[Lão Cửu Môn] Phiên Ngoại Trần Bì A Tứ
Chương 4: Ma nước
Ánh đèn trên thuyền chài sáng suốt đêm, Xuân Tứ đi ra mui thuyền, gió sông lạnh buốt ập tới, khiến cô rùng mình. Cô hắt hơi một cái, nhìn về phía thành cũ phồn hoa đang chìm trong giấc ngủ, đèn đuốc vẫn sáng choang.
“Đừng có ra ra vào vào nữa.” Cha cô từ trong khoang nói vọng ra ngoài. Xuân Tứ thở dài một tiếng, múc một thùng nước sông, xách vào trong khoang thuyền.
Đây là một chiếc thuyền câu hai khoang, trước cửa treo một cái chăn, bên trong nhóm lò, nửa đêm giá lạnh mặt sông đóng tuyết, phải nằm gần lò mới ngủ ngon, nằm gần tấm chăn kia thế nào cũng rét cóng. Xuân Tứ trút nước sông vào nồi đun, đun nóng xong có thể rót vào bình ủ tay.
Những thứ này đều mò được từ dưới sông lên cả. Vào mùa hè, đám trẻ con thường lặn ngụp dưới sông, bới mấy thứ rác rưởi từ thượng nguồn trôi xuống. Có cái dùng được, có cái lại không biết là gì, cứ treo trên trần khoang, nghe leng ca leng keng.
“Tên Trần Bì đó, hôm nay cứ nhìn con chằm chằm, ngày mai chúng ta đừng đậu thuyền ở đây nữa.” Xuân Tứ nói với cha. “Hắn còn nói với con, hắn giết người kiếm tiền, giết một người là một trăm xu.”
“Nghèo quá hóa liều ấy mà, mày cứ mặc xác hắn.” Cha Xuân Tứ khẽ nói, vừa nói vừa vỗ lưng Xuân Thân. Xuân Thân ngẩng đầu lên, hỏi chị: “Giết người không phải là tội chém đầu sao?”
Cha Xuân Thân ấn đầu Xuân Thân xuống: “Mày hóng hớt cái gì, hắn dám à? Ngủ đi, đừng có nghe người lớn nói chuyện.”
Xuân Thân rúc đầu vào trong chăn, dưới đáy thuyền có mấy ô vuông, hai ô gần lò lửa nhất là chỗ ngủ của nó và chị nó. Người nó bé tẹo, nằm lọt thỏm trong ô.
Cha Xuân Tứ vân vê vạt áo đang khoác trên người, nói với Xuân Tứ: “Người lăn lê lắm thì nghèo, lửa vần vò lắm thì tắt, ăn mày đếch có cơm ăn, gã Trần Bì này, lai lịch không rõ ràng, mày đừng để ý đến hắn, qua đầu xuân thế nào hắn cũng biến mất tăm thôi, loại người ấy chẳng bao giờ ở yên một chỗ được lâu.”
Xuân Tứ gật đầu. Mẹ Xuân Tứ ngồi bên đang cạy thịt trai, vào mùa đông, một nhánh sông đổ vào hồ nước gần đó, lũ trai nằm hết dưới lớp bùn lắng đáy hồ, không dễ tìm như mùa hè. Ăn thịt trai mới có sức. Vào ban ngày, khi cha Xuân Tứ kéo thuyền, mẹ dẫn Xuân Thân Xuân Tứ đến hồ vớt trai. Bây giờ, tro vỏ trai còn có thể trị bỏng, quân đội đang trưng thu, đập bể được hai mươi lạng vỏ trai có thể đổi lấy một đồng tiền. Xuân Tứ liền đi giúp. Mẹ Xuân Tứ nhìn Xuân Tứ, rồi sửa sang lại mái tóc cho con gái. “Ba nó à, Xuân Tứ con gái lớn rồi, phải gả lên bờ nha, đừng để nó phải ở mãi trên thuyền chịu khổ, đến lúc quân Nhật tới, sống không nổi đâu.”
Thuyền cá nhỏ không thể ngược dòng mà lên, nếu phải đi, thuyền có thể trôi đi đến đâu, ngay cả cha Xuân Tứ cũng không dám chắc nữa. Mấy đời người đều lênh đênh kiếm sống trên Trường Giang, đã không biết sống trên bờ như thế nào nữa rồi. Cả khoang thuyền im phăng phắc. Cha Xuân Tứ châm tẩu thuốc, cúi đầu không nói lời nào.
Xuân Tứ cũng không nói gì, cô chưa bao giờ nghĩ đến vấn đề này cả. Cô cũng từng nghe không ít chuyện, nhưng chỉ là nghe nói thôi, trong bụng cứ thấp thỏm. Nhưng cô chưa bao giờ nghĩ sẽ rời khỏi nơi này.
Rót nước ấm vào bình ủ xong, Xuân Tứ nằm xuống định ngủ. Bỗng từ xa xa vang lên một chuỗi những tiếng động kỳ lạ, liên tục không dứt, vọng lên từ ngay sát bờ sông. Cha Xuân Tứ kinh ngạc, nghe thấy đó là tiếng trống, lập tức kéo mành nhìn ra ngoài, chỉ thấy mặt sông đen kịt không nhìn thấy cái gì, nhưng từ phía tối đen đó lại vọng ra tiếng trống.
“Sao lại có người đánh trống?” Mẹ bọn trẻ hỏi. Cha Xuân Tứ lập tức chộp lấy ngọn đèn bên cạnh, nhúng vào nước sông dập tắt. Sau đó lại lấy nước trong bình ủ dội vào lò lửa, rồi nhảy phắt đến lỗ mái chèo, cởi dây neo ra. Xuân Tứ kinh ngạc hỏi: “Cha ơi sao thế?”
“Đừng nói gì, cướp sông tới.” Cha Xuân Tứ nhìn về phía bờ, bắt đầu khua chèo, vừa nhìn về phía bến đò, ông mới hoảng sợ nhất ra đèn đóm của quân doanh đóng ở bến đò đã tắt lịm từ bao giờ, quân đội đóng ở đó đã rút lui cả, chẳng biết là từ lúc nào trong hôm nay nữa.
Lũ cướp sông đều từ các hồ nước xuôi dòng mà tới, sau khi quân Nhật đánh tới, toàn bộ bọn chúng đều chạy vào Trường Giang. Trước đây, bến đò này có quân đội cai quản, bây giờ hàng hóa cho quân đội đã đủ, chắc là đã di chuyển tiền tuyến rồi. Quân đội vừa đi, kẻ đến đầu tiên lại không phải quân Nhật, mà là đám giặc cướp trên sông. Lũ cướp này giết người như ngóe, đến lúc ấy, thế nào cũng có người chết.
Con thuyền lao vụt đi về phía thượng du, tiếng trống bỗng ngừng lại một chút, rồi dần dần không nghe rõ nữa. Cha Xuân Tứ thở phào nhẹ nhõm, quay lại nhìn Xuân Tứ, sắc mặt Xuân Tứ cũng tái nhợt. Ông vừa định mở miệng nói chuyện, bỗng nhiên, cả chiếc thuyền rung bật lên, mũi thuyền trầm xuống một cái, rồi lại nổi lên như cũ.
Cha Xuân Tứ giật thót mình, nghĩ thầm, nguy to rồi. Ông đi thuyền bao nhiêu năm như vậy, từ cảm giác dưới chân cũng có thể nhận ra được trên thuyền đã có thêm một người.
Ông chạy vọt đến mũi thuyền. Dưới ánh trăng, ông nhìn thấy một gã đàn ông cởi trần đang ngồi xổm trên đầu thuyền. Gã cao lớn vạm vỡ, nước da trắng ởn, toàn thân ướt sũng, nước sông lạnh buốt đang bốc hơi thành một làn sương trắng lẩn quẩn quanh người gã, cứ như thể nhiệt độ cơ thể gã cực cao vậy. Người này đã một đường đuổi theo chiếc thuyền của ông suốt dưới làn nước sông buốt giá như băng.
Cha Xuân Tứ giơ cây xiên cá lên, nhưng gã đàn ông này lại chẳng buồn để ý đến cây gậy xiên cá của cha Xuân Tứ, mà chỉ nhìn chằm chằm vào Xuân Tứ. Xuân Tứ siết chặt lấy nút cổ áo mình, cũng giơ con dao nạy vỏ trai lên.
“Xin chén nước nóng uống.” Gã đàn ông ở trần bỗng nói: “Bơi nãy giờ có hơi khát.”
“Đừng có ra ra vào vào nữa.” Cha cô từ trong khoang nói vọng ra ngoài. Xuân Tứ thở dài một tiếng, múc một thùng nước sông, xách vào trong khoang thuyền.
Đây là một chiếc thuyền câu hai khoang, trước cửa treo một cái chăn, bên trong nhóm lò, nửa đêm giá lạnh mặt sông đóng tuyết, phải nằm gần lò mới ngủ ngon, nằm gần tấm chăn kia thế nào cũng rét cóng. Xuân Tứ trút nước sông vào nồi đun, đun nóng xong có thể rót vào bình ủ tay.
Những thứ này đều mò được từ dưới sông lên cả. Vào mùa hè, đám trẻ con thường lặn ngụp dưới sông, bới mấy thứ rác rưởi từ thượng nguồn trôi xuống. Có cái dùng được, có cái lại không biết là gì, cứ treo trên trần khoang, nghe leng ca leng keng.
“Tên Trần Bì đó, hôm nay cứ nhìn con chằm chằm, ngày mai chúng ta đừng đậu thuyền ở đây nữa.” Xuân Tứ nói với cha. “Hắn còn nói với con, hắn giết người kiếm tiền, giết một người là một trăm xu.”
“Nghèo quá hóa liều ấy mà, mày cứ mặc xác hắn.” Cha Xuân Tứ khẽ nói, vừa nói vừa vỗ lưng Xuân Thân. Xuân Thân ngẩng đầu lên, hỏi chị: “Giết người không phải là tội chém đầu sao?”
Cha Xuân Thân ấn đầu Xuân Thân xuống: “Mày hóng hớt cái gì, hắn dám à? Ngủ đi, đừng có nghe người lớn nói chuyện.”
Xuân Thân rúc đầu vào trong chăn, dưới đáy thuyền có mấy ô vuông, hai ô gần lò lửa nhất là chỗ ngủ của nó và chị nó. Người nó bé tẹo, nằm lọt thỏm trong ô.
Cha Xuân Tứ vân vê vạt áo đang khoác trên người, nói với Xuân Tứ: “Người lăn lê lắm thì nghèo, lửa vần vò lắm thì tắt, ăn mày đếch có cơm ăn, gã Trần Bì này, lai lịch không rõ ràng, mày đừng để ý đến hắn, qua đầu xuân thế nào hắn cũng biến mất tăm thôi, loại người ấy chẳng bao giờ ở yên một chỗ được lâu.”
Xuân Tứ gật đầu. Mẹ Xuân Tứ ngồi bên đang cạy thịt trai, vào mùa đông, một nhánh sông đổ vào hồ nước gần đó, lũ trai nằm hết dưới lớp bùn lắng đáy hồ, không dễ tìm như mùa hè. Ăn thịt trai mới có sức. Vào ban ngày, khi cha Xuân Tứ kéo thuyền, mẹ dẫn Xuân Thân Xuân Tứ đến hồ vớt trai. Bây giờ, tro vỏ trai còn có thể trị bỏng, quân đội đang trưng thu, đập bể được hai mươi lạng vỏ trai có thể đổi lấy một đồng tiền. Xuân Tứ liền đi giúp. Mẹ Xuân Tứ nhìn Xuân Tứ, rồi sửa sang lại mái tóc cho con gái. “Ba nó à, Xuân Tứ con gái lớn rồi, phải gả lên bờ nha, đừng để nó phải ở mãi trên thuyền chịu khổ, đến lúc quân Nhật tới, sống không nổi đâu.”
Thuyền cá nhỏ không thể ngược dòng mà lên, nếu phải đi, thuyền có thể trôi đi đến đâu, ngay cả cha Xuân Tứ cũng không dám chắc nữa. Mấy đời người đều lênh đênh kiếm sống trên Trường Giang, đã không biết sống trên bờ như thế nào nữa rồi. Cả khoang thuyền im phăng phắc. Cha Xuân Tứ châm tẩu thuốc, cúi đầu không nói lời nào.
Xuân Tứ cũng không nói gì, cô chưa bao giờ nghĩ đến vấn đề này cả. Cô cũng từng nghe không ít chuyện, nhưng chỉ là nghe nói thôi, trong bụng cứ thấp thỏm. Nhưng cô chưa bao giờ nghĩ sẽ rời khỏi nơi này.
Rót nước ấm vào bình ủ xong, Xuân Tứ nằm xuống định ngủ. Bỗng từ xa xa vang lên một chuỗi những tiếng động kỳ lạ, liên tục không dứt, vọng lên từ ngay sát bờ sông. Cha Xuân Tứ kinh ngạc, nghe thấy đó là tiếng trống, lập tức kéo mành nhìn ra ngoài, chỉ thấy mặt sông đen kịt không nhìn thấy cái gì, nhưng từ phía tối đen đó lại vọng ra tiếng trống.
“Sao lại có người đánh trống?” Mẹ bọn trẻ hỏi. Cha Xuân Tứ lập tức chộp lấy ngọn đèn bên cạnh, nhúng vào nước sông dập tắt. Sau đó lại lấy nước trong bình ủ dội vào lò lửa, rồi nhảy phắt đến lỗ mái chèo, cởi dây neo ra. Xuân Tứ kinh ngạc hỏi: “Cha ơi sao thế?”
“Đừng nói gì, cướp sông tới.” Cha Xuân Tứ nhìn về phía bờ, bắt đầu khua chèo, vừa nhìn về phía bến đò, ông mới hoảng sợ nhất ra đèn đóm của quân doanh đóng ở bến đò đã tắt lịm từ bao giờ, quân đội đóng ở đó đã rút lui cả, chẳng biết là từ lúc nào trong hôm nay nữa.
Lũ cướp sông đều từ các hồ nước xuôi dòng mà tới, sau khi quân Nhật đánh tới, toàn bộ bọn chúng đều chạy vào Trường Giang. Trước đây, bến đò này có quân đội cai quản, bây giờ hàng hóa cho quân đội đã đủ, chắc là đã di chuyển tiền tuyến rồi. Quân đội vừa đi, kẻ đến đầu tiên lại không phải quân Nhật, mà là đám giặc cướp trên sông. Lũ cướp này giết người như ngóe, đến lúc ấy, thế nào cũng có người chết.
Con thuyền lao vụt đi về phía thượng du, tiếng trống bỗng ngừng lại một chút, rồi dần dần không nghe rõ nữa. Cha Xuân Tứ thở phào nhẹ nhõm, quay lại nhìn Xuân Tứ, sắc mặt Xuân Tứ cũng tái nhợt. Ông vừa định mở miệng nói chuyện, bỗng nhiên, cả chiếc thuyền rung bật lên, mũi thuyền trầm xuống một cái, rồi lại nổi lên như cũ.
Cha Xuân Tứ giật thót mình, nghĩ thầm, nguy to rồi. Ông đi thuyền bao nhiêu năm như vậy, từ cảm giác dưới chân cũng có thể nhận ra được trên thuyền đã có thêm một người.
Ông chạy vọt đến mũi thuyền. Dưới ánh trăng, ông nhìn thấy một gã đàn ông cởi trần đang ngồi xổm trên đầu thuyền. Gã cao lớn vạm vỡ, nước da trắng ởn, toàn thân ướt sũng, nước sông lạnh buốt đang bốc hơi thành một làn sương trắng lẩn quẩn quanh người gã, cứ như thể nhiệt độ cơ thể gã cực cao vậy. Người này đã một đường đuổi theo chiếc thuyền của ông suốt dưới làn nước sông buốt giá như băng.
Cha Xuân Tứ giơ cây xiên cá lên, nhưng gã đàn ông này lại chẳng buồn để ý đến cây gậy xiên cá của cha Xuân Tứ, mà chỉ nhìn chằm chằm vào Xuân Tứ. Xuân Tứ siết chặt lấy nút cổ áo mình, cũng giơ con dao nạy vỏ trai lên.
“Xin chén nước nóng uống.” Gã đàn ông ở trần bỗng nói: “Bơi nãy giờ có hơi khát.”
Bình luận truyện