Lục Mạch Thần Kiếm

Chương 48: Kiều anh hùng phụng mạng xuất chinh



Kiều Phong xưa nay không ưa kể những trận đắc thắng hay những võ công oanh liệt của mình. Hồi ông còn ở Cái Bang, ra trận giết được bao nhiêu kẻ gian ác cực kỳ lợi hại, nhưng bất luận cuộc ác đấu kịch liệt đến thế nào, khi về tới bản Bang, ông cũng chỉ nói sơ qua là đã giết được người này người nọ. Còn những việc từng trải gian nan thì bất cứ người nào hỏi ông cũng không chịu nói ra.

Lúc này nghe A Tử hỏi đến, nhớ lại đời mình từng đánh quen trăm trận, lâm địch thế nào rút lui ra sao, kể về lòng dũng cảm của ông không bao giờ nói hết được.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ trả lời một cách lờ mờ:

- Tôi đánh nhau với ai, đều là chuyện bất đắc dĩ. Ðã bất đắc dĩ mà phải chiến đấu thì làm gì còn có chuyện dũng cảm nữa.

A Tử nói:

- Em biết rồi! Chuyện dũng cảm nhất của tỷ phu là cuộc ác đấu ở Tụ Hiền Trang.

Phong rùng mình hỏi:

- Sao cô biết việc ấy?

A Tử đáp:

- Hôm đó ở hồ Tiểu Kính, sau khi tỷ phu đi rồi, gia gia, má má cùng bọn thuộc hạ gia gia em có nói chuyện đến tỷ phu và xem chừng ai nấy đều bội phục võ công tỷ phu. Họ kể rằng tỷ phu đến Tụ Hiền Trang dự cuộc anh hùng đại hội rồi một mình đấu với quần hùng chỉ vì câu chuyện đến chữa nội thương cho một thiếu nữ lại chính là tỷ nương em. Lúc đó gia gia cùng má má em chưa biết A Châu tỷ nương là ái nữ của mình. Họ còn biểu tỷ phu đối xử với nghĩa phụ, nghĩa mẫu cùng ân sư cực kỳ độc ác tàn nhẫn, nhưng đối với đàn bà con gái rất đa tình. Họ kết luận tỷ phu vong ân phụ nghĩa, tàn nhẫn cùng hiếu sắc, là con người bất cận nhân tình..

Nói tới đó nàng cười lên khanh khách.

Kiều Phong lẩm bẩm:

- Vong ân phụ nghĩa, tàn nhẫn hiếu sắc! Hỡi ơi! Trách nào những bậc anh hùng hảo hán Trung Nguyên chẳng nghiến răng căm giận Kiều Phong này!

Ðại quân đi liền trong mấy ngày về đến Thượng Kinh.

Trăm quan ở lại giữ kinh thành cùng trăm họ đã được tin, ra tận ngoài xa để đón tiếp.

Lá cờ soái của Kiều Phong đi đến đâu cũng được trăm họ thắp hương quỳ lạy, hoan hô ca tụng công đức của Kiều Phong vì họ biết rằng nếu ông không dẹp xong cuộc biến loạn này thì không biết còn bao nhiêu quân sĩ nước Liêu phải uổng mạng. Nhân dân ở Thượng kinh đại đa số là gia quyến ngự doanh quân, cố nhiên cảm kích ơn đức ông vô cùng!

Kiều Phong lỏng buông tay khấu cho ngựa đi bước một. Trăm họ reo hò vang dội:

- Ðội ơn Nam Viện Ðại Vương đã cứu mạng!

Chỗ thì reo:

- Xin hoàng thiên bảo hộ Nam Viện Ðại Vương sống lâu trăm tuổi.

Kiều Phong nghe những lời chúc tụng cùng thấy trăm họ nước mắt chạy quanh vì cảm đọng thì biết làhọ chí thành. Ông nghĩ: "Một người ở ngôi cao, nhất cử nhất động có quan hệ đến họa phúc của muôn dân. Khi ta bắn chết Sở Vương, chỉ nhân một lúc sinh cường muốn cứu nghĩa huynh và tự cứu mình, không ngờ lại là một việc làm ơn cho bá tính. Than ôi! Lúc ta còn Ở Trung Nguyên cố ý tâm thành hảo sự cho mọi người, mà lại bị bao nhiêu điều chê trách, trở nên một tên gian ác trong chốn giang hồ. Ta vừa đến Ðại Liêu tự nhiên lại thành ra cứu tinh cho trăm họ. Thế thì biết đâu là thiện là ác, thực khó mà phân biệt được."

Thượng kinh là thủ đô của nước Ðại Liêu. Thời bấy giờ Ðại Liêu là nước lớn thứ nhất sau nhà Ðại Tống. Nhưng lực lượng nước Liêu còn cường thịnh hơn nhà Ðại Tống nhiều. Người Khất Ðan sinh nhai bằng nghề súc mục không có chỗ ở nhất định. Những cung điện ở thành thượng kinh thô bỉ hủ lậu, so với Trung Nguyên thật khác nhau một trời một cực.

Ðại quân về thượng kinh, đội quân nào về doanh ấy, những quan tướng thuộc quyền Nam Viện Ðại Vương được Kiều Phong đón vào vương phủ.

Vương phủ này là chỗ ở của Sở Vương.

Sở Vương trước cực kỳ xa xỉ, dinh thự rất là rộng lớn. Trong nhà trần thiết kế cực kỳ xa hoa.

Kiều Phong suốt đời yên phận nghèo nàn, ông vào vương phủ đi coi các phòng viện một lượt.

Ông không quen những cảnh giàu sang phú quý liền sai thuộc hạ dựng hai nơi doanh trướng để mình cùng A Tử mỗi người ở một cái. Cách khải cư của ông giản dị chất phác như xưa.

Ðến ngày thứ ba, xa giá Gia Luật Hồng Cơ, Hoàng thái hậu, Hoàng hậu, Công chúa về đến thượng kinh.

Kiều Phong dẫn bách quan ra tiếp giá.

Trong triều tấp nập bận rộn luôn mấy ngày.

Ðầu tiên là tiệc khánh hạ bình xong cuộc đại loạn luận công ban thưởng, kế đến việc vỗ về gia đình Bắc Viện Khu Mật Sứ cùng các quan binh đã tử nạn.

Hoàng thái thúc tự biết mình không còn mặt mũi nào về đến triều đình nên tự vẫn ngay ở dọc đường.

Hồng Cơ là người thủ tín, những quan binh về phe đảng phản nghịch đều không bị xét hỏi gì cả.

Trong hoàng cung mở yến tiệc khao thưởng công lao tướng sĩ luôn ba ngày.

Kiều Phong là bậc anh hùng đệ nhất trên chiếu tiệc.

Gia Luật Hồng Cơ, Hoàng thái hậu, Hoàng hậu, các phi tần cùng công chúa ban thưởng rất nhiều.

Các quan văn võ cũng đưa đồ lễ đến tặng, chất như núi.

Yến tiệc khao thưởng xong xuôi, Kiều Phong đến Nam Viện phục vu.

Tộc trưởng mười mấy bộ lạc trong nước Ðại Liêu lục tục kéo đến bái kiến, những bbộ lạc đó là: Ô Ngổi bộ, Bắc Khắc bộ, Nam Khắc bộ, Thất Vi bộ, Mai Cổ Tất bộ, Ngũ Quốc bộ, Ô Cổ Lạc bộ rồi còn gì nữa ông không nhớ hết.

Tiếp theo đến các quan quân trong "đại trướng Bì Thất" của Hoàng đế, quan quân thuộc sau doanh của Hoàng hậu, những quan quân, những đội thị vệ trong Hoàng Ninh cung, Trường Ninh cung, Vĩnh Hưng cung, Tích Khánh cung, Diêm Xương cung tấp nập vàp làm lễ bái kiến.

Những thuộc quốc của Ðại Liêu cộng năm mươi chín nước là Thổ Cốt Hồn, Ðột Quyết, Ðảng Hạng, Sa Ðà, BA Tư, Ðại Thục, Tân Giới, Hồi Cốt, Thổ Phồn, Cao Xương, Cao Ly, Tây Hạ, Vu Ðiền, Ðôn Hoàng v. v.. Các nước đều cho sứ thần đưa lễ vật đến Thượng kinh. Họ biết rằng Kiều Phong nắm giữ binh quyền nên đưa tặng đồ trân bảo để cầu thân. Kiều Phong hàng ngày phải tiếp khách hay đón tiếp các bộ thuộc. Trước mắt ông toàn thị vàng bạc, châu báu, bên tai ông toàn những lời ca tụng, nịnh hót. Ông lấy làm phiền phức và chán ngán.

Hơn một tháng trời, Kiều Phong bận bịu vào việc tiếp khách mới hết người đến chúc mừng.

Một hôm Gia Luật Hồng Cơ vời ông vào triều bệ kiến. Nhà vua nói:

- Hiền đệ lãnh chức Nam Viện Ðại Vương ngồi trấn giữ Nam Kinh để chờ cơ hội đánh xuống Trung Nguyên. Tuy ca ca không muốn xa rời hiền đệ. Nhưng vì muốn lập kì công để lại nghìn thu, vậy hiền đệ sớm chọn ngày thống lĩnh ba quân tiến xuống cõi Nam nghe!

Kiều Phong nghe Hoàng thượng sai mình lĩnh Nam Chính, trong lòng kinh hãi hỏi:

- Nam Chính là việc trọng đại, đâu phải chuyện tầm thường. Kiều Phong này là một kẻ dũng phu sợ không đương nổi việc đó.

Gia Luật Hồng Cơ cười nói:

- Nước nhà mới trải qua cơn biến loạn cần cho sĩ tốt nghĩ ngơi. Nhà Ðại Tống hiện Thái hậu đang cầm quyền, trọng dụng Tư Mã Quan sửa sang việc triều chính không có chổ nào sơ hở. Chúng ta không nên khởi binh Nam chinh lúc này. Hiền đệ ơi! Hiền đệ xuống Nam Kinh rồi nên luôn luôn để tâm đến việc thôn tính Nam triều. Bên ta chờ khi nào Tống triều xảy ra cuộc nội biến là lập tức ra quân. Họ ở trong thời kì nội bộ vững vàng mà Liêu quốc ta cử binh đi xâm lược sẽ phải tổn nhiều lực lượng mà thu lượm được ít hiệu quả.

Kiều Phong đáp:

- Vâng! Như thế là phải.

Hồng Cơ nói:

- Có điều ta phải theo dõi việc chính trị Nam triều có thực sự chỉnh đốn, cùng là trăm họ có một lòng qui phục triều đình họ hay không?

Kiều Phong nói:

- Thần xin bệ hạ chỉ thị đường lối cho.

Hồng Cơ cười ha hả nói:

- Ðường lối xưa nay vẫn thế, cứ việc xuất vàng bạc châu báu cho nhiều để mua lòng những kẻ gian tế làm nội công cho mình. Người phương Nam thiếu gì kẻ tham tài, hèn hạ, vô liêm sỉ. Hiền đệ ra lệnh cho Nam Viện Khu Mật Sứ đừng tiếc tiền của, phải vung nhiều ra để mua chuộc bọn này.

Kiều Phong vâng lệnh cáo từ lui ra, trong lòng rất là phiền não, vì ông là một hảo hán hiên ngang trước nay chỉ kết giao cùng những bậc anh hùng hào kiệt. Trên chốn giang hồ, ông từng thấy những vụ hãm hại ngấm ngầm, lén lút hạ độc thủ, hoặc mưu thần chước quỷ chẳng thiếu thứ gì, dù là việc giết người phóng hỏa, cũng chưa từng đem tiền bạc ra thuê ai bao giờ. Huống chi ông tuy là người nước Liêu nhưng được nuôi dưỡng ở Trung Nguyên từ ngày còn thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. Thế mà Gia Luật Hồng Cơ giao phó cho ông việc trừ diệt Tống triều, tất nhiên ông rất đổi phiền lòng.

Kiều Phong nghĩ thầm: "Ca ca ta phân cho ta làm chức Nam Viện Ðại Vương là người rất có thành ý, nếu ta từ quan ngay thì không khỏi cô phụ tấm thịnh tình của người và có thể sức mẻ đến nghĩa anh em. Âu là ta hãy xuống Nam Kinh nhận chức trong vòng năm, bảy tháng hay một năm rồi xin cáo là xong. Bấy giờ nếu ca ca ta không chuẩn cho ta từ chức, ta sẽ treo ấn bỏ quan rồi chuồn đi thì ca ca cũng phải đành chịu chứ làm gì được."

Chủ ý đã định, Kiều Phong thống lãnh thuộc hạ đem cả A Tử xuống Nam Kinh.

Thời bấy giờ Nam Kinh của nước Ðại Liêu tức là Bắc Kinh ngày nay, hồi đó còn gọi là Yên Kinh hay U Ðô (kinh đô Châu U).

Nguyên về triều nhà Tấn, Trạch Kính Ðường làm Hoàng đế, nước Liêu hết sức giúp đỡ, Trạch Kính Ðường liền cắt mười sáu châu đất Yên Vân để đền đáp.

Mười sáu châu hồi đó là địa hạt: A Châu, Thuận Châu, Ðàn Châu, Trác Châu, Dịch Châu, Kế Châu, Bình Châu, Thước Châu, Doãn Châu v. v. và toàn là những khu vực trọng yếu về phía Bắc Ký Châu. Sau khi mười sáu châu này được cắt cho nước Liêu rồi, ba triều đại Tấn, Tống, Chu đã phải nhiều phen chinh phạt, mà thủy chung vẫn không lấy lại được.

Ðịa thế mười sáu châu Yên Vân này rất thuận lợi cho nước Liêu đóng quân. Mỗi lần nước này có cuộc động binh lại xua quân qua một cánh đồng bát ngát, Ðại Tống không có địa thế hiểm yếu để phòng thủ. Hai nước Tống, Liêu thường xảy ra cuộc giao binh đến hơn năm trăm năm mà Tống triều chưa được phen nào thắng trận, cố nhiên không phải kếm về lực lượng mà tại Liêu quốc ở trên cao đánh xuống kiềm chế đươc chiến trận và chiếm được tiện nghi nhiều hơn.

Kiều Phong vào thành rồi, thấy Nam kinh phố xá rộng rãi bá tính Nam triều qua lại rất đông. Bên tai ông toàn nghe tiếng nói Trung Nguyên, chẳng khác gì mình đã vào Trung Nguyên vậy. Về phần phồn hoa đô hội, nơi đây hơn thượng kinh rất nhiều.

Kiều Phong cùng A Tử thấy phố xá phồn thịnh rất lấy làm vui thích, hôm sau hai người dùng xe nhẹ đi dong chơi phố phường. Thành Yên Kinh rộng ba mươi sáu dặm vuông chia làm tám cửa. Mặt Ðông có cửa An Ðông và cửa Nghình Xuân. Mặt Nam có cửa Khai Dương và Ðan Phụng. Mặt Tây là cửa Hiền Tây và Thanh Tấn. Mặt Bắc là cửa Thôn đại và củng Thần. Tên hai cửa mặt Bắc có ngụ ý thần phục phương Bắc, tuân theo thánh chỉ của Hoàng đế Bắc quốc.

Vương phủ Nam Viện Ðại Vương ở về mé Tây Nam trong nội thành. T Phong và A Tử đi chơi được nửa ngày thấy chợ búa, phố xá, chùa chiền rất là trù mật, không phải đi coi một lúc mà hết được.

Kiều Phong đã làm Nam Viện Ðại Vương, không phải quản hạt mười sáu châu Yên Vân mà thôi đến cả một giải phủ Ðại Ðồng thuộc đạo Tây Kinh và phủ Ðại Ðịnh thuộc đạo Trung Kinh cũng phải tuân theo lệnh ông. Vì oai quyền quá lớn, ông không thể ở trong doanh trại lụp xụp được đành dọn vào vương phủ.

Kiều Phong trông coi được mấy ngày cảm thấy đầu óc tối tăm, không được phóng khoáng như ở chốn giang hồ, nên rất lấy làm khó chịu. Ông thấy Nam Viện Khu Mật Sứ Gia Luậtb Mạc Ca rất tinh minh mẫn cán, thành thuộc về chính trị, liền giao hết cho y.

Làm quan to kể ra cũng có chỗ hay là trong vương phủ không thiếu gì đồ quý trọng cùng dược liệu hiếm có. A Tử tha hồ mà ăn cao hổ cốt cùng mật gấu, nàng dùng như cơm bữa. Nội thương của nàng mỗi ngày một đỡ. Sang đến mùa đông, nàng đã đi lại được và cử động tự do. Trước hết nàng đi chơi trong nội thành Yên kinh, sau nàng ra chơi cả ngoài thành trong phạm vi mười dặm.

Một hôm trời vừa tạnh mưa tuyết, A Tử mặc áo cừu vào điện Tuyên Giáo của Kiều Phong nói:

- Tỷ phu ơi! Tiểu Muội ở mãi trong thành buồn quá, tỷ phu đưa em đi săn.

Kiều Phong ở trong cung điện lâu ngày cũng phát ngán, nghe A Tử nói vậy thì cả mừng, liền sai thuộc hạ sắp ngựa đi săn. Ông không thích lối săn đem nhiều người đi để bao vây dã thú mà chỉ dẫn mấy tên tùy tùng để phục dịch cho A Tử. Ông lại e làm kinh động đến dân gian, nên chỉ mặc bộ áo da dê như quân sĩ, rồi đeo cung dắt tên cưỡi tuấn mã cùng A Tử ra cửa Củng Thần đi về phía Bắc.

Ðoàn người ra khỏi cửa Củng thần hơn mười dặm, chỉ săn được mấy con thỏ nhỏ.

Kiều Phong nói:

- Chúng ta thử qua mặt Nam coi.

Nói xong bắt ngựa rẽ ra ngã Tây rồi quay xuống phía Nam. Lại đi được hai mươi dặm thì gặp được một con hươu sao chạy xéo qua mặt.

A Tử liền nhắc lấy cung của tên tùy tùng, lắp tên toan bắn. Ngờ đâu cánh tay nàng còn yếu quá không dương cung nổi.

Kiều Phong tay trái quàng sau lưng A Tử nắm lấy cây cung, tay phải kéo dây cung rồi buông tay ra đánh tách một tiếng, mũi tên vừa bay ra, con hươu sao đã ngã lăn xuống đất. Bọn tùy tùng hoan hô rầm lên.

Kiều Phong buông tay A Tử tủm tỉm cười, bỗng thấy mắt nàng ngấn lệ chạy quanh thì lấy làm kỳ hỏi:

- Sao vậy? Cô không muốn ta giúp cô bắn dã thú ư?

A Tử nghe Kiều Phong hỏi nước mắt tràn xuống, nàng nói:

- Tiểu Muội... Tiểu Muội thành người vô dụng mất rồi, dương cái cung tầm thường còn không nổi thì làm được cái gì?

Kiều Phong an ủi nàng:

- Cô đừng nóng nảy, khí lực sẽ dần hồi phục. Nếu sau này không khôi phục lại được nguyên khí thì tôi sẽ rèn luyện phép tập nội công cho, nhất định khí lực sẽ tăng gia.

A Tử đang khóc phá lên cười hỏi: "Tỷ phu nói thật không? Có nhất quyết rèn tiểu Muội tập nội công không?

Kiều Phong đáp:

- Cô hãy yên lòng! Ta nhất định dạy cho cô.

Ðang lúc nói chuyện, bỗng nghe mé Nam có tiếng vó ngựa dồn dập. Kiều Phong nhìn ra thì thấy một đại đội nhân mã đang rong ruổi trên mặt đất đầy tuyết đọng. Ông nhìn phía trước bọn này không thấy cờ hiệu chi hết. Họ toàn là quan binh nước Liêu, chúng đang ca hát vang lừng vui nhộn. Phía sau bọn quan binh có nhiều người bị bắt cột vào khấu đuôi ngựa, tựa hồ đi trận mạc đắc thắng trở về.

Kiều Phong tự hỏi:

- Bên ta có đánh nhau với ai đâu? Vậy chắc đã xảy ra cuộc giao phong ở đâu trở về?

Ông thấy đội quan lính rẽ ra ngã Ðong rồi đi vào thành Nam Kinh, liền quay lại bảo một tên tùy tùng:

- Ngươi lại hỏi bọn kia xem chúng đi đâu về?

Tên tùy tùng đáp:

- Vâng!

Rồi nói tiếp:

- Ðây là bọn anh em thuộc hạ đi kiếm lương về. Nói xong gã phóng ngựa chạy tới chỗ bọn quan binh.

Chạy gần đến nơi, gã lớn tiếng nói mấy câu.

Bọn quan binh nghe Nam Viện Ðại Vương ở đây liền hoan hô ầm ĩ, rồi nhất tề nhảy xuống ngựa tay cầm dây cương dắt ngựa rảo bước đến trước Kiều Phong cúi đầu thi lễ và hô to:

- Ðại Vương thiên tuế!

Kiều Phong giơ tay lên nói:

- Thôi, các ngươi đứng dậy đi! Ông thấy đội quan binh ước chừng dư tám trăm người, trên lưng ngựa chất đầy vải lụa cùng đồ vật và số người bị bắt cũng đến dư tám trăm, phần đông là con gái ít tuổi vàmột số trai tráng. Họ đều mặc y phục người Tống, ai nấy khóc lóc kêu gào, vẻ mặt cực kỳ buồn thảm. Gã đội trưởng nói:

- Bữa nay đến phiên đội binh của tiểu nhân đi kiếm lương thảo may nhờ phúc lớn của Ðại Vương thu lượm được kết quả mỹ mãn.

Ðoạn gã quay bảo binh sĩ:

- Các ngươi lựa chọn lấy những cô gái xinh đẹp cùng những đồ vàng bạc quý giá để dâng Ðại Vương xin Ðại Vương thiên tuế thâu dụng.

Các quân sĩ dạ ran.

Chúng đưa hơn hai chục mỹ nữ đến trước ngựa Kiều Phong, và gói nhiều đồ trang sức vàng bạc, vải vóc vào trong một tấm vải gai. Bọn quan binh Khất Ðan rất tôn kính những bậc anh hùng. Nếu Kiều Phong chịu thu dụng những con gái, lụa là cùng châu báu đi cướp về được thì chúng lấy làm vinh dự lắm.

Ngày trrước, Kiều Phong đến ngoài Ải Nhạn Môn Quan, chính bắt ông đã thấy bọn quan binh nhà Ðại Tống hiếp đáp nhân dân Khất Ðan, lần này ông lại thấy quân binh Khất Ðan đi bắt con dân Ðại Tống. Vẻ mặt những nhười bị bắt bữa nay cũng sầu hổ chẳng khác gì những người Khất Ðan bị bắt ngày nọ.

Kiều Phong ở nước Liêu ít lâu, ông đã biết đại khái về chế độ quân binh trong nước. Nước Liêu đã không phát lương thảo cho quân đội mà cũng không trả tiền lương. Những thức nhu dụng của quan binh đều trông vào các đồ cướp được bên địch. Háng ngày phái bộ đội qua các nước lân bang như Ðại Tống, Tây Hà, Nữ chân, Cao Ly để cướp bắt dân lành. Công việc này họ gọi là"kiếm lương thảo"mà thực ra là hành động của quân cường đạo.

Quan binh triều Tống cũng đi"kiếm lương thảo"bên nước Liêu để báo thù. Vì thế mà nhân dân ở vùng biên giới hai nước cực kì khổ sở, lúc nào cũng nơm nớm lo sợ, sớm lo hôm, tối lo mai.

Kiều Phong trông thấy những hành động cực kì tàn nhẫn vô đạo này nên không muốn làm quan lâu bền. Ông chỉ muốn kéo dài thời gian để vẹn nghĩa với Gia Luật Hồng Cơ rồi cáo quan về ở ẩn. Chủ ý đã định như vậy, nên bất luận với những việc cơ binh trọng đại gì trong nước, ông cũng không phát biểu chủ trương chi hết. Bây giờ trước mắt ông xảy ra thảm trạng ông không khỏi đau thương.

Ông hỏi lại đội trưởng:

- Ngươi đi kiếm lương thảo ở đâu về?

Ðội trưởng kính cẩn đáp:

- Bẩm đại vương! Bọn tiểu nhân di kiếm lương thảo ở ngoài địa hạt Trai Châu nhà Ðại Tống. Từ khi đại vương về đây, thuộc hạ không dám lấy lương thảo trông phạm vi Châu quận nhà.

Kiều Phong nghĩ thầm:

- Nghe lời gã này, thì ra trước nay chúng vẫn cướp bóc của người Tống trong Châu quận này.

Kiều Phong quay lại dùng tiếng Hán hỏi một thiếu nữ điệu đến trước ngựa:

- Ngươi ở đâu?

Thiếu nữ quỳ xuống khóc lóc đáp:

- Tiểu nữ người ở Trương Gia thôn, xin đại nhân mở lòng nhân đức tha cho tiểu nữ về nhà để được đoàn tụ cùng cha mẹ.

Kiều Phong lại ngẩng đầu trông sang bên, thì mấy trăm người bị bắt đều quỳ hết một lượt.

Trong đám này chỉ có một chàng thiếu niên vẫn hiên ngang đứng sững.

Trong số mấy trăm người vừa trai vừa gái bị bắt đều quỳ mọp dưới đất mà một thiếu niên dám hiên ngang đứng sững tỏ rõ thái độ quật cường của gã.

Kiều Phong thấy thiếu niên chừng mười sáu mười bảy tuổi mặt dài, cặp mắt loang loáng, tuyệt không có chút gì khiếp sợ, liền hỏi:

- Chú nhỏ kia! Nhà chú ở đâu?

Thiếu niên đáp:

- Tôi có việc cơ mật cần được bẩm đại vương.

Kiều Phong nói:

- Chú lại đây nói ta nghe!

Gã thiếu niên giơ hai tay bị cột bằng sợi dây thừng rất lớn lên nói:

- Xin đại vương dời ra xa bọn thuộc hạ, việc này không thể để người ngoài nghe thấy được.

Kiều Phong động tính hiếu kỳ, tự hỏi:

- Thằng nhỏ này đã biết gì mà bảo là có việc cơ mật? Gã ở dưới Nam lên hoặc gã có điều chi báo cáo quân tình nhà Ðại Tống? Nhưng ông lại nghĩ rằng: "Gã đã là người Ðại Tống mà đến báo cáo việc cơ mật trong nước cùng người Khất Ðan thì cũng chỉ là một tên Hán gian hèn hạ, đáng khinh. Dù sao gã đã bảo có việc cơ mật trọng đại, âu là ta cũng thử nghe coi cũng chẳng hề chi."

Nghĩ vậy Kiều Phong tung ngựa chạy ra xa mười mấy trượng vẫy tay bảo:

- Chú theo ta lại đây!

Thiếu niên chạy lại giơ hai tay lên nói:

- Xin đại vương hãy cắt dây trói cho tôi đã, tôi sẽ lấy một vật trong bọc để trình đại vương.

Kiều Phong rút đơn đao ở sau lưng ra.

Soạt một tiếng, lưỡi dao bổ xuống, đường đao trông như để bổ dọc gã thiếu niên, nhưng rất đúng vị trí lưỡi dao chỉ chặt đứt dây trói mà không động chạm gì đến tay gã.

Thiếu niên giựt mình chú ý nhìn Kiều Phong hồi lâu.

Kiều Phong tủm tỉm cười tra đao vào vỏ rồi hỏi:

- Nào! Chú có gì đâu đưa ta coi.

Thiếu niên thò tay vào bọc móc ra một vật cầm trong tay nói:

- Ðại vương coi đây sẽ rõ.

Nói xong chạy lại trước ngựa Kiều Phong.

Kiều Phong vừa giơ tay ra đón lấy vùa để mắt trông thì thấy đồ vật cầm trong tay thiếu niên cựa quậy, ông rất lấy làm lạ bảo:

- Chú ruỗi bàn tay ra cho ta coi.

Rồi không đón lấy nữa.

Thiếu niên biết âm mưu mình đã bại lộ, sắc mặt tái mét.

Ðột nhiên gã cầm vật trong tay liệng vào mặt Kiều Phong.

Kiều Phong vung roi ngựa lên hất vật đó xuống đất.

Ông chú ý nhìn thì té ra là một con rắn nhỏ xíu đan sì.

Ông nhíu cặp lông mày rồi không để ý gì đến nữa, chỉ nghĩ thầm:

- Thằng nhỏ này tinh nghịch thật. Dám bắt rắn đem cho mình chơi chắc?

Ông lại để ý nhìn con rắn rớt xuống đất, nó lầp tức nhảy lên há miệng cắn vào đùi ông.

Kiều Phong không ngờ đến con rắn nhỏ xíu này lại tung bay lên được, bất giác giật mình đánh thót một cái, rút chân về.

Con rắn cắn hụt ông, liền đớp ngay vào chân trước con ngựa ông đang cưỡi.

Ngựa bị rắn cắn mình mềm nhũn ra, ngã vật xuống đất.

Kiều Phong đang ngồi trên ngựa nhảy xuống kịp.

Ông thấy con ngựa không hí lên được một tiếng chỉ giãy giụa mấy cái rồi chết ngoẻo.

Thiếu niên xông vào phía trước nhặt lấy con rắn nhỏ trên mình ngựa ra rồi liệng vào người Kiều Phong.

Kiều Phong thấy con rắn nhỏ này nọc độc ghê gớm.

Còn đang lơ lửng trên không, nó đã lè lưỡi lắc lư cái đầu nhảy vào mình, ông không dám chần chừ, vận nội kình vào roi ngựa quất mạnh một cái hất ra xa.

Con rắn bị roi quất mà nó vẫn chưa chết, nó tung bay ra xa ngòi mấy một trượng rơi xuống đống tuyết, quằn quặi một chút rồi quay đi mất hút.

Kiều Phong tuy đã trải qua nhiều phen nguy hiểm bất ngờ, thế mà nghĩ đến lần này ông không khỏi ớn da gà.

Trâu ngựa là những súc vật to lớn, khi mắc bệnh người ta phải dùng liều thuốc hàng nửa cân hay một cân trở lên mới thấu bệnh, chứ không phải chỉ mấy đồng cân hay mấy lạng là đủ như trị bệnh cho người.

Cứ suy đó mà ra thì đủ biết rằng muốn dùng chất độc để đánh chết trâu ngựa, số lượng cũng phải nhiều hơn mới có công hiệu.

Con rắn nhỏ xíu này chỉ đớp một cái mà làm chết được ngựa, thì nọc độc của nó mãnh liệt biết đến đâu mà kể?

Gã thiếu niên đã cầm rắn trong tay được để liệng vào Kiều Phong thì cũng phải là một nhân vật rất lợi hại về cách dùng độc, trị độc.

Kiều Phong từng làm Bang chá Cái Bang.

Những bạn bè trong Bang trị độc kể có đến hàng ngàn hàngvạn.

Chức Tư Không cũng là một tay giỏi về nghề này, nhưng chưa có gì đáng gọi là kỳ lạ.

Ðến con rắn đen sì nhỏ xíu này mới thật là hạn hữu.

Những nhà trị rắn độc ở Cái Bang đều là những người đứng tuổi hoặc người già, trải qua bao lâu năm kinh nghiệm mới lành nghề.

Gã thiếu niên này mới mười sáu mười bảy tuổi mà đã có một bản lãnh tinh vi đến thếthì thật là trên đời này hiếm có.

Kiều Phong nghĩ lại bấy nhiêu điều rồi lẩm bẩm: "Nếu mình không có tâm linh mau lẹ, lại đưa tay ra đón lấy thì uổng mạng rồi còn gì? ."

Quan binh Khất Ðan thấy con ngựa của Kiều Ðại Vương ngã ra chết, tới tấp chạy lại.

Kiều Phong xua tay nói:

- Các ngươi đừng lại đây!

Quan binh nghe ông ra lệnh đều dừng bưóc.

Kiều Phong nhìn xuống con ngựa bạch nằm chết trong đống tuyết bây giờ toàn thân biến ra sắc đen, chẳng khác gì một con hắc mã thì trong lòng kinh hãi vô cùng.

Ông lẩm nhẩm gật đầu, nói:

- Giỏi lắm! Giỏi lắm! Tên chú là gì? Cớ sao lại đến nhằm ta hạ độc thủ?

Thiếu niên mím chặt môi không trả lời.

Kiều Phong nói:

- Ngươi cứ nói đi ta sẽ tha mạng cho?

Thiếu niên nói:

- Ta đến báo thù cho cha mẹ ta không xong, còn nói gì được?

Kiều Phong hỏi:

- Cha mẹ chú là ai? Chẳng lẽ ta giết chết cha mẹ chú ư?

Thiếu niên tiến lên hai bước, giơ tay trỏ vào mặt Kiều Phong vẻ mặt cực kỳ căm phẫn nói:

- Kiều Phong kia! Mi đã giết hại bá phụ lại giết luôn cả gia gia cùng má má ta. Ta căm hận không ăn tươi nuốt sống mi được và xé xác mi ra làm muôn mảnh.

Kiều Phong nghe gã nói đến tên của mình là Kiều Phong lại biểu mình giết hại bá phụ cùng song thân gã tì biết ngay chắc là ngày trước mình đã gây thù oán ở Trung Nguyên.

Ông hỏi:

- Bá phụ và song thân chú là ai?

Thiếu niên đáp:

- Ta không muốn sống nữa nên ta bảo cho ngươi biết làm trai họ Du ở Tụ Hiền Trang chúng ta không phải là phường tham sanh úy tử.

Kiều Phong nghe nói đến họ Du ở Tụ Hiền Trang liền nói:

- Ủa! Ngươi là con cháu song hùng họ Du. Vậy hiền tôn là Du Câu hay Du Nhị Gia rồi.

Ngừng một lát ông nói tiếp:

- Ngày đó ta ở Quí trang bị quần hùng Trung Nguyen vây đánh và bức bách ta phải ứng chiến. Ðó là việc bất đắc dĩ, lệnh tôn cùng lệnh bá phủ đều tự vẫn chết đấy chứ!

Tới đây ông lắc đầu nói tiếp:

- Hỡi ôi! Dù người tự vẫn hay người bị giết cũng chẳng khác gì nhau, vì ngày đó ta cướp mất binh khí của bá phụ cùng gia gia chú đến nỗi các người phải tự vẫn. Chú em ơi! Tên chú là gì?

Thiếu niên đứng phưỡn ngực ra đáp:

- Ta là Du Thản Chi. Ta không cần ngươi hạ sát, ta học lối bá phụ cùng gia gia ta.

Nói xong gã thò tay vào ống bít tất rút ra một lưỡi đoản đao rồi cầm đao đâm ngực.

Kiều Phong vội lấy roi ngựa vung ra quấn lấy lưỡi đoản đao kéo về.

Du Thản Chi cả giận nói:

- Ta muốn tự vẫn, ngươi cũng không cho ư? Quân Liêu tội ác ngập đầu kia! Mi thật lòng lang dạ thú!

Lúc này A Tử đã tung ngựa đến bên Kiều Phong quát lên:

- Thằng quỷ con chưa ráo máu đầu kia! sao dám mở miệng mắng người? Mi muốn chết phải không? Ha! Ha! Muốn chết cũng không dễ đâu!

Du Thản Chi Ðột nhiên thấy một vị tiểu cô nương kiều diễm, gã đứng ngây người ra mà nhìn không nói nên lời.

A Tử nói:

- Tỷ phu ơi! Thằng lỏi này hiểm độc gớm lắm. Gã toan dùng rắn độc để hại tỷ phu. Bây giờ tiểu Muội cũng dùng rắn độc để cắn cho y biết mùi.

Nàng là môn đệ phái Tinh Tú, về môn tà độc thì hiện nay không đâu bằng phái này.

Kiều Phong quay lại bảo tên đội trưởng:

- Bữa nay đi kiếm lương được những thứ gì của người Tống ta cho các ngươi tát, nghe chưa!

Ðọi trưởng mừng quá đáp:

- Ðại Vương có lòng thương thuộc hạ xin đa tạ.

Kiều Phong nói:

- Những quân binh bắt được người Tống đem về cho ta thì sẽ về Vương phủ để lãnh thưởng.

Bọn quan binh mừng rỡ vô cùng đồng thanh nói:

- Bọn tiểu nhân xin thành tâm dâng Ðại Vương hết đâu dám mong lãnh thưởng.

Kiều Phong nói:

- Các ngươi để những kẻ bị bắt lại đây rồi đưa nhau về thành trước đi, và nhớ đến lãnh... thưởng. Ðám quân binh cúi đầu tạ ơn.

Gã đội trưởng nói:

- Bữa nay không được nhiều dã thú, Ðại Vương bắt lấy đám Tống chư (1) này làm "bia thịt." Trước kia Sở Vương ưa món đó lắm. Có điều đáng tiếc là món hôm nay bọn tiểu nhân bắt được phần nhiều đàn bà. Lần sau sẽ bắt những hạng trai tráng nhiều hơn về để Ðại Vương dùng làm bia thịt. Tống chư là lợn Tống. Tiếng nói để tỏ ý khinh bỉ cũng như Liêu cẩu (chó Liêu).

Nói xong thi lễ, kéo quân về.

Câu chúng vừa nói: "Bắt đám lợn Tống làm bia thịt" vừa lọt tai Kiều Phong, khiến ông rùng mình. Tước mắt ông hiện ra cảnh tượng thê thảm. Sở Vương ngày trước từng bắt người Tống làm"bia thịt"khủng khiếp vô nhân đạo biết chừng nào!

Háng trăm người Tống chẳng khác gì loài dã thú hoặc ngồi trên đống tuyết kêu gào hoặc chạy trốn. Những bậc quý nhân Khất Ðan cười ha hả dương cung lắp tên để bắn chết chơi. Còn người nào chạy được xa rồi thì người Khất đan reo hò đuổi theo tựa như cuộc săn đuổi chồn thỏ vậy. Rút cuộc đều bị bắn chết hết. Các trò bắn người này họ gọi là bia thịt. Cảnh tượng thảm khốc này không chỉ một lần mà thôi, người Khất đan coi những vụ đó là thường, họ bàn tán đến luôn, tựa hồ câu chuyện bình thường không có chi lạ.

Kiều Phong đưa mắt nhìn những người bị bắt thì thấy sắc mặt của người nào cũng tái mét, run cầm cập trước ngọn gió heo lạnh buốt.

Trong bọn dân miền biên giới này có nhiều người hiểu tiếng Khất Ðan từng nghe đến chuyện bia thịt lại càng khủng khiếp.

Kiều Phong thở dài sườn sượt, ngó về phía nam rừng núi trùng điệp, bỗng nhớ lại: "Nếu không có người phát giác ra thân thế mình thì đến ngày nay ta vẫn tưởng mình là người nhà Ðại Tống. Ta với bọn người đó cùng nói một thứ tiếng cùng ăn một thứ cơm, có khác chỗ nào đâu? Làm sao đã là người cả lại còn phân chia làm người Khất Ðan, người Ðại Tống, rồi người Nữ Chân, người Cao Ly... Bọn người bên này sang bờ cõi nước kia để kiếm lương rồi bọn người kia lại qua đất bên này để giết người đốt nhà? Người này mắng người kia là "Liêu cẩu" người kia lại mắng người này là "Tống chư."

Trong một lúc không biết bao nhiêu là sóng tư tưởng cuồn cuộn tràn ngập đầu óc ông.

A Tử vẫn nhìn chằm chặp vào Du Thản Chi đang tính toán xem hành hạ gã cách nào đừng để gã chết ngay tức khắc. Nàng lẩm bẩm:

- Mấy bữa nay mình đang buồn đây. Tuy bắt được tên này về nháao bằng bắt được con hươu con hoẳng chơi cho thích?

Rồi nàng reo thầm:

- À phải rồi! Ta hãy đem thử uy lực chiếc Bích Ngọc VưởngÐinh xem thế nào cũng hay! Trước hết ta bắt mấy con rắn độc cho cắn tay phải gã chờ cho chất độc chạy vào trái tim rồi hãy chém tay gã đi. Ðoạn lại cho rắn cắn tay trái và cũng làm theo cách đó có thể tiêu khiển cho mình được bốn năm ngày.

Kiều Phong thấy lũ quan binh nước Liêu đi xa rồi không còn ai nữa liền bảo đám nạn nhân:

- Hôm nay ta tha các người về, vậy các ngươi chạy ngay đi!

Bọn người bị bắt vẫn tưởng Kiều Phong tha cho họ chạy đi rồi lại bắn bia thịt như những lần trước, thành ra họ vẫn thất vọng ngồi yên.

Kiều Phong lại giục:

- Các ngươi về rồi nên rời xa biên giới để khỏi bị chúng đi càn quét về. Ta có cứu các ngươi cũng chỉ đươc một lần mà thôi, chứ không được lần thứ hai đâu.

Bây giờ bọn nạn nhân mới tin là Kiều Phong nói thật reo hò mừng rỡ quỳ mọp cả xuống đập đầu lạy, đồng thanh nói:

- Ơn đức Ðại Vương ơn nặng tày non. Bọn tiểu nhân trở về nhà sẽ cầu trời khấn phật cho Ðại Vương được sống lâu hưởng phúc.

Nên biết rằng bọn dân Tống bị người Liêu càn quét bắt về rồi trừ khi là nhà đại phú có vàng bạc đem đến chuộc về thì không kể còn ngoài ra bị chết trên đất Liêu, thảm cảnh xương trắng quê người đã diễn ra nhiều lần.

Luôn mấy năm Tống cùng Liêu đánh nhau liên miên nên người giàu có đều di cư vào nội địa cả rồi. Bọn dân bị bắt này đều là hạng cùng khổ, làm gì có tiền bạc lụa là để đem chuộc. Họ biết rằng thân phận họ không bằng trâu ngựa, nay được Kiều Phong buông tha cho họ trở về với gia đình thì nỗi vui mừng biết lấy chi cân?

Kiều Phong nhìn thấy bọn nạn nhân vui mừng dắt giúm nhau đi về phía nam, nghĩ thầm:

- Người Khất Ðan mình bắt họ về đây, rồi lại tha họ khiến bọn họ phải nhọc nhằn khiếp sợ một phen thì làm gì còn có ơn đức với ai.

Ông thấy bọn nạn nhân kéo nhau đi mỗi lúc một xa, chỉ còn mình gã Du Thản Chi vẫn phưỡn ngực đứng đó liền hỏi:

- Sao chú không chạy đi? Bây giờ chú về Trung Nguyên đã có lộ phí chưa?

Nói xong ông thò tay vào bọc toan lấy tiền bạc cho gã nhưng bên mình lại không đem theo đồng tiền nào. Lúc móc túi định lấy tiền tiện tay ông móc cái gói nhỏ bằng giấy dầu ra, ông bỗng chua xót trong lòng thấy gói giấy dầu này bọc cuốn Dịch Cân Kinh bằng tiếng Phạn.

Nguyên ngày trước A Châu vào chùa Thiếu Lâm lấy cắp được pho sách này, nàng bắt buộc ông phải nhận lấy cất đi. Nay người mất mà kinh còn, trách nào trông thấy di vật ông chẳng đau thương?

Kiều Phong lại cất gói nhỏ vào bọc buồn rầu nói:

- Bữa nay ta đi săn không mang tiền theo. Nếu chú không có tiền xài đi theo ta về thành mà lấy.

Cặp mắt Du Thản Chi giận như muốn tóe lửa, lớn tiếng quát:

- Gã họ Kiều kia! Mi muốn giết thì giết, muốn mổ thì mổ, hà tất còn dùng ngụy kế để trêu cợt và làm nhục ta. Họ Du này nghèo khổ chết thôi, chứ không thèm nhận một đồng một chữ của mi.

Kiều Phong cho gã nói thế là phải. Mình là kẻ thù giết cha gã mối thù không đội trời chung, dù nói lắm cũng vô ích, liền bảo:

- Ta không giết chú. Chú muốn báo thù thì lúc nào muốn đến tìm ta cũng được.

A Tử vội nói:

- Tỷ phu ơi! Không thể tha gã được! Thằng lõi này độc ác lắm, gã có báo thù cũng không dùng võ công đàng hoàng, mà chỉ dùng thuốc độc hoặc rắn độc. Vô luận là thủ đoạn hèn mạt nào gã cũng dám làm, khiến cho mình biết đâu mà đề phòng. Ðã nhổ cỏ phải nhổ tận gốc mới khỏi lo về sau.

Kiều Phong lắc đầu nói:

- Bước đường giang hồ chỗ nào cũng đầy gai chông nguy hiểm, mình đều bước qua cả rồi. Xem chừng gã thiếu niên này không hạ nổi ta đâu. Ngày trước vì ta nói khích mà bá phụ cùng thân phụ gã tự vẫn chết! Ðó cũng là chuyện vô tình. nhưng món nợ máu đó ta hãy còn chịu đó chưa trả, có lý nào lại giết cả con cháu họ Du nữa.

Du Thản Chi nghe Kiều Phong muốn tha mình mà vị tiểu cô nương cứ khuyên y giết mình. Tuy chàng cũng muốn đi luôn để khỏi sợ Kiều Phong biến đổi lòng dạ. Nhưng mình chạy đi ngay thì làm hại đến uy danh của phụ thân mình. Gã miễn cưỡng tỏ vẻ gan dạ lạnh lùng đứng nhìn hai người.

Kiều Phong nói:

- A Tử! Chúng ta về thôi. Bữa nay chả còn gì mà săn bắn nữa.

A Tử bĩu môi nói:

- Tiểu Muội đã nghĩ cách an bài gã kia đâu vào đấy rồi mà tỷ phu cứ đòi tha gã. Thế rồi tiểu Muội về thành lấy gì mà chơi?

Nói vậy thì nói chứ nàng không dám trái ý Kiều Phong, bắt ngựa quay đầu cùng Kiều Phong dong cương về thành.

Ði được mấy trượng, nàng còn quay đầu lại bảo:

- Thằng lỏi kia! Mi về luyện lấy sáu chục năm võ công nữa rồi hãy tìm đến tỷ phu ta để báo thù!

Nói xong nàng mỉm cười, gia roi cho ngựa chạy nhanh.

Du Thản Chi thấy bọn Kiều Phong đi về phía tây thủy chung vẫn không quay đầu lại mới biết là mình đã thoát chết. Gã lẩm bẩm một mình: "Tên gian tặc này, sao lại không giết ta? Chắc y coi ta chẳng vào đâu, không thèm giết ta cho bẩn tay. Nay y đã làm chức đại vương chi chi đó ở nước Liêu. Từ đây về sau việc báo thù của ta khó lắm rồi. Nhưng rồi cũng có ngày ta phải tìm đến chỗ y."

Gã cắm đầu vừa đi trên đất đầy tuyết phủ vừa tìm con rắn đen nhỏ xíu để bắt nó đem về. Gã đang tìm kiếm bỗng thấy trên bụi cỏ mé tả một gói nhỏ bọc giấy dầu chính là của Kiều Phong vừa đánh rớt.

Gã liền nhặt lên mở ra xem, thì ra là một cuốn sách. Gã giở luôn mấy trang, nhưng trang nào cũng chỉ thấy chi chít những chữ ngoằn ngoèo hoặc khuyên hoặc điểm. Gã chẳng hiểu gì hết.

Nguyên Kiều Phong nhìn thấy vật lại nhớ đến người. Lúc ông đút"Dịch cân Kinh"vào bọc, lòng dạ thẩn thờ, không bỏ kinh vào trong túi lại bỏ ra ngoài, rồi lúc ngựa chạy xốc nên giấy dầu rớt xuống bụi cỏ, mà ông không hay biết, nênDu Thản Chi bắt được.

Gã xem từ đầu đến cuối, mù mịt chẳng hiểu một chữ nào thì nghĩ thầm: "Ðây chắc là chữ Khất Ðan, cuốn sách này hẳn là vật rất hữu dụng của tên gian tặc. Ta không trả lại y, để y khổ sở cho bỏ ghét!"

Du Thản Chi nghĩ mình lấy được cuốn sách của Kiều Phong tất làm khó cho ông, gã cảm thấy có điều khoan khoái trong lòng vì gã cho là thế cũng gỡ gạc được tí chút trong việc báo thù cha gã.

Cố nhiên, mối thâm thù giết cha mẹ, sâu tấy biển cả, không phải vì cái việc cỏn con đó mà Kiều tan, nhưng nó làm phiền cho kẻ thù phải rầy rà bực bội, cũng là hay rồi.

Gã gói cuốn sách lại trong tờ giấy dầu, cất kỹ vào trong túi áo lót mình rồi trông về phía nam mà đi.

Từ ngày còn nhỏ, Du Thản Chi đã theo phụ thân học võ, nhưng tư chất kém cỏi lại thân thể gày yếu nên sức lực cánh tay không sao mạnh lên được.

Bá phụ cùng phụ thân gã đều nổi tiếng anh hùng trong giới võ lâm ở Trung Nguyên, mà gã học võ ba năm chưa ăn thua gì, thật không xứng đáng là con cái nhà danh gia.

Du Thản Chi học võ cho đến ngày mười hai tuổi, phụ thân gã là Du Câu phát ngán, bàn cùng bá phụ gã:

- Không ngờ nhà họ Du ta lại sanh ra con mẻ mọt chẳng bõ để người ta cười cho thúi óc. Hơn nữa khi người ngoài nghe tiếng là con cháu Du Tị Song Hùng ở Tụ Hiền Trang, thì lúc ra tay họ sẽ dùng hết sức và chỉ một chiêu là y tất uổng mạng. Âu là mình cho y học nghề văn để bảo toàn lấy mạng sống hay hơn.

Thế là từ năm mười hai tuổi, Du Thản Chi thôi không học võ nữa theo thầy đồ đọc sách. Song gã đọc sách cũng lại chểnh mảng vì gã còn để tâm nghĩ đến chuyện đâu đâu, Thảnsự học hành luôn luôn bị gián đoạn.

Một hôm sư phụ nhắc lại cho Du Thản Chi câu nói của Ðức Khổng Tử:

- Việc học có siêng năng và nhuyên cần thì mới tìm thấy sự hứng thú.

Gã nói:

- Ngài nói như vậy;nhưng đệ tử chưa hiểu là nói về môn gì. Gia gia dạy đệ tử tập quyền, đệ tử rất siêng năng và chuyên cần mà tuyệt chẳng thấy hứng thú chi hết.

Sư phụ gã tức mình nói:

- Ðức Khổng Tử nói đó là một học thuyết của thánh hiền để dựng nghiệp lớn trên đời, chứ ngài nói đến cái nghề đánh quyền múa thương làm gì?

Du Thản Chi liền nói:

- Ðược lắm! Sư phụ bảo bá phụ cùng gia gia đệ tử đánh qu yền múa thương là chẳng ra gì. Ðệ tử phải đem chuyện này tố với gia gia.

Ðại khái là gã chọc tức để thầy đồ tức mình phải bỏ đi.

Du Câu đã đánh y không biết bao nhiêu lần, song con người như gã càng đánh càng quật cường bướng bỉnh.

Du Câu thấy con hư cứng đầu khó dạy cũng chẳng biết làm thế nào được, chỉ thở dài rồi bỏ mặc gã muốn làm gì thì làm không nói đến nữa.

Vì thế nên Du Thản Chi đã mười bảy tuổi lại con nhà danh giá mà vẫn văn dốt võ nát;chỉ đi theo một người khách trong nhà đi học nghề bắt rắn, suốt ngày chạy lăng xăng trên núi hay dưới đồng.

Từ khi bá phụ cùng phụ thân gã tự vẫn chết, rồi mẫu thân cũng đật đầu vào cột tử tiết theo cha, thì gã lênh đênh cơ khổ, du đảng khắp nơi. Trong tâm gã chỉ muốn đi tìm Kiều Phong để báo thù.

Hôn xảy ra cuộc đại chiến ở Tụ Hiền Trang, gã nấp ở sau nhà để xem đánh nhau nên gã đã nhớ rõ mặt ông.

Gã nghe nói ông là mgười Khất Ðan, thế là cứ ngây ngô đi về hướng Bắc. Tuy gã chủ tâm đi báo thù mà rút cục trong bụng chẳng biết làm thế nào để báo thù.

Một hôm gã đang chạy lăng băng ở miền biên giới rồi gặp bọn kỵ binh Khất Ðan đến bắt đi và tự nhiên gặp Kiều Phong. Âu đó cũng là một chuyện khuôn thiên lừa lọc, không hẹn mà nên.

Gã được Kiều Phong tha rồi, vừa đi vừa nghĩ bụng: Hiện bây giờ mình chạy xa được chừng nào hay chừng nấy để khỏi bị quân Khất Ðan bắt trở lại. Rồi mình sẽ đi bắt rắn độc tìm cách lẻn vào giường Kiều Phong, bỏ rắn vào chăn mền để nó cắn chết kẻ thù. Còn vị tiểu cô nương kia! Trời ơi! Sao mà người nàng đẹp thế!

Gã nhớ đến hình dung A Tử, bất giác luồng nhiệt huyết nổi lên bừng bừng.

Từ nhỏ đến giờ, năm nay gã mười bảy tuổi và đây là lần đầu tiên trong tâm gã nảy ra cảm giác quỷ quái này...

Gã nhớ đến bộ mặt xanh lướt nhưng thanh nhã mĩ miều của cô bé kia, trong lòng gã lại cảm thấy vui sướng vô cùng!

Du Thản Chi cắm đầu đi mau. Một loáng gã đã qua mặt bọn nạn nhân. Vì gã ở dưới nam nên không quen biết ai trong bọn này. Có người kêu gã kết bạn đồng hành nhưng gã cũng mặc, chỉ lủi thủi đi một mình.

Du Thản Chi đi được mười mấy dặm đường thì bụng đói như cào, nhìn đông ngó tây để kiếm xem có thứ gì ăn được không. Nhưng ở giữa cánh đồng bát ngát ngoài cỏ khô cùng tuyết trắng, chẳng có thứ gì nữa.

