Mãi Không Nhắm Mắt
Chương 47
Khánh Xuân mơ thấy mình đang ở trên Kim Sơn Lĩnh.
Lá vẫn rụng và hình như vẫn đang là mùa thu. Rừng cây hiu hắt hoang vắng và thê lương, gió rất mạnh và rất lạnh thổi làn sương mỏng tản đi khắp mọi nơi, đồng thời cũng làm khô không khí ẩm thấp vào sáng sớm. Mặt trời lên, vẻ thê lương của cảnh vật đã được thay thế bằng một vẻ đẹp thanh khiết trong ngần. Nhìn cảnh mặt trời mọc, con người thường có cảm giác là mình được tiếp thêm sức mạnh, tinh thần cũng hưng phấn hơn. Cây cỏ cũng trở nên tươi tắn hơn, có sức sống hơn. Tất cả đã khiến Khánh Xuân tràn trề tự tin, tràn trề hy vọng và tiếp tục leo lên cao. Vạn lý trường thành ẩn ẩn hiện hiện trong tầm mắt cô, mặt trời đang mang ánh sáng đến cho trường thành nhưng cũng tạo nên nhiều mảng tối, những mảng tối này càng tôn vinh sự hùng vĩ của trường thành, đồng thời cũng đem lại cho con người cảm giác vừa bi thương vừa hùng tráng. Đối diện với những mảng tối sáng ấy, con người chạnh nghĩ đến quy luật của tử sinh, đồng thời cũng cảm nhận được lằn ranh giữa sự sống và cái chết.
Khánh Xuân không cảm thấy lạnh, leo một hơi đến tận đỉnh cao nhất của Trường Thành. Cô phòng tầm mắt nhìn về phía cửa Cổ Bắc, ngắm nhìn núi Vụ Linh lẩn khuất trong sương, ngắm nhìn thành Bắc Kinh ẩn hiện ngút ngàn tầm mắt...
Nhưng Khánh Xuân không nhìn thấy Tiêu Đồng!
Tỉnh dậy cô mới nhớ ra rằng, lúc này anh vẫn còn đang nằm trong “ngôi nhà thái bình” của bệnh viện, tấm vải trắng tinh khiết phủ lấy toàn thân anh. Cũng như cô, anh đang cô độc. Sáng sớm nay, khi cô vừa về đến bệnh viện thì ca cấp cứu ngắn cũng vừa kết thúc. Bác sĩ cầm tờ giấy giám định tử vong trên tay, yêu cầu đại diện đơn vị hoặc người thân ký tên xác nhận, đồng chí đại diện công an Quảng Châu đưa cho đại đại diện công an tỉnh. Đồng chí này đang phân vân do dự thì Khánh Xuân xuất hiện.
- Đồng chí Âu đến thật vừa may, ở đây cần một chữ ký. - Đồng chí công an tỉnh nói - Cô hãy ký vào đây, có thể coi cậu ta là người của các đồng chí, chúng tôi ký không tiện lắm.
- Tiêu Đồng đâu?
- Đã đưa xuống “ngôi nhà thái bình” rồi. Khi đưa cậu ta về đến đây thì không kịp nữa rồi.
- Tôi muốn gặp Tiêu Đồng.
Đồng chí công an tỉnh do dự giây lâu rồi cũng đồng ý giúp cô liên hệ với nhân viên trông coi nhà xác rồi đưa cô đến “ngôi nhà thái bình”. Không có ai ngoài Tiêu Đồng đang nằm ở trong đó. Đồng chí Quảng Đông ngại rằng cô là con gái, trông thấy người chết sẽ rất sợ hãi nên chủ động lật tấm vải trắng đang phủ trên mặt anh, cho cô nhìn lướt qua rồi đậy lại ngay nhưng Khánh Xuân đã nói:
- Làm phiền mọi người ra ngoài đợi tôi, tôi muốn ngồi với Tiêu Đồng một lát.
Đồng chí công an Quảng Đông cùng với nhân viên nhà xác đưa mắt nhìn nhau và hình như cả hai đều khâm phục trước sự can đảm cũng như tình đồng đội của cô, lặng lẽ đi ra ngoài. Cô ngồi bên cạnh anh, nhẹ nhàng lật tấm vải che mặt anh. Gương mặt anh bình thản và an nhiên, chẳng có một nét nào của sự đau đớn và sợ hãi. Cô chợt nhớ, khi những viên đạn từ khẩu súng của Âu Dương Lan Lan ghim vào người anh, gương mặt anh cũng thanh thản như thế này. Đối diện với họng súng căm thù, anh vẫn nói gì đó với Âu Dương Lan Lan. Anh nói những gì nhỉ? Nói về đứa con chăng? Cũng có thể anh không nghĩ rằng mình sẽ chết, cũng có thể là anh đã nghĩ đến nhưng lại ngẩng đầu đối mặt với nó. Rồi cô nhớ lại đêm qua, trong phòng ngủ của khách sạn Thiên Nga Trắng, Tiêu Đồng ôm lấy cô và nói một câu vô cùng tuyệt vọng. Anh nói giữa hai người không có duyên phận gì và có phải vì vậy mà anh đã coi cái chết như là một chuyến đi về với cội nguồn của mình? Quả thật Khánh Xuân không dám nghĩ đến điều ấy.
Gương mặt thanh thản của Tiêu Đồng khiến Khánh Xuân có cảm giác là anh không hề chết, anh chỉ mệt quá và ngủ một giấc thật ngon mà thôi. Thân thể anh sau tấm vải là không có quần áo gì nhưng cô không muốn xem những vết đạn dưới ngực anh, cô sợ màu máu sẽ làm hoen ố hình ảnh thuần khiết và bình yên trong trái tim cô. Cô cầm lấy bàn tay anh, nắm thật chặt trong tay mình. Tay anh đã lạnh nhưng vẫn còn mềm lắm. Cô vuốt ve bàn tay ấy rồi áp vào má mình. Nước mắt cô làm ướt nhòe bàn tay anh, cô dùng môi mình xoa lau khô nước mắt trên bàn tay anh và cô có cảm giác rằng, trong đất trời này chỉ còn có hai người, cô triền miên trong cảm giác ấy và cảm thấy giây phút ấy đẹp đẽ trong ngần.
Mấy đồng chí công an tỉnh đi vào, vành mắt ai nấy đều đỏ hoe. Họ và Tiêu Đồng vẫn chưa hề gặp mặt nhau lần nào nhưng ai ai cũng đều thương xót cho anh, cũng có thể là họ thông cảm cho Khánh Xuân. Họ cảm động trước tình cảm của cô giành cho Tiêu Đồng. Tất cả đều không lên tiếng rồi có ai đó đỡ cô lên, đưa ra ngoài. Họ trông thấy nước mắt cô chảy dài trên má. Có ai đó lựa lời khuyên giải nhưng Khánh Xuân nói, Mọi người đừng lo, tôi không sao cả đâu.
Khánh Xuân đề nghị đồng chí công an Quảng Châu tìm hộ người phụ trách bệnh viện và đề nghị hiến giác mạc của Tiêu Đồng cho bệnh viện. Vị cán bộ nọ hỏi, Xin lỗi, cô quan hệ thế nào với người chết, cô có thể đại diện cho cậu ấy được không? Cô nhận mình là vợ chưa cưới của Tiêu Đồng, lúc còn sống anh đã từng nói với cô về nguyện vọng ấy. Vị cán bộ nọ cho rằng, thân phận là vợ chưa cưới không đầy đủ yêu cầu theo pháp định, lại hỏi, người chết còn có thân nhân nào khác nữa không? Khánh Xuân nói, Bố mẹ anh ấy đều ở nước ngoài, tôi là người thân duy nhất của anh ấy ở trong nước. Đồng chí công an Quảng Đông cũng đứng ra làm chứng cho Khánh Xuân, lúc này vị cán bộ nọ mới bắt tay cô và nói:
- Tôi thay mặt cho toàn thể cán bộ bệnh viện cám ơn cô, cám ơn người đã chết.
Cô điền vào giấy tự nguyện hiến giác mạc, ký tên vào rồi lặng im đứng nhìn một đoàn người áo trắng đưa Tiêu Đồng ra khỏi “ngôi nhà thái bình”, tiến vào phòng phẫu thuật. Đứng bên ngoài, cô miên man trong những hồi ức về đôi mắt rất đẹp của Tiêu Đồng và tin rằng, đôi mắt ấy sẽ tồn tại mãi mãi trong lòng cô.
Đến trưa thì Mã Chiếm Phúc, Lý Xuân Cường và Đỗ Trường Phát đều đã có mặt ở Quảng Châu, mặt mày ai nấy đều vui tươi hớn hở. Ăn trưa xong, cả ba người cùng Khánh Xuân đến trụ sở công an tỉnh để họp cùng với lãnh đạo công an tỉnh và người phụ trách lực lượng cảnh sát vũ trang, sơ kết tình hình phá án và những chiến tích đã gặt hái được báo cáo lên Tỉnh ủy và Bộ Công an, sau đó thì tiếp xúc trả lời những câu hỏi của giới báo chí. Do tin tình báo rất chính xác và ưu thế vượt trội về lực lượng nên cuộc vây bắt trên biển diễn ra vô cùng nhanh chóng, hầu như không có đổ máu, tóm gọn sáu kẻ buôn bán ma túy trong nước cũng như nước ngoài, thu giữ mười bảy ký heroin và hơn sáu triệu đồng Hồng Kông, hai chiếc ca nô và một số vũ khí. Cuộc vây ráp ở sân ga tuy diễn ra ngoài kế hoạch nhưng kết quả cũng rất mỹ mãn, bắn chết tại chỗ một người, làm bị thương và bắt sống hai người, những tên đầu sỏ trong trọng án 16-6 đều đã sa lưới. Mọi người bàn luận sôi nổi về việc tưởng thưởng cho các đơn vị và cá nhân như thế nào cho xứng đáng. Nếu không vì cái chết của “trinh sát viên đặc biệt” Tiêu Đồng thì vụ án đã kết thúc viên mãn một trăm phần trăm.
Nhắc đến Tiêu Đồng, bất giác mọi người đều xúc động ngậm ngùi. Liên quan đến chuyện hậu sự của anh, Xuân Cường nói:
- Tuy Tiêu Đồng nghiện ma túy nhưng cậu ấy đã lập được đại công trong chuyên án này, tôi cho rằng chúng ta phải ghi nhận công lao của cậu ấy một cách trang trọng nhất.
Mã Chiếm Phúc đưa mắt nhìn Khánh Xuân. Từ lúc bắt đầu cuộc họp cho đến giờ, cô vẫn giữ im lặng. Nghe mọi người nhắc đến Tiêu Đồng, cô mở chiếc ví da lấy ra một xấp tiền. Đó là mười nghìn đôla thấm máu. Trong khi mọi người đang tròn mắt kinh ngạc thì Khánh Xuân nghiêm giọng nói:
- Đây là mười nghìn đô la Mỹ, rất có thể đây là số tiền mà Âu Dương Thiên đưa cho Tiêu Đồng để cậu ấy hút thuốc. Trước lúc hy sinh, cậu ấy đã giao cho tôi để giao lại cho tổ chức. Tiêu Đồng đã hy sinh anh dũng. Cậu ấy là một liệt sĩ cánh mạng đúng nghĩa!
Mã Chiếm Phúc do dự một lát rồi gật đầu,nói:
- Tiêu Đồng đã hy sinh trong chiến đấu, căn cứ vào những điều kiện đã ghi trong điều lệ, cậu ấy đủ tư cách để trở thành liệt sĩ.
Xuân Cường đưa mắt nhìn Khánh Xuân biểu thị sự đồng tình, nói:
- Lời Khánh Xuân và trưởng phòng Mã rất chí lý, chúng ta phải đề nghị công nhận liệt sĩ cho Tiêu Đồng.
Lãnh đạo công an Quảng Đông kết luận:
- Cậu ấy là người của công an Bắc Kinh, do vậy trở về Bắc Kinh, các đồng chí hãy tự đề nghị việc này.
Mấy ngày sau đó, công việc của vẫn lu bù. Mã Chiếm Phúc đã trở về Bắc Kinh. Xuân Cường và Trường Phát tiếp tục ở lại Quảng Châu để xử lý những vấn đề liên quan sau vụ án, trong đó có cả công tác thẩm vấn những người có liên quan và những kẻ tình nghi. Họ giành hẳn thời gian cho Khánh Xuân trong việc lo chuyện hậu sự của Tiêu Đồng với lý do anh là tình báo viên đặc biệt do cô phụ trách chỉ đạo, cô đứng ra đảm nhiệm công việc này là hoàn toàn hợp lý.
Công việc đầu tiên là Khánh Xuân gọi điện cho Văn Yến ở Bắc Kinh và cũng thông qua Văn Yến, cô đã tìm ra được điện thoại của bố mẹ Tiêu Đồng bên Đức. Buổi trưa, cô gọi điện qua Munich, lúc này bên ấy là sáu giờ sáng. Mẹ Tiêu Đồng khóc ngất trong điện thoại. Tiếng khóc của bà khiến Khánh Xuân không cầm lòng được, nước mắt cô trào ra. Sau đó một ngày, bố mẹ Tiêu Đồng đã bay về đến Quảng Châu để nhìn mặt con trai lần cuối cùng. Tuy việc đề nghị Tiêu Đồng được phong liệt sĩ vẫn chưa chính thức công bố nhưng Công an tỉnh Quảng Đông vẫn tiếp đãi bố mẹ Tiêu Đồng trên danh nghĩa là thân nhân của liệt sĩ. Ân tình của lãnh đạo ngành khiến Khánh Xuân vô cùng cảm kích. Cô nghĩ, nếu Tiêu Đồng chính thức nhận danh hiệu liệt sĩ, cô nhất định sẽ mang giấy chứng nhận liệt sĩ của anh đến trường Đại học Yên Kinh để cho thầy cô giáo và bạn bè của anh biết về cái chết anh dũng ấy. Cô tin rằng đó cũng là tâm nguyện của Tiêu Đồng.
Trong thâm tâm cô vẫn cho rằng, trong cuộc đời này mình là người hiểu Tiêu Đồng nhất nhưng có điều, gương mặt anh trước khi chết luôn luôn ám ảnh trong đầu óc cô. Tại sao trước mũi súng căm thù của Âu Dương Lan Lan, Tiêu Đồng lại bình tĩnh và thanh thản đến mức ấy? Anh còn nói một câu gì đó với cô ta, anh nói gì thế nhỉ? Lúc ấy đương nhiên là Tiêu Đồng đã ý thức được cái chết đang cận kề nhưng tại sao anh lại không hề có ý định tránh né?
Ngoài giây phút anh rời bỏ sự sống ấy ra, Khánh Xuân tin rằng mình đã hiểu toàn bộ con người Tiêu Đồng. Trong mơ hồ, cô chỉ nhận ra một điều, trong phút giây cuối cùng ấy, trước mặt Tiêu Đồng không chỉ có họng súng trên tay Âu Dương Lan Lan mà còn có cả đứa con của anh đang nằm trong bụng cô ta.
Bố mẹ Tiêu Đồng là những người thấu tình đạt lý, đồng ý hỏa táng Tiêu Đồng ngay tại Quảng Châu. Trong lễ hỏa táng được cử hành rất đơn giản nhưng nghiêm trang ấy, ngoài những đội viên đội chuyên án và những người thân của anh ra còn có những chiến sĩ cảnh sát vũ trang dàn thành một đội để cử hành những nghi thức tang lễ. Trịnh Văn Yến cũng đã có mặt, trước thi hài Tiêu Đồng trong buổi lễ, cô đã khóc nhưng chỉ khóc thầm. Xuân Cường và Trường Phát mặc quần áo cho Tiêu Đồng. Bộ quần áo này do chính tay Khánh Xuân mua ngoài phố, ban đầu cô định mua cho anh một chiếc áo pull rất thời trang và một chiếc quần jean mà hàng ngày anh vẫn thích mặc, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, cô lại mua một bộ Âu phục vì chợt nhớ rằng lần đầu tiên Tiêu Đồng mời cô đến nhà anh, lúc ấy anh mặc Âu phục; trong buổi hội thi diễn giảng, anh cũng mặc Âu phục, xem ra trong những thời khắc có tính chất quan trọng, anh đều mặc Âu phục. Hơn nữa, khi Tiêu Đồng diện bộ Âu phục vào, trông anh rất chững chạc và phong độ. Khánh Xuân đã hỏi ý kiến lãnh đạo Công an Quảng Đông và họ đã đồng ý chi một nghìn Nhân dân tệ để mua quần áo, giày cho Tiêu Đồng. Đó là tiêu chuẩn giành cho liệt sĩ. Nhưng khi đi mua quần áo, Khánh Xuân đã chọn một bộ quần áo veston cực kỳ sang trọng với hơn bốn nghìn đồng cộng với đôi giày hơn năm trăm, áo sơ mi, cà vạt..., tất cả gần sáu nghìn đồng. Cô nghĩ, số tiền này do mình đảm nhiệm, điều này hoàn toàn hợp lý.
Nghi thức tang lễ được cử hành trong một gian phòng không lớn lắm trong bệnh viện. Không có ảnh, không có bức hoành, không có cờ phướn, thậm chí không có cả vòng hoa. Mặt Tiêu Đồng được trang điểm một cách đơn giản. Anh nằm trên một chiếc xe băng ca phủ vải trắng toát, trên ngực đặt một bó hoa của chính bố mẹ anh. Khánh Xuân cũng muốn đặt một bó hoa lên ngực anh nhưng cô biết mình không đủ quyền để làm việc ấy, bởi chỉ có những người thân nhất mới đặt hoa lên ngực người chết. Trong mắt mọi người, cô không là gì của Tiêu Đồng cả. Mọi người cúi đầu trước thi hài Tiêu Đồng rồi lên tiếng chia buồn với bố mẹ anh. Người đầu bạc tiễn người đầu xanh! Bố mẹ Tiêu Đồng mới là người được an ủi chính trong buổi lễ này, không ai quan tâm, không ai an ủi Khánh Xuân. Cô đã quyết tâm là không được khóc trong buổi lễ. Nỗi đau của cô chỉ thuộc về cô và Tiêu Đồng, có thể xem đó là một bí mật giữa cô và Tiêu Đồng. Cô gắng gượng tham dự buổi lễ từ đầu đến cuối và cô là người cuối cùng đứng bên thi hài anh nói thầm những lời vĩnh biệt. Cô nhìn gương mặt trang nghiêm và thanh thản của anh và nhớ về những giây phút hai người ở bên nhau. Cô nhớ lại những lần anh muốn cô chủ động ôm mình, hôn mình, nhưng chưa bao giờ cô đáp ứng tâm nguyện của anh. Đó chính là nỗi đau âm ỉ nhất trong lòng Khánh Xuân lúc này. Cô lặng lẽ đặt tấm ảnh hai người chụp chung vào trong túi áo veston trên ngực anh rồi trước mặt bố mẹ anh, trước mặt Xuân Cường, trước mặt Văn Yến và trước mặt tất cả mọi người, cô nhẹ đặt một nụ hôn lên đôi môi đang khép lại của anh. Đây là lần đầu tiên cô chủ động hôn anh, cũng chính là lần cuối cùng. Ngoài giác mạc đã hiến cho bệnh viện ra, thân thể yêu thương này không bao giờ còn tồn tại trên thế gian này nữa. Cô không thể chế ngự được ý muốn ôm chầm lấy Tiêu Đồng trong tay mình được nữa rồi! Cô đổ người xuống ôm chầm lấy anh và cũng không kiềm giữ được nữa, những tiếng khóc chất chứa trong lòng cô đột ngột vang lên làm vỡ òa cả không gian...
Bố mẹ Tiêu Đồng, Văn Yến là tất cả mọi người đang có mặt bất giác sững sờ. Có ai đó đỡ lấy cô và gỡ vòng tay cô đang ôm chặt lấy Tiêu Đồng ra. Xuân Cường bước đến ôm ngang người cô để cho cô có thể đứng vững và nhẹ nhàng lên tiếng an ủi. Có hai người đẩy chiếc xe ra khỏi phòng. Cô không giống như bố mẹ anh bấu vào chiếc xe chạy theo để nhìn mặt con lần cuối, chỉ đứng thẫn thờ nhìn theo và gặm nhấm nỗi đau mình đã mất anh vĩnh viễn. Bất giác, tự trong đáy lòng, cô thì thầm những lời diễn thuyết của Tiêu Đồng: “Trong gần năm nghìn năm, bao nhiêu là anh hùng hào kiệt...”. Cô nghĩ, những tiếng thì thầm trong đáy lòng cô sẽ vang vọng bên tai anh và cô tin rằng, cho dù anh có đi đến đâu, anh vẫn cứ nghe được những lời thì thầm của cô: “Bao nhiêu là tráng sĩ đã ôm ấp tráng chí báo đền tổ quốc!... Trăm trận sa trường tung giáp sắt, Chưa phá Lâu Lan chẳng chịu về... Đây chính là tinh thần vĩnh viễn của những đứa con nòi giống Rồng”...
Cuối cùng thì quan hệ giữa cô và Tiêu Đồng cũng đã kịp công khai trước mắt mọi người trước khi thân thể anh hóa thành tro bụi. Mọi người lên tiếng bình luận nhưng không ai chỉ trích, chỉ có những tiếng thở dài thông cảm. Trường Phát lặng lẽ hỏi Xuân Cường rằng, anh đã biết chuyện này chưa, Xuân Cường chỉ nghiêm mặt mà không khẳng định mà cũng không phủ nhận.
Mùa xuân đã đến ở phương nam, ánh mặt trời ấm áp đã dần dần xua đi cái lạnh của mùa đông và chuyển dần về phương bắc. Cỏ đã xanh trở lại, các loài hoa cũng đã bắt đầu hé nụ. Một ngày trời đẹp của tháng ba, Âu Khánh Xuân, Lý Xuân Cường, Đỗ Trường Phát cũng với bố mẹ Tiêu Đồng trong tư cách là những người khách đặc biệt của Công an Quảng Đông đến tham quan pháo đài Uy Viễn nổi tiếng tại thị trấn Hổ Môn, thành phố Đông Hoan và cầu Hổ Môn - chiếc cầu dài mười lăm cây số, niềm tự hào trong thời kỳ cải cách mở cửa, hiện đại hóa đất nước của tỉnh Quảng Đông. Sau đó mọi người được mời đến tham gia dự thính Đại hội toàn quốc chống tệ nạn ma túy do Hội chống tệ nạn ma túy toàn quốc kết hợp với chính quyền tỉnh Quảng Đông và chính quyền thành phố Đông Hoan tổ chức. Bốn giờ chiều, tại quảng trường Nhân dân thị trấn Hổ Môn, chính quyền địa phương đã tổ chức buổi thiêu hủy công khai ba trăm ký heroin. Cũng tại đây, cũng vào ngày này, một trăm năm mươi chín năm trước, người anh dùng dân tộc Lâm Tắc Từ đã từng thiêu hủy hai trăm bốn mươi tấn nha phiến do các nước phương tây mang đến để đầu độc nhân dân Trung Quốc.
Mọi công việc đã hoàn tất, cả đoàn chuẩn bị rời Quảng Châu để trở về Bắc Kinh. Bố mẹ Tiêu Đồng cũng đã mua vé máy bay trở lại Munich. Sau khi trải qua một đêm đàm phán với bố mẹ Tiêu Đồng, họ đã đồng ý để hũ tro hài cốt anh cho Khánh Xuân lưu giữ.
Cũng như chuyên án 16-6, những chuyện buồn vui ly hợp của mỗi người rồi tất cả sẽ biến thành quá khứ, tất cả cũng sẽ dần dần chìm vào quên lãng mà thôi.
Đúng là mọi chuyện đã hoàn toàn kết thúc.
Trước khi quay về Bắc Kinh, Khánh Xuân còn đến bệnh viện một lần nữa. Trong một phòng bệnh, cô đã gặp gỡ người thanh niên đã may mắn nhận được giác mạc của Tiêu Đồng. Đôi mắt của anh ta vẫn còn băng kín nhưng bên dưới vòng băng trắng là một gương mặt khôi ngô tuấn tú. Anh ta cúi đầu im lặng một cách lễ độ nghe người bạn gái ngồi bên cạnh nói những lời cảm tạ rất dung dị tầm thường với người đã có lòng nhân ái hiến tặng giác mạc của bạn trai mình.
Chú thích
[1] Nguyên văn là hai câu trong bài thơ “Tòng quân hành” của Vương Xương Linh đời Đường: “Hoàng sa bách chiến xuyên kim giáp, Bất phá Lâu Lan chung vị hoàn” (ND).
[2] Tác giả đã dùng lối chơi chữ đồng âm. Một từ nghĩa đen là “ý nghĩ ướt át”, đồng âm với một từ có nghĩa là “ý thơ” (và đều có âm shi) (ND).
HẾT.
Lá vẫn rụng và hình như vẫn đang là mùa thu. Rừng cây hiu hắt hoang vắng và thê lương, gió rất mạnh và rất lạnh thổi làn sương mỏng tản đi khắp mọi nơi, đồng thời cũng làm khô không khí ẩm thấp vào sáng sớm. Mặt trời lên, vẻ thê lương của cảnh vật đã được thay thế bằng một vẻ đẹp thanh khiết trong ngần. Nhìn cảnh mặt trời mọc, con người thường có cảm giác là mình được tiếp thêm sức mạnh, tinh thần cũng hưng phấn hơn. Cây cỏ cũng trở nên tươi tắn hơn, có sức sống hơn. Tất cả đã khiến Khánh Xuân tràn trề tự tin, tràn trề hy vọng và tiếp tục leo lên cao. Vạn lý trường thành ẩn ẩn hiện hiện trong tầm mắt cô, mặt trời đang mang ánh sáng đến cho trường thành nhưng cũng tạo nên nhiều mảng tối, những mảng tối này càng tôn vinh sự hùng vĩ của trường thành, đồng thời cũng đem lại cho con người cảm giác vừa bi thương vừa hùng tráng. Đối diện với những mảng tối sáng ấy, con người chạnh nghĩ đến quy luật của tử sinh, đồng thời cũng cảm nhận được lằn ranh giữa sự sống và cái chết.
Khánh Xuân không cảm thấy lạnh, leo một hơi đến tận đỉnh cao nhất của Trường Thành. Cô phòng tầm mắt nhìn về phía cửa Cổ Bắc, ngắm nhìn núi Vụ Linh lẩn khuất trong sương, ngắm nhìn thành Bắc Kinh ẩn hiện ngút ngàn tầm mắt...
Nhưng Khánh Xuân không nhìn thấy Tiêu Đồng!
Tỉnh dậy cô mới nhớ ra rằng, lúc này anh vẫn còn đang nằm trong “ngôi nhà thái bình” của bệnh viện, tấm vải trắng tinh khiết phủ lấy toàn thân anh. Cũng như cô, anh đang cô độc. Sáng sớm nay, khi cô vừa về đến bệnh viện thì ca cấp cứu ngắn cũng vừa kết thúc. Bác sĩ cầm tờ giấy giám định tử vong trên tay, yêu cầu đại diện đơn vị hoặc người thân ký tên xác nhận, đồng chí đại diện công an Quảng Châu đưa cho đại đại diện công an tỉnh. Đồng chí này đang phân vân do dự thì Khánh Xuân xuất hiện.
- Đồng chí Âu đến thật vừa may, ở đây cần một chữ ký. - Đồng chí công an tỉnh nói - Cô hãy ký vào đây, có thể coi cậu ta là người của các đồng chí, chúng tôi ký không tiện lắm.
- Tiêu Đồng đâu?
- Đã đưa xuống “ngôi nhà thái bình” rồi. Khi đưa cậu ta về đến đây thì không kịp nữa rồi.
- Tôi muốn gặp Tiêu Đồng.
Đồng chí công an tỉnh do dự giây lâu rồi cũng đồng ý giúp cô liên hệ với nhân viên trông coi nhà xác rồi đưa cô đến “ngôi nhà thái bình”. Không có ai ngoài Tiêu Đồng đang nằm ở trong đó. Đồng chí Quảng Đông ngại rằng cô là con gái, trông thấy người chết sẽ rất sợ hãi nên chủ động lật tấm vải trắng đang phủ trên mặt anh, cho cô nhìn lướt qua rồi đậy lại ngay nhưng Khánh Xuân đã nói:
- Làm phiền mọi người ra ngoài đợi tôi, tôi muốn ngồi với Tiêu Đồng một lát.
Đồng chí công an Quảng Đông cùng với nhân viên nhà xác đưa mắt nhìn nhau và hình như cả hai đều khâm phục trước sự can đảm cũng như tình đồng đội của cô, lặng lẽ đi ra ngoài. Cô ngồi bên cạnh anh, nhẹ nhàng lật tấm vải che mặt anh. Gương mặt anh bình thản và an nhiên, chẳng có một nét nào của sự đau đớn và sợ hãi. Cô chợt nhớ, khi những viên đạn từ khẩu súng của Âu Dương Lan Lan ghim vào người anh, gương mặt anh cũng thanh thản như thế này. Đối diện với họng súng căm thù, anh vẫn nói gì đó với Âu Dương Lan Lan. Anh nói những gì nhỉ? Nói về đứa con chăng? Cũng có thể anh không nghĩ rằng mình sẽ chết, cũng có thể là anh đã nghĩ đến nhưng lại ngẩng đầu đối mặt với nó. Rồi cô nhớ lại đêm qua, trong phòng ngủ của khách sạn Thiên Nga Trắng, Tiêu Đồng ôm lấy cô và nói một câu vô cùng tuyệt vọng. Anh nói giữa hai người không có duyên phận gì và có phải vì vậy mà anh đã coi cái chết như là một chuyến đi về với cội nguồn của mình? Quả thật Khánh Xuân không dám nghĩ đến điều ấy.
Gương mặt thanh thản của Tiêu Đồng khiến Khánh Xuân có cảm giác là anh không hề chết, anh chỉ mệt quá và ngủ một giấc thật ngon mà thôi. Thân thể anh sau tấm vải là không có quần áo gì nhưng cô không muốn xem những vết đạn dưới ngực anh, cô sợ màu máu sẽ làm hoen ố hình ảnh thuần khiết và bình yên trong trái tim cô. Cô cầm lấy bàn tay anh, nắm thật chặt trong tay mình. Tay anh đã lạnh nhưng vẫn còn mềm lắm. Cô vuốt ve bàn tay ấy rồi áp vào má mình. Nước mắt cô làm ướt nhòe bàn tay anh, cô dùng môi mình xoa lau khô nước mắt trên bàn tay anh và cô có cảm giác rằng, trong đất trời này chỉ còn có hai người, cô triền miên trong cảm giác ấy và cảm thấy giây phút ấy đẹp đẽ trong ngần.
Mấy đồng chí công an tỉnh đi vào, vành mắt ai nấy đều đỏ hoe. Họ và Tiêu Đồng vẫn chưa hề gặp mặt nhau lần nào nhưng ai ai cũng đều thương xót cho anh, cũng có thể là họ thông cảm cho Khánh Xuân. Họ cảm động trước tình cảm của cô giành cho Tiêu Đồng. Tất cả đều không lên tiếng rồi có ai đó đỡ cô lên, đưa ra ngoài. Họ trông thấy nước mắt cô chảy dài trên má. Có ai đó lựa lời khuyên giải nhưng Khánh Xuân nói, Mọi người đừng lo, tôi không sao cả đâu.
Khánh Xuân đề nghị đồng chí công an Quảng Châu tìm hộ người phụ trách bệnh viện và đề nghị hiến giác mạc của Tiêu Đồng cho bệnh viện. Vị cán bộ nọ hỏi, Xin lỗi, cô quan hệ thế nào với người chết, cô có thể đại diện cho cậu ấy được không? Cô nhận mình là vợ chưa cưới của Tiêu Đồng, lúc còn sống anh đã từng nói với cô về nguyện vọng ấy. Vị cán bộ nọ cho rằng, thân phận là vợ chưa cưới không đầy đủ yêu cầu theo pháp định, lại hỏi, người chết còn có thân nhân nào khác nữa không? Khánh Xuân nói, Bố mẹ anh ấy đều ở nước ngoài, tôi là người thân duy nhất của anh ấy ở trong nước. Đồng chí công an Quảng Đông cũng đứng ra làm chứng cho Khánh Xuân, lúc này vị cán bộ nọ mới bắt tay cô và nói:
- Tôi thay mặt cho toàn thể cán bộ bệnh viện cám ơn cô, cám ơn người đã chết.
Cô điền vào giấy tự nguyện hiến giác mạc, ký tên vào rồi lặng im đứng nhìn một đoàn người áo trắng đưa Tiêu Đồng ra khỏi “ngôi nhà thái bình”, tiến vào phòng phẫu thuật. Đứng bên ngoài, cô miên man trong những hồi ức về đôi mắt rất đẹp của Tiêu Đồng và tin rằng, đôi mắt ấy sẽ tồn tại mãi mãi trong lòng cô.
Đến trưa thì Mã Chiếm Phúc, Lý Xuân Cường và Đỗ Trường Phát đều đã có mặt ở Quảng Châu, mặt mày ai nấy đều vui tươi hớn hở. Ăn trưa xong, cả ba người cùng Khánh Xuân đến trụ sở công an tỉnh để họp cùng với lãnh đạo công an tỉnh và người phụ trách lực lượng cảnh sát vũ trang, sơ kết tình hình phá án và những chiến tích đã gặt hái được báo cáo lên Tỉnh ủy và Bộ Công an, sau đó thì tiếp xúc trả lời những câu hỏi của giới báo chí. Do tin tình báo rất chính xác và ưu thế vượt trội về lực lượng nên cuộc vây bắt trên biển diễn ra vô cùng nhanh chóng, hầu như không có đổ máu, tóm gọn sáu kẻ buôn bán ma túy trong nước cũng như nước ngoài, thu giữ mười bảy ký heroin và hơn sáu triệu đồng Hồng Kông, hai chiếc ca nô và một số vũ khí. Cuộc vây ráp ở sân ga tuy diễn ra ngoài kế hoạch nhưng kết quả cũng rất mỹ mãn, bắn chết tại chỗ một người, làm bị thương và bắt sống hai người, những tên đầu sỏ trong trọng án 16-6 đều đã sa lưới. Mọi người bàn luận sôi nổi về việc tưởng thưởng cho các đơn vị và cá nhân như thế nào cho xứng đáng. Nếu không vì cái chết của “trinh sát viên đặc biệt” Tiêu Đồng thì vụ án đã kết thúc viên mãn một trăm phần trăm.
Nhắc đến Tiêu Đồng, bất giác mọi người đều xúc động ngậm ngùi. Liên quan đến chuyện hậu sự của anh, Xuân Cường nói:
- Tuy Tiêu Đồng nghiện ma túy nhưng cậu ấy đã lập được đại công trong chuyên án này, tôi cho rằng chúng ta phải ghi nhận công lao của cậu ấy một cách trang trọng nhất.
Mã Chiếm Phúc đưa mắt nhìn Khánh Xuân. Từ lúc bắt đầu cuộc họp cho đến giờ, cô vẫn giữ im lặng. Nghe mọi người nhắc đến Tiêu Đồng, cô mở chiếc ví da lấy ra một xấp tiền. Đó là mười nghìn đôla thấm máu. Trong khi mọi người đang tròn mắt kinh ngạc thì Khánh Xuân nghiêm giọng nói:
- Đây là mười nghìn đô la Mỹ, rất có thể đây là số tiền mà Âu Dương Thiên đưa cho Tiêu Đồng để cậu ấy hút thuốc. Trước lúc hy sinh, cậu ấy đã giao cho tôi để giao lại cho tổ chức. Tiêu Đồng đã hy sinh anh dũng. Cậu ấy là một liệt sĩ cánh mạng đúng nghĩa!
Mã Chiếm Phúc do dự một lát rồi gật đầu,nói:
- Tiêu Đồng đã hy sinh trong chiến đấu, căn cứ vào những điều kiện đã ghi trong điều lệ, cậu ấy đủ tư cách để trở thành liệt sĩ.
Xuân Cường đưa mắt nhìn Khánh Xuân biểu thị sự đồng tình, nói:
- Lời Khánh Xuân và trưởng phòng Mã rất chí lý, chúng ta phải đề nghị công nhận liệt sĩ cho Tiêu Đồng.
Lãnh đạo công an Quảng Đông kết luận:
- Cậu ấy là người của công an Bắc Kinh, do vậy trở về Bắc Kinh, các đồng chí hãy tự đề nghị việc này.
Mấy ngày sau đó, công việc của vẫn lu bù. Mã Chiếm Phúc đã trở về Bắc Kinh. Xuân Cường và Trường Phát tiếp tục ở lại Quảng Châu để xử lý những vấn đề liên quan sau vụ án, trong đó có cả công tác thẩm vấn những người có liên quan và những kẻ tình nghi. Họ giành hẳn thời gian cho Khánh Xuân trong việc lo chuyện hậu sự của Tiêu Đồng với lý do anh là tình báo viên đặc biệt do cô phụ trách chỉ đạo, cô đứng ra đảm nhiệm công việc này là hoàn toàn hợp lý.
Công việc đầu tiên là Khánh Xuân gọi điện cho Văn Yến ở Bắc Kinh và cũng thông qua Văn Yến, cô đã tìm ra được điện thoại của bố mẹ Tiêu Đồng bên Đức. Buổi trưa, cô gọi điện qua Munich, lúc này bên ấy là sáu giờ sáng. Mẹ Tiêu Đồng khóc ngất trong điện thoại. Tiếng khóc của bà khiến Khánh Xuân không cầm lòng được, nước mắt cô trào ra. Sau đó một ngày, bố mẹ Tiêu Đồng đã bay về đến Quảng Châu để nhìn mặt con trai lần cuối cùng. Tuy việc đề nghị Tiêu Đồng được phong liệt sĩ vẫn chưa chính thức công bố nhưng Công an tỉnh Quảng Đông vẫn tiếp đãi bố mẹ Tiêu Đồng trên danh nghĩa là thân nhân của liệt sĩ. Ân tình của lãnh đạo ngành khiến Khánh Xuân vô cùng cảm kích. Cô nghĩ, nếu Tiêu Đồng chính thức nhận danh hiệu liệt sĩ, cô nhất định sẽ mang giấy chứng nhận liệt sĩ của anh đến trường Đại học Yên Kinh để cho thầy cô giáo và bạn bè của anh biết về cái chết anh dũng ấy. Cô tin rằng đó cũng là tâm nguyện của Tiêu Đồng.
Trong thâm tâm cô vẫn cho rằng, trong cuộc đời này mình là người hiểu Tiêu Đồng nhất nhưng có điều, gương mặt anh trước khi chết luôn luôn ám ảnh trong đầu óc cô. Tại sao trước mũi súng căm thù của Âu Dương Lan Lan, Tiêu Đồng lại bình tĩnh và thanh thản đến mức ấy? Anh còn nói một câu gì đó với cô ta, anh nói gì thế nhỉ? Lúc ấy đương nhiên là Tiêu Đồng đã ý thức được cái chết đang cận kề nhưng tại sao anh lại không hề có ý định tránh né?
Ngoài giây phút anh rời bỏ sự sống ấy ra, Khánh Xuân tin rằng mình đã hiểu toàn bộ con người Tiêu Đồng. Trong mơ hồ, cô chỉ nhận ra một điều, trong phút giây cuối cùng ấy, trước mặt Tiêu Đồng không chỉ có họng súng trên tay Âu Dương Lan Lan mà còn có cả đứa con của anh đang nằm trong bụng cô ta.
Bố mẹ Tiêu Đồng là những người thấu tình đạt lý, đồng ý hỏa táng Tiêu Đồng ngay tại Quảng Châu. Trong lễ hỏa táng được cử hành rất đơn giản nhưng nghiêm trang ấy, ngoài những đội viên đội chuyên án và những người thân của anh ra còn có những chiến sĩ cảnh sát vũ trang dàn thành một đội để cử hành những nghi thức tang lễ. Trịnh Văn Yến cũng đã có mặt, trước thi hài Tiêu Đồng trong buổi lễ, cô đã khóc nhưng chỉ khóc thầm. Xuân Cường và Trường Phát mặc quần áo cho Tiêu Đồng. Bộ quần áo này do chính tay Khánh Xuân mua ngoài phố, ban đầu cô định mua cho anh một chiếc áo pull rất thời trang và một chiếc quần jean mà hàng ngày anh vẫn thích mặc, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, cô lại mua một bộ Âu phục vì chợt nhớ rằng lần đầu tiên Tiêu Đồng mời cô đến nhà anh, lúc ấy anh mặc Âu phục; trong buổi hội thi diễn giảng, anh cũng mặc Âu phục, xem ra trong những thời khắc có tính chất quan trọng, anh đều mặc Âu phục. Hơn nữa, khi Tiêu Đồng diện bộ Âu phục vào, trông anh rất chững chạc và phong độ. Khánh Xuân đã hỏi ý kiến lãnh đạo Công an Quảng Đông và họ đã đồng ý chi một nghìn Nhân dân tệ để mua quần áo, giày cho Tiêu Đồng. Đó là tiêu chuẩn giành cho liệt sĩ. Nhưng khi đi mua quần áo, Khánh Xuân đã chọn một bộ quần áo veston cực kỳ sang trọng với hơn bốn nghìn đồng cộng với đôi giày hơn năm trăm, áo sơ mi, cà vạt..., tất cả gần sáu nghìn đồng. Cô nghĩ, số tiền này do mình đảm nhiệm, điều này hoàn toàn hợp lý.
Nghi thức tang lễ được cử hành trong một gian phòng không lớn lắm trong bệnh viện. Không có ảnh, không có bức hoành, không có cờ phướn, thậm chí không có cả vòng hoa. Mặt Tiêu Đồng được trang điểm một cách đơn giản. Anh nằm trên một chiếc xe băng ca phủ vải trắng toát, trên ngực đặt một bó hoa của chính bố mẹ anh. Khánh Xuân cũng muốn đặt một bó hoa lên ngực anh nhưng cô biết mình không đủ quyền để làm việc ấy, bởi chỉ có những người thân nhất mới đặt hoa lên ngực người chết. Trong mắt mọi người, cô không là gì của Tiêu Đồng cả. Mọi người cúi đầu trước thi hài Tiêu Đồng rồi lên tiếng chia buồn với bố mẹ anh. Người đầu bạc tiễn người đầu xanh! Bố mẹ Tiêu Đồng mới là người được an ủi chính trong buổi lễ này, không ai quan tâm, không ai an ủi Khánh Xuân. Cô đã quyết tâm là không được khóc trong buổi lễ. Nỗi đau của cô chỉ thuộc về cô và Tiêu Đồng, có thể xem đó là một bí mật giữa cô và Tiêu Đồng. Cô gắng gượng tham dự buổi lễ từ đầu đến cuối và cô là người cuối cùng đứng bên thi hài anh nói thầm những lời vĩnh biệt. Cô nhìn gương mặt trang nghiêm và thanh thản của anh và nhớ về những giây phút hai người ở bên nhau. Cô nhớ lại những lần anh muốn cô chủ động ôm mình, hôn mình, nhưng chưa bao giờ cô đáp ứng tâm nguyện của anh. Đó chính là nỗi đau âm ỉ nhất trong lòng Khánh Xuân lúc này. Cô lặng lẽ đặt tấm ảnh hai người chụp chung vào trong túi áo veston trên ngực anh rồi trước mặt bố mẹ anh, trước mặt Xuân Cường, trước mặt Văn Yến và trước mặt tất cả mọi người, cô nhẹ đặt một nụ hôn lên đôi môi đang khép lại của anh. Đây là lần đầu tiên cô chủ động hôn anh, cũng chính là lần cuối cùng. Ngoài giác mạc đã hiến cho bệnh viện ra, thân thể yêu thương này không bao giờ còn tồn tại trên thế gian này nữa. Cô không thể chế ngự được ý muốn ôm chầm lấy Tiêu Đồng trong tay mình được nữa rồi! Cô đổ người xuống ôm chầm lấy anh và cũng không kiềm giữ được nữa, những tiếng khóc chất chứa trong lòng cô đột ngột vang lên làm vỡ òa cả không gian...
Bố mẹ Tiêu Đồng, Văn Yến là tất cả mọi người đang có mặt bất giác sững sờ. Có ai đó đỡ lấy cô và gỡ vòng tay cô đang ôm chặt lấy Tiêu Đồng ra. Xuân Cường bước đến ôm ngang người cô để cho cô có thể đứng vững và nhẹ nhàng lên tiếng an ủi. Có hai người đẩy chiếc xe ra khỏi phòng. Cô không giống như bố mẹ anh bấu vào chiếc xe chạy theo để nhìn mặt con lần cuối, chỉ đứng thẫn thờ nhìn theo và gặm nhấm nỗi đau mình đã mất anh vĩnh viễn. Bất giác, tự trong đáy lòng, cô thì thầm những lời diễn thuyết của Tiêu Đồng: “Trong gần năm nghìn năm, bao nhiêu là anh hùng hào kiệt...”. Cô nghĩ, những tiếng thì thầm trong đáy lòng cô sẽ vang vọng bên tai anh và cô tin rằng, cho dù anh có đi đến đâu, anh vẫn cứ nghe được những lời thì thầm của cô: “Bao nhiêu là tráng sĩ đã ôm ấp tráng chí báo đền tổ quốc!... Trăm trận sa trường tung giáp sắt, Chưa phá Lâu Lan chẳng chịu về... Đây chính là tinh thần vĩnh viễn của những đứa con nòi giống Rồng”...
Cuối cùng thì quan hệ giữa cô và Tiêu Đồng cũng đã kịp công khai trước mắt mọi người trước khi thân thể anh hóa thành tro bụi. Mọi người lên tiếng bình luận nhưng không ai chỉ trích, chỉ có những tiếng thở dài thông cảm. Trường Phát lặng lẽ hỏi Xuân Cường rằng, anh đã biết chuyện này chưa, Xuân Cường chỉ nghiêm mặt mà không khẳng định mà cũng không phủ nhận.
Mùa xuân đã đến ở phương nam, ánh mặt trời ấm áp đã dần dần xua đi cái lạnh của mùa đông và chuyển dần về phương bắc. Cỏ đã xanh trở lại, các loài hoa cũng đã bắt đầu hé nụ. Một ngày trời đẹp của tháng ba, Âu Khánh Xuân, Lý Xuân Cường, Đỗ Trường Phát cũng với bố mẹ Tiêu Đồng trong tư cách là những người khách đặc biệt của Công an Quảng Đông đến tham quan pháo đài Uy Viễn nổi tiếng tại thị trấn Hổ Môn, thành phố Đông Hoan và cầu Hổ Môn - chiếc cầu dài mười lăm cây số, niềm tự hào trong thời kỳ cải cách mở cửa, hiện đại hóa đất nước của tỉnh Quảng Đông. Sau đó mọi người được mời đến tham gia dự thính Đại hội toàn quốc chống tệ nạn ma túy do Hội chống tệ nạn ma túy toàn quốc kết hợp với chính quyền tỉnh Quảng Đông và chính quyền thành phố Đông Hoan tổ chức. Bốn giờ chiều, tại quảng trường Nhân dân thị trấn Hổ Môn, chính quyền địa phương đã tổ chức buổi thiêu hủy công khai ba trăm ký heroin. Cũng tại đây, cũng vào ngày này, một trăm năm mươi chín năm trước, người anh dùng dân tộc Lâm Tắc Từ đã từng thiêu hủy hai trăm bốn mươi tấn nha phiến do các nước phương tây mang đến để đầu độc nhân dân Trung Quốc.
Mọi công việc đã hoàn tất, cả đoàn chuẩn bị rời Quảng Châu để trở về Bắc Kinh. Bố mẹ Tiêu Đồng cũng đã mua vé máy bay trở lại Munich. Sau khi trải qua một đêm đàm phán với bố mẹ Tiêu Đồng, họ đã đồng ý để hũ tro hài cốt anh cho Khánh Xuân lưu giữ.
Cũng như chuyên án 16-6, những chuyện buồn vui ly hợp của mỗi người rồi tất cả sẽ biến thành quá khứ, tất cả cũng sẽ dần dần chìm vào quên lãng mà thôi.
Đúng là mọi chuyện đã hoàn toàn kết thúc.
Trước khi quay về Bắc Kinh, Khánh Xuân còn đến bệnh viện một lần nữa. Trong một phòng bệnh, cô đã gặp gỡ người thanh niên đã may mắn nhận được giác mạc của Tiêu Đồng. Đôi mắt của anh ta vẫn còn băng kín nhưng bên dưới vòng băng trắng là một gương mặt khôi ngô tuấn tú. Anh ta cúi đầu im lặng một cách lễ độ nghe người bạn gái ngồi bên cạnh nói những lời cảm tạ rất dung dị tầm thường với người đã có lòng nhân ái hiến tặng giác mạc của bạn trai mình.
Chú thích
[1] Nguyên văn là hai câu trong bài thơ “Tòng quân hành” của Vương Xương Linh đời Đường: “Hoàng sa bách chiến xuyên kim giáp, Bất phá Lâu Lan chung vị hoàn” (ND).
[2] Tác giả đã dùng lối chơi chữ đồng âm. Một từ nghĩa đen là “ý nghĩ ướt át”, đồng âm với một từ có nghĩa là “ý thơ” (và đều có âm shi) (ND).
HẾT.
Bình luận truyện