Không Gia Đình (Sans Famille)
Chương 11: Âm nhạc và con bò cái
Tất cả mọi người đều muốn giữ tôi lại Varses.
- Chú sẽ tìm cho cháu một thợ cuốc, - chú Gaspard nói, - và chúng tôi sẽ không bao giờ xa nhau nữa.
- Nếu cháu muốn làm việc trong văn phòng, - ông kỹ sư bảo tôi, - tôi sẽ dành cho cháu một chỗ.
Chú Gaspard cứ tưởng lẽ tự nhiên là tôi sẽ quay lại mỏ nơi mà bản thân chú sắp trở lại với cái vô tư của những người đã hàng ngày quen thách thức với cái chết. Nhưng tôi đâu có sẵn lòng trở lại nghề đẩy goòng! Biết được thế nào là mỏ tôi rất sung sướng, nhưng tôi không hề cảm thấy một chút thèm muốn nào được xuống lại đó. Chỉ nghĩ đến mỏ tôi đã cảm thấy ngột ngạt, cuộc sống ngoài trời phù hợp với tôi hơn..Tôi giải thích như vậy với tất cả những người đem lại cho tôi việc làm.
- Nếu cháu thích phiêu lưu và tự do, - cụ giáo nói, - cháu cứ việc theo con đường của cháu.
Trong khi mọi người muốn giữ tôi lại Varses, Mattia có vẻ bận tâm lo lắng cái gì đó; tôi hỏi thì lúc nào nó cũng bảo là nó vẫn như mọi khi, chỉ đến lúc tôi bảo là ba ngày nữa lên đường nó mới thú thật với tôi vì sao nó buồn. Nó nhảy lên ôm cổ tôi.
- Thế là cậu không bỏ tớ à? - Nó kêu lên.
Tôi huých cho nó một cái thật đau để dạy nó đừng có nghi ngờ tôi và đồng thời cũng để giấu niềm xúc động trong siết chặt lấy tôi khi nghe tiếng kêu của tình bạn đó. Vì tình bạn mà nó thốt lên tiếng kêu đó chứ không phải vì lợi lộc. Mattia không cần phải nhờ tôi mới kiếm sống được.
Chỉ riêng cái cười mỉm của nó, đôi mắt dịu dàng của nó, vẻ cởi mở của nó đã đủ làm xúc động lòng người ngay cả những người vô cảm với những tình cảm cao thượng nhất. Chính vì vậy mà trong chuyến du hành ngắn ngày với Capi, nó đã kiếm được mười tám phrăng, một món tiền đáng kể.
Một trăm hai mươi tám phrăng trong túi với mười tám phrăng Mattia kiếm được tổng cộng là một trăm bốn mươi sáu phrăng, chỉ cần bốn phrăng nữa là mua được con bò cái.
Mặc dầu không muốn làm việc ở mỏ nhưng rời Varses tôi cũng buồn lắm vì phải xa Alexis, chú Gaspard và cụ giáo, nhưng số phận tôi là phải xa cách những người tôi yêu dấu mà lại!
Cây đàn hác-pơ trên vai, lưng đeo túi, chúng tôi lại đi trên những con đường lớn cùng với Capi đang vui mừng lăn mình trong cát bụi.
Trước khi lên đường, Mattia và tôi đã thỏa thuận rất lâu về hành trình, vì tôi đã dạy nó cách xem bản đồ. Sau khi cân nhắc lợi hại, chúng tôi quyết định lẽ ra đi thẳng tới Ussel rồi từ đó đi Chavanon thì chúng tôi qua Clermont trước đã, không xa hơn bao nhiêu mà lại có lợi vì qua vùng suối nước nóng lúc này đang đông người đến chữa bệnh. Trong thời gian tôi làm việc trong mỏ, Mattia đã gặp một người làm trò gấu đang đi tới những thành phố có suối nước nóng mà theo như ông ta nói có thể kiếm được tiền. Mat-tia muốn kiếm tiền vì cho rằng một trăm năm mươi phrăng không đủ mua một con bò cái. Càng có nhiều tiền càng mua được bò đẹp, má Barberin.càng hài lòng. Vậy là chúng tôi phải đi Clermont đã. Dọc đường từ Paris đến Varses tôi đã bắt đầu dạy Mattia học, dạy nó đọc và cả những yếu lĩnh đầu tiên của âm nhạc nữa; từ Varses đến Clermont tôi lại dạy nó tiếp.
Có thể vì tôi không phải một giáo sư giỏi (có thể lắm) mà cũng có thể vì Mattia không phải học trò giỏi lắm (điều này cũng có khả năng) nên dạy nó đọc rất khó, nó tiến bộ rất chậm. Mattia rất chuyên cần, tha hồ dán mắt vào sách, nó chỉ đọc lên được những điều phóng túng bông lông do trí tưởng tượng đem lại chứ không phải do tự chú tâm mà có.
Những lúc như vậy đôi khi tôi mất bình tĩnh, tôi đập vào quyển sách và giận dữ kêu lên: thằng này cứng đầu quá!
Nó chẳng giận tôi tí nào chỉ nhìn tôi với đôi mắt dịu dàng, cười nói:
- Đúng đấy, đầu tớ chỉ mềm ra khi có ai nện vào nó thôi, thằng cha Garifoli thấy ngay điều đó đấy.
Trả lời như thế thì thử hỏi ai mà giận được?
Tôi cũng cười và chúng tôi lại học tiếp.
Nhưng trong âm nhạc thì không gặp những khó khăn như vậy. Ngay từ đầu Mattia đã tiến bộ rất kỳ lạ và rất đáng chú ý; rất nhanh chóng nó tiến tới chỗ hỏi tôi những câu hỏi làm tôi ngạc nhiên. Từ ngạc nhiên đi đến lúng túng, cuối cùng nhiều lần tôi bối rối tịt ngắc.
Phải thú thật là chuyện này làm tôi phật ý và lấy làm nhục, tôi giữ vai trò một giáo sư nghiêm túc ấy thế mà khi học trò hỏi lại không trả lời được, thế có nhục không cơ chứ?
Mà nó vẫn không tha tôi:
- Tại sao nhịp đầu và nhịp cuối của một bản nhạc lại không phải lúc nào cũng bao gồm số phách đều nhau? Tại sao người ta không viết nhạc với cùng một khóa? Tại sao đối với đàn vĩ cầm người ta chỉ hợp âm một số nốt nhạc này mà không phải những nốt nhạc khác?
Đến câu hỏi cuối cùng này thì tôi trang trọng trả lời là vĩ cầm không phải lĩnh vực của tôi, tôi chưa bao giờ quan tâm đến việc vì sao người ta phải hợp âm hay không hợp âm vĩ cầm và thế là Mattia cũng không đối đáp lại được nữa.
Đối với những câu hỏi khác thì không thể gỡ khó hiểu này được.
Thầy dạy, ông thầy thực thụ mà chúng tôi cần, phải là một nghệ sĩ cơ, một nghệ sĩ lớn thường hay ở những thành phố quan trọng. Bản.đồ cho tôi biết trước khi tới Clermont, thành phố quan trọng nhất chúng tôi gặp trên đường sẽ là Mende.
Cuối cùng chúng tôi tới Mende.
Lúc này trời đã tối từ mấy tiếng đồng hồ trước nên đêm đó không thể đi học nhạc được vả lại chúng tôi đã mệt nhoài cả người.
Tuy nhiên Mattia rất sốt ruột không hiểu ở Mende, thành phố trông chẳng có gì quan trọng như tôi bảo, liệu có được một ông thầy dạy nhạc hay không, thế là vừa ăn súp tôi vừa hỏi bà chủ quán xem trong thành phố có ông thầy dạy nhạc nào không?
Bà trả lời là câu hỏi của chúng tôi làm bà ngạc nhiên: chẳng lẽ chúng tôi không biết ông Espinassous sao?
- Chúng cháu từ xa tới. - Tôi nói.
- Từ xa lắm không?
- Từ bên ý ạ. - Mattia trả lời.
Bà ta không còn ngạc nhiên nữa và thừa nhận từ tận xa như thế tới thì không biết ông Espi-nassous là phải.
- Tớ hy vọng chúng ta rơi vào đúng chỗ rồi.
- Tôi nói với Mattia bằng tiếng ý.
Đôi mắt bạn tôi sáng lên. Chắc chắn ông ta sẽ giải đáp được tất cả những câu hỏi của nó, ông ta không thể lúng túng khi phải giải thích lý do khiến người ta dùng dấu giáng khi xuống thấp và dấu thăng khi lên cao nữa.
Nhưng tôi chợt sợ: một nghệ sĩ nổi tiếng đến thế liệu có lên lớp cho những đứa trẻ khốn khổ như chúng tôi một bài học nhạc được chăng?
- Thưa, ông Espinassous có bận lắm không ạ?
- ồ! Tôi cho là ông ấy bận lắm.
- Bà có cho rằng sáng mai ông ấy tiếp chúng cháu không ạ?
- Hẳn chứ lại, ai ông ấy cũng tiếp miễn là trong túi có tiền.
Nghe thấy như vậy chúng tôi yên tâm hẳn lên, trước khi đi ngủ tuy mệt vẫn còn thảo luận với nhau mãi về những câu hỏi mà chúng tôi sẽ đặt ra cho vị giáo sư lỗi lạc ấy.
Khi tới trước cửa căn nhà vị giáo sư mà người ta chỉ cho chúng tôi, chúng tôi cứ tưởng mình nhầm nhà, bởi vì trước cửa treo lủng lẳng hai cái đĩa cạo râu bằng đồng: nó không thể là biểu hiện của một thầy dạy nhạc được..Đứng mãi nhìn cái mặt hàng có vẻ như một cửa hàng thợ cạo đó thì có một người đi qua, chúng tôi bèn ngăn lại hỏi ông Espinassous ở đâu?
- ở đấy chứ còn ở đâu nữa. - Bà ta chỉ vào cửa hàng thợ cạo đó.
Cuối cùng thì một giáo sư dạy nhạc cũng có thể ở trong nhà một người thợ cắt tóc được chứ sao!
Chúng tôi bước vào. Cửa hàng được ngăn thành hai phần đều nhau: bên phải trên các giá bày nào lược nào bàn chải nào các lọ pom-mat, nào xà phòng; bên trái trên một cái bàn thợ kê sát vào tường có đặt hoặc treo các dụng cụ âm nhạc, đàn vĩ cầm, kèn đẩy coóc-nê, kèn tơ-rông-pét có rãnh.
- Xin hỏi ông Espinassous ạ? - Mattia hỏi.
Một người đàn ông nhỏ bé linh hoạt và năng động như một con chùn đang cạo râu cho một bác nông dân ngồi trên ghế cắt tóc, trả lời:
- Tôi đây.
Tôi đưa mắt nhìn Mattia có ý nói ông thợ cạo - nhạc sĩ này có lẽ không phải người mà chúng tôi cần và hỏi ông này thì bằng ném tiền đi, nhưng Mattia đến ngồi ngay vào một chiếc ghế dựa, nói thoải mái:
- ông cắt tóc cho cháu có được không ạ?
- Được chứ, chàng trai trẻ.
Tôi sửng sốt trước thái độ tự tin của Mattia, nó nhìn trộm tôi một cái.
Chẳng mấy chốc ông Espinassous cạo râu cho khách hàng của mình xong, tay cầm chiếc khăn mặt, bước tới cắt tóc cho bạn tôi.
- Thưa ông, - Mattia nói khi ông này buộc khăn vào cổ nó, - cháu và bạn cháu vừa có một cuộc tranh luận, và biết ông là một nhạc sĩ danh tiếng, chúng cháu nghĩ ông có thể cho chúng cháu một lời khuyên về vấn đề đang làm chúng cháu băn khoăn.
- Các cậu cứ nói thử xem đang bận tâm về cái gì nào.
Tôi hiểu ngay Mattia muốn đi tới đâu: trước hết nó muốn biết ông nhạc sĩ kiêm thợ cắt tóc này có trả lời được những câu hỏi của nó không đã, rồi trong trường hợp những câu trả lời làm nó thỏa mãn thì nó chỉ cần trả tiền bài học âm nhạc bằng giá tiền cắt tóc mà thôi, thằng này láu thật.
Mattia hỏi:.- Tại sao người ta lại chỉ hợp âm đàn vĩ cầm trên một số nốt nhạc này chứ không trên các nốt khác?
Tôi cứ tưởng ông thợ cắt tóc, đúng vào lúc đưa cái lược vào mái tóc dài của Mattia, sắp trả lời bằng một câu đại loại như câu trả lời của tôi, tôi đã cười thầm thì ông ta bắt đầu nói:
- Dây thứ hai bên trái của nhạc cụ phải cho nốt la theo thanh âm mẫu, các dây khác phải hợp âm làm sao cho các nốt mẫu từ quãng năm sang quãng năm, có nghĩa sol ở dây thứ tư; rê, dây thứ ba; la, dây thứ hai; mi, dây thứ nhất còn gọi là dây tiếu.
Hóa ra không phải tôi cười mà Mattia cười, nó cười bộ mặt ngây ra của tôi ư? Hay chỉ đơn giản vui mừng đã biết được điều muốn học? Nó cứ cười to giòn giã. Suốt trong thời gian cắt tóc Mattia không ngừng hỏi hết câu này đến câu khác, và câu hỏi nào ông thợ cắt tóc cũng trả lời một cách dễ dàng và chắc chắn như trả lời về vĩ cầm vậy.
Nhưng sau khi trả lời xong, đến lượt ông ta tự hỏi mình và chẳng mấy chốc hiểu ngay chúng tôi đến ông với ý định gì.
Thế là ông cười phá lên:
- Bọn trẻ ranh này hay thật, - ông nói, - đến là nhộn!
Rồi ông muốn Mattia, người mà rõ ràng nhộn hơn là tôi, chơi cho ông nghe một đoạn nhạc. Mattia dũng cảm cầm lấy cây đàn vĩ cầm, chơi một điệu van-xơ.
- Thế mà mày không hề biết một nốt nhạc nào! - ông thợ cắt tóc vỗ tay kêu lên và xưng hô mày tao với Mattia ngay như thể quen nó từ đã lâu.
Mattia chơi một bài bằng vĩ cầm xong, cầm lấy cây kèn cla-ri-nét treo trên tường.
- Cháu chơi được cả kèn cla-ri-nét và kèn đẩy coóc-nê nữa.
- Vậy mày chơi đi xem. - Espinassous kêu lên.
Và Mattia chơi mỗi nhạc cụ một bài.
- Thằng bé này là thần đồng chứ chẳng chơi!
- Espinassous kêu. - Nếu mày ở lại đây với bác, bác sẽ đào tạo mày thành một nhạc sĩ lớn, nghe chưa cháu! Buổi sáng cháu cắt tóc cạo mặt, còn bao nhiêu thì giờ trong ngày bác sẽ cho cháu học nhạc; đừng tưởng bác là thầy xoàng không dạy nổi cháu vì bác là thợ cắt tóc đâu nhé; người ta phải sống chứ, thế cho nên cạo mặt là việc tốt.
Không phải vì làm nghề cạo mặt mà Jasmin.không là nhà thơ giỏi nhất nước Pháp. Agen có Jasmin, Mende có Espinassous.
Nghe xong bài diễn văn này tôi nhìn Mattia.
Nó sẽ trả lời thế nào đây? Tôi sắp mất bạn tôi, em ruột tôi chăng, cũng như đã liên tục mất tất cả những người tôi yêu quý? Tim tôi thắt lại.
Tuy nhiên tôi không để mình bị chi phối vì tình cảm này.
- Hãy nghĩ đến cậu, Mattia ạ. - Tôi ngậm ngùi bảo.
Nhưng nó nhanh nhẹn đến chỗ tôi, cầm lấy tay tôi:
- Phải rời bỏ bạn cháu ấy à? Cháu không thể. Cháu xin cảm ơn bác, bác ạ.
Espinassous nhấn mạnh rằng sau khi Mattia học xong nhạc lý cơ bản, ông sẽ tìm cách gửi nó đến Toulouse, rồi đến nhạc viện Paris; nhưng Mattia đáp:
- Bỏ Rémi ấy à! Không bao giờ!
- Thôi được, thằng bé này, bác muốn làm một cái gì đó cho mày quá, - Espinassous nói, -thôi để bác cho mày một cuốn sách có thể học trong đó những gì mày không biết.
Và ông bắt đầu lục tìm các ngăn kéo. Sau một lúc khá lâu, ông tìm thấy quyển sách có nhan đề Lý thuyết âm nhạc. Quyển sách đã cũ lắm, nhàu nát cả, nhưng quan trọng gì.
Ông lấy cây bút, viết trên trang đầu như sau:
"Tặng cậu bé mà sau này khi trở thành nghệ sĩ sẽ không quên ông thợ cắt tóc thành Mende".
Khi tới Mende tôi đã yêu Mattia lắm rồi nhưng ra khỏi thành phố Mende tôi càng yêu nó hơn nhiều. Còn gì tốt đẹp hơn, dịu lòng hơn là cảm nhận được một cách chắc chắn tình yêu bởi người mà mình yêu?
Và còn biểu hiện tình yêu thương nào lớn hơn khi mà Mattia từ chối lời đề nghị của Espi-nassous, có nghĩa từ chối sự yên ổn, sự an toàn, cuộc sống thoải mái, hiện tại thì được học hành, tương lai thì được giàu sang, để mà cùng tôi chia sẻ đời phiêu lưu gian khổ không có tương lai thậm chí có lẽ không còn có cả ngày mai nữa.
Trước mặt Espinassous tôi không thể nói được với nó rằng lời nó kêu lên "Bỏ Rémi ấy à!’ đã làm tôi xúc động đến thế nào, nhưng khi ra ngoài rồi, tôi cầm lấy tay nó, siết chặt mà nói:
- Cậu biết đấy, tình bạn giữa chúng ta, trung thành với nhau đến trọn đời đấy nhé!
Nó mỉm cười nhìn tôi với đôi mắt mở to..- Tớ đã biết điều đó từ trước ngày hôm nay rồi.
Mattia xưa nay vốn không say mê đọc sách lắm thế mà nay đọc vô cùng tiến bộ kể từ ngày đọc cuốn Lý thuyết âm nhạc của Kuhn. Không may là tôi không thể để nó đọc bao nhiêu tùy thích theo ý tôi và theo cả ý nó được vì chúng tôi buộc phải đi bộ suốt từ sáng đến chiều, phải đi từng đoạn đường dài sao cho mau chóng qua vùng Lozère và Auvergne này đi, vì nơi đây họ chẳng ưa gì ca sĩ, nhạc sĩ. Trên vùng đất đai khô cằn này người nông dân thu nhập ít, không mấy sẵn sàng sờ tay vào túi tiền, anh muốn chơi nhạc ư? Họ bình thản nghe nhưng sắp đến lúc quyên tiền thì họ lỉnh hoặc đóng cửa lại.
Trong những lối đi dạo chơi ở vùng suối nước nóng có những chỗ người ta gọi là phòng khách, đó là những lùm cây cao mà những người đến chữa bệnh ngồi bên dưới vài tiếng đồng hồ để được ở ngoài trời. Mattia nghiên cứu công chúng ngồi ở những phòng khách này, chúng tôi cứ theo những nhận xét đó mà tổ chức trình diễn.
Nếu thấy một người bệnh buồn rầu ngồi trên một chiếc ghế tựa mặt xanh xao, má trũng xuống, chúng tôi tránh đến ngay trước mặt họ một cách thô bạo mong lôi họ khỏi những ý nghĩ não nuột. Chúng tôi bắt đầu chơi đàn từ xa như thể chơi cho chính mình, tuy thế vẫn có ý thức chú ý xem sao. Chúng tôi liếc mắt quan sát: nếu họ giận dữ nhìn chúng tôi, chúng tôi đi chỗ khác, nếu họ có vẻ thích thú được nghe thì chúng tôi lại gần, Capi có thể mạnh dạn đưa cái bát gỗ ra mà không sợ bị đuổi.
Nhưng chủ yếu là nhờ đám trẻ con mà Mat-tia thu được những kết quả thắng lợi: nhờ cái vĩ kéo đàn mà chúng đâm ra muốn nhảy, chúng đang buồn thì Mattia làm cho chúng cười lên.
Làm sao nó làm được như vậy tôi không biết.
Chỉ biết là như thế: nó làm cho người ta vui, người ta yêu nó.
Kết quả của chiến dịch này thật là tuyệt vời:
chúng tôi thu được sáu mươi tám phrăng. Cộng với một trăm bốn mươi sáu phrăng đã có là hai trăm mười bốn phrăng. Đã đến giờ tiến về Chavanon không chậm trễ, trước đó qua Ussel nơi người ta nói đang có chợ phiên gia súc rất quan trọng.
Chợ phiên, trúng việc của chúng tôi rồi! Cuối cùng chúng tôi có thể mua con bò cái ra bò cái.mà chúng tôi lúc nào cũng nói đến, con bò mà vì nó chúng tôi đã dành dụm rất quyết liệt.
Cửa hàng quần áo cũ trước kia cụ Vitalis đưa tôi đến để sắm cho tôi bộ đồ nghệ sĩ vẫn như cũ khi tôi tìm thấy nó. Ngoài cửa vẫn đung đưa những bộ quần áo có khâu đính các giải trang sức đã khiến tôi khâm phục đến say mê, tôi cũng thấy vẫn những khẩu súng cũ, những cây đèn cũ ấy.
Tôi cũng muốn chỉ cho Mattia thấy cái nơi tôi đã khởi đầu sự nghiệp của mình bằng vai trò người đày tớ của ngài Joli - Coeur, Capi cũng nhận ra chỗ đó.
Sau khi để túi và nhạc cụ ở quán trọ mà trước đây tôi đã ở cùng cụ Vitalis, theo mọi người chỉ dẫn chúng tôi đến tìm ông thú y.
- Chúng cháu muốn mua một con bò cái cho nhiều sữa. Thưa ông thú y, chúng cháu đến nhờ ông giúp, kiến thức khoa học của ông sẽ khiến bọn lái bò không thể ăn cắp của chúng cháu được.
Tôi vừa nói vừa bắt chước điệu bộ quý phái mà cụ Vitalis vẫn dùng khi muốn chinh phục lòng người.
- Các cháu mua bò cái làm gì mới được chứ?
Tôi giải thích ngắn gọn cho ông hiểu ý định của tôi.
- Các cháu là những cậu bé tốt quá, - ông nói, - ngày mai tôi sẽ cùng các cháu ra chợ phiên, hứa với các cháu tôi sẽ chọn cho các cháu một con bò vừa tốt vừa đẹp, nhưng muốn mua được phải có tiền đấy.
Tôi không trả lời, mở chiếc mù-xoa bọc tài sản của chúng tôi ra.
- Thế thì được rồi, bảy giờ sáng mai các cháu đến đây đi với tôi.
- Thưa ông thú y, chúng cháu phải trả ông bao nhiêu tiền ạ?
- Không phải trả gì: đời nào tôi lại lấy tiền của những đứa trẻ ngoan như các cháu!
Tôi không biết làm thế nào để cảm ơn ông, nhưng Mattia có một ý hay.
- Thưa ông, ông có yêu âm nhạc không?
- Rất yêu thích, cháu ạ.
- ông có đi ngủ sớm không ạ?
Hai câu chuyện chẳng ăn khớp gì với nhau, tuy nhiên ông thú y vẫn trả lời:
- Vào lúc chín giờ vừa điểm.
- Cảm ơn ông. Xin hẹn mai gặp ông ạ..Tôi đã hiểu ý Mattia.
- Cậu định biểu diễn hòa nhạc cho ông thú y chứ gì? - Tôi nói.
- Đúng thế đấy: một khúc nhạc chiều vào lúc ông ấy sắp đi ngủ; đó chính là thứ ta làm cho những người mà ta yêu.
- Cậu có ý đó hay thật, thôi ta về quán chuẩn bị những bài nhạc sẽ chơi tối nay.
Chín giờ kém hai, ba phút gì đó chúng tôi đã ở trước nhà ông thú y, Mattia với cây vĩ cầm, tôi với cây đàn hác-pơ. Phố rất tối, vì chín giờ trăng lên nên người ta chẳng cần thắp đèn đường làm gì, các cửa hàng đóng cả, người qua lại thưa thớt.
Tiếng đầu tiên của chín giờ vừa điểm, chúng tôi vào nhịp ngay, và trong con phố hẹp tĩnh lặng này tiếng đàn của chúng tôi cất lên không khác gì trong một phòng hòa nhạc thật vang. Các cửa sổ mở ra, chúng tôi trông thấy những cái đầu đội mũ ngủ, buộc mù-xoa, buộc khăn quàng dài; từ cửa sổ nhà nọ sang nhà kia người ta gọi nhau ngạc nhiên.
Ông bạn thú y của chúng tôi ở một ngôi nhà mà phía góc có một cái tháp con rất duyên dáng, một trong những cửa sổ của cái tháp mở ra, và ông ta cúi xuống để xem ai chơi nhạc như vậy.
Có lẽ ông nhận ra chúng tôi và hiểu ý định của chúng tôi nên ông ta lấy tay ra hiệu bảo chúng tôi im.
- Tôi sẽ mở cửa cho các cháu vào chơi nhạc trong vườn. - ông nói.
Và gần như ngay lập tức cửa ra vào mở ra.
- Các cháu thật tuyệt vời, - ông vừa nói vừa bắt tay mỗi chúng tôi thật chặt, - nhưng làm như vậy là quấy rầy mọi người: chẳng lẽ các cháu không nghĩ rằng cảnh sát có thể bắt các cháu vì tội ban đêm làm ầm trên đường phố công cộng ư?
Buổi hòa nhạc của chúng tôi diễn ra trong vườn, tuy vườn không lớn nhưng xinh xắn có vòm cây leo bao phủ.
Vì ông thú y có vợ và rất nhiều con nên chúng tôi có số khán giả đông đúc vây quanh trong phút chốc; người ta thắp nến dưới giàn dây leo, chúng tôi chơi nhạc cho tới tận quá mười giờ đêm; cứ mỗi lần chơi xong một bài mọi người lại vỗ tay đề nghị chơi tiếp..Nếu ông thú y không đuổi chúng tôi về thì theo yêu cầu của bọn trẻ con hẳn chúng tôi phải chơi cho tới đêm khuya.
- Thôi để các chú bé đi ngủ, - ông nói, -ngà y mai họ phải đến đây từ bảy giờ sáng rồi.
Nhưng ông còn mời chúng tôi một bữa ăn nhẹ trước khi ra về làm chúng tôi rất dễ chịu, lúc đó để cảm ơn, Capi bèn làm vài trò vui nhộn đặc sắc nhất làm trẻ con thú quá. Đến tận gần nửa đêm chúng tôi mới ra về.
Sáng hôm sau, khi chúng tôi xuống sân quán trọ đã thấy đầy xe bò, cái nọ ngoắc vào cái kia, rồi những chiếc xe tới, từ trên xe những bác nông dân mặc quần áo ngày chủ nhật đang lấy hai tay đỡ vợ xuống đất; người nào người ấy rất phấn chấn, phụ nữ thì vuốt lại váy cho phẳng.
Trong phố một làn sóng di động chuyển về nơi chợ phiên; vì lúc ấy mới sáu giờ nên chúng tôi đi xem một lượt những con bò cái đã tới chợ để chọn trước đã.
ái chà! Những con bò cái mới đẹp làm sao!
Đủ màu, đủ cỡ, con thì béo con thì gầy, có những con đứng với bò con, có những con kéo lê dưới đất những cặp vú đầy sữa. Trong chợ phiên có cả ngựa đang hí, những con ngựa cái đang liếm cho ngựa non, những con lợn béo đang rúc vào đất đào lỗ, những con lợn sữa đang rú lên như bị người ta lột sống da chúng, rồi gà mái, rồi ngỗng... Nhưng chúng tôi cần gì! Chúng tôi chỉ để mắt nhìn vào những con bò cái, chúng vừa chịu đựng sự thẩm xét của chúng tôi vừa nhấp nháy mi, hàm hơi động đậy, bình thản nhai lại bữa ăn tối qua, không hề ngờ từ nay sẽ không còn được ăn cỏ trên đồng cỏ nơi chúng đã lớn lên nữa.
Sau nửa giờ đồng hồ đi dạo như thế chúng tôi đã tìm được mười bảy con bò cái hoàn toàn thích hợp với chúng tôi.
Bảy giờ ông thú y đã đợi chúng tôi, chúng tôi cùng ông trở lại chợ phiên, vừa đi chúng tôi vừa giải thích một lần nữa những đức tính đòi hỏi ở con bò muốn mua, tóm tắt trong hai chữ:
ăn ít nhưng cho sữa nhiều.
Mattia trỏ một con bò trắng:
- Con này tốt này.
Tôi trỏ một con bò nâu:
- Theo tôi thì con này khá hơn.
Ông thú y không đồng ý rồi đi tới một con bò thứ ba: một con bò cái nhỏ nhắn bốn chân.mảnh khảnh, lông đỏ, tai và má nâu, đôi mắt viền đen, quanh mõm có một vòng trắng.
- Đây là một con bò vùng Rouergue đúng ý các cháu đây. - ông nói.
Một người nông dân có vẻ gầy còm dắt dây buộc nó, ông thú y hỏi người đó định bán con bò bao nhiêu.
- Ba trăm phrăng.
Con bò cái nhỏ vừa đẹp vừa nhanh nhẹn có vẻ láu lỉnh này đã chinh phục chúng tôi rồi; chúng tôi đành buông hai tay xuống. Tôi làm hiệu cho ông thú y là phải sang con khác thôi, nhưng ông cũng ra dấu lại là hãy kiên trì.
Thế là một cuộc mặc cả diễn ra giữa ông và người nông dân. ông trả một trăm năm mươi phrăng; người nông dân bớt mười phrăng. ông thú y trả lên đến một trăm bảy mươi người nông dân bớt xuống còn hai trăm tám mươi.
Nhưng đến đây thì sự việc không tiếp diễn theo chiều hướng đó nữa. Đáng lẽ cứ trả giá thì ông thú y bắt đầu xem xét chi tiết con bò: chân nó quá yếu, cổ quá ngắn, sừng lại quá dài; phổi hẹp, hình dáng vú nó không đẹp.
Người nông dân trả lời là vì chúng tôi đã hiểu rõ về nó đến thế thì sẽ bớt còn hai trăm năm mươi phrăng để nó được ở trong những bàn tay lọc lõi.
Đến đây chúng tôi đâm sợ, cả hai chúng tôi hình dung đây là một con bò chẳng ra gì.
Tôi nói:
- Thôi ta đi xem con khác.
Thấy nói thế người nông dân làm một động tác cố gắng, bớt thêm mười phrăng nữa.
Và rồi cứ bớt thêm bớt thêm, giá xuống tới hai trăm mười phrăng, và dừng tại đó.
Ông thú y bằng một cú huých tay, ra hiệu để chúng tôi hiểu là ông chê không thật đâu, con bò vẫn là tuyệt hảo; nhưng hai trăm mười phrăng đối với chúng tôi là một món tiền quá lớn.
Tôi quyết định.
- Thì hai trăm mười phrăng, - tôi nói, - tưởng là xong.
Tôi giơ tay ra nắm lấy cái dây buộc bò nhưng người nông dân không chịu đưa.
- Thế còn tiền cặp tóc cho vợ tôi? - ông ta nói.
Lại tranh luận, cuối cùng chúng tôi đồng ý thêm hai mươi xu cho cặp tóc. Chúng tôi còn lại ba phrăng..Tôi lại giơ tay ra: người nông dân nắm lấy và siết chặt tay tôi như một người bạn. Chính vì là bạn nên tôi không quên chút rượu cho con gái ông ta. Rượu cho con gái mất mười xu.
Lần thứ ba, tôi muốn nắm lấy dây buộc bò, nhưng ông bạn nông dân của tôi ngăn tôi lại:
- Thế cậu có mang theo cái vòng cổ bò không đấy? - ông ta nói. - Tôi bán bò chứ có bán cái vòng cổ của nó đâu.
Tuy nhiên vì tôi là bạn, ông ta sẵn sàng nhượng cho tôi cái vòng cổ với ba mươi xu là giá rẻ.
Phải có vòng cổ mới dắt được bò chứ, tôi đành bỏ ba mươi xu, tính ra tôi chỉ còn có hai mươi xu trong người. Tôi đếm hai trăm mười ba phrăng rồi lần thứ tư đưa tay ra.
- Thế dây dắt bò của cậu đâu? - Người nông dân hỏi. - Tôi bán cái vòng cổ chứ có bán cái dây buộc đâu.
Dây buộc làm chúng tôi mất thêm hai mươi xu cuối cùng. Sau khi trả nốt, cuối cùng con bò được giao cho chúng tôi, nhưng chúng tôi không có lấy một xu để mua thức ăn cho bò và cho cả chúng tôi nữa.
- Ta sẽ làm việc, - Mattia nói, - các quán cà-phê đang đông, ta chia đôi ra, chơi ở tất cả các quán, tối về sẽ thu được khối tiền.
Sau khi đưa con bò vào buộc trong chuồng ngựa của quán trọ, chúng tôi mỗi người đi làm việc ở một phía, tối về tính tiền thu được của Mattia là bốn phrăng năm mươi xăng-tim còn tôi ba phrăng.
Với bảy phrăng năm mươi xăng-tim, chúng tôi lại giàu rồi. Nhưng niềm vui kiếm được món tiền này thật quá nhỏ so với việc tiêu mất hai trăm mười bốn phrăng.
Chúng tôi yêu cầu người tớ gái trong bếp đi vắt sữa con bò để chúng tôi ăn tối bằng sữa của nó: chưa bao giờ chúng tôi được uống sữa ngon như thế. Sáng hôm sau, dậy cùng một lúc với mặt trời mọc chúng tôi lên đường đi Chavanon.
Để cho con bò đỡ mệt và đến Chavanon không muộn quá, ý tôi là ngủ lại trong ngôi làng mà tôi đã qua đêm đầu tiên của đời du hành cùng cụ Vitalis. Sáng hôm sau, từ đó ra đi chúng tôi sẽ đến má Barberin được sớm sủa.
Nhưng số phận, bấy lâu nay vẫn thuận buồm xuôi gió, bỗng trở mặt lại chúng tôi.
Chúng tôi quyết định chia ngày đi đường hôm đó làm hai phần cắt đôi ra bằng bữa trưa, chủ yếu là bữa trưa của con bò cái..Khoảng mười giờ, tìm được một nơi cỏ dày xanh mướt, chúng tôi bèn hạ túi xuống, cho con bò xuống đám cỏ đó mà ăn.
Lúc đầu tôi định cứ nắm lấy dây dắt nhưng nó tỏ ra rất yên lặng chỉ chuyên chú vào ăn, tôi bèn quấn cái dây dắt vào hai sừng nó rồi ngồi bên cạnh nó ăn bánh mì. Dĩ nhiên chúng tôi ăn xong rồi nó vẫn chưa ăn xong.
Trong khi chờ nó chúng tôi mở túi, lấy nhạc cụ.
- Này để tớ chơi cho nó nghe một điệu kèn đẩy nhé. - Mattia nói, thằng bé vốn khó lòng ngồi được yên.
Vừa nghe mấy nốt nhạc đầu tiên, con bò cái của chúng tôi ngẩng đầu lên rồi bỗng nhiên nó phi nước đại chạy mất.
Chúng tôi lập tức đuổi theo gọi nó, tôi gọi cả Capi ngăn nó lại, Capi vội nhảy vào chân nó.
Nhưng tất nhiên là không ngăn nó lại được.
Cách độ hai cây số là một ngôi làng lớn, chúng tôi dừng lại vì con bò của chúng tôi phi vào đó. Nó vào làng trước chúng tôi, do con đường thẳng tắp nên chúng tôi trông thấy được người ta ngăn nó lại và đã tóm lấy nó.
Tôi nghĩ chỉ việc đòi lại con bò, thế nhưng mọi người vây ngay lấy chúng tôi hỏi hết câu này đến câu khác: chúng tôi từ đâu tới? Lấy con bò này ở đâu?
Những câu trả lời của chúng tôi không thuyết phục nổi họ, vài giọng nói cất lên rằng chúng tôi đã ăn cắp con bò và phải cho chúng tôi vào nhà tù.
Nỗi sợ hãi đến kinh hoàng mà chữ nhà tù gây ra làm cho tôi cuống lên và vì thế làm hại tôi: tôi tái mặt, ấp a ấp úng. Vừa chạy xong lại đang thở hổn hển, tôi chịu không sao bảo vệ được mình.
Lúc đó một viên cảnh sát đi tới, mọi người bèn kể tóm tắt chuyện chúng tôi và vì thấy chưa rõ đầu đuôi nên ông ta tuyên bố hãy đưa con bò vào kho giữ đồ của cảnh sát và đưa chúng tôi vào tù đã rồi liệu sau.
Tôi muốn phản kháng, Mattia muốn nói, nhưng viên cảnh sát bắt chúng tôi phải im, nhớ lại cảnh diễn ra giữa cụ Vitalis và viên sen đầm ở Toulouse, tôi bảo Mattia hãy im và đi theo ông ta đã.
Tới nhà tù tôi hy vọng được một chút: người gác nơi làm việc của xã trưởng đồng thời là cai.ngục và là người gác đồng lúc đầu không chịu nhận chúng tôi. Viên cảnh sát ép ông ta phải mở một cánh cửa. Hóa ra lý do ông ta làm khó không muốn nhận chúng tôi là vì ông ta đang dùng nhà tù làm nơi phơi hành, hành giải đầy trên ván sàn. Người ta lục túi chúng tôi, có bao nhiêu tiền thu lấy, lấy cả những con dao, diêm của chúng tôi, trong lúc đó người cai ngục nhanh nhẹn thu gom chỗ hành lại. Sau đó họ bỏ chúng tôi đấy, cửa khóa lại với tiếng sắt thép loảng xoảng thực sự bi thảm.
Thế là chúng tôi vào tù. Trong bao lâu đây?
Cuối cùng cửa mở ra, chúng tôi thấy một ông già tóc bạc đi vào, vẻ mặt cởi mở tốt bụng làm chúng tôi thấy hy vọng ngay.
- Mấy thằng nhãi này, đứng lên chứ! - Cai ngục nói. - Hãy trả lời ngài quan tòa xét xử ngay tại chỗ đi nào.
- Được rồi, được rồi, - vị quan tòa ra hiệu cho cai ngục để ông lại một mình, - để tôi hỏi thằng bé này trước (ông lấy ngón tay chỉ tôi), đem thằng bé kia đi, giữ lấy nó tôi sẽ hỏi sau.
- Người ta buộc tội cháu lấy cắp một con bò cái đúng không? - Vị quan tòa nhìn thẳng vào mắt tôi hỏi.
Tôi trả lời chúng tôi mua con bò ở chợ phiên Ussel, tôi nói tên ông thú y đã giúp chúng tôi mua bò.
- Các cháu mua con bò này làm gì?
- Để đưa nó đến Chavanon cho bà mẹ trước đây là vú nuôi của cháu để tỏ lòng biết ơn bà đã săn sóc cháu, coi đó là một kỷ niệm về tình thương của cháu đối với bà.
- Bà tên là gì?
- Là má Barberin ạ.
- Có phải bà là vợ ông công nhân nề cách đây mấy năm bị què ở Paris không?
- Đúng đấy ạ, thưa ngài quan tòa.
Quan tòa liên tiếp hỏi tôi nhiều câu khác nữa nhưng tôi phải trả lời là nếu ông hỏi má Barberin thì mục đích của chúng tôi thế là hỏng, không còn gây cho má sự ngạc nhiên nào nữa.
Tuy nhiên, có lúng túng thật nhưng tôi lại vô cùng hài lòng: nếu như quan tòa có ý muốn hỏi má Barberin có nghĩa má vẫn còn sống.
Giữa những câu hỏi, quan tòa nói với tôi là gần đây ông Barberin đã trở lại Paris.
Điều này làm tôi vui sướng quá đến nỗi tôi tìm được những câu trả lời đầy sức thuyết phục.để làm quan tòa tin rằng chỉ cần lời khai của ông thú y là đủ.
- Thế các cháu lấy tiền ở đâu mà mua bò?
- Chúng cháu kiếm được.
Tôi giải thích làm sao mà từ Paris đi Varses, rồi từ Varses tới những suối nước nóng, chúng tôi đã dành dụm từng xu một.
- Các cháu làm gì ở Varses?
Câu hỏi này buộc tôi lại phải thuật lại câu chuyện. Khi quan tòa nghe nói tôi đã từng bị chôn vùi trong mỏ Truyère ông bảo tôi ngừng lời, rồi bằng một giọng dịu hẳn gần như bạn bè, ông hỏi tôi:
- Thế ra cháu là Rémi? - ông nhìn tôi với đôi mắt dịu dàng âu yếm.
- Vâng.
Tôi cứ tưởng ông thả chúng tôi ra nhưng ông chẳng làm gì cả, ông để tôi lại một mình, không nói gì hết. Có lẽ ông thẩm vấn sang Mattia để xem lời chúng tôi khai có phù hợp với nhau không?
Tôi cứ ngồi mà suy nghĩ khá lâu, cuối cùng ngài quan tòa trở lại với Mattia.
- Tôi sẽ cho đi hỏi tình hình ở Ussel và nếu ở đó họ khẳng định lời nói của các cháu là thực như tôi hy vọng thì mai các cháu sẽ được thả.
- Còn con bò của chúng cháu thì sao ạ? -Mattia hỏi. - Có ai vắt sữa cho nó không?
- Yên tâm các chú nhóc ạ, người ta sẽ mang cho các cháu một bát sữa to để ăn tối.
Quan tòa vừa đi khỏi, tôi thông báo cho Mattia hai tin tức làm tôi quên cả cảnh tù đày:
má Barberin còn sống còn lão Barberin đang ở Paris.
Mattia nói:
- Con bò sẽ tha hồ mà tiến vào đại thắng.
Và vui quá nó vừa nhảy vừa hát, tôi nắm lấy hai tay nó, bị niềm vui của nó lôi kéo, cả Capi, cho đến lúc đó vẫn ngồi ủ rũ lo âu trong một xó nhà, cũng tới xen vào giữa hai chúng tôi, đứng trên hai chân sau. Thế là chúng tôi cùng nhau nhảy một điệu tuyệt hay làm cho người cai ngục sợ quá, có lẽ sợ cho hành của ông ta thì đúng hơn, phải chạy vào xem có phải chúng tôi nổi loạn hay không? Cai ngục bảo chúng tôi im nhưng không phải bằng giọng thô lỗ như trước, lúc cùng vào với ngài quan tòa..Qua đó chúng tôi thấy tình thế mình không đến nỗi xấu, và chẳng bao lâu sau cai ngục mang vào một liễn sữa (sữa con bò của chúng tôi) nhưng chưa phải đã hết: còn một cái bánh mì to, một miếng thịt bê lạnh mà theo ông ta nói, là của quan tòa gửi cho.
Chưa bao giờ tù nhân lại được đối xử tử tế như thế, vừa ăn thịt bê và vừa uống sữa tôi đã thay đổi những ý nghĩ của mình về nhà tù; rõ ràng là nó khá hơn tôi hình dung nhiều!
- Chú sẽ tìm cho cháu một thợ cuốc, - chú Gaspard nói, - và chúng tôi sẽ không bao giờ xa nhau nữa.
- Nếu cháu muốn làm việc trong văn phòng, - ông kỹ sư bảo tôi, - tôi sẽ dành cho cháu một chỗ.
Chú Gaspard cứ tưởng lẽ tự nhiên là tôi sẽ quay lại mỏ nơi mà bản thân chú sắp trở lại với cái vô tư của những người đã hàng ngày quen thách thức với cái chết. Nhưng tôi đâu có sẵn lòng trở lại nghề đẩy goòng! Biết được thế nào là mỏ tôi rất sung sướng, nhưng tôi không hề cảm thấy một chút thèm muốn nào được xuống lại đó. Chỉ nghĩ đến mỏ tôi đã cảm thấy ngột ngạt, cuộc sống ngoài trời phù hợp với tôi hơn..Tôi giải thích như vậy với tất cả những người đem lại cho tôi việc làm.
- Nếu cháu thích phiêu lưu và tự do, - cụ giáo nói, - cháu cứ việc theo con đường của cháu.
Trong khi mọi người muốn giữ tôi lại Varses, Mattia có vẻ bận tâm lo lắng cái gì đó; tôi hỏi thì lúc nào nó cũng bảo là nó vẫn như mọi khi, chỉ đến lúc tôi bảo là ba ngày nữa lên đường nó mới thú thật với tôi vì sao nó buồn. Nó nhảy lên ôm cổ tôi.
- Thế là cậu không bỏ tớ à? - Nó kêu lên.
Tôi huých cho nó một cái thật đau để dạy nó đừng có nghi ngờ tôi và đồng thời cũng để giấu niềm xúc động trong siết chặt lấy tôi khi nghe tiếng kêu của tình bạn đó. Vì tình bạn mà nó thốt lên tiếng kêu đó chứ không phải vì lợi lộc. Mattia không cần phải nhờ tôi mới kiếm sống được.
Chỉ riêng cái cười mỉm của nó, đôi mắt dịu dàng của nó, vẻ cởi mở của nó đã đủ làm xúc động lòng người ngay cả những người vô cảm với những tình cảm cao thượng nhất. Chính vì vậy mà trong chuyến du hành ngắn ngày với Capi, nó đã kiếm được mười tám phrăng, một món tiền đáng kể.
Một trăm hai mươi tám phrăng trong túi với mười tám phrăng Mattia kiếm được tổng cộng là một trăm bốn mươi sáu phrăng, chỉ cần bốn phrăng nữa là mua được con bò cái.
Mặc dầu không muốn làm việc ở mỏ nhưng rời Varses tôi cũng buồn lắm vì phải xa Alexis, chú Gaspard và cụ giáo, nhưng số phận tôi là phải xa cách những người tôi yêu dấu mà lại!
Cây đàn hác-pơ trên vai, lưng đeo túi, chúng tôi lại đi trên những con đường lớn cùng với Capi đang vui mừng lăn mình trong cát bụi.
Trước khi lên đường, Mattia và tôi đã thỏa thuận rất lâu về hành trình, vì tôi đã dạy nó cách xem bản đồ. Sau khi cân nhắc lợi hại, chúng tôi quyết định lẽ ra đi thẳng tới Ussel rồi từ đó đi Chavanon thì chúng tôi qua Clermont trước đã, không xa hơn bao nhiêu mà lại có lợi vì qua vùng suối nước nóng lúc này đang đông người đến chữa bệnh. Trong thời gian tôi làm việc trong mỏ, Mattia đã gặp một người làm trò gấu đang đi tới những thành phố có suối nước nóng mà theo như ông ta nói có thể kiếm được tiền. Mat-tia muốn kiếm tiền vì cho rằng một trăm năm mươi phrăng không đủ mua một con bò cái. Càng có nhiều tiền càng mua được bò đẹp, má Barberin.càng hài lòng. Vậy là chúng tôi phải đi Clermont đã. Dọc đường từ Paris đến Varses tôi đã bắt đầu dạy Mattia học, dạy nó đọc và cả những yếu lĩnh đầu tiên của âm nhạc nữa; từ Varses đến Clermont tôi lại dạy nó tiếp.
Có thể vì tôi không phải một giáo sư giỏi (có thể lắm) mà cũng có thể vì Mattia không phải học trò giỏi lắm (điều này cũng có khả năng) nên dạy nó đọc rất khó, nó tiến bộ rất chậm. Mattia rất chuyên cần, tha hồ dán mắt vào sách, nó chỉ đọc lên được những điều phóng túng bông lông do trí tưởng tượng đem lại chứ không phải do tự chú tâm mà có.
Những lúc như vậy đôi khi tôi mất bình tĩnh, tôi đập vào quyển sách và giận dữ kêu lên: thằng này cứng đầu quá!
Nó chẳng giận tôi tí nào chỉ nhìn tôi với đôi mắt dịu dàng, cười nói:
- Đúng đấy, đầu tớ chỉ mềm ra khi có ai nện vào nó thôi, thằng cha Garifoli thấy ngay điều đó đấy.
Trả lời như thế thì thử hỏi ai mà giận được?
Tôi cũng cười và chúng tôi lại học tiếp.
Nhưng trong âm nhạc thì không gặp những khó khăn như vậy. Ngay từ đầu Mattia đã tiến bộ rất kỳ lạ và rất đáng chú ý; rất nhanh chóng nó tiến tới chỗ hỏi tôi những câu hỏi làm tôi ngạc nhiên. Từ ngạc nhiên đi đến lúng túng, cuối cùng nhiều lần tôi bối rối tịt ngắc.
Phải thú thật là chuyện này làm tôi phật ý và lấy làm nhục, tôi giữ vai trò một giáo sư nghiêm túc ấy thế mà khi học trò hỏi lại không trả lời được, thế có nhục không cơ chứ?
Mà nó vẫn không tha tôi:
- Tại sao nhịp đầu và nhịp cuối của một bản nhạc lại không phải lúc nào cũng bao gồm số phách đều nhau? Tại sao người ta không viết nhạc với cùng một khóa? Tại sao đối với đàn vĩ cầm người ta chỉ hợp âm một số nốt nhạc này mà không phải những nốt nhạc khác?
Đến câu hỏi cuối cùng này thì tôi trang trọng trả lời là vĩ cầm không phải lĩnh vực của tôi, tôi chưa bao giờ quan tâm đến việc vì sao người ta phải hợp âm hay không hợp âm vĩ cầm và thế là Mattia cũng không đối đáp lại được nữa.
Đối với những câu hỏi khác thì không thể gỡ khó hiểu này được.
Thầy dạy, ông thầy thực thụ mà chúng tôi cần, phải là một nghệ sĩ cơ, một nghệ sĩ lớn thường hay ở những thành phố quan trọng. Bản.đồ cho tôi biết trước khi tới Clermont, thành phố quan trọng nhất chúng tôi gặp trên đường sẽ là Mende.
Cuối cùng chúng tôi tới Mende.
Lúc này trời đã tối từ mấy tiếng đồng hồ trước nên đêm đó không thể đi học nhạc được vả lại chúng tôi đã mệt nhoài cả người.
Tuy nhiên Mattia rất sốt ruột không hiểu ở Mende, thành phố trông chẳng có gì quan trọng như tôi bảo, liệu có được một ông thầy dạy nhạc hay không, thế là vừa ăn súp tôi vừa hỏi bà chủ quán xem trong thành phố có ông thầy dạy nhạc nào không?
Bà trả lời là câu hỏi của chúng tôi làm bà ngạc nhiên: chẳng lẽ chúng tôi không biết ông Espinassous sao?
- Chúng cháu từ xa tới. - Tôi nói.
- Từ xa lắm không?
- Từ bên ý ạ. - Mattia trả lời.
Bà ta không còn ngạc nhiên nữa và thừa nhận từ tận xa như thế tới thì không biết ông Espi-nassous là phải.
- Tớ hy vọng chúng ta rơi vào đúng chỗ rồi.
- Tôi nói với Mattia bằng tiếng ý.
Đôi mắt bạn tôi sáng lên. Chắc chắn ông ta sẽ giải đáp được tất cả những câu hỏi của nó, ông ta không thể lúng túng khi phải giải thích lý do khiến người ta dùng dấu giáng khi xuống thấp và dấu thăng khi lên cao nữa.
Nhưng tôi chợt sợ: một nghệ sĩ nổi tiếng đến thế liệu có lên lớp cho những đứa trẻ khốn khổ như chúng tôi một bài học nhạc được chăng?
- Thưa, ông Espinassous có bận lắm không ạ?
- ồ! Tôi cho là ông ấy bận lắm.
- Bà có cho rằng sáng mai ông ấy tiếp chúng cháu không ạ?
- Hẳn chứ lại, ai ông ấy cũng tiếp miễn là trong túi có tiền.
Nghe thấy như vậy chúng tôi yên tâm hẳn lên, trước khi đi ngủ tuy mệt vẫn còn thảo luận với nhau mãi về những câu hỏi mà chúng tôi sẽ đặt ra cho vị giáo sư lỗi lạc ấy.
Khi tới trước cửa căn nhà vị giáo sư mà người ta chỉ cho chúng tôi, chúng tôi cứ tưởng mình nhầm nhà, bởi vì trước cửa treo lủng lẳng hai cái đĩa cạo râu bằng đồng: nó không thể là biểu hiện của một thầy dạy nhạc được..Đứng mãi nhìn cái mặt hàng có vẻ như một cửa hàng thợ cạo đó thì có một người đi qua, chúng tôi bèn ngăn lại hỏi ông Espinassous ở đâu?
- ở đấy chứ còn ở đâu nữa. - Bà ta chỉ vào cửa hàng thợ cạo đó.
Cuối cùng thì một giáo sư dạy nhạc cũng có thể ở trong nhà một người thợ cắt tóc được chứ sao!
Chúng tôi bước vào. Cửa hàng được ngăn thành hai phần đều nhau: bên phải trên các giá bày nào lược nào bàn chải nào các lọ pom-mat, nào xà phòng; bên trái trên một cái bàn thợ kê sát vào tường có đặt hoặc treo các dụng cụ âm nhạc, đàn vĩ cầm, kèn đẩy coóc-nê, kèn tơ-rông-pét có rãnh.
- Xin hỏi ông Espinassous ạ? - Mattia hỏi.
Một người đàn ông nhỏ bé linh hoạt và năng động như một con chùn đang cạo râu cho một bác nông dân ngồi trên ghế cắt tóc, trả lời:
- Tôi đây.
Tôi đưa mắt nhìn Mattia có ý nói ông thợ cạo - nhạc sĩ này có lẽ không phải người mà chúng tôi cần và hỏi ông này thì bằng ném tiền đi, nhưng Mattia đến ngồi ngay vào một chiếc ghế dựa, nói thoải mái:
- ông cắt tóc cho cháu có được không ạ?
- Được chứ, chàng trai trẻ.
Tôi sửng sốt trước thái độ tự tin của Mattia, nó nhìn trộm tôi một cái.
Chẳng mấy chốc ông Espinassous cạo râu cho khách hàng của mình xong, tay cầm chiếc khăn mặt, bước tới cắt tóc cho bạn tôi.
- Thưa ông, - Mattia nói khi ông này buộc khăn vào cổ nó, - cháu và bạn cháu vừa có một cuộc tranh luận, và biết ông là một nhạc sĩ danh tiếng, chúng cháu nghĩ ông có thể cho chúng cháu một lời khuyên về vấn đề đang làm chúng cháu băn khoăn.
- Các cậu cứ nói thử xem đang bận tâm về cái gì nào.
Tôi hiểu ngay Mattia muốn đi tới đâu: trước hết nó muốn biết ông nhạc sĩ kiêm thợ cắt tóc này có trả lời được những câu hỏi của nó không đã, rồi trong trường hợp những câu trả lời làm nó thỏa mãn thì nó chỉ cần trả tiền bài học âm nhạc bằng giá tiền cắt tóc mà thôi, thằng này láu thật.
Mattia hỏi:.- Tại sao người ta lại chỉ hợp âm đàn vĩ cầm trên một số nốt nhạc này chứ không trên các nốt khác?
Tôi cứ tưởng ông thợ cắt tóc, đúng vào lúc đưa cái lược vào mái tóc dài của Mattia, sắp trả lời bằng một câu đại loại như câu trả lời của tôi, tôi đã cười thầm thì ông ta bắt đầu nói:
- Dây thứ hai bên trái của nhạc cụ phải cho nốt la theo thanh âm mẫu, các dây khác phải hợp âm làm sao cho các nốt mẫu từ quãng năm sang quãng năm, có nghĩa sol ở dây thứ tư; rê, dây thứ ba; la, dây thứ hai; mi, dây thứ nhất còn gọi là dây tiếu.
Hóa ra không phải tôi cười mà Mattia cười, nó cười bộ mặt ngây ra của tôi ư? Hay chỉ đơn giản vui mừng đã biết được điều muốn học? Nó cứ cười to giòn giã. Suốt trong thời gian cắt tóc Mattia không ngừng hỏi hết câu này đến câu khác, và câu hỏi nào ông thợ cắt tóc cũng trả lời một cách dễ dàng và chắc chắn như trả lời về vĩ cầm vậy.
Nhưng sau khi trả lời xong, đến lượt ông ta tự hỏi mình và chẳng mấy chốc hiểu ngay chúng tôi đến ông với ý định gì.
Thế là ông cười phá lên:
- Bọn trẻ ranh này hay thật, - ông nói, - đến là nhộn!
Rồi ông muốn Mattia, người mà rõ ràng nhộn hơn là tôi, chơi cho ông nghe một đoạn nhạc. Mattia dũng cảm cầm lấy cây đàn vĩ cầm, chơi một điệu van-xơ.
- Thế mà mày không hề biết một nốt nhạc nào! - ông thợ cắt tóc vỗ tay kêu lên và xưng hô mày tao với Mattia ngay như thể quen nó từ đã lâu.
Mattia chơi một bài bằng vĩ cầm xong, cầm lấy cây kèn cla-ri-nét treo trên tường.
- Cháu chơi được cả kèn cla-ri-nét và kèn đẩy coóc-nê nữa.
- Vậy mày chơi đi xem. - Espinassous kêu lên.
Và Mattia chơi mỗi nhạc cụ một bài.
- Thằng bé này là thần đồng chứ chẳng chơi!
- Espinassous kêu. - Nếu mày ở lại đây với bác, bác sẽ đào tạo mày thành một nhạc sĩ lớn, nghe chưa cháu! Buổi sáng cháu cắt tóc cạo mặt, còn bao nhiêu thì giờ trong ngày bác sẽ cho cháu học nhạc; đừng tưởng bác là thầy xoàng không dạy nổi cháu vì bác là thợ cắt tóc đâu nhé; người ta phải sống chứ, thế cho nên cạo mặt là việc tốt.
Không phải vì làm nghề cạo mặt mà Jasmin.không là nhà thơ giỏi nhất nước Pháp. Agen có Jasmin, Mende có Espinassous.
Nghe xong bài diễn văn này tôi nhìn Mattia.
Nó sẽ trả lời thế nào đây? Tôi sắp mất bạn tôi, em ruột tôi chăng, cũng như đã liên tục mất tất cả những người tôi yêu quý? Tim tôi thắt lại.
Tuy nhiên tôi không để mình bị chi phối vì tình cảm này.
- Hãy nghĩ đến cậu, Mattia ạ. - Tôi ngậm ngùi bảo.
Nhưng nó nhanh nhẹn đến chỗ tôi, cầm lấy tay tôi:
- Phải rời bỏ bạn cháu ấy à? Cháu không thể. Cháu xin cảm ơn bác, bác ạ.
Espinassous nhấn mạnh rằng sau khi Mattia học xong nhạc lý cơ bản, ông sẽ tìm cách gửi nó đến Toulouse, rồi đến nhạc viện Paris; nhưng Mattia đáp:
- Bỏ Rémi ấy à! Không bao giờ!
- Thôi được, thằng bé này, bác muốn làm một cái gì đó cho mày quá, - Espinassous nói, -thôi để bác cho mày một cuốn sách có thể học trong đó những gì mày không biết.
Và ông bắt đầu lục tìm các ngăn kéo. Sau một lúc khá lâu, ông tìm thấy quyển sách có nhan đề Lý thuyết âm nhạc. Quyển sách đã cũ lắm, nhàu nát cả, nhưng quan trọng gì.
Ông lấy cây bút, viết trên trang đầu như sau:
"Tặng cậu bé mà sau này khi trở thành nghệ sĩ sẽ không quên ông thợ cắt tóc thành Mende".
Khi tới Mende tôi đã yêu Mattia lắm rồi nhưng ra khỏi thành phố Mende tôi càng yêu nó hơn nhiều. Còn gì tốt đẹp hơn, dịu lòng hơn là cảm nhận được một cách chắc chắn tình yêu bởi người mà mình yêu?
Và còn biểu hiện tình yêu thương nào lớn hơn khi mà Mattia từ chối lời đề nghị của Espi-nassous, có nghĩa từ chối sự yên ổn, sự an toàn, cuộc sống thoải mái, hiện tại thì được học hành, tương lai thì được giàu sang, để mà cùng tôi chia sẻ đời phiêu lưu gian khổ không có tương lai thậm chí có lẽ không còn có cả ngày mai nữa.
Trước mặt Espinassous tôi không thể nói được với nó rằng lời nó kêu lên "Bỏ Rémi ấy à!’ đã làm tôi xúc động đến thế nào, nhưng khi ra ngoài rồi, tôi cầm lấy tay nó, siết chặt mà nói:
- Cậu biết đấy, tình bạn giữa chúng ta, trung thành với nhau đến trọn đời đấy nhé!
Nó mỉm cười nhìn tôi với đôi mắt mở to..- Tớ đã biết điều đó từ trước ngày hôm nay rồi.
Mattia xưa nay vốn không say mê đọc sách lắm thế mà nay đọc vô cùng tiến bộ kể từ ngày đọc cuốn Lý thuyết âm nhạc của Kuhn. Không may là tôi không thể để nó đọc bao nhiêu tùy thích theo ý tôi và theo cả ý nó được vì chúng tôi buộc phải đi bộ suốt từ sáng đến chiều, phải đi từng đoạn đường dài sao cho mau chóng qua vùng Lozère và Auvergne này đi, vì nơi đây họ chẳng ưa gì ca sĩ, nhạc sĩ. Trên vùng đất đai khô cằn này người nông dân thu nhập ít, không mấy sẵn sàng sờ tay vào túi tiền, anh muốn chơi nhạc ư? Họ bình thản nghe nhưng sắp đến lúc quyên tiền thì họ lỉnh hoặc đóng cửa lại.
Trong những lối đi dạo chơi ở vùng suối nước nóng có những chỗ người ta gọi là phòng khách, đó là những lùm cây cao mà những người đến chữa bệnh ngồi bên dưới vài tiếng đồng hồ để được ở ngoài trời. Mattia nghiên cứu công chúng ngồi ở những phòng khách này, chúng tôi cứ theo những nhận xét đó mà tổ chức trình diễn.
Nếu thấy một người bệnh buồn rầu ngồi trên một chiếc ghế tựa mặt xanh xao, má trũng xuống, chúng tôi tránh đến ngay trước mặt họ một cách thô bạo mong lôi họ khỏi những ý nghĩ não nuột. Chúng tôi bắt đầu chơi đàn từ xa như thể chơi cho chính mình, tuy thế vẫn có ý thức chú ý xem sao. Chúng tôi liếc mắt quan sát: nếu họ giận dữ nhìn chúng tôi, chúng tôi đi chỗ khác, nếu họ có vẻ thích thú được nghe thì chúng tôi lại gần, Capi có thể mạnh dạn đưa cái bát gỗ ra mà không sợ bị đuổi.
Nhưng chủ yếu là nhờ đám trẻ con mà Mat-tia thu được những kết quả thắng lợi: nhờ cái vĩ kéo đàn mà chúng đâm ra muốn nhảy, chúng đang buồn thì Mattia làm cho chúng cười lên.
Làm sao nó làm được như vậy tôi không biết.
Chỉ biết là như thế: nó làm cho người ta vui, người ta yêu nó.
Kết quả của chiến dịch này thật là tuyệt vời:
chúng tôi thu được sáu mươi tám phrăng. Cộng với một trăm bốn mươi sáu phrăng đã có là hai trăm mười bốn phrăng. Đã đến giờ tiến về Chavanon không chậm trễ, trước đó qua Ussel nơi người ta nói đang có chợ phiên gia súc rất quan trọng.
Chợ phiên, trúng việc của chúng tôi rồi! Cuối cùng chúng tôi có thể mua con bò cái ra bò cái.mà chúng tôi lúc nào cũng nói đến, con bò mà vì nó chúng tôi đã dành dụm rất quyết liệt.
Cửa hàng quần áo cũ trước kia cụ Vitalis đưa tôi đến để sắm cho tôi bộ đồ nghệ sĩ vẫn như cũ khi tôi tìm thấy nó. Ngoài cửa vẫn đung đưa những bộ quần áo có khâu đính các giải trang sức đã khiến tôi khâm phục đến say mê, tôi cũng thấy vẫn những khẩu súng cũ, những cây đèn cũ ấy.
Tôi cũng muốn chỉ cho Mattia thấy cái nơi tôi đã khởi đầu sự nghiệp của mình bằng vai trò người đày tớ của ngài Joli - Coeur, Capi cũng nhận ra chỗ đó.
Sau khi để túi và nhạc cụ ở quán trọ mà trước đây tôi đã ở cùng cụ Vitalis, theo mọi người chỉ dẫn chúng tôi đến tìm ông thú y.
- Chúng cháu muốn mua một con bò cái cho nhiều sữa. Thưa ông thú y, chúng cháu đến nhờ ông giúp, kiến thức khoa học của ông sẽ khiến bọn lái bò không thể ăn cắp của chúng cháu được.
Tôi vừa nói vừa bắt chước điệu bộ quý phái mà cụ Vitalis vẫn dùng khi muốn chinh phục lòng người.
- Các cháu mua bò cái làm gì mới được chứ?
Tôi giải thích ngắn gọn cho ông hiểu ý định của tôi.
- Các cháu là những cậu bé tốt quá, - ông nói, - ngày mai tôi sẽ cùng các cháu ra chợ phiên, hứa với các cháu tôi sẽ chọn cho các cháu một con bò vừa tốt vừa đẹp, nhưng muốn mua được phải có tiền đấy.
Tôi không trả lời, mở chiếc mù-xoa bọc tài sản của chúng tôi ra.
- Thế thì được rồi, bảy giờ sáng mai các cháu đến đây đi với tôi.
- Thưa ông thú y, chúng cháu phải trả ông bao nhiêu tiền ạ?
- Không phải trả gì: đời nào tôi lại lấy tiền của những đứa trẻ ngoan như các cháu!
Tôi không biết làm thế nào để cảm ơn ông, nhưng Mattia có một ý hay.
- Thưa ông, ông có yêu âm nhạc không?
- Rất yêu thích, cháu ạ.
- ông có đi ngủ sớm không ạ?
Hai câu chuyện chẳng ăn khớp gì với nhau, tuy nhiên ông thú y vẫn trả lời:
- Vào lúc chín giờ vừa điểm.
- Cảm ơn ông. Xin hẹn mai gặp ông ạ..Tôi đã hiểu ý Mattia.
- Cậu định biểu diễn hòa nhạc cho ông thú y chứ gì? - Tôi nói.
- Đúng thế đấy: một khúc nhạc chiều vào lúc ông ấy sắp đi ngủ; đó chính là thứ ta làm cho những người mà ta yêu.
- Cậu có ý đó hay thật, thôi ta về quán chuẩn bị những bài nhạc sẽ chơi tối nay.
Chín giờ kém hai, ba phút gì đó chúng tôi đã ở trước nhà ông thú y, Mattia với cây vĩ cầm, tôi với cây đàn hác-pơ. Phố rất tối, vì chín giờ trăng lên nên người ta chẳng cần thắp đèn đường làm gì, các cửa hàng đóng cả, người qua lại thưa thớt.
Tiếng đầu tiên của chín giờ vừa điểm, chúng tôi vào nhịp ngay, và trong con phố hẹp tĩnh lặng này tiếng đàn của chúng tôi cất lên không khác gì trong một phòng hòa nhạc thật vang. Các cửa sổ mở ra, chúng tôi trông thấy những cái đầu đội mũ ngủ, buộc mù-xoa, buộc khăn quàng dài; từ cửa sổ nhà nọ sang nhà kia người ta gọi nhau ngạc nhiên.
Ông bạn thú y của chúng tôi ở một ngôi nhà mà phía góc có một cái tháp con rất duyên dáng, một trong những cửa sổ của cái tháp mở ra, và ông ta cúi xuống để xem ai chơi nhạc như vậy.
Có lẽ ông nhận ra chúng tôi và hiểu ý định của chúng tôi nên ông ta lấy tay ra hiệu bảo chúng tôi im.
- Tôi sẽ mở cửa cho các cháu vào chơi nhạc trong vườn. - ông nói.
Và gần như ngay lập tức cửa ra vào mở ra.
- Các cháu thật tuyệt vời, - ông vừa nói vừa bắt tay mỗi chúng tôi thật chặt, - nhưng làm như vậy là quấy rầy mọi người: chẳng lẽ các cháu không nghĩ rằng cảnh sát có thể bắt các cháu vì tội ban đêm làm ầm trên đường phố công cộng ư?
Buổi hòa nhạc của chúng tôi diễn ra trong vườn, tuy vườn không lớn nhưng xinh xắn có vòm cây leo bao phủ.
Vì ông thú y có vợ và rất nhiều con nên chúng tôi có số khán giả đông đúc vây quanh trong phút chốc; người ta thắp nến dưới giàn dây leo, chúng tôi chơi nhạc cho tới tận quá mười giờ đêm; cứ mỗi lần chơi xong một bài mọi người lại vỗ tay đề nghị chơi tiếp..Nếu ông thú y không đuổi chúng tôi về thì theo yêu cầu của bọn trẻ con hẳn chúng tôi phải chơi cho tới đêm khuya.
- Thôi để các chú bé đi ngủ, - ông nói, -ngà y mai họ phải đến đây từ bảy giờ sáng rồi.
Nhưng ông còn mời chúng tôi một bữa ăn nhẹ trước khi ra về làm chúng tôi rất dễ chịu, lúc đó để cảm ơn, Capi bèn làm vài trò vui nhộn đặc sắc nhất làm trẻ con thú quá. Đến tận gần nửa đêm chúng tôi mới ra về.
Sáng hôm sau, khi chúng tôi xuống sân quán trọ đã thấy đầy xe bò, cái nọ ngoắc vào cái kia, rồi những chiếc xe tới, từ trên xe những bác nông dân mặc quần áo ngày chủ nhật đang lấy hai tay đỡ vợ xuống đất; người nào người ấy rất phấn chấn, phụ nữ thì vuốt lại váy cho phẳng.
Trong phố một làn sóng di động chuyển về nơi chợ phiên; vì lúc ấy mới sáu giờ nên chúng tôi đi xem một lượt những con bò cái đã tới chợ để chọn trước đã.
ái chà! Những con bò cái mới đẹp làm sao!
Đủ màu, đủ cỡ, con thì béo con thì gầy, có những con đứng với bò con, có những con kéo lê dưới đất những cặp vú đầy sữa. Trong chợ phiên có cả ngựa đang hí, những con ngựa cái đang liếm cho ngựa non, những con lợn béo đang rúc vào đất đào lỗ, những con lợn sữa đang rú lên như bị người ta lột sống da chúng, rồi gà mái, rồi ngỗng... Nhưng chúng tôi cần gì! Chúng tôi chỉ để mắt nhìn vào những con bò cái, chúng vừa chịu đựng sự thẩm xét của chúng tôi vừa nhấp nháy mi, hàm hơi động đậy, bình thản nhai lại bữa ăn tối qua, không hề ngờ từ nay sẽ không còn được ăn cỏ trên đồng cỏ nơi chúng đã lớn lên nữa.
Sau nửa giờ đồng hồ đi dạo như thế chúng tôi đã tìm được mười bảy con bò cái hoàn toàn thích hợp với chúng tôi.
Bảy giờ ông thú y đã đợi chúng tôi, chúng tôi cùng ông trở lại chợ phiên, vừa đi chúng tôi vừa giải thích một lần nữa những đức tính đòi hỏi ở con bò muốn mua, tóm tắt trong hai chữ:
ăn ít nhưng cho sữa nhiều.
Mattia trỏ một con bò trắng:
- Con này tốt này.
Tôi trỏ một con bò nâu:
- Theo tôi thì con này khá hơn.
Ông thú y không đồng ý rồi đi tới một con bò thứ ba: một con bò cái nhỏ nhắn bốn chân.mảnh khảnh, lông đỏ, tai và má nâu, đôi mắt viền đen, quanh mõm có một vòng trắng.
- Đây là một con bò vùng Rouergue đúng ý các cháu đây. - ông nói.
Một người nông dân có vẻ gầy còm dắt dây buộc nó, ông thú y hỏi người đó định bán con bò bao nhiêu.
- Ba trăm phrăng.
Con bò cái nhỏ vừa đẹp vừa nhanh nhẹn có vẻ láu lỉnh này đã chinh phục chúng tôi rồi; chúng tôi đành buông hai tay xuống. Tôi làm hiệu cho ông thú y là phải sang con khác thôi, nhưng ông cũng ra dấu lại là hãy kiên trì.
Thế là một cuộc mặc cả diễn ra giữa ông và người nông dân. ông trả một trăm năm mươi phrăng; người nông dân bớt mười phrăng. ông thú y trả lên đến một trăm bảy mươi người nông dân bớt xuống còn hai trăm tám mươi.
Nhưng đến đây thì sự việc không tiếp diễn theo chiều hướng đó nữa. Đáng lẽ cứ trả giá thì ông thú y bắt đầu xem xét chi tiết con bò: chân nó quá yếu, cổ quá ngắn, sừng lại quá dài; phổi hẹp, hình dáng vú nó không đẹp.
Người nông dân trả lời là vì chúng tôi đã hiểu rõ về nó đến thế thì sẽ bớt còn hai trăm năm mươi phrăng để nó được ở trong những bàn tay lọc lõi.
Đến đây chúng tôi đâm sợ, cả hai chúng tôi hình dung đây là một con bò chẳng ra gì.
Tôi nói:
- Thôi ta đi xem con khác.
Thấy nói thế người nông dân làm một động tác cố gắng, bớt thêm mười phrăng nữa.
Và rồi cứ bớt thêm bớt thêm, giá xuống tới hai trăm mười phrăng, và dừng tại đó.
Ông thú y bằng một cú huých tay, ra hiệu để chúng tôi hiểu là ông chê không thật đâu, con bò vẫn là tuyệt hảo; nhưng hai trăm mười phrăng đối với chúng tôi là một món tiền quá lớn.
Tôi quyết định.
- Thì hai trăm mười phrăng, - tôi nói, - tưởng là xong.
Tôi giơ tay ra nắm lấy cái dây buộc bò nhưng người nông dân không chịu đưa.
- Thế còn tiền cặp tóc cho vợ tôi? - ông ta nói.
Lại tranh luận, cuối cùng chúng tôi đồng ý thêm hai mươi xu cho cặp tóc. Chúng tôi còn lại ba phrăng..Tôi lại giơ tay ra: người nông dân nắm lấy và siết chặt tay tôi như một người bạn. Chính vì là bạn nên tôi không quên chút rượu cho con gái ông ta. Rượu cho con gái mất mười xu.
Lần thứ ba, tôi muốn nắm lấy dây buộc bò, nhưng ông bạn nông dân của tôi ngăn tôi lại:
- Thế cậu có mang theo cái vòng cổ bò không đấy? - ông ta nói. - Tôi bán bò chứ có bán cái vòng cổ của nó đâu.
Tuy nhiên vì tôi là bạn, ông ta sẵn sàng nhượng cho tôi cái vòng cổ với ba mươi xu là giá rẻ.
Phải có vòng cổ mới dắt được bò chứ, tôi đành bỏ ba mươi xu, tính ra tôi chỉ còn có hai mươi xu trong người. Tôi đếm hai trăm mười ba phrăng rồi lần thứ tư đưa tay ra.
- Thế dây dắt bò của cậu đâu? - Người nông dân hỏi. - Tôi bán cái vòng cổ chứ có bán cái dây buộc đâu.
Dây buộc làm chúng tôi mất thêm hai mươi xu cuối cùng. Sau khi trả nốt, cuối cùng con bò được giao cho chúng tôi, nhưng chúng tôi không có lấy một xu để mua thức ăn cho bò và cho cả chúng tôi nữa.
- Ta sẽ làm việc, - Mattia nói, - các quán cà-phê đang đông, ta chia đôi ra, chơi ở tất cả các quán, tối về sẽ thu được khối tiền.
Sau khi đưa con bò vào buộc trong chuồng ngựa của quán trọ, chúng tôi mỗi người đi làm việc ở một phía, tối về tính tiền thu được của Mattia là bốn phrăng năm mươi xăng-tim còn tôi ba phrăng.
Với bảy phrăng năm mươi xăng-tim, chúng tôi lại giàu rồi. Nhưng niềm vui kiếm được món tiền này thật quá nhỏ so với việc tiêu mất hai trăm mười bốn phrăng.
Chúng tôi yêu cầu người tớ gái trong bếp đi vắt sữa con bò để chúng tôi ăn tối bằng sữa của nó: chưa bao giờ chúng tôi được uống sữa ngon như thế. Sáng hôm sau, dậy cùng một lúc với mặt trời mọc chúng tôi lên đường đi Chavanon.
Để cho con bò đỡ mệt và đến Chavanon không muộn quá, ý tôi là ngủ lại trong ngôi làng mà tôi đã qua đêm đầu tiên của đời du hành cùng cụ Vitalis. Sáng hôm sau, từ đó ra đi chúng tôi sẽ đến má Barberin được sớm sủa.
Nhưng số phận, bấy lâu nay vẫn thuận buồm xuôi gió, bỗng trở mặt lại chúng tôi.
Chúng tôi quyết định chia ngày đi đường hôm đó làm hai phần cắt đôi ra bằng bữa trưa, chủ yếu là bữa trưa của con bò cái..Khoảng mười giờ, tìm được một nơi cỏ dày xanh mướt, chúng tôi bèn hạ túi xuống, cho con bò xuống đám cỏ đó mà ăn.
Lúc đầu tôi định cứ nắm lấy dây dắt nhưng nó tỏ ra rất yên lặng chỉ chuyên chú vào ăn, tôi bèn quấn cái dây dắt vào hai sừng nó rồi ngồi bên cạnh nó ăn bánh mì. Dĩ nhiên chúng tôi ăn xong rồi nó vẫn chưa ăn xong.
Trong khi chờ nó chúng tôi mở túi, lấy nhạc cụ.
- Này để tớ chơi cho nó nghe một điệu kèn đẩy nhé. - Mattia nói, thằng bé vốn khó lòng ngồi được yên.
Vừa nghe mấy nốt nhạc đầu tiên, con bò cái của chúng tôi ngẩng đầu lên rồi bỗng nhiên nó phi nước đại chạy mất.
Chúng tôi lập tức đuổi theo gọi nó, tôi gọi cả Capi ngăn nó lại, Capi vội nhảy vào chân nó.
Nhưng tất nhiên là không ngăn nó lại được.
Cách độ hai cây số là một ngôi làng lớn, chúng tôi dừng lại vì con bò của chúng tôi phi vào đó. Nó vào làng trước chúng tôi, do con đường thẳng tắp nên chúng tôi trông thấy được người ta ngăn nó lại và đã tóm lấy nó.
Tôi nghĩ chỉ việc đòi lại con bò, thế nhưng mọi người vây ngay lấy chúng tôi hỏi hết câu này đến câu khác: chúng tôi từ đâu tới? Lấy con bò này ở đâu?
Những câu trả lời của chúng tôi không thuyết phục nổi họ, vài giọng nói cất lên rằng chúng tôi đã ăn cắp con bò và phải cho chúng tôi vào nhà tù.
Nỗi sợ hãi đến kinh hoàng mà chữ nhà tù gây ra làm cho tôi cuống lên và vì thế làm hại tôi: tôi tái mặt, ấp a ấp úng. Vừa chạy xong lại đang thở hổn hển, tôi chịu không sao bảo vệ được mình.
Lúc đó một viên cảnh sát đi tới, mọi người bèn kể tóm tắt chuyện chúng tôi và vì thấy chưa rõ đầu đuôi nên ông ta tuyên bố hãy đưa con bò vào kho giữ đồ của cảnh sát và đưa chúng tôi vào tù đã rồi liệu sau.
Tôi muốn phản kháng, Mattia muốn nói, nhưng viên cảnh sát bắt chúng tôi phải im, nhớ lại cảnh diễn ra giữa cụ Vitalis và viên sen đầm ở Toulouse, tôi bảo Mattia hãy im và đi theo ông ta đã.
Tới nhà tù tôi hy vọng được một chút: người gác nơi làm việc của xã trưởng đồng thời là cai.ngục và là người gác đồng lúc đầu không chịu nhận chúng tôi. Viên cảnh sát ép ông ta phải mở một cánh cửa. Hóa ra lý do ông ta làm khó không muốn nhận chúng tôi là vì ông ta đang dùng nhà tù làm nơi phơi hành, hành giải đầy trên ván sàn. Người ta lục túi chúng tôi, có bao nhiêu tiền thu lấy, lấy cả những con dao, diêm của chúng tôi, trong lúc đó người cai ngục nhanh nhẹn thu gom chỗ hành lại. Sau đó họ bỏ chúng tôi đấy, cửa khóa lại với tiếng sắt thép loảng xoảng thực sự bi thảm.
Thế là chúng tôi vào tù. Trong bao lâu đây?
Cuối cùng cửa mở ra, chúng tôi thấy một ông già tóc bạc đi vào, vẻ mặt cởi mở tốt bụng làm chúng tôi thấy hy vọng ngay.
- Mấy thằng nhãi này, đứng lên chứ! - Cai ngục nói. - Hãy trả lời ngài quan tòa xét xử ngay tại chỗ đi nào.
- Được rồi, được rồi, - vị quan tòa ra hiệu cho cai ngục để ông lại một mình, - để tôi hỏi thằng bé này trước (ông lấy ngón tay chỉ tôi), đem thằng bé kia đi, giữ lấy nó tôi sẽ hỏi sau.
- Người ta buộc tội cháu lấy cắp một con bò cái đúng không? - Vị quan tòa nhìn thẳng vào mắt tôi hỏi.
Tôi trả lời chúng tôi mua con bò ở chợ phiên Ussel, tôi nói tên ông thú y đã giúp chúng tôi mua bò.
- Các cháu mua con bò này làm gì?
- Để đưa nó đến Chavanon cho bà mẹ trước đây là vú nuôi của cháu để tỏ lòng biết ơn bà đã săn sóc cháu, coi đó là một kỷ niệm về tình thương của cháu đối với bà.
- Bà tên là gì?
- Là má Barberin ạ.
- Có phải bà là vợ ông công nhân nề cách đây mấy năm bị què ở Paris không?
- Đúng đấy ạ, thưa ngài quan tòa.
Quan tòa liên tiếp hỏi tôi nhiều câu khác nữa nhưng tôi phải trả lời là nếu ông hỏi má Barberin thì mục đích của chúng tôi thế là hỏng, không còn gây cho má sự ngạc nhiên nào nữa.
Tuy nhiên, có lúng túng thật nhưng tôi lại vô cùng hài lòng: nếu như quan tòa có ý muốn hỏi má Barberin có nghĩa má vẫn còn sống.
Giữa những câu hỏi, quan tòa nói với tôi là gần đây ông Barberin đã trở lại Paris.
Điều này làm tôi vui sướng quá đến nỗi tôi tìm được những câu trả lời đầy sức thuyết phục.để làm quan tòa tin rằng chỉ cần lời khai của ông thú y là đủ.
- Thế các cháu lấy tiền ở đâu mà mua bò?
- Chúng cháu kiếm được.
Tôi giải thích làm sao mà từ Paris đi Varses, rồi từ Varses tới những suối nước nóng, chúng tôi đã dành dụm từng xu một.
- Các cháu làm gì ở Varses?
Câu hỏi này buộc tôi lại phải thuật lại câu chuyện. Khi quan tòa nghe nói tôi đã từng bị chôn vùi trong mỏ Truyère ông bảo tôi ngừng lời, rồi bằng một giọng dịu hẳn gần như bạn bè, ông hỏi tôi:
- Thế ra cháu là Rémi? - ông nhìn tôi với đôi mắt dịu dàng âu yếm.
- Vâng.
Tôi cứ tưởng ông thả chúng tôi ra nhưng ông chẳng làm gì cả, ông để tôi lại một mình, không nói gì hết. Có lẽ ông thẩm vấn sang Mattia để xem lời chúng tôi khai có phù hợp với nhau không?
Tôi cứ ngồi mà suy nghĩ khá lâu, cuối cùng ngài quan tòa trở lại với Mattia.
- Tôi sẽ cho đi hỏi tình hình ở Ussel và nếu ở đó họ khẳng định lời nói của các cháu là thực như tôi hy vọng thì mai các cháu sẽ được thả.
- Còn con bò của chúng cháu thì sao ạ? -Mattia hỏi. - Có ai vắt sữa cho nó không?
- Yên tâm các chú nhóc ạ, người ta sẽ mang cho các cháu một bát sữa to để ăn tối.
Quan tòa vừa đi khỏi, tôi thông báo cho Mattia hai tin tức làm tôi quên cả cảnh tù đày:
má Barberin còn sống còn lão Barberin đang ở Paris.
Mattia nói:
- Con bò sẽ tha hồ mà tiến vào đại thắng.
Và vui quá nó vừa nhảy vừa hát, tôi nắm lấy hai tay nó, bị niềm vui của nó lôi kéo, cả Capi, cho đến lúc đó vẫn ngồi ủ rũ lo âu trong một xó nhà, cũng tới xen vào giữa hai chúng tôi, đứng trên hai chân sau. Thế là chúng tôi cùng nhau nhảy một điệu tuyệt hay làm cho người cai ngục sợ quá, có lẽ sợ cho hành của ông ta thì đúng hơn, phải chạy vào xem có phải chúng tôi nổi loạn hay không? Cai ngục bảo chúng tôi im nhưng không phải bằng giọng thô lỗ như trước, lúc cùng vào với ngài quan tòa..Qua đó chúng tôi thấy tình thế mình không đến nỗi xấu, và chẳng bao lâu sau cai ngục mang vào một liễn sữa (sữa con bò của chúng tôi) nhưng chưa phải đã hết: còn một cái bánh mì to, một miếng thịt bê lạnh mà theo ông ta nói, là của quan tòa gửi cho.
Chưa bao giờ tù nhân lại được đối xử tử tế như thế, vừa ăn thịt bê và vừa uống sữa tôi đã thay đổi những ý nghĩ của mình về nhà tù; rõ ràng là nó khá hơn tôi hình dung nhiều!
Bình luận truyện