Nàng Dâu 8X, Mẹ Chồng 6X
Chương 21
Thứ bảy, chủ nhật, liên tiếp hai ngày, Tống Ca và Vương Tân đã tới mấy trung tâm môi giới nhà đất ở Bắc Kinh, cuối cùng cũng ưng ý một căn phòng 70m2, mỗi tháng trả góp 5.000 tệ. Hai người tính toán với nhau, trừ đi 5.000 tệ, phí sinh hoạt còn lại của họ chẳng đáng bao nhiêu, xem ra trước khi mua được nhà vẫn phải ở chung với bố mẹ thì mới tiết kiệm đủ tiền trả góp.
Nhưng Tống Ca không muốn ở thêm một ngày nào ở cái nhà đó nữa, cô thực sự không chịu đựng nổi tính cách của mẹ Vương Tân. Hôm kia lúc tắm, như thường lệ, cô mở chai dầu gội đầu của mình thì phát hiện ra dung dịch đó bị pha loãng, đổ ra lòng bàn tay dầu gội tràn ra khắp nơi, gội xong, tóc cũng không trơn mượt như mọi khi, sau đó cô mở chai dầu gội rẻ tiền của mẹ Vương Tân ra xem, Tống Ca ngửi ngay thấy mùi dầu gội quen thuộc của mình, giận quá, ngày hôm sau cô đi mua một bộ dầu gội đầu mới, cất trong phòng ngủ của mình, lúc nào cần dùng thì mới mang ra như đi tắm ở nhà tắm công cộng. Thực ra từ sau lần phát hiện ra mẹ Vương Tân dùng kem đánh răng của mình, trong lòng Tống Ca đã thấy chán nản cực độ. Mẹ Vương Tân sống rất tiết kiệm, kem đánh răng đều dùng tới khi nặn không ra kem nữa rồi mới vứt đi, đúng hôm đó bà lại quên không mua, thế là ngay trước mặt Tống Ca, mẹ Vương Tân không lấy kem đánh răng của con trai mà lấy kem đánh răng của Tống Ca để ở trong cùng, khi Tống Ca đánh răng, cô rửa sạch miệng tuýp kem, sau đó lại nặn bỏ đi một ít kem rồi mới yên tâm dùng tiếp, hôm sau Tống Ca lại mua cho mình tuýp kem đánh răng mới, rồi lại mua cho mẹ Vương Tân một cái bàn chải mới với lý do là bàn chải dùng lâu ngày có hại cho răng, nhân tiện đặt tuýp kem đánh răng mẹ Vương Tân hay dùng vào cốc đánh răng của bà.
Tống Ca không thể hiểu nối mẹ Vương Tân như thế nào, tự mua cái gì cũng kêu đắt, oán trách mình cả đời phải sống khổ sống sở, nhưng sau lưng lại có hứng thú với những món đồ đắt tiền hơn bất cứ người nào khác. Tuần trước bố mẹ Vương Tân về quê dự đám cưới của một người họ hàng, buổi tối, Vương Tân hâm nóng lại thức ăn mà mẹ anh đã chuẩn bị trước khi đi, rồi bày thêm mấy món mà Tống Ca thích ăn anh mua trên đường về, háo hức chờ đợi giây phút chuông cửa reo. Không ngờ, Tống Ca tan làm về nhà, chưa kịp nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của Vương Tân đã ngửi thấy một mùi thơm thoang thoảng, cô đẩy Vương Tân đang tươi cười ra, bước vào phòng ngủ, tưởng là mình dùng nước hoa xong quên không đậy nắp, vào phòng mới thấy lọ nước hoa vẫn bình thường, nhìn lên bàn trang điểm mới thấy mấy vệt bẩn dính ở gương, rõ ràng là dấu vết của gel dưỡng tóc, mở nắp lọ dưỡng da ra, trong đó có vết ngón tay hằn rất rõ, Tống Ca giận tới mức chỉ muốn ném hết đống đồ đó đi. Vương Tân đi sau lưng cô, không biết vì sao thái độ của cô lại như vậy, Tống Ca nói:
- Nói với mẹ anh, nếu bà thích đồ trang điểm của em thì mai em mua cho một bộ, đừng có lén lút dùng trộm đồ của em!
Vương Tân nghe vậy sắc mặt thoáng thay đổi, vốn dĩ anh định nhân lúc bố mẹ không có nhà thể hiện tình yêu với cô, không ngờ vì việc này mà Tống Ca không chịu buông tha, khó khăn lắm mới có một buổi tối hai người được ở riêng bên nhau, cuối cùng lại thành ra mất vui.
Sau chuyện đó, Vương Tân khéo léo nói với mẹ mình đừng đụng vào đồ của Tống Ca, mẹ Vương Tân không ngờ Tống Ca lại vì chút chuyện nhỏ này mà để ý, thực ra ngoại trừ việc cảm thấy tiếc tiền trước mấy món đồ xa xỉ của Tống Ca ra, bà hoàn toàn không có hứng thú với chúng, hôm đó tự nhiên nổi hứng lên, vì về quê của chồng dự đám cưới của họ hàng, trước khi đi bà còn tới tiệm làm tóc để uốn xoăn lại, thấy người thợ tóc đặt ra mấy loại thuốc từ vài chục tệ tới vài trăm tệ trước mặt rồi bảo bà chọn, mẹ Vương Tân chọn loại thuốc rẻ tiền nhất, nghĩ rằng dù sao cũng chỉ cần tóc xoăn lên một chút, kiểu tóc giữ được đến hết đám cưới là được. Khi đó kiểu tóc làm xong nhìn cũng được, người thợ làm tóc còn bôi lên đầu bà ít gel giữ kiểu, mẹ Vương Tân nhìn tóc mình trong gương, thấy cũng chẳng khác gì so với dùng loại thuốc năm, sáu trăm tệ, nghĩ là tiệm làm đầu toàn là lừa người, may mà mình không trúng bẫy. Về tới nhà, ngủ một đêm tỉnh dậy, gel tạo kiểu khiến tóc bà vừa khô vừa cứng, mẹ Vương Tân không chịu đựng được, cảm thấy cứ để tự nhiên còn hơn, bèn đi gội đầu, không ngờ gội xong, tóc lại bị duỗi ra hết rồi bông xù lên, mẹ Vương Tân nhớ ra Tống Ca dùng gel dưỡng tóc, nên cũng bắt chước cô, phun một ít lên đầu mình, nghĩ lại trời nóng thế này mà đi tàu hỏa đường dài về tới quê, chắc chắn là cả người đầy mùi mồi hôi, dù sao cũng từ thủ đô về, không thể để họ hàng ở quê cười cho được, thế là bà lại phun một ít nước hoa lên người, khi đứng trước gương nhìn mình trông cũng không đến nỗi nào, bà lại phát hiện ra mặt mình đầy vết nám, thế là mở hộp phấn của Tống Ca ra bôi một lớp dày lên mặt, lúc này mới long trọng bước ra khỏi cửa. Mẹ Vương Tân không ngờ họ hàng ở dưới quê không coi thường bà nhưng lại để mọi người trong nhà nhìn bà không ra gì, con trai ấp úng nói xong, mẹ Vương Tân đã thấy sống mũi cay xè rồi bật khóc, nói:
- Chưa thấy ai vô lương tâm như chúng mày, nếu không phải vì tiết kiệm tiền để trả tiền đặt cọc cho chúng mày thì tao lại phải dùng loại thuốc uốn tóc có năm, sáu mươi tệ hay sao? Vì tham rẻ nên tóc chẳng ra gì, sợ người ta cười nên mới mượn tạm ít đồ của nó để làm! Sau này tao với bố mày đều già rồi, không làm được gì nữa, ăn uống của chúng mày thì không biết còn coi thường tao tới đâu? Người ta đều nuôi con để có chỗ nương tựa tuổi già, tao phải chịu khổ chịu nhọc như thế là vì cái gì?
Vương Tân lại mất một hồi lâu mới khuyên được mẹ thôi khóc. Còn về chai dầu gội đầu sau đó là vì không làm thế nào để xử lý cái đầu của mình, mẹ Vương Tân nghĩ dùng dầu của mình chả bằng dùng dầu của Tống Ca, gội xong tóc vừa bóng vừa mượt, thế là bà trộn hai chai dầu gội đầu với nhau, loại tốt thêm chút không tốt vào cũng chẳng ảnh hưởng gì, loại không tốt thêm chút tốt vào chắc chắn có thể cải thiện được hiệu quả, Tống Ca không phát hiện ra mà mình cũng đỡ phải lén lút dùng đồ của cô, không ngờ Tống Ca vẫn nhận ra được. Mẹ Vương Tân chữa lợn lành thành lợn què, thấy Tống Ca lần này không nói với con trai nhưng chắc chắn là oán trách bà rất nhiều thì vô cùng hối hận, hối hận vì mình không nên tham chút rẻ nhất thời, uốn tóc bằng thuốc rẻ tiền rồi cuối cùng chuốc thêm nhiều phiền phức vào thân.
Vương Tân phải nói với Tống Ca biết bao nhiêu tác hại của việc thuê nhà mới khiến Tống Ca từ bỏ ý định này. Tống Ca nhìn ngày tháng giao nhà trên bảng thông báo, tính đi tính lại còn khoảng chưa đầy một năm nữa, nghĩ là thôi cứ coi như ở tù một năm, mình chịu khó nhịn nhục một chút, dù sao cũng tới ngày hết hạn. Trước khi về nhà với Vương Tân, trong lòng cô vẫn đang mơ tưởng tới cuộc sống của hai người sau một năm nữa.
Mẹ Vương Tân dửng dưng ngồi nghe con trai kể về thiết kế của nhà mới và môi trường xung quanh, Tống Ca ôm quần áo đi vào phòng tắm, ở ngoài suốt cả ngày, cô thấy người mình nhơm nhớp khó chịu, không tắm một cái thì thật là khó chịu. Nhiệm vụ của cô chính là xác định kiểu dáng căn hộ và vị trí cùng với Vương Tân, còn về việc trả tiền đặt cọc thế nào, trả góp bằng cách gì thì đã có Vương Tân và mẹ anh lo.
Vương Tân ngày trước không chỉ một lần nói với cô là bố mẹ đã chuẩn bị nhà cưới cho anh từ trước rồi, vì năm kia bố anh đổi căn nhà hai phòng 60m2 thành căn nhà 3 phòng 96m2hiện nay, số tiền còn lại không đủ để mua một căn nhà mới, nghĩa là sau này bố mẹ già rồi, căn nhà đang ở cũng sẽ thuộc về con trai duy nhất nên cũng không gấp phải mua nhà cho anh, thế là cứ trù trừ mãi, mới có hai năm, giá nhà cửa ở Bắc Kinh đã tăng lên gấp đôi, bố mẹ anh chỉ là công chức nhà nước, chẳng còn mong mua được nhà cho con trai nữa, bây giờ mẹ anh ân hận lắm, nếu năm xưa chịu khó vay mượn thêm mua một căn nhà mới thì có phải tốt rồi không, rồi bà còn hối hận không nên bán nhà nhỏ mua nhà lớn, nếu mua nhà lớn mà không bán nhà nhỏ thì bây giờ căn nhà nhỏ đó cũng đã được giá gấp đôi. Nếu không phải bố Vương Tân khuyên nhủ bà thì không biết bà còn tự trách mình tới lúc nào.
Thấy con dâu tương lai vào phòng tắm, mẹ Vương Tân chỉ đầu con trai nói:
- Con ngốc hả? Sao lại mua căn nhà ở xa thế? Con đi làm ở Hải Định, không mua nhà gần đấy mà sao phải chiều theo ý nó? Con không nghĩ xem, tới lúc đó mẹ nó mua ô tô cho nó, nó đi xa hay gần thì có quan trọng gì đâu? Vả lại sau này các con cưới nhau rồi có con, con bắt mẹ phải đi một đoạn đường dài thế để trông cháu cho hai đứa à? Ai mà chả biết chỗ Hải Định nhiều trường tốt, con không thể chỉ nghĩ tới nó, còn phải nghĩ tới con mình chứ!
Vương Tân nghe mẹ nói vậy, cảm thấy mình với Tống Ca lúc đi xem nhà cũng chẳng nghĩ nhiều như thế, ngoại trừ vấn đề mẹ muốn tới thăm con phải đi hơi xa thì những chuyện khác đều không thành vấn đề. Vương Tân nói:
- Mẹ cô ấy ở gần nhà dù sao cũng lợi nhiều hơn hại, cô ấy không phải lái xe thì xe thuộc về con, chuyện cho con cái đi học thì không cần phải nghĩ xa như thế, tới lúc con cái con đi học có khi còn phổ cập đại học rồi cơ, vả lại con và Tống Ca còn muốn chơi vài năm nữa, không muốn sinh con sớm, mà nếu có con thật, nhà bố mẹ to thế này, biết đâu bọn con lại dọn về ở để mẹ đỡ phải chạy đi chạy lại.
Thực ra còn một điều quan trọng nhất mà mẹ Vương Tân chưa nói ra, đó là bà không muốn con trai mua nhà xa quá, vợ chồng bà ngày một lớn tuổi, con trai con dâu ở gần, nhỡ có vấn đề gì còn tiện bề chăm sóc.
Thấy con trai đã nói thế, mẹ Vương Tân hỏi:
- Chỗ mẹ nó cho bao nhiêu?
Vương Tân nói:
- Mẹ, chẳng phải đã thỏa thuận trước rồi sao? Mẹ trả tiền đặt cọc cho bọn con, mẹ cô ấy thì mua cho cái xe. Vả lại nhà mình cưới người ta về, sao mẹ cứ hy vọng vào nhà người ta làm gì?
Mẹ Vương Tân trừng mắt:
- Đây là ý của con hay ý của nó? Cái gì mà nhà mình cưới người ta về? Con với nó đều là con một, cưới hay gả thì có gì khác nhau? Mai này bố mẹ nó già, con với nó không cần phải lo hả? À, các con cái gì cũng thích trào lưu mới, sao lấy vợ lấy chồng mà không theo trào lưu mới? Giờ không phải thời mà nhà nào cũng có hai, ba đứa con nữa, có biết không? Nếu đã con trai con gái như nhau thì cưới với gả có gì khác nhau? Một cái xe thì đáng gì? Mẹ nó có mua xe Audi cho nó được không? Hai, ba chục vạn tệ mua cái xe là to rồi hả, ồ, bỏ ra chút tiền rồi sau này vẫn được con cái hầu hạ, thế thì mẹ lỗ to à? Mẹ nói cho con biết, bắt mẹ trả tiền đặt cọc cho cũng được, giấy tờ nhà phải để tên mẹ, nếu không đừng có mơ lấy được một xu! Ngộ nhỡ ngày nào đó người ta không muốn làm vợ con nữa thì chẳng phải con thành thằng nghèo kiết xác hay sao?
Trước mặt mẹ Vương Tân nhắc tới cái gì cũng được, chỉ riêng tiền thì không. Mấy năm nay tiết kiệm được chút tiền đầu tiên là để chuẩn bị mua nhà cho con trai, sau đó giá nhà cửa không ngừng tăng lên, số tiền đó chỉ còn đủ trả tiền đặt cọc, sợ đồng tiền lại mất giá, mẹ Vương Tân bèn rút hết số tiền gửi ngân hàng ra mua cổ phiếu khi mà thị trường chứng khoán đang ở 4.000 điểm, không ngờ khủng hoảng tài chính khiến thị trường cổ phiếu sụt giảm, cổ phiếu của mẹ Vương Tân cũng giảm giá, nếu rút hết ra, chắc số tiền chỉ còn bằng nửa năm xưa. Chuyện này là bà không dám nói với chồng, quyền tài chính trong nhà là ở bà, bà khiến mọi chuyện thành ra thế này nên chỉ biết nửa đêm mất ngủ và bị ân hận giày vò. Mọi người đều nói gần đây thị trường cổ phiếu đã chạm đáy, mẹ Vương Tân muốn nhanh chóng rút hết số tiền này ra, nếu bây giờ có chuyện gì nữa thì chẳng khác nào cầm dao mà cắt thịt trên người bà.
Tống Ca lau khô tóc, mặc áo choàng tắm đi ra ngoài, đúng lúc đó nghe thấy hai mẹ con nói chuyện với nhau, không ngờ mẹ Vương Tân lại tính toán như thế, thì ra lúc trước những gì Vương Tân nói với mình đều chỉ là nịnh bợ, mẹ anh đã có tính toán riêng của bà. Lửa giận của Tống Ca lại bốc lên, việc gì mình còn ở đây để chịu nhục? Thế là cô buột miệng.
- Bác tính toán kỹ quá, nhưng bác có hiểu gì pháp luật không thế? Nếu tiền trả góp hàng tháng không cần cháu phải trả thì giấy tờ nhà để tên bác cũng chẳng ảnh hưởng gì, nếu cháu vẫn phải trả tiền thì giấy tờ nhà buộc phải để tên cháu và tên Vương Tân. Chẳng phải bác sợ nếu cháu với Vương Tân chia tay thì sẽ mất tiền đặt cọc sao? Không sao, bác bảo con trai bác viết một tờ giấy nợ. Đúng thế, sinh con trai con gái đều như nhau, nếu Vương Tân không cưới cháu thì cháu nhờ mẹ trả tiền đặt cọc cho cũng được, hôm nay bác nói thế trước mặt con trai bác, đừng bắt con trai bác lừa lọc trước mặt cháu? Nói lời không giữ lời!
Sắc mặt mẹ Vương Tân lập tức tái xanh:
- Cô nói ai lừa lọc hả? Cô thì không lừa lọc sao? Mẹ cô không lừa lọc sao? Tôi nuôi con tôi có trách nhiệm, mẹ cô nuôi cô cũng phải có nghĩa vụ! Chút tiền tham ô hối lộ của nhà cô để mà làm gì? Dựa vào cái gì mà bà ta ngồi không hưởng phúc còn bắt tôi phải bỏ tiền mua quan tài của tôi ra?
Mặt Tống Ca tóe lửa, đi giật lùi vào trong phòng, ngón tay run rẩy chỉ thẳng mặt mẹ Vương Tân:
- Bà không được phép sỉ nhục mẹ tôi! Bà cứ ôm lấy tiền mua quan tài của bà mà sống với con trai đi! – Nói xong cô đóng sầm cửa lại.
Vương Tân lao tới gõ cửa, Tống Ca từ bên trong khóa trái lại, không nghe thấy động tĩnh gì. Vương Tân sợ hãi đẩy mạnh cửa, hét lớn:
- Tống Ca! Tống Ca!... Em làm gì thế?
Mẹ Vương Tân thấy tình hình như vậy cũng nằm vật ra salon khóc lóc:
- Ông trời ơi, kiếp trước tôi gây oan nghiệt gì mà kiếp này lại chịu khổ thế này? Tôi làm trâu làm ngựa cho nhà họ Vương cả một đời, giờ già rồi lại còn khổ vì con vì cháu…
Vương Tân nhìn cánh cửa phòng đóng im ỉm, rồi nhìn mẹ mình đang vật vã than khóc, không biết phải khuyên ai mới đúng, bỗng dưng của phòng mở ra, Vương Tân lao vào trong rồi lập tức đi giật lùi lại, lắp bắp xua tay:
- Đừng! Tống Ca! Đừng như thế!
Tống Ca một tay xách va li, một tay cầm con dao gọt hoa quả đi ra.
- Đừng có giữ tôi! Cứ bảo vệ tiền mua quan tài cho mẹ anh đi, từ bây giờ hai đứa mình chấm hết!
Vương Tân còn định bước lên chặn cô, không ngờ Tống Ca lùi về sau mấy bước, hướng mũi con dao về về phía ngực mình, ánh mắt của cô khiến Vương Tân run sợ:
- Anh còn bước lên một bước nữa là tôi đâm ngay!
Vương Tân dừng chân, anh biết tính khí của Tống Ca, nói được làm được, anh tuyệt vọng nhìn cô đi vào thang máy, tuyệt vọng nhìn chiếc thang máy đóng dần cửa lại, quay người vào nhà cầm ví tiền rồi lao ra khỏi cửa, anh biết nếu lần này anh không kéo được Tống Ca về thì anh sẽ vĩnh viễn mất cô.
Mẹ Vương Tân từ lúc nhìn thấy Tống Ca kéo va li ra đã ngừng khóc, bà lạnh lùng quan sát mọi việc, nếu lần này Tống Ca thực sự có thể chia tay với con trai mình thì bà sẽ mở tiệc ăn mừng, bà hiểu rõ hơn ai hết, con trai bà không “trị” nổi cô, về bất cứ phương diện nào, Tống Ca cũng giỏi hơn Vương Tân, bà không thể chấp nhận một đứa con dâu quá tài giỏi tước đi quyền uy tuyệt đối trong nhà của bà, bà thà chấp nhận cho con trai mình cưới một cô gái có điều kiện thấp hơn một chút nhưng ngoan ngoãn, phục tùng bà chứ không muốn một người phụ nữ như Tống Ca nhe nanh múa vuốt để làm chủ cuộc đời của con trai bà.
Không thể để cho con trai đuổi theo Tống Ca được, mẹ Vương Tân lập tức đứng lên đuổi theo con, đến cửa, một tay ôm ngực, thều thào:
- Vương Tân…
Giây phút Vương Tân bước chân vào thang máy, bỗng dưng anh nghe thấy tiếng mẹ gọi, mắt nhìn thấy mẹ đang ngã ngay cửa nhà, co ro trên mặt đất, anh vội vàng lao ra khỏi thang máy:
- Mẹ, mẹ… mẹ làm sao thế?
❀
Bạch Như Tuyết coi thường mọi sự thách thức và khó dễ mà Hạ Thu Đông gây ra cho cô, thực ra trong lòng cô vẫn tin một điều rằng kiếp này cô không được sinh ra trong một gia đình có điều kiện như Tống Ca, cũng không được thông minh học giỏi như Lâm Đan Phong, nhưng cô kiên quyết không thể sống như bố mẹ mình cả đời được. Bố mẹ cô vất vả suốt đời, ngoài việc nuôi cô học đàn tranh không nuôi sống nổi bản thân ra, chẳng để lại cho cô bất cứ sở trường, năng khiếu gì, cho tới nay, họ vẫn ở trong căn nhà tập thể của hai mươi năm trước, cô cảm thấy nếu bắt cô phải sống cuộc sống như thế cả đời thì thà chết đi còn hơn.
Hiện thực không bao giờ được như ý nguyện. Thất bại của mối tình đầu khiến Bạch Như Tuyết lần đầu tiên tỉnh táo mà biết được rằng, một đứa con gái như cô không có tư cách để theo đuổi những thứ mà cô “muốn”, ví dụ như lý tưởng, ước mơ, ảo tưởng, cô phải dựa vào khoản vốn tự có ít ỏi của mình, nắm bắt những thứ có thể nắm bắt được, ví dụ như Trần Thần, ví dụ như một cuộc sống an nhàn, giàu có hơn mấy chục lần so với cuộc sống mà bố mẹ cô cả đời vất vả vẫn không tạo dựng được, mặc dù để có tất cả những thứ này thì phải chịu đựng con mắt ghẻ lạnh của Hạ Thu Đông.
Đối với Bạch Như Tuyết, nhịn nhục để giành thắng lợi chính là một bài toán không cần thầy cô giáo nào dạy, cô vẫn có thể tự học được. Biết rằng mình cần gì, không cần cái gì, biết rằng những người thân của mình và những người xung quanh mình mất gì được gì, đó cũng chính là chỗ hơn người của Bạch Như Tuyết.
Trong mắt người ngoài, vẻ đẹp yếu ớt của cô và sự khỏe mạnh, thô ráp của Trần Thần không tương xứng với nhau, nhưng nhìn bố mẹ chồng tương lai, Bạch Như Tuyết lại có thể cảm nhận được sự hòa hợp giữa cô và Trần Thần. Mẹ chồng cô là một người đẹp bẩm sinh, sự ngiệp của bố chồng thì vô cùng rực rỡ, hai người bề ngoài rất xứng đôi, nhưng cô không cảm nhận được tình yêu giữa họ, những gì họ thể hiện ra ngoài không thể nào bằng tình cảm bên trong của cô đối với Trần Thần được. Bởi vậy trước mặt Hạ Thu Đông, Bạch Như Tuyết ngoài việc coi thường những hành động của bà, cô còn cảm thấy thương hại, người phụ nữ cómột cuộc sống xa hoa trước mặt cô thực ra chẳng có cái gì, chỉ có thể áp bức bản thân để cân bằng tâm lý.
Những đứa trẻ lần đầu tiên học đàn tranh đều rất khó dạy, Bạch Như Tuyết kiên nhẫn chỉ chúng từng chút một, cô biết vào lúc này, chỉ có sự kiên nhẫn và vất vả mới có thể giúp cô gặt hái được thành công, khi nhận những đồng tiền học phí từ tay các phụ huynh, Bạch Như Tuyết thực sự nhìn thấy thành quả mà mình đã nỗ lực hy sinh để đạt được. Mặc dù những thành quả này không thể so sánh với Tống Ca, nhưng nó có thể an ủi trái tim Bạch Như Tuyết, dù sao thì tâm huyết của bố mẹ cũng không phải là công cốc, dù sao thì cô cũng đang nỗ lực để nuôi sống bản thân.
❀
Hạ Thu Đông gọi điện cho Doãn Kiếm Lan hỏi hội mạt chược chiều nay có bắt đầu đúng giờ không. Doãn Kiếm Lan nói trong điện thoại, bà mới mời gia sư cho con gái, mấy hôm nay cô bé rất chăm chỉ học tập nên có lẽ phải tạm thời nghỉ chiều nay, không thể làm ảnh hưởng tới việc học của con gái được, trong điện thoại bà còn ca ngợi cô gia sư mới này hết lời. Hạ Thu Đông chẳng còn tâm trạng mà nghe Doãn Kiếm Lan kể lể dài dòng, mấy hôm nay trong lòng bà thấy buồn bực khác thường, vốn định chơi mấy ván bài giải tỏa tâm trạng, giờ thì chẳng còn chỗ nào mà đi nữa.
Nằm trên gường, Hạ Thu Đông nghe buồn bