Lục Mạch Thần Kiếm
Chương 41: Đỉnh ngọc làm nên phép hoá công
Gã thấp lùn vội nhảy lại để thu lấy khí giới của mình.
Do Kiều Phong đã lượng biết sức khinh công của gã đến mức nào, nên ông phóng cây cương trượng vào vách đá núi cao hơn mặt đất hai trượng.
Gã thấp lùn nhảy lên cũng còn cách nửa thước nữa mới với tới được.
A Tử vỗ tay cười, nói:
- Hay quá! Bát ca ơi! Bát ca có nhổ được khí giới của Bát ca ra được thì tiểu Muội mới theo Bát ca về bái kiến sư phụ, còn nhổ không được thì đừng hòng.
Gã thấp lùn nhảy cái vừa rồi đã dùng hết sức bình sinh và thi triển khinh công đến tột độ, muốn nhảy cao hơn một tấc nữa thì khó lòng.
Gã nghe A Tử nói móc tức quá, cố sức nhảy lên cao hơn nhưng chỉ có đầu ngón tay giữa là chạm tới cây cương trượng mà thôi.
A Tử lại cười, nói:
- Mới chạm tới là không kể, phải nhổ ra mới được.
Gã thấp lùn lại càng tức giận hơn nữa. Lần này gã chuẩn bị lâu hơn hai lần trước, điểm hai chân xuống, vận hết khinh công, nhảy vọt lên. Quả nhiên ngón tay gã bám vào được cây cương trượng, nhưng người gã treo lơ lửng trên không đu qua đu lại. Gã dùng tay lay đi lay lại cây trượng. Nhưng cây trượng cắm sâu vào trong đá đến bảy thước mà gã cứ đu qua đu lại để lay như vậy thì cho đến ba ngày ba đêm cũng không nhổ ra cho được, chỉ tổ làm trò cười cho mọi người.
Kiều Phong cười, nói:
- Kiều mỗ xin kiếu các vị đây!
Gã thấp lùn không chịu buông tay, vì võ công gã đến mức nào gã tự biết rồi. Gã vừa nhảy lên nắm cây cương trượng đã là may mắn lắm, nếu tuột xuống thì sau có nhảy lên nữa vị tất đã nắm được. Cây cương trượng này gã tiếc lắm vì nó vừa vặn với sức gã. Muốn đánh cái khác được đúng như vậy cũng khó. Gã lại cố sức lắc cây trượng mấy cái nữa, song vẫn không nhúc nhích. Vừa nhìn thấy Kiều Phong chuyển mình bước đi, gã vội la lên:
- Ơ kìa! Ngươi phải để Bích Ngọc Vương Ðỉnh lại đã! Nếu không thì sau này rắc rối lắm đó.
Kiều Phong hỏi:
- Bích Ngọc Vương Ðỉnh gì đâu? Nó là cái chi vậy?
Ba gã đệ tử phái Tinh Tú tiến lại, nói:
- Võ công các hạ thật là xuất quỷ nhập thần. Chúng tôi bội phục vô cùng. Cái đỉnh nhỏ đó là một vật rất quan trọng của bản môn, người ngoài có cũng chẳng làm gì được, xin các hạ trả lại cho, chúng tôi xin đền đáp.
Kiều Phong thấy bọn chúng không có vẻ giả trá mà cũng không phải mai phục tại đây để tập kích mình, liền nói:
- A Tử! Cô lấy cái "Bích Ngọc Vương Ðỉnh"chi chi đó cho tôi xem đó là cái gì?
A Tử đáp:
- Trời ơi! Em đã đưa cho tỷ phu rồi mà, còn muốn trả lại hay không là tùy ở nơi tỷ phu. Nếu tỷ phu giữ lại thì cũng là của tỷ phu, không can dự gì tới em nữa.
Kiều Phong nghe A Tử nói, đã đoán ra cô ả đánh cắp bảo vật của sư môn cô. Song cô cố ý bảo đã đưa cho mình rồi là cốt để gieo vạ cho mình đây.
Ông liền tương kế tựu kế, cười ha hả nói:
- Cô đưa cho tôi rất nhiều thứ mà tôi chẳng biết cái nào là Bích Ngọc Vương Ðỉnh cả.
Gã thấp lùn đang lơ lửng trên không vừa nghe Kiều Phong nói vậy, cũng xen vào:
- Cái đỉnh ngọc cao độ năm tấc, toàn thân màu xanh ngọc ấy mà.
Kiều Phong nói:
- Ồ, cái đó hử? Tôi quả đã thấy rồi, nhưng cứ tưởng là một thứ đồ chơi trẻ con, chẳng dùng làm gì được.
Gã thấp lùn nói:
- Ngươi có hiểu gì đâu! Sao lại bảo là một cái đồ chơi con trẻ? Cái đỉnh ngọc đó...
Gã toan nói nữa thì gã béo mập vội quát lên:
- Sư đệ nói lăng nhăng gì lắm thế?
Rồi quay lại nói với Kiều Phong:
- Cái đó tuy là đồ chơi không dùng được việc gì, song của gia sư... Thân phụ của gia sư đã để lại cho người, vì thế mà không thể để mất được, xin các hạ trả lại cho.
Kiều Phong nói:
- Chết chưa! Thế mà tôi đã quăng đi mất rồi! Cũng không nhớ quăng ở đâu. Không biết còn tìm lại được nữa không? Nếu là một vật quan trọng thì tôi phải trở lại Tín Dương để tìm. Có điều đường sá xa xôi đi lại phiền phức và mất thì giờ.
Gã thấp lùn vội la lên:
- Quan trọng lắm chứ sao lại không? Chúng ta mau... quay lại để tìm kiếm.
Nói tới đây, gã buông mình nhảy xuống, bỏ luôn cả cây khí giới rất quý của gã.
Kiều Phong đưa tay khẽ vỗ trán mình mấy cái, nói:
- Chà! Mấy bữa nay ít uống rượu thành ra lú lẫn. Cái đỉnh ngọc này không biết bỏ ở Tín Dương hay ở Ðại Lý? Không chừng ở Tín Dương cũng nên...
Gã thấp kùn tính nóng như lửa, lớn tiếng la lên:
- Trời ơi! Ngươi nói cái gì mà rắc rối vậy? ở Ðại Lý hay ở Tín Dương? Muốn ở đâu thì ở, nhưng đừng nói đùa.
Gã béo mập xem chừng Kiều Phong cố ý làm khó dễ, liền nói:
- Các hạ bất tất nói giỡn. Nếu chiếc đỉnh ngọc còn nguyên vẹn không sứt mẻ đưa trả lại cho, thì chúng tôi xin tạ ơn rất hậu quyết chẳng sai lời.
Kiều Phong nói:
- Chết rồi! Tôi nhớ ra rồi...
Bốn gã nhớn nhác hỏi:
- Sao?
Kiều Phong nói:
- Cái đỉnh ngọc đó bỏ ở nhà Mã phu nhân, tôi bỏ vào đống lửa. Nhà phu nhân đã bị đốt cháy thành than không còn một mảnh ngói. Cái đỉnh đó bị lửa đốt không hiểu có việc gì không?
Gã thấp lùn lớn tiếng kêu lên:
- Thế thì hư mất rồi còn gì? Cái này... cái này... Tam sư huynh làm sao thì làm tôi không biết đâu. Sư phụ có trách phạt cũng không liên quan gì đến tôi.
Ðoạn, gã quay sang bảo A Tử:
- Tiểu sư Muội! Sư Muội nói với sư phụ thế nào thì nói, tôi mặc kệ đó.
A Tử cười, nói:
- Tôi nhớ dường như cái đó không bỏ tại nhà Mã phu nhân. Thôi Muội xin kiếu các vị sư huynh để các vị nói chuyện với tỷ phu.
Nói xong nàng lạng người đi một cái, bước lên trước Kiều Phong.
Kiều Phong quay lại giang tay cản trở bốn gã, nói:
- Nếu các vị nói rõ lai lịch cái Bích Ngọc Vương Ðỉnh ở đâu ra thì không chừng tôi còn có thể giúp các vị để tìm lại. Nếu không thì tại hạ cũng xin kiếu luôn.
Gã thấp lùn nói:
- Tam sư huynh! Tôi nghĩ không còn cách nào nữa. Sư huynh đem cái đó nói rõ cho y biết đi!
Gã béo mập nói:
- Ðược rồi! Tôi nói để các hạ hay...
Kiều Phong không chờ cho gã béo mập hết lời, đột nhiên lạng người đi một cái nhảy đến bên gã thấp lùn, đưa tay ra nâng nách gã, nói:
- Chúng ta lên trên kia nói chuyện. Ta chỉ tin lời ngươi thôi chứ không nghe họ.
Nguyên Kiều Phong biết gã béo mập tuy mặt ngoài ra vẻ hiền hậu nhưng kỳ thật gã rất xảo quyệt, không có câu nào thành thực. Vả lại gã thấp lùn tuy láu táu nhưng thực thà không biết nói dối. Kiều Phong kéo gã thấp lùn chạy thẳng lên vách núi.
Chỗ vách này tuy không dựng đứng nhưng cũng khó trèo và chẳng bấu víu vào đâu được. Thế mà Kiều Phong đề khí đi thẳng lên.
Chạy một mạch đã được hơn ba mươi trượng, thì đến một chỗ có mô đá lồi ra.
Ông liền đặt gã thấp lùn lên mô đá này, còn chính mình thì ông một chân đạp vào vách, còn một chân ở ngoài không gian.
Ông nói:
- Bây giờ ngươi nói cho ta nghe đi.
Gã thấp lùn ở trên cao nhìn xuống, bất giác choáng váng, vội la lên:
- Mau... buông ta xuống!
Kiều Phong cười, nói:
- Ngươi nhảy mà xuống!
Gã thấp lùn nói:
- Ngươi đừng nói nhảm! Cao thế này mà nhảy xuống thì người nát ra như cám còn gì!
Kiều Phong thấy gã lâm vào tình cảnh nguy ngập, mà không chịu nói ra thì trong lòng không khỏi khen thầm gã là người gan dạ.
Ông hỏi:
- Tên ngươi là gì?
Gã đáp:
- Ta là Xuất Trần Tử.
Kiều Phong tủm tỉm cười, nghĩ bụng:
- Cái tên nghe có vẻ phong nhã. Có điều thân thể gã không tương xứng .
Ông nói tiếp:
- Ta không đứng đây với ngươi được nữa, xin kiếu thôi. Sau này có ngày tái ngộ.
Xuất Trần Tử la lên:
- Không được, không được! Trời ơi! Ta té chết bây giờ.
Hai tay gã bám chặt vào vách núi, ngầm vận nội lực muốn bám lấy mỏm đá.
Song chỗ sờ tay thấy trơn tuột không bấu víu vào đâu được, tuy gã võ công cao cường, song ở trên cao, ba mặt chơi vơi trông mà phát khiếp.
Ba gã đứng dưới đất la hoảng không ngớt.
Kiều Phong giục:
- Nói mau đi! Bích Ngọc Vương Ðỉnh dùng làm gì? Nếu ngươi không chịu nói thì ta xuống đây, để mặc kệ ngươi ngồi đó.
Xuất Trần Tử vội nói:
- Tôi... tôi không nói không được hay sao?
Kiều Phong đáp:
- Ngươi không nói cũng được. Nhưng kiếu ngươi đấy!
Xuất Trần Tử vội nắm áo Kiều Phong:
- Ðể tôi nói! Bích Ngọc Vương Ðỉnh này là... một trong tam bảo của tệ phái. Nó... có công dụng về việc luyện Hoá Công Ðại Pháp. Sư phụ tôi bảo bọn võ lâm ở Trung Nguyên khi nghe đến thuật Hoá Công Ðại Pháp của tệ phái đều hồn vía lên mây. Nên hễ họ trông thấy Bích Ngọc Vương Ðỉnh này là muốn đập tan ngay lập tức. Vật này là một thứ kỳ trân, trên đời ít có chứ không phải tầm thường.
Kiều Phong đã nghe tiếng Hoá Công Ðại Pháp từ lâu biết đó là một tà thuật. Ông vừa nghe nói Bích Ngọc Vương Ðỉnh dùng vào việc đó liền không hỏi gì nữa. Ông đưa tay ra nắm lấy nách Xuất Trần Tử chạy ngay xuống núi.
Sườn núi dốc tựa bờ tường, nên lúc xuống rất mau nhưng cực kỳ nguy hiểm.
Xuất Trần Tử kinh hãi vô cùng, hô hoán rầm lên, song tiếng hô chưa dứt thì hai chân đã chấm đất. Mặt gã xám ngắt, hai đầu gối run lên bần bật.
Gã béo mập hỏi:
- Bát sư đệ! Sư đệ đã nói cả rồi ư?
Xuất Trần Tử chưa kịp trả lời, Kiều Phong đã gọi A Tử, bảo:
- Ðưa đây!
A Tử hỏi lại:
- Ðưa cái gì cơ tỷ phu?
Kiều Phong nói:
- Bích Ngọc Vương Ðỉnh.
A Tử nói:
- Tỷ phu vừa bảo bỏ trong nhà Mã phu nhân rồi kia mà, sao còn đòi em?
Kiều Phong đưa mắt nhìn thấy nàng thân hình mảnh dẻ, chiếc lưng thon nhỏ xíu,lại mặc áo mỏng, tựa hồ nàng không để cái đỉnh ngọc cao năm tấc bên trong mình thì nghĩ bụng:
- Cô này thật là xảo quyệt. Nhưng đây là việc nội bộ môn phái cô ta thì mình chẳng cần can thiệp đến làm quái gì. Có điều những thứ tà thuật mà quái này ám ảnh ghê gớm lắm. Nếu âm hồn không tan mà cứ theo mình quấy nhiễu thì cũng ớn lắm!
Ông nghĩ vậy, liền nói:
- Cái đó Tiêu mỗ chẳng dùng làm chi được, thì lấy làm cóc gì? Các ngươi tin lời ta cũng vậy mà không tin cũng thế thôi. Tiêu mỗ xin cáo từ đây.
Nói xong rảo bước đi ngay.
Ông mới nhô lên thụt xuống vài lần đã bỏ năm người kia khá xa.
Bốn gã khiếp sợ thần oai của Kiều Phong, nửa muốn đuổi theo, nửa không dám.
Chúng bàn nhau mãi chưa quyết định ra sao thì Kiều Phong đã mất hút dù có muốn đuổi cũng không kịp nữa.
Kiều Phong chạy một mạch hơn bẩy mươi dặm đường mới tìm được một tửu điếm liền vào đó uống rượu ăn cơm.
Ðêm hôm ấy Kiều Phong nghỉ lại quán Chu Vương.
Ông vận nội công một lúc rồi đi ngủ ngay.
Ðến nửa đêm Kiều Phong đang ngủ say, thốt nhiên nghe tiếng sao lanh lảnh vang lên.
