Ma Thổi Đèn
Quyển 7 - Chương 38: Vượn trắng
Gà Gô mặc quần áo đi đêm, dẫn theo Hồng cô nương và anh chàng người Miêu, ba người lần mò theo tiếng khóc… dẫn bước tiến vào bóng đêm phía trước. Nơi phát ra tiếng khóc trùng hợp thay lại chính là chỗ tảng đá lớn rơi xuống, càng tới gần, tiếng khóc nức nở nghe càng rõ hơn thống thiết hỗn loạn, giống như một đám người đang cất tiếng ai oán khóc thương. Tiếng khóc theo gió vang vọng trong rừng sâu, tuyệt đối không phải là âm thanh do gió động rừng lay tạo ra.
Gà Gô thấy giữa đêm khuya tự nhiên có âm thanh lạ lùng như vậy thì đâu phải chuyện thường. Anh ta thầm lấy làm kinh ngạc bèn vậnh hết tinh lực, nín thở bước lên phía trước mấy chục bước, thấy trước mắt hiện ra một rừng cổ thụ um tùm rậm rạp, âm thanh quỷ khóc thần sầu đang phát ra từ đó, trong rừng ánh trăng mờ ảo, yêu khí bức người.
Gã dẫn đường người Miêu thấy cảnh tượng như vậy thì sợ hết hồn hết vía, hắn biết không được lên tiếng lúc này, liền ra hiệu bằng tay với Gà Gô và Hồng cô nương , ý bảo đừng tiến lên trước nữa. Đêm hôm khuya khoắt trong rừng sâu làm gì có người, chắc chắn là ác quỷ trong mộ cổ Bình Sơn thấy huyệt mộ bị phá hủy, âm hồn không siêu thoát, cứ lảng vảng quanh đây, ba người chúng ta có ăn phải gan hùm mật gấu cũng chớ lại gần đấy.
Gà Gô đâu thèm để ý đến tay người Miêu, thấy bóng cây kín mít che khuất cả ánh trăng đi sâu vào rừng lúc này chắc không ổn, bèn túm lấy cổ áo gã người Miêu, chỉ lên ngọn cây ra hiệu cho Hồng cô nương, rồi lập tức kéo gã dẫn đường trèo lên một gốc cây to, nhờ chạc cây to khỏe nên ngọn cây đầu cành đều chịu được trọng lượng không nhỏ.
Trong ba người, tay người Miếu vốn là dân bản địa đã quen trèo cây băng rừng, Hồng cô nương và Gà Gô thân thủ lại càng nhanh nhẹn phi phàm, bọn họ trèo lên tán cây không phát ra tiếng động nào, đoạn thu mình nấp trong đám cành lá, từ trên cao lặng lẽ quan sát động tĩnh bên dưới trong ánh trăng mờ ảo.
Dưới ánh trăng, họ thấy sau cánh rừng chính là phần ngọn trên của núi Bình Sơn đã nứt lìa, nằm im lìm đen thui trên mặt đất như một con quái vật khổng lồ đang say ngủ. Mỏm núi đã bị nứt ra thành vô số khe to kẽ nhỏ, với rất nhiều đá vụn vỡ nát bên trong, phần lõi đá phơi bày hết ra ngoài, có điều bọn họ ở quá xa không nhìn rõ được.
Ngay trước tảng đá là ngói vụn và các loại minh khí rơi đầy trên mặt đất, vàng bạc đồng ngọc có cả, hẳn do một thất phải chịu xung lực quá mạnh nên gạch đá minh khí bên trong đều vỡ hết. Trên mặt đất còn có một cố quách tử kim to lớn khác thường nằm nghiêng ngả, trông vô cùng xa hoa lộng lẫy, xung quanh phủ tráp ngọc áo châu, áo châu ở đây chính là tấm vải đính trân châu, trên thân quách khảm đầy ngọc bích.
Tiếc thay cỗ quách tử kim đã vỡ, châu ngọc bên trên nát vụn văng tung tóe khắp mặt đất, trong quách là một chiếc quan tài quét sơn, làm bằng gỗ lim ánh vàng, nắp áo quan đã bị bật tung, chỉ còn một tấm ván thất tinh đậy hờ bên trên. Tấm ván này được làm bằng gỗ sam, kích thước vừa vặn đặt lọt thỏm trong lòng áo quan, được thiết kế nằm dưới nắp quan tài, bên trên đục bảy cái lỗ tròn to bằng đồng xu, có một cái rãnh được khoét để nối liền bảy cái lỗi với nhau, nên gọi là ván thất tinh, phong tục này xuất hiện vào thời Tùy Đường.
Tấm ván thất tinh che hờ lòng quan tài, bên trong tối om không trông thấy gì,hài cốt của viên tường Nguyên kia không rõ đã ra sao, chỉ nghe tiếng khóc ai oán vẫn từ trong rừng vọng lại. Lúc này trong rừng sâu, sương đêm đã giăng dày đặc giữa những gốc cây, ánh trăng cũng bị mây che khuất, bốn bề đều mờ mờ ảo ảo. Ba người Gà Gô nấp trên ngọn cây, tuy nghe thấy tiếng khóc từ bốn phương tám hướng nhưng vẫn không cách nào phân biệt được âm thanh thảm thiết đó xuất phát từ đâu, chỉ đành kiên trì bám trụ, im lặng chờ đợi, hạ thấp nòng súng, mở to cặp mắt cú, chăm chú quan sát động tĩnh dưới gốc cây.
Đang trong lúc nín thở quan sát, Hồng cô nương đột nhiên kéo nhẹ ống tay áo Gà Gô, giơ tay trỏ cỗ quách tử kim, ra hiệu từ chỗ cô ta có thể nhìn thấy điều bất thường dưới đáy quách. Gà Gô nhẹ nhàng di chuyển trên ngọn cây, đổi vị trí, vừa căng mắt ra nhìn đã thấy chột dạ: “Cái gì thế kia?”
Thì ra dưới đáy quách đăng mắc một cánh tay người trắng ởn, cánh tay đó to khỏe thô kệch, năm móng tay dài tới mấy tấc, lông trắng mọc dài tua tủa, thò ra một nửa từ đáy quách, im lìm bất động.
Cương thi có hiện tượng thi biến, bỗng chốc mọc lông khắp người xưa nay được gọi là “hung”, đây cũng là cách gọi khác của xác biết đi, thường nghe có hắc hung, bạch hung và phi mao sát. Nhưng vào thời Dân Quốc, lý luận khoa học đã tiến bộ hơn nhiều so với thời kỳ phong kiến, nên đến Gà Gô cũng biết thi biến mọc lông chỉ là do tác dụng của nấm mốc.
Quan quách đóng kín cả trăm ngàn năm, chỉ cần bên trong không có không khí lưu thông, cổ thây ngàn năm sau khai quan ra vẫn hệt như khi còn sống, nhưng tiếp xúc với không khí rồi, cương thi nhất định sẽ biến đổi trong chớp mắt, sự biến đổi này có liên quan tới vật liệu làm quan quách, cũng như minh khí giấu trong xác chết.
Nếu trong áo quan phủ một lớp vôi xác hay thủy ngân chống ẩm, thi thể ắt sẽ thành xác khô, không bị sinh nấm mốc. Còn nếu cổ thây được ngậm châu ngọc, nút chặt cửu khiếu[33], được bảo quản đúng cách, khi khai quan đã phần đều là xác ướt, bởi tất cả lượng nước trong thi thể vẫn được giữ lại nguyên vẹn, thậm chí cả tóc và móng tay vẫn tiếp tục mọc dài ra trong quan tài suốt trăm năm. Khi tiếp xúc với không khí, lượng nước trong xác chết nhanh chóng tiêu tan, nếu đột ngột tiếp xúc với luồng điện hay sinh vật sống, quá trình sinh nấm càng được thúc đẩy nhanh hơn, thi mao màu trắng xám sẽ nhanh chóng mọc dài, hiện tượng quỷ nhập tràng hay xác chết biết đi đều từ đó mà ra.
Đối với thủ lĩnh Ban Sơn chuyên nghề trộm mộ như Gà Gô, từ hiện tượng thi biến hay quỷ nhập tràng đến những chuyện kỳ quái như xác chết biết đi vồ người đều là bình thường, anh ta đã gặp qua không biết bao nhiêu lần nền chẳng lấy gì làm lạ. Nhưng thấy dưới cỗ tử kim quách nạm châu khảm ngọc kia kẹt cứng một cương thi thì không khỏi lấy làm cổ quái, đỉnh núi Bình Sơn sụp xuống bao bọc mộ thất trong lòng núi, cỗ quách này văng ra từ đó, vừa hay lại ngửa lên trời, lẽ nào bộ quan liền quách này lại không chắc chắn đến nỗi lòi cả cổ thây bên trong ra ngoài? Hay là trong rừng vốn đa có cương thi ẩn mình, nay cỗ tử kim quách rơi trúng, đè cứng dưới áo quan?
Mộ thất này xây trong đỉnh núi, treo lơ lửng giữa trời cao do núi sập đất lở nên quan quách trong mộ mới văng vào rừng rậm, tình huốn này xưa nay e rằng chưa từng có dân trộm mộ nào gặp phải, nên đương nhiên Gà Gô cũng không có kinh nghiệm, trong rừng yêu khí nặng nề, chưa nấm được tình hình cụ thể, anh ta không dám manh động.
Tay người Miêu thấy Gà Gô và Hồng cô nương đều dán mắt vào cỗ quách tử kim, không biết hai người đang nhìn gì, bèn nhanh tay bám chạc cây đu qua, dụi mắt nhìn kỹ, thấy dưới đáy áo quan là một cương thi khắp người mọc toàn lông trắng, gã bất giác túa mồ hôi lạnh.
Cổ nhân có câu: “Con nít miệng hôi sữa, đâu dám nghe tiếng sấm vang chớp giật? Kẻ tiều phu ốm yếu, sao dám hóng tiếng hổ gầm rồng rít?” Nười sống nơi hoang sơ hẻo lánh là đám người mê tín nhất, nỗi sợ hồ ly cương thi đã ăn vào máu tủy, tay người Miêu vừa nhìn thấy cương thi liền tái xám mặt mày, nằm rạp trên ngọn cây run lên bần bật, chỉ hơn mỗi tượng gỗ phỗng đất là còn biết run.
Hồng cô nương bên cạnh thấy tên man di sợ đến nỗi tứ chi tê liệt, dễ thường tuột tay cắm đầu xuống đất như chơi, bèn vội vàng túm lấy lưng hắn. Lúc này tiếng khóc lóc trong rừng đã gần tụ lại, giữa những vạt cây nháo nhác bóng người, va quệt vào cành lá phát ra tiếng lào xào.
Thấy nhân vật chính đã xuất hiện, Gà Gô khẽ xua tay vơi Hồng cô nương và gã người Miêu, ra hiệu: “Không được gây ra bất kỳ tiếng động nào kẻo đánh rắn động cỏ, trước mắt hẵng cứ lo ẩn nấp, nhìn rõ đầu đuôi sự tình rồi hẵng tính.” Tay anh ta còn chưa hạ xuống, bên dưới đã có một đám những bóng đen loi nhoi nhảy tới.
Lúc này sương đêm đã tan bớt, mặt trăng nó ra nửa chừng sau những đám mây, chỉ thấy trong rừng xuất hiện một bầy vượn, già trẻ lớn bé lên tới trăm con, thậm chí có cả những con non đỏ hỏn mới đẻ cũng được vượn mẹ bế theo. Bầy vượn khóc lóc chạy đến, cách cỗ quách tử kim chừng mười mấy bước thì dừng cả lại, có vẻ vô cùng sợ hãi trước cỗ quách vỡ, không dám mon men tới gần nửa bướ cứ đứng xung quanh gãi đầu gãi tai, ôm mặt khóc, nhảy nhót không yên lấy một phút
Gà Gô và Hồng cô nương thấy bầy vượn giống như người ùa vệ hộ tang, không khỏi lấy làm kinh hãi, Gà Gô chột dạ nghĩ: “Hay là cỗ quách kia đè chết một con vượn già lông trắng?” ý nghĩ vừa lóe lên trong óc, anh ta lại nhìn kỹ cánh tay dưới cỗ quách tử kim, quả nhiên dài hơn tay người thường, địch thị là cánh tay vượn, có vẻ một con vượn trong rừng đã bất ngờ gặp phải tai bay vạ gió, chết thảm dưới cỗ áo quan.
Nghe nói muôn loài sinh linh sống trên đời đều có số kẻ nào sống lâu tất bị trời tru đất diệt, nếu may mắn tránh khỏi trùng trùng kiếp nạn mới có thể thoát khỏi nỗi thống khổ của luân hồi, đi vào cõi tiên trường sinh bất lão. Con vượn trắng này nhanh hơn một bước, hay chậm hơn một bước đều sẽ không bị cỗ quách tử kim từ trên trời rơi trúng, nếu không phải số kiếp thì sao đến nỗi chết oan thế này?
Gà Gô nhất thời cũng không chắc mình đoán trúng hay không, đành tiếp tục dõi theo động tĩnh của bầy vượn. Chúng đang vây quanh cỗ quách, khóc than thảm thiết, như muốn nhấc cỗ quan lên để khiêng thi thể con vượn trắng ra nhìn lần cuối, nhưng lại có vẻ sợ hãi thứ gì đó, vừa hò nhau tiến lên nửa bước lại kêu choe chóe như có lửa đốt đít, nhảy thụt về sau.
Ba người ở trên cây nhìn rõ mồn một, không ai biết vì sao bầy vượn lại sợ cỗ quách tử kim đến vậy, chả nhẽ chúng cũng biết cái bánh tông trong áo quan vô cùng lợi hại? Có câu: “Bánh tông Thần Châu, quỷ Liễu Châu”, trong số những sản vật địa phương nổi danh nhất vùng Thần Châu Tương Tây, ngoài chu sa được gọi là Thần Châu Sa và Miêu khí Thần Châu, còn phải kể đến cương thi. Nơi đây có tập quán hành cương tống xác lâu đời, truyền thuyết thi biến cũng nhiều hơn cả, nên vào núi Bình Sơn Tương Tây gặp phải thi biến cũng không có gì là lạ, e rằng ngay cả vượn vọp trên núi cũng biết không được tùy tiện chạm vào cổ thây.
Gà người Miêu kia sợ hồ ly cương thi chứ không sợ vượn, bởi lưu vực sông Mãnh Động thường xuất hiện vượn hoang kéo bầy, ở Lão Hùng Lĩnh cũng có Bạch Hầu động xa gần nức tiếng, đám vượn này là một trong những kẻ thù của thương nhân qua lại nơi núi sâu rừng thẳm. Chúng biết người qua đường trên người lúc nào cũng có rượu nước lương khô, bèn nấp trong rừng cây rậm lây đá chọi người, sau đó cướp lấy thức ăn, nên dân bản địa dẫn đường cho thương khách qua đây đều biết hát “vượn ca”, xua đuổi bầy vượn quấy nhiễu.
Gà Gô rất giỏi khẩu kỹ, cũng biết hát “vượn ca, vượn tán” đuổi vượn, có điều lúc này bầy vượn đông nhung nhúc vây quanh cỗ quách tử kim nhảy nhót khóc thương, hành động rất khác thường, trước khi biết rõ đầu đuôi sự tình thì không nên động thủ, anh ta bèn ra hiệu cho hai người đồng hành cứ ở trên cây quan sát, không được làm kinh động bầy vượn.
Lúc này trong hang trăm con vượn nhốn nháo vòng quanh cỗ quách, có một con nom nhanh nhẹn nhìn xa trông rộng, đi đi lại lại mấy vòng liền ngồi thụp xuống, nhặt đá chọi thẳng vào áo quan, lũ vượn còn lại lũ lượt học theo, hang trăm hòn đá rào rào như mưa rơi xuống cỗ quách tử kim, nhưng bên trong quách vẫn yên lặng như tờ, không chút động tĩnh.
Gà Gô nhủ thầm: “Lũ vượn này khôn thật, còn biết ném đá dò đường, không biết chúng rốt cuộc định làm gì, mình cứ yên lặng theo dõi xem sao.” Đoạn lại nghĩ: “Cỗ quách bị trận mưa đá tấn công tới tấp vẫn không có động tĩnh gì, xem ra lũ vượn phải tới gần thôi…”
Vừa nghĩ đến đó, quả nhiên thấy mấy con vượn to gan nhanh nhẹn chui ra khỏi bầy, một con trong số đó có vẻ hơi sợ sệt, giữa chừng muốn quay đầu bỏ chạy, liền bị một con vượn đực vừa cào vừa cắn đuổi ra. Năm sáu con vượn rón rén lại gần cỗ quách tử kim nặng nề âm khí, không thôi gãi đầu gãi tai kêu chí chách, rõ ràng vừa sợ vừa sốt ruột, chỉ muốn lập tức khiêng cỗ quách sang bên nhưng lại e thứ ghê gớm bên trong đột nhiên xuất hiện, cứ thấp thà thập thò, mãi mới thu hết can đảm tiến lên phía trước song vẫn cảnh giác nhìn quanh, chỉ cần thấy gió động cỏ lay là lập tức cong đuôi bỏ chạy.
Đúng lúc ấy, cánh tay con vượn trắng bị đè dưới cỗ áo quan đột nhiên động đậy, không biết là hoàn dương hay bị quỷ nhập tràng, khiến mấy con vượn đứng gần sợ đến long tóc dựng đứng, nhảy lên tưng tưng rồi phóng tót về phía bầy vượn. Những con còn lại cũng sợ hãi không kém, lập tức bỏ chạy tán loạn.
Nhưng chỉ lát sau, chúng lại từ đằng xa thò đầu thò cổ nhìn về chỗ áo quan, chí chóe ầm ĩ một hồi mới vây quanh cỗ quách tử kim lần nữa. Gà Gô đứng ngoài quan sát, cũng thấy sốt ruột thay cho lũ vượn. Bầy vượn sau phút hoảng sợ đã dần trấn tĩnh lại, phát hiện ra con vượn trắng bị đè dưới cỗ quách hình như vẫn còn sống thì nhảy tưng tưng trong bụi cây tỏ vẻ vui mừng.
Tức thì có mấy con vượn cong đuôi mò tới, thò tay sờ sẫm vào cỗ áo quan như muốn khiêng nó đi, khổ nỗi không biết bắt đầu từ đâu, nên cứ nhảy tới nhảy lui. Một con vượn già cụt đuôi, dáng vẻ to cao, có vẻ cam đảm nhất bọn, sau mấy lần xem xét thấy bên trong áo quan không có gì bất thường bèn tung người nhảy lên tấm ván thất tinh, định lôi tấm gỗ ấy ra.
Đúng lúc đó, một làn khí đen bỗng trồi lên từ trong áo quan, một cỗ cổ thây ngồi bật dậy. Cương thi này cao to vạm vỡ, mặt đỏ tía như gan bò, đầu không đội mũ, tóc tai rũ rượi, dáng vẻ vô cùng quyền quý. Xác chết bật dậy nhanh như điện, con vượn cụt đuôi chưa kịp phản ứng đã bị cương thi lôi tuột vào trong áo quan, kêu ré lên thảm thiết. Cỗ quách tử kim vừa sâu vừa tối, từ trên cây nhìn xuống không thấy được tình hình bên trong, chỉ nghe con vượn cụt đuôi đang ré lên thất thanh đột nhiên im bặt, bên trong cỗ quách lại lặng như tờ.
Gà Gô thấy giữa đêm khuya tự nhiên có âm thanh lạ lùng như vậy thì đâu phải chuyện thường. Anh ta thầm lấy làm kinh ngạc bèn vậnh hết tinh lực, nín thở bước lên phía trước mấy chục bước, thấy trước mắt hiện ra một rừng cổ thụ um tùm rậm rạp, âm thanh quỷ khóc thần sầu đang phát ra từ đó, trong rừng ánh trăng mờ ảo, yêu khí bức người.
Gã dẫn đường người Miêu thấy cảnh tượng như vậy thì sợ hết hồn hết vía, hắn biết không được lên tiếng lúc này, liền ra hiệu bằng tay với Gà Gô và Hồng cô nương , ý bảo đừng tiến lên trước nữa. Đêm hôm khuya khoắt trong rừng sâu làm gì có người, chắc chắn là ác quỷ trong mộ cổ Bình Sơn thấy huyệt mộ bị phá hủy, âm hồn không siêu thoát, cứ lảng vảng quanh đây, ba người chúng ta có ăn phải gan hùm mật gấu cũng chớ lại gần đấy.
Gà Gô đâu thèm để ý đến tay người Miêu, thấy bóng cây kín mít che khuất cả ánh trăng đi sâu vào rừng lúc này chắc không ổn, bèn túm lấy cổ áo gã người Miêu, chỉ lên ngọn cây ra hiệu cho Hồng cô nương, rồi lập tức kéo gã dẫn đường trèo lên một gốc cây to, nhờ chạc cây to khỏe nên ngọn cây đầu cành đều chịu được trọng lượng không nhỏ.
Trong ba người, tay người Miếu vốn là dân bản địa đã quen trèo cây băng rừng, Hồng cô nương và Gà Gô thân thủ lại càng nhanh nhẹn phi phàm, bọn họ trèo lên tán cây không phát ra tiếng động nào, đoạn thu mình nấp trong đám cành lá, từ trên cao lặng lẽ quan sát động tĩnh bên dưới trong ánh trăng mờ ảo.
Dưới ánh trăng, họ thấy sau cánh rừng chính là phần ngọn trên của núi Bình Sơn đã nứt lìa, nằm im lìm đen thui trên mặt đất như một con quái vật khổng lồ đang say ngủ. Mỏm núi đã bị nứt ra thành vô số khe to kẽ nhỏ, với rất nhiều đá vụn vỡ nát bên trong, phần lõi đá phơi bày hết ra ngoài, có điều bọn họ ở quá xa không nhìn rõ được.
Ngay trước tảng đá là ngói vụn và các loại minh khí rơi đầy trên mặt đất, vàng bạc đồng ngọc có cả, hẳn do một thất phải chịu xung lực quá mạnh nên gạch đá minh khí bên trong đều vỡ hết. Trên mặt đất còn có một cố quách tử kim to lớn khác thường nằm nghiêng ngả, trông vô cùng xa hoa lộng lẫy, xung quanh phủ tráp ngọc áo châu, áo châu ở đây chính là tấm vải đính trân châu, trên thân quách khảm đầy ngọc bích.
Tiếc thay cỗ quách tử kim đã vỡ, châu ngọc bên trên nát vụn văng tung tóe khắp mặt đất, trong quách là một chiếc quan tài quét sơn, làm bằng gỗ lim ánh vàng, nắp áo quan đã bị bật tung, chỉ còn một tấm ván thất tinh đậy hờ bên trên. Tấm ván này được làm bằng gỗ sam, kích thước vừa vặn đặt lọt thỏm trong lòng áo quan, được thiết kế nằm dưới nắp quan tài, bên trên đục bảy cái lỗ tròn to bằng đồng xu, có một cái rãnh được khoét để nối liền bảy cái lỗi với nhau, nên gọi là ván thất tinh, phong tục này xuất hiện vào thời Tùy Đường.
Tấm ván thất tinh che hờ lòng quan tài, bên trong tối om không trông thấy gì,hài cốt của viên tường Nguyên kia không rõ đã ra sao, chỉ nghe tiếng khóc ai oán vẫn từ trong rừng vọng lại. Lúc này trong rừng sâu, sương đêm đã giăng dày đặc giữa những gốc cây, ánh trăng cũng bị mây che khuất, bốn bề đều mờ mờ ảo ảo. Ba người Gà Gô nấp trên ngọn cây, tuy nghe thấy tiếng khóc từ bốn phương tám hướng nhưng vẫn không cách nào phân biệt được âm thanh thảm thiết đó xuất phát từ đâu, chỉ đành kiên trì bám trụ, im lặng chờ đợi, hạ thấp nòng súng, mở to cặp mắt cú, chăm chú quan sát động tĩnh dưới gốc cây.
Đang trong lúc nín thở quan sát, Hồng cô nương đột nhiên kéo nhẹ ống tay áo Gà Gô, giơ tay trỏ cỗ quách tử kim, ra hiệu từ chỗ cô ta có thể nhìn thấy điều bất thường dưới đáy quách. Gà Gô nhẹ nhàng di chuyển trên ngọn cây, đổi vị trí, vừa căng mắt ra nhìn đã thấy chột dạ: “Cái gì thế kia?”
Thì ra dưới đáy quách đăng mắc một cánh tay người trắng ởn, cánh tay đó to khỏe thô kệch, năm móng tay dài tới mấy tấc, lông trắng mọc dài tua tủa, thò ra một nửa từ đáy quách, im lìm bất động.
Cương thi có hiện tượng thi biến, bỗng chốc mọc lông khắp người xưa nay được gọi là “hung”, đây cũng là cách gọi khác của xác biết đi, thường nghe có hắc hung, bạch hung và phi mao sát. Nhưng vào thời Dân Quốc, lý luận khoa học đã tiến bộ hơn nhiều so với thời kỳ phong kiến, nên đến Gà Gô cũng biết thi biến mọc lông chỉ là do tác dụng của nấm mốc.
Quan quách đóng kín cả trăm ngàn năm, chỉ cần bên trong không có không khí lưu thông, cổ thây ngàn năm sau khai quan ra vẫn hệt như khi còn sống, nhưng tiếp xúc với không khí rồi, cương thi nhất định sẽ biến đổi trong chớp mắt, sự biến đổi này có liên quan tới vật liệu làm quan quách, cũng như minh khí giấu trong xác chết.
Nếu trong áo quan phủ một lớp vôi xác hay thủy ngân chống ẩm, thi thể ắt sẽ thành xác khô, không bị sinh nấm mốc. Còn nếu cổ thây được ngậm châu ngọc, nút chặt cửu khiếu[33], được bảo quản đúng cách, khi khai quan đã phần đều là xác ướt, bởi tất cả lượng nước trong thi thể vẫn được giữ lại nguyên vẹn, thậm chí cả tóc và móng tay vẫn tiếp tục mọc dài ra trong quan tài suốt trăm năm. Khi tiếp xúc với không khí, lượng nước trong xác chết nhanh chóng tiêu tan, nếu đột ngột tiếp xúc với luồng điện hay sinh vật sống, quá trình sinh nấm càng được thúc đẩy nhanh hơn, thi mao màu trắng xám sẽ nhanh chóng mọc dài, hiện tượng quỷ nhập tràng hay xác chết biết đi đều từ đó mà ra.
Đối với thủ lĩnh Ban Sơn chuyên nghề trộm mộ như Gà Gô, từ hiện tượng thi biến hay quỷ nhập tràng đến những chuyện kỳ quái như xác chết biết đi vồ người đều là bình thường, anh ta đã gặp qua không biết bao nhiêu lần nền chẳng lấy gì làm lạ. Nhưng thấy dưới cỗ tử kim quách nạm châu khảm ngọc kia kẹt cứng một cương thi thì không khỏi lấy làm cổ quái, đỉnh núi Bình Sơn sụp xuống bao bọc mộ thất trong lòng núi, cỗ quách này văng ra từ đó, vừa hay lại ngửa lên trời, lẽ nào bộ quan liền quách này lại không chắc chắn đến nỗi lòi cả cổ thây bên trong ra ngoài? Hay là trong rừng vốn đa có cương thi ẩn mình, nay cỗ tử kim quách rơi trúng, đè cứng dưới áo quan?
Mộ thất này xây trong đỉnh núi, treo lơ lửng giữa trời cao do núi sập đất lở nên quan quách trong mộ mới văng vào rừng rậm, tình huốn này xưa nay e rằng chưa từng có dân trộm mộ nào gặp phải, nên đương nhiên Gà Gô cũng không có kinh nghiệm, trong rừng yêu khí nặng nề, chưa nấm được tình hình cụ thể, anh ta không dám manh động.
Tay người Miêu thấy Gà Gô và Hồng cô nương đều dán mắt vào cỗ quách tử kim, không biết hai người đang nhìn gì, bèn nhanh tay bám chạc cây đu qua, dụi mắt nhìn kỹ, thấy dưới đáy áo quan là một cương thi khắp người mọc toàn lông trắng, gã bất giác túa mồ hôi lạnh.
Cổ nhân có câu: “Con nít miệng hôi sữa, đâu dám nghe tiếng sấm vang chớp giật? Kẻ tiều phu ốm yếu, sao dám hóng tiếng hổ gầm rồng rít?” Nười sống nơi hoang sơ hẻo lánh là đám người mê tín nhất, nỗi sợ hồ ly cương thi đã ăn vào máu tủy, tay người Miêu vừa nhìn thấy cương thi liền tái xám mặt mày, nằm rạp trên ngọn cây run lên bần bật, chỉ hơn mỗi tượng gỗ phỗng đất là còn biết run.
Hồng cô nương bên cạnh thấy tên man di sợ đến nỗi tứ chi tê liệt, dễ thường tuột tay cắm đầu xuống đất như chơi, bèn vội vàng túm lấy lưng hắn. Lúc này tiếng khóc lóc trong rừng đã gần tụ lại, giữa những vạt cây nháo nhác bóng người, va quệt vào cành lá phát ra tiếng lào xào.
Thấy nhân vật chính đã xuất hiện, Gà Gô khẽ xua tay vơi Hồng cô nương và gã người Miêu, ra hiệu: “Không được gây ra bất kỳ tiếng động nào kẻo đánh rắn động cỏ, trước mắt hẵng cứ lo ẩn nấp, nhìn rõ đầu đuôi sự tình rồi hẵng tính.” Tay anh ta còn chưa hạ xuống, bên dưới đã có một đám những bóng đen loi nhoi nhảy tới.
Lúc này sương đêm đã tan bớt, mặt trăng nó ra nửa chừng sau những đám mây, chỉ thấy trong rừng xuất hiện một bầy vượn, già trẻ lớn bé lên tới trăm con, thậm chí có cả những con non đỏ hỏn mới đẻ cũng được vượn mẹ bế theo. Bầy vượn khóc lóc chạy đến, cách cỗ quách tử kim chừng mười mấy bước thì dừng cả lại, có vẻ vô cùng sợ hãi trước cỗ quách vỡ, không dám mon men tới gần nửa bướ cứ đứng xung quanh gãi đầu gãi tai, ôm mặt khóc, nhảy nhót không yên lấy một phút
Gà Gô và Hồng cô nương thấy bầy vượn giống như người ùa vệ hộ tang, không khỏi lấy làm kinh hãi, Gà Gô chột dạ nghĩ: “Hay là cỗ quách kia đè chết một con vượn già lông trắng?” ý nghĩ vừa lóe lên trong óc, anh ta lại nhìn kỹ cánh tay dưới cỗ quách tử kim, quả nhiên dài hơn tay người thường, địch thị là cánh tay vượn, có vẻ một con vượn trong rừng đã bất ngờ gặp phải tai bay vạ gió, chết thảm dưới cỗ áo quan.
Nghe nói muôn loài sinh linh sống trên đời đều có số kẻ nào sống lâu tất bị trời tru đất diệt, nếu may mắn tránh khỏi trùng trùng kiếp nạn mới có thể thoát khỏi nỗi thống khổ của luân hồi, đi vào cõi tiên trường sinh bất lão. Con vượn trắng này nhanh hơn một bước, hay chậm hơn một bước đều sẽ không bị cỗ quách tử kim từ trên trời rơi trúng, nếu không phải số kiếp thì sao đến nỗi chết oan thế này?
Gà Gô nhất thời cũng không chắc mình đoán trúng hay không, đành tiếp tục dõi theo động tĩnh của bầy vượn. Chúng đang vây quanh cỗ quách, khóc than thảm thiết, như muốn nhấc cỗ quan lên để khiêng thi thể con vượn trắng ra nhìn lần cuối, nhưng lại có vẻ sợ hãi thứ gì đó, vừa hò nhau tiến lên nửa bước lại kêu choe chóe như có lửa đốt đít, nhảy thụt về sau.
Ba người ở trên cây nhìn rõ mồn một, không ai biết vì sao bầy vượn lại sợ cỗ quách tử kim đến vậy, chả nhẽ chúng cũng biết cái bánh tông trong áo quan vô cùng lợi hại? Có câu: “Bánh tông Thần Châu, quỷ Liễu Châu”, trong số những sản vật địa phương nổi danh nhất vùng Thần Châu Tương Tây, ngoài chu sa được gọi là Thần Châu Sa và Miêu khí Thần Châu, còn phải kể đến cương thi. Nơi đây có tập quán hành cương tống xác lâu đời, truyền thuyết thi biến cũng nhiều hơn cả, nên vào núi Bình Sơn Tương Tây gặp phải thi biến cũng không có gì là lạ, e rằng ngay cả vượn vọp trên núi cũng biết không được tùy tiện chạm vào cổ thây.
Gà người Miêu kia sợ hồ ly cương thi chứ không sợ vượn, bởi lưu vực sông Mãnh Động thường xuất hiện vượn hoang kéo bầy, ở Lão Hùng Lĩnh cũng có Bạch Hầu động xa gần nức tiếng, đám vượn này là một trong những kẻ thù của thương nhân qua lại nơi núi sâu rừng thẳm. Chúng biết người qua đường trên người lúc nào cũng có rượu nước lương khô, bèn nấp trong rừng cây rậm lây đá chọi người, sau đó cướp lấy thức ăn, nên dân bản địa dẫn đường cho thương khách qua đây đều biết hát “vượn ca”, xua đuổi bầy vượn quấy nhiễu.
Gà Gô rất giỏi khẩu kỹ, cũng biết hát “vượn ca, vượn tán” đuổi vượn, có điều lúc này bầy vượn đông nhung nhúc vây quanh cỗ quách tử kim nhảy nhót khóc thương, hành động rất khác thường, trước khi biết rõ đầu đuôi sự tình thì không nên động thủ, anh ta bèn ra hiệu cho hai người đồng hành cứ ở trên cây quan sát, không được làm kinh động bầy vượn.
Lúc này trong hang trăm con vượn nhốn nháo vòng quanh cỗ quách, có một con nom nhanh nhẹn nhìn xa trông rộng, đi đi lại lại mấy vòng liền ngồi thụp xuống, nhặt đá chọi thẳng vào áo quan, lũ vượn còn lại lũ lượt học theo, hang trăm hòn đá rào rào như mưa rơi xuống cỗ quách tử kim, nhưng bên trong quách vẫn yên lặng như tờ, không chút động tĩnh.
Gà Gô nhủ thầm: “Lũ vượn này khôn thật, còn biết ném đá dò đường, không biết chúng rốt cuộc định làm gì, mình cứ yên lặng theo dõi xem sao.” Đoạn lại nghĩ: “Cỗ quách bị trận mưa đá tấn công tới tấp vẫn không có động tĩnh gì, xem ra lũ vượn phải tới gần thôi…”
Vừa nghĩ đến đó, quả nhiên thấy mấy con vượn to gan nhanh nhẹn chui ra khỏi bầy, một con trong số đó có vẻ hơi sợ sệt, giữa chừng muốn quay đầu bỏ chạy, liền bị một con vượn đực vừa cào vừa cắn đuổi ra. Năm sáu con vượn rón rén lại gần cỗ quách tử kim nặng nề âm khí, không thôi gãi đầu gãi tai kêu chí chách, rõ ràng vừa sợ vừa sốt ruột, chỉ muốn lập tức khiêng cỗ quách sang bên nhưng lại e thứ ghê gớm bên trong đột nhiên xuất hiện, cứ thấp thà thập thò, mãi mới thu hết can đảm tiến lên phía trước song vẫn cảnh giác nhìn quanh, chỉ cần thấy gió động cỏ lay là lập tức cong đuôi bỏ chạy.
Đúng lúc ấy, cánh tay con vượn trắng bị đè dưới cỗ áo quan đột nhiên động đậy, không biết là hoàn dương hay bị quỷ nhập tràng, khiến mấy con vượn đứng gần sợ đến long tóc dựng đứng, nhảy lên tưng tưng rồi phóng tót về phía bầy vượn. Những con còn lại cũng sợ hãi không kém, lập tức bỏ chạy tán loạn.
Nhưng chỉ lát sau, chúng lại từ đằng xa thò đầu thò cổ nhìn về chỗ áo quan, chí chóe ầm ĩ một hồi mới vây quanh cỗ quách tử kim lần nữa. Gà Gô đứng ngoài quan sát, cũng thấy sốt ruột thay cho lũ vượn. Bầy vượn sau phút hoảng sợ đã dần trấn tĩnh lại, phát hiện ra con vượn trắng bị đè dưới cỗ quách hình như vẫn còn sống thì nhảy tưng tưng trong bụi cây tỏ vẻ vui mừng.
Tức thì có mấy con vượn cong đuôi mò tới, thò tay sờ sẫm vào cỗ áo quan như muốn khiêng nó đi, khổ nỗi không biết bắt đầu từ đâu, nên cứ nhảy tới nhảy lui. Một con vượn già cụt đuôi, dáng vẻ to cao, có vẻ cam đảm nhất bọn, sau mấy lần xem xét thấy bên trong áo quan không có gì bất thường bèn tung người nhảy lên tấm ván thất tinh, định lôi tấm gỗ ấy ra.
Đúng lúc đó, một làn khí đen bỗng trồi lên từ trong áo quan, một cỗ cổ thây ngồi bật dậy. Cương thi này cao to vạm vỡ, mặt đỏ tía như gan bò, đầu không đội mũ, tóc tai rũ rượi, dáng vẻ vô cùng quyền quý. Xác chết bật dậy nhanh như điện, con vượn cụt đuôi chưa kịp phản ứng đã bị cương thi lôi tuột vào trong áo quan, kêu ré lên thảm thiết. Cỗ quách tử kim vừa sâu vừa tối, từ trên cây nhìn xuống không thấy được tình hình bên trong, chỉ nghe con vượn cụt đuôi đang ré lên thất thanh đột nhiên im bặt, bên trong cỗ quách lại lặng như tờ.
Bình luận truyện