Không Có Ngày Mai
Chương 33
THỜI TA CÓ THỂ NGỦ
NGON Ở NEW YORK với năm đô một đêm đã qua lâu lắm rồi, nhưng bây giờ vẫn có thể làm điều đó với năm đô nếu như ta biết cách, vấn đề mấu chốt là
bắt đầu ngủ muộn. Tôi đi bộ tới khách sạn trước đây từng sử dụng, gần
Madison Square Garden. Đó là một nơi to lớn, một thời tráng lệ, song bây giờ chỉ là một tòa nhà cũ đã bạc phếch, mãi mãi gần với mức cần duy tu
hoặc phá hủy nhưng không bao giờ thực sự được như vậy. Sau nửa đêm,
lượng nhân viên trực chỉ còn lại một nhân viên vác đồ duy nhất chịu
trách nhiệm làm mọi việc kể cả trực lễ tân. Tôi bước tới chỗ anh ta hỏi
xem có phòng nào trống hay không. Tay nhân viên trình diễn màn gõ bàn
phím và nhìn màn hình máy tính rồi nói có, có một phòng. Anh ta ra giá
một trăm tám mươi lăm đô, cộng thêm thuế. Tôi hỏi liệu mình có thể xem
phòng trước khi đăng ký ở không. Đó là kiểu khách sạn mà lời đề nghị như vậy có vẻ hợp lý. Và khôn ngoan. Thậm chí là bắt buộc kia. Anh chàng ra khỏi bàn lễ tân, đưa tôi theo thang máy lên tầng và đi dọc theo một
hành lang. Anh ta mở một cánh cửa bằng một chiếc thẻ buộc vào thắt lưng
bằng một sợi dây nhựa quăn queo rồi lùi lại để tôi bước vào.
Căn phòng này ổn. Nó có một cái giường và một phòng tắm. Là mọi thứ tôi cần, không có gì tôi không cần. Tôi lấy trong túi ra hai tờ hai mươi đô và bảo, “Coi như chúng ta không lo ngại về toàn bộ quy trình đăng ký dưới kia nhé?”
Tay này chẳng nói gì. Ở mức ấy họ không bao giờ nói. Tôi lấy thêm tờ mười đô và bảo, “Cho nhân viên buồng ngày mai.”
Anh chàng né người một chút như thể đang bị tôi ngắm làm mục tiêu, nhưng rồi tay anh ta chìa ra, anh chàng cầm lấy tiền. Anh ta nói, “Hãy rời khỏi đây lúc 8 giờ,” rồi bước đi. Cánh cửa khép lại sau lưng anh chàng. Có thể một máy tính trung tâm sẽ cho thấy rằng chiếc thẻ mở cửa của anh ta đã mở khóa của căn phòng cũng như thời điểm thực hiện việc ấy, song anh ta sẽ nói rằng anh ta đã cho tôi xem phòng, và tôi không thấy thích phòng ấy nên rời khỏi đó ngay. Có lẽ đó là việc anh ta làm khá đều đặn. Có khi tôi là tay thứ tư anh ta cho ở lén trong tuần này. Có khi là người thứ năm hay thứ sáu ấy chứ. Đủ thứ trò xảy ra ở các khách sạn trong thành phố, sau khi các nhân viên làm ban ngày đã nghỉ.
Tôi ngủ ngon, tỉnh dậy với cảm giác sảng khoái và ra khỏi khách sạn lúc 8 giờ kém 5. Tôi chật vật chen qua đám đông ra vào ga Penn rồi ăn sáng ở một ô nằm phía cuối một cửa hiệu ở phố 33. Cà phê, trứng, thịt muối, bánh kếp, rồi thêm cà phê, tất cả mất sáu đô, cộng thêm thuế, tiền boa. Đắt hơn ở Bắc Carolina nhưng chỉ hơn chút ít. Pin điện thoại di động của Leonid vẫn còn chừng một nửa. Một cột hiển thị cho thấy một số vạch mờ và một số vạch sáng lên. Tôi cho là mình có đủ pin cho vài cuộc gọi. Tôi bấm 600 và rồi chuẩn bị bấm 82219 nhưng chỉ mới thực hiện được một nửa thao tác thì loa trong máy đã vang lên một tín hiệu ba tiếng một lượt đổ khá dồn, với thanh điệu nằm giữa tiếng còi hụ và tiếng mộc cầm. Một giọng nói cất lên cho tôi biết rằng nếu bấm số như vậy thì cuộc gọi của tôi không thể thực hiện được. Nó yêu cầu tôi kiểm tra và thử lại. Tôi thử 1-600 và nhận được kết quả đúng như cũ. Tôi bấm 011 để gọi quốc tế rồi bấm 1 chọn khu vực Bắc Mỹ, rồi tới 600. Quy trình dài, song kết quả cũng chẳng khá hơn. Tôi thử 001 để gọi quốc tế, đề phòng cái điện thoại vẫn nghĩ rằng nó vẫn đang ở London. Chẳng có kết quả nào. Tôi thử 8**101 - mã gọi quốc tế từ Đông Âu sang Mỹ, phòng trường hợp cái điện thoại đã được lôi tận từ Moscow sang cách đây một năm. Cũng không có kết quả. Tôi nhìn bàn phím điện thoại và nghĩ đến việc bấm số 3 thay cho ký tự D, nhưng trước khi tôi làm điều đó, hệ thống đã phát tín hiệu báo cho tôi.
Vậy là 600-82219-D không phải là số điện thoại, dù là của Canada hay nước khác. Là điều chắc chắn FBI đã biết. Có lẽ họ đã tính toán khả năng này trong một phút, sau đó loại bỏ nó. FBI thì nhiều tật, nhưng dốt nát không phải một trong số đó. Thế là, lúc ở phố 35, họ đã giấu những câu hỏi thật sự dành cho tôi sau một màn khói.
Họ đã hỏi tôi những gì khác ấy nhỉ?
Họ đã đánh giá mức độ quan tâm của tôi, họ đã hỏi một lần nữa xem Susan đã trao gì cho tôi hay không, rồi họ khẳng định rằng tôi sẽ rời thành phố. Họ muốn tôi không còn tò mò, trong tay không có manh mối nào, rồi đi khuất mắt.
Tại sao?
Tôi không biết.
Và 600-82219-D chính xác là gì, nếu đó không phải một số điện thoại?
Tôi ngồi thêm mười phút với tách cà phê cuối cùng, từ từ nhấm nháp, hai mắt mở nhưng không thấy gì nhiều, cố gắng khéo léo lôi câu trả lời lên. Như Susan Mark đã dự định khôn khéo lách ra khỏi tàu điện ngầm. Đầu tôi vẽ ra những con số, tách ra, đặt riêng rẽ, ghép lại, thử nhiều cách tổ hợp khác nhau, thêm vào những dấu cách, những dấu gạch nối, các nhóm.
Cụm 600 gọi lên một chút gì đó hơi lờ mờ.
Susan Mark.
600.
Nhưng tôi không thể nhớ ra.
Tôi uống nốt chỗ cà phê và đút điện thoại di động của Leonid vào túi rồi đi theo hướng Bắc về phía khách sạn Sheraton.
Khách sạn là một cột trụ khổng lồ xây bằng kính có màn hình plasma ở sảnh liệt kê toàn bộ các sự kiện diễn ra trong ngày. Phòng khiêu vũ chính đã được đặt riêng cho bữa trưa của một nhóm tự gọi là FT, Fair Tax (Thuế Công bằng), hoặc Free Trade (Thương mại Tự do), hoặc thậm chí có thể chính là Financial Time[34]. Vỏ bọc đầy thuyết phục cho một nhóm cá bự ở phố Wall đang tìm cách mua thêm ảnh hưởng. Dự kiến chương trình của họ bắt đầu lúc trưa. Tôi nghĩ là Sansom sẽ cố gắng có mặt lúc 11 giờ. Trước khi diễn ra sự kiện, ông ta cần chút thời gian, không gian riêng và sự tĩnh tâm để chuẩn bị. Đây là một cuộc họp lớn đối với Sansom. Đây là đối tượng của ông ta, họ lại có hầu bao lớn. Ít nhất Sansom cần tới sáu mươi phút. Như vậy là tôi có hai tiếng đồng hồ giết thời gian. Tôi cuốc bộ sang Broadway và tìm thấy một cửa hiệu quần áo cách đó hai khối nhà về phía Bắc. Tôi muốn mua một chiếc sơ mi mới nữa. Tôi không thích chiếc mình từng mặc. Đó là biểu tượng của sự thất bại. Đừng đến mà ăn mặc như thế, nếu không ông sẽ chẳng vào được đâu. Nếu chuẩn bị gặp lại Elspeth Sansom, tôi không muốn mình đeo chiếc phù hiệu ghi dấu thất bại của tôi và thành công của bà ta.
Tôi chọn một chiếc bình thường làm bằng vải ka ki poplin và trả mười một đô. Rẻ, và nên rẻ như vậy. Nó không có túi, tay áo dài tới nửa cánh tay. Gập gấu tay áo lại, nó chạm vào hai khuỷu tay tôi. Nhưng tôi cũng khá thích chiếc áo này. Đó là một sản phẩm may ưng ý. Và ít ra nó cũng được mua một cách tự nguyện.
Đến 10 giờ 30 tôi trở lại sảnh khách sạn Sheraton. Tôi ngồi vào một cái ghế xung quanh đầy người. Họ mang cặp. Một nửa đang hướng ra phía ngoài, chờ xe tới. Một nửa hướng vào phía trong, chờ nhận phòng.
Đến 10 giờ 40, tôi đoán được 600-82219-D nghĩa là gì.
Căn phòng này ổn. Nó có một cái giường và một phòng tắm. Là mọi thứ tôi cần, không có gì tôi không cần. Tôi lấy trong túi ra hai tờ hai mươi đô và bảo, “Coi như chúng ta không lo ngại về toàn bộ quy trình đăng ký dưới kia nhé?”
Tay này chẳng nói gì. Ở mức ấy họ không bao giờ nói. Tôi lấy thêm tờ mười đô và bảo, “Cho nhân viên buồng ngày mai.”
Anh chàng né người một chút như thể đang bị tôi ngắm làm mục tiêu, nhưng rồi tay anh ta chìa ra, anh chàng cầm lấy tiền. Anh ta nói, “Hãy rời khỏi đây lúc 8 giờ,” rồi bước đi. Cánh cửa khép lại sau lưng anh chàng. Có thể một máy tính trung tâm sẽ cho thấy rằng chiếc thẻ mở cửa của anh ta đã mở khóa của căn phòng cũng như thời điểm thực hiện việc ấy, song anh ta sẽ nói rằng anh ta đã cho tôi xem phòng, và tôi không thấy thích phòng ấy nên rời khỏi đó ngay. Có lẽ đó là việc anh ta làm khá đều đặn. Có khi tôi là tay thứ tư anh ta cho ở lén trong tuần này. Có khi là người thứ năm hay thứ sáu ấy chứ. Đủ thứ trò xảy ra ở các khách sạn trong thành phố, sau khi các nhân viên làm ban ngày đã nghỉ.
Tôi ngủ ngon, tỉnh dậy với cảm giác sảng khoái và ra khỏi khách sạn lúc 8 giờ kém 5. Tôi chật vật chen qua đám đông ra vào ga Penn rồi ăn sáng ở một ô nằm phía cuối một cửa hiệu ở phố 33. Cà phê, trứng, thịt muối, bánh kếp, rồi thêm cà phê, tất cả mất sáu đô, cộng thêm thuế, tiền boa. Đắt hơn ở Bắc Carolina nhưng chỉ hơn chút ít. Pin điện thoại di động của Leonid vẫn còn chừng một nửa. Một cột hiển thị cho thấy một số vạch mờ và một số vạch sáng lên. Tôi cho là mình có đủ pin cho vài cuộc gọi. Tôi bấm 600 và rồi chuẩn bị bấm 82219 nhưng chỉ mới thực hiện được một nửa thao tác thì loa trong máy đã vang lên một tín hiệu ba tiếng một lượt đổ khá dồn, với thanh điệu nằm giữa tiếng còi hụ và tiếng mộc cầm. Một giọng nói cất lên cho tôi biết rằng nếu bấm số như vậy thì cuộc gọi của tôi không thể thực hiện được. Nó yêu cầu tôi kiểm tra và thử lại. Tôi thử 1-600 và nhận được kết quả đúng như cũ. Tôi bấm 011 để gọi quốc tế rồi bấm 1 chọn khu vực Bắc Mỹ, rồi tới 600. Quy trình dài, song kết quả cũng chẳng khá hơn. Tôi thử 001 để gọi quốc tế, đề phòng cái điện thoại vẫn nghĩ rằng nó vẫn đang ở London. Chẳng có kết quả nào. Tôi thử 8**101 - mã gọi quốc tế từ Đông Âu sang Mỹ, phòng trường hợp cái điện thoại đã được lôi tận từ Moscow sang cách đây một năm. Cũng không có kết quả. Tôi nhìn bàn phím điện thoại và nghĩ đến việc bấm số 3 thay cho ký tự D, nhưng trước khi tôi làm điều đó, hệ thống đã phát tín hiệu báo cho tôi.
Vậy là 600-82219-D không phải là số điện thoại, dù là của Canada hay nước khác. Là điều chắc chắn FBI đã biết. Có lẽ họ đã tính toán khả năng này trong một phút, sau đó loại bỏ nó. FBI thì nhiều tật, nhưng dốt nát không phải một trong số đó. Thế là, lúc ở phố 35, họ đã giấu những câu hỏi thật sự dành cho tôi sau một màn khói.
Họ đã hỏi tôi những gì khác ấy nhỉ?
Họ đã đánh giá mức độ quan tâm của tôi, họ đã hỏi một lần nữa xem Susan đã trao gì cho tôi hay không, rồi họ khẳng định rằng tôi sẽ rời thành phố. Họ muốn tôi không còn tò mò, trong tay không có manh mối nào, rồi đi khuất mắt.
Tại sao?
Tôi không biết.
Và 600-82219-D chính xác là gì, nếu đó không phải một số điện thoại?
Tôi ngồi thêm mười phút với tách cà phê cuối cùng, từ từ nhấm nháp, hai mắt mở nhưng không thấy gì nhiều, cố gắng khéo léo lôi câu trả lời lên. Như Susan Mark đã dự định khôn khéo lách ra khỏi tàu điện ngầm. Đầu tôi vẽ ra những con số, tách ra, đặt riêng rẽ, ghép lại, thử nhiều cách tổ hợp khác nhau, thêm vào những dấu cách, những dấu gạch nối, các nhóm.
Cụm 600 gọi lên một chút gì đó hơi lờ mờ.
Susan Mark.
600.
Nhưng tôi không thể nhớ ra.
Tôi uống nốt chỗ cà phê và đút điện thoại di động của Leonid vào túi rồi đi theo hướng Bắc về phía khách sạn Sheraton.
Khách sạn là một cột trụ khổng lồ xây bằng kính có màn hình plasma ở sảnh liệt kê toàn bộ các sự kiện diễn ra trong ngày. Phòng khiêu vũ chính đã được đặt riêng cho bữa trưa của một nhóm tự gọi là FT, Fair Tax (Thuế Công bằng), hoặc Free Trade (Thương mại Tự do), hoặc thậm chí có thể chính là Financial Time[34]. Vỏ bọc đầy thuyết phục cho một nhóm cá bự ở phố Wall đang tìm cách mua thêm ảnh hưởng. Dự kiến chương trình của họ bắt đầu lúc trưa. Tôi nghĩ là Sansom sẽ cố gắng có mặt lúc 11 giờ. Trước khi diễn ra sự kiện, ông ta cần chút thời gian, không gian riêng và sự tĩnh tâm để chuẩn bị. Đây là một cuộc họp lớn đối với Sansom. Đây là đối tượng của ông ta, họ lại có hầu bao lớn. Ít nhất Sansom cần tới sáu mươi phút. Như vậy là tôi có hai tiếng đồng hồ giết thời gian. Tôi cuốc bộ sang Broadway và tìm thấy một cửa hiệu quần áo cách đó hai khối nhà về phía Bắc. Tôi muốn mua một chiếc sơ mi mới nữa. Tôi không thích chiếc mình từng mặc. Đó là biểu tượng của sự thất bại. Đừng đến mà ăn mặc như thế, nếu không ông sẽ chẳng vào được đâu. Nếu chuẩn bị gặp lại Elspeth Sansom, tôi không muốn mình đeo chiếc phù hiệu ghi dấu thất bại của tôi và thành công của bà ta.
Tôi chọn một chiếc bình thường làm bằng vải ka ki poplin và trả mười một đô. Rẻ, và nên rẻ như vậy. Nó không có túi, tay áo dài tới nửa cánh tay. Gập gấu tay áo lại, nó chạm vào hai khuỷu tay tôi. Nhưng tôi cũng khá thích chiếc áo này. Đó là một sản phẩm may ưng ý. Và ít ra nó cũng được mua một cách tự nguyện.
Đến 10 giờ 30 tôi trở lại sảnh khách sạn Sheraton. Tôi ngồi vào một cái ghế xung quanh đầy người. Họ mang cặp. Một nửa đang hướng ra phía ngoài, chờ xe tới. Một nửa hướng vào phía trong, chờ nhận phòng.
Đến 10 giờ 40, tôi đoán được 600-82219-D nghĩa là gì.
Bình luận truyện