Mai Nở Dưới Sao
Quyển 2 - Chương 111: Con Cá Sấu Thứ Năm
Lúc đi qua một vùng núi đồi chót vót, ẩn trong mây mù, tràn đầy những thửa ruộng bậc thang kì vĩ, Sao thấy Mai Lang Vương bỗng dưng rời khỏi khoang làm việc và đi ra mui thuyền, lặng lẽ nhìn xuống. Dáng vẻ của chàng thật trầm ngâm. Tà áo thêu hoa không tung bay phần phật rực rỡ như mọi khi mà đong đưa nhẹ nhàng, tựa như một nỗi nhớ quê sâu kín."
- o-
Hôm sau khi Sao thức giấc, em đã thấy mình ở trên thuyền. Sao bật dậy, chạy vội ra khoang trước, Mai Lang Vương và Lãm đang làm việc, nghe thấy tiếng guốc liền chú ý đưa mắt đến. Sao đỏ mặt, bối rối, em không biết tại sao mình lại ở đây. Mai Lang Vương cười ý vị, vừa phê duyệt công văn vừa bảo - Em ngủ say quá gọi mãi không dậy, ta đành mang em lên thuyền thôi.
Sao bây giờ mới hiểu ra, em rối rít cảm ơn chàng rồi không ở đó làm phiền nữa mà chuẩn bị cá nhân cẩn thận rồi đến hầu Quan Lang. Nùng Tậu đang uống trà trên lầu, nhìn mây trời đăm chiêu. Quan Lang không tỏ vẻ khó chịu vì em đến hầu chậm trễ.
Hai người ngồi trên tầng lầu vừa thưởng nắng gió vừa trò chuyện cùng nhau, Nùng Tậu nói rằng chàng cứ nghĩ là lần này em sẽ không đi cùng chứ, nào ngờ lúc sắp khởi hành lại thấy tên Mai Lang Vương đó bế em trong tình trạng say ngủ lên thuyền, lúc đó em còn ôm chặt chăn, miệng thì ngáy o o. Sao nghe Quan Lang nói mà đỏ cả mặt, em biết là chi tiết "miệng ngáy o o" là do chàng thêm thắt vào thôi. Không, giả như đó có là sự thật thì em cũng không tin. Em sẽ chối bỏ nó để sự tự tin của bản thân không bị ảnh hưởng.
Quan Lang lại nói, Mai Lang Vương thuật lại cho chàng nghe việc em dùng cả thuật dịch chuyển để đến tìm hắn. Tất nhiên, Mai Thần đã lược bỏ những chi tiết nhạy cảm đi. Mai Lang Vương thấy em quá quyết liệt, hơn nữa còn sẵn sàng làm tổn hại bản thân để xin đi cùng thì mềm lòng, cho nên mới mang em theo.
Nùng Tậu kể xong, nhìn em đầy quan tâm rồi hỏi han tình hình sức khỏe của em. Sao thành thật trả lời chàng rằng em đã đỡ nhiều rồi. Nùng Tậu bảo em nên lấy dây chuyền vảy sấu mà chàng tặng đeo lên người để cơ thể phục hồi nhanh hơn, từ nay đừng sử dụng thuật dịch chuyển nữa, cơ thể của em không thích hợp với nó đâu.
Sao cảm kích sự quan tâm của Quan Lang, em cười gượng cho chàng hay rằng dù em có muốn dùng thuật dịch chuyển cũng không được. Em quên mất cách khởi động nó rồi, hôm qua là do em may mắn, "chó táp phải ruồi" nên mới dùng được một cách bất chợt thế thôi. Nùng Tậu nghe vậy thì yên tâm hơn. Chàng cũng không nói sâu xa gì đến vấn đề thuật dịch chuyển nữa kẻo em lại tò mò đòi học.
Trong cuộc trò chuyện cùng Quan Lang đó, Sao lại thu thập thêm một ít thông tin về hồ Độn. Độn là con cá sấu cuối cùng trong chuỗi các con sấu nhỏ của Năm Chèo. Cái tên "Độn" của nó không phải do các vị thần đặt mà là do những con sấu khác gán lên người nó.
Không ai biết tại sao nó lại bị các bạn sấu khác gọi là "Độn", tuy vậy, Độn không hề độn như tên của nó, nó là một con cá sấu rất thông minh. Nó luôn tính toán chiến thuật tấn công rất sắc sảo và không bao giờ phung phí sức lực vào những đòn đánh thừa. Đã có rất nhiều vị Thần, rất nhiều dũng sĩ, thậm chí là Vương, vùi xác trong mõm nó.
Không có khả năng tàn hình như Chớn, không thi triển các thuật pháp để tự bảo vệ mình như Lì, Bướng và cũng không có thân hình to lớn như Hỗn, kĩ năng của Độn là lớp áo giáp cứng như kim cương bao quanh người. Những con sấu nhỏ vốn đã có lớp da dày chắc nhưng da của Độn còn dày và cứng hơn thế nhiều. Nhờ có lớp vảy chắc chắn đó mà chẳng vị thần nào hạ được nó. Độn chính là con cá sấu khó xơi nhất.
Vùng không gian vây kín của Độn nằm ở tận cùng phía bắc. Trên khoảng không có độ cao ngang với khu vực của Văn Phủ. Để đến được hồ Độn thì sẽ đi qua Khau Pạ - Quê hương của Mai Lang Vương. Thật ra Khau Pạ chỉ là nơi có cổng thông hành, còn quê hương của chàng - Hoa giới thì nằm ở phía sau cổng thông hành ấy cơ. Thế nhưng người ta đã quen gọi Hoa Tiên là người dân Khau Pạ, kể cả bọn họ cũng nhận gốc gác ở đó, vì vậy, mỗi khi giới thiệu tên họ, Hoa Tiên đều gán thêm hai chữ Khau Pạ vào trước tên mình.
Thuyền di chuyển mất mười hai ngày thì mới đến được hồ Độn. Lúc đi qua một vùng núi đồi chót vót, ẩn trong mây mù, tràn đầy những thửa ruộng bậc thang kì vĩ, Sao thấy Mai Lang Vương bỗng dưng rời khỏi khoang làm việc và đi ra mui thuyền, lặng lẽ nhìn xuống. Dáng vẻ của chàng thật trầm ngâm. Tà áo thêu hoa không tung bay phần phật rực rỡ như mọi khi mà đong đưa nhẹ nhàng, tựa như một nỗi nhớ quê sâu kín.
Kể từ sau đêm đó, Mai Lang Vương đã cử xử bình thường trở lại với em. Chàng không còn cáu bẳn với mọi người nữa, cũng không cho em quá nhiều thời gian ở bên Quan Lang. Mai Lang Vương lại gọi em đến hầu như cũ và chỉ cần có thời gian rảnh thì chàng sẽ tìm đến em ngay. Người trở nên bực mình nổi quạu lần này lại là Nùng Tậu, bởi vì Mai Lang Vương hầu như đã giành hết thời gian của em và chàng ta không được gần em như xưa nữa.
Khi đêm tối đến, Mai Lang Vương lại đi vào phòng em. Hai người vẫn như cũ gần gũi nhau nhưng chàng thì không còn nhắc đến vụ cưới xin nữa, những cử chỉ dành cho em hiền hòa và chừng mực hơn. Chàng cũng không còn gọi em là vợ hay tự nhận là chồng, có vẻ chàng đã ẩn nhẫn trở lại. Sao không từ chối sự ve vãn của chàng nhưng tuyệt nhiên không cho phép chàng lấn lướt hơn nữa. Mai Lang Vương vẫn phải ngủ dưới sàn và không được hôn em.
- o-
Hôm sau khi Sao thức giấc, em đã thấy mình ở trên thuyền. Sao bật dậy, chạy vội ra khoang trước, Mai Lang Vương và Lãm đang làm việc, nghe thấy tiếng guốc liền chú ý đưa mắt đến. Sao đỏ mặt, bối rối, em không biết tại sao mình lại ở đây. Mai Lang Vương cười ý vị, vừa phê duyệt công văn vừa bảo - Em ngủ say quá gọi mãi không dậy, ta đành mang em lên thuyền thôi.
Sao bây giờ mới hiểu ra, em rối rít cảm ơn chàng rồi không ở đó làm phiền nữa mà chuẩn bị cá nhân cẩn thận rồi đến hầu Quan Lang. Nùng Tậu đang uống trà trên lầu, nhìn mây trời đăm chiêu. Quan Lang không tỏ vẻ khó chịu vì em đến hầu chậm trễ.
Hai người ngồi trên tầng lầu vừa thưởng nắng gió vừa trò chuyện cùng nhau, Nùng Tậu nói rằng chàng cứ nghĩ là lần này em sẽ không đi cùng chứ, nào ngờ lúc sắp khởi hành lại thấy tên Mai Lang Vương đó bế em trong tình trạng say ngủ lên thuyền, lúc đó em còn ôm chặt chăn, miệng thì ngáy o o. Sao nghe Quan Lang nói mà đỏ cả mặt, em biết là chi tiết "miệng ngáy o o" là do chàng thêm thắt vào thôi. Không, giả như đó có là sự thật thì em cũng không tin. Em sẽ chối bỏ nó để sự tự tin của bản thân không bị ảnh hưởng.
Quan Lang lại nói, Mai Lang Vương thuật lại cho chàng nghe việc em dùng cả thuật dịch chuyển để đến tìm hắn. Tất nhiên, Mai Thần đã lược bỏ những chi tiết nhạy cảm đi. Mai Lang Vương thấy em quá quyết liệt, hơn nữa còn sẵn sàng làm tổn hại bản thân để xin đi cùng thì mềm lòng, cho nên mới mang em theo.
Nùng Tậu kể xong, nhìn em đầy quan tâm rồi hỏi han tình hình sức khỏe của em. Sao thành thật trả lời chàng rằng em đã đỡ nhiều rồi. Nùng Tậu bảo em nên lấy dây chuyền vảy sấu mà chàng tặng đeo lên người để cơ thể phục hồi nhanh hơn, từ nay đừng sử dụng thuật dịch chuyển nữa, cơ thể của em không thích hợp với nó đâu.
Sao cảm kích sự quan tâm của Quan Lang, em cười gượng cho chàng hay rằng dù em có muốn dùng thuật dịch chuyển cũng không được. Em quên mất cách khởi động nó rồi, hôm qua là do em may mắn, "chó táp phải ruồi" nên mới dùng được một cách bất chợt thế thôi. Nùng Tậu nghe vậy thì yên tâm hơn. Chàng cũng không nói sâu xa gì đến vấn đề thuật dịch chuyển nữa kẻo em lại tò mò đòi học.
Trong cuộc trò chuyện cùng Quan Lang đó, Sao lại thu thập thêm một ít thông tin về hồ Độn. Độn là con cá sấu cuối cùng trong chuỗi các con sấu nhỏ của Năm Chèo. Cái tên "Độn" của nó không phải do các vị thần đặt mà là do những con sấu khác gán lên người nó.
Không ai biết tại sao nó lại bị các bạn sấu khác gọi là "Độn", tuy vậy, Độn không hề độn như tên của nó, nó là một con cá sấu rất thông minh. Nó luôn tính toán chiến thuật tấn công rất sắc sảo và không bao giờ phung phí sức lực vào những đòn đánh thừa. Đã có rất nhiều vị Thần, rất nhiều dũng sĩ, thậm chí là Vương, vùi xác trong mõm nó.
Không có khả năng tàn hình như Chớn, không thi triển các thuật pháp để tự bảo vệ mình như Lì, Bướng và cũng không có thân hình to lớn như Hỗn, kĩ năng của Độn là lớp áo giáp cứng như kim cương bao quanh người. Những con sấu nhỏ vốn đã có lớp da dày chắc nhưng da của Độn còn dày và cứng hơn thế nhiều. Nhờ có lớp vảy chắc chắn đó mà chẳng vị thần nào hạ được nó. Độn chính là con cá sấu khó xơi nhất.
Vùng không gian vây kín của Độn nằm ở tận cùng phía bắc. Trên khoảng không có độ cao ngang với khu vực của Văn Phủ. Để đến được hồ Độn thì sẽ đi qua Khau Pạ - Quê hương của Mai Lang Vương. Thật ra Khau Pạ chỉ là nơi có cổng thông hành, còn quê hương của chàng - Hoa giới thì nằm ở phía sau cổng thông hành ấy cơ. Thế nhưng người ta đã quen gọi Hoa Tiên là người dân Khau Pạ, kể cả bọn họ cũng nhận gốc gác ở đó, vì vậy, mỗi khi giới thiệu tên họ, Hoa Tiên đều gán thêm hai chữ Khau Pạ vào trước tên mình.
Thuyền di chuyển mất mười hai ngày thì mới đến được hồ Độn. Lúc đi qua một vùng núi đồi chót vót, ẩn trong mây mù, tràn đầy những thửa ruộng bậc thang kì vĩ, Sao thấy Mai Lang Vương bỗng dưng rời khỏi khoang làm việc và đi ra mui thuyền, lặng lẽ nhìn xuống. Dáng vẻ của chàng thật trầm ngâm. Tà áo thêu hoa không tung bay phần phật rực rỡ như mọi khi mà đong đưa nhẹ nhàng, tựa như một nỗi nhớ quê sâu kín.
Kể từ sau đêm đó, Mai Lang Vương đã cử xử bình thường trở lại với em. Chàng không còn cáu bẳn với mọi người nữa, cũng không cho em quá nhiều thời gian ở bên Quan Lang. Mai Lang Vương lại gọi em đến hầu như cũ và chỉ cần có thời gian rảnh thì chàng sẽ tìm đến em ngay. Người trở nên bực mình nổi quạu lần này lại là Nùng Tậu, bởi vì Mai Lang Vương hầu như đã giành hết thời gian của em và chàng ta không được gần em như xưa nữa.
Khi đêm tối đến, Mai Lang Vương lại đi vào phòng em. Hai người vẫn như cũ gần gũi nhau nhưng chàng thì không còn nhắc đến vụ cưới xin nữa, những cử chỉ dành cho em hiền hòa và chừng mực hơn. Chàng cũng không còn gọi em là vợ hay tự nhận là chồng, có vẻ chàng đã ẩn nhẫn trở lại. Sao không từ chối sự ve vãn của chàng nhưng tuyệt nhiên không cho phép chàng lấn lướt hơn nữa. Mai Lang Vương vẫn phải ngủ dưới sàn và không được hôn em.
Bình luận truyện