Ký Ức Tựa Mùa Rơi
Chương 8: Những lần gặp gỡ
Ngày đi học đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết vô cùng uể oải. Đến việc đứng chào giáo viên mà mấy đứa trò nhỏ còn chả có sức lực đứng cho đàng hoàng.
Đột nhiên tôi muốn troll chúng một vố.
- Chỉnh đốn lại tinh thần, lấy giấy ra làm bài miệng, cả lớp. Nhanh!
- Hả…Cô…
- Nhanh lên, không mặc cả.
Những đôi mắt ngây thơ trợn lên như lồi hết cả ra ngoài. Tôi nín cười.
- Cất hết sách vở đi, ai quay bài là cô bắt nhé.
Tôi nói thiệt làm thiệt. Ra đề trên bảng xong liền đi xuống lớp, vòng tới vòng lui, hễ thấy ai động đậy là đánh dấu bài.
Sau khi thu bài tôi chấm liền tại chỗ rồi phát bài ra. Lũ học trò nhìn điểm rồi nhìn tôi uất hận.
Tôi không quan tâm, nghiêm túc nói:
- Xem điểm chưa?
- Dạ rồi.
- Hô điểm nhé. Lên đứng trước bàn cô hô, đi theo thứ tự, bắt đầu từ bạn đầu bàn này.
Dưới ánh mắt ngạc nhiên của mấy đứa nhỏ, tôi lén lôi từ giỏ xách ra một xấp lì xì.
Em học sinh đầu tiên thất thiểu tiến đến trước mặt tôi, buồn bã đọc điểm:
- Năm ạ.
- Năm à, vậy thì bao này. Ráng thêm một điểm là được gấp đôi rồi.
Tôi đưa ra trước mặt em một bao lì xì.
- Nè, cầm lấy, đứng đực ra làm gì.
Lúc này cả lớp mới nhận thức được tình hình, nhốn nháo hết cả lên, vui mừng ra mặt. Tôi cười theo, sau đưa tay lên ra hiệu giữ im lặng.
Số tiền trong mỗi bao lì xì dù ít nhưng trên mỗi tờ tiền tôi đều cẩn thận viết lời chúc và xếp trái tim thật đẹp. Mấy đứa học trò trầm trồ cảm thán, tíu tít cảm ơn tôi.
Tối hôm đó, theo lời hứa tôi dẫn mấy đứa nó đi đạp xe quanh bờ hồ, sau đó hào phóng đưa chúng đi ăn bánh tráng hành, uống sữa nóng trong chợ. Cả buổi tối tiếng cười nói của bọn nhỏ luôn ở bên tai, tôi thấy mình như trẻ lại.
Trước đây tôi theo nghề này là vì bất đắc dĩ, bây giờ nhờ nó mà tìm được không ít niềm vui. Tôi nhận ra, đôi khi hạnh phúc lại đến từ chính những điều mình không thích.
***
Tháng ba, trời quang không chút gợn mây, bao nhiêu nắng vàng chiếu xuống ôm trọn thành phố nhỏ, len lỏi qua từng khe hở, mang hơi thở ấm nồng.
Ngày hai sáu tháng ba, trường tổ chức cắm trại nhân kỷ niệm ngày thành lập Đoàn. Tôi đã được tham gia cắm trại dưới mái trường này với tư cách là học sinh, là cựu học sinh và giờ là giáo viên. Bao năm qua, các thế hệ học sinh vẫn luôn thay đổi, vào vào ra ra. Chỉ còn trường học vẫn nguyên sơ, thầy cô vẫn ở đây, và nhiệt huyết tuổi trẻ mãi tràn đầy.
Tôi theo thầy bí thư đi chấm trại một vòng thì về trại chỉ huy, ngồi xuống ở một góc cổng trại nhìn học sinh tham gia trò chơi lớn.
Khoảng sân trước trường ngập tràn màu sắc, từ màu áo lớp, màu cờ giấy, màu cổng trại trộn lẫn vào nhau, sặc sỡ vô cùng. Phía sau dãy trại xếp ngang, những cây thông cao vút lên, giữa nền trời xanh dương, lá thông kim xanh thẫm rung rinh theo gió, rũ xuống xiên xiên.
Tôi thẩn thơ tản mạn thiên nhiên, lơ đểnh đến nỗi chuông điện theo reo cũng không biết. Cô phó bí thư ở trong trại nói vọng ra:
- Thư, điện thoại kêu kìa em, làm gì thất thần thế.
Tôi giật mình quay lại nhìn cô rồi lôi điện thoại ra khỏi túi áo. May mà hôm trước chưa xóa số đang gọi đến, nếu không bây giờ thấy số lạ tôi sẽ không nghe máy.
- Alo.
- Alo, chào em, anh là Quân.
- Chào anh.
Tôi biết là anh ta, nhưng mà sao tự dưng lại gọi cho tôi nhỉ, chẳng lẽ anh ta thay đổi quyết định, muốn tôi mời một bữa. Nhìn khí chất mà sao hẹp hòi thế.
- Bây giờ em có đang bận không?
- Không anh, có chuyện gì…
- À. Hình như em là giáo viên Lý?
- Dạ.
- Không biết em có nhận dạy thêm không?
- Hả? Anh hòi làm gì?
- Anh có thằng em trai học lớp mười hai muốn luyện thi đại học nên muốn tìm người dạy thêm.
- Nhưng mà em chưa có dạy thêm với luyện thi mười hai bao giờ.
- Không sao, là thế này…
Chuyện là em trai anh ta học ở một trường chuyên trong thành phố, cơ bản là giỏi giang xuất chúng hơn người, nhưng học trên lớp thầy cô dạy chưa đủ như nó mong muốn, có nhiều phần nâng cao nó muốn tìm hiểu thêm, thầy cô phải lo cho nhiều học sinh, không dạy riêng nó được ba la ba la… Tôi nghe đến đâu thì rùng mình đến đó, rõ ràng ràng là anh ta nói rất bình thường, nhưng sao tôi cứ thấy ngập màu tự luyến.
Tôi không tự tin, định thẳng thắn từ chối. Nhưng nghĩ đến việc anh ta tận tình đưa mình đi bệnh viện thì khó xử, cuối cùng đành ậm ừ đồng ý:
- Dạ, được...
- Cảm ơn em. Vậy khi nào em bắt đầu dạy được?
- Khi nào em trai anh muốn bắt đầu học?
- Nếu được thì tuần này bắt đầu luôn.
- Dạ được. Tối ba, năm, bảy đúng không?
- Ừ. Để anh gửi cho em địa chỉ, tối mai em đến thì gọi cho anh.
- Dạ rồi.
Tôi cúp máy, đầu óc mông lung. Chỉ biết chắc rằng từ nay, một tuần ba buổi tối, tôi sẽ bị bỏ lỡ bộ phim hay mình đang theo.
***
Tối hôm sau, tôi theo địa chỉ Quân gửi, đến con hẻm dốc ngay cạnh một nhà sách lớn. Giữa lưng chừng hẻm, tôi dừng lại trước một ngôi nhà nhỏ sơn màu trắng, có cửa chính làm hoàn toàn bằng kính, trong suốt và to lớn. Cổng nhà dường như chỉ có tác dụng trang trí, tương đối kiểu cách và phủ đầy hoa giấy. Khoảng sân phía trong được đổ bằng bằng bê-tông, chậu hoa cảnh xếp đầy.
Tôi dừng xe ngay trên dốc, một tay bóp chặt thắng xe, một tay dùng điện thoại bấm số anh ta, đầu dây bên kia vừa kêu lên một tiếng đi liền có người nhấc máy:
- Alo.
- Alo. Dạ, em đang đứng trước nhà anh…
- Rồi. Em đợi tí nhé.
Không lâu sau, tấm rèm sau cửa kính được vén lên, một cậu thanh niên nhỏ ló đầu ra nhìn. Cậu mở cửa chạy ra chỗ tôi đứng, mặt tươi tỉnh, nụ cười luôn chực trên môi.
- Em chào cô. Cô xuống xe đi, em dắt vào cho.
Tôi theo cậu vào nhà, mắt dáo dác nhìn quanh. Bên trong ngôi nhà cũng được sơn toàn màu trắng, nội thất tinh tế, đơn giản. Đi qua lối hành lang bên trái phòng khách sẽ đến 2 phòng ngủ, cuối cùng là nhà bếp.
- Em là Đăng, em trai anh Quân. Hi. Cô tên Thư đúng không?
- Ừ.
Đăng vừa đi vừa ngoảnh đầu lại giới thiệu mình. Cậu không có bộ dạng mọt sách như tôi tưởng tượng. Cậu bé không đeo kính, dáng người thẳng tắp, rất cao, dường như còn cao hơn cả anh mình. Trông cậu dễ thương như con gái, mặt mũi trắng bóc, da dẻ hồng hào, khi cười còn lộ ra lúm đồng tiền rất sâu.
Tôi dạy Đăng ở phòng riêng, căn phòng nhỏ tương đối sạch sẽ, gọn gàng, đồ đạc chỉ có một giá sách đồ sộ, cái máy tính bàn to tổ bố, cái bàn học và chiếc giường đơn. Trong phòng còn có nhà tắm riêng.
Chỉ vừa mới quen, hai cô trò chỉ hoàn toàn trao đổi chuyện học. may là Đăng hòa nhã, dễ gần, tôi cũng không còn cảm giác ngượng ngập ban đầu.
Lúc tôi cho nghỉ giải lao năm phút, Đăng bắt đầu hỏi han:
- Cô, cô quen anh Hai em lâu chưa?
- Cũng chưa lâu lắm.
- À…
- À gì?
- Dạ không. Em à chơi thôi.
- Anh em không có nhà hả?
- Ổng làm chưa về. Không biết chuyện quốc gia đại sự gì ấy, toàn về trễ.
- Ừ, thôi học tiếp đi.
Từ đầu buổi dạy đến giờ, Đăng rất có ý tứ giữ gìn phẩm hạnh, luôn mở cửa phòng. Tôi dạy Đăng thêm một lát thì anh cậu về. Khi đi ngang phòng Đăng, anh ta có nhìn vô một cái rồi lướt đi.
Suốt buổi Quân chỉ ở trong phòng riêng, tôi dạy xong, anh ta mới bước ra, trên người vẫn mặc bộ trang phục đi làm. Hình như anh ta cố tình ra trước, dắt xe của tôi. Thấy tôi mù mờ khó hiểu, anh ta giải thích:
- Dốc này em không tự lái xe chạy ngược lên được đâu, để anh lái lên dùm em.
- Đúng rồi cô, hụt ga là tuột dốc, té sấp mặt ấy.
Đăng sang sảng nói theo.
Tôi nhìn con dốc thẳng đứng đã thấy rùng mình, thầm nghĩ dân ở khu này chắc hẳn không có ai sợ trò chơi mạo hiểm.
- Vậy con gái trong hẻm này mỗi lần muốn đi lên thì đều phải đi nhờ người hả?
- Cũng tùy. Nếu em chạy xuống hết dốc sẽ có đường vòng ra đường lớn. Nhưng đi đường đó hơi vòng vèo, mất công.
Anh ta trả lời xong thì lên xe, nổ máy. Trong con hẻm nhỏ yên tĩnh, chiếc xe sáng đèn kêu rừ rừ, chầm chậm tiến lên. Tôi vất vả chạy theo sau xe, lên đến đường lớn thì thở không ra hơi nữa.
Quân lên trước, chống xe đứng đợi tôi, miệng cười lúc thấy lúc không.
- Cảm ơn em. Đi xe cẩn thận.
- Cảm ơn. Chào anh.
- Ừ, chào.
Tôi về nhà. Buổi tối ngủ mơ thấy mỉnh trải qua một cảnh tượng đáng sợ: Tôi đang lái xe xuống con dốc kia thì xe đứt thắng, cả người cả xe lao vun vút xuống, lao mãi lao mãi, phía trước mặt là một bức tường gạch đang xây. Trong giấc mơ, tay chân tôi vùng vẫy lung tung, miệng há hốc mà hét không ra tiếng.
Tôi nằm trên giường, chân cũng giật giật mấy cái phụ họa cho giấc mơ. Đến đoạn mình sắp bị lao vào tường gạch thì giật mình mở mắt, cả người phờ phạc, tỉnh rồi mà tim vẫn còn đập rất nhanh.
Từ đó, những ngày dạy tiếp theo tôi nhát cáy không dám chạy xe xuống con dốc đó nữa. Đến đầu dốc thì mang xe qua nhà sách gửi, đi bộ xuống nhà Quân.
Hôm nay tôi đến thì thấy xe anh ta dựng trong sân cùng hai chiếc xe máy khác. Cửa nhà mở toang và rèm được treo gọn gàng lên hết cả. Phòng bếp vọng ra tiếng nói chuyện của đàn ông.
Tôi đi nép bên tường, vào thẳng phòng Đăng. Cậu đang nằm sõng soài trên giường đọc truyện, miệng nhai kẹo cao su.
Thấy tôi xuất hiện, Đăng ngồi bật dậy, quẳng quyển truyện lên gối, chạy ra bàn học ngồi.
- Hôm nay sao cô đến sớm thế?
- Cô đi công chuyện rồi qua đây luôn. Em ăn chưa? Sao hôm nay nhà đông người thế?
- Ăn rồi, ăn sình bụng luôn.
Tôi cốc đầu Đăng một cái, nhắc nhở:
- Dạo này nói chuyện với cô ngang phè phè đấy nhé.
- Em chỉ nói thế thôi chứ thâm tâm em cô là nhất mà…
- Cà chớn! Học nhanh.
Đi dạy được mấy tuần, tôi và Đăng cũng dần thân thiết hơn. Nhiều khi cậu bé còn nói chuyện với tôi như bạn. Tôi không để ý chuyện đó lắm. Dù gì tôi cũng chỉ hơn Đăng vài tuổi, thậm chí bản thân còn ít tuổi hơn anh của cậu ta. Nếu Đăng kêu tôi bằng chị tôi cũng chịu, nhưng trước giờ luôn xưng cô trò, thay đổi thì khó quá.
Có một việc tôi luôn lấn cấn trong đầu, hôm nay không nén nổi thắc mắc, trong lúc dạy vờ vịt hỏi Đăng:
- Sao cô chả bao giờ thấy ba mẹ em nhỉ?
- Ba mẹ ở nhà.
Đăng chăm chú giải bài tập, trả lời qua loa.
- Đây không phải nhà em hả?
- Đây là nhà anh Hai.
- Là sao, nói kiểu gì thế.
- Á, sao cô cốc đầu em hoài thế. Thì ý em là đây là nhà anh Hai, ba mẹ ở nhà ba mẹ, ở huyện ấy.
- À.
Thì ra là vậy. Nhà ở huyện.
- Gần nhà chị Trang đúng không?
- Sao cô biết?
Đăng buông viết, ánh mắt tò mò.
- Cái gì cô chẳng biết.
- Vậy cô có biết tại sao thịt gà ăn với lá chanh không?
- Nhưng cô thích ăn thịt gà với mỡ hành mà. Haha.
Đăng câm nín nhìn tôi bằng vẻ hằn học, hồi sau ấm ức thì thầm:
- Sao cô không làm luật như ông kia luôn đi mà làm giáo viên làm gì.
Sau buổi dạy, Quân xuất hiện ở cửa để chào tôi như thường lệ. Lần này khác mấy lần trước, lẻo đẽo theo sau anh ta là một nhóm mấy người đàn ông. Tôi nhận ra một người trong số họ, người này cao gầy, tóc xoăn, giọng nói rất hay. Anh ta từng ép tuôi uống rượu trong buổi tất niên trường.
Có vẻ như người tóc xoăn ấy cũng nhận ra tôi.
- Người ơi, lần hai gặp gỡ.
- Chào anh.
Tôi đứng ở phòng khách nhìn đám người trước mặt, tay chân bỗng dưng luống cuống, mặt nóng dần. Đang định rời đi thật nhanh thì bị người tóc xoăn chặn lại:
- Hôm nay sinh nhật bạn Quân, em ở lại chung vui tí.
- Dạ…
Tôi nghe thấy điều này thì hết sức ngạc nhiên. Đã hiểu vì sao lại tụ tập đông người như thế. Ban nãy hỏi Đăng, nó không trả lời tôi cũng quên hỏi lại. Giờ ngớ người ra, không biết nên làm thế nào. Giữa một đám đàn ông, tôi ngồi vào thì thừa thãi quá. Còn nhất quyết ra về thì có vẻ… mất lịch sự.
Thấy tôi chần chừ, người tóc xoăn liền vòng ra sau lưng, đẩy tôi đi về hướng bếp. Mấy người còn lại cũng hùa theo, riêng Quân chỉ cười cười, không nói một câu.
Tôi bị ép ngồi xuống trước một cái bàn tròn làm bằng gỗ, dày và lớn. Bên phải là Quân, bên trái là người tóc xoăn, đối diện là Đăng. Nó đang nhe răng cười nham nhở.
Mấy lon bia bị đẩy tới trước mặt tôi, một lon đã khui sẵn, người tóc xoăn nhiệt tình hô hào, thúc giục tôi uống.
Uống thì uống, tôi không sợ. Mẹ tôi rất thích uống bia, tất nhiên là không phải nghiện. Từ khi tôi lớn, lâu lâu hai mẹ con lại nổi hứng ngồi uống cùng nhau. Mẹ bảo “Làm con gái không được ham bia, rượu, nhưng phải biết uống. Đô càng cao càng tốt, không để người ta dễ lợi dụng.” Thế là dưới sự huấn luyện của mẹ, tửu lượng của tôi trở nên rất tốt. Đôi khi ham vui uống nhiều nhưng vẫn không say đến mất tự chủ, cùng lắm là hơi choáng váng nhưng vẫn đi được.
Tôi ngồi hơn nửa tiếng nghe mấy người nói chuyện án này án kia, lâu lâu gật đầu phụ họa, trưng ra bộ mặt khinh khỉnh giả vờ có hiểu biết. Ai hỏi đến mình thì trả lời, không thì an phận uống bia. Bị ép uống đến lon thứ ba thì Quân ngăn lại.
- Tí Thư còn đi xe về, ông đừng có ép nữa. Cái tật xấu không bỏ.
- Thôi, thôi, tôi không ép. Ông làm gì mà gay gắt thế.
Hơn chín giờ đêm, cơn buồn ngủ ập đến làm mí mắt tôi nặng trĩu. Mấy người bên cạnh vẫn dây dưa không có dấu hiệu nào ngừng lại. Tôi hết kiên nhẫn, quay sang nói lí nhí với Quân:
- Em xin phép về trước nha.
- Ừ, khuya rồi. Xin lỗi anh không để ý. Em tự về được không?
- Được.
- Để anh đưa em về.
- …
Người tóc xoăn nghe tôi và Quân thì thầm liền xăm xoi, tằng hắng:
- Thế là không được đâu nhé!
- Xin phép mấy anh em về.
- Về sớm thế, đợi tụi anh về chung luôn.
- …
- Mai người ta còn đi dạy sớm, ai rãnh rỗi như mấy ông. Lè nhè quá.
Quân nói một câu giải quyết nhanh gọn tình hình. Vậy là tôi được cho lui.
Mặc tôi từ chối, Quân vẫn kiên quyết đưa tôi về. Anh ta làm quân tử, tôi cũng thuận đó mà làm thục nữ. Điều phụ nữ không nên làm nhất là từ chối sự lịch thiệp của một người đàn ông.
Ngồi sau xe anh ta, đi được nửa đường tôi mới nhận ra có gì đó sai sai, nghĩ mãi mới nhận ra, mai là chủ nhật. Tôi phì cười. Anh ta tìm bừa một lý do giải vây cho tôi vậy mà mấy người kia cũng tin là thật. Hay là họ say đến nổi đâu óc lú lẫn quên luôn ngày tháng.
- Mai là chủ nhật.
- Hửm?
- Mai là chủ nhật, em không đi dạy.
- Ừm.
Đêm muộn, đường phố vắng tanh, gió tự do dạo chơi qua từng nhành cây nhỏ. Chiếc áo len của tôi bị gió thấm qua, cả người lạnh run lên.
Quân nghe tiếng tôi suýt xoa, anh ta giảm tốc độ.
- Lạnh không?
- Hơi lạnh.
Từ đoạn đấy, Quân đi chậm hẳn. Lát sau đột nhiên lên tiếng hỏi:
- Chuyện nhà chị Trang em rõ không?
- Không rõ lắm. Nhưng em chắc chắn chị Trang sai nhiều hơn.
- Ừ.
- Sao anh lại hỏi chuyện đó? Anh là luật sư của chị mà.
- Lúc chị Trang nhờ anh biện hộ, có nhiều chuyện chị không kể. Mấy vụ li dị của những gia đình bình thường thường đơn giản, anh cũng không cần biết chi li. Anh thấy chị Trang thương con, con cái được ở với mẹ cũng sẽ sống tốt hơn nên anh giúp chị. Tết về nghe mẹ kể, anh mới biết rõ.
- Chỉ có anh trai em chịu thiệt thòi.
- Mai mốt chị Trang còn làm khó thì cứ liên lạc với anh.
- …
Chở tôi về đến nơi, Quân giao xe cho tôi, định đi xe ôm về.
Nhìn cảnh đêm tối tăm, tôi tưởng tượng đến mấy vụ giết người cướp của thường xem trên tivi, trong lòng ngập tràn sợ hãi. Tôi chạy theo Quân, kéo áo anh ta lại, sau nhét vào tay anh ta chiếc chìa khóa xe, vội vã nói:
- Anh đi xe em về đi.
- Không sao, anh đi xe ôm được mà.
- Anh đi xe em đi, mai em qua lấy.
- Không…
- Không thì em chở anh về, em tỉnh bia rồi.
- …
Quân cứng họng, bất đắc dĩ quay lại lấy xe. Tôi hài lòng theo sau. Nhiều lúc thấy mình giống như nữ cường nhân, thật ngầu.
- Anh về đây.
- Đi đường cẩn thận. À, sinh nhật vui vẻ.
- Cảm ơn em.
- Bye bye.
Đột nhiên tôi muốn troll chúng một vố.
- Chỉnh đốn lại tinh thần, lấy giấy ra làm bài miệng, cả lớp. Nhanh!
- Hả…Cô…
- Nhanh lên, không mặc cả.
Những đôi mắt ngây thơ trợn lên như lồi hết cả ra ngoài. Tôi nín cười.
- Cất hết sách vở đi, ai quay bài là cô bắt nhé.
Tôi nói thiệt làm thiệt. Ra đề trên bảng xong liền đi xuống lớp, vòng tới vòng lui, hễ thấy ai động đậy là đánh dấu bài.
Sau khi thu bài tôi chấm liền tại chỗ rồi phát bài ra. Lũ học trò nhìn điểm rồi nhìn tôi uất hận.
Tôi không quan tâm, nghiêm túc nói:
- Xem điểm chưa?
- Dạ rồi.
- Hô điểm nhé. Lên đứng trước bàn cô hô, đi theo thứ tự, bắt đầu từ bạn đầu bàn này.
Dưới ánh mắt ngạc nhiên của mấy đứa nhỏ, tôi lén lôi từ giỏ xách ra một xấp lì xì.
Em học sinh đầu tiên thất thiểu tiến đến trước mặt tôi, buồn bã đọc điểm:
- Năm ạ.
- Năm à, vậy thì bao này. Ráng thêm một điểm là được gấp đôi rồi.
Tôi đưa ra trước mặt em một bao lì xì.
- Nè, cầm lấy, đứng đực ra làm gì.
Lúc này cả lớp mới nhận thức được tình hình, nhốn nháo hết cả lên, vui mừng ra mặt. Tôi cười theo, sau đưa tay lên ra hiệu giữ im lặng.
Số tiền trong mỗi bao lì xì dù ít nhưng trên mỗi tờ tiền tôi đều cẩn thận viết lời chúc và xếp trái tim thật đẹp. Mấy đứa học trò trầm trồ cảm thán, tíu tít cảm ơn tôi.
Tối hôm đó, theo lời hứa tôi dẫn mấy đứa nó đi đạp xe quanh bờ hồ, sau đó hào phóng đưa chúng đi ăn bánh tráng hành, uống sữa nóng trong chợ. Cả buổi tối tiếng cười nói của bọn nhỏ luôn ở bên tai, tôi thấy mình như trẻ lại.
Trước đây tôi theo nghề này là vì bất đắc dĩ, bây giờ nhờ nó mà tìm được không ít niềm vui. Tôi nhận ra, đôi khi hạnh phúc lại đến từ chính những điều mình không thích.
***
Tháng ba, trời quang không chút gợn mây, bao nhiêu nắng vàng chiếu xuống ôm trọn thành phố nhỏ, len lỏi qua từng khe hở, mang hơi thở ấm nồng.
Ngày hai sáu tháng ba, trường tổ chức cắm trại nhân kỷ niệm ngày thành lập Đoàn. Tôi đã được tham gia cắm trại dưới mái trường này với tư cách là học sinh, là cựu học sinh và giờ là giáo viên. Bao năm qua, các thế hệ học sinh vẫn luôn thay đổi, vào vào ra ra. Chỉ còn trường học vẫn nguyên sơ, thầy cô vẫn ở đây, và nhiệt huyết tuổi trẻ mãi tràn đầy.
Tôi theo thầy bí thư đi chấm trại một vòng thì về trại chỉ huy, ngồi xuống ở một góc cổng trại nhìn học sinh tham gia trò chơi lớn.
Khoảng sân trước trường ngập tràn màu sắc, từ màu áo lớp, màu cờ giấy, màu cổng trại trộn lẫn vào nhau, sặc sỡ vô cùng. Phía sau dãy trại xếp ngang, những cây thông cao vút lên, giữa nền trời xanh dương, lá thông kim xanh thẫm rung rinh theo gió, rũ xuống xiên xiên.
Tôi thẩn thơ tản mạn thiên nhiên, lơ đểnh đến nỗi chuông điện theo reo cũng không biết. Cô phó bí thư ở trong trại nói vọng ra:
- Thư, điện thoại kêu kìa em, làm gì thất thần thế.
Tôi giật mình quay lại nhìn cô rồi lôi điện thoại ra khỏi túi áo. May mà hôm trước chưa xóa số đang gọi đến, nếu không bây giờ thấy số lạ tôi sẽ không nghe máy.
- Alo.
- Alo, chào em, anh là Quân.
- Chào anh.
Tôi biết là anh ta, nhưng mà sao tự dưng lại gọi cho tôi nhỉ, chẳng lẽ anh ta thay đổi quyết định, muốn tôi mời một bữa. Nhìn khí chất mà sao hẹp hòi thế.
- Bây giờ em có đang bận không?
- Không anh, có chuyện gì…
- À. Hình như em là giáo viên Lý?
- Dạ.
- Không biết em có nhận dạy thêm không?
- Hả? Anh hòi làm gì?
- Anh có thằng em trai học lớp mười hai muốn luyện thi đại học nên muốn tìm người dạy thêm.
- Nhưng mà em chưa có dạy thêm với luyện thi mười hai bao giờ.
- Không sao, là thế này…
Chuyện là em trai anh ta học ở một trường chuyên trong thành phố, cơ bản là giỏi giang xuất chúng hơn người, nhưng học trên lớp thầy cô dạy chưa đủ như nó mong muốn, có nhiều phần nâng cao nó muốn tìm hiểu thêm, thầy cô phải lo cho nhiều học sinh, không dạy riêng nó được ba la ba la… Tôi nghe đến đâu thì rùng mình đến đó, rõ ràng ràng là anh ta nói rất bình thường, nhưng sao tôi cứ thấy ngập màu tự luyến.