Ông là người nội công thâm hậu, thấy tiếng sáo đó nổi lên từ đằng xa, ông đã nghe tiếng mà có vẻ quái lạ.
Tiếng sáo tuy không lớn lắm, song vẫn làm cho ông giật mình tỉnh giấc. Ông ngồi dậy để ý lắng tai nghe.
Một lúc sau, về góc Tây Nam, Kiều Phong nghe thấy mấy tiếng sáo đáp lại. Tiếng sáo này gắt gao thê thảm dị thường.
Ông nhận ra rằng đó là tiếng ngọc địch của phái Tinh Tú Hải Ma thì cười thầm trong bụng, lẩm bẩm:
- Bọn chúng đã đến gần đây, mình chẳng thèm để ý đến làm chi.
Thế rồi ông lại nằm xuống.
Ðột nhiên lại hai tiếng sáo"toe toe"vang lên và nghe rất gần, dường như ở ngay trong tửu điếm này.
Tiếp theo có tiếng người giục:
- Dậy mau đi! Ðại sư huynh đã đến! Chắc là bắt được tiểu sư Muội rồi!
Một người khác hỏi lại:
- Bắt được rồi ư? Anh liệu phen này cô ả còn sống được nữa chăng?
Người trước đáp:
- Ai biết đâu đấy! Ði mau, đi mau!
Tiếng hai người nói rất khẽ, song Kiều Phong nghe được rõ ràng.
Tiếp theo mấy tiếng đẩy cửa số, rồi có tiếng người nhảy ra ngoài.
Kiều Phong nghĩ bụng:
- Ðây là hai gã đệ tử khác của phái Tinh Tú Hải. Không ngờ trong tửu quán này cũng có bọn chúng mai phục. Có lẽ hai gã đến đây trước ta và im hơi lặng tiếng nên ta chưa phát giác ra. Nguyên bản ý Kiều Phong cũng không muốn can thiệp vào việc người, song ông thấy hai gã hỏi nhau "Phen này liệu A Tử còn sống được chăng" thì ông lại nhớ tới lời di ngôn của A Châu dặn ông phải trông nom cho A Tử.
Ông lẩm bẩm:
- Cô bé này tuy rất thâm độc, ta cũng không thể để cô bị chúng giết chết. Nếu ta bỏ mặc thì còn tình nghĩa gì với A Châu nữa?
Nghĩ vậy, ông nhảy ra khỏi phòng, thì nghe thấy tiếng sáo liên miên không ngớt.
Chỗ này dứt thì chỗ kia lại nổi lên đáp lại và đều chuyển về hướng tây nam.
Kiều Phong theo tiếng sáo chạy đi.
Chẳng bao lâu, ông đã đuổi kịp hai gã ở trong tiểu điếm đi ra.
Hai gã này ăn mặc cùng một kiểu với những gã kia, song nghe tiếng bước chân đã ra người già nua.
Tuổi hai gã này nhiều hơn mấy gã đệ tử mà ông đã được gặp trước.
Kiều Phong đi cách sau hai người chừng hai mươi trượng rồi cứ giữ mực đó theo dõi.
Ông đi qua hai ngọn núi, chợt thấy trong hang núi trước mặt có đống lửa sáng.
Ngọn lửa này cao chừng năm thước, màu sắc xanh biếc, khác hẳn lửa thường.
Kiều Phong để ý nhìn, tựa hồ như ma quỷ âm thầm.
Hai gã nhắm đống lửa mà chạy. Tới trước đống lửa, hai gã lại phục xuống đất.
Kiều Phong cũng dừng bước, ẩn vào phía sau tảng đá để nhìn ra, thấy đến hơn mười người đang tụ tập bên đống lửa.
Gã nào cũng mặc áo xô vàng, kẻ cao người thấp, ánh lửa xanh biếc chiếu vào mặt chúng, tên nào cũng lộ vẻ thê thảm.
Bên trái đống lửa biếc, có một người mặc áo tía đang đứng chính là A Tử.
Hai tay nhỏ nhắn của nàng đã bị dây sắt trói lại.
A Tử mặt trắng như tuyết, ánh lửa xanh lè chiếu vào, trông khác hẳn đi.
Song trên môi nàng vẫn nở một nụ cười, tỏ ra nàng rất quật cường chẳng sợ hãi gì.
Mọi người ngồi bên không ai lên tiếng, mắt chăm chú nhìn đống lửa, tay trái để lên trước ngực, miệng lâm râm không biết khấn khứa gì.
Kiều Phong biết các môn phái tà mà đều có một nghi thức riêng biệt nên không cần để ý. Thốt nhiên, Kiều Phong nghe hai gã đệ tử lúc nãy lên tiếng:
- Ðại sư huynh đã đến!
Ông nghe biết gã là đại đệ tử phái Tinh Tú và là một nhân vật đầu não trong đám này.
Ông lại đưa mắt ngó mười mấy gã, thấy già có trẻ có và đều ăn mặc giống như nhau.
Vẻ mặc cử chỉ những người này không có ai đặc sắc, tỏ ra là người cầm đầu.
Kiều Phong còn đang ngẫm nghĩ, bỗng nghe ba tiếng sáo "toe toe toe" có vẻ ôn hoà từ phía đông bắc vọng lại.
Mọi người quay lại nhìn về phía có tiếng sáo, nghiêng mình thi lễ.
A Tử chỉ sẽ hé môi chứ không xoay mình.
Kiều Phong cũng nhìn về phía có tiếng sáo thì thấy bóng một người mặc áo trắng vun vút đi tới. Hành động của gã này cực kỳ mau lẹ.
Gã cầm một ống sáo trắng đưa lên miệng nhìn vào đống lửa mà thổi, đống lửa lập tức tắt phụt ngay.
Giang sơn lại chìm đắm vào trong thế giới hắc ám.
Chỉ trong khoảnh khắc, ngọn lửa xanh biếc lại sáng loé lên, vụt một cái ngọn lửa bùng lên trên không cao chừng ba trượng rồi từ từ hạ xuống.
Mọi người hô vang:
- Ðại sư huynh pháp lực rất là thần diệu, khiến chúng tôi được mở rộng tầm con mắt.
Kiều Phong để ý nhìn gã đại sư huynh, bất giác rùng mình . Trong bụng ông vẫn đinh ninh đại sư huynh phải là người già đến năm sáu chục tuổi. Không ngờ bên đống lửa xuất hiện thêm một người áo trắng đứng sừng sững. Gã là một thiếu niên chừng hai mươi hai, hai mươi ba tuổi. Người gã cao và gầy, sắc mặc trông xanh và hơi vàng, tướng mạo khôi ngô tuấn tú.
Cặp lông mày hình thanh kiếm chênh chếch đi lên trông rất oai nghiêm. Tay trái gã cầm một ống ngọc địch dài đến hai thước.
Kiều Phong đã nhìn thấy kỹ thuật thổi lửa của y, cùng khinh công vun vút lúc gã tới đây, ông biết lực gã lợi hại vô cùng. Nhưng luồng hơi thổi tắt lửa vừa rồi lại thổi cháy lên đều không phải do nội lực mà ra. Ông chắc rằng trong ống sáo có giấu thứ thuốc gì đặc biệt.
Ông lẩm bẩm:
- Gã này tuy tuổi còn nhỏ, nhưng đúng là tay kình địch, không trách ai đã nghe danh phái Tinh Tú đều sợ mất mật. Quả nhiên nhân tài phái này cũng ghê gớm lắm. Ðồ đệ đã lợi hại thế này, thì Tinh Tú Lão Ma còn ghê gớm đến đâu. Hạng người này đã đến đây mà mình muốn cứu A Tử không phải là việc dễ.
Kiều Phong nghĩ vậy có vẻ hối hận là mình không động thủ ngay từ lúc mới đến, có phải cứu xong A Tử rồi không. Hiện giờ ta chỉ có một mình, nếu gặp kình địch dù không đáng sợ, nhưng chưa chắc đã cứu được A Tử bình yên.
Thiếu niên áo trắng nhìn A Tử, hỏi:
- Tiểu sư Muội! Sư Muội to gan thật đấy! Biết bao nhiêu anh em phải chật vật về sư Muội.
Tiếng gã trong trẻo rất dễ nghe.
A Tử cười, nói:
- Cả đến đại sư huynh cũng phải đích thân đi tìm kiếm, thì quả nhiên thể diện tiểu Muội tăng thêm được ít nữa. Dù sao thì tiểu Muội cũng đã dựa vào thế vững như núi, chả còn sợ gì nữa.
Thiếu niên áo trắng hỏi:
- Sư Muội cậy thế ai mà bảo vững như núi?
A Tử đáp:
- Ðúng thế! Tiểu Muội có gia gia, có bá phụ, có má má lại có cả tỷ phu nữa. Bấy nhiêu người mà chẳng vững như núi là gì?
Thiếu niên áo trắng hắng giọng hỏi lại:
- Sư Muội từ thuở nhỏ đã do gia gia ta nuôi dưỡng cho đến ngày khôn lớn, có thấy cha mẹ gì đâu? Bây giờ tự nhiên ở đâu mọc ra họ hàng thân thích thế?
A Tử đáp:
- Có ai lại không cha không mẹ bao giờ, chẳng lẽ ở trong hòn đá chui ra hay sao? Có điều gia gia má má tiểu Muội giữ tên họ bí mật, không muốn cho người ta biết mà thôi.
Thiếu niên áo trắng hỏi:
- Thế song thân sư Muội là ai?
A Tử đáp:
- Tiểu Muội nói ra e làm cho đại ca phải khiếp vía. Nếu đại ca muốn cho tiểu Muội nói ra, thì hãy mở trói cho tiểu Muội trước.
Thiếu niên áo trắng không ngờ bị cô lừa gạt, liền nói:
- Sư Muội muốn ta mở trói cho cũng chẳng khó gì. Hãy đưa Bích Ngọc Vương Ðỉnh cho ta trước.
A Tử nói:
- Cái đỉnh đó ở nơi tỷ phu tiểu Muội. Tam sư huynh, Tứ sư huynh, Thất, Bát sư huynh không chịu đòi lại thì tiểu Muội biết làm sao được?
Thiếu niên áo trắng đưa mắt nhìn bốn gã mà Kiều Phong đã gặp lúc ban ngày. Vẻ mặt thiếu niên rất ôn hoà, thế mà bốn gã cũng sợ run.
Xuất Trần Tử nói:
- Ðại sư huynh! Việc này không liên quan đến tiểu đệ. Tỷ phu sư Muội... bản lãnh ghê gớm quá, chúng tôi không đuổi kịp.
Thiếu niên áo trắng nói:
- Tam sư đệ! Nói cho ta nghe.
Gã béo mập đáp:
- Vâng, vâng!
Ðoạn, đem việc gặp Kiều Phong ở đâu, ông đón lấy những cây cương trượng như thế nào, rồi đem Xuất Trần Tử lên vách núi tra hỏi ra sao thuật lại kỹ một lượt, không giấu giếm câu nào.
Gã béo mập vốn là người rất bình tĩnh, lúc nào ăn nói cũng thản nhiên, thế mà đứng trước gã thiếu niên áo trắng, hắn sợ quá giọng run run dường như vạ lớn đã đến cho mình.
Thiếu niên áo trắng chờ gã nói xong, gật đầu rồi quay lại hỏi Xuất Trần Tử:
- Ngươi nói với y cả rồi hay sao?
Xuất Trần Tử đáp:
- Tiểu đệ tiểu đệ ...
Thiếu niên áo trắng vẫn ôn tồn:
- Ngươi nói với y thế nào cư thuật lại cho ta hay.
Xuất Trần Tử nói:
- Tiểu đệ tiểu đệ bảo Bích Ngọc Vương Ðỉnh là một trong ba thứ báu vật của bản môn, là... là thứ để luyện đại pháp... đó. Tiểu đệ lại nói cho y hay rằng sư phụ thường nói bọn võ lâm ở Trung Nguyên hễ nghe đến Hoá Công Ðại Pháp của chúng ta là hồn vía lên mây. Nếu Bích Ngọc Vương Ðỉnh vào tay họ là họ đập tan ngay.
Ngừng giây lát, Xuất Trần Tử kể tiếp:
- Tiểu đệ còn bảo y Bích Ngọc Vương Ðỉnh là vật chí bảo trên đời hiếm có. Vì thế... vì thế mà xin y trả lại cho.
Thiếu niên áo trắng nói:
- Hay lắm! Thế rồi y bảo sao?
Xuất Trần Tử nói:
- Y không nói gì cả, buông tiểu đệ xuống.
Thiếu niên áo trắng nói:
- Thế thì ngươi khá đấy! Ngươi bảo y cái Bích Ngọc Vương Ðỉnh đó dùng vào việc luyện Hoá Công Ðại Pháp, lại còn sợ y không hiểu Hoá Công Ðại Pháp là cái chi chi nên phải mách thêm cho y rằng bọn võ lâm ở Trung Nguyên hễ đề cập đến đại pháp này là hồn vía lên mây. Thế là tuyệt diệu! Nhưng y có phải là người trong môn phái võ ở Trung Nguyên không?
Xuất Trần Tử nói:
- Tiểu đệ tiểu đệ cũng không biết nữa.
Thiếu niên áo trắng hỏi vặn lại:
- Ngươi biết mà bảo không, hay ngươi không biết thật?
Gã thiếu niên vẫn nói bằng một giọng rất ôn hoà, thế mà Xuất Trần Tử, con người quật cường táo bạo, phải sợ đến kinh hồn tản đảm, hai hàm răng chạm vào nhau cầm cập.
Gã run lên đáp:
- Tiểu đệ tiểu đệ... không biết... thật. Gã cố giữ cho hàm răng khỏi đập vào nhau mà không sao giữ được. Gã đã nói lắp lại thâm vào những tiếng run cầm cập rất khó nghe.
Thiếu niên áo trắng hỏi:
- Ngươi bảo vậy có làm y khiếp sợ hồn vía lên mây không. Hay là y chẳng sợ cóc gì?
Xuất Trần Tử đáp:
- Dường như... y... không sợ thì phải...
Thiếu niên áo trắng hỏi:
- Ngươi thấy thế nào mà đoán là y không sợ?
Xuất Trần Tử nói:
- Tiểu đệ đoán không ra. Xin đại... đại huynh cho tiểu đệ biết.
Thiếu niên áo trắng nói:
- Người các phái võ ở Trung Nguyên sợ nhất là Hoá Công Ðại Pháp của chúng ta. Nhưng chiếc đỉnh ngọc đó đã vào tay y, môn Hoá Công Ðại Pháp không thể luyện được nữa, vì thế mà y không sợ.
Xuất Trần Tử nói:
- Phải rồi, phải rồi! Ðại... đại ca trông... trông thấy xa... muôn dặm... liệu việc như thần. Tiểu... tiểu đệ còn kém xa lắm.
