
Tom gọi:
- Hê! Có chuyện chi vậy?
Viên tuần tra đủng đỉnh trở lại:
- Trên kia có lộn xộn tí chút. Đừng sốt ruột. Các anh qua được thôi. Chỉ việc theo sau đoàn xe này.
Có tiếng mô tô chuyển động, inh ỏi như tiếng pháo. Đoàn xe hơi rồ máy, xe nhà Joad đi cuối cùng. Hai tay lái mô tô đi trước đoàn xe, hai tay khác đi sau.
Tom hỏi, giọng lộ vẻ lo lắng:
- Chẳng biết có chuyện gì.
- Đường bị chắn chăng? - Al hỏi.
- Cần gì phải bốn cảnh sát để áp tải chúng ta. Tao không thích như vậy.
Phía trước họ, các xe mô tô tăng tốc. Đoàn xe cũ kỹ rậm rịch đi theo. Al phải thúc xe bám sát để khỏi bị cách quãng. Tom nói:
- Tất cả bọn họ cũng thuộc cánh như chúng ta. Tao chả thú gì chuyện này.
Bất thình lình, viên cảnh sát dẫn đầu vòng tay lái và đi vào một cổng lớn rải đá sỏi. Những chiếc xe cũ bám theo sau. Các mô tô rống to hơn. Tom thấy cả một dãy người đang trong con mương bên lề đường. Anh thấy họ há mồm ra như để gào thét, nắm tay họ giơ lên và khuôn mặt đầy giận dữ. Một bà to béo chạy đổ xô tới mấy chiếc xe, nhưng một chiếc mô tô gào rống chặn đường bà ta lại. Một rào chắn lưới sắt cao mở ra. Sáu chiếc xe cũ đi vào trong cổng và rào chắn khép lại. Cả bốn chiếc mô tô quay lại phóng hết tốc lực. Và lúc tiếng môtô đã tắt rồi, lúc giờ người ta nghe tiếng kêu thét của những người đứng trong mương. Có hai người đã đứng cạnh con đường rải sỏi, tay súng lăm lăm.
Một trong hai người kêu to:
- Nào, đi đi. Còn chờ đợi cái quái gì nữa! Cả sáu chiếc xe lại lăn bánh, rẽ vào một chỗ ngoặt và đột nhiên đến trước một cổng của một trại Đào. Tại đấy có mười căn nhà hộp vuông bé nhỏ, mái bằng, có một cửa sổ và một cửa ra vào, tất cả tạo nên một hình tứ giác. Ở đầu trại có một bể nước, và ở bên kia có một hiệu tạp hoá nhỏ. Có hai người cầm súng, phù hiệu sao của cảnh sát găm trên sơmi, đứng gác ở đầu mỗi dãy nhà vuông. Sáu xe hơi dừng lại. Hai viên kế toán đi từ xe nọ đến xe kia:
- Các anh muốn có việc làm?
Tom đáp:
- Cố nhiên. Nhưng tất cả cái chuyện này là thế nào?
- Cái đó không việc gì đến anh. Anh muốn làm việc không?
- Hẳn là muốn.
- Tên anh?
- Joad.
- Bao nhiêu đàn ông?
- Bốn.
- Đàn bà?
- Hai
- Trẻ con - Hai
- Ai cũng có thể làm việc được chứ?
- Ồ. Tôi cũng có thế.
- Tốt. Hãy tìm nhà 63. Công hái mỗi thùng năm xu. Không lấy quả thâm dập. Thôi, tới đó đi. Bắt tay ngay vào việc.
Mấy chiếc xe lại chuyển bánh. Trên cửa mỗi hộp vuông đỏ có ghi số.
- Sáu mươi, - Tom nói - Sáu mươi kia kìa. Chắc ở đấy rồi. Kìa, sáu mốt, Sáu hai. Đây rồi.
Al cho xe đậu sát cửa căn nhà. Cả gia đình xuống xe và trố mắt nhìn sửng sốt. Hai tay cảnh sát bước lại gần. Chúng đi từ xe này đến xe khác, sói mói nhìn tận mặt tất thảy mọi người.
- Tên anh?
- Joad, - Tom đáp với giọng bực bội - Này chuyện gì mà lôi thôi thế?
Một trong hai viên cảnh sát giở ra một tờ danh sách dài.
- Không phải chúng nó. Cậu đã trông thấy bọn này ở đâu chưa? Nhìn số xe không phải. Bọn này không có. Xem ra bọn này O.k đây.
- Bây giờ tất cả các người, hãy nghe đây. Bọn ta không gây phiền hà gì cho các người. Việc mình làm, đừng có nhúng vào những việc không phải của mình. Thế thì, mọi việc sẽ suôn sẻ.
Nói xong họ quay ngoắt lại và đi xa. Tới đầu con đường bụi bặm, mỗi người ngồi lên một cái hòm và từ đó họ có thể kiểm soát suốt dọc con đường cái. Tom nhìn theo họ.
- Chắc chắn chúng muốn ta cảm thấy thoải mái như ở nhà vậy. Mẹ mở cửa căn nhà và bước vào. Sàn nhà đầy những vết mỡ. Trong căn phòng độc nhất này, có một bếp lò bằng tôn rỉ, ngoài ra không có gì. Bếp lò kê trên bốn viên gạch, và ống khói han rỉ chui qua trần nhà. Không khí trong nhà nồng nặc mùi hôi và mỡ. Rosasharn tới đứng bên cạnh Mẹ.
- Chúng ta ở đây ư?
Mẹ đứng yên một lát, không đáp.
- Thì cố nhiên rồi - Cuối cùng bà nói - Không đến nỗi tồi tệ quá đâu, nếu chịu khó dội rửa cho kỹ. Phải lau chùi cho kỹ.
- Con thích ở lều hơn.
- Có sàn gỗ, - Mẹ dè dặt nói - Khi trời mưa, nước không thấm vào được.
Mẹ ngoảnh ra phía cửa, nói:
- Thôi, dỡ đồ đạc xuống được rồi đấy.
Lặng lẽ mấy người đàn ông dỡ đồ trên xe xuống. Tự nhiên một sự sợ hãi thế nào đó xâm chiếm họ.
Cái hình tứ giác rộng lớn gần những căn nhà hộp, chìm trong im lặng. Một người phụ nữ đi qua ngoài đường nhưng không nhìn họ. Bà ta bước đi, đầu cúi gằm, gấu chiếc áo trúc bâu cáu ghét rách xơ nom như đuôi cờ.
Một tấm màn buốt lạnh vô hình sa xuống chụp lấy Ruthie và Winfield. Không hối hả chạy đi xem xét khắp trại, lần này chúng đứng sát chiếc xe bên cạnh ngôi nhà. Mặt buồn thiu, chúng nhìn lối đi bụi bặm từ đầu này tới đầu kia. Winfield tìm thấy một đoạn dây thép gói hàng, và cứ cố gập đi gập lại đến nỗi nó gẫy đôi ra. Với mẩu ngắn hơn, nó làm một tay quay rồi nó cứ cầm lấy mà quay quay tít. Tom và Bố đang khênh các đệm vào nhà thì một người thư ký đi đến. Y mặc quần kaki, một chiếc sơ mi xanh và thắt một chiếc cà vạt đen. Y đeo kính gọng bạc cặp vào mũi, và sau mắt kính dày, đôi mắt kém, đỏ hoe, với đôi con ngươi bất động khiến người ta nghĩ đến những đôi mắt lim dim của bò tót. Y nghển cổ ra phía trước để nhìn Tom. Y nói:
- Tôi tới dây ghi tên. Các ông có bao nhiêu người làm việc?
Tom đáp:
- Bốn đàn ông. Công việc có vất vả không?
- Hái đào. Từng quả một. Công mỗi hòm là năm xu.
- Bọn nhỏ có giúp một tay cũng không có gì trở ngại chứ?
- Chắc chắn là không, miễn là chúng để ý cẩn thận.
Mẹ đứng ngay trước cửa.
- Lúc nào thu xếp xong chỗ ăn ở, Mẹ sẽ đến giúp một tay. Ông ạ, chúng tôi không có gì ăn. Vậy chúng tôi có được lĩnh tiền công ngay không?
- Thế này, không có tiền ngay. Nhưng có thể mua chịu ở cửa hàng theo số tiền công bà lĩnh được - Thôi, ta gấp lên, - Tom nói - Tôi muốn có bánh và thịt để nhồi chặt dạ dày tối nay. Thưa ông, làm ở đâu?
- Chính tôi cũng đang đi tới đấy. Theo tôi.
Tom, Bố, Al và chú John bước theo y dọc theo luống đi bụi bặm, và chẳng mấy chốc đã ở trong vườn giữa đám cây đào. Những chiếc lá hẹp bắt đầu nhuốm vàng nhạt. Trên cành cây, các trái đào nom như các quả cầu nhỏ màu đỏ và vàng rực.
Giữa các thân cây, chồng đống những hòm rỗng. Những người hái quả chạy vội hết chỗ này đến chỗ nọ, hái đào bỏ đầy các hòm rồi mang đến trạm kiểm soát. Tại đây, trong khi từng chồng từng chồng các hòm đầy quả chờ đợi các xe chuyên chở, các nhân viên ghi những con số bên cạnh tên các công nhân.
- Thêm bốn người nữa đây, - người dẫn đường báo cho một trong các nhân viên biết.
- O.k. Đã hái quả bao giờ chưa?
- Chưa bao giờ.
- Vậy thì phải hái cẩn thận, không lấy quả thâm tím, quả rụng. Các quả thâm không được tính. Thùng kia kìa.
Tom nắm lấy một thùng mười lăm lít và xem xét - Đây có nhiều lỗ thủng.
- Cố nhiên, - gã nhân viên cận thị nói - Như vậy họ khỏi ăn cắp đem về dùng.
- Tốt.
- Bắt dầu từ dẫy kia. Thôi, đi làm đi. Cả bốn người nhà Joad lấy thùng và đi vào vườn cây.
- Quả là họ không để mất thì giờ. - Tom nói.
