Làm Dâu Nhà Hội Đồng
Chương 11
Kim Chi xuất viện về ngày hôm trước, hôm sau tôi cũng xin xuất viện về theo. Thật ra thì tôi cũng không bị gì nặng ngoại trừ bị chảy máu đầu với lại trầy xước một vài nơi. Kể ra thì cũng hên, nhảy từ trên xe nhảy xuống vậy mà không gãy tay gãy cổ thì là hên lắm rồi. Nằm ở nhà thương ngột ngạt với mất tự do quá, tôi thiệt hổng quen. Với lại, chả hiểu sao tôi cứ có cảm giác dường như có ai đó cứ nhìn trộm tôi, thỉnh thoảng còn nghe giống như là có ai đó đang kêu tên tôi vậy. Tôi thì không phải người nhát gan nhưng mà tôi… sợ ma lắm, nên thôi cứ về nhà ở cho chắc.
Ba má Út Quân đưa tôi về lại nhà ông bà hội đồng rồi cũng về, cũng có lắm khi tôi thiệt thấy khó nghĩ, không hiểu lý do gì mà ba má Út Quân lại chấp nhận cho con gái về nhà người ta ở. Nếu là ba mẹ tôi, chắc chắn ông bà sẽ không đồng ý, dù cho nhà tôi có nghèo có khổ thì họ cũng không chịu để tôi đi ở nhờ nhà người khác. Nhưng mà nói đi thì cũng phải nói lại, nhiều khi ba má Út Quân muốn cho cô ấy một cái giá đỡ tốt nhất để có thể vang danh gả về nhà chồng, hoặc là ông bà ấy muốn ép bà hội đồng phải nhớ đến lời hứa giữa bọn họ…
Haiz, tôi không phải là Út Quân nên không thể hiểu hết cuộc sống của cô ấy, cũng có khi con gái thời này là phải như vậy, phải sống như vậy thì bản thân mới có giá trị, không bị xã hội phong kiến này chèn ép!
__________________
Chuyện của Kim Chi tạm thời không bàn tới, mà kể từ hôm xảy ra chuyện tới giờ, tôi thấy cô ấy hình như trầm tính hơn hẳn, không còn ồn ào náo nhiệt như trước nữa. Vụ bên nhà Lý Trưởng đòi thưa kiện lên quan trên cũng được cậu Cả giàn xếp ổn thỏa. Mới hồi sáng này bên lý trưởng còn cho người đem quà biếu qua thăm hỏi sức khoẻ Kim Chi, thái độ coi bộ khách sáo dữ lắm. Bên đó cũng hứa hẹn sẽ điều tra vụ tin đồn, trả lại sự trong sạch cho Kim Chi và cậu Hai. Bên Lý Trưởng đã nhượng bộ hạ mình thì bên thầy Trầm cũng không muốn làm lớn chuyện. Mặc dù sau khi chuyện tin đồn xảy ra, quan trên có cho người xuống làm việc riêng với thầy Trầm khiến cho uy tín của thầy Trầm trong ban Hội đồng quản hạt xứ Nam Kỳ có giảm đi chút ít nhưng chung quy cũng không có trách phạt hay thay đổi gì đáng kể. Thôi, như vậy cũng coi như tai qua nạn khỏi, người còn sống, chức còn giữ, như vậy là mừng rồi.
Riêng chuyện của anh Bí, cậu Cả cũng giải quyết ổn thỏa. Cậu cho người mai táng chôn cất anh Bí đàng hoàng, còn cho mẹ anh Bí bạc để đó mà dưỡng già. Lúc anh Bí còn sống thì tôi không biết thế nào nhưng đến lúc anh ấy chết đi mà vẫn được người ở lại lo lắng chu toàn, âu cũng là có phước. Nhưng chỉ có duy nhất một việc làm của cậu Cả mà khiến tôi cảm thấy khó hiểu, đó là việc cậu Cả nhất quyết giữ lại chiếc xe hơi mà anh Bí lái gây tai nạn hôm đó. Sau khi chuyện không may xảy ra, ai cũng bảo cậu Cả bán xe đi nhưng cậu ấy nhất định không chịu, một hai đòi đem chiếc xe về làm kỷ niệm khiến dì Nguyệt tức giận mắng cho cậu Cả một trận long trời lở đất. Nhưng mặc cho dì Nguyệt mắng gì thì mắng, ý cậu Cả đã quyết, không ai có thể thay đổi được.
Nghỉ mấy hôm cho lại sức, mãi đến sáng hôm nay tôi mới ra ngoài ăn sáng chung với mọi người trong gia đình theo như mong muốn của dì Nguyệt. Bé Nhỏ vừa giúp tôi thay băng gạt trên đầu, con bé vừa líu lo nói:
– Cô, bữa nay khỏe ru rồi hen cô, vết thương trên đầu cô cũng chuẩn bị đóng mài khô rồi nè, đỡ ghê!
Tôi cười cười:
– Ừ, cũng phải lành lại chớ Nhỏ.
– Dạ, hổm rày thấy cô không ra ngoài, ai cũng tưởng cô trở lại như lúc trước rồi ấy chớ.
Tôi nhìn con bé, trả lời:
– Nhà này rãnh rang thiệt á, suốt ngày tưởng hết cái này tới tưởng cái kia. Chứ giờ chẳng lẽ cô ôm cái đầu máu me đi tới đi lui một ngày cả trăm bận mới vừa lòng bọn họ hay sao á. Nhiều chuyện lung thiệt.
Bé Nhỏ gật gù:
– Em cũng công nhận chuyện này.
Hai cô tớ nói chuyện một hồi, đợi sửa soạn xong xuôi, tôi với bé Nhỏ mới đi xuống phòng ăn. Lúc tới phòng ăn, trên bàn đã có mấy người ngồi đợi sẵn, nhìn chung thì cũng sắp đủ, chỉ thiếu Bà Nội nữa thôi. Tầm này thì cậu Hai cậu Ba với thầy Trầm không có nhà, cậu Cả thì hên xui, lúc ra ăn lúc không nên cũng không chắc lắm.
Thấy tôi đi tới, Bà Nhỏ dịu dàng cười nói:
– Út Quân, ngồi xuống đi con, vừa mới hết bệnh đừng đứng nhiều mỏi chân.
Bà Nhỏ là vợ bé của thầy Trầm, là mẹ ruột của cậu ba Bảo. Mà tôi nghe nói, hình như Bà Nhỏ Thu Dung cũng là chị em gì đó với dì Nguyệt, mặc dù không phải là chị em ruột nhưng cũng là chỗ chị em họ hàng thân thiết. Bởi cũng vì lẽ đó mà dì Nguyệt khá là dễ tính với mẹ con cậu Ba, không có làm khó dễ cũng không cậy thói vợ lớn ức hiếp vợ nhỏ, nhìn chung Bà Lớn Bà Nhỏ nhà này sống với nhau khá là hoà đồng thân thiết. Bà Nhỏ thì không đẹp mặn mà giống như dì Nguyệt nhưng bà ấy đẹp theo kiểu sắc sảo dụ mị. Cái nét đẹp như này mà ở thời hiện đại thì gọi là hồng nhan bạc tỉ nhưng còn ở thời này thì có ít bà mẹ chồng nào thích con dâu mình có gương mặt như vầy lắm. Họ cho rằng đây là vẻ đẹp dụ hoặc của hồ ly, không được đoan chính cho lắm. Nhưng dù cho ai có nói gì thì nói, tôi phải công nhận một điều là Bà Nhỏ rất đẹp. Đến độ tuổi này mà vẫn giữ được nhan sắc đỉnh cao như thế này thì cũng không phải dễ dàng gì. Một là bà ấy phải chăm chuốt rất kỹ, còn hai là do bà ấy có vẻ đẹp trời ban, tôi thì tôi nghiêng về vẻ đẹp trời ban nhiều hơn.
Bà Nhỏ là như vậy, không biết là thật lòng hay là giả vờ nhưng mỗi khi thấy tôi, bà ấy lúc nào cũng vui vẻ thân thiết y như vậy. Từ bữa tôi về tới giờ, bà nhỏ phải tới thăm tôi không dưới năm lần, thái độ cũng coi như thiệt tình dữ lắm.
Đáp lại sự nhiệt tình của Bà Nhỏ, tôi đáp “dạ vâng” một tiếng rồi đi tới chỗ của mình ngồi xuống. Ở thời hiện đại thì sao cũng được nhưng ở thời này, con gái nết na là phải biết giữ mồm giữ miệng, nếu không có việc gì cần thiết thì không nên nói nhiều làm gì.
– Sao rồi, con khỏe hơn chưa?
Bà Nhỏ hỏi, tôi lễ phép trả lời:
– Dạ đỡ hơn rồi dì.
Bà Nhỏ cười hiền:
– Ừ, để dì kêu sắp nhỏ hầm thêm óc heo cho con ăn đặng bổ não. Con phải ăn uống nhiều vô mới mau lấy lại sức.
Nghe dì Dung nói vậy, dì Nguyệt cũng khẽ lên tiếng:
– Sẵn em dặn sắp nhỏ hầm thêm cho Út Chi dùm chị, dặn nhà bếp đừng bỏ tiêu, Kim Chi không ăn được tiêu.
Dì Dung gật đầu, bà ấy nói:
– Dạ chị Hai, Kim Chi con nhỏ giống y hệt em không biết ăn tiêu…
Dì Dung chưa nói hết câu thì Kim Chi ngồi cách tôi một ghế đã nhếch môi thinh thỉnh rồi nói:
– Ai giống bà… hồ ly tinh, mà bà với con Út Quân thân nhau quá hén? Ờ mà phải rồi, hồ ly thì thân với hồ ly, cùng là thứ đi giật chồng người ta mà.
– Kim Chi!
Dì Nguyệt tức giận hét lên một tiếng cảnh cáo, Kim Chi coi bộ biết sợ nên thức thời im miệng không dám nói thêm gì nữa. Bích Hà ngồi bên cạnh cô ấy cũng đưa tay thều thều bảo cô ấy đừng nói nữa. Nhưng đúng là ngựa quen đường cũ, cái tính mất nết của Kim Chi cũng chẳng thay đổi được bao nhiêu.
– Em nói đúng mà, chị với má mần sao vậy…
Dì Nguyệt đập bàn, dì quát:
– Con im miệng chưa hay để má nói lại với cha để cha dạy cho con biết cách ăn nói sao cho phải phép. Con dám nói hỗn với má nhỏ như vậy, con dám đặt điều cho Út Quân… con có tin má phạt quỳ con không hả Kim Chi?
Kim Chi ức lắm nhưng lại không dám cãi lời dì Nguyệt, cô ấy cúi gằm mặt, mặt mày đằng đằng sát khí. Dì Dung ngồi phía đối diện, dì ấy coi bộ cũng khó chịu lắm nhưng ngại có dì Nguyệt nên không đối chất lại với Kim Chi. Lại thấy Kim Chi đang bị dì Nguyệt giáo huấn, dì ấy liền lên tiếng khuyên can:
– Chị Hai, Kim Chi còn nhỏ, chị từ từ dạy dỗ cũng được mà, đừng chửi con nhỏ mần chi tội nghiệp. Chuyện cậu Nghị xảy ra, Kim Chi chắc là bức bối u uất trong người nên mới nghĩ quẩn mà… Thôi thôi xui xẻo không hà, chị bỏ qua cho con nhỏ đi nghen chị.
Tôi nghe dì Dung nói, trong lòng tự dưng cảm thấy có chút thích thú. Lời nói ra thì giống như lời khuyên đó nhưng nếu nghe kỹ thì… dì Dung… bà ấy cũng chẳng đơn giản tí nào nhỉ?
Kim Chi liếc mắt nhìn dì Dung, mà dì Dung cũng chẳng sợ gì cô ấy cả, Kim Chi nhìn bà, bà cười hiền lành nhìn lại. Cuối cùng vẫn là Bích Hà biết điều kéo tay Kim Chi giữ lại, chắc cô ấy sợ lát nữa sẽ xảy ra chuyện.
Dì Nguyệt không nói nhưng tôi nghĩ là dì ấy hiểu những gì mà dì Dung vừa nói, thế nên sau cú chạm mắt nóng bỏng của hai người kia, dì Nguyệt cũng không mắng Kim Chi thêm nữa. Bà chớp mắt mấy cái, giọng dịu hơn khi nãy rất nhiều:
– Con nít mà không được dạy dỗ thì lớn lên sẽ hư, sẽ không biết chuyện mà đi làm khổ người khác. Nếu sau này mà em còn nghe Kim Chi nói năng xấu mồm xấu miệng, em cứ vả miệng con nhỏ cho chị. Vả cho nó nhớ đặng mơi mốt đừng có mà học cái tính ức hiếp rồi hại đời người khác… nghen Dung.
Úi chà, dì Nguyệt cũng có hiền đâu nhờ?
Chắc chắn là bà nhỏ nghe phát là hiểu ra liền nên nhìn xem, mặt mũi bà ấy tái dần đi, bộ dáng chật vật vô cùng. Chỉ có Kim Chi là không hiểu gì, cô ấy vẫn gân cổ lên mà cãi lại khiến dì Nguyệt tức anh ách. Kim Chi đúng là tuổi trẻ chưa trải sự đời, ngu ơi là ngu!
Trận đấu miệng phải tạm đình chiến do người đàn bà quyền lực nhất nhà cuối cùng cũng xuất hiện. Bà nội chưa đi vào tới bàn ăn mà tôi đã nghe giọng bà lảnh lót:
– Ai chửi cháu nội tôi lung vậy, con nhỏ chưa đủ khổ hay sao mà mấy người còn hạch sách con nhỏ vậy hử?
Kim Chi tìm được đồng minh, cô ấy hí hửng vênh mặt về phía dì Dung. Mà dì Dung nghe tiếng của bà nội tới, làm như dì sợ hay sao ấy, tôi thấy dì ấy bị khớp, mặt đã tái giờ còn tái hơn.
Bà nội bước vào, sau lưng bà là Thục Oanh, cháu gái họ của bà. Tính ra nhà hội đồng có tới bốn đứa con gái tuổi trăng tròn, mà trong số đó Thục Oanh là lớn tuổi nhất cũng là người hiền thục đoan trang xinh đẹp nhất. Chị ấy thật sự rất là xinh, cứ như thần tiên tỉ tỉ ấy, vừa xinh vừa hiền nữa, nghe nói là có ý trung nhân sắp sửa gả. Mà người mà chị ấy thương là cậu lớn của nhà họ Lưu, chắc độ một hai năm nữa, đợi bà nội gật đầu đồng ý là làm lễ rước dâu.
– Má.
– Bà Nội.
Mấy người đàn bà con gái trong nhà lục tục đứng dậy cung kính chào bà nội mà bà nội thì chẳng ngó ngàng gì tới ai ngoại trừ cháu gái là Kim Chi. Sau khi nghe Kim Chi kể lễ xong, bà nội quét mắt nhìn hết một vòng những gương mặt đang đứng ở đây, cuối cùng là dừng trước mặt dì Nguyệt, bà quở mắng:
– Cô là má của con nhỏ, cô không thương nó thì thôi sao cô cứ quở mắng con nhỏ hoài vậy hử? Chắc là mấy bữa tôi đi vắng không có nhà, cô quở mắng con nhỏ lung lắm phải hôn? Chà, cô thấy tôi ăn chay niệm Phật nên cô lộng quyền hả Nguyệt? Hay cô ỷ cô là bà hội đồng nên không còn để lời tôi nói vào tai cô nữa?
Dì Nguyệt có chút giật mình, dì lí nhí trả lời:
– Dạ thưa má… con nào dám có ý đó, chỉ là Kim Chi tánh tình càng lúc càng kỳ khôi, con sợ không dạy dỗ là không…
Bà nội trừng lớn mắt, bà quát:
– Nó là con gái nhà hội đồng, nó có kỳ khôi ương bướng thì cũng là chuyện thường tình. Con gái nhà nông bần hèn thì khác, con gái nhà quyền quý thì phải khác, đạo lý đơn giản đó mà cô nghĩ cũng không thông… vậy mà đòi dạy dỗ ai?
– Dạ má…
Chưa dừng lại ở đó, bà nội liền quét mắt sang nhìn tôi, bà cười khinh:
– Nhưng mà tôi nghe con Chi nói cũng đúng chớ có sai chỗ nào đâu, hồ ly thì hợp ý với hồ ly… giật chồng rồi gieo tiếng xấu cho người khác… có trật miếng nào đâu hả bà hội đồng?
Vãi thật, là đang ám chỉ tôi đó hử?
Bà nội nhìn tôi, tôi cũng nhìn lại bà ấy, để coi… bà già này mới đúng là bà hội đồng trong truyền thuyết nè. Ăn nói ngang ngược, chanh chua đanh đá.
Thấy bà ta nói vậy, tôi tự dưng không nhịn mồm được, tôi đáp lại luôn:
– Dạ bà nội nói chí phải, cái thứ mà gieo tiếng xấu cho người khác là thứ ba má hổng biết dạy, thứ đó nên bị…
– Út Quân!
Nghe dì Nguyệt quát lớn tiếng cảnh cáo, tôi bĩu môi tỏ vẻ vô tội:
– Dì… con đang nói mấy người dựng chuyện ăn không nói có mà dì chớ con có…
Tôi chưa kịp nói hết câu thì bà nội đã gào ầm lên, bà sổng sổng lên như gà bị cắt tiết:
– Cha chả, giỏi lung cho cô rồi, cô đừng tưởng tôi không dám mần gì cô. Bây chừ mà có ba má cô tới đây thì tôi cũng…
Thấy bà nội giận dữ, tôi liền phi tới năn nỉ khóc lóc:
– Thôi mà nội, thôi đừng giận nữa nội… con là con đang nói mấy cái người dựng chuyện á chứ, chớ con đâu có dám nói gì bà nội đâu. Bà nội nghĩ coi, con có ăn gan ông Trời con cũng hổng có dám.
– Cô! Cô!
Bà nội vùng vằn không cho tôi nắm tay, mặt mày bà đỏ ké giận đùng đùng. Tôi thì cứ giả vờ như vô tội, hết nhìn người này rồi lại nhìn người kia bằng ánh mắt đáng thương.
Mẹ nó cái bà già này, từ bữa tôi về tới giờ toàn đá đểu tôi thôi, ưa không được mà!
Thấy bà nội giận quá, Thục Oanh mới lên tiếng giải vây cho tôi, chị ấy nói:
– Nội, Út Quân không có ý chi đâu, nội đừng có hiểu lầm mà nghĩ oan cho em ấy tội nghiệp.
Chị Oanh vừa nói, tôi vừa phụ họa theo gật gật mếu mếu. Ấy vậy mà bà nội càng nhìn tôi thì bà ấy càng trợn mắt lên, thiếu điều muốn nhai sống tôi luôn vậy. Eo ôi, tôi lại sợ bà ấy quá cơ.
Đang định nhào ra diễn tuồng ăn vạ thì giọng hào sảng của cậu Cả ở đâu vang lên, cậu ấy nói:
– Giờ cơm sao không ai ăn cơm mà làm chuyện chi kỳ cục vậy cà? Chuyện chi vậy hả Út Quân, cô làm gì nằm dài dưới đất vậy? Muốn cạp đất rồi hử?
Tôi quả thực là đang nằm dưới đất, nghe cậu Cả hỏi tôi vội vàng ngồi dậy. Cậu Cả đi tới ghế của mình rồi ngồi xuống, cậu nhìn lướt qua tôi rồi hướng mắt về phía người làm, cậu ra lệnh:
– Bới cơm đi, ăn cơm đi.
Mấy người đàn bà con gái đưa mắt nhìn nhau, nhất là bà nội vẫn lỳ lượm đứng ở đó không chịu ngồi xuống.
Cậu Cả cau mày, giọng cậu bực tức:
– Mấy người lại làm cho bác gái bực mình nữa rồi hử? Nếu vậy cứ đứng y ở đó đi, không cần ngồi xuống ăn cơm đâu…
Nói xong, cậu lại dịu giọng nói tiếp, ý tứ cực kỳ không vui:
– Bác gái, chị Hai… hai người ngồi xuống ăn cơm đi, nhà này riết rồi không còn tôn ti trật tự chi nữa hết. Cứ để em nói với anh Hai, phạt mấy người này một lần cho bỏ cái thói.
Phải đợi tới khi cậu Cả nói thành ra như vậy thì bà nội mới nhíu chân mày mà nhìn sang Kim Chi với Thục Oanh. Chắc là sợ hai đứa cháu cưng bị phạt nên bà mới chịu dịu giọng mà xuống nước:
– Thôi đi Trạch, chuyện cũng có chi lớn lao đâu con, cũng là do mấy đứa nít ranh này nè… giỏi bày trò trong nhà thôi. Thôi thôi ăn cơm… ăn cơm đi…
Quào, bà nội vậy mà dưới cơ cậu Cả của tôi nhở?
Bà nội đã xuống nước, cậu Cả mới chịu để yên:
– Bà nội đã nói vậy thì ngồi xuống ăn cơm hết đi, còn đứng chờ cái chi nữa?
Đám Bích Hà với Kim Chi lật đật ngồi ngay xuống, dì Dung coi như mất hết mặt mũi mà ngậm ngùi ngồi xuống theo. Thấy mọi người đã ngồi hết, tôi mới phủi phủi mông đứng dậy thì lại nghe cậu Cả ra lệnh:
– Út Quân chắc là không đói đâu, nó có sức lăn lộn dưới đất thì làm gì mà đói. Nếu đã không đói thì mau đi lại đây hầu cơm cho bà nội đi, đứng đực mặt ra đó làm gì?
Ơ, tôi có nói tôi không đói hả?
Thấy tôi đứng đần ra nhìn, cậu Cả quát lên:
– Mau lên, lề mề lung vậy?
Tôi nhìn cậu Cả, lời nói và ánh mắt của cậu không có chút gì là giả vờ cả. Thấy tôi nhìn lâu, cậu còn trừng mắt ra hiệu cho tôi mau đi tới hầu cơm nữa chứ. Dì Nguyệt lúc này cũng không cứu được tôi, dì thở dài biểu:
– Út Quân, nghe lời cậu con.
Tôi lúc này bức xúc dữ lắm, vừa buồn vừa giận, tôi thiệt không hiểu vì sao tôi phải hầu cơm cho bà nội nữa. Tại sao đám Kim Chi được ngồi xuống ăn mà tôi lại phải đi hầu cơm? Cậu Cả sao tự dưng vô lý ngang hông vậy?
Mặc dù không vui nhưng tôi vẫn nghe theo lời của cậu mà đi tới làm đầy tớ hầu cơm. Trong suốt bữa cơm, bà nội hết hành tôi cái này rồi hành tới cái kia. Chỉ thiếu điều bà ấy bắt tôi đút cho bà ấy ăn thôi, lại còn bắt tôi gắp cá gắp thịt cho Kim Chi nữa chớ. Ấy vậy mà cậu Cả lại không hề đoài hoài tới tôi, cậu ấy chỉ lo ăn ăn ăn và ăn mà thôi. Lúc nào ngừng ăn thì nói vài câu với dì Nguyệt và bà nội, tuyệt nhiên coi tôi như người vô hình.
Tôi tức lung lắm, chưa bao giờ tôi tức tới như vậy luôn á!
Xong bữa cơm, ai cũng vui vẻ no say, chỉ có tôi là vừa đói vừa nhục. Đợi khi bà nội ra lệnh giải tán ai về phòng nấy thì cậu Cả vẫn lơ tôi luôn, cậu ấy bận uống trà tráng miệng.
Kim Chi ôm tay bà nội hí ha hí hửng chọc quê tôi xong rồi bà cháu kéo nhau về phòng tâm sự, tức cái mình gì đâu. Chỉ còn mỗi mình chị Oanh là quan tâm tới tôi, chị ấy nhìn tôi rồi khẽ nói:
– Út Quân, em xuống ăn cơm đi để chỗ này người làm họ dọn dẹp.
Tôi giận lẫy, vừa dọn chén bát vừa nói:
– Dạ thôi để em mần cho chị, em no rồi.
Chữ “no” tôi nhấn mạnh thiệt mạnh, vừa nói tôi vừa liếc mắt nhìn cậu Cả. Cậu Cả thì chẳng đoái hoài gì tới tôi, cậu chỉ tập trung uống nước trà là chính. Chị Oanh thì sợ tôi đói, chị gằn tay tôi giữ lại:
– Đi ăn cơm đi, nghe lời chị.
Thật ra thì tôi cũng đói lắm rồi, chỉ đợi có người kêu ăn cơm để đỡ ê mặt thôi. Thấy chị Oanh đã nhiệt tình, tôi cũng không muốn làm eo làm sách nữa. Đang định trả lời chị thì lại nghe cậu Cả nhếch môi nhìn tôi rồi nói:
– Nó đã không muốn ăn thì em ép nó làm gì, đã không đói thì nhịn hết ngày đi…
Chưa dừng lại ở đó, cậu lại ra lệnh cho đám gia nhân trong nhà:
– Cô Quân hôm nay không đói, ai mà cho cô ấy ăn, để tôi biết thì đừng trách tại sao tôi không nói trước… nghe rõ chưa?
– Dạ rõ…
Nói rồi cậu đứng thẳng dậy rồi kéo tay chị Oanh, giọng cậu trầm trầm, ánh nhìn dịu dàng lắm, cậu nói:
– Đi, anh cho em coi cái này… hay lắm.
Chị Oanh ngại ngùng nhìn sang tôi, chị ấp úng:
– Nhưng mà Út Quân…
Cậu Cả liếc mắt, cậu cau mày không vui:
– Nó tự lo được… nghe lời, đi theo anh.
Nói rồi, cậu kéo chị Oanh đi thẳng ra bên ngoài, để lại tôi một mình với cái bàn ăn đã vơi đi một nửa. Tự dưng… nước mắt tôi trào ra… tôi đứng giữa phòng ăn rộng lớn vừa khóc vừa tự lau nước mắt cho mình. Cũng chẳng có gì đâu, tôi chỉ cảm thấy uất ức và tủi nhục một chút… một chút thôi…
Có lẽ là do tôi đánh giá bản thân mình cao quá mức rồi, làm gì có ai coi trọng tôi ở nơi này đâu chứ. Hài thật, phải tự sinh tự diệt thôi!
Ba má Út Quân đưa tôi về lại nhà ông bà hội đồng rồi cũng về, cũng có lắm khi tôi thiệt thấy khó nghĩ, không hiểu lý do gì mà ba má Út Quân lại chấp nhận cho con gái về nhà người ta ở. Nếu là ba mẹ tôi, chắc chắn ông bà sẽ không đồng ý, dù cho nhà tôi có nghèo có khổ thì họ cũng không chịu để tôi đi ở nhờ nhà người khác. Nhưng mà nói đi thì cũng phải nói lại, nhiều khi ba má Út Quân muốn cho cô ấy một cái giá đỡ tốt nhất để có thể vang danh gả về nhà chồng, hoặc là ông bà ấy muốn ép bà hội đồng phải nhớ đến lời hứa giữa bọn họ…
Haiz, tôi không phải là Út Quân nên không thể hiểu hết cuộc sống của cô ấy, cũng có khi con gái thời này là phải như vậy, phải sống như vậy thì bản thân mới có giá trị, không bị xã hội phong kiến này chèn ép!
__________________
Chuyện của Kim Chi tạm thời không bàn tới, mà kể từ hôm xảy ra chuyện tới giờ, tôi thấy cô ấy hình như trầm tính hơn hẳn, không còn ồn ào náo nhiệt như trước nữa. Vụ bên nhà Lý Trưởng đòi thưa kiện lên quan trên cũng được cậu Cả giàn xếp ổn thỏa. Mới hồi sáng này bên lý trưởng còn cho người đem quà biếu qua thăm hỏi sức khoẻ Kim Chi, thái độ coi bộ khách sáo dữ lắm. Bên đó cũng hứa hẹn sẽ điều tra vụ tin đồn, trả lại sự trong sạch cho Kim Chi và cậu Hai. Bên Lý Trưởng đã nhượng bộ hạ mình thì bên thầy Trầm cũng không muốn làm lớn chuyện. Mặc dù sau khi chuyện tin đồn xảy ra, quan trên có cho người xuống làm việc riêng với thầy Trầm khiến cho uy tín của thầy Trầm trong ban Hội đồng quản hạt xứ Nam Kỳ có giảm đi chút ít nhưng chung quy cũng không có trách phạt hay thay đổi gì đáng kể. Thôi, như vậy cũng coi như tai qua nạn khỏi, người còn sống, chức còn giữ, như vậy là mừng rồi.
Riêng chuyện của anh Bí, cậu Cả cũng giải quyết ổn thỏa. Cậu cho người mai táng chôn cất anh Bí đàng hoàng, còn cho mẹ anh Bí bạc để đó mà dưỡng già. Lúc anh Bí còn sống thì tôi không biết thế nào nhưng đến lúc anh ấy chết đi mà vẫn được người ở lại lo lắng chu toàn, âu cũng là có phước. Nhưng chỉ có duy nhất một việc làm của cậu Cả mà khiến tôi cảm thấy khó hiểu, đó là việc cậu Cả nhất quyết giữ lại chiếc xe hơi mà anh Bí lái gây tai nạn hôm đó. Sau khi chuyện không may xảy ra, ai cũng bảo cậu Cả bán xe đi nhưng cậu ấy nhất định không chịu, một hai đòi đem chiếc xe về làm kỷ niệm khiến dì Nguyệt tức giận mắng cho cậu Cả một trận long trời lở đất. Nhưng mặc cho dì Nguyệt mắng gì thì mắng, ý cậu Cả đã quyết, không ai có thể thay đổi được.
Nghỉ mấy hôm cho lại sức, mãi đến sáng hôm nay tôi mới ra ngoài ăn sáng chung với mọi người trong gia đình theo như mong muốn của dì Nguyệt. Bé Nhỏ vừa giúp tôi thay băng gạt trên đầu, con bé vừa líu lo nói:
– Cô, bữa nay khỏe ru rồi hen cô, vết thương trên đầu cô cũng chuẩn bị đóng mài khô rồi nè, đỡ ghê!
Tôi cười cười:
– Ừ, cũng phải lành lại chớ Nhỏ.
– Dạ, hổm rày thấy cô không ra ngoài, ai cũng tưởng cô trở lại như lúc trước rồi ấy chớ.
Tôi nhìn con bé, trả lời:
– Nhà này rãnh rang thiệt á, suốt ngày tưởng hết cái này tới tưởng cái kia. Chứ giờ chẳng lẽ cô ôm cái đầu máu me đi tới đi lui một ngày cả trăm bận mới vừa lòng bọn họ hay sao á. Nhiều chuyện lung thiệt.
Bé Nhỏ gật gù:
– Em cũng công nhận chuyện này.
Hai cô tớ nói chuyện một hồi, đợi sửa soạn xong xuôi, tôi với bé Nhỏ mới đi xuống phòng ăn. Lúc tới phòng ăn, trên bàn đã có mấy người ngồi đợi sẵn, nhìn chung thì cũng sắp đủ, chỉ thiếu Bà Nội nữa thôi. Tầm này thì cậu Hai cậu Ba với thầy Trầm không có nhà, cậu Cả thì hên xui, lúc ra ăn lúc không nên cũng không chắc lắm.
Thấy tôi đi tới, Bà Nhỏ dịu dàng cười nói:
– Út Quân, ngồi xuống đi con, vừa mới hết bệnh đừng đứng nhiều mỏi chân.
Bà Nhỏ là vợ bé của thầy Trầm, là mẹ ruột của cậu ba Bảo. Mà tôi nghe nói, hình như Bà Nhỏ Thu Dung cũng là chị em gì đó với dì Nguyệt, mặc dù không phải là chị em ruột nhưng cũng là chỗ chị em họ hàng thân thiết. Bởi cũng vì lẽ đó mà dì Nguyệt khá là dễ tính với mẹ con cậu Ba, không có làm khó dễ cũng không cậy thói vợ lớn ức hiếp vợ nhỏ, nhìn chung Bà Lớn Bà Nhỏ nhà này sống với nhau khá là hoà đồng thân thiết. Bà Nhỏ thì không đẹp mặn mà giống như dì Nguyệt nhưng bà ấy đẹp theo kiểu sắc sảo dụ mị. Cái nét đẹp như này mà ở thời hiện đại thì gọi là hồng nhan bạc tỉ nhưng còn ở thời này thì có ít bà mẹ chồng nào thích con dâu mình có gương mặt như vầy lắm. Họ cho rằng đây là vẻ đẹp dụ hoặc của hồ ly, không được đoan chính cho lắm. Nhưng dù cho ai có nói gì thì nói, tôi phải công nhận một điều là Bà Nhỏ rất đẹp. Đến độ tuổi này mà vẫn giữ được nhan sắc đỉnh cao như thế này thì cũng không phải dễ dàng gì. Một là bà ấy phải chăm chuốt rất kỹ, còn hai là do bà ấy có vẻ đẹp trời ban, tôi thì tôi nghiêng về vẻ đẹp trời ban nhiều hơn.
Bà Nhỏ là như vậy, không biết là thật lòng hay là giả vờ nhưng mỗi khi thấy tôi, bà ấy lúc nào cũng vui vẻ thân thiết y như vậy. Từ bữa tôi về tới giờ, bà nhỏ phải tới thăm tôi không dưới năm lần, thái độ cũng coi như thiệt tình dữ lắm.
Đáp lại sự nhiệt tình của Bà Nhỏ, tôi đáp “dạ vâng” một tiếng rồi đi tới chỗ của mình ngồi xuống. Ở thời hiện đại thì sao cũng được nhưng ở thời này, con gái nết na là phải biết giữ mồm giữ miệng, nếu không có việc gì cần thiết thì không nên nói nhiều làm gì.
– Sao rồi, con khỏe hơn chưa?
Bà Nhỏ hỏi, tôi lễ phép trả lời:
– Dạ đỡ hơn rồi dì.
Bà Nhỏ cười hiền:
– Ừ, để dì kêu sắp nhỏ hầm thêm óc heo cho con ăn đặng bổ não. Con phải ăn uống nhiều vô mới mau lấy lại sức.
Nghe dì Dung nói vậy, dì Nguyệt cũng khẽ lên tiếng:
– Sẵn em dặn sắp nhỏ hầm thêm cho Út Chi dùm chị, dặn nhà bếp đừng bỏ tiêu, Kim Chi không ăn được tiêu.
Dì Dung gật đầu, bà ấy nói:
– Dạ chị Hai, Kim Chi con nhỏ giống y hệt em không biết ăn tiêu…
Dì Dung chưa nói hết câu thì Kim Chi ngồi cách tôi một ghế đã nhếch môi thinh thỉnh rồi nói:
– Ai giống bà… hồ ly tinh, mà bà với con Út Quân thân nhau quá hén? Ờ mà phải rồi, hồ ly thì thân với hồ ly, cùng là thứ đi giật chồng người ta mà.
– Kim Chi!
Dì Nguyệt tức giận hét lên một tiếng cảnh cáo, Kim Chi coi bộ biết sợ nên thức thời im miệng không dám nói thêm gì nữa. Bích Hà ngồi bên cạnh cô ấy cũng đưa tay thều thều bảo cô ấy đừng nói nữa. Nhưng đúng là ngựa quen đường cũ, cái tính mất nết của Kim Chi cũng chẳng thay đổi được bao nhiêu.
– Em nói đúng mà, chị với má mần sao vậy…
Dì Nguyệt đập bàn, dì quát:
– Con im miệng chưa hay để má nói lại với cha để cha dạy cho con biết cách ăn nói sao cho phải phép. Con dám nói hỗn với má nhỏ như vậy, con dám đặt điều cho Út Quân… con có tin má phạt quỳ con không hả Kim Chi?
Kim Chi ức lắm nhưng lại không dám cãi lời dì Nguyệt, cô ấy cúi gằm mặt, mặt mày đằng đằng sát khí. Dì Dung ngồi phía đối diện, dì ấy coi bộ cũng khó chịu lắm nhưng ngại có dì Nguyệt nên không đối chất lại với Kim Chi. Lại thấy Kim Chi đang bị dì Nguyệt giáo huấn, dì ấy liền lên tiếng khuyên can:
– Chị Hai, Kim Chi còn nhỏ, chị từ từ dạy dỗ cũng được mà, đừng chửi con nhỏ mần chi tội nghiệp. Chuyện cậu Nghị xảy ra, Kim Chi chắc là bức bối u uất trong người nên mới nghĩ quẩn mà… Thôi thôi xui xẻo không hà, chị bỏ qua cho con nhỏ đi nghen chị.
Tôi nghe dì Dung nói, trong lòng tự dưng cảm thấy có chút thích thú. Lời nói ra thì giống như lời khuyên đó nhưng nếu nghe kỹ thì… dì Dung… bà ấy cũng chẳng đơn giản tí nào nhỉ?
Kim Chi liếc mắt nhìn dì Dung, mà dì Dung cũng chẳng sợ gì cô ấy cả, Kim Chi nhìn bà, bà cười hiền lành nhìn lại. Cuối cùng vẫn là Bích Hà biết điều kéo tay Kim Chi giữ lại, chắc cô ấy sợ lát nữa sẽ xảy ra chuyện.
Dì Nguyệt không nói nhưng tôi nghĩ là dì ấy hiểu những gì mà dì Dung vừa nói, thế nên sau cú chạm mắt nóng bỏng của hai người kia, dì Nguyệt cũng không mắng Kim Chi thêm nữa. Bà chớp mắt mấy cái, giọng dịu hơn khi nãy rất nhiều:
– Con nít mà không được dạy dỗ thì lớn lên sẽ hư, sẽ không biết chuyện mà đi làm khổ người khác. Nếu sau này mà em còn nghe Kim Chi nói năng xấu mồm xấu miệng, em cứ vả miệng con nhỏ cho chị. Vả cho nó nhớ đặng mơi mốt đừng có mà học cái tính ức hiếp rồi hại đời người khác… nghen Dung.
Úi chà, dì Nguyệt cũng có hiền đâu nhờ?
Chắc chắn là bà nhỏ nghe phát là hiểu ra liền nên nhìn xem, mặt mũi bà ấy tái dần đi, bộ dáng chật vật vô cùng. Chỉ có Kim Chi là không hiểu gì, cô ấy vẫn gân cổ lên mà cãi lại khiến dì Nguyệt tức anh ách. Kim Chi đúng là tuổi trẻ chưa trải sự đời, ngu ơi là ngu!
Trận đấu miệng phải tạm đình chiến do người đàn bà quyền lực nhất nhà cuối cùng cũng xuất hiện. Bà nội chưa đi vào tới bàn ăn mà tôi đã nghe giọng bà lảnh lót:
– Ai chửi cháu nội tôi lung vậy, con nhỏ chưa đủ khổ hay sao mà mấy người còn hạch sách con nhỏ vậy hử?
Kim Chi tìm được đồng minh, cô ấy hí hửng vênh mặt về phía dì Dung. Mà dì Dung nghe tiếng của bà nội tới, làm như dì sợ hay sao ấy, tôi thấy dì ấy bị khớp, mặt đã tái giờ còn tái hơn.
Bà nội bước vào, sau lưng bà là Thục Oanh, cháu gái họ của bà. Tính ra nhà hội đồng có tới bốn đứa con gái tuổi trăng tròn, mà trong số đó Thục Oanh là lớn tuổi nhất cũng là người hiền thục đoan trang xinh đẹp nhất. Chị ấy thật sự rất là xinh, cứ như thần tiên tỉ tỉ ấy, vừa xinh vừa hiền nữa, nghe nói là có ý trung nhân sắp sửa gả. Mà người mà chị ấy thương là cậu lớn của nhà họ Lưu, chắc độ một hai năm nữa, đợi bà nội gật đầu đồng ý là làm lễ rước dâu.
– Má.
– Bà Nội.
Mấy người đàn bà con gái trong nhà lục tục đứng dậy cung kính chào bà nội mà bà nội thì chẳng ngó ngàng gì tới ai ngoại trừ cháu gái là Kim Chi. Sau khi nghe Kim Chi kể lễ xong, bà nội quét mắt nhìn hết một vòng những gương mặt đang đứng ở đây, cuối cùng là dừng trước mặt dì Nguyệt, bà quở mắng:
– Cô là má của con nhỏ, cô không thương nó thì thôi sao cô cứ quở mắng con nhỏ hoài vậy hử? Chắc là mấy bữa tôi đi vắng không có nhà, cô quở mắng con nhỏ lung lắm phải hôn? Chà, cô thấy tôi ăn chay niệm Phật nên cô lộng quyền hả Nguyệt? Hay cô ỷ cô là bà hội đồng nên không còn để lời tôi nói vào tai cô nữa?
Dì Nguyệt có chút giật mình, dì lí nhí trả lời:
– Dạ thưa má… con nào dám có ý đó, chỉ là Kim Chi tánh tình càng lúc càng kỳ khôi, con sợ không dạy dỗ là không…
Bà nội trừng lớn mắt, bà quát:
– Nó là con gái nhà hội đồng, nó có kỳ khôi ương bướng thì cũng là chuyện thường tình. Con gái nhà nông bần hèn thì khác, con gái nhà quyền quý thì phải khác, đạo lý đơn giản đó mà cô nghĩ cũng không thông… vậy mà đòi dạy dỗ ai?
– Dạ má…
Chưa dừng lại ở đó, bà nội liền quét mắt sang nhìn tôi, bà cười khinh:
– Nhưng mà tôi nghe con Chi nói cũng đúng chớ có sai chỗ nào đâu, hồ ly thì hợp ý với hồ ly… giật chồng rồi gieo tiếng xấu cho người khác… có trật miếng nào đâu hả bà hội đồng?
Vãi thật, là đang ám chỉ tôi đó hử?
Bà nội nhìn tôi, tôi cũng nhìn lại bà ấy, để coi… bà già này mới đúng là bà hội đồng trong truyền thuyết nè. Ăn nói ngang ngược, chanh chua đanh đá.
Thấy bà ta nói vậy, tôi tự dưng không nhịn mồm được, tôi đáp lại luôn:
– Dạ bà nội nói chí phải, cái thứ mà gieo tiếng xấu cho người khác là thứ ba má hổng biết dạy, thứ đó nên bị…
– Út Quân!
Nghe dì Nguyệt quát lớn tiếng cảnh cáo, tôi bĩu môi tỏ vẻ vô tội:
– Dì… con đang nói mấy người dựng chuyện ăn không nói có mà dì chớ con có…
Tôi chưa kịp nói hết câu thì bà nội đã gào ầm lên, bà sổng sổng lên như gà bị cắt tiết:
– Cha chả, giỏi lung cho cô rồi, cô đừng tưởng tôi không dám mần gì cô. Bây chừ mà có ba má cô tới đây thì tôi cũng…
Thấy bà nội giận dữ, tôi liền phi tới năn nỉ khóc lóc:
– Thôi mà nội, thôi đừng giận nữa nội… con là con đang nói mấy cái người dựng chuyện á chứ, chớ con đâu có dám nói gì bà nội đâu. Bà nội nghĩ coi, con có ăn gan ông Trời con cũng hổng có dám.
– Cô! Cô!
Bà nội vùng vằn không cho tôi nắm tay, mặt mày bà đỏ ké giận đùng đùng. Tôi thì cứ giả vờ như vô tội, hết nhìn người này rồi lại nhìn người kia bằng ánh mắt đáng thương.
Mẹ nó cái bà già này, từ bữa tôi về tới giờ toàn đá đểu tôi thôi, ưa không được mà!
Thấy bà nội giận quá, Thục Oanh mới lên tiếng giải vây cho tôi, chị ấy nói:
– Nội, Út Quân không có ý chi đâu, nội đừng có hiểu lầm mà nghĩ oan cho em ấy tội nghiệp.
Chị Oanh vừa nói, tôi vừa phụ họa theo gật gật mếu mếu. Ấy vậy mà bà nội càng nhìn tôi thì bà ấy càng trợn mắt lên, thiếu điều muốn nhai sống tôi luôn vậy. Eo ôi, tôi lại sợ bà ấy quá cơ.
Đang định nhào ra diễn tuồng ăn vạ thì giọng hào sảng của cậu Cả ở đâu vang lên, cậu ấy nói:
– Giờ cơm sao không ai ăn cơm mà làm chuyện chi kỳ cục vậy cà? Chuyện chi vậy hả Út Quân, cô làm gì nằm dài dưới đất vậy? Muốn cạp đất rồi hử?
Tôi quả thực là đang nằm dưới đất, nghe cậu Cả hỏi tôi vội vàng ngồi dậy. Cậu Cả đi tới ghế của mình rồi ngồi xuống, cậu nhìn lướt qua tôi rồi hướng mắt về phía người làm, cậu ra lệnh:
– Bới cơm đi, ăn cơm đi.
Mấy người đàn bà con gái đưa mắt nhìn nhau, nhất là bà nội vẫn lỳ lượm đứng ở đó không chịu ngồi xuống.
Cậu Cả cau mày, giọng cậu bực tức:
– Mấy người lại làm cho bác gái bực mình nữa rồi hử? Nếu vậy cứ đứng y ở đó đi, không cần ngồi xuống ăn cơm đâu…
Nói xong, cậu lại dịu giọng nói tiếp, ý tứ cực kỳ không vui:
– Bác gái, chị Hai… hai người ngồi xuống ăn cơm đi, nhà này riết rồi không còn tôn ti trật tự chi nữa hết. Cứ để em nói với anh Hai, phạt mấy người này một lần cho bỏ cái thói.
Phải đợi tới khi cậu Cả nói thành ra như vậy thì bà nội mới nhíu chân mày mà nhìn sang Kim Chi với Thục Oanh. Chắc là sợ hai đứa cháu cưng bị phạt nên bà mới chịu dịu giọng mà xuống nước:
– Thôi đi Trạch, chuyện cũng có chi lớn lao đâu con, cũng là do mấy đứa nít ranh này nè… giỏi bày trò trong nhà thôi. Thôi thôi ăn cơm… ăn cơm đi…
Quào, bà nội vậy mà dưới cơ cậu Cả của tôi nhở?
Bà nội đã xuống nước, cậu Cả mới chịu để yên:
– Bà nội đã nói vậy thì ngồi xuống ăn cơm hết đi, còn đứng chờ cái chi nữa?
Đám Bích Hà với Kim Chi lật đật ngồi ngay xuống, dì Dung coi như mất hết mặt mũi mà ngậm ngùi ngồi xuống theo. Thấy mọi người đã ngồi hết, tôi mới phủi phủi mông đứng dậy thì lại nghe cậu Cả ra lệnh:
– Út Quân chắc là không đói đâu, nó có sức lăn lộn dưới đất thì làm gì mà đói. Nếu đã không đói thì mau đi lại đây hầu cơm cho bà nội đi, đứng đực mặt ra đó làm gì?
Ơ, tôi có nói tôi không đói hả?
Thấy tôi đứng đần ra nhìn, cậu Cả quát lên:
– Mau lên, lề mề lung vậy?
Tôi nhìn cậu Cả, lời nói và ánh mắt của cậu không có chút gì là giả vờ cả. Thấy tôi nhìn lâu, cậu còn trừng mắt ra hiệu cho tôi mau đi tới hầu cơm nữa chứ. Dì Nguyệt lúc này cũng không cứu được tôi, dì thở dài biểu:
– Út Quân, nghe lời cậu con.
Tôi lúc này bức xúc dữ lắm, vừa buồn vừa giận, tôi thiệt không hiểu vì sao tôi phải hầu cơm cho bà nội nữa. Tại sao đám Kim Chi được ngồi xuống ăn mà tôi lại phải đi hầu cơm? Cậu Cả sao tự dưng vô lý ngang hông vậy?
Mặc dù không vui nhưng tôi vẫn nghe theo lời của cậu mà đi tới làm đầy tớ hầu cơm. Trong suốt bữa cơm, bà nội hết hành tôi cái này rồi hành tới cái kia. Chỉ thiếu điều bà ấy bắt tôi đút cho bà ấy ăn thôi, lại còn bắt tôi gắp cá gắp thịt cho Kim Chi nữa chớ. Ấy vậy mà cậu Cả lại không hề đoài hoài tới tôi, cậu ấy chỉ lo ăn ăn ăn và ăn mà thôi. Lúc nào ngừng ăn thì nói vài câu với dì Nguyệt và bà nội, tuyệt nhiên coi tôi như người vô hình.
Tôi tức lung lắm, chưa bao giờ tôi tức tới như vậy luôn á!
Xong bữa cơm, ai cũng vui vẻ no say, chỉ có tôi là vừa đói vừa nhục. Đợi khi bà nội ra lệnh giải tán ai về phòng nấy thì cậu Cả vẫn lơ tôi luôn, cậu ấy bận uống trà tráng miệng.
Kim Chi ôm tay bà nội hí ha hí hửng chọc quê tôi xong rồi bà cháu kéo nhau về phòng tâm sự, tức cái mình gì đâu. Chỉ còn mỗi mình chị Oanh là quan tâm tới tôi, chị ấy nhìn tôi rồi khẽ nói:
– Út Quân, em xuống ăn cơm đi để chỗ này người làm họ dọn dẹp.
Tôi giận lẫy, vừa dọn chén bát vừa nói:
– Dạ thôi để em mần cho chị, em no rồi.
Chữ “no” tôi nhấn mạnh thiệt mạnh, vừa nói tôi vừa liếc mắt nhìn cậu Cả. Cậu Cả thì chẳng đoái hoài gì tới tôi, cậu chỉ tập trung uống nước trà là chính. Chị Oanh thì sợ tôi đói, chị gằn tay tôi giữ lại:
– Đi ăn cơm đi, nghe lời chị.
Thật ra thì tôi cũng đói lắm rồi, chỉ đợi có người kêu ăn cơm để đỡ ê mặt thôi. Thấy chị Oanh đã nhiệt tình, tôi cũng không muốn làm eo làm sách nữa. Đang định trả lời chị thì lại nghe cậu Cả nhếch môi nhìn tôi rồi nói:
– Nó đã không muốn ăn thì em ép nó làm gì, đã không đói thì nhịn hết ngày đi…
Chưa dừng lại ở đó, cậu lại ra lệnh cho đám gia nhân trong nhà:
– Cô Quân hôm nay không đói, ai mà cho cô ấy ăn, để tôi biết thì đừng trách tại sao tôi không nói trước… nghe rõ chưa?
– Dạ rõ…
Nói rồi cậu đứng thẳng dậy rồi kéo tay chị Oanh, giọng cậu trầm trầm, ánh nhìn dịu dàng lắm, cậu nói:
– Đi, anh cho em coi cái này… hay lắm.
Chị Oanh ngại ngùng nhìn sang tôi, chị ấp úng:
– Nhưng mà Út Quân…
Cậu Cả liếc mắt, cậu cau mày không vui:
– Nó tự lo được… nghe lời, đi theo anh.
Nói rồi, cậu kéo chị Oanh đi thẳng ra bên ngoài, để lại tôi một mình với cái bàn ăn đã vơi đi một nửa. Tự dưng… nước mắt tôi trào ra… tôi đứng giữa phòng ăn rộng lớn vừa khóc vừa tự lau nước mắt cho mình. Cũng chẳng có gì đâu, tôi chỉ cảm thấy uất ức và tủi nhục một chút… một chút thôi…
Có lẽ là do tôi đánh giá bản thân mình cao quá mức rồi, làm gì có ai coi trọng tôi ở nơi này đâu chứ. Hài thật, phải tự sinh tự diệt thôi!
Bình luận truyện