Mùa Hè Mang Tên Em
Chương 18
Chủ nhà sách mang tới một cái ghế, đưa thực đơn cho Trương Chú. Trương Chú ngồi xuống, nhìn thực đơn nhưng không nhận, “Nước lọc thôi ạ, cảm ơn.”
Ông chủ: “Cháu lấy gì nữa không?”
Trương Chú: “Không cần đâu ạ.”
Ông chủ định nói gì, nhìn Thịnh Hạ rồi lại thôi, đáp “Được” rồi cầm thực đơn đi.
Những nhà sách thế này chưa bao giờ kiếm tiền nhờ hoạt động bán sách, không uống nước thì trả phí chỗ ngồi đã là luật ngầm. Nhưng Thịnh Hạ và Đào Chi Chi là khách quen, còn là hội viên nên ông chủ không nài thêm.
Đào Chi Chi hỏi: “Bạn Trương… Chú, cậu ăn trưa rồi hả? Ở đây còn có pizza, ngon lắm đó.”
Thịnh Hạ đỡ trán, sao cô bạn hùng hổ bạo gan của mình bỗng trở nên hiền dịu quan tâm thế này?
“Ăn rồi.” Trương Chú nói.
“À… thế thì tốt.”
“Bài phát biểu của cậu viết xong chưa?” Thịnh Hạ lên tiếng, cứu Đào Chi Chi khỏi cảnh lúng túng.
Trương Chú lấy cuốn sổ tay ra khỏi cặp, “Chưa viết đoạn kết.”
Thịnh Hạ nhận cuốn sổ, đọc lướt một lần. Văn cậu cứ đều đều, còn chẳng có lô-gíc, chỉ biết nêu cao khẩu hiểu, cảm giác như cắt mỗi bài văn mẫu một đoạn ráp vào.
“Trước đây cậu đã nghe bài phát biểu dưới cờ nào chưa?” Thịnh Hạ uyển chuyển hỏi.
Trương Chú: “Mỗi tuần đều có mấy phút đầu tuần bị bắt phải nghe tẩy não, chẳng lẽ Nhị Trung của các cậu không có?”
Ặc…
Đào Chi Chi đảo mắt nhìn hết người nọ đến người kia. Cái cậu hạng nhất này ăn nói chẳng hề giống đang đi nhờ vả, đúng thật như lời đồn, vừa đẹp trai vừa bất cần.
Còn trông rất khí thế, Đào Chi Chi đã có hơi dè chừng.
Chỉ không ngờ cô bạn thân, đồng chí Thịnh Hạ đã có thể không mảy may nao núng, thậm chí còn đáp lại với một chút bực dọc: “Vậy theo lý cũng phải có chút hiểu biết về phát biểu dưới cờ.”
Ý là cậu không có, cậu điếc rồi.
Trương Chú cười cười, “Hay cậu nói thử xem?”
Thịnh Hạ tạm gác cây bút nước, lấy bút chì gạch vài đường lên bài của Trương Chú, hơi nghiêng về phía cậu, từ tốn nói: “Đầu tiên là quy cách của bài phát biểu, ở phần xưng hô…”
Lời cô nói rõ ràng mạch lạc, đề nghị đưa ra cũng uyển chuyển đúng trọng tâm, tiếng nói thì nhẹ nhàng nghe rất nghiêm túc và chân thành, cũng rất ru ngủ…
Đào Chi Chi đã buồn ngủ sẵn, nghe một hồi càng buồn ngủ hơn, lại bò ra bàn chợp mắt một lúc.
“Tạm thời thế đã,” Thịnh Hạ nói xong trả vở cho Trương Chú, “Hay giờ cậu sửa luôn, không được tính tiếp.”
Đôi mắt Trương Chú rời khỏi gò má lốm đốm tia sáng của cô, nhận cuốn vở, đáp: “Được.”
Thịnh Hạ gật gù, tiếp tục làm đề của mình.
Trương Chú hỏi: “Mình mượn điện thoại tí?”
Thịnh Hạ ngẩng lên, cái nhìn đầy thắc mắc.
“Thể theo yêu cầu của cậu, đọc xem người ta viết thế nào,” Cậu lắc cái điện thoại của mình, “Hết data rồi.”
Thịnh Hạ đưa điện thoại cho cậu.
Điện thoại hiệu này, học sinh cấp ba không có nhiều người dùng.
Trương Chú nhướng mày. Lưu Hội An nói không sai, nhà cô đúng là khá giả.
Cậu tìm một lúc mới tìm được trình duyệt, vào ô tìm kiếm, đang định nhập chữ bỗng nhìn thấy lịch sự tìm kiếm tự động nhảy ra bên dưới.
Mấy dòng trên toàn là tên tác giả và thành ngữ điển tích. Thảo nào cô giỏi môn văn, hẳn nhiên ngoài giờ học rất chăm tìm hiểu.
Xuống dưới nữa, Trương Chú nheo mắt.
[In ấn, tàng trữ, mua bán ấn phấm đồi trụy là tội gì]
…
…
…
Tìm hiểu kĩ thế cơ à?
Trương Chú cười không nổi nữa, nhấc mắt nhìn cô bạn đối diện.
Cô đang tập trung làm một đề chứng minh, cây thước di chuyển xê dịch trên tờ giấy làm bài, còn chưa nghĩ ra nên vẽ đường phụ ở đâu. Đôi môi vì lo lắng mà cắn nhẹ làm cánh môi hồng hào nhợt đi, chốc sau nhả ra lại nhanh chóng nhuộm màu trở lại, bóng hơi nước…
Trương Chú vội nhìn đi, trái cổ nổi lên. Cậu cầm cốc nước lên uống một ngụm.
Thịnh Hạ chưa làm được nửa đề toán, Trương Chú đã viết xong bài phát biểu. Thịnh Hạ đọc thấy đã tốt hơn bài ban đầu rất nhiều. Cậu quả rất thông minh, cho dù lời văn không thể trơn tru quy tắc như công thức nhưng vẫn chỉ cần nhắc qua là đã hiểu.
“Mình thấy đã ổn rồi, chỉ có đoạn cuối chưa đủ thăng hoa,” Thịnh Hạ lại đưa ý kiến sửa đổi, “Phát biểu quan trọng là đoạn kết, bài phát biểu khiến người nghe ấn tượng nhớ lâu đều có lời cổ vũ ở đoạn kết.”
Quả nhiên đây là phần Trương Chú ghét nhất, “Thế chẳng phải tẩy não à? Cuối cùng vẫn phải hô khẩu hiểu.”
Thịnh Hạ: … Cô mới nói là không được hô khẩu hiệu mà.
“Cũng có thể nói như vậy, nhưng cũng có những đoạn kết rất chân thành, cho người nghe cảm giác như nói chưa hết ý.” Thịnh Hạ kiên nhẫn giải thích.
Trương Chú hỏi: “Thế nào mới là chân thành?”
Thịnh Hạ suy nghĩ một lát, lại cắn môi theo thói quen, “Thì là…”
Mới lên tiếng đã thấy Trương Chú quay đầu đi, đang nghi hoặc cậu đã quay trở về.
Cô nói tiếp: “Hay nói về lý tưởng và mục tiêu đi, vậy sẽ có sự đồng cảm hơn. Lý tưởng của cậu là gì?”
Trương Chú ngẫm nghĩ, cậu có lý tưởng gì?
Cậu muốn trưởng thành. Cậu muốn độc lập.
Nhưng hình như đây không phải lý tưởng.
Thịnh Hạ nhìn vẻ ngơ ngác của cậu, thoáng ngạc nhiên, “Cậu không có chuyện gì muốn làm sao, hoặc là, cậu muốn trở thành người như thế nào?”
Trương Chú nhìn nét mặt nghiêm túc của cô bạn, chợt cảm thấy khó mở lời.
“Cậu thông minh như vậy, chắc chắn có thể làm rất nhiều việc người khác không làm được. Nếu cũng được thông minh như cậu, mình sẽ có rất nhiều kế hoạch muốn thực hiện.” Thịnh Hạ nói nhỏ, chậm rãi dẫn dắt.
Thông minh.
Không ngờ đánh giá của cô về cậu vẫn khá chính diện và tích cực. Cậu còn tưởng rằng trong lòng cô, mình là một đứa hư hỏng chuyên làm chuyện gian ác.
“Vậy cậu muốn làm cái gì?” Trương Chú hỏi.
“Ờm…” Thịnh Hạ đặt bút, tay chống cằm, vừa nghĩ vừa nói, “Bây giờ vẫn chưa nghĩ thật kĩ. Năng lực mình có hạn, không biết có thể thi vào trường nào, học được ngành gì. Nhưng tóm lại, chắc là mình muốn lưu lại cái gì đó, để lại dấu chân nơi mình từng đi qua. Nếu mình xoàng xĩnh vô vi, chí ít phải làm người tốt, có thể giúp được người xung quanh thì càng tốt. Nếu mình xuất sắc tài giỏi, vậy thì có ích với đất nước, có ích với cuộc đời, giống những vĩ nhân đã qua đời vẫn được hậu thế ghi danh.”
Cô như đắm chìm trong thế giới riêng, nói dứt câu mới giật mình tỉnh giấc, cúi đầu có vẻ ái ngại, “Vế sau thì hơi khó. Nhưng mình cảm thấy, nếu là cậu có lẽ có thể làm được.”
Đây là lời thật lòng của Thịnh Hạ.
Cậu vẫn chưa cố hết sức nhưng đã giỏi giang đến độ người khác phấn đấu quên ăn quên ngủ vẫn khó có thể đạt đến. Cậu có năng lực với tới rất nhiều lựa chọn, có thể học bất cứ trường đại học, bất cứ chuyên ngành nào cậu muốn, làm được rất nhiều việc ghê gớm khó nhằn, miễn là cậu muốn thôi.
Trương Chú nhìn cô, không nói gì, cái nhìn như vươn tới một nơi rất rất xa.
Như thất thần.
Viền tai Thịnh Hạ hơi ửng lên, muộn màng nhận ra mình đã đi quá sâu hơn mối quan hệ vốn không thân thiết lắm. Cậu không nói gì mới là lẽ thường.
Trương Chú nhấp một ngụm nước lọc, gẩy gẩy cuốn tập, gật gù nói: “Được, mình về sửa lại.”
Hồi lâu, cậu hỏi: “Cậu làm đề xong chưa?”
Thịnh Hạ lắc đầu: “Còn hai câu phân loại cuối.”
Trương Chú hỏi: “Bình thường kiểm tra làm được đến câu phân loại không?”
Thịnh Hạ lại lắc đầu: “Thi thoảng, thường chỉ kịp đọc đề…”
Trương Chú: “Mình nghĩ cậu nên tăng tốc làm phần đầu lên, xong mới bắt đầu luyện câu phân loại. Nếu không cậu luyện bao nhiêu đề mà khi thi không làm được đến phần sau, vậy có tác dụng gì? Bây giờ cứ đọc đề xong viết công thức rồi tính tiếp, giải không ra thì để đó, còn vớt vát được hai điểm.”
“Bây giờ bỏ qua câu phân loại có phải mạo hiểm quá không?” Thịnh Hạ ngần ngừ, vì một đôi lúc cô vẫn kịp làm một trong hai câu cuối. Tuy rằng tỉ lệ làm đúng không cao, nhưng giờ đã lên lớp 12 rồi, nếu không rèn ngay, để sau nước đến chân mới nhảy liệu có kịp không?
Trương Chú thì không nghĩ vậy: “Có thể làm đúng và nhanh phần trắc nghiệm thì phần sau sẽ không kém được, bản chất cũng một kiến thức đó thôi mà.”
Thịnh Hạ ra chiều trầm tư.
“Chỉ là một đề nghị, học thế nào vẫn do cậu tự quyết.” Trương Chú bổ sung.
Lúc sau Trương Chú nghiêm túc thực hiện lời hứa “bánh ít đi bánh quy lại”, cứ ngồi bên cạnh chờ Thịnh Hạ làm đề xong, so đáp án, tiếp đó giảng giải cho cô, khiến cả Đào Chi Chi vốn dĩ không định học hành tỉnh lại cũng sát vào học ké.
Trương Chú đi rồi, Đào Chi Chi bật ngón cái trong bụng, ngoài mặt rất mực tôn sùng, “Hai chữ thôi, đỉnh vãi.”
Thịnh Hạ gật đầu đồng tình.
Mặc dù thi thoảng cậu lại bật ra mấy câu nghe như mất kiên nhẫn, nhưng tổng thể vẫn tỉ mỉ nghiêm túc, lời lẽ sâu sắc dễ hiểu.
“Mình cảm thấy cậu ta khá tốt với cậu đấy.” Đào Chi Chi nói.
Thịnh Hạ hơi ngước mắt, “Làm gì có, cậu ấy giảng đề lúc nào cũng vậy.”
Đào Chi Chi lắc đầu ra vẻ cao thâm, “Không phải giảng đề. Không biết nói sao nữa, nhưng cảm giác lúc cậu ta nói với cậu thì không có vẻ quá bất cần như bình thường, cũng nhỏ tiếng hơn khi nói với mình…”
Thịnh Hạ: …
—
Hôm về trường, giờ tự học tối, Thịnh Hạ không nhận được bản thảo cuối của Trương Chú. Nhưng cô không hỏi nhiều, thấy cậu cầm bài phát biểu đi tìm Phó Tiệp, cô cũng yên tâm, nhiệm vụ của cô coi như đã hoàn thành.
Trước giờ đọc bài sáng thứ Hai, như thường lệ cả lớp đổi chỗ ngồi, cô lại thành bạn cùng bàn của Trương Chú.
Song sau vài lần đổi chỗ, Thịnh Hạ đã không còn quá coi trọng vị trí ngồi. Rốt thì đổi cách mấy cũng vẫn thế, chỉ là đôi khi xa hơn một chút, đôi khi gần hơn một chút vậy thôi, còn người xung quanh vẫn những người cũ đó.
Nghi thức kéo cờ của trung học phụ thuộc cử hành vào tiết học tập trung đầu tiên ngày thứ Hai. Hôm nay đến lượt Thịnh Hạ trực nhật, học sinh trực nhật thì không cần làm lễ chào cờ.
Cô và Tân Tiểu Hòa quét nhà, lau bảng, Lư Hựu Trạch và bạn cùng bàn đi đổ rác.
Tuy không đi chào cờ, nhưng nhà trường sẽ “livestream” nghi thức kéo cờ trên khắp phạm vi toàn trường.
“Tiếp theo mời bạn Trương Chú lớp 12A6 lên phát biểu…”
Tiếng MC vang vọng êm tai vang tới từ dàn loa trên bục giảng.
Theo đó là tiếng vỗ tay lác đác.
Từ loa vọng ra tiếng nói thiếu niên, âm sắc uể oải cuốn hút đi qua loa pha thêm chút trọng âm trầm dày, trở nên chín chắn, “Thưa thầy cô và các bạn, em là Trương Chú…”
Thịnh Hạ thở dài. Vốn dĩ cậu viết “Chào mọi người em là Trương Chú”, cô sửa lại, rõ ràng viết là, kính thưa quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến…
Thôi vậy, trẻ trâu có sự ương bướng của trẻ trâu.
Tiếp theo bỗng tiếng vỗ tay vang như sấm, kế đó là tiếng bàn tán xì xào, âm thanh đi qua loa và qua không gian thực tế vang tới, chợt thấp chợt cao…
“Ghê thật, âm lượng này, giờ phát biểu dưới cờ đã có lúc nào được vậy đâu,” Tân Tiểu Hòa tạm dừng cây chổi quét, “Có phải Trương Chú đang đắc ý lắm không nhỉ?”
Tiếng vỗ tay nhỏ dần, Trương Chú bắt đầu bài phát biểu.
Nội dung chỉ những phần Thịnh Hạ đã đọc, không có sửa đổi quá nhiều. Cô phát hiện một số nội dung vốn trịnh trọng và khô cứng thoát ra từ miệng cậu dường như không còn quá cứng nhắc. Một số người luôn nắm đúng giới hạn vàng giữa ranh giới uể oải và nghiêm túc.
Thực ra cậu khá hợp với phát biểu, lời nói ra không hô hào kích động, khí thế sục sôi mà giống lời trò chuyện, khiến người ta muốn tiếp tục lắng nghe.
Nội dung kết thúc thì Thịnh Hạ chưa được đọc. Bàn tay cô đang lau bảng chậm lại, lắng tai nghe.
Hình như cậu có một thoáng ngập ngừng, từ từ cất tiếng: “Có người nói với mình, đã tới thế giới này thì phải để lại dấu tích. Nếu như xoàng xĩnh vô vi, chí ít phải làm người tốt; nếu như xuất sắc tài giỏi, phải cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời. Mình không biết mình có thể để lại gì cho đời, nhưng mình đã có hình mẫu bản thân muốn trở thành: Nhân cách vẹn toàn, tự chủ vươn lên, lòng có nước, có nhà, mắt nhìn khắp thế giới, nếu có thể trở thành một người như thế, coi như không uổng niên thiếu này. Bài phát biểu đến đây là hết, xin cảm ơn.”
.
Ông chủ: “Cháu lấy gì nữa không?”
Trương Chú: “Không cần đâu ạ.”
Ông chủ định nói gì, nhìn Thịnh Hạ rồi lại thôi, đáp “Được” rồi cầm thực đơn đi.
Những nhà sách thế này chưa bao giờ kiếm tiền nhờ hoạt động bán sách, không uống nước thì trả phí chỗ ngồi đã là luật ngầm. Nhưng Thịnh Hạ và Đào Chi Chi là khách quen, còn là hội viên nên ông chủ không nài thêm.
Đào Chi Chi hỏi: “Bạn Trương… Chú, cậu ăn trưa rồi hả? Ở đây còn có pizza, ngon lắm đó.”
Thịnh Hạ đỡ trán, sao cô bạn hùng hổ bạo gan của mình bỗng trở nên hiền dịu quan tâm thế này?
“Ăn rồi.” Trương Chú nói.
“À… thế thì tốt.”
“Bài phát biểu của cậu viết xong chưa?” Thịnh Hạ lên tiếng, cứu Đào Chi Chi khỏi cảnh lúng túng.
Trương Chú lấy cuốn sổ tay ra khỏi cặp, “Chưa viết đoạn kết.”
Thịnh Hạ nhận cuốn sổ, đọc lướt một lần. Văn cậu cứ đều đều, còn chẳng có lô-gíc, chỉ biết nêu cao khẩu hiểu, cảm giác như cắt mỗi bài văn mẫu một đoạn ráp vào.
“Trước đây cậu đã nghe bài phát biểu dưới cờ nào chưa?” Thịnh Hạ uyển chuyển hỏi.
Trương Chú: “Mỗi tuần đều có mấy phút đầu tuần bị bắt phải nghe tẩy não, chẳng lẽ Nhị Trung của các cậu không có?”
Ặc…
Đào Chi Chi đảo mắt nhìn hết người nọ đến người kia. Cái cậu hạng nhất này ăn nói chẳng hề giống đang đi nhờ vả, đúng thật như lời đồn, vừa đẹp trai vừa bất cần.
Còn trông rất khí thế, Đào Chi Chi đã có hơi dè chừng.
Chỉ không ngờ cô bạn thân, đồng chí Thịnh Hạ đã có thể không mảy may nao núng, thậm chí còn đáp lại với một chút bực dọc: “Vậy theo lý cũng phải có chút hiểu biết về phát biểu dưới cờ.”
Ý là cậu không có, cậu điếc rồi.
Trương Chú cười cười, “Hay cậu nói thử xem?”
Thịnh Hạ tạm gác cây bút nước, lấy bút chì gạch vài đường lên bài của Trương Chú, hơi nghiêng về phía cậu, từ tốn nói: “Đầu tiên là quy cách của bài phát biểu, ở phần xưng hô…”
Lời cô nói rõ ràng mạch lạc, đề nghị đưa ra cũng uyển chuyển đúng trọng tâm, tiếng nói thì nhẹ nhàng nghe rất nghiêm túc và chân thành, cũng rất ru ngủ…
Đào Chi Chi đã buồn ngủ sẵn, nghe một hồi càng buồn ngủ hơn, lại bò ra bàn chợp mắt một lúc.
“Tạm thời thế đã,” Thịnh Hạ nói xong trả vở cho Trương Chú, “Hay giờ cậu sửa luôn, không được tính tiếp.”
Đôi mắt Trương Chú rời khỏi gò má lốm đốm tia sáng của cô, nhận cuốn vở, đáp: “Được.”
Thịnh Hạ gật gù, tiếp tục làm đề của mình.
Trương Chú hỏi: “Mình mượn điện thoại tí?”
Thịnh Hạ ngẩng lên, cái nhìn đầy thắc mắc.
“Thể theo yêu cầu của cậu, đọc xem người ta viết thế nào,” Cậu lắc cái điện thoại của mình, “Hết data rồi.”
Thịnh Hạ đưa điện thoại cho cậu.
Điện thoại hiệu này, học sinh cấp ba không có nhiều người dùng.
Trương Chú nhướng mày. Lưu Hội An nói không sai, nhà cô đúng là khá giả.
Cậu tìm một lúc mới tìm được trình duyệt, vào ô tìm kiếm, đang định nhập chữ bỗng nhìn thấy lịch sự tìm kiếm tự động nhảy ra bên dưới.
Mấy dòng trên toàn là tên tác giả và thành ngữ điển tích. Thảo nào cô giỏi môn văn, hẳn nhiên ngoài giờ học rất chăm tìm hiểu.
Xuống dưới nữa, Trương Chú nheo mắt.
[In ấn, tàng trữ, mua bán ấn phấm đồi trụy là tội gì]
…
…
…
Tìm hiểu kĩ thế cơ à?
Trương Chú cười không nổi nữa, nhấc mắt nhìn cô bạn đối diện.
Cô đang tập trung làm một đề chứng minh, cây thước di chuyển xê dịch trên tờ giấy làm bài, còn chưa nghĩ ra nên vẽ đường phụ ở đâu. Đôi môi vì lo lắng mà cắn nhẹ làm cánh môi hồng hào nhợt đi, chốc sau nhả ra lại nhanh chóng nhuộm màu trở lại, bóng hơi nước…
Trương Chú vội nhìn đi, trái cổ nổi lên. Cậu cầm cốc nước lên uống một ngụm.
Thịnh Hạ chưa làm được nửa đề toán, Trương Chú đã viết xong bài phát biểu. Thịnh Hạ đọc thấy đã tốt hơn bài ban đầu rất nhiều. Cậu quả rất thông minh, cho dù lời văn không thể trơn tru quy tắc như công thức nhưng vẫn chỉ cần nhắc qua là đã hiểu.
“Mình thấy đã ổn rồi, chỉ có đoạn cuối chưa đủ thăng hoa,” Thịnh Hạ lại đưa ý kiến sửa đổi, “Phát biểu quan trọng là đoạn kết, bài phát biểu khiến người nghe ấn tượng nhớ lâu đều có lời cổ vũ ở đoạn kết.”
Quả nhiên đây là phần Trương Chú ghét nhất, “Thế chẳng phải tẩy não à? Cuối cùng vẫn phải hô khẩu hiểu.”
Thịnh Hạ: … Cô mới nói là không được hô khẩu hiệu mà.
“Cũng có thể nói như vậy, nhưng cũng có những đoạn kết rất chân thành, cho người nghe cảm giác như nói chưa hết ý.” Thịnh Hạ kiên nhẫn giải thích.
Trương Chú hỏi: “Thế nào mới là chân thành?”
Thịnh Hạ suy nghĩ một lát, lại cắn môi theo thói quen, “Thì là…”
Mới lên tiếng đã thấy Trương Chú quay đầu đi, đang nghi hoặc cậu đã quay trở về.
Cô nói tiếp: “Hay nói về lý tưởng và mục tiêu đi, vậy sẽ có sự đồng cảm hơn. Lý tưởng của cậu là gì?”
Trương Chú ngẫm nghĩ, cậu có lý tưởng gì?
Cậu muốn trưởng thành. Cậu muốn độc lập.
Nhưng hình như đây không phải lý tưởng.
Thịnh Hạ nhìn vẻ ngơ ngác của cậu, thoáng ngạc nhiên, “Cậu không có chuyện gì muốn làm sao, hoặc là, cậu muốn trở thành người như thế nào?”
Trương Chú nhìn nét mặt nghiêm túc của cô bạn, chợt cảm thấy khó mở lời.
“Cậu thông minh như vậy, chắc chắn có thể làm rất nhiều việc người khác không làm được. Nếu cũng được thông minh như cậu, mình sẽ có rất nhiều kế hoạch muốn thực hiện.” Thịnh Hạ nói nhỏ, chậm rãi dẫn dắt.
Thông minh.
Không ngờ đánh giá của cô về cậu vẫn khá chính diện và tích cực. Cậu còn tưởng rằng trong lòng cô, mình là một đứa hư hỏng chuyên làm chuyện gian ác.
“Vậy cậu muốn làm cái gì?” Trương Chú hỏi.
“Ờm…” Thịnh Hạ đặt bút, tay chống cằm, vừa nghĩ vừa nói, “Bây giờ vẫn chưa nghĩ thật kĩ. Năng lực mình có hạn, không biết có thể thi vào trường nào, học được ngành gì. Nhưng tóm lại, chắc là mình muốn lưu lại cái gì đó, để lại dấu chân nơi mình từng đi qua. Nếu mình xoàng xĩnh vô vi, chí ít phải làm người tốt, có thể giúp được người xung quanh thì càng tốt. Nếu mình xuất sắc tài giỏi, vậy thì có ích với đất nước, có ích với cuộc đời, giống những vĩ nhân đã qua đời vẫn được hậu thế ghi danh.”
Cô như đắm chìm trong thế giới riêng, nói dứt câu mới giật mình tỉnh giấc, cúi đầu có vẻ ái ngại, “Vế sau thì hơi khó. Nhưng mình cảm thấy, nếu là cậu có lẽ có thể làm được.”
Đây là lời thật lòng của Thịnh Hạ.
Cậu vẫn chưa cố hết sức nhưng đã giỏi giang đến độ người khác phấn đấu quên ăn quên ngủ vẫn khó có thể đạt đến. Cậu có năng lực với tới rất nhiều lựa chọn, có thể học bất cứ trường đại học, bất cứ chuyên ngành nào cậu muốn, làm được rất nhiều việc ghê gớm khó nhằn, miễn là cậu muốn thôi.
Trương Chú nhìn cô, không nói gì, cái nhìn như vươn tới một nơi rất rất xa.
Như thất thần.
Viền tai Thịnh Hạ hơi ửng lên, muộn màng nhận ra mình đã đi quá sâu hơn mối quan hệ vốn không thân thiết lắm. Cậu không nói gì mới là lẽ thường.
Trương Chú nhấp một ngụm nước lọc, gẩy gẩy cuốn tập, gật gù nói: “Được, mình về sửa lại.”
Hồi lâu, cậu hỏi: “Cậu làm đề xong chưa?”
Thịnh Hạ lắc đầu: “Còn hai câu phân loại cuối.”
Trương Chú hỏi: “Bình thường kiểm tra làm được đến câu phân loại không?”
Thịnh Hạ lại lắc đầu: “Thi thoảng, thường chỉ kịp đọc đề…”
Trương Chú: “Mình nghĩ cậu nên tăng tốc làm phần đầu lên, xong mới bắt đầu luyện câu phân loại. Nếu không cậu luyện bao nhiêu đề mà khi thi không làm được đến phần sau, vậy có tác dụng gì? Bây giờ cứ đọc đề xong viết công thức rồi tính tiếp, giải không ra thì để đó, còn vớt vát được hai điểm.”
“Bây giờ bỏ qua câu phân loại có phải mạo hiểm quá không?” Thịnh Hạ ngần ngừ, vì một đôi lúc cô vẫn kịp làm một trong hai câu cuối. Tuy rằng tỉ lệ làm đúng không cao, nhưng giờ đã lên lớp 12 rồi, nếu không rèn ngay, để sau nước đến chân mới nhảy liệu có kịp không?
Trương Chú thì không nghĩ vậy: “Có thể làm đúng và nhanh phần trắc nghiệm thì phần sau sẽ không kém được, bản chất cũng một kiến thức đó thôi mà.”
Thịnh Hạ ra chiều trầm tư.
“Chỉ là một đề nghị, học thế nào vẫn do cậu tự quyết.” Trương Chú bổ sung.
Lúc sau Trương Chú nghiêm túc thực hiện lời hứa “bánh ít đi bánh quy lại”, cứ ngồi bên cạnh chờ Thịnh Hạ làm đề xong, so đáp án, tiếp đó giảng giải cho cô, khiến cả Đào Chi Chi vốn dĩ không định học hành tỉnh lại cũng sát vào học ké.
Trương Chú đi rồi, Đào Chi Chi bật ngón cái trong bụng, ngoài mặt rất mực tôn sùng, “Hai chữ thôi, đỉnh vãi.”
Thịnh Hạ gật đầu đồng tình.
Mặc dù thi thoảng cậu lại bật ra mấy câu nghe như mất kiên nhẫn, nhưng tổng thể vẫn tỉ mỉ nghiêm túc, lời lẽ sâu sắc dễ hiểu.
“Mình cảm thấy cậu ta khá tốt với cậu đấy.” Đào Chi Chi nói.
Thịnh Hạ hơi ngước mắt, “Làm gì có, cậu ấy giảng đề lúc nào cũng vậy.”
Đào Chi Chi lắc đầu ra vẻ cao thâm, “Không phải giảng đề. Không biết nói sao nữa, nhưng cảm giác lúc cậu ta nói với cậu thì không có vẻ quá bất cần như bình thường, cũng nhỏ tiếng hơn khi nói với mình…”
Thịnh Hạ: …
—
Hôm về trường, giờ tự học tối, Thịnh Hạ không nhận được bản thảo cuối của Trương Chú. Nhưng cô không hỏi nhiều, thấy cậu cầm bài phát biểu đi tìm Phó Tiệp, cô cũng yên tâm, nhiệm vụ của cô coi như đã hoàn thành.
Trước giờ đọc bài sáng thứ Hai, như thường lệ cả lớp đổi chỗ ngồi, cô lại thành bạn cùng bàn của Trương Chú.
Song sau vài lần đổi chỗ, Thịnh Hạ đã không còn quá coi trọng vị trí ngồi. Rốt thì đổi cách mấy cũng vẫn thế, chỉ là đôi khi xa hơn một chút, đôi khi gần hơn một chút vậy thôi, còn người xung quanh vẫn những người cũ đó.
Nghi thức kéo cờ của trung học phụ thuộc cử hành vào tiết học tập trung đầu tiên ngày thứ Hai. Hôm nay đến lượt Thịnh Hạ trực nhật, học sinh trực nhật thì không cần làm lễ chào cờ.
Cô và Tân Tiểu Hòa quét nhà, lau bảng, Lư Hựu Trạch và bạn cùng bàn đi đổ rác.
Tuy không đi chào cờ, nhưng nhà trường sẽ “livestream” nghi thức kéo cờ trên khắp phạm vi toàn trường.
“Tiếp theo mời bạn Trương Chú lớp 12A6 lên phát biểu…”
Tiếng MC vang vọng êm tai vang tới từ dàn loa trên bục giảng.
Theo đó là tiếng vỗ tay lác đác.
Từ loa vọng ra tiếng nói thiếu niên, âm sắc uể oải cuốn hút đi qua loa pha thêm chút trọng âm trầm dày, trở nên chín chắn, “Thưa thầy cô và các bạn, em là Trương Chú…”
Thịnh Hạ thở dài. Vốn dĩ cậu viết “Chào mọi người em là Trương Chú”, cô sửa lại, rõ ràng viết là, kính thưa quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến…
Thôi vậy, trẻ trâu có sự ương bướng của trẻ trâu.
Tiếp theo bỗng tiếng vỗ tay vang như sấm, kế đó là tiếng bàn tán xì xào, âm thanh đi qua loa và qua không gian thực tế vang tới, chợt thấp chợt cao…
“Ghê thật, âm lượng này, giờ phát biểu dưới cờ đã có lúc nào được vậy đâu,” Tân Tiểu Hòa tạm dừng cây chổi quét, “Có phải Trương Chú đang đắc ý lắm không nhỉ?”
Tiếng vỗ tay nhỏ dần, Trương Chú bắt đầu bài phát biểu.
Nội dung chỉ những phần Thịnh Hạ đã đọc, không có sửa đổi quá nhiều. Cô phát hiện một số nội dung vốn trịnh trọng và khô cứng thoát ra từ miệng cậu dường như không còn quá cứng nhắc. Một số người luôn nắm đúng giới hạn vàng giữa ranh giới uể oải và nghiêm túc.
Thực ra cậu khá hợp với phát biểu, lời nói ra không hô hào kích động, khí thế sục sôi mà giống lời trò chuyện, khiến người ta muốn tiếp tục lắng nghe.
Nội dung kết thúc thì Thịnh Hạ chưa được đọc. Bàn tay cô đang lau bảng chậm lại, lắng tai nghe.
Hình như cậu có một thoáng ngập ngừng, từ từ cất tiếng: “Có người nói với mình, đã tới thế giới này thì phải để lại dấu tích. Nếu như xoàng xĩnh vô vi, chí ít phải làm người tốt; nếu như xuất sắc tài giỏi, phải cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời. Mình không biết mình có thể để lại gì cho đời, nhưng mình đã có hình mẫu bản thân muốn trở thành: Nhân cách vẹn toàn, tự chủ vươn lên, lòng có nước, có nhà, mắt nhìn khắp thế giới, nếu có thể trở thành một người như thế, coi như không uổng niên thiếu này. Bài phát biểu đến đây là hết, xin cảm ơn.”
.
Bình luận truyện