- Mẹ kiếp! - Al nói - Tôi thích làm trong một xưởng chữa xe hơi hơn. Bố đang ngoan ngoãn đi theo mấy chú cháu đột nhiên quay lại nhìn Al: - Mày có thôi đi không, Al? Suốt buổi cứ lải nhải chỉ chuyện đó, rồi ca cẩm, rồi càu nhàu. Hãy làm việc đi. Tao còn có thể đánh cho mày một trận đấy, đừng tưởng là nhớn rồi đâu.
Al giận đỏ bừng mặt. Hắn toan vặc lại Bố nhưng Tom lại gần hắn nói một cách trầm tĩnh:
- Thôi, đi đi, Al. Đừng quên, đây là bánh và thịt đấy. Tối nay, phải có bánh và thịt. Họ hái và vất vào thùng. Tom lao vào việc.
Một thùng, hai thùng. Anh đổ quả vào hòm. "Ba thùng, vị chi được một đồng kền". Anh bưng chiếc hòm và vội vã mang đến trạm kiểm soát.
- Cái này đủ một đồng kền rồi - anh nói với người tính công.
Người này nhìn vào hòm, lấy ra một vài quả và xem xét.
- Để riêng hòm này ra, chả ăn thua gì, - y nói. Tôi đã bảo là đừng làm dập nó kia mà. Các anh cứ thế mà trút ào vào hòm chứ gì? Thế đấy. Hỏng hết cả rồi. Ai lại tính hòm này. Hãy hái cẩn thận, xếp vào nhẹ nhàng, không thế thì các anh làm việc không công đấy.
- Nhưng, làm thế quái nào...
- Ê! Bình tĩnh với. Trước khi bắt đầu, tôi đã báo trước rồi mà.
Tom cúi mặt xuống, vẻ cau có.
- Được.
- O.K...
Anh vội vã đi tìm những người nhà:
- Có thể đổ hết các quả đã hái, - anh nói - Họ không nhận đâu. Cũng hư hỏng như quả tôi vừa đem đi.
- Thế đấy, thật là khốn nạn! - Al bắt đầu lên tiếng.
- Phải hái nhẹ tay! Đặt quả vào thùng chứ không phải cứ ném bừa vào.
Họ lại bắt đầu và lần này họ xếp nhẹ nhàng hơn, cho nên các hòm chậm đầy hơn.
- Con nghĩ phải tìm ra cách làm khác, - Tom nói - Nếu Ruthie Winfleld và Rosasharn xếp quả vào hòm còn ta cứ việc hái, thì... cách ấy hay hơn.
Anh mang hòm thứ hai đến đế kiểm tra.
- Hòm này có đáng giá một đồng kền không? Người kiểm soát xem xét các trái cây, thọc tay xuống tận đáy.
- Được rồi.
Y ghi công cho nhà Joad.
- Phải làm nhẹ nhàng, tất cả chỉ có thế.
Tom vội vã trở lại.
- Đã được một đồng kền, - anh kêu to - Đã được một đồng kền. Tôi chỉ cần làm thế hai mươi lần là có một đô la. Họ làm việc liên tục suốt cả buổi chiều, Sau đó thì Rosasharn và Winfield tới.
- Chúng mày làm việc đi.- Bố nói - Chỉ việc đặt đào vào hòm, mà phải cẩn thận. Nhìn xem, thế này này, mỗi lần một quả.
Hai đứa bé ngồi xổm xuống, nhặt những quả từ cái thùng phụ, và những chiếc thùng gióng hàng trước mặt chúng. Tom mang những hòm đầy đến chỗ kiểm tra.
- Bẩy rồi, - anh nói - Đây là tám. Được bốn mươi xu. Bốn mươi xu, được một miếng thịt xinh xẻo! Chiều càng xế, Ruthie định lủi đi.
- Con mệt lắm, - nó mếu máo - Con muốn nghỉ.
- Mày ở đâu cứ ở đấy, - Bố nói.
Chú John hái chậm. Tom đầy hai thùng thì chú mới được một. Chú cứ chậm rãi, đều đặn. Đến nửa chiều, mẹ vừa đi tới vừa lê bước.
- Đáng lý tôi ra đây sớm hơn, nhưng con Rosasharn đói lả đi, đột nhiên xỉu đi, - Mẹ quay lại tụi trẻ con - thế đấy, chúng mày đã ăn đào phải không? Liệu đấy, có nổ ruột thì chớ kêu.
Cái thân hình ngắn và mập của bà hoạt động nhanh nhẹn. Chẳng mấy chốc, bà bỏ chiếc thùng và sửa lại tạp dề. Đến chiều tối, họ đã hái đầy hai mươi hòm.
Tom đặt chiếc thùng thứ hai mươi xuống đất.
- Một đôla, - anh nói - Chúng tôi làm việc tới bao giờ?
- Tới tận tối, còn nom thấy rõ còn hái.
- Nhưng có thể mua chịu các thứ ngay được không? Mẹ phải đi mua cái gì đó để ăn.
- Được chứ. Tôi sẽ phát cho anh một cái bông một đô
Bình luận truyện