Chuyến Tàu 16 Giờ 50
Chương 2
Trung thành với nguyên tắc mà mẹ và bà đã giáo dục, cụ thể là, một phụ nữ quý tộc trong bất cứ trường hợp nào cũng không được tỏ thái độ sửng sốt, thậm chí ngạc nhiên, bà Marple chỉ khẽ dướn đôi lông mày, gật gù nhẹ mái đầu.
Bà nói:
- Nhìn thấy tận mắt cảnh tượng như thế, chị chấn động là phải, Gilucuddy thân mến! Nhưng chị có thể kể tỉ mỉ toàn bộ cho tôi nghe bây giờ được không?
Thì đó cũng chính là điều bà Gilucuddy đang muốn làm. Để bà bạn ngồi chiếc ghế nệm bên lò sưởi ấm áp, bà Gilucuddy tháo đôi găng tay, bắt đầu kể, giọng vẫn còn thảng thốt.
Bà Marple lặng lẽ, nín thở chăm chú lắng nghe. Nghe xong, bà mới cố ghìm cơn cảm xúc, thở ra thật nhẹ, rồi mới nói, giọng kiên quyết:
- Chị Gilucuddy thân mến, tôi nghĩ tốt nhất là chị cần lên phòng nghỉ ngơi. Vào đấy, chị có thể tháo mũ, rửa mặt mũi, rồi xuống ăn tối. Ta tạm gác tất cả các câu chuyện này, bàn bạc kỹ lưỡng mọi khả năng xem thế nào.
Bà Gilucuddy tán thành.
Thế là trong bữa tối, đôi bạn trò chuyện hàn huyên, bình luận về cuộc sống đang diễn ra trong thị trấn Mary Mead này. Trong câu chuyện bà Marple kể có chuyện về một vụ tai tiếng mới xảy ra gần đây về cách xử sự của bà vợ ông chủ hiệu thuốc tây và câu chuyện về cô giáo trường tiểu học phản đối nhà chức trách địa phương. Lát sau câu chuyện chuyển sang bình phẩm về thời tiết khắc nghiệt mùa đông năm nay. Nhưng trong khi trò chuyện, khách vẫn còn có vẻ bồn chồn, không tập trung hoàn toàn vào câu chuyện. Thấy vậy, bà Marple chủ nhà bèn mời bạn sang phòng khách, ngồi bên lò sưởi, rồi bà bước đến tủ rượu, lấy ra một chai pha lê chạm trổ tinh vi và hai chiếc ly.
- Tôi không muốn chị dùng cà phê! - bà Marple nói: Thần kinh chị đã căng thẳng quá mức rồi. Tôi muốn chị nhấp một chút rượu anh thảo tôi tự ngâm lấy, rồi sau đó dùng một tách nước sắc cam túc.
Bà Gilucuddy ngoan ngoãn tuân theo. Nhưng nhấp xong một ngụm chất an thần quả là khó nuốt, bà không nhịn được hỏi luôn:
- Marple, chị không nghĩ là tôi tưởng tượng ra tất cả câu chuyện đấy kia chứ? Hay chị cho tôi là đã tưởng tượng?
- Tất nhiên tôi không cho là chị tưởng tượng, bà Marple chân thành đáp.
Khách thở phào nhẹ nhõm:
- Nghe chị nói thế tôi thấy nhẹ cả người, vì từ lúc người nhân viên soát vé nói, tôi cứ băn khoăn mãi. Chẳng nhẽ không ai tin là tôi đã nhìn thấy thật hay sao? Tất nhiên anh nhân viên đường sắt kia nói năng rất lịch sự, nhưng tôi thấy rõ anh ta không tin… anh ta…
Bà Marple lấy giọng dịu dàng ngắt lời bạn:
- Nên thông cảm với anh ta. Chị phải công nhận là câu chuyện của chị, mới thoạt nghe, người ta dễ nghi là không có thật. Nó có vẻ quá quái đản. Hơn nữa anh ta đã biết chị là ai đâu…
Bà Gilucuddy lại lộ vẻ bực bội.
Bà Marple liền nói tiếp:
- Câu chuyện kỳ quái, nhưng trên cõi đời này, thiếu gì chuyện kỳ quái như thế! Nghe chị kể, tôi chợt nhớ có một lần tôi đã chứng kiến một cảnh tượng xảy ra đúng trong một đoàn tàu chạy song song với đoàn tàu của tôi. Một đứa bé gái chơi với con gấu bông, bỗng quăng con gấu, trúng vào đầu một ông già đang thiu thiu ngủ, khiến ông ta choàng tỉnh dậy và nổi cáu. Tôi đã tận mắt chứng kiến câu chuyện xảy ra giữa ông và đứa bé, cùng thái độ của những người ngồi gần đó. Đang rỗi rãi, tôi quan sát kỹ đến mức có thể kể lại hình dạng, quần áo từng người, họ đã nói gì và thái đội ra sao, chính xác một trăm phần trăm. Chị Gilucuddy này, chị bảo gã đàn ông đó đứng quay lưng về phía chị, nghĩa là chị không thấy rõ mặt y phải không?
- Đúng thế, tôi không nhìn được mặt gã.
- Còn người phụ nữ? Chị thấy hình dạng chị ta chứ? Trẻ hay già?
- Khá trẻ. Khoảng ba mươi, ba mươi nhăm gì đó. Tôi khó nói được chính xác.
- Đẹp không?
- Làm sao tôi biết? Lúc đó mặt cô ta méo xệch, lưỡi thì lè ra…
- Măng tô bằng lông thú, nhưng tôi thấy có vẻ cũ vì màu đã bạc. Không đội mũ, tóc vàng.
- Tuy gã đàn ông không quay mặt về phía chị, nhưng chị có nhận xét thấy đặc điểm nào của gã không?
Bà Gilucuddy suy nghĩ một hồi lâu rồi đáp:
- Gã cao lớn. Tóc đen, hình như thế. Tấm măng tô hắn mặc rất dày nên không đoán được khổ vai.
Bà thở dài, thất vọng nói thêm:
- Mấy chi tiết đó quá ít ỏi, chẳng giúp ích được gì mấy!
- Chị đừng nghĩ thế, bà Marple trấn an ban. Mấy chi tiết đó không phải không có giá trị đâu. Đợi sáng mai, chúng ta sẽ còn biết thêm nữa.
- Sáng mai?
- Đúng thế! Tôi đoán báo chí sáng mai sẽ đưa tin về vụ việc này. Bởi giết người thì không khó, nhưng cái khó là làm sao thủ tiêu được cái xác. Tôi đoán sau khi gây án, hung thủ tất phải xuống ngay chỗ ga tàu đỗ gần nhất… Mà là toa giường ngủ phải không?
- Không!
- Nghĩa là không phải tàu chạy chặng xa. Dù sao thì chắc chắn ga tàu đó đỗ liền sau đấy là ga Brackhamton. Ta đặt khả năng, hung thủ bỏ lại xác nạn nhân ở một góc kín đáo trên toa tàu, rồi xuống ga, không quên dựng cổ áo măng tô lên che mặt, cốt để không ai nhìn thấy mặt hắn… Chà, tôi tin là sự việc đã diễn ra đúng như tôi đoán. Nếu vậy, sớm muộn người ta cũng tìm thấy thi thể nạn nhân. Tôi tin rằng chuyện một phụ nữ bị giết trên toa tàu hỏa, các báo chí không đời nào bỏ qua. Rồi chúng ta sẽ thấy!
Sáng hôm sau, không một tờ báo nào nói đến vụ án mạng. Thấy vậy, lúc ăn điểm tâm, đôi bạn già chìm đắm trong dòng suy nghĩ miên man, không ai nói lên một lời. Sau bữa điểm tâm, họ ra vườn dạo chơi, nhưng niềm thích thú mọi khi hôm nay không còn. Quả thật bà Marple có chỉ cho bạn thấy mấy cây hoa đẹp, nhưng bản thân bà cũng không thiết tha là bao.
Hai người lặng lẽ một lúc rồi đột nhiên bà Gilucuddy đứng lại, nhìn thẳng vào mắt bạn:
Vậy theo chị, ta nên làm thế nào bây giờ?
Câu hỏi đơn giản, nhưng chứa đựng cả một nỗi băn khoăn lớn lao. Bà Marple không đoán lầm.
- Tôi còn đang nghĩ, bà đáp.
Bà Gilucuddy khẽ rùng mình,
Thấy vậy, bà Marple nói tiếp:
- Tôi tính tốt nhất ta ra đồn cảnh sát trình bày toàn bộ câu chuyện với trung sĩ Cornish. Anh ta rất thông minh, biết kiên nhẫn lắng nghe, lại rất quen biết tôi. Tôi tin Cornish sẽ báo cáo lên cấp trên toàn bộ câu chuyện này.
Thế là sau đấy 45 phút đồng hồ, hai bà đứng trước một người đàn ông khoảng 30-40 tuổi, khuôn mặt sáng sủa, thái độ niềm nở, nhưng vẫn giữ vẻ nghiêm túc.
- Chào bà Marple! Bà cần tôi giúp gì đây?
- Tôi muốn ông lắng nghe câu chuyện của bà bạn tôi, bà Gilucuddy.
Lời đề nghị được trung sĩ chấp nhận ngay.
Nghe xong, viên trung sĩ im lặng suy nghĩ một lúc lâu. Anh kín đáo chăm chú quan sát người kể chuyện và anh tin bà Gilucuddy này không thuộc loại phụ nữ nhẹ dạ, dễ bị cuốn theo các thứ hoang tưởng. Hơn nữa, bà Marple tỏ vẻ rất tin vào bà bạn mà trung sĩ thì đã biết rất rõ bà. Bà Marple không phải là người nông nổi. Không cứ anh mà cả thị trấn Mary Mead này biết rõ tính tình bà: Bên ngoài có vẻ sởi lởi, thật ra bà rất hiểu biết và có nghị lực.
Viên trung sĩ cảnh sát ho nhẹ một tiếng thông cổ họng rồi nói với bà Gilucuddy:
- Tất nhiên có thể bà nhìn nhầm, nhưng tôi không tin là như thế. Dù sao, đó mới chỉ là môt khả năng. Đôi khi hành khách ngồi trên tàu dễ buồn chán, thả cho trí tưởng tượng bay bổng. Cho nên cũng có khả năng điều bà nhìn thấy không phải là chuyện trầm trọng như bà nghĩ.
Câu nói đó làm bà Gilucuddy bực bội:
- Tôi biết tôi nhìn thấy gì chứ!, bà chua chát nói.
"Vậy là bà ta không chịu buông xuôi sự việc này, viên trung sĩ thầm nghĩ. "Mà bản thân mình cũng phải thận trọng, nhưng mình vẫn cảm thấy bà này nói có lý".
Nghĩ như vậy, nhưng khi nói ra miệng, anh ta lại tỏ ý nghi hoặc:
- Bà đã báo nhà ga và vừa rồi bà đã tường trình cho tôi. Theo đúng nguyên tắc, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra theo đúng trình tự. Bà có thể tin ở tôi là cuộc điều tra sẽ được tiến hành.
Mãn nguyện, bà Marple nghiêng đầu lịch sự cảm ơn. Bà Gilucuddy, tuy không chia sẻ niềm lạc quan ấy, nhưng cũng không nói gì.
Viên trung sĩ Cornish nói tiếp. Lần này anh ta hướng về phía bà Marple. Không phải để nghe những gợi ý, mà để biết bà này nghĩ thế nào về toàn bộ câu chuyện.
- Căn cứ vào tất các sự kiện kia, theo bà thì thi thể nạn nhân hiện ra sao?
Bà Marple đáp ngay, không hề ngập ngừng:
- Tôi nghĩ có hai khả năng. Tất nhiên cách đầu tiên hiện ra trong trí óc hung thủ là giấu thi thể nạn nhân vào một góc nào đó trên tàu, nhưng chuyện đó không thể có, vì nếu vậy, đến ga cuối cùng, khi làm vệ sinh các toa, nhân viên đường sắt tất phải phát hiện thấy cái xác.
Trung sĩ Cornish làm một cử chỉ tán thành.
Bà Marple nói tiếp:
- Do đấy, thủ phạm chỉ còn một cách duy nhất, đẩy thi thể nạn nhân ra khỏi tàu giữa lúc tàu đang chạy. Vậy thì xác người phụ nữ kia ắt phải nằm bên cạnh đường ray, khốn nhưng cho đến nay chưa ai nhìn thấy. Theo tôi phán đoán thì ngoài cách ấy ra hung thủ không còn cách nào khác để giấu xác chết.
Lúc này bà Gilucuddy mới lên tiếng:
- Người ta đã từng nói đến những xác chết giấu trong hòm xiểng. Nhưng thời nay hành khách không mang hòm mà xách va li. Mà va li nhỏ như thế, thì làm sao có thể nhét thi thể một con người vào được?
Viên trung sĩ suýt bật cười, nhưng vì lịch sự anh ta cố nén lại:
- Tôi đồng ý với cả hai bà. Nếu như có xác chết, thì lúc này người ta đã phải phát hiện ra rồi, nếu không thì cũng chỉ chờ vài hôm nữa thôi. Dù sao, tôi cũng xin hứa với hai bà là biết được gì thêm về vụ này tôi sẽ báo hai bà biết ngay. Nhân đây tôi thấy cần nêu thêm một khả năng: Tuy bị bóp cổ nhưng người phụ nữ kia không chết. Và không phải không có khả năng bà ta đã ra khỏi tàu.
- Nếu vậy ắt phải có người giúp, bà Marple nói. Và nếu như thế, khách đi tàu không chỉ chú trọng ý đến tình trạng chị ta, mà chú ý cả người dìu chị ta. Và khi đó, anh ta sẽ trả lời rằng chị ta bị ốm.
- Bà hoàn toàn có lý, trung sĩ Cornish nói. Và nếu người ta phát hiện có người đau nặng hoặc bất tỉnh trên tàu, họ sẽ gọi cấp cứu, đưa chị ta đến bệnh viện ngay. Khi đó cảnh sát sẽ được thông báo. Cho nên chỉ ngày mai, hai bà sẽ được nghe đăng tin về vụ việc này.
Nhưng đến hết ngày hôm ấy, vẫn không nghe thấy có tin tức gì hơn. Cả hôm sau cũng thế. Rồi chập tối ngày thứ ba, bà Marple nhận được thư của trung sĩ Cornish:
Một cuộc điều tra kỹ lưỡng đã được tiến hành xung quanh vụ việc bà kể tôi nghe, nhưng không đem lại kết quả nào. Người ta không thấy một xác chết nào. Không bệnh viện nào đã tiếp nhận một phụ nữ như hai bà vừa kể. Người ta cũng không tìm thấy dấu vết nào của một người ra khỏi ga có người khác dìu đi. Xin bà tin rằng mọi việc tìm kiếm có thể tiến hành đều đã được thực hiện. Tôi nghĩ đến khả năng, có thể bà bạn của bàn nhìn thấy cảnh tượng như thế, nhưng sự thật không đến nỗi trầm trọng như bà ấy tưởng chăng?
Bà nói:
- Nhìn thấy tận mắt cảnh tượng như thế, chị chấn động là phải, Gilucuddy thân mến! Nhưng chị có thể kể tỉ mỉ toàn bộ cho tôi nghe bây giờ được không?
Thì đó cũng chính là điều bà Gilucuddy đang muốn làm. Để bà bạn ngồi chiếc ghế nệm bên lò sưởi ấm áp, bà Gilucuddy tháo đôi găng tay, bắt đầu kể, giọng vẫn còn thảng thốt.
Bà Marple lặng lẽ, nín thở chăm chú lắng nghe. Nghe xong, bà mới cố ghìm cơn cảm xúc, thở ra thật nhẹ, rồi mới nói, giọng kiên quyết:
- Chị Gilucuddy thân mến, tôi nghĩ tốt nhất là chị cần lên phòng nghỉ ngơi. Vào đấy, chị có thể tháo mũ, rửa mặt mũi, rồi xuống ăn tối. Ta tạm gác tất cả các câu chuyện này, bàn bạc kỹ lưỡng mọi khả năng xem thế nào.
Bà Gilucuddy tán thành.
Thế là trong bữa tối, đôi bạn trò chuyện hàn huyên, bình luận về cuộc sống đang diễn ra trong thị trấn Mary Mead này. Trong câu chuyện bà Marple kể có chuyện về một vụ tai tiếng mới xảy ra gần đây về cách xử sự của bà vợ ông chủ hiệu thuốc tây và câu chuyện về cô giáo trường tiểu học phản đối nhà chức trách địa phương. Lát sau câu chuyện chuyển sang bình phẩm về thời tiết khắc nghiệt mùa đông năm nay. Nhưng trong khi trò chuyện, khách vẫn còn có vẻ bồn chồn, không tập trung hoàn toàn vào câu chuyện. Thấy vậy, bà Marple chủ nhà bèn mời bạn sang phòng khách, ngồi bên lò sưởi, rồi bà bước đến tủ rượu, lấy ra một chai pha lê chạm trổ tinh vi và hai chiếc ly.
- Tôi không muốn chị dùng cà phê! - bà Marple nói: Thần kinh chị đã căng thẳng quá mức rồi. Tôi muốn chị nhấp một chút rượu anh thảo tôi tự ngâm lấy, rồi sau đó dùng một tách nước sắc cam túc.
Bà Gilucuddy ngoan ngoãn tuân theo. Nhưng nhấp xong một ngụm chất an thần quả là khó nuốt, bà không nhịn được hỏi luôn:
- Marple, chị không nghĩ là tôi tưởng tượng ra tất cả câu chuyện đấy kia chứ? Hay chị cho tôi là đã tưởng tượng?
- Tất nhiên tôi không cho là chị tưởng tượng, bà Marple chân thành đáp.
Khách thở phào nhẹ nhõm:
- Nghe chị nói thế tôi thấy nhẹ cả người, vì từ lúc người nhân viên soát vé nói, tôi cứ băn khoăn mãi. Chẳng nhẽ không ai tin là tôi đã nhìn thấy thật hay sao? Tất nhiên anh nhân viên đường sắt kia nói năng rất lịch sự, nhưng tôi thấy rõ anh ta không tin… anh ta…
Bà Marple lấy giọng dịu dàng ngắt lời bạn:
- Nên thông cảm với anh ta. Chị phải công nhận là câu chuyện của chị, mới thoạt nghe, người ta dễ nghi là không có thật. Nó có vẻ quá quái đản. Hơn nữa anh ta đã biết chị là ai đâu…
Bà Gilucuddy lại lộ vẻ bực bội.
Bà Marple liền nói tiếp:
- Câu chuyện kỳ quái, nhưng trên cõi đời này, thiếu gì chuyện kỳ quái như thế! Nghe chị kể, tôi chợt nhớ có một lần tôi đã chứng kiến một cảnh tượng xảy ra đúng trong một đoàn tàu chạy song song với đoàn tàu của tôi. Một đứa bé gái chơi với con gấu bông, bỗng quăng con gấu, trúng vào đầu một ông già đang thiu thiu ngủ, khiến ông ta choàng tỉnh dậy và nổi cáu. Tôi đã tận mắt chứng kiến câu chuyện xảy ra giữa ông và đứa bé, cùng thái độ của những người ngồi gần đó. Đang rỗi rãi, tôi quan sát kỹ đến mức có thể kể lại hình dạng, quần áo từng người, họ đã nói gì và thái đội ra sao, chính xác một trăm phần trăm. Chị Gilucuddy này, chị bảo gã đàn ông đó đứng quay lưng về phía chị, nghĩa là chị không thấy rõ mặt y phải không?
- Đúng thế, tôi không nhìn được mặt gã.
- Còn người phụ nữ? Chị thấy hình dạng chị ta chứ? Trẻ hay già?
- Khá trẻ. Khoảng ba mươi, ba mươi nhăm gì đó. Tôi khó nói được chính xác.
- Đẹp không?
- Làm sao tôi biết? Lúc đó mặt cô ta méo xệch, lưỡi thì lè ra…
- Măng tô bằng lông thú, nhưng tôi thấy có vẻ cũ vì màu đã bạc. Không đội mũ, tóc vàng.
- Tuy gã đàn ông không quay mặt về phía chị, nhưng chị có nhận xét thấy đặc điểm nào của gã không?
Bà Gilucuddy suy nghĩ một hồi lâu rồi đáp:
- Gã cao lớn. Tóc đen, hình như thế. Tấm măng tô hắn mặc rất dày nên không đoán được khổ vai.
Bà thở dài, thất vọng nói thêm:
- Mấy chi tiết đó quá ít ỏi, chẳng giúp ích được gì mấy!
- Chị đừng nghĩ thế, bà Marple trấn an ban. Mấy chi tiết đó không phải không có giá trị đâu. Đợi sáng mai, chúng ta sẽ còn biết thêm nữa.
- Sáng mai?
- Đúng thế! Tôi đoán báo chí sáng mai sẽ đưa tin về vụ việc này. Bởi giết người thì không khó, nhưng cái khó là làm sao thủ tiêu được cái xác. Tôi đoán sau khi gây án, hung thủ tất phải xuống ngay chỗ ga tàu đỗ gần nhất… Mà là toa giường ngủ phải không?
- Không!
- Nghĩa là không phải tàu chạy chặng xa. Dù sao thì chắc chắn ga tàu đó đỗ liền sau đấy là ga Brackhamton. Ta đặt khả năng, hung thủ bỏ lại xác nạn nhân ở một góc kín đáo trên toa tàu, rồi xuống ga, không quên dựng cổ áo măng tô lên che mặt, cốt để không ai nhìn thấy mặt hắn… Chà, tôi tin là sự việc đã diễn ra đúng như tôi đoán. Nếu vậy, sớm muộn người ta cũng tìm thấy thi thể nạn nhân. Tôi tin rằng chuyện một phụ nữ bị giết trên toa tàu hỏa, các báo chí không đời nào bỏ qua. Rồi chúng ta sẽ thấy!
Sáng hôm sau, không một tờ báo nào nói đến vụ án mạng. Thấy vậy, lúc ăn điểm tâm, đôi bạn già chìm đắm trong dòng suy nghĩ miên man, không ai nói lên một lời. Sau bữa điểm tâm, họ ra vườn dạo chơi, nhưng niềm thích thú mọi khi hôm nay không còn. Quả thật bà Marple có chỉ cho bạn thấy mấy cây hoa đẹp, nhưng bản thân bà cũng không thiết tha là bao.
Hai người lặng lẽ một lúc rồi đột nhiên bà Gilucuddy đứng lại, nhìn thẳng vào mắt bạn:
Vậy theo chị, ta nên làm thế nào bây giờ?
Câu hỏi đơn giản, nhưng chứa đựng cả một nỗi băn khoăn lớn lao. Bà Marple không đoán lầm.
- Tôi còn đang nghĩ, bà đáp.
Bà Gilucuddy khẽ rùng mình,
Thấy vậy, bà Marple nói tiếp:
- Tôi tính tốt nhất ta ra đồn cảnh sát trình bày toàn bộ câu chuyện với trung sĩ Cornish. Anh ta rất thông minh, biết kiên nhẫn lắng nghe, lại rất quen biết tôi. Tôi tin Cornish sẽ báo cáo lên cấp trên toàn bộ câu chuyện này.
Thế là sau đấy 45 phút đồng hồ, hai bà đứng trước một người đàn ông khoảng 30-40 tuổi, khuôn mặt sáng sủa, thái độ niềm nở, nhưng vẫn giữ vẻ nghiêm túc.
- Chào bà Marple! Bà cần tôi giúp gì đây?
- Tôi muốn ông lắng nghe câu chuyện của bà bạn tôi, bà Gilucuddy.
Lời đề nghị được trung sĩ chấp nhận ngay.
Nghe xong, viên trung sĩ im lặng suy nghĩ một lúc lâu. Anh kín đáo chăm chú quan sát người kể chuyện và anh tin bà Gilucuddy này không thuộc loại phụ nữ nhẹ dạ, dễ bị cuốn theo các thứ hoang tưởng. Hơn nữa, bà Marple tỏ vẻ rất tin vào bà bạn mà trung sĩ thì đã biết rất rõ bà. Bà Marple không phải là người nông nổi. Không cứ anh mà cả thị trấn Mary Mead này biết rõ tính tình bà: Bên ngoài có vẻ sởi lởi, thật ra bà rất hiểu biết và có nghị lực.
Viên trung sĩ cảnh sát ho nhẹ một tiếng thông cổ họng rồi nói với bà Gilucuddy:
- Tất nhiên có thể bà nhìn nhầm, nhưng tôi không tin là như thế. Dù sao, đó mới chỉ là môt khả năng. Đôi khi hành khách ngồi trên tàu dễ buồn chán, thả cho trí tưởng tượng bay bổng. Cho nên cũng có khả năng điều bà nhìn thấy không phải là chuyện trầm trọng như bà nghĩ.
Câu nói đó làm bà Gilucuddy bực bội:
- Tôi biết tôi nhìn thấy gì chứ!, bà chua chát nói.
"Vậy là bà ta không chịu buông xuôi sự việc này, viên trung sĩ thầm nghĩ. "Mà bản thân mình cũng phải thận trọng, nhưng mình vẫn cảm thấy bà này nói có lý".
Nghĩ như vậy, nhưng khi nói ra miệng, anh ta lại tỏ ý nghi hoặc:
- Bà đã báo nhà ga và vừa rồi bà đã tường trình cho tôi. Theo đúng nguyên tắc, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra theo đúng trình tự. Bà có thể tin ở tôi là cuộc điều tra sẽ được tiến hành.
Mãn nguyện, bà Marple nghiêng đầu lịch sự cảm ơn. Bà Gilucuddy, tuy không chia sẻ niềm lạc quan ấy, nhưng cũng không nói gì.
Viên trung sĩ Cornish nói tiếp. Lần này anh ta hướng về phía bà Marple. Không phải để nghe những gợi ý, mà để biết bà này nghĩ thế nào về toàn bộ câu chuyện.
- Căn cứ vào tất các sự kiện kia, theo bà thì thi thể nạn nhân hiện ra sao?
Bà Marple đáp ngay, không hề ngập ngừng:
- Tôi nghĩ có hai khả năng. Tất nhiên cách đầu tiên hiện ra trong trí óc hung thủ là giấu thi thể nạn nhân vào một góc nào đó trên tàu, nhưng chuyện đó không thể có, vì nếu vậy, đến ga cuối cùng, khi làm vệ sinh các toa, nhân viên đường sắt tất phải phát hiện thấy cái xác.
Trung sĩ Cornish làm một cử chỉ tán thành.
Bà Marple nói tiếp:
- Do đấy, thủ phạm chỉ còn một cách duy nhất, đẩy thi thể nạn nhân ra khỏi tàu giữa lúc tàu đang chạy. Vậy thì xác người phụ nữ kia ắt phải nằm bên cạnh đường ray, khốn nhưng cho đến nay chưa ai nhìn thấy. Theo tôi phán đoán thì ngoài cách ấy ra hung thủ không còn cách nào khác để giấu xác chết.
Lúc này bà Gilucuddy mới lên tiếng:
- Người ta đã từng nói đến những xác chết giấu trong hòm xiểng. Nhưng thời nay hành khách không mang hòm mà xách va li. Mà va li nhỏ như thế, thì làm sao có thể nhét thi thể một con người vào được?
Viên trung sĩ suýt bật cười, nhưng vì lịch sự anh ta cố nén lại:
- Tôi đồng ý với cả hai bà. Nếu như có xác chết, thì lúc này người ta đã phải phát hiện ra rồi, nếu không thì cũng chỉ chờ vài hôm nữa thôi. Dù sao, tôi cũng xin hứa với hai bà là biết được gì thêm về vụ này tôi sẽ báo hai bà biết ngay. Nhân đây tôi thấy cần nêu thêm một khả năng: Tuy bị bóp cổ nhưng người phụ nữ kia không chết. Và không phải không có khả năng bà ta đã ra khỏi tàu.
- Nếu vậy ắt phải có người giúp, bà Marple nói. Và nếu như thế, khách đi tàu không chỉ chú trọng ý đến tình trạng chị ta, mà chú ý cả người dìu chị ta. Và khi đó, anh ta sẽ trả lời rằng chị ta bị ốm.
- Bà hoàn toàn có lý, trung sĩ Cornish nói. Và nếu người ta phát hiện có người đau nặng hoặc bất tỉnh trên tàu, họ sẽ gọi cấp cứu, đưa chị ta đến bệnh viện ngay. Khi đó cảnh sát sẽ được thông báo. Cho nên chỉ ngày mai, hai bà sẽ được nghe đăng tin về vụ việc này.
Nhưng đến hết ngày hôm ấy, vẫn không nghe thấy có tin tức gì hơn. Cả hôm sau cũng thế. Rồi chập tối ngày thứ ba, bà Marple nhận được thư của trung sĩ Cornish:
Một cuộc điều tra kỹ lưỡng đã được tiến hành xung quanh vụ việc bà kể tôi nghe, nhưng không đem lại kết quả nào. Người ta không thấy một xác chết nào. Không bệnh viện nào đã tiếp nhận một phụ nữ như hai bà vừa kể. Người ta cũng không tìm thấy dấu vết nào của một người ra khỏi ga có người khác dìu đi. Xin bà tin rằng mọi việc tìm kiếm có thể tiến hành đều đã được thực hiện. Tôi nghĩ đến khả năng, có thể bà bạn của bàn nhìn thấy cảnh tượng như thế, nhưng sự thật không đến nỗi trầm trọng như bà ấy tưởng chăng?
Bình luận truyện