Tôi không tự tin, định thẳng thắn từ chối. Nhưng nghĩ đến việc anh ta tận tình đưa mình đi bệnh viện thì khó xử, cuối cùng đành ậm ừ đồng ý:
- Dạ, được...
- Cảm ơn em. Vậy khi nào em bắt đầu dạy được?
- Khi nào em trai anh muốn bắt đầu học?
- Nếu được thì tuần này bắt đầu luôn.
- Dạ được. Tối ba, năm, bảy đúng không?
- Ừ. Để anh gửi cho em địa chỉ, tối mai em đến thì gọi cho anh.
- Dạ rồi.
Tôi cúp máy, đầu óc mông lung. Chỉ biết chắc rằng từ nay, một tuần ba buổi tối, tôi sẽ bị bỏ lỡ bộ phim hay mình đang theo.
***
Tối hôm sau, tôi theo địa chỉ Quân gửi, đến con hẻm dốc ngay cạnh một nhà sách lớn. Giữa lưng chừng hẻm, tôi dừng lại trước một ngôi nhà nhỏ sơn màu trắng, có cửa chính làm hoàn toàn bằng kính, trong suốt và to lớn. Cổng nhà dường như chỉ có tác dụng trang trí, tương đối kiểu cách và phủ đầy hoa giấy. Khoảng sân phía trong được đổ bằng bằng bê-tông, chậu hoa cảnh xếp đầy.
Tôi dừng xe ngay trên dốc, một tay bóp chặt thắng xe, một tay dùng điện thoại bấm số anh ta, đầu dây bên kia vừa kêu lên một tiếng đi liền có người nhấc máy:
- Alo.
- Alo. Dạ, em đang đứng trước nhà anh…
- Rồi. Em đợi tí nhé.
Không lâu sau, tấm rèm sau cửa kính được vén lên, một cậu thanh niên nhỏ ló đầu ra nhìn. Cậu mở cửa chạy ra chỗ tôi đứng, mặt tươi tỉnh, nụ cười luôn chực trên môi.
- Em chào cô. Cô xuống xe đi, em dắt vào cho.
Tôi theo cậu vào nhà, mắt dáo dác nhìn quanh. Bên trong ngôi nhà cũng được sơn toàn màu trắng, nội thất tinh tế, đơn giản. Đi qua lối hành lang bên trái phòng khách sẽ đến 2 phòng ngủ, cuối cùng là nhà bếp.
- Em là Đăng, em trai anh Quân. Hi. Cô tên Thư đúng không?
- Ừ.
Đăng vừa đi vừa ngoảnh đầu lại giới thiệu mình. Cậu không có bộ dạng mọt sách như tôi tưởng tượng. Cậu bé không đeo kính, dáng người thẳng tắp, rất cao, dường như còn cao hơn cả anh mình. Trông cậu dễ thương như con gái, mặt mũi trắng bóc, da dẻ hồng hào, khi cười còn lộ ra lúm đồng tiền rất sâu.
Tôi dạy Đăng ở phòng riêng, căn phòng nhỏ tương đối sạch sẽ, gọn gàng, đồ đạc chỉ có một giá sách đồ sộ, cái máy tính bàn to tổ bố, cái bàn học và chiếc giường đơn. Trong phòng còn có nhà tắm riêng.
Chỉ vừa mới quen, hai cô trò chỉ hoàn toàn trao đổi chuyện học. may là Đăng hòa nhã, dễ gần, tôi cũng không còn cảm giác ngượng ngập ban đầu.
Lúc tôi cho nghỉ giải lao năm phút, Đăng bắt đầu hỏi han:
- Cô, cô quen anh Hai em lâu chưa?
- Cũng chưa lâu lắm.
- À…
- À gì?
- Dạ không. Em à chơi thôi.
- Anh em không có nhà hả?
- Ổng làm chưa về. Không biết chuyện quốc gia đại sự gì ấy, toàn về trễ.
- Ừ, thôi học tiếp đi.
Từ đầu buổi dạy đến giờ, Đăng rất có ý tứ giữ gìn phẩm hạnh, luôn mở cửa phòng. Tôi dạy Đăng thêm một lát thì anh cậu về. Khi đi ngang phòng Đăng, anh ta có nhìn vô một cái rồi lướt đi.
Suốt buổi Quân chỉ ở trong phòng riêng, tôi dạy xong, anh ta mới bước ra, trên người vẫn mặc bộ trang phục đi làm. Hình như anh ta cố tình ra trước, dắt xe của tôi. Thấy tôi mù mờ khó hiểu, anh ta giải thích:
- Dốc này em không tự lái xe chạy ngược lên được đâu, để anh lái lên dùm em.
- Đúng rồi cô, hụt ga là tuột dốc, té sấp mặt ấy.
Đăng sang sảng nói theo.
Tôi nhìn con dốc thẳng đứng đã thấy rùng mình, thầm nghĩ dân ở khu này chắc hẳn không có ai sợ trò chơi mạo hiểm.
- Vậy con gái trong hẻm này mỗi lần muốn đi lên thì đều phải đi nhờ người hả?
- Cũng tùy. Nếu em chạy xuống hết dốc sẽ có đường vòng ra đường lớn. Nhưng đi đường đó hơi vòng vèo, mất công.
Anh ta trả lời xong thì lên xe, nổ máy. Trong con hẻm nhỏ yên tĩnh, chiếc xe sáng đèn kêu rừ rừ, chầm chậm tiến lên. Tôi vất vả chạy theo sau xe, lên đến đường lớn thì thở không ra hơi nữa.
Quân lên trước, chống xe đứng đợi tôi, miệng cười lúc thấy lúc không.
- Cảm ơn em. Đi xe cẩn thận.
- Cảm ơn. Chào anh.
- Ừ, chào.
Tôi về nhà. Buổi tối ngủ mơ thấy mỉnh trải qua một cảnh tượng đáng sợ: Tôi đang lái xe xuống con dốc kia thì xe đứt thắng, cả người cả xe lao vun vút xuống, lao mãi lao mãi, phía trước mặt là một bức tường gạch đang xây. Trong giấc mơ, tay chân tôi vùng vẫy lung tung, miệng há hốc mà hét không ra tiếng.
Tôi nằm trên giường, chân cũng giật giật mấy cái phụ họa cho giấc mơ. Đến đoạn mình sắp bị lao vào tường gạch thì giật mình mở mắt, cả người phờ phạc, tỉnh rồi mà tim vẫn còn đập rất nhanh.
Từ đó, những ngày dạy tiếp theo tôi nhát cáy không dám chạy xe xuống con dốc đó nữa. Đến đầu dốc thì mang xe qua nhà sách gửi, đi bộ xuống nhà Quân.
Hôm nay tôi đến thì thấy xe anh ta dựng trong sân cùng hai chiếc xe máy khác. Cửa nhà mở toang và rèm được treo gọn gàng lên hết cả. Phòng bếp vọng ra tiếng nói chuyện của đàn ông.
Tôi đi nép bên tường, vào thẳng phòng Đăng. Cậu đang nằm sõng soài trên giường đọc truyện, miệng nhai kẹo cao su.
Thấy tôi xuất hiện, Đăng ngồi bật dậy, quẳng quyển truyện lên gối, chạy ra bàn học ngồi.
- Hôm nay sao cô đến sớm thế?
- Cô đi công chuyện rồi qua đây luôn. Em ăn chưa? Sao hôm nay nhà đông người thế?
- Ăn rồi, ăn sình bụng luôn.
Tôi cốc đầu Đăng một cái, nhắc nhở:
- Dạo này nói chuyện với cô ngang phè phè đấy nhé.
- Em chỉ nói thế thôi chứ thâm tâm em cô là nhất mà…
- Cà chớn! Học nhanh.
Đi dạy được mấy tuần, tôi và Đăng cũng dần thân thiết hơn. Nhiều khi cậu bé còn nói chuyện với tôi như bạn. Tôi không để ý chuyện đó lắm. Dù gì tôi cũng chỉ hơn Đăng vài tuổi, thậm chí bản thân còn ít tuổi hơn anh của cậu ta. Nếu Đăng kêu tôi bằng chị tôi cũng chịu, nhưng trước giờ luôn xưng cô trò, thay đổi thì khó quá.
Có một việc tôi luôn lấn cấn trong đầu, hôm nay không nén nổi thắc mắc, trong lúc dạy vờ vịt hỏi Đăng:
- Sao cô chả bao giờ thấy ba mẹ em nhỉ?
- Ba mẹ ở nhà.
Đăng chăm chú giải bài tập, trả lời qua loa.
- Đây không phải nhà em hả?
- Đây là nhà anh Hai.
- Là sao, nói kiểu gì thế.
- Á, sao cô cốc đầu em hoài thế. Thì ý em là đây là nhà anh Hai, ba mẹ ở nhà ba mẹ, ở huyện ấy.
- À.
Thì ra là vậy. Nhà ở huyện.
- Gần nhà chị Trang đúng không?
- Sao cô biết?
Đăng buông viết, ánh mắt tò mò.
- Cái gì cô chẳng biết.
- Vậy cô có biết tại sao thịt gà ăn với lá chanh không?
- Nhưng cô thích ăn thịt gà với mỡ hành mà. Haha.
Đăng câm nín nhìn tôi bằng vẻ hằn học, hồi sau ấm ức thì thầm:
- Sao cô không làm luật như ông kia luôn đi mà làm giáo viên làm gì.
Sau buổi dạy, Quân xuất hiện ở cửa để chào tôi như thường lệ. Lần này khác mấy lần trước, lẻo đẽo theo sau anh ta là một nhóm mấy người đàn ông. Tôi nhận ra một người trong số họ, người này cao gầy, tóc xoăn, giọng nói rất hay. Anh ta từng ép tuôi uống rượu trong buổi tất niên trường.
Có vẻ như người tóc xoăn ấy cũng nhận ra tôi.
- Người ơi, lần hai gặp gỡ.
- Chào anh.
Tôi đứng ở phòng khách nhìn đám người trước mặt, tay chân bỗng dưng luống cuống, mặt nóng dần. Đang định rời đi thật nhanh thì bị người tóc xoăn chặn lại:
- Hôm nay sinh nhật bạn Quân, em ở lại chung vui tí.
- Dạ…
Tôi nghe thấy điều này thì hết sức ngạc nhiên. Đã hiểu vì sao lại tụ tập đông người như thế. Ban nãy hỏi Đăng, nó không trả lời tôi cũng quên hỏi lại. Giờ ngớ người ra, không biết nên làm thế nào. Giữa một đám đàn ông, tôi ngồi vào thì thừa thãi quá. Còn nhất quyết ra về thì có vẻ… mất lịch sự.
Thấy tôi chần chừ, người tóc xoăn liền vòng ra sau lưng, đẩy tôi đi về hướng bếp. Mấy người còn lại cũng hùa theo, riêng Quân chỉ cười cười, không nói một câu.
Tôi bị ép ngồi xuống trước một cái bàn tròn làm bằng gỗ, dày và lớn. Bên phải là Quân, bên trái là người tóc xoăn, đối diện là Đăng. Nó đang nhe răng cười nham nhở.
Mấy lon bia bị đẩy tới trước mặt tôi, một lon đã khui sẵn, người tóc xoăn nhiệt tình hô hào, thúc giục tôi uống.
Uống thì uống, tôi không sợ. Mẹ tôi rất thích uống bia, tất nhiên là không phải nghiện. Từ khi tôi lớn, lâu lâu hai mẹ con lại nổi hứng ngồi uống cùng nhau. Mẹ bảo “Làm con gái không được ham bia, rượu, nhưng phải biết uống. Đô càng cao càng tốt, không để người ta dễ lợi dụng.” Thế là dưới sự huấn luyện của mẹ, tửu lượng của tôi trở nên rất tốt. Đôi khi ham vui uống nhiều nhưng vẫn không say đến mất tự chủ, cùng lắm là hơi choáng váng nhưng vẫn đi được.
Tôi ngồi hơn nửa tiếng nghe mấy người nói chuyện án này án kia, lâu lâu gật đầu phụ họa, trưng ra bộ mặt khinh khỉnh giả vờ có hiểu biết. Ai hỏi đến mình thì trả lời, không thì an phận uống bia. Bị ép uống đến lon thứ ba thì Quân ngăn lại.
- Tí Thư còn đi xe về, ông đừng có ép nữa. Cái tật xấu không bỏ.
- Thôi, thôi, tôi không ép. Ông làm gì mà gay gắt thế.
Hơn chín giờ đêm, cơn buồn ngủ ập đến làm mí mắt tôi nặng trĩu. Mấy người bên cạnh vẫn dây dưa không có dấu hiệu nào ngừng lại. Tôi hết kiên nhẫn, quay sang nói lí nhí với Quân:
- Em xin phép về trước nha.
- Ừ, khuya rồi. Xin lỗi anh không để ý. Em tự về được không?
- Được.
- Để anh đưa em về.
- …
Người tóc xoăn nghe tôi và Quân thì thầm liền xăm xoi, tằng hắng:
- Thế là không được đâu nhé!
- Xin phép mấy anh em về.
- Về sớm thế, đợi tụi anh về chung luôn.
- …
- Mai người ta còn đi dạy sớm, ai rãnh rỗi như mấy ông. Lè nhè quá.
Quân nói một câu giải quyết nhanh gọn tình hình. Vậy là tôi được cho lui.
Mặc tôi từ chối, Quân vẫn kiên quyết đưa tôi về. Anh ta làm quân tử, tôi cũng thuận đó mà làm thục nữ. Điều phụ nữ không nên làm nhất là từ chối sự lịch thiệp của một người đàn ông.
Ngồi sau xe anh ta, đi được nửa đường tôi mới nhận ra có gì đó sai sai, nghĩ mãi mới nhận ra, mai là chủ nhật. Tôi phì cười. Anh ta tìm bừa một lý do giải vây cho tôi vậy mà mấy người kia cũng tin là thật. Hay là họ say đến nổi đâu óc lú lẫn quên luôn ngày tháng.
- Mai là chủ nhật.
- Hửm?
- Mai là chủ nhật, em không đi dạy.
- Ừm.
Đêm muộn, đường phố vắng tanh, gió tự do dạo chơi qua từng nhành cây nhỏ. Chiếc áo len của tôi bị gió thấm qua, cả người lạnh run lên.
Quân nghe tiếng tôi suýt xoa, anh ta giảm tốc độ.
- Lạnh không?
- Hơi lạnh.
Từ đoạn đấy, Quân đi chậm hẳn. Lát sau đột nhiên lên tiếng hỏi:
- Chuyện nhà chị Trang em rõ không?
- Không rõ lắm. Nhưng em chắc chắn chị Trang sai nhiều hơn.
- Ừ.
- Sao anh lại hỏi chuyện đó? Anh là luật sư của chị mà.
- Lúc chị Trang nhờ anh biện hộ, có nhiều chuyện chị không kể. Mấy vụ li dị của những gia đình bình thường thường đơn giản, anh cũng không cần biết chi li. Anh thấy chị Trang thương con, con cái được ở với mẹ cũng sẽ sống tốt hơn nên anh giúp chị. Tết về nghe mẹ kể, anh mới biết rõ.
- Chỉ có anh trai em chịu thiệt thòi.
- Mai mốt chị Trang còn làm khó thì cứ liên lạc với anh.
- …
Chở tôi về đến nơi, Quân giao xe cho tôi, định đi xe ôm về.
Nhìn cảnh đêm tối tăm, tôi tưởng tượng đến mấy vụ giết người cướp của thường xem trên tivi, trong lòng ngập tràn sợ hãi. Tôi chạy theo Quân, kéo áo anh ta lại, sau nhét vào tay anh ta chiếc chìa khóa xe, vội vã nói:
- Anh đi xe em về đi.
- Không sao, anh đi xe ôm được mà.
- Anh đi xe em đi, mai em qua lấy.
- Không…
- Không thì em chở anh về, em tỉnh bia rồi.
- …
Quân cứng họng, bất đắc dĩ quay lại lấy xe. Tôi hài lòng theo sau. Nhiều lúc thấy mình giống như nữ cường nhân, thật ngầu.
- Anh về đây.
- Đi đường cẩn thận. À, sinh nhật vui vẻ.
- Cảm ơn em.
- Bye bye.
Bình luận truyện