Kiến Lộc
Chương 46
Càng ngày Vãn Thược càng không tỉnh táo. Ta biết, ngày Cảnh Yến áp giải Mạc hầu về kinh chính là ngày chết của nàng.
Vãn Thược còn, Mạc hầu có lẽ còn cố vẫy vùng trong cơn hấp hối. Vãn Thược mất, có lẽ ông ấy cũng buông xuôi.
Trưởng công chúa ngày ngày đi cầu xin hoàng đế, cầu xin hắn đặc xá cho trượng phu mình. Vãn Thược cũng đi cầu xin thái hậu, không biết nàng cầu xin gì. Nhưng tất cả đều vô dụng. Cầu xin ai cũng vô dụng. Dù có là tỷ tỷ hay là cháu ngoại của hoàng đế thì đều phải chết.
Mấy tháng nay thỉnh thoảng ta cũng nhận được thư, nhưng mà thực sự hiếm lắm. Bức thư đến tay thực đáng giá ngàn vàng.
Nghiêm Phong viết thư, chữ hắn nghiêng nghiêng ngả ngả, xấu như gà bới. Chức Hoan cố gắng lắm cũng không dịch được hết. Thư hắn toàn kể mấy chuyện không đâu, thỉnh thoảng còn có cả câu chửi thề, nói là ăn uống ngủ nghỉ bình thường, không bị thương, nhưng mà mẹ cái thằng Mạc hầu đúng là khốn kiếp, đến đường cùng rồi vẫn còn cố chống cự!
Người ngợm kiểu gì không biết, chẳng hiểu hắn viết thế cho thê tử làm gì.
Chữ của Cảnh Yến thì rất đẹp. Nếu so với chữ ngài, chữ ta thành ra lại giống chữ gà bới. Ta nhận ra nửa đầu thư ngài viết rất cẩn thận, nhưng phía sau nét chữ vội vàng, tựa như có quá nhiều lời muốn nói, nét chữ đưa vội phủ đầy mấy trang giấy, có một lần còn xé thêm mảnh áo viết nốt.
Phần mở đầu và phần kết thúc được viết rất tỉ mỉ, nắn nót, thường là “Nàng thương mến, thư thay lời ta nói” và “Nhớ nàng, mong nàng đừng quá nhớ mong, trượng phu, Cảnh Yến”.
Còn về nội dung thư, cơ bản cũng vẫn mấy chuyện ấy, vô cùng ngứa đòn, không đáng để người ngoài biết.
Nghĩ đến ngài ở phương xa vừa đánh trận vừa viết được thư muốn đánh thế này, chắc hẳn mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát.
Ta cũng yên lòng hơn một chút.
Đôi khi Vãn Thược thấy ta nhận được thư, nàng sẽ cố đứng bên cạnh mở to mắt đầy mong chờ, nhưng cũng không dám rướn sang. Sau này nàng mới nói với ta, ngươi đừng đọc tên người trong thư, chỉ đọc phần nội dung cho ta nghe được không?
Ta nói, vậy cũng hơi khó đấy, ta đổi thành Vãn Thược rồi đọc cho ngươi nghe. Nghe xong nàng bật cười, nói, bảo sao ngươi kêu khó, hóa ra từ đầu đến cuối đều gọi tên ngươi.
Khoảnh khắc ấy ta thấy hơi mềm lòng, chuyện ấy để sau vậy.
Cảnh Yến xa nhà đã tròn nửa năm. Đến cuối xuân lấp lửng bước sang mùa hạ ngài mới trở về. Hoàng đế đích thân ra cửa thành nghênh đón ngài, cũng đặc phép cho ta đi cùng.
Trước khi đi, ta tự dặn lòng mình vô số lần rằng phải hành xử có lễ độ, không làm ngài khó xử, ngay cả trang điểm cũng cần chú ý, không muốn để người khác nghĩ ngài có thê tử hay khoe. Nhưng khi gặp được ngài ta thấy mình như phát điên! Não không còn nghe lời nữa! Ta chạy một mạch đến chỗ ngài, vấp ngã một lần, nhưng cũng không thấy đau, cứ thể bò dậy chạy tiếp, chạy đến nơi dùng hết sức nhào ngay vào vòng tay ngài, ôm lấy ngài, làm ngựa của ngài suýt thì thất kinh.
Ngài xoa đầu ta, khẽ cười, sau đó ghé tai ta thì thầm: "Bảo bối à, người ta bẩn."
6 tháng nay, đây là lần đầu tiên ta được nghe lại tiếng ngài, nhưng bỗng ngơ ngác không biết phải đáp sao, chỉ thấy hơi khó chịu, hơi hoa mắt.
"Thở ra nào, Nguyên Nguyên, sao lại quên cả thở thế?" Ngài dịu dàng vỗ lưng cho ta, tỉ tê: "Có nhớ ta không?"
Ta định nói nhưng chưa có hơi sức, chỉ gật đầu, miệng mở ra nhưng chỉ có hình mà không có âm.
Đến khi hơi thở đã quay lại, âm thanh phát ra không phải là từ "nhớ" mà lại là tiếng khóc.
Hoàng đế cười, đám nô tài phía sau hắn cũng cười. Cảnh Yến cũng cười, binh lính phía sau ngài cũng cười vang.
Chỉ có Nghiêm Phong bận nhìn quanh quất, lắc lắc đầu, hỏi: "Vương gia, vợ của mạt tướng sao không đến nhỉ?"
Cả đám lại được phen cười rống lên.
Hoàng đế mở tiệc mừng chiến thắng ở trong hoàng cung. Ta không được tham gia, nhưng cũng không chịu về nên đành ngồi trên bậc thang ngoài cửa chờ đợi mòn mỏi, nhân thể thầm mắng hoàng đế!
Hoàng đế nghe nói ta đang ngồi đợi, bèn cho người mang rượu đến cho ra uống. Ai thèm chén rượu nhà ngươi, ta chỉ muốn ngươi nhanh cho người của ta về! Hoàng đế cao hứng lắm, còn nói mấy câu thô tục trêu đùa Cảnh Yến, nói Tiểu Cảnh, đệ vất vả trên chiến trường rồi, bây giờ quay về, e vẫn phải vất vả trên chiến "giường" phen nữa. Ta ngồi ngay bên ngoài nên nghe thấy tỏng tong, nghe thấy cả đám ấy đang cười, chỉ có Nghiêm Phong là ngốc nghếch hỏi lại: Hoàng thượng, sao lại vậy?
Đêm ấy, hai bọn ta cũng không có "vất vả". Lâu lắm mới gặp lại, ta chỉ muốn nhìn ngắm ngài. Nghiêm Phong đen đi trông thấy, nhưng Cảnh Yến vẫn rất trắng. Ta nghi ngờ liệu có phải mỗi ngày ngài đều ngồi trong lều chỉ huy hay không! Nhưng khi chà lưng cho ngài ta mới nhận ra, thực ra mặt ngài đã đen đi ít nhiều rồi, vì người ngài trắng lắm. Lần này đi ngài cũng không bị trọng thương, có mấy vết thương đóng vảy đều đang mọc thịt non rồi.
Không sao là tốt rồi, ta ôm ngài từ phía sau, dựa vào bờ vai ngài, không thẹn nữa nói: "Vương gia, ngài có mong mỏi gì thì mau nói cho thiếp biết, mấy thứ bình thường thiếp hay chối ấy, nay thiếp cho ngài."
Ngài bật cười, nhưng cười xong lại than thở. Ngài hỏi ta: "Nguyên Nguyên, nếu bổn vương mong nàng không rời đi thì sao?"
Ngài không nên nhắc đến chuyện này, ta không dám hó hé gì.
Cuối cùng, vẫn là ngài lên tiếng giải vây cho ta, ngài cười cợt nhả: "Thôi đi, hối hận rồi, vẫn nên chọn mấy thứ "bất bình thường" kia hơn, có những cái gì ấy nhỉ? Lâu lâu rồi đấy, bổn vương sắp quên mất rồi."
Thế là ta cùng ngài "ôn lại chuyện xưa", thực sự là không biết xấu hổ là gì nữa. Những chua xót trong tim tạm thời lắng xuống.
Hôm sau, Mạc Vãn Thược trốn ở những nơi khuất tầm mắt ngài, yên lặng ngó trộm ngài, hình như nàng cũng đã hiểu ra gì đó, ánh mắt ấy mang theo cảm giác mất mát, lo sợ.
Ta nói với Cảnh Yến: "Càng ngày nàng ta càng không tỉnh táo. Bây giờ Mạc hầu bị áp giải vào tử lao, xử tử chỉ là vấn đề thời gian. Thời gian của nàng cũng chẳng còn bao nhiêu."
Cảnh Yến vẫn giống như hồi trước, một câu đã chọc trúng tim ta: "Nàng muốn tha cho nàng ta? Nàng đừng do dự như vậy rồi lại hại chính mình."
Vãn Thược còn, Mạc hầu có lẽ còn cố vẫy vùng trong cơn hấp hối. Vãn Thược mất, có lẽ ông ấy cũng buông xuôi.
Trưởng công chúa ngày ngày đi cầu xin hoàng đế, cầu xin hắn đặc xá cho trượng phu mình. Vãn Thược cũng đi cầu xin thái hậu, không biết nàng cầu xin gì. Nhưng tất cả đều vô dụng. Cầu xin ai cũng vô dụng. Dù có là tỷ tỷ hay là cháu ngoại của hoàng đế thì đều phải chết.
Mấy tháng nay thỉnh thoảng ta cũng nhận được thư, nhưng mà thực sự hiếm lắm. Bức thư đến tay thực đáng giá ngàn vàng.
Nghiêm Phong viết thư, chữ hắn nghiêng nghiêng ngả ngả, xấu như gà bới. Chức Hoan cố gắng lắm cũng không dịch được hết. Thư hắn toàn kể mấy chuyện không đâu, thỉnh thoảng còn có cả câu chửi thề, nói là ăn uống ngủ nghỉ bình thường, không bị thương, nhưng mà mẹ cái thằng Mạc hầu đúng là khốn kiếp, đến đường cùng rồi vẫn còn cố chống cự!
Người ngợm kiểu gì không biết, chẳng hiểu hắn viết thế cho thê tử làm gì.
Chữ của Cảnh Yến thì rất đẹp. Nếu so với chữ ngài, chữ ta thành ra lại giống chữ gà bới. Ta nhận ra nửa đầu thư ngài viết rất cẩn thận, nhưng phía sau nét chữ vội vàng, tựa như có quá nhiều lời muốn nói, nét chữ đưa vội phủ đầy mấy trang giấy, có một lần còn xé thêm mảnh áo viết nốt.
Phần mở đầu và phần kết thúc được viết rất tỉ mỉ, nắn nót, thường là “Nàng thương mến, thư thay lời ta nói” và “Nhớ nàng, mong nàng đừng quá nhớ mong, trượng phu, Cảnh Yến”.
Còn về nội dung thư, cơ bản cũng vẫn mấy chuyện ấy, vô cùng ngứa đòn, không đáng để người ngoài biết.
Nghĩ đến ngài ở phương xa vừa đánh trận vừa viết được thư muốn đánh thế này, chắc hẳn mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát.
Ta cũng yên lòng hơn một chút.
Đôi khi Vãn Thược thấy ta nhận được thư, nàng sẽ cố đứng bên cạnh mở to mắt đầy mong chờ, nhưng cũng không dám rướn sang. Sau này nàng mới nói với ta, ngươi đừng đọc tên người trong thư, chỉ đọc phần nội dung cho ta nghe được không?
Ta nói, vậy cũng hơi khó đấy, ta đổi thành Vãn Thược rồi đọc cho ngươi nghe. Nghe xong nàng bật cười, nói, bảo sao ngươi kêu khó, hóa ra từ đầu đến cuối đều gọi tên ngươi.
Khoảnh khắc ấy ta thấy hơi mềm lòng, chuyện ấy để sau vậy.
Cảnh Yến xa nhà đã tròn nửa năm. Đến cuối xuân lấp lửng bước sang mùa hạ ngài mới trở về. Hoàng đế đích thân ra cửa thành nghênh đón ngài, cũng đặc phép cho ta đi cùng.
Trước khi đi, ta tự dặn lòng mình vô số lần rằng phải hành xử có lễ độ, không làm ngài khó xử, ngay cả trang điểm cũng cần chú ý, không muốn để người khác nghĩ ngài có thê tử hay khoe. Nhưng khi gặp được ngài ta thấy mình như phát điên! Não không còn nghe lời nữa! Ta chạy một mạch đến chỗ ngài, vấp ngã một lần, nhưng cũng không thấy đau, cứ thể bò dậy chạy tiếp, chạy đến nơi dùng hết sức nhào ngay vào vòng tay ngài, ôm lấy ngài, làm ngựa của ngài suýt thì thất kinh.
Ngài xoa đầu ta, khẽ cười, sau đó ghé tai ta thì thầm: "Bảo bối à, người ta bẩn."
6 tháng nay, đây là lần đầu tiên ta được nghe lại tiếng ngài, nhưng bỗng ngơ ngác không biết phải đáp sao, chỉ thấy hơi khó chịu, hơi hoa mắt.
"Thở ra nào, Nguyên Nguyên, sao lại quên cả thở thế?" Ngài dịu dàng vỗ lưng cho ta, tỉ tê: "Có nhớ ta không?"
Ta định nói nhưng chưa có hơi sức, chỉ gật đầu, miệng mở ra nhưng chỉ có hình mà không có âm.
Đến khi hơi thở đã quay lại, âm thanh phát ra không phải là từ "nhớ" mà lại là tiếng khóc.
Hoàng đế cười, đám nô tài phía sau hắn cũng cười. Cảnh Yến cũng cười, binh lính phía sau ngài cũng cười vang.
Chỉ có Nghiêm Phong bận nhìn quanh quất, lắc lắc đầu, hỏi: "Vương gia, vợ của mạt tướng sao không đến nhỉ?"
Cả đám lại được phen cười rống lên.
Hoàng đế mở tiệc mừng chiến thắng ở trong hoàng cung. Ta không được tham gia, nhưng cũng không chịu về nên đành ngồi trên bậc thang ngoài cửa chờ đợi mòn mỏi, nhân thể thầm mắng hoàng đế!
Hoàng đế nghe nói ta đang ngồi đợi, bèn cho người mang rượu đến cho ra uống. Ai thèm chén rượu nhà ngươi, ta chỉ muốn ngươi nhanh cho người của ta về! Hoàng đế cao hứng lắm, còn nói mấy câu thô tục trêu đùa Cảnh Yến, nói Tiểu Cảnh, đệ vất vả trên chiến trường rồi, bây giờ quay về, e vẫn phải vất vả trên chiến "giường" phen nữa. Ta ngồi ngay bên ngoài nên nghe thấy tỏng tong, nghe thấy cả đám ấy đang cười, chỉ có Nghiêm Phong là ngốc nghếch hỏi lại: Hoàng thượng, sao lại vậy?
Đêm ấy, hai bọn ta cũng không có "vất vả". Lâu lắm mới gặp lại, ta chỉ muốn nhìn ngắm ngài. Nghiêm Phong đen đi trông thấy, nhưng Cảnh Yến vẫn rất trắng. Ta nghi ngờ liệu có phải mỗi ngày ngài đều ngồi trong lều chỉ huy hay không! Nhưng khi chà lưng cho ngài ta mới nhận ra, thực ra mặt ngài đã đen đi ít nhiều rồi, vì người ngài trắng lắm. Lần này đi ngài cũng không bị trọng thương, có mấy vết thương đóng vảy đều đang mọc thịt non rồi.
Không sao là tốt rồi, ta ôm ngài từ phía sau, dựa vào bờ vai ngài, không thẹn nữa nói: "Vương gia, ngài có mong mỏi gì thì mau nói cho thiếp biết, mấy thứ bình thường thiếp hay chối ấy, nay thiếp cho ngài."
Ngài bật cười, nhưng cười xong lại than thở. Ngài hỏi ta: "Nguyên Nguyên, nếu bổn vương mong nàng không rời đi thì sao?"
Ngài không nên nhắc đến chuyện này, ta không dám hó hé gì.
Cuối cùng, vẫn là ngài lên tiếng giải vây cho ta, ngài cười cợt nhả: "Thôi đi, hối hận rồi, vẫn nên chọn mấy thứ "bất bình thường" kia hơn, có những cái gì ấy nhỉ? Lâu lâu rồi đấy, bổn vương sắp quên mất rồi."
Thế là ta cùng ngài "ôn lại chuyện xưa", thực sự là không biết xấu hổ là gì nữa. Những chua xót trong tim tạm thời lắng xuống.
Hôm sau, Mạc Vãn Thược trốn ở những nơi khuất tầm mắt ngài, yên lặng ngó trộm ngài, hình như nàng cũng đã hiểu ra gì đó, ánh mắt ấy mang theo cảm giác mất mát, lo sợ.
Ta nói với Cảnh Yến: "Càng ngày nàng ta càng không tỉnh táo. Bây giờ Mạc hầu bị áp giải vào tử lao, xử tử chỉ là vấn đề thời gian. Thời gian của nàng cũng chẳng còn bao nhiêu."
Cảnh Yến vẫn giống như hồi trước, một câu đã chọc trúng tim ta: "Nàng muốn tha cho nàng ta? Nàng đừng do dự như vậy rồi lại hại chính mình."
Bình luận truyện