Gã lẩm bẩm: "Giả tỷ mình là con trâu hay con dê có lẽ lại thú hơn" vì nó gặm cỏ uống tuyết cũng khoan khoái rồi. Hừ! Nhưng nếu mình làm con dê nhiều người ta giêt gia gia, má má là hai con dê già để ăn thịt thì mình có báo thù không? Nhưng báo thù bằng cách nào? Mình lấy sừng húc kẻ đã giết cha mình ư? Cũng vô lý, người ta nuôi trâu nuôi dê là để ăn thịt, làm sao mình lại tính đến chuyện báo thù với chẳng báo thù?

Du Thản Chi vừa nghĩ vơ nghĩ vẩn, bỗng lại nghe thấy tiếng vó ngựa dồn dập.

Ba tên kỵ binh Khất Ðan đang ruổi ngựa trên đất đầy tuyết phủ rầm rập đi đến, chúng vừa thấy gã thì reo hò mừng rỡ.

Một tên quân Khất Ðan vung cái thòng lọng ra chụp vào cổ gã rồi giật mạnh một cái.

Du Thản Chi thấy nghẹt cổ khó thở, vội giơ tay lên đằng ra.

Không ngờ tên quân Khất Ðan huýt lên một tiếng còi rồi giựt cương cho ngựa chạy nhanh.

Du Thản Chi chân đứng không vững, té lăn xuống đất rồi bị tên quân Khất Ðan kéo tuột đi.

Du Thản Chi kêu lên được mấy tiếng thật to, nhưng rồi cổ họng bị rít chặt lại, không kêu được nữa.

Tên quân Khất Ðan sợ cứ kéo như vậy sẽ làm chết Du Thản Chi liền dừng ngựa lại.

Du Thản Chi lóp ngóp bò dậy, vừa nới dây thòng lọng ra một chút thì tên quân Khất Ðan lại giật mạnh một cái khiến cho gã lảo đảo chúi về phía đằng trước hai bước suýt ngã vật xuống.

Ba tên quân Khất Ðan thấy vậy lại cười ồ. Rồi một tên lớn tiếng nói bi bô với Du Thản Chi mấy câu, nhưng gã không hiểu tiếng Khất Ðan chỉ lắc đầu quày quạy.

Tên quân Khất Ðan lại quất ngựa chạy, lần này ngựa chạy nhanh hơn trước.

Du Thản Chi sợ nghẹt cổ họng không thở được phải hấp tấp chạy theo.

Ba tên kỵ binh Khất Ðan trông về hướng tây mà đi. Tuy chúng không cho ngựa phóng nước đại, nhưng so với người đi chân cũng nhanh hơn nhiều.

Du Thản Chi muốn giữ cho khỏi té nhào cứ phải chạy gần. Gã thấy ba tên kỵ binh nhắm về phía Kiều Phong cho ngựa chạy, thì không khỏi hoảng hồn rủa thầm: "Thằng cha Kiều Phong này miệng thơn thớt da ớt ngâm. Y bảo tha mình rồi lại cho quân đuổi theo bắt lại. Phen này bị y bắt nữa chắc khó lòng thoát chết!"

Từ ngày Du Thản Chi lìa cửa lìa nhà đi về phương Bắc, lúc nào cũng nghĩ đến việc báo thù, chứ có biết trời cao đất rộng là gì.

Gã gặp Kiều Phong một cách đột ngột, cảnh cha mẹ gã bị thảm tử hiển hiện ra trước mắt, máu nóng gã sôi lên sùng sục. Gã tưởng liệng rắn độc ra cắn chết được kẻ thù ngay. Song gã liệng không trúng thế là bao nhiêu chí khí lại tiêu tan. Gã tưởng thoát chết là may ngờ đâu lại bị quân Khất Ðan bắt trở lại.

Lần trước bọn Khất Ðan đi kiếm lương bắt được gã cho gã đi theo bọn đàn bà con gái. Dĩ nhiên bọn này đi thong thả thôi, nên gã theo không khó nhọc gì. Chỉ có lúc gã bị bắt, gã bị đánh một sống đao vào sau lưng là hơi đau ê ẩm mà thôi.

Lần này gã bị bắt khác hẳn lần trước, gã đã bị ngựa kéo xềnh xệch một lúc, bây giờ lại phải gần theo kịp ngựa cho khỏi ngã lăn ra. Gã vừa chạy vừa thở hồng hộc trông rất thiểu não.

Mặt đường đầy tuyết rất trơn. Du Thản Chi chỉ chạy được vài chục bước lại trượt chân té nhào xuống. Mỗi lần té là đây thòng lọng lại xiết chặt sau cổ đến trầy da chảy máu.

Tên kỵ binh Khất Ðan vẫn cho ngựa chạy đều đều, không dừng lại lúc nào, và cũng chẳng thèm để ý đến gã sống hay gã chết nữa, cứ thế kéo gã vào thành Nam Kinh. Lúc vào thành Du Thản Chi mình đầy những máu, trông không còn ra hình người nữa. Gã chỉ mong được chóng chết cho khỏi đau đớn.

Vào thành rồi, ba tên kỵ binh Khất đan còn cho ngựa chạy mấy dặm đường nữa mới kéo gã đến một tòa cung điện. Du Thản Chi thấy đường lót đá tảng màu xanh, cổng cao cột lớn chẳng biết đó là cung điện nào.

Dừng lại trong thời gian chừng uống cạn tuần trà, tên quân Khất Ðan lại kéo Du Thản Chi đến một khu sân rộng rồi đột nhiên huýt lên một tiếng sáo, thích cặp giò vào sườn ngựa phóng rất nhanh. Du Thản Chi không ngờ tên quân phóng ngựa một cách đột ngột chỉ chạy được ba bước rồi té nhào.

Tên kỵ binh Khất Ðan miệng huýt sáo liên hồi, kéo Du Thản Chi chuyển qua ba khúc quanh trong sân. Vó ngựa chạy mỗi lúc một nhanh hơn. Mười mấy tên quan binh đứng ngoài xem, reo hò trợ oai. Du Thản Chi nghĩ thầm: à ra bọn chúng lôi ta cách này đến chết đây.

Từ đầu cho đến chân tay gã va vào đá xanh lát dưới đất khiến gã đau đớn khắp mình mẩy. Bọn quan binh Khất Ðan đang cười rộ, đột nhiên nổi lên một giọng cười trong trẻo của một thiếu nữ.

Du Thản Chi giữa lúc hôn mê vẳng tiếng cô gái vừa cười vừa nói:

- Ha ha! Cái diều giấy bằng người này, e rằng khó lòng thả lên được.

Du Thản Chi tự hỏi: Diều giấy người là ai vậy? Gã còn đang nghĩ ngợi, bỗng thấy sau cổ bị rít chặt lại rồi người gã tung lên trên không.

Nguyên tên kỵ mã Khất Ðan phóng ngựa cho chạy thật nhanh, lôi gã tung bay lên tựa như cái diều giấy để làm trò chơi.

Du Thản Chi người tung bay vì ngựa chạy nhanh, cổ gã bị xiết chặt đau điếng người, không còn biết gì nữa. Mồm miệng và lỗ mũi gã bị gió tràn vào đầy rất khó thở.

Bỗng nghe tiếng cô gái vỗ tay cười:

- Hay quá! Hay quá! Quả nhiên chẳng khác gì thả diều giấy.

Du Thản Chi ngoảnh mặt về phía phát ra tiếng cười nói, thì thấy người vỗ tay tươi cười chính là thiếu nữ chim sa cá lặn mình mặc áo tía.

Du Thản Chi nhìn thấy nàng không biết gã vui mừng hay đau thương. Người gã đang bay trên không trung nên không hiểu gã tư tưởng thế nào. Thiếu nữ kiều diễm này chính là A Tử.

Nguyên nàng thấy Kiều Phong buông tha Du Thản Chi, trong bụng không vui. Nàng cưỡi ngựa theo ông đi một lúc rồi cố ý lùi lại sau để bảo bọn tùy tùng đi

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện