Cơn Mưa Định Mệnh
Chương 23
Cô nhân viên run sợ cúi gằm mặt xuống đất, nhẫn nhịn đón nhận những cơn mưa chửi rủa từ cấp trên. Trước khi đi thực tập, các cô đã được giáo huấn trước là phải nhịn, dù mình có đúng cũng phải nhịn, vì cấp trên luôn đúng! Có lẽ vì thế mà bây giờ cô không dám hé răng nửa lời, bởi chị trưởng phòng này tính tình hách dịch, khó ưa, nếu gặp chuyện không vui thì ngay lập tức sẽ tìm kẻ dưới trướng để xả giận. Hôm nay là ngày xui xẻo của cô bé này, mọi người trong phòng đều sợ uy của chị ta, vì chồng chị ấy cũng làm chức vị khá cao trong công ty, chồng xướng - vợ ca, không ai dám bắt bẻ lại chị ta. Tất cả cũng chỉ vì đồng tiền mà nhịn nhục.
Và người đang quỳ dưới đất ấy là Hạnh. Trong khi cô khúm núm quỳ ở đó thì không một ai dám nói đỡ cho cô bé nhân viên câu nào, nhất thời nhìn nhau im lặng. Ở bên ngoài, Dương lặng lẽ quan sát tất cả, chưa đến kịch hay nên anh còn muốn xem tiếp. Do Hạnh quỳ gối, quay lưng ra phía bên ngoài nên Dương chưa nhận ra cô, nhưng Phong thì lại biết điều đó. Cái dáng người và cách ăn mặc giản dị của Hạnh anh đã được gặp qua nên thoáng nhìn đã biết được, chỉ là, Dương mới là sếp tổng, anh ấy mới có quyền can thiệp, còn anh, chân thư ký, dù biết nhưng cũng đành im lặng. Dẫu sao cũng không liên quan đến anh.
Sao? Mày câm à?
Mày thanh minh cho mày đi? Lẽ nào thầy cô giáo không dạy mày cách ứng xử khi làm việc ngoài xã hội?
Tiếng quát tháo lại tiếp tục vang lên, chị trưởng phòng đó thấy mọi người im lặng, nghĩ là không có ai dám bật lại mình càng tỏ vẻ hung hăng, ta đây là số 1. Hạnh vẫn im lặng, vì cô biết bây giờ mà mở mồm ra chắc chắn không nói lại được chị ta, hy vọng chị ấy nói xong thì thôi.
Ngửng cao cái mặt lên!
Chị trưởng phòng lại quát.
Ranh con vắt mũi chưa sạch, làm ăn láo toét!
Đứng dậy dọn dẹp đi, lần sau đừng để tao nhìn thấy cái mặt mày.
Hạnh khúm núm đứng dậy, thú thực cô thấy nhục nhã quá, trước bao nhiêu người chứng kiến như vậy cô chỉ ước có cái rổ nào mà úp lên mặt. Vừa nhặt mảnh cốc bị vỡ, bàn tay cô run run, vừa sợ hãi, vừa nhục nhã, và thực sự thì cảm giác ghét người đàn bà trước mặt vẫn là nhiều nhất. Hạnh nghĩ, nếu bản thân không phải là thực tập sinh, có lẽ cô sẽ lao vào đánh nhau với chị ta một trận rồi thế nào cũng được. Không làm ở đó thì làm chỗ khác, nhưng bây giờ thì không thể, nếu đánh cấp trên, không những ảnh hưởng đến việc học nghề, mà ra trường còn bị đánh giá là không có đạo đức. Haizzz...
Hạnh bưng cái khay chén cốc vỡ vụn đứng lên, đúng lúc quay mặt ra thì Dương giật thót, anh quay mặt đi tránh để cô phát hiện ra mình. Thì ra nãy giờ người bị bắt nạt là Hạnh, anh cứ ngỡ là người nào khác. Bàn tay vo tròn thành nắm đấm, Dương tức giận hùng hổ đi lên phòng làm việc, Nam Phong cũng hớt hải chạy theo. Cánh cửa vừa đóng lại, Dương nói:
Cậu biết phải làm gì rồi chứ?
Dạ, làm gì ạ?
Phong ngơ ngác.
Cậu ngu thật hay ngu giả vờ đấy?
Dạ.. dạ...
Gọi giám đốc phòng nhân sự lên cho tôi!
Vâng.
Còn cậu, xuống xem cô gái ấy thế nào!
Ý anh là?
Còn ai nữa, xem Hạnh có vấn đề gì không? Còn phải hỏi!
Dương cáu kỉnh.
Theo lệnh của cấp trên, một lát sau, giám đốc phòng nhân sự đi vào, anh ta hồn nhiên nở nụ cười hòa nhã vì không biết sếp gọi lên là có việc gì.
Chào anh! Anh cho gọi tôi đúng không?
Giám đốc nhân sự cất lời chào hỏi lịch sự, nếu xét tuổi tác, Dương còn thua anh ta xa, nhưng luận về cấp bậc thì anh ta không bằng nên nghiêng mình kính cẩn.
Tôi không rảnh mà bỗng nhiên gọi anh lên đây chơi!
À... vâng! Anh cứ nói ạ!
Vợ anh hiện đang làm trưởng phòng kế hoạch đúng không?
Dạ. Đúng thế, có việc gì vậy sếp?
Ngay ngày mai, à không, ngay ngày hôm nay, tôi sa thải vợ cậu!
Ơ... có chuyện gì vậy sếp? Đang yên ổn... sao... sao... lại sa thải ạ?
Không hỏi nhiều, và anh cũng nên nhớ, làm ở trong công ty đừng bao giờ cậy to mà bắt nạt bé!
Về nhà dạy dỗ vợ thêm đi!!
Thế là thế nào ạ?
Tôi thực sự không hiểu.
Tay giám đốc nhân sự vẫn chưa hết bàng hoàng vì quyết định tày trời của Dương, một người kiêu ngạo như vợ anh ta đùng cái bị sa thải chắc chắn sẽ phát rồ lên mất.
Vợ chồng về nhà bảo nhau, tiễn khách!
Nói đoạn Dương xoay ghế quay lưng lại với giám đốc nhân sự, ý anh là không muốn nhiều lời, đuổi khéo để anh ta không dài dòng.
Trong phòng nghỉ, Hạnh đang loay hoay phân loại mảnh cốc bị vỡ để cho vào sọt rác. Đầu óc mải nghĩ đến chuyện không vui khi nãy nên cô không tập trung, vô tình bị mảnh vỡ cứa vào ngón tay, máu nhuốm đỏ cả bàn tay, đến khi thấy nhức nhức cô mới chú ý thì đã mất rất nhiều máu rồi. Đúng lúc ấy Nam Phong đi vào, thấy Hạnh như vậy cậu ấy sốt sắng:
Có xảy ra chuyện gì đi nữa thì cũng nên chú ý an toàn chứ?
Hạnh thần mặt ra, tay chảy máu nhưng cô cứ đứng đơ ra nhìn, tâm trạng vô cùng hỗn loạn.
Đưa tay đây tôi xem nào?
Chảy bao nhiêu máu rồi mà cứ để yên như thế được à?
Hộp dụng cụ y tế để ở chỗ nào cô có biết không?
Hạnh hướng mắt lên cái tủ chỗ góc phòng nghỉ, Phong nhanh chân chạy đến lấy và giúp Hạnh sơ cứu lại vết thương. Hạnh không ngăn cản cũng không nói lời cảm ơn, từ đầu đến cuối cứ để Phong giúp mình làm việc đó.
Lại bị cấp trên bắt nạt à?
Phong nhìn Hạnh rồi hỏi chân thành.
Cô không nói gì, vì không nói Phong cũng hiểu quá rõ...
Cô hay bị bắt nạt nhỉ?
Phong lại buông ra một câu nói hết sức tổn thương Hạnh.
Anh có ý gì?
Anh là đang an ủi hay chọc tức tôi? Nếu như là an ủi, cảm thông hoặc đại ý như thế thì tôi cảm ơn, tôi không sao cả,... còn nếu anh muốn chọc tức tôi thì có lẽ anh chọn nhầm người rồi!
Phong ngạc nhiên:
Tại sao?
Vì anh cũng thấy cả rồi, chị ta chửi bới như thế tôi còn chịu được, nếu anh có nói thêm mấy câu tôi cũng chẳng điên lên mà tức chết được đâu!
Cô gái này thật thú vị. Phong nghĩ thầm trong đầu như thế, quả đúng vậy, anh đi làm ở nhiều nơi khác nhau rồi, cũng chứng kiến không ít cảnh cấp trên bắt nạt cấp dưới. Và thường thì họ hay khóc lóc, ỉ ôi vì nhục nhã, xấu hổ. Riêng Hạnh, anh chưa thấy cô rơi giọt lệ nào, ngay cả khi tay bị thương chảy máu. Sự cứng cỏi này là vì đâu mà có? Chút bản lĩnh này quả thật không thể coi thường, hèn chi sếp của anh, Dương lại quan tâm đến cô ấy như thế.
Xin lỗi, tôi không có ý trêu đùa cô!
Nhưng sự việc thế nào mà chị ta lại đối xử với cô như vậy chứ?
Cấp trên luôn đúng mà? Anh không hiểu đạo lý này sao?
Tôi không biết chị ta ghét tôi, không ưa tôi ở điểm nào, nhưng có một điều, từ ngày đến đây học việc, chị ta luôn tìm cách làm khó tôi...
Vậy cô có làm gì sai không?
Anh hỏi thừa!
Chỉ cần chị ta không vui, tất cả mọi thứ đều không đúng.
Nghĩa là?
Như anh thấy đấy, chị ấy muốn cafe, nhưng lại sợ đắng, nói tôi cho thêm đường. Khi mang lên phòng, đúng lúc chị ta đang bực dọc chuyện gì đó, cầm ly cafe lên uống luôn. Nào ngờ, cafe còn nóng nên chị ta giật mình, đánh đổ ly nước, cái ly va vào bàn lại hất ngược lên người tôi... anh nhìn đi!
Phong nghe Hạnh nói cũng chú ý nhìn lên áo cô, đúng là loang lổ màu cafe, có chỗ vẫn còn ướt khiến cho lớp vải dính sát vào da thịt, chiếc áo ngực bên trong in hằn lộ liễu có thể nhìn xuyên thấu. Phong hờ hững mất mấy giây...
Anh nhìn gì đấy?
Hạnh bối rối, cô lấy tay che chỗ bị ướt đi và lúng túng hỏi lại.
À, không có gì...
Phong ấp úng vì trong đầu vừa nảy sinh cảm giác gì đó khó tả, anh vội bào chữa cho hành vi không đứng đắn vừa rồi:
Tôi nghĩ, áo cô đã bẩn, tốt nhất nên kiếm cái khác và thay ra đi, kẻo mùi cafe ngấm vào sẽ rất khó chịu!
Thực ra ý Phong là mặc áo ướt nhìn rất lộ liễu, nếu không muốn trở thành tâm điểm chú ý của mọi người thì Hạnh nên thay chiếc áo khác ra.
Anh nói đúng, nhưng nơi đây là công ty, không phải nhà tôi, tôi không có áo để thay, hơn nữa, đang trong giờ làm việc thế này, e là...
Cô vẫn còn tâm trạng mà làm việc nữa sao?
Phong thắc mắc.
Vậy anh nói tôi phải làm gì?
Nơi này đâu phải đến để chơi?
Cô có muốn nghỉ ngơi cho thoải mái không?
Phong hỏi với thái độ nghiêm túc.
Tôi đương nhiên muốn, nhưng không được đâu...
Tôi có thể xin giúp cô, à, tôi có áo sơ mi trắng, nếu cô không chê thì mặc tạm áo của tôi nhé!
Phong chợt nhớ ra là mỗi lần đi công tác đều đem theo quần áo theo người, thấy Hạnh nói cô không có đồ để thay nên anh chủ động cho mượn luôn.
Tôi cảm ơn còn không hết, chê sao được... chỉ sợ anh không muốn cho tôi mượn thôi!
Kìa? Cô nghĩ tôi hẹp hòi vậy sao?
Tôi...
Được rồi, cứ ở yên đấy, chờ tôi, tôi quay lại phòng làm việc lấy áo cho cô thay, nhớ, không được rời đi đâu đấy!
Hạnh gật đầu, Phong hối hả chạy ra khỏi phòng, xem ra anh đã làm được một việc tốt thay sếp rồi, có lẽ Dương không muốn cho Hạnh biết sự có mặt của mình tại đây nên cố ý lánh mặt đi, để Phong lộ diện giúp đỡ.
Trở về phòng, lục lọi valy nhỏ, Phong lấy ra chiếc sơ mi trắng tinh, Dương thấy vậy liền hỏi:
Cậu định làm gì?
Dạ, áo của Hạnh bị cafe của cô trưởng phòng làm bẩn hết rồi sếp ạ.
Cô ấy bảo trong giờ làm việc thì không được rời khỏi công ty, bởi vậy em đề nghị cho cô ấy mặc tạm áo của em...
Phong thật thà kể lại mà không biết thái độ của Dương đã cau có từ khi nào.
Vậy sao cậu không lấy áo của tôi cho cô ấy mặc?
À... dạ, vậy sếp có cái nào sáng màu thì lấy cho em, em mang xuống cho Hạnh thay...
Phong tinh ý hiểu ngay ý đồ của Dương, thì ra sếp ghen.
Trong valy của tôi ấy, lấy cái sáng màu chấm bi trắng, cái đó tôi mới mua, chưa mặc qua lần nào...
Dạ.
Hay là... anh mang xuống cho Hạnh nhé!
Cậu muốn chết đúng không?
Dương giả vờ tức giận, to tiếng nạt nộ Phong để che giấu đi sự quan tâm của mình dành cho Hạnh, nhưng Phong biết hết, anh nhận ra tất cả.
Dạ... dạ.. sao anh quan tâm đến cô ấy mà lại tránh tiếp xúc gặp mặt thế ạ?
Giữa hai người có phải đã xảy ra chuyện gì đúng không sếp?
Nhiều lời tôi cho cậu nghỉ việc luôn!!
Vâng... vâng, vậy em đi xuống đây!
Hạnh mặc chiếc áo mà Phong cho mượn, cô cảm kích anh lắm, không ngờ trong công ty cũng có người đối xử tốt với cô như vậy, tình cảm này cô rất trân trọng. Vì trong khi gặp khó khăn, có một bàn tay đưa ra nâng đỡ nên cô biết ơn vô cùng. Kể từ lúc Dương gọi giám đốc nhân sự lên để giáo huấn thì cả buổi ngày hôm đó Hạnh không bị ai bắt nạt nữa, đặc biệt hơn là chị trưởng phòng bỗng nhiên vắng mặt. Nhưng vì ngày hôm nay cô mới bị chị ta nhục mạ nên cảm giác nhục nhã, xấu hổ vẫn chưa nguôi đi, biết chị ta vắng mặt nhưng Hạnh ngại với mọi người nên không mở lời hỏi han xem sự tình là thế nào.
Và, Hạnh cũng tò mò về Nam Phong, không biết anh ấy làm ở bộ phận nào, thỉnh thoảng mới thấy xuất hiện một lần. Định dò hỏi, song Hạnh lại thôi, bởi tìm kiếm thông tin của một người đàn ông trong công ty chắc chắn sẽ để lại những lời đồn ác ý, không chỉ vậy, Hạnh bây giờ lại là một thực tập sinh, mọi người sẽ nghĩ ngay cô muốn câu dụ đàn ông để được giúp đỡ. Nghĩ thôi đã thấy phức tạp rồi.
Buổi tối, Nam Phong và sếp Dương nghỉ lại một khách sạn cao cấp do Phong đặt lịch từ trước khi đến đây, vì là nam giới với nhau nên Dương nói chọn phòng đôi, có hai giường, có việc thì tiện trao đổi. Trong lúc làm việc với máy tính kiểm tra số liệu bên tổng công ty, Dương chợt nhớ ra chuyện của Hạnh lúc sáng nên hỏi Phong:
Hạnh hiện tại sống ở khu vực nào nhỉ?
Mọi thông tin em đã ghi đầy đủ và gửi vào mail cho anh rồi, giờ anh hỏi em cũng không nhớ được đâu, huống chi nơi đây không phải quê của em.
Ừ. Vậy để tôi tự xem. Mà cậu không nhớ thì thôi, dài dòng thế làm gì?
Đọc chăm chú một hồi, Dương lẩm bẩm:
Cũng biết tính toán ra phết, chọn nơi ở gần công ty để đi lại cho thuận tiện đây mà!
Nói rồi anh lấy điện thoại ra lưu lại địa chỉ kèm số điện thoại của Hạnh, lấy cái áo khoác mỏng và đi ra ngoài trước sự ngỡ ngàng của Phong.
Ơ, anh đi đâu vậy?
Vừa mới nói duyệt số liệu bên tổng công ty mà?
Cậu kiểm tra giúp tôi, xem có chỗ nào không hợp lý thì khoanh vùng vào, lát về tôi giải quyết nốt!!
Ơ...
Lời của Phong còn chưa kịp đến tai thì Dương đã bước vào thang máy, anh hí hửng muốn đến khu nhà mà Hạnh đang ở trọ xem cô thế nào.
Tại khu tập thể mà Hạnh ở trọ.
Buổi tối, không khí nơi đây khá ồn ào, vì cô chỉ thực tập ngắn ngày tại đây nên thuê tạm một phòng trọ giá bình dân dành cho người lao động, thực tập xong thì lại đi. Hơi ồn ào nhưng kể ra cũng vui, những lúc buồn ra ban công xem bọn trẻ nô đùa cũng đỡ mệt mỏi. Thời gian này với Hạnh mà nói tương đối buồn chán, công việc chẳng ra sao, tình yêu cũng chẳng đến đâu, từ hôm Khánh giận dỗi chuyện cô làm anh cụt hứng đến nay, Khánh có gọi điện mấy lần xin lỗi nhưng cô chưa đồng ý. Vì hai lần liên tiếp như vậy rồi, Hạnh muốn xem xét lại tình cảm của người đàn ông này xem anh ấy có thực sự quan tâm đến cô không, hay chỉ vì ham muốn dung tục mà dùng dằng níu kéo?
Và người đang quỳ dưới đất ấy là Hạnh. Trong khi cô khúm núm quỳ ở đó thì không một ai dám nói đỡ cho cô bé nhân viên câu nào, nhất thời nhìn nhau im lặng. Ở bên ngoài, Dương lặng lẽ quan sát tất cả, chưa đến kịch hay nên anh còn muốn xem tiếp. Do Hạnh quỳ gối, quay lưng ra phía bên ngoài nên Dương chưa nhận ra cô, nhưng Phong thì lại biết điều đó. Cái dáng người và cách ăn mặc giản dị của Hạnh anh đã được gặp qua nên thoáng nhìn đã biết được, chỉ là, Dương mới là sếp tổng, anh ấy mới có quyền can thiệp, còn anh, chân thư ký, dù biết nhưng cũng đành im lặng. Dẫu sao cũng không liên quan đến anh.
Sao? Mày câm à?
Mày thanh minh cho mày đi? Lẽ nào thầy cô giáo không dạy mày cách ứng xử khi làm việc ngoài xã hội?
Tiếng quát tháo lại tiếp tục vang lên, chị trưởng phòng đó thấy mọi người im lặng, nghĩ là không có ai dám bật lại mình càng tỏ vẻ hung hăng, ta đây là số 1. Hạnh vẫn im lặng, vì cô biết bây giờ mà mở mồm ra chắc chắn không nói lại được chị ta, hy vọng chị ấy nói xong thì thôi.
Ngửng cao cái mặt lên!
Chị trưởng phòng lại quát.
Ranh con vắt mũi chưa sạch, làm ăn láo toét!
Đứng dậy dọn dẹp đi, lần sau đừng để tao nhìn thấy cái mặt mày.
Hạnh khúm núm đứng dậy, thú thực cô thấy nhục nhã quá, trước bao nhiêu người chứng kiến như vậy cô chỉ ước có cái rổ nào mà úp lên mặt. Vừa nhặt mảnh cốc bị vỡ, bàn tay cô run run, vừa sợ hãi, vừa nhục nhã, và thực sự thì cảm giác ghét người đàn bà trước mặt vẫn là nhiều nhất. Hạnh nghĩ, nếu bản thân không phải là thực tập sinh, có lẽ cô sẽ lao vào đánh nhau với chị ta một trận rồi thế nào cũng được. Không làm ở đó thì làm chỗ khác, nhưng bây giờ thì không thể, nếu đánh cấp trên, không những ảnh hưởng đến việc học nghề, mà ra trường còn bị đánh giá là không có đạo đức. Haizzz...
Hạnh bưng cái khay chén cốc vỡ vụn đứng lên, đúng lúc quay mặt ra thì Dương giật thót, anh quay mặt đi tránh để cô phát hiện ra mình. Thì ra nãy giờ người bị bắt nạt là Hạnh, anh cứ ngỡ là người nào khác. Bàn tay vo tròn thành nắm đấm, Dương tức giận hùng hổ đi lên phòng làm việc, Nam Phong cũng hớt hải chạy theo. Cánh cửa vừa đóng lại, Dương nói:
Cậu biết phải làm gì rồi chứ?
Dạ, làm gì ạ?
Phong ngơ ngác.
Cậu ngu thật hay ngu giả vờ đấy?
Dạ.. dạ...
Gọi giám đốc phòng nhân sự lên cho tôi!
Vâng.
Còn cậu, xuống xem cô gái ấy thế nào!
Ý anh là?
Còn ai nữa, xem Hạnh có vấn đề gì không? Còn phải hỏi!
Dương cáu kỉnh.
Theo lệnh của cấp trên, một lát sau, giám đốc phòng nhân sự đi vào, anh ta hồn nhiên nở nụ cười hòa nhã vì không biết sếp gọi lên là có việc gì.
Chào anh! Anh cho gọi tôi đúng không?
Giám đốc nhân sự cất lời chào hỏi lịch sự, nếu xét tuổi tác, Dương còn thua anh ta xa, nhưng luận về cấp bậc thì anh ta không bằng nên nghiêng mình kính cẩn.
Tôi không rảnh mà bỗng nhiên gọi anh lên đây chơi!
À... vâng! Anh cứ nói ạ!
Vợ anh hiện đang làm trưởng phòng kế hoạch đúng không?
Dạ. Đúng thế, có việc gì vậy sếp?
Ngay ngày mai, à không, ngay ngày hôm nay, tôi sa thải vợ cậu!
Ơ... có chuyện gì vậy sếp? Đang yên ổn... sao... sao... lại sa thải ạ?
Không hỏi nhiều, và anh cũng nên nhớ, làm ở trong công ty đừng bao giờ cậy to mà bắt nạt bé!
Về nhà dạy dỗ vợ thêm đi!!
Thế là thế nào ạ?
Tôi thực sự không hiểu.
Tay giám đốc nhân sự vẫn chưa hết bàng hoàng vì quyết định tày trời của Dương, một người kiêu ngạo như vợ anh ta đùng cái bị sa thải chắc chắn sẽ phát rồ lên mất.
Vợ chồng về nhà bảo nhau, tiễn khách!
Nói đoạn Dương xoay ghế quay lưng lại với giám đốc nhân sự, ý anh là không muốn nhiều lời, đuổi khéo để anh ta không dài dòng.
Trong phòng nghỉ, Hạnh đang loay hoay phân loại mảnh cốc bị vỡ để cho vào sọt rác. Đầu óc mải nghĩ đến chuyện không vui khi nãy nên cô không tập trung, vô tình bị mảnh vỡ cứa vào ngón tay, máu nhuốm đỏ cả bàn tay, đến khi thấy nhức nhức cô mới chú ý thì đã mất rất nhiều máu rồi. Đúng lúc ấy Nam Phong đi vào, thấy Hạnh như vậy cậu ấy sốt sắng:
Có xảy ra chuyện gì đi nữa thì cũng nên chú ý an toàn chứ?
Hạnh thần mặt ra, tay chảy máu nhưng cô cứ đứng đơ ra nhìn, tâm trạng vô cùng hỗn loạn.
Đưa tay đây tôi xem nào?
Chảy bao nhiêu máu rồi mà cứ để yên như thế được à?
Hộp dụng cụ y tế để ở chỗ nào cô có biết không?
Hạnh hướng mắt lên cái tủ chỗ góc phòng nghỉ, Phong nhanh chân chạy đến lấy và giúp Hạnh sơ cứu lại vết thương. Hạnh không ngăn cản cũng không nói lời cảm ơn, từ đầu đến cuối cứ để Phong giúp mình làm việc đó.
Lại bị cấp trên bắt nạt à?
Phong nhìn Hạnh rồi hỏi chân thành.
Cô không nói gì, vì không nói Phong cũng hiểu quá rõ...
Cô hay bị bắt nạt nhỉ?
Phong lại buông ra một câu nói hết sức tổn thương Hạnh.
Anh có ý gì?
Anh là đang an ủi hay chọc tức tôi? Nếu như là an ủi, cảm thông hoặc đại ý như thế thì tôi cảm ơn, tôi không sao cả,... còn nếu anh muốn chọc tức tôi thì có lẽ anh chọn nhầm người rồi!
Phong ngạc nhiên:
Tại sao?
Vì anh cũng thấy cả rồi, chị ta chửi bới như thế tôi còn chịu được, nếu anh có nói thêm mấy câu tôi cũng chẳng điên lên mà tức chết được đâu!
Cô gái này thật thú vị. Phong nghĩ thầm trong đầu như thế, quả đúng vậy, anh đi làm ở nhiều nơi khác nhau rồi, cũng chứng kiến không ít cảnh cấp trên bắt nạt cấp dưới. Và thường thì họ hay khóc lóc, ỉ ôi vì nhục nhã, xấu hổ. Riêng Hạnh, anh chưa thấy cô rơi giọt lệ nào, ngay cả khi tay bị thương chảy máu. Sự cứng cỏi này là vì đâu mà có? Chút bản lĩnh này quả thật không thể coi thường, hèn chi sếp của anh, Dương lại quan tâm đến cô ấy như thế.
Xin lỗi, tôi không có ý trêu đùa cô!
Nhưng sự việc thế nào mà chị ta lại đối xử với cô như vậy chứ?
Cấp trên luôn đúng mà? Anh không hiểu đạo lý này sao?
Tôi không biết chị ta ghét tôi, không ưa tôi ở điểm nào, nhưng có một điều, từ ngày đến đây học việc, chị ta luôn tìm cách làm khó tôi...
Vậy cô có làm gì sai không?
Anh hỏi thừa!
Chỉ cần chị ta không vui, tất cả mọi thứ đều không đúng.
Nghĩa là?
Như anh thấy đấy, chị ấy muốn cafe, nhưng lại sợ đắng, nói tôi cho thêm đường. Khi mang lên phòng, đúng lúc chị ta đang bực dọc chuyện gì đó, cầm ly cafe lên uống luôn. Nào ngờ, cafe còn nóng nên chị ta giật mình, đánh đổ ly nước, cái ly va vào bàn lại hất ngược lên người tôi... anh nhìn đi!
Phong nghe Hạnh nói cũng chú ý nhìn lên áo cô, đúng là loang lổ màu cafe, có chỗ vẫn còn ướt khiến cho lớp vải dính sát vào da thịt, chiếc áo ngực bên trong in hằn lộ liễu có thể nhìn xuyên thấu. Phong hờ hững mất mấy giây...
Anh nhìn gì đấy?
Hạnh bối rối, cô lấy tay che chỗ bị ướt đi và lúng túng hỏi lại.
À, không có gì...
Phong ấp úng vì trong đầu vừa nảy sinh cảm giác gì đó khó tả, anh vội bào chữa cho hành vi không đứng đắn vừa rồi:
Tôi nghĩ, áo cô đã bẩn, tốt nhất nên kiếm cái khác và thay ra đi, kẻo mùi cafe ngấm vào sẽ rất khó chịu!
Thực ra ý Phong là mặc áo ướt nhìn rất lộ liễu, nếu không muốn trở thành tâm điểm chú ý của mọi người thì Hạnh nên thay chiếc áo khác ra.
Anh nói đúng, nhưng nơi đây là công ty, không phải nhà tôi, tôi không có áo để thay, hơn nữa, đang trong giờ làm việc thế này, e là...
Cô vẫn còn tâm trạng mà làm việc nữa sao?
Phong thắc mắc.
Vậy anh nói tôi phải làm gì?
Nơi này đâu phải đến để chơi?
Cô có muốn nghỉ ngơi cho thoải mái không?
Phong hỏi với thái độ nghiêm túc.
Tôi đương nhiên muốn, nhưng không được đâu...
Tôi có thể xin giúp cô, à, tôi có áo sơ mi trắng, nếu cô không chê thì mặc tạm áo của tôi nhé!
Phong chợt nhớ ra là mỗi lần đi công tác đều đem theo quần áo theo người, thấy Hạnh nói cô không có đồ để thay nên anh chủ động cho mượn luôn.
Tôi cảm ơn còn không hết, chê sao được... chỉ sợ anh không muốn cho tôi mượn thôi!
Kìa? Cô nghĩ tôi hẹp hòi vậy sao?
Tôi...
Được rồi, cứ ở yên đấy, chờ tôi, tôi quay lại phòng làm việc lấy áo cho cô thay, nhớ, không được rời đi đâu đấy!
Hạnh gật đầu, Phong hối hả chạy ra khỏi phòng, xem ra anh đã làm được một việc tốt thay sếp rồi, có lẽ Dương không muốn cho Hạnh biết sự có mặt của mình tại đây nên cố ý lánh mặt đi, để Phong lộ diện giúp đỡ.
Trở về phòng, lục lọi valy nhỏ, Phong lấy ra chiếc sơ mi trắng tinh, Dương thấy vậy liền hỏi:
Cậu định làm gì?
Dạ, áo của Hạnh bị cafe của cô trưởng phòng làm bẩn hết rồi sếp ạ.
Cô ấy bảo trong giờ làm việc thì không được rời khỏi công ty, bởi vậy em đề nghị cho cô ấy mặc tạm áo của em...
Phong thật thà kể lại mà không biết thái độ của Dương đã cau có từ khi nào.
Vậy sao cậu không lấy áo của tôi cho cô ấy mặc?
À... dạ, vậy sếp có cái nào sáng màu thì lấy cho em, em mang xuống cho Hạnh thay...
Phong tinh ý hiểu ngay ý đồ của Dương, thì ra sếp ghen.
Trong valy của tôi ấy, lấy cái sáng màu chấm bi trắng, cái đó tôi mới mua, chưa mặc qua lần nào...
Dạ.
Hay là... anh mang xuống cho Hạnh nhé!
Cậu muốn chết đúng không?
Dương giả vờ tức giận, to tiếng nạt nộ Phong để che giấu đi sự quan tâm của mình dành cho Hạnh, nhưng Phong biết hết, anh nhận ra tất cả.
Dạ... dạ.. sao anh quan tâm đến cô ấy mà lại tránh tiếp xúc gặp mặt thế ạ?
Giữa hai người có phải đã xảy ra chuyện gì đúng không sếp?
Nhiều lời tôi cho cậu nghỉ việc luôn!!
Vâng... vâng, vậy em đi xuống đây!
Hạnh mặc chiếc áo mà Phong cho mượn, cô cảm kích anh lắm, không ngờ trong công ty cũng có người đối xử tốt với cô như vậy, tình cảm này cô rất trân trọng. Vì trong khi gặp khó khăn, có một bàn tay đưa ra nâng đỡ nên cô biết ơn vô cùng. Kể từ lúc Dương gọi giám đốc nhân sự lên để giáo huấn thì cả buổi ngày hôm đó Hạnh không bị ai bắt nạt nữa, đặc biệt hơn là chị trưởng phòng bỗng nhiên vắng mặt. Nhưng vì ngày hôm nay cô mới bị chị ta nhục mạ nên cảm giác nhục nhã, xấu hổ vẫn chưa nguôi đi, biết chị ta vắng mặt nhưng Hạnh ngại với mọi người nên không mở lời hỏi han xem sự tình là thế nào.
Và, Hạnh cũng tò mò về Nam Phong, không biết anh ấy làm ở bộ phận nào, thỉnh thoảng mới thấy xuất hiện một lần. Định dò hỏi, song Hạnh lại thôi, bởi tìm kiếm thông tin của một người đàn ông trong công ty chắc chắn sẽ để lại những lời đồn ác ý, không chỉ vậy, Hạnh bây giờ lại là một thực tập sinh, mọi người sẽ nghĩ ngay cô muốn câu dụ đàn ông để được giúp đỡ. Nghĩ thôi đã thấy phức tạp rồi.
Buổi tối, Nam Phong và sếp Dương nghỉ lại một khách sạn cao cấp do Phong đặt lịch từ trước khi đến đây, vì là nam giới với nhau nên Dương nói chọn phòng đôi, có hai giường, có việc thì tiện trao đổi. Trong lúc làm việc với máy tính kiểm tra số liệu bên tổng công ty, Dương chợt nhớ ra chuyện của Hạnh lúc sáng nên hỏi Phong:
Hạnh hiện tại sống ở khu vực nào nhỉ?
Mọi thông tin em đã ghi đầy đủ và gửi vào mail cho anh rồi, giờ anh hỏi em cũng không nhớ được đâu, huống chi nơi đây không phải quê của em.
Ừ. Vậy để tôi tự xem. Mà cậu không nhớ thì thôi, dài dòng thế làm gì?
Đọc chăm chú một hồi, Dương lẩm bẩm:
Cũng biết tính toán ra phết, chọn nơi ở gần công ty để đi lại cho thuận tiện đây mà!
Nói rồi anh lấy điện thoại ra lưu lại địa chỉ kèm số điện thoại của Hạnh, lấy cái áo khoác mỏng và đi ra ngoài trước sự ngỡ ngàng của Phong.
Ơ, anh đi đâu vậy?
Vừa mới nói duyệt số liệu bên tổng công ty mà?
Cậu kiểm tra giúp tôi, xem có chỗ nào không hợp lý thì khoanh vùng vào, lát về tôi giải quyết nốt!!
Ơ...
Lời của Phong còn chưa kịp đến tai thì Dương đã bước vào thang máy, anh hí hửng muốn đến khu nhà mà Hạnh đang ở trọ xem cô thế nào.
Tại khu tập thể mà Hạnh ở trọ.
Buổi tối, không khí nơi đây khá ồn ào, vì cô chỉ thực tập ngắn ngày tại đây nên thuê tạm một phòng trọ giá bình dân dành cho người lao động, thực tập xong thì lại đi. Hơi ồn ào nhưng kể ra cũng vui, những lúc buồn ra ban công xem bọn trẻ nô đùa cũng đỡ mệt mỏi. Thời gian này với Hạnh mà nói tương đối buồn chán, công việc chẳng ra sao, tình yêu cũng chẳng đến đâu, từ hôm Khánh giận dỗi chuyện cô làm anh cụt hứng đến nay, Khánh có gọi điện mấy lần xin lỗi nhưng cô chưa đồng ý. Vì hai lần liên tiếp như vậy rồi, Hạnh muốn xem xét lại tình cảm của người đàn ông này xem anh ấy có thực sự quan tâm đến cô không, hay chỉ vì ham muốn dung tục mà dùng dằng níu kéo?
Bình luận truyện