Láng Giềng

Quyển 1 - Chương 1: Tường cũng không ngăn được, tiểu tử ấy lại trèo tường



Editor: cuopbienmap

Cựu triều nằm giữa thị và phường, xây bao quanh bằng tường gạch, cửa được đặt ở tứ phương, cửa thành được gọi là “Hội” (phố xá), còn thổ ngữ nơi đây gọi hội thành “Hôi” (bụi), nên thành thử xuất hiện danh xưng Tây Hôi Môn (cổng bụi Tây), Đông Hôi Môn (cổng bụi đông).

Thị dùng cho làm ăn, phường là khu dân cư. Triều đại này giải trừ cách trở của thị phường, cửa hàng mở ngay trong khu dân cư, chỉ còn bức tường kia vẫn được lưu giữ.

Tây Hôi Môn nối thẳng bên ngoài nha môn, khu đấy toàn các hộ gia đình là dân thường, cuộc sống đại khái cũng không mấy khó khăn, sát bên bức tường chính là gia đình khó khăn nhất – Lý Nhị Côn đang sinh sống.

Lý Nhị Côn là một thủy thủ, hai năm trước theo thuyền biển ra khơi, mãi không có tin tức, rất nhiều thủy thủ đã mất liên lạc, đại để đều đã chết. Đi biển vốn cực kỳ nguy hiểm, mưa to gió lớn, lạc đường va vào đá ngầm, cả người lẫn thuyền đều chìm xuống; hay khi đụng phải cướp biển, bị chúng trói sống ném xuống biển rộng nuôi cá. Trong đại dương bao la, không ai hay biết, tin tức liền đứt đoạn.

Lý thê A Vân một mình tần tảo nuôi nấng hai con, một đứa mười tuổi, nam hài, tên Lý Quả, một đứa chưa tới hai tuổi, con gái, gọi Quả Muội.

Sáng sớm ngày thu, một hàng ngũ rầm rập từ ngoài nha môn tới Tây Hôi Môn, vị quan sai mở đường diện y phục chỉnh tề, vị quan sau là một nam tử đang ngồi trên tuấn mã, nam tử này chừng bốn mươi tuổi, mặt trắng, hàng râu được chỉnh ngay ngắn, diện bộ quan phục nhẹ nhàng hằng ngày. Phía sau là một cỗ kiệu, kiệu được che màn kín, bên trong hẳn là nữ quyến của vị quan kia. Ngay sát bên phải kiệu là một nam hài chừng mười hai tuổi, nam hài này mắt ngọc mày ngài, dáng vẻ xuất chúng. Trên cổ hắn đeo một chuỗi hạt màu vàng rủ xuống, tóc dài đến vai dùng dây đỏ cố định lại, là một tiểu công tử quý khí. Ngựa hài tử đang cưỡi là một thớt ngựa con trắng như tuyết, yên ngựa màu tươi sáng, lục lạc treo lủng lẳng, cả đường đi cứ kêu đinh đang, vô cùng thu hút ánh mắt người khác. Quần chúng đông đảo, rộn ràng vây xem, nam hài tựa hồ rất phiền chán, khuôn mặt hắn vẫn còn vương nét trẻ con, ánh lên vẻ kiêu căng ngạo mạn. Đi sau kiệu còn có bảy, tám tôi tớ, cả nam lẫn nữ, có gồng gánh, có hộp đồ, trên vai đều vác theo hàng, phong trần mệt mỏi.

Lý Quả chen vào đám đông đang quan sát, cái đầu cậu thấp bé, tứ chi linh hoạt. Trên đầu Lý Quả đeo hai cái sừng dê, cổ tay buộc một sợi dây đỏ xâu một xu tiền đồng. Trời đã vào thu, mà cậu vẫn còn mặc một bộ đồ vải bố ngắn tay rộng thùng thình, để lộ ra hơn non nửa cánh tay. Hài tử gia đình nghèo khó này, cẳng tay cẳng chân nhỏ xíu, da dẻ trắng bóc, mặt mày như tranh vẽ.

Tiểu công tử cưỡi ngựa trắng đi lướt qua bên người Lý Quả, Lý Quả nhìn theo mãi không chớp mắt, lực chú ý của cậu đều bị con ngựa nhỏ kia lôi đi, vốn không thấy rõ dáng dấp người đang cưỡi.

Bùn đất trên móng ngựa vung lên rớt xuống chân Lý Quả, Lý Quả ngồi xổm xuống, cởi ra đôi giày rơm đã rách, lấy đế giày cọ sạch. Đợi lúc cậu ngẩng đầu đứng dậy thì ngựa con đã đi xa, chỉ có thể nhìn thấy loáng thoáng mấy vị tôi tớ.

Vị quan viên đó mang theo gia quyến đi vào ở nha phường, cũng chẳng phải chuyện mới mẻ gì.

Vị quan này đến từ kinh thành, được phái đến Thường Bình Ty nhậm chức, là vị Đề cử (một chức quan) trà muối.

Vị Đề cử trà muối kia cùng gia thuộc tiến vào nhà ở, chính là toà trạch viện lớn bỏ trống đối diện xéo với nhà Lý Nhị Côn, dân bản xứ quen gọi đại trạch viện này là Tịnh Công trạch, Tịnh công đại khái là xưng hô kính trọng dành cho người được xem là chủ nhân đầu tiên của tòa nhà.

Tịnh Công trạch và Lý gia vốn chỉ cách nhau một bức tường, hai nhà nằm cạnh rất gần rất gần nhau. Gần đến mức cửa sổ lầu hai của hai nhà nhìn sang nhau, khoảng cách cũng không tới hai thước.

Ngày trước, tòa trạch viện này là vốn có một vị quan Đề học, sau đó quan nhân rời đi, liền bỏ trống suốt nhiều năm trời.

Người đi tịch liêu, cây cối trong viện cũng sinh trưởng lặng lẽ, không lỡ kỳ nở hoa, cũng chẳng lỡ kỳ ra quả.

Trong sân Tịnh Công trạch đủ loại hoa cỏ, ở một góc kề Lý gia, có một cây lê, đặc biệt to lớn, chẳng biết được trồng từ thuở nào, lúc chủ nhân mới vào ở, chính là thời điểm quả to sai trĩu.

Từ lúc hoa lê bay lượn như tuyết, Lý Quả đã nhớ thương cây lê này, bây giờ đột nhiên có chủ nhân mới tới Tịnh Công trạch, Lý Quả liền bóp cổ tay.

Lý gia là gia đình nghèo rớt mùng tơi, Lý Nhị Côn không tin tức, Lý gia liền đứt nguồn sinh hoạt, dựa vào Lý thê A Vân đều đặn đi giặt quần áo cho người khác, kiếm vài đồng lo mua lương thực. Trong nhà thường chỉ lo được bữa trước mà không có bữa sau. Lý Quả là một nam hài lanh lợi, không an phận, ở ngoài thành nông dân người ta trồng dưa, dưa chín cậu sẽ đi hái dưa, nông dân trồng hoa, lúc vườn hoa sen, hoa thược dược nở rộ, cậu sẽ đi hái hoa. Ở cảng biển thành đông, mỗi khi thuyền cá cập bờ, cậu sẽ lần mò nhặt những con cá linh tinh mà ngư dân rũ ra từ lưới đánh cá, đến khi chợ thực phẩm sau nha phường nghỉ bán, cậu sẽ cầm theo đồ ăn đến trao đổi xin hai củ cải khô hay một vài củ khoai héo.

Phàm là có thể ăn, cậu đều rất nóng lòng, nếu như còn có thể bán được chút tiền lẻ, vậy lại càng tốt hơn.

Mà cũng chẳng hiểu tại sao, từ khi cây lê ở Tịnh Công nở hoa, cậu liền thương nhớ nó mãi.

Lý gia một ngày chỉ nấu một lần, có ngày còn không nấu. Ăn cả ngày duy chỉ có một món, có thể là củ cải luộc nước cơm hoặc là rau dại làm bánh nướng không nhân, cũng có thể là nước lã chưng khoai, Lý Quả liếm liếm ngón tay, nếm nốt vị ngon thức ăn còn sót lại, rồi bắt đầu đi loanh quanh ra khỏi cửa nhà.

Vòng tới vòng lui, cậu lại đứng ở dưới thành tường, ngước nhìn cây lê xum xuê bên Tịnh Công trạch.

Quả lê nhìn coi hơi xanh, đợi thêm một thời gian nữa, nhất định mọng nước ngọt lịm, nuốt một miếng nước bọt, Lý Quả chạy về phía bến cảng ở thành đông. Cậu chỉ là một đứa bé, lại không người quản giáo, suốt ngày không có việc gì, chẳng qua là đi dạo lung tung.

Quả Muội đâu, bé này thì luôn được buộc sau người A Vân, con bé đặc biệt gầy yếu, nên dù đi kiếm sống bằng gì, A Vân đều mang nó theo bên người.

Lớn chút nữa, thì có thể để Lý Quả dẫn theo, đương nhiên phải là có thể nuôi lớn, khổ cái là không có tiền chữa bệnh cho bé.

Hơn mười ngày sau, lê bên Tịnh Công trạch chín, mùi trái cây thơm ngọt đầy dụ dỗ, Lý Quả bắc cái thang gỗ bò lên lầu hai nhà mình.

Phòng ở nhà họ Lý vốn nhỏ hẹp, lại còn cong vẹo, lúc xây dùng vật liệu kém chất lượng, miễn cưỡng chống đỡ qua ba đời người, song hàng năm từ càng biển đều mang bão tới, run rẩy trong mưa giông, tựa như là muốn sống thọ và chết tại nhà.

Lầu hai Lý gia có một cái gác lửng, tại thời điểm năm trước nữa cùng năm kia bị bão tàn phá, đã không thể ở, trở thành gian chứa đồ lặt vặt.

Lý Quả đẩy vại gốm với cái hòm rách ra, bò đến bên song cửa sổ, cầm lấy khúc gỗ, chống cửa sổ lên, cửa sổ kia vốn đã tàn tạ, treo giữa không trung, lung lay sắp rớt.

Nhoài người ra ngoài cửa sổ, Lý Quả dùng mắt áng chừng khoảng cách cửa sổ nhà mình tới bức tường, đối với đứa nhỏ như Lý Quả mà nói, khoảng cách tới bức tường có chút xa. Thế nhưng thân thủ tiểu hài tử linh hoạt, Lý Quả khom lưng nhảy ra ngoài cửa sổ, an ổn rơi xuống bức tường, quả thực không chút lao lực nào.

Ban ngày sáng trưng, Lý Quả không dám làm chuyện vượt tường này. Mà khi tối đến, lợi dụng bóng đêm, lén lút qua, thắng lợi trở về, chẳng phải là quá đẹp sao.

Buổi tối, thừa dịp nương ngủ, Lý Quả buộc bên hông một cái giỏ nhỏ, nhảy từ cửa sổ tầng gác sang bức tường, lại đi dọc trên tường, tới gần vị trí cây lê. Cây lê cao hơn tường, mấy cành trĩu xuống mặt tường, hái lê rất nhanh và tiện.

Hái xuống một quả, chà chà trên y phục, vội vàng cắn ba, năm miếng là xong. Dưới màn đêm, cũng không ai chú ý trên đầu tường có một đứa trẻ.

Cấp tốc hái đầy một giỏ, ước chừng được mười một mười hai trái, Lý Quả theo đường cũ trở về. Lúc nhảy về cửa sổ nhà mình, chợt liếc thấy gian phòng ở lầu hai Tịnh Công trạch đột nhiên đèn đuốc như ban ngày, Lý Quả cơ trí nằm trên mặt đất, xoa đầy bụi lên mặt.

Trong khoảnh khắc Lý Quả nằm úp sấp, từ bên trong cửa sổ đông sương của Tịnh Công Trạch đột nhiên thò ra một nam hài, nam hài mặc trung y màu trắng, tay cầm quyển sách. Nam hài vốn đang đọc sách trong đêm liền nghe thấy bên ngoài cửa sổ có tiếng động, hắn mới cầm đèn qua kiểm tra. Nam hài đánh giá cửa sổ nhà hàng xóm, mơ hồ nhớ tới cửa sổ kia thường ngày đều đóng chặt, ngày hôm nay ngược lại là mở, khiến người ta nghi ngờ.

Tầng gác đen kịt, ánh trăng chiếu không tới, đưa tay không thấy được năm ngón, nhà Lý Quả thực ra có đèn, nhưng thường ngày không nỡ châm, Lý Quả không đốt đèn, dẫn đến khi Lý Quả bước xuống thang gỗ bị hụt chân, kinh hoảng thò một tay ra ôm lấy thang gỗ, một tay giữ rịt lấy giỏ lê, nơm nớp lo sợ trượt xuống khỏi thang gỗ.

“Quả, là ngươi à?”

Trong bóng tối có tiếng vang từ sát vách truyền đến.

“Nương, là con.”

Lý Quả đáp lời.

“Đã trễ thế này, còn chưa đi ngủ.”

A Vân lẩm bẩm. Chẳng qua ban ngày vốn vất vả cực nhọc, mệt mỏi quá mức, cũng không có hơi sức đi quản thằng con nghịch ngợm này.

Triệu Khải Mô mười một tuổi, Đề cử Triệu thì lại phù ấu tử, huynh trưởng thành gia lập nghiệp, nhậm chức ở bên ngoài, Khải Mô còn vị thành niên, theo phụ thân tới vùng đất Mân.

Khải Mô từ nhỏ lớn lên ở kinh thành, sẽ nói tiếng phổ thông cùng ngôn ngữ nước Ngô, theo phụ thân đến nơi này ngôn ngữ bất đồng, phong tục tập quán địa phương khác biệt, tâm lý khó tránh khỏi mâu thuẫn.

Ngày thường buồn chán, Khải Mô liền chú ý tới tòa nhà dân cũ nát nghiêng lệch bên kia tường, hắn cũng rất nhanh phát hiện có người hái trộm lê trong sân nhà hắn.

Không mấy ngày, một bên cây lê bị leo đến lá rụng đầy, quả lê cũng thưa dần.

Tiểu tặc ngông cuồng, trộm được trong nhà Đề cử, lại đến.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện