Còn Có Thể Bên Người Bao Lâu Nữa
Chương 17
Hôm bố tôi thi, mẹ tôi vừa đi chưa đầy một tiếng thì lại có điện thoại. Mẹ tôi thông báo bố đã thi đỗ rồi, điểm tuyệt đối, thi một lần qua luôn, không phải thi lại, tiết kiệm xăng bảo vệ môi trường, đẹp trai ngời ngời. Kết quả thế này, ông bố năm mươi sáu tuổi khiến tôi- một thanh niên thi ba lần mới qua – làm sao chịu được. Qua điện thoại tôi và mẹ đều biểu lộ lòng ngưỡng mộ, ghen tức, hận thù ở các mức độ khác nhau. Tôi hận là mình học lái xe, học chết đi sống lại còn bố dường như nhắm mắt cũng dễ dàng thi đỗ, mẹ tôi hận vì bố tôi chưa bao giờ để mẹ đi học lái xe.
Bố tôi không cho mẹ học lái xe cũng có lí do của ông. Mẹ tôi nhỏ người nhưng tinh thần vượt trội, mười mấy năm trước ngày ngày bà đi xe máy đi làm, khi vội là nhấn ga, trong chớp mắt đã vượt xe bus vốn đi ngang hàng cả cây số. Thường xuyên “bay” trên đường như thế làm gì có chuyện không ngã xe? Nếu không phải vì đầu đội mũ bảo hiểm thì cái đầu nhỏ của mẹ tôi đã bị bẹp mấy lần rồi. Chỉ khi đèo tôi sau lưng thì trong đầu mẹ mới có bốn chữ “an toàn lái xe”, quãng thời gian mỗi cuối tuần tôi ngồi sau mẹ đi học đàn trở thành thời gian vui vẻ nhất trong hồi ức niên thiếu của tôi. Cảnh vật trên con phố dài giữa trường và nhà lướt qua bên mình, gió nhẹ mát lạnh tạt qua trên mặt tôi. Mẹ tôi thường đọc cho tôi nghe bài thơ mẹ thích nhất khi lái xe chầm chậm, mẹ nói con hiểu hay không cũng không quan trọng, không cần phải suy nghĩ sâu xa,thấy hay là được.
Đến bây giờ tôi vẫn nhớ câu thơ đầu tiên trong đời không cần giải thích mà nghe vẫn hiểu: “Liền trời sắc lá xanh xanh ngắt/ Nắng chiếu màu hoa thẫm lạ lùng”
Chính là khi tôi ngồi sau chiếc xe máy kiểu nữ dáng nho nhỏ, cơn gió lớn đầu hạ đã thổi bay chiếc mũ nhỏ đồng bộ với bộ váy thủy thủ của tôi. Vì an toàn nên mẹ không dừng xe lại để tôi nhặt, tôi quay đầu lại nhìn theo chiếc mũ trắng viền xanh như chiếc lá sen nhẹ nhàng rơi xuống giữa đường, nắm thẳng trên đường. bề mặt chất vải mềm mại có vết nhăn bởi gió thổi qua, càng lúc càng nhỏ dần trong tầm mắt của tôi, cho đến khi khuất hẳn. Giây phút ấy, cảm giác mơ hồ khôn tả bắt đầu nhen nhóm trong tim tôi, đứa bé mười tuổi như tôi không thể xác định được khung cảnh tôi nhìn thấy có sức mạnh thế nào. Tôi nhớ khi ấy tôi ôm eo mẹ ngồi ở sau xe, cùng với chiếc xe đi xa dần, lưu luyến tạm biệt chiếc mũ nhỏ xinh tôi yêu quý nhất.
Tôi nói: “Mẹ ơi, mũ của con bay lên nhìn như lá sen”.
Chắc mẹ sợ tôi tiếc nuối nhất định đòi xuống xe nhặt nên tìm cách dỗ tôi chuyển sự chú ý, mẹ đọc cho tôi nghe một bài thơ về lá sen:
Tất cánh Tây Hồ lục nguyệt trung,
Phong quang bất dữ tứ thì đồng.
Tiếp thiên liên diệp vô cùng bích
Ánh nhật hà hoa biệt dạng hồng
Dịch thơ:
Bát ngát Hồ Tây cảnh hạ trông
Mùa sen khác với mọi mùa không
Liền trời sắc lá xanh xanh ngắt
Nắng chiếu màu hoa thẫm lạ lùng
(Người dịch: Tùng Văn)
Nếu nói một khoảnh khắc nào đó của thời thơ ấu đã kích thích tình yêu của câu chữ trong tim tôi, quyết định con đường ngày nay tôi đi, thì đó chính là khoảnh khắc mang tính quyết định. Tôi nhắm mắt lại là có thể nhìn thấy vô số lá sen mang theo những giọt nước xếp thành một khoảng xanh lục giăng khắp nơi, trên những phiến lá có nếp gợn bởi gió thổi qua, những giọt nước lăn qua lăn lại, những cánh sen hé mở hướng về phía mặt trời…
Bây giờ nhớ lại vấn đề không phải khung cảnh ấy đẹp thế nào, mà là lần đầu tiên tôi cảm nhận được một cách trực quan khung cảnh được miêu tả qua vài chữ Hán ít ỏi lại có thể sinh động nhường ấy.
Đương nhiên, câu chuyện bị bay mất mũ giữa đường khiến bố tôi nghĩ tới việc tôi không còn quá nhỏ không mua được mũ bảo hiểm vừa đầu, dẫn tới chuyện vì an toàn mà ra quyết định cấm sử dụng xe máy làm phương tiện giao thông gia dụng.
Khi ấy tâm hồn bé nhỏ của tôi đầy nghi vấn: Hình như tôi chưa bao giờ có đội mũ bảo hiểm, bố à ý thức an toàn mà bố luôn tự hào cuối cùng cũng đi nghỉ mát về rồi à? Sinh ra trong một gia đình ngơ tự nhiên thực sự là một việc vô cùng vui vẻ.
Nói đi cũng phải nói lại, có thể đóng băng một chiếc xe máy nhưng làm sao có thể đóng băng tinh thần “tốc độ và mãnh liệt” của mẹ tôi chứ? Còn nhớ năm ngoái tôi thi lí thuyết bằng lái xe, tôi nhờ mẹ giúp tôi ôn bài, trong đó mẹ có ý kiến khác với đáp án của một câu hỏi:
Khi người lái xe đang vượt xe, xe phía trước không giảm tốc độ, không nhường đường, nên:
A: Liên tục bấm còi tăng tốc vượt xe
B: Tăng tốc tiếp tục vượt
C: Dừng việc vượt xe
D: Bám sát theo sau, đợi cơ hội vượt tiếp
Mẹ tôi hỏi: “Tại sao không thể chọn D ‘Bám sát theo sau, đợi cơ hội vượt tiếp’? Điều này hoàn toàn không khoa học”.
Đúng thế, điều này không khoa học. Thật đấy.
Bố tôi không cho mẹ học lái xe cũng có lí do của ông. Mẹ tôi nhỏ người nhưng tinh thần vượt trội, mười mấy năm trước ngày ngày bà đi xe máy đi làm, khi vội là nhấn ga, trong chớp mắt đã vượt xe bus vốn đi ngang hàng cả cây số. Thường xuyên “bay” trên đường như thế làm gì có chuyện không ngã xe? Nếu không phải vì đầu đội mũ bảo hiểm thì cái đầu nhỏ của mẹ tôi đã bị bẹp mấy lần rồi. Chỉ khi đèo tôi sau lưng thì trong đầu mẹ mới có bốn chữ “an toàn lái xe”, quãng thời gian mỗi cuối tuần tôi ngồi sau mẹ đi học đàn trở thành thời gian vui vẻ nhất trong hồi ức niên thiếu của tôi. Cảnh vật trên con phố dài giữa trường và nhà lướt qua bên mình, gió nhẹ mát lạnh tạt qua trên mặt tôi. Mẹ tôi thường đọc cho tôi nghe bài thơ mẹ thích nhất khi lái xe chầm chậm, mẹ nói con hiểu hay không cũng không quan trọng, không cần phải suy nghĩ sâu xa,thấy hay là được.
Đến bây giờ tôi vẫn nhớ câu thơ đầu tiên trong đời không cần giải thích mà nghe vẫn hiểu: “Liền trời sắc lá xanh xanh ngắt/ Nắng chiếu màu hoa thẫm lạ lùng”
Chính là khi tôi ngồi sau chiếc xe máy kiểu nữ dáng nho nhỏ, cơn gió lớn đầu hạ đã thổi bay chiếc mũ nhỏ đồng bộ với bộ váy thủy thủ của tôi. Vì an toàn nên mẹ không dừng xe lại để tôi nhặt, tôi quay đầu lại nhìn theo chiếc mũ trắng viền xanh như chiếc lá sen nhẹ nhàng rơi xuống giữa đường, nắm thẳng trên đường. bề mặt chất vải mềm mại có vết nhăn bởi gió thổi qua, càng lúc càng nhỏ dần trong tầm mắt của tôi, cho đến khi khuất hẳn. Giây phút ấy, cảm giác mơ hồ khôn tả bắt đầu nhen nhóm trong tim tôi, đứa bé mười tuổi như tôi không thể xác định được khung cảnh tôi nhìn thấy có sức mạnh thế nào. Tôi nhớ khi ấy tôi ôm eo mẹ ngồi ở sau xe, cùng với chiếc xe đi xa dần, lưu luyến tạm biệt chiếc mũ nhỏ xinh tôi yêu quý nhất.
Tôi nói: “Mẹ ơi, mũ của con bay lên nhìn như lá sen”.
Chắc mẹ sợ tôi tiếc nuối nhất định đòi xuống xe nhặt nên tìm cách dỗ tôi chuyển sự chú ý, mẹ đọc cho tôi nghe một bài thơ về lá sen:
Tất cánh Tây Hồ lục nguyệt trung,
Phong quang bất dữ tứ thì đồng.
Tiếp thiên liên diệp vô cùng bích
Ánh nhật hà hoa biệt dạng hồng
Dịch thơ:
Bát ngát Hồ Tây cảnh hạ trông
Mùa sen khác với mọi mùa không
Liền trời sắc lá xanh xanh ngắt
Nắng chiếu màu hoa thẫm lạ lùng
(Người dịch: Tùng Văn)
Nếu nói một khoảnh khắc nào đó của thời thơ ấu đã kích thích tình yêu của câu chữ trong tim tôi, quyết định con đường ngày nay tôi đi, thì đó chính là khoảnh khắc mang tính quyết định. Tôi nhắm mắt lại là có thể nhìn thấy vô số lá sen mang theo những giọt nước xếp thành một khoảng xanh lục giăng khắp nơi, trên những phiến lá có nếp gợn bởi gió thổi qua, những giọt nước lăn qua lăn lại, những cánh sen hé mở hướng về phía mặt trời…
Bây giờ nhớ lại vấn đề không phải khung cảnh ấy đẹp thế nào, mà là lần đầu tiên tôi cảm nhận được một cách trực quan khung cảnh được miêu tả qua vài chữ Hán ít ỏi lại có thể sinh động nhường ấy.
Đương nhiên, câu chuyện bị bay mất mũ giữa đường khiến bố tôi nghĩ tới việc tôi không còn quá nhỏ không mua được mũ bảo hiểm vừa đầu, dẫn tới chuyện vì an toàn mà ra quyết định cấm sử dụng xe máy làm phương tiện giao thông gia dụng.
Khi ấy tâm hồn bé nhỏ của tôi đầy nghi vấn: Hình như tôi chưa bao giờ có đội mũ bảo hiểm, bố à ý thức an toàn mà bố luôn tự hào cuối cùng cũng đi nghỉ mát về rồi à? Sinh ra trong một gia đình ngơ tự nhiên thực sự là một việc vô cùng vui vẻ.
Nói đi cũng phải nói lại, có thể đóng băng một chiếc xe máy nhưng làm sao có thể đóng băng tinh thần “tốc độ và mãnh liệt” của mẹ tôi chứ? Còn nhớ năm ngoái tôi thi lí thuyết bằng lái xe, tôi nhờ mẹ giúp tôi ôn bài, trong đó mẹ có ý kiến khác với đáp án của một câu hỏi:
Khi người lái xe đang vượt xe, xe phía trước không giảm tốc độ, không nhường đường, nên:
A: Liên tục bấm còi tăng tốc vượt xe
B: Tăng tốc tiếp tục vượt
C: Dừng việc vượt xe
D: Bám sát theo sau, đợi cơ hội vượt tiếp
Mẹ tôi hỏi: “Tại sao không thể chọn D ‘Bám sát theo sau, đợi cơ hội vượt tiếp’? Điều này hoàn toàn không khoa học”.
Đúng thế, điều này không khoa học. Thật đấy.
Bình luận truyện