Do Kiều Phong đã lượng biết sức khinh công của gã đến mức nào, nên ông phóng cây cương trượng vào vách đá núi cao hơn mặt đất hai trượng.
Gã thấp lùn nhảy lên cũng còn cách nửa thước nữa mới với tới được.
A Tử vỗ tay cười, nói:
- Hay quá! Bát ca ơi! Bát ca có nhổ được khí giới của Bát ca ra được thì tiểu Muội mới theo Bát ca về bái kiến sư phụ, còn nhổ không được thì đừng hòng.
Gã thấp lùn nhảy cái vừa rồi đã dùng hết sức bình sinh và thi triển khinh công đến tột độ, muốn nhảy cao hơn một tấc nữa thì khó lòng.
Gã nghe A Tử nói móc tức quá, cố sức nhảy lên cao hơn nhưng chỉ có đầu ngón tay giữa là chạm tới cây cương trượng mà thôi.
A Tử lại cười, nói:
- Mới chạm tới là không kể, phải nhổ ra mới được.
Gã thấp lùn lại càng tức giận hơn nữa. Lần này gã chuẩn bị lâu hơn hai lần trước, điểm hai chân xuống, vận hết khinh công, nhảy vọt lên. Quả nhiên ngón tay gã bám vào được cây cương trượng, nhưng người gã treo lơ lửng trên không đu qua đu lại. Gã dùng tay lay đi lay lại cây trượng. Nhưng cây trượng cắm sâu vào trong đá đến bảy thước mà gã cứ đu qua đu lại để lay như vậy thì cho đến ba ngày ba đêm cũng không nhổ ra cho được, chỉ tổ làm trò cười cho mọi người.
Kiều Phong cười, nói:
- Kiều mỗ xin kiếu các vị đây!
Gã thấp lùn không chịu buông tay, vì võ công gã đến mức nào gã tự biết rồi. Gã vừa nhảy lên nắm cây cương trượng đã là may mắn lắm, nếu tuột xuống thì sau có nhảy lên nữa vị tất đã nắm được. Cây cương trượng này gã tiếc lắm vì nó vừa vặn với sức gã. Muốn đánh cái khác được đúng như vậy cũng khó. Gã lại cố sức lắc cây trượng mấy cái nữa, song vẫn không nhúc nhích. Vừa nhìn thấy Kiều Phong chuyển mình bước đi, gã vội la lên:
- Ơ kìa! Ngươi phải để Bích Ngọc Vương Ðỉnh lại đã! Nếu không thì sau này rắc rối lắm đó.
Kiều Phong hỏi:
- Bích Ngọc Vương Ðỉnh gì đâu? Nó là cái chi vậy?
Ba gã đệ tử phái Tinh Tú tiến lại, nói:
- Võ công các hạ thật là xuất quỷ nhập thần. Chúng tôi bội phục vô cùng. Cái đỉnh nhỏ đó là một vật rất quan trọng của bản môn, người ngoài có cũng chẳng làm gì được, xin các hạ trả lại cho, chúng tôi xin đền đáp.
Kiều Phong thấy bọn chúng không có vẻ giả trá mà cũng không phải mai phục tại đây để tập kích mình, liền nói:
- A Tử! Cô lấy cái "Bích Ngọc Vương Ðỉnh"chi chi đó cho tôi xem đó là cái gì?
A Tử đáp:
- Trời ơi! Em đã đưa cho tỷ phu rồi mà, còn muốn trả lại hay không là tùy ở nơi tỷ phu. Nếu tỷ phu giữ lại thì cũng là của tỷ phu, không can dự gì tới em nữa.
Kiều Phong nghe A Tử nói, đã đoán ra cô ả đánh cắp bảo vật của sư môn cô. Song cô cố ý bảo đã đưa cho mình rồi là cốt để gieo vạ cho mình đây.
Ông liền tương kế tựu kế, cười ha hả nói:
- Cô đưa cho tôi rất nhiều thứ mà tôi chẳng biết cái nào là Bích Ngọc Vương Ðỉnh cả.
Gã thấp lùn đang lơ lửng trên không vừa nghe Kiều Phong nói vậy, cũng xen vào:
- Cái đỉnh ngọc cao độ năm tấc, toàn thân màu xanh ngọc ấy mà.
Kiều Phong nói:
- Ồ, cái đó hử? Tôi quả đã thấy rồi, nhưng cứ tưởng là một thứ đồ chơi trẻ con, chẳng dùng làm gì được.
Gã thấp lùn nói:
- Ngươi có hiểu gì đâu! Sao lại bảo là một cái đồ chơi con trẻ? Cái đỉnh ngọc đó...
Gã toan nói nữa thì gã béo mập vội quát lên:
- Sư đệ nói lăng nhăng gì lắm thế?
Rồi quay lại nói với Kiều Phong:
- Cái đó tuy là đồ chơi không dùng được việc gì, song của gia sư... Thân phụ của gia sư đã để lại cho người, vì thế mà không thể để mất được, xin các hạ trả lại cho.
Kiều Phong nói:
- Chết chưa! Thế mà tôi đã quăng đi mất rồi! Cũng không nhớ quăng ở đâu. Không biết còn tìm lại được nữa không? Nếu là một vật quan trọng thì tôi phải trở lại Tín Dương để tìm. Có điều đường sá xa xôi đi lại phiền phức và mất thì giờ.
Gã thấp lùn vội la lên:
- Quan trọng lắm chứ sao lại không? Chúng ta mau... quay lại để tìm kiếm.
Nói tới đây, gã buông mình nhảy xuống, bỏ luôn cả cây khí giới rất quý của gã.
Kiều Phong đưa tay khẽ vỗ trán mình mấy cái, nói:
- Chà! Mấy bữa nay ít uống rượu thành ra lú lẫn. Cái đỉnh ngọc này không biết bỏ ở Tín Dương hay ở Ðại Lý? Không chừng ở Tín Dương cũng nên...
Gã thấp kùn tính nóng như lửa, lớn tiếng la lên:
- Trời ơi! Ngươi nói cái gì mà rắc rối vậy? ở Ðại Lý hay ở Tín Dương? Muốn ở đâu thì ở, nhưng đừng nói đùa.
Gã béo mập xem chừng Kiều Phong cố ý làm khó dễ, liền nói:
- Các hạ bất tất nói giỡn. Nếu chiếc đỉnh ngọc còn nguyên vẹn không sứt mẻ đưa trả lại cho, thì chúng tôi xin tạ ơn rất hậu quyết chẳng sai lời.
Kiều Phong nói:
- Chết rồi! Tôi nhớ ra rồi...
Bốn gã nhớn nhác hỏi:
- Sao?
Kiều Phong nói:
- Cái đỉnh ngọc đó bỏ ở nhà Mã phu nhân, tôi bỏ vào đống lửa. Nhà phu nhân đã bị đốt cháy thành than không còn một mảnh ngói. Cái đỉnh đó bị lửa đốt không hiểu có việc gì không?
Gã thấp lùn lớn tiếng kêu lên:
- Thế thì hư mất rồi còn gì? Cái này... cái này... Tam sư huynh làm sao thì làm tôi không biết đâu. Sư phụ có trách phạt cũng không liên quan gì đến tôi.
Ðoạn, gã quay sang bảo A Tử:
- Tiểu sư Muội! Sư Muội nói với sư phụ thế nào thì nói, tôi mặc kệ đó.
A Tử cười, nói:
- Tôi nhớ dường như cái đó không bỏ tại nhà Mã phu nhân. Thôi Muội xin kiếu các vị sư huynh để các vị nói chuyện với tỷ phu.
Nói xong nàng lạng người đi một cái, bước lên trước Kiều Phong.
Kiều Phong quay lại giang tay cản trở bốn gã, nói:
- Nếu các vị nói rõ lai lịch cái Bích Ngọc Vương Ðỉnh ở đâu ra thì không chừng tôi còn có thể giúp các vị để tìm lại. Nếu không thì tại hạ cũng xin kiếu luôn.
Gã thấp lùn nói:
- Tam sư huynh! Tôi nghĩ không còn cách nào nữa. Sư huynh đem cái đó nói rõ cho y biết đi!
Gã béo mập nói:
- Ðược rồi! Tôi nói để các hạ hay...
Kiều Phong không chờ cho gã béo mập hết lời, đột nhiên lạng người đi một cái nhảy đến bên gã thấp lùn, đưa tay ra nâng nách gã, nói:
- Chúng ta lên trên kia nói chuyện. Ta chỉ tin lời ngươi thôi chứ không nghe họ.
Nguyên Kiều Phong biết gã béo mập tuy mặt ngoài ra vẻ hiền hậu nhưng kỳ thật gã rất xảo quyệt, không có câu nào thành thực. Vả lại gã thấp lùn tuy láu táu nhưng thực thà không biết nói dối. Kiều Phong kéo gã thấp lùn chạy thẳng lên vách núi.
Chỗ vách này tuy không dựng đứng nhưng cũng khó trèo và chẳng bấu víu vào đâu được. Thế mà Kiều Phong đề khí đi thẳng lên.
Chạy một mạch đã được hơn ba mươi trượng, thì đến một chỗ có mô đá lồi ra.
Ông liền đặt gã thấp lùn lên mô đá này, còn chính mình thì ông một chân đạp vào vách, còn một chân ở ngoài không gian.
Ông nói:
- Bây giờ ngươi nói cho ta nghe đi.
Gã thấp lùn ở trên cao nhìn xuống, bất giác choáng váng, vội la lên:
- Mau... buông ta xuống!
Kiều Phong cười, nói:
- Ngươi nhảy mà xuống!
Gã thấp lùn nói:
- Ngươi đừng nói nhảm! Cao thế này mà nhảy xuống thì người nát ra như cám còn gì!
Kiều Phong thấy gã lâm vào tình cảnh nguy ngập, mà không chịu nói ra thì trong lòng không khỏi khen thầm gã là người gan dạ.
Ông hỏi:
- Tên ngươi là gì?
Gã đáp:
- Ta là Xuất Trần Tử.
Kiều Phong tủm tỉm cười, nghĩ bụng:
- Cái tên nghe có vẻ phong nhã. Có điều thân thể gã không tương xứng .
Ông nói tiếp:
- Ta không đứng đây với ngươi được nữa, xin kiếu thôi. Sau này có ngày tái ngộ.
Xuất Trần Tử la lên:
- Không được, không được! Trời ơi! Ta té chết bây giờ.
Hai tay gã bám chặt vào vách núi, ngầm vận nội lực muốn bám lấy mỏm đá.
Song chỗ sờ tay thấy trơn tuột không bấu víu vào đâu được, tuy gã võ công cao cường, song ở trên cao, ba mặt chơi vơi trông mà phát khiếp.
Ba gã đứng dưới đất la hoảng không ngớt.
Kiều Phong giục:
- Nói mau đi! Bích Ngọc Vương Ðỉnh dùng làm gì? Nếu ngươi không chịu nói thì ta xuống đây, để mặc kệ ngươi ngồi đó.
Xuất Trần Tử vội nói:
- Tôi... tôi không nói không được hay sao?
Kiều Phong đáp:
- Ngươi không nói cũng được. Nhưng kiếu ngươi đấy!
Xuất Trần Tử vội nắm áo Kiều Phong:
- Ðể tôi nói! Bích Ngọc Vương Ðỉnh này là... một trong tam bảo của tệ phái. Nó... có công dụng về việc luyện Hoá Công Ðại Pháp. Sư phụ tôi bảo bọn võ lâm ở Trung Nguyên khi nghe đến thuật Hoá Công Ðại Pháp của tệ phái đều hồn vía lên mây. Nên hễ họ trông thấy Bích Ngọc Vương Ðỉnh này là muốn đập tan ngay lập tức. Vật này là một thứ kỳ trân, trên đời ít có chứ không phải tầm thường.
Kiều Phong đã nghe tiếng Hoá Công Ðại Pháp từ lâu biết đó là một tà thuật. Ông vừa nghe nói Bích Ngọc Vương Ðỉnh dùng vào việc đó liền không hỏi gì nữa. Ông đưa tay ra nắm lấy nách Xuất Trần Tử chạy ngay xuống núi.
Sườn núi dốc tựa bờ tường, nên lúc xuống rất mau nhưng cực kỳ nguy hiểm.
Xuất Trần Tử kinh hãi vô cùng, hô hoán rầm lên, song tiếng hô chưa dứt thì hai chân đã chấm đất. Mặt gã xám ngắt, hai đầu gối run lên bần bật.
Gã béo mập hỏi:
- Bát sư đệ! Sư đệ đã nói cả rồi ư?
Xuất Trần Tử chưa kịp trả lời, Kiều Phong đã gọi A Tử, bảo:
- Ðưa đây!
A Tử hỏi lại:
- Ðưa cái gì cơ tỷ phu?
Kiều Phong nói:
- Bích Ngọc Vương Ðỉnh.
A Tử nói:
- Tỷ phu vừa bảo bỏ trong nhà Mã phu nhân rồi kia mà, sao còn đòi em?
Kiều Phong đưa mắt nhìn thấy nàng thân hình mảnh dẻ, chiếc lưng thon nhỏ xíu,lại mặc áo mỏng, tựa hồ nàng không để cái đỉnh ngọc cao năm tấc bên trong mình thì nghĩ bụng:
- Cô này thật là xảo quyệt. Nhưng đây là việc nội bộ môn phái cô ta thì mình chẳng cần can thiệp đến làm quái gì. Có điều những thứ tà thuật mà quái này ám ảnh ghê gớm lắm. Nếu âm hồn không tan mà cứ theo mình quấy nhiễu thì cũng ớn lắm!
Ông nghĩ vậy, liền nói:
- Cái đó Tiêu mỗ chẳng dùng làm chi được, thì lấy làm cóc gì? Các ngươi tin lời ta cũng vậy mà không tin cũng thế thôi. Tiêu mỗ xin cáo từ đây.
Nói xong rảo bước đi ngay.
Ông mới nhô lên thụt xuống vài lần đã bỏ năm người kia khá xa.
Bốn gã khiếp sợ thần oai của Kiều Phong, nửa muốn đuổi theo, nửa không dám.
Chúng bàn nhau mãi chưa quyết định ra sao thì Kiều Phong đã mất hút dù có muốn đuổi cũng không kịp nữa.
Kiều Phong chạy một mạch hơn bẩy mươi dặm đường mới tìm được một tửu điếm liền vào đó uống rượu ăn cơm.
Ðêm hôm ấy Kiều Phong nghỉ lại quán Chu Vương.
Ông vận nội công một lúc rồi đi ngủ ngay.
Ðến nửa đêm Kiều Phong đang ngủ say, thốt nhiên nghe tiếng sao lanh lảnh vang lên.
Ông là người nội công thâm hậu, thấy tiếng sáo đó nổi lên từ đằng xa, ông đã nghe tiếng mà có vẻ quái lạ.
Tiếng sáo tuy không lớn lắm, song vẫn làm cho ông giật mình tỉnh giấc. Ông ngồi dậy để ý lắng tai nghe.
Một lúc sau, về góc Tây Nam, Kiều Phong nghe thấy mấy tiếng sáo đáp lại. Tiếng sáo này gắt gao thê thảm dị thường.
Ông nhận ra rằng đó là tiếng ngọc địch của phái Tinh Tú Hải Ma thì cười thầm trong bụng, lẩm bẩm:
- Bọn chúng đã đến gần đây, mình chẳng thèm để ý đến làm chi.
Thế rồi ông lại nằm xuống.
Ðột nhiên lại hai tiếng sáo"toe toe"vang lên và nghe rất gần, dường như ở ngay trong tửu điếm này.
Tiếp theo có tiếng người giục:
- Dậy mau đi! Ðại sư huynh đã đến! Chắc là bắt được tiểu sư Muội rồi!
Một người khác hỏi lại:
- Bắt được rồi ư? Anh liệu phen này cô ả còn sống được nữa chăng?
Người trước đáp:
- Ai biết đâu đấy! Ði mau, đi mau!
Tiếng hai người nói rất khẽ, song Kiều Phong nghe được rõ ràng.
Tiếp theo mấy tiếng đẩy cửa số, rồi có tiếng người nhảy ra ngoài.
Kiều Phong nghĩ bụng:
- Ðây là hai gã đệ tử khác của phái Tinh Tú Hải. Không ngờ trong tửu quán này cũng có bọn chúng mai phục. Có lẽ hai gã đến đây trước ta và im hơi lặng tiếng nên ta chưa phát giác ra. Nguyên bản ý Kiều Phong cũng không muốn can thiệp vào việc người, song ông thấy hai gã hỏi nhau "Phen này liệu A Tử còn sống được chăng" thì ông lại nhớ tới lời di ngôn của A Châu dặn ông phải trông nom cho A Tử.
Ông lẩm bẩm:
- Cô bé này tuy rất thâm độc, ta cũng không thể để cô bị chúng giết chết. Nếu ta bỏ mặc thì còn tình nghĩa gì với A Châu nữa?
Nghĩ vậy, ông nhảy ra khỏi phòng, thì nghe thấy tiếng sáo liên miên không ngớt.
Chỗ này dứt thì chỗ kia lại nổi lên đáp lại và đều chuyển về hướng tây nam.
Kiều Phong theo tiếng sáo chạy đi.
Chẳng bao lâu, ông đã đuổi kịp hai gã ở trong tiểu điếm đi ra.
Hai gã này ăn mặc cùng một kiểu với những gã kia, song nghe tiếng bước chân đã ra người già nua.
Tuổi hai gã này nhiều hơn mấy gã đệ tử mà ông đã được gặp trước.
Kiều Phong đi cách sau hai người chừng hai mươi trượng rồi cứ giữ mực đó theo dõi.
Ông đi qua hai ngọn núi, chợt thấy trong hang núi trước mặt có đống lửa sáng.
Ngọn lửa này cao chừng năm thước, màu sắc xanh biếc, khác hẳn lửa thường.
Kiều Phong để ý nhìn, tựa hồ như ma quỷ âm thầm.
Hai gã nhắm đống lửa mà chạy. Tới trước đống lửa, hai gã lại phục xuống đất.
Kiều Phong cũng dừng bước, ẩn vào phía sau tảng đá để nhìn ra, thấy đến hơn mười người đang tụ tập bên đống lửa.
Gã nào cũng mặc áo xô vàng, kẻ cao người thấp, ánh lửa xanh biếc chiếu vào mặt chúng, tên nào cũng lộ vẻ thê thảm.
Bên trái đống lửa biếc, có một người mặc áo tía đang đứng chính là A Tử.
Hai tay nhỏ nhắn của nàng đã bị dây sắt trói lại.
A Tử mặt trắng như tuyết, ánh lửa xanh lè chiếu vào, trông khác hẳn đi.
Song trên môi nàng vẫn nở một nụ cười, tỏ ra nàng rất quật cường chẳng sợ hãi gì.
Mọi người ngồi bên không ai lên tiếng, mắt chăm chú nhìn đống lửa, tay trái để lên trước ngực, miệng lâm râm không biết khấn khứa gì.
Kiều Phong biết các môn phái tà mà đều có một nghi thức riêng biệt nên không cần để ý. Thốt nhiên, Kiều Phong nghe hai gã đệ tử lúc nãy lên tiếng:
- Ðại sư huynh đã đến!
Ông nghe biết gã là đại đệ tử phái Tinh Tú và là một nhân vật đầu não trong đám này.
Ông lại đưa mắt ngó mười mấy gã, thấy già có trẻ có và đều ăn mặc giống như nhau.
Vẻ mặc cử chỉ những người này không có ai đặc sắc, tỏ ra là người cầm đầu.
Kiều Phong còn đang ngẫm nghĩ, bỗng nghe ba tiếng sáo "toe toe toe" có vẻ ôn hoà từ phía đông bắc vọng lại.
Mọi người quay lại nhìn về phía có tiếng sáo, nghiêng mình thi lễ.
A Tử chỉ sẽ hé môi chứ không xoay mình.
Kiều Phong cũng nhìn về phía có tiếng sáo thì thấy bóng một người mặc áo trắng vun vút đi tới. Hành động của gã này cực kỳ mau lẹ.
Gã cầm một ống sáo trắng đưa lên miệng nhìn vào đống lửa mà thổi, đống lửa lập tức tắt phụt ngay.
Giang sơn lại chìm đắm vào trong thế giới hắc ám.
Chỉ trong khoảnh khắc, ngọn lửa xanh biếc lại sáng loé lên, vụt một cái ngọn lửa bùng lên trên không cao chừng ba trượng rồi từ từ hạ xuống.
Mọi người hô vang:
- Ðại sư huynh pháp lực rất là thần diệu, khiến chúng tôi được mở rộng tầm con mắt.
Kiều Phong để ý nhìn gã đại sư huynh, bất giác rùng mình . Trong bụng ông vẫn đinh ninh đại sư huynh phải là người già đến năm sáu chục tuổi. Không ngờ bên đống lửa xuất hiện thêm một người áo trắng đứng sừng sững. Gã là một thiếu niên chừng hai mươi hai, hai mươi ba tuổi. Người gã cao và gầy, sắc mặc trông xanh và hơi vàng, tướng mạo khôi ngô tuấn tú.
Cặp lông mày hình thanh kiếm chênh chếch đi lên trông rất oai nghiêm. Tay trái gã cầm một ống ngọc địch dài đến hai thước.
Kiều Phong đã nhìn thấy kỹ thuật thổi lửa của y, cùng khinh công vun vút lúc gã tới đây, ông biết lực gã lợi hại vô cùng. Nhưng luồng hơi thổi tắt lửa vừa rồi lại thổi cháy lên đều không phải do nội lực mà ra. Ông chắc rằng trong ống sáo có giấu thứ thuốc gì đặc biệt.
Ông lẩm bẩm:
- Gã này tuy tuổi còn nhỏ, nhưng đúng là tay kình địch, không trách ai đã nghe danh phái Tinh Tú đều sợ mất mật. Quả nhiên nhân tài phái này cũng ghê gớm lắm. Ðồ đệ đã lợi hại thế này, thì Tinh Tú Lão Ma còn ghê gớm đến đâu. Hạng người này đã đến đây mà mình muốn cứu A Tử không phải là việc dễ.
Kiều Phong nghĩ vậy có vẻ hối hận là mình không động thủ ngay từ lúc mới đến, có phải cứu xong A Tử rồi không. Hiện giờ ta chỉ có một mình, nếu gặp kình địch dù không đáng sợ, nhưng chưa chắc đã cứu được A Tử bình yên.
Thiếu niên áo trắng nhìn A Tử, hỏi:
- Tiểu sư Muội! Sư Muội to gan thật đấy! Biết bao nhiêu anh em phải chật vật về sư Muội.
Tiếng gã trong trẻo rất dễ nghe.
A Tử cười, nói:
- Cả đến đại sư huynh cũng phải đích thân đi tìm kiếm, thì quả nhiên thể diện tiểu Muội tăng thêm được ít nữa. Dù sao thì tiểu Muội cũng đã dựa vào thế vững như núi, chả còn sợ gì nữa.
Thiếu niên áo trắng hỏi:
- Sư Muội cậy thế ai mà bảo vững như núi?
A Tử đáp:
- Ðúng thế! Tiểu Muội có gia gia, có bá phụ, có má má lại có cả tỷ phu nữa. Bấy nhiêu người mà chẳng vững như núi là gì?
Thiếu niên áo trắng hắng giọng hỏi lại:
- Sư Muội từ thuở nhỏ đã do gia gia ta nuôi dưỡng cho đến ngày khôn lớn, có thấy cha mẹ gì đâu? Bây giờ tự nhiên ở đâu mọc ra họ hàng thân thích thế?
A Tử đáp:
- Có ai lại không cha không mẹ bao giờ, chẳng lẽ ở trong hòn đá chui ra hay sao? Có điều gia gia má má tiểu Muội giữ tên họ bí mật, không muốn cho người ta biết mà thôi.
Thiếu niên áo trắng hỏi:
- Thế song thân sư Muội là ai?
A Tử đáp:
- Tiểu Muội nói ra e làm cho đại ca phải khiếp vía. Nếu đại ca muốn cho tiểu Muội nói ra, thì hãy mở trói cho tiểu Muội trước.
Thiếu niên áo trắng không ngờ bị cô lừa gạt, liền nói:
- Sư Muội muốn ta mở trói cho cũng chẳng khó gì. Hãy đưa Bích Ngọc Vương Ðỉnh cho ta trước.
A Tử nói:
- Cái đỉnh đó ở nơi tỷ phu tiểu Muội. Tam sư huynh, Tứ sư huynh, Thất, Bát sư huynh không chịu đòi lại thì tiểu Muội biết làm sao được?
Thiếu niên áo trắng đưa mắt nhìn bốn gã mà Kiều Phong đã gặp lúc ban ngày. Vẻ mặt thiếu niên rất ôn hoà, thế mà bốn gã cũng sợ run.
Xuất Trần Tử nói:
- Ðại sư huynh! Việc này không liên quan đến tiểu đệ. Tỷ phu sư Muội... bản lãnh ghê gớm quá, chúng tôi không đuổi kịp.
Thiếu niên áo trắng nói:
- Tam sư đệ! Nói cho ta nghe.
Gã béo mập đáp:
- Vâng, vâng!
Ðoạn, đem việc gặp Kiều Phong ở đâu, ông đón lấy những cây cương trượng như thế nào, rồi đem Xuất Trần Tử lên vách núi tra hỏi ra sao thuật lại kỹ một lượt, không giấu giếm câu nào.
Gã béo mập vốn là người rất bình tĩnh, lúc nào ăn nói cũng thản nhiên, thế mà đứng trước gã thiếu niên áo trắng, hắn sợ quá giọng run run dường như vạ lớn đã đến cho mình.
Thiếu niên áo trắng chờ gã nói xong, gật đầu rồi quay lại hỏi Xuất Trần Tử:
- Ngươi nói với y cả rồi hay sao?
Xuất Trần Tử đáp:
- Tiểu đệ tiểu đệ ...
Thiếu niên áo trắng vẫn ôn tồn:
- Ngươi nói với y thế nào cư thuật lại cho ta hay.
Xuất Trần Tử nói:
- Tiểu đệ tiểu đệ bảo Bích Ngọc Vương Ðỉnh là một trong ba thứ báu vật của bản môn, là... là thứ để luyện đại pháp... đó. Tiểu đệ lại nói cho y hay rằng sư phụ thường nói bọn võ lâm ở Trung Nguyên hễ nghe đến Hoá Công Ðại Pháp của chúng ta là hồn vía lên mây. Nếu Bích Ngọc Vương Ðỉnh vào tay họ là họ đập tan ngay.
Ngừng giây lát, Xuất Trần Tử kể tiếp:
- Tiểu đệ còn bảo y Bích Ngọc Vương Ðỉnh là vật chí bảo trên đời hiếm có. Vì thế... vì thế mà xin y trả lại cho.
Thiếu niên áo trắng nói:
- Hay lắm! Thế rồi y bảo sao?
Xuất Trần Tử nói:
- Y không nói gì cả, buông tiểu đệ xuống.
Thiếu niên áo trắng nói:
- Thế thì ngươi khá đấy! Ngươi bảo y cái Bích Ngọc Vương Ðỉnh đó dùng vào việc luyện Hoá Công Ðại Pháp, lại còn sợ y không hiểu Hoá Công Ðại Pháp là cái chi chi nên phải mách thêm cho y rằng bọn võ lâm ở Trung Nguyên hễ đề cập đến đại pháp này là hồn vía lên mây. Thế là tuyệt diệu! Nhưng y có phải là người trong môn phái võ ở Trung Nguyên không?
Xuất Trần Tử nói:
- Tiểu đệ tiểu đệ cũng không biết nữa.
Thiếu niên áo trắng hỏi vặn lại:
- Ngươi biết mà bảo không, hay ngươi không biết thật?
Gã thiếu niên vẫn nói bằng một giọng rất ôn hoà, thế mà Xuất Trần Tử, con người quật cường táo bạo, phải sợ đến kinh hồn tản đảm, hai hàm răng chạm vào nhau cầm cập.
Gã run lên đáp:
- Tiểu đệ tiểu đệ... không biết... thật. Gã cố giữ cho hàm răng khỏi đập vào nhau mà không sao giữ được. Gã đã nói lắp lại thâm vào những tiếng run cầm cập rất khó nghe.
Thiếu niên áo trắng hỏi:
- Ngươi bảo vậy có làm y khiếp sợ hồn vía lên mây không. Hay là y chẳng sợ cóc gì?
Xuất Trần Tử đáp:
- Dường như... y... không sợ thì phải...
Thiếu niên áo trắng hỏi:
- Ngươi thấy thế nào mà đoán là y không sợ?
Xuất Trần Tử nói:
- Tiểu đệ đoán không ra. Xin đại... đại huynh cho tiểu đệ biết.
Thiếu niên áo trắng nói:
- Người các phái võ ở Trung Nguyên sợ nhất là Hoá Công Ðại Pháp của chúng ta. Nhưng chiếc đỉnh ngọc đó đã vào tay y, môn Hoá Công Ðại Pháp không thể luyện được nữa, vì thế mà y không sợ.
Xuất Trần Tử nói:
- Phải rồi, phải rồi! Ðại... đại ca trông... trông thấy xa... muôn dặm... liệu việc như thần. Tiểu... tiểu đệ còn kém xa lắm.
Bình luận truyện