Dạo Chơi Đất Kinh Kỳ

Chương 30: 30: Trái Ngược




Lúc này, Vương Hi đã đến hiệu thuốc, nhưng Phùng đại phu đã ra ngoài.

Nàng rất thật vọng, hỏi chưởng quỹ của tiệm:
- Ông biết ông ấy đi đâu không?
Chưởng quỹ đã ngoài tứ tuần hơi khom người, kính cẩn đáp:
- Ông ấy không bảo là đi đâu ạ.
- Thế biết khi nào ông ấy về không?
- Không ạ.
Chưởng quỹ vốn là lão bộc của họ Vương, sau được ông nội Vương Hi thưởng cho Phùng đại phu, thành gia nhân của Phùng đại phu.

Phùng đại phu ngao du khắp nơi, ông ấy làm tùy tùng, giờ Phùng đại phu mở hiệu thuốc, ông ấy lại thành chưởng quỹ.

Do đó, ông ấy rất quen Vương Hi, nếu Phùng đại phu không đặc biệt dặn dò thì ông sẽ không giấu nàng bất cứ điều gì.
- Phùng đại phu không ở hiệu thuốc mấy ngày nay rồi.

Tôi hỏi ông ấy đi đâu làm gì nhưng ông ấy không trả lời.

May mà mấy ngày nay có cậu chủ ở nhà, không thì không biết ai sẽ khám cho người tới xem bệnh nữa.
Chưởng quỹ hầu Phùng đại phu nhiều năm, trước đây còn làm dược đồng cho Phùng đại phu nên phân biệt dược liệu không thành vấn đề.

Nhưng kinh thành tàng long ngọa hổ, ông vẫn không dám bắt mạch xem bệnh.

Mặt khác, Phùng Cao lại rất có thiên phú, không những kế thừa y thuật của Phùng đại phu mà còn có vẻ trò giỏi hơn thầy.

Phùng đại phu đã lớn tuổi, chỉ ngồi trong nhà chứ không ra xem bệnh, ngay cả chuyện đến nhà xem bệnh cũng giao cho Phùng Cao.

Lần trước Vương Hi tới tiệm không gặp Phùng Cao cũng vì huynh ấy ra ngoài xem bệnh.
Nàng thở phào.

May mà vẫn gặp Phùng Cao.

Biết thế nàng đã phái người tới hỏi trước rồi.
- Tiểu Cao ca ở đâu rồi?
Chưởng quỹ thưa:
- Đang chỉnh thuốc ở đằng sau ạ!
Tiệm thuốc gồm sáu sân, có một thư phòng ở sau phòng khách, chuyên để lưu trữ ca bệnh và phương thuốc.

Còn sau thư phòng là nơi nghỉ của các sư phụ, đồ đệ làm cho hiệu.
Chưởng quỹ dẫn Vương Hi vào thì gặp Phùng Cao đang đi ra sau khi được bẩm báo.

Huynh ấy dong dỏng, mặc áo bào vải mịn màu lam, ngũ quan thanh tú, mang theo nét cười luôn tạo cảm giác gần gũi, thoải mái cho người đối diện.
- Tiểu sư muội! - Huynh ấy gọi Vương Hi, cười hỏi.

- Sao hôm nay muội lại qua đây? Sư phụ ra ngoài rồi.


Có việc gì gấp không? Huynh giúp được không?
Nói rồi huynh ấy lại nói:
- Nhưng nay muội không qua thì hai hôm nữa huynh cũng đi tìm muội.
Vương Hi ồ lên, hỏi:
- Có chuyện gì ạ?
Phùng Cao liếc chưởng quỹ.

Chưởng quỹ lập tức lui ra.
Phùng Cao nói:
- Muội đi theo huynh.
Vương Hi và Phùng Cao vào thư phòng ở phía sau phòng.

Hai người ngồi xuống bàn sách lớn.

Mấy đứa Bạch Quả dâng trà bánh thay tiểu a hoàn rồi lui ra, còn giúp họ đóng cửa và canh giữ ở ngoài.
Bấy giờ, Phùng Cao mới nói:
- Ngày muội đến hiệu thuốc đã xảy ra chuyện gì, có thể kể lại cho huynh không?
Vương Hi kinh ngạc.

Nhưng sau khi xâu chuỗi với những gì chưởng quỹ nói, nàng lại lo lắng, lập tức kể lại cẩn thận chuyện hôm đó cho Phùng Cao.
Phùng Cao nhíu chặt mày, nói:
- Từ hôm đó đến nay, sư phụ cứ đi sớm về muộn.

Mới đầu, huynh tưởng sư phụ muốn tránh mặt Trần Nhị công tử và Nhị hoàng tử, hoặc có lẽ là đi nhờ người ta tìm hiểu giúp tại sao họ lại muốn mới sư phụ xem bệnh.

Nhưng ai ngờ hôm qua huynh hỏi mới biết.

Mấy ngày nay, sư phụ chỉ vội nhờ người xin hương bách hoa do đại sư Triều Vân của chùa Đại Giác chế.

Hơn nữa, sư phụ còn một hơi ôm bảy, tám hộp về.

Tóm lại là rất kỳ quái!
Vương Hi nghe mà sửng sốt.
Lần đó, Phùng đại phu mượn Vương Hi và Bạch Chỉ là để bọn họ lần lượt đến chùa Đại Giác mua hai hộp hương bách hoa dưới danh nghĩa của nàng và Thường Kha.

Tiếc rằng cả dược lý lẫn điều hương của nàng đều học nửa vời, Phùng Cao mới là đệ tử chân truyền chính cống của Phùng đại phu.

Nàng cũng biết nhận hương nhưng lại không hiểu quá sâu.
- Có vấn đề gì ư? - Vương Hi thận trọng hỏi.
Phùng Cao đáp:
- Đáng lẽ, sư phụ phải lo lắng chuyện Nhị hoàng tử và Trần Nhị công tử tìm mình chứ?
Vương Hi hỏi tiếp:
- Chẳng phải Phùng gia gia nói thủ pháp điều hương của sư phụ Triều Vân rất giống mình sao?

Phùng Cao nhìn Vương Hi.
Vương Hi vỡ lẽ.
Đúng ha! Dù thù pháp điều hương của Triều Vân và Phùng đại phu từ một gốc, nhưng vấn đề cấp thiết trước mắt mới là Trần Lạc và Nhị hoàng tử.

Thế mà Phùng đại phu lại đặt chuyện điều hương lên đầu, còn nói rõ chuyện này quan trọng hơn chuyện Trần Lạc và Nhị hoàng tử.
- Chẳng lẽ chuyện Trần Lạc và Nhị hoàng tử tìm gặp Phùng gia gia có liên quan đến Triều Vân kia?
Phùng Cao thở dài, nói:
- Huynh biết thể nào muội cũng nói vậy mà.

Huynh đã điều tra rồi.

Nhị hoàng tử và Hoàng hậu nương nương thường dâng hương ở chùa Linh Quang, còn Hoàng thượng và Thục phi nương nương lại thích chùa Đại Giác.

Do đó, Nhị hoàng tử không quen các sư phụ của chùa Đại Giác, nên ta không thể móc nối hai việc này với nhau được.
Nhưng Vương Hi lại nghĩ khác.

Chính vì tất cả mọi người đều cho rằng hai việc này không ăn nhập với nhau nên chúng nó mới liên quan đến nhau đấy.
Nàng bày kế cho Phùng Cao:
- Hay chúng ta hỏi Phùng gia gia đi?
Phùng Cao bất đắc dĩ đáp:
- Huynh cũng hỏi rồi.

Nhưng sư phụ một mực gạt huynh.

Huynh đã vô dụng, giờ chỉ xem muội có làm được không thôi.
Vương Hi háo hức.

Nhưng nàng đợi thẳng tới xế chiều mà Phùng đại phu vẫn chưa về, sai người tới chùa Đại Giác tìm cũng không thấy.
Nàng đành ỉu xìu nói:
- Muội về trước đây, mai lại qua!
Phùng Cao gật đầu, áy náy nói:
- Mai muội tới, huynh mời muội ăn chuông chiên giòn và món vịt đệ nhất của Phong Đông lâu.
Phong Đông lâu cũng là tửu lâu vang danh kinh thành.
Hôm nay ở hiệu thuốc, Vương Hi đã được ăn no nê mấy món đặc sản Hoài Dương như gà xé phay om, tôm trắng bóc nõn, cua viên đầu tư tử.
- Giờ đang đầu hạ, vẫn chưa phải lúc ăn vịt mà? - Nàng hoang mang hỏi.
Phùng Cao cười nói:
- Vịt đệ nhất nhà họ nướng bằng gỗ của cây ăn quả, chứ không ninh canh nên ăn mùa nào cũng ngon.
- Được đó! Được đó! - Vương Hi cười tít mắt.

- Sáng mai vấn an thái phu nhân xong muội sẽ đến ngay.
Phùng Cao nhìn mà không nhịn được xoa đầu nàng, sau đó tiễn nàng ra về.
* Truyện được đăng tại Truyện Bất Hủ uyenchap210

Tại phủ Vĩnh Thành Hầu, trong gian phía Đông của nhà chính Lan viên, Nhị thái thái đang nói chuyện với con gái Thường Nghiên.
- Nó nói thế thật ư? Có phải nói nhảm không? - Nhị thái thái vẫn không tin Thường Ngưng ngu ngốc đến mức đó.
Thường Nghiên tức run người, đi qua đi lại trong phòng:
- Con mặc kệ có phải nói nhảm hay không, nhưng với cái tính của tỷ ấy, có gì mà không gây ra được? Nhớ lúc Đại tỷ xuất giá, nếu không có con chú ý, tỷ ấy đã đưa quả táo cắn dở cho nhà phu quân của Đại tỷ rồi!
Theo tục lệ ở kinh thành, khi con gái xuất giá, đằng trai sẽ để đồng tử ôm bình hoa và táo đi cạnh kiệu với ngụ ý mong may mắn bình an.
Nhị thái thái lắc đầu, nói:
- Con bé này đúng là quá ngang bướng.

Lần nào cũng giết địch một nghìn, thiệt mình tám trăm.

Chẳng biết tính của nó giống ai nữa?
Thường Nghiên cười khẩy:
- Con nghĩ đều do Đại bá mẫu nuông chiều thành quen đấy.
Nàng kể lại chuyện Thường Ngưng nói móc mình sáng nay, rồi tủi thân phát khóc:
- Chẳng lẽ con chưa đủ tốt với tỷ ấy? Có ai không mong được gả cho tấm chồng tốt? Hơn nữa, tỷ ấy cũng đâu quan tâm người ta.

Mà giả như con có tâm tư đấy thật thì đã không im lặng, không hành động gì rồi.

Thế nhưng tỷ ấy lại nói con như vậy, sao tỷ ấy nghĩ đến cảm nhận của con?
Nhị thái thái giận tím mặt, siết chặt khăn tay.
Thường Nghiên phàn nàn:
- Sao Đại bá mẫu lại được gả đến nhà chúng ta vậy?
Chẳng ra dáng một chủ mẫu gì cả.
Nhị thái thái cười khổ:
- Tại ông nội con chứ ai! Ông nội con thấy nhà ngoại của Đại bá mẫu giàu có, tưởng sẽ cho nhiều của hồi môn, nên dù con gái nhà người ta thế nào cũng chẳng quan tâm, cứ nhắm mắt quyết định hôn sự này.
Nghĩ tới, Nhị thái thái thở dài thườn thượt.
- Kể ra Đại bá mẫu cũng khổ lắm.

Sau này, ông nội con thấy nhà mẹ đẻ của Đại bá mẫu nghèo túng, không cho nhiều của hồi môn nên muốn từ hôn.

Con nghĩ xem, đó là chuyện mà người bình thường có thể làm ư?
Thường Nghiên sửng sốt.

Đây là lần đầu tiên nàng nghe nói đến việc này.
Nhị thái thái đồng cảm cho vị Đại tẩu này của mình, không kìm lòng được mà nói:
- Nếu nhà mẹ đẻ của Đại bá mẫu không phải dòng dõi thư hương, không có mấy người bạn cũ đứng ra giúp đỡ, có khi Đại bá mẫu đã xuống tóc làm ni rồi.

Cũng chính vì thế mà mấy năm đầu mới gả đến, Đại bá mẫu bị ông nội con chê trách nhiều lắm.

May sao Đại bá mẫu có phúc, đầu tiên là sinh liên tục hai người con trai, vỗ về được Đại bá, sau đó là huynh đệ nhà mẹ phất lên.

Bấy giờ, ông nội con mới chịu thôi, Đại bá mẫu mới đứng vững được trong cái nhà này.

Nhưng dù vậy thì suốt mấy năm vừa qua, ông nội con cũng không cho Đại bá mẫu động vào việc nhà, thành ra Đại bá mẫu trở nên yếu đuối, thiếu quyết đoán.

Con cũng đừng trách bá mẫu không dạy được A Ngưng.
Sau đó, Nhị thái thái lại lôi Hầu phu nhân ra làm gương dạy dỗ con gái:
- Thế mới nói con gái không có trưởng bối tài giỏi thì bản thân phải tài giỏi.

Giải Tứ công tử không những tuấn tú mà còn có nhân phẩm tốt, học vấn tốt, nhìn mãi cũng không ra điểm xấu.


Nhưng càng như vậy thì càng có nhiều người để mắt đến.

Nhà chúng ta kém vì phụ thân con không có tước vị, và cũng thể thay đổi được.

Nhỡ không thành, con tuyệt đối đừng tập trung hết vào người ta, phải biết học cách thỏa mãn thì mới hạnh phúc được!
Thường Nghiên đỏ mặt, thẹn thùng cúi đầu, lắp bắp:
- Con, con biết ạ! - Sau đó lại bẩm lẩm.

- Nhỡ, nhỡ nhà họ nhìn trúng Vương Hi thật...
Hai lông mày của Nhị thái thái nhướng cao.

Bà nghiêm nghị nhìn con gái:
- Chẳng lẽ nam tử trên đời này chết hết rồi? Chẳng lẽ con cứ thích so kè với tỷ muội nhà mình?
Thường Nghiên xấu hổ không thôi, nói:
- Nhưng con không coi Vương Hi là tỷ muội của mình...
- Thế thì sao? - Nhị thái thái trầm giọng.

- Cho dù các con thân từ nhỏ nhưng chỉ cần biết nâng đỡ nhau là được.

Sao phải một là một, hai là hai như thế? Giờ Hoàng thượng vẫn chưa lập người kế vị, mọi người đều đoán ngài sẽ không chọn Nhị hoàng tử.

Nhưng phủ Khánh Vân Hầu đã có hai đời làm quốc cữu, không phải người ăn chay.

Thế nên có ai dám vỗ ngực khẳng định người nào sẽ bước lên đại bảo đâu! Phủ Tương Dương Hầu thuận lợi mọi bề, có thực quyền hơn hẳn phủ ta.

Dù đứa nào được gả đến nhà họ thì cũng không tệ.

Mà có người tỷ muội như thế thì tại sao con lại không thân với nó?
Nhưng cứ nghĩ đến khuôn mặt như ngọc của Giải Phùng thì Thường Nghiên lại không nỡ bỏ.

Nàng cắn răng, kéo kéo tay mẫu thân.
Con gái ai, người đó hiểu rõ.

Nhị thái thái nào không biết con đang nghĩ gì.

Bà cưng chiều vuốt mái tóc con, dịu giọng:
- Ta biết mà.

Nhưng con gái phải biết giữ giá, không thể vì thích mà mất giá được.
Thường Nghiên mím môi cười, nói:
- Con biết ạ.

Con sẽ không để người ta nói ra nói vào.
- Con biết thì tốt.

- Nhị thái thái dặn con lần nữa.

- Lấy người ta rồi nhưng một nửa thời gian là ở bên mẹ chồng, một nửa thời gian chăm con.

Được trượng phu thích nhưng mẹ chồng ghét thì vẫn vô dụng thôi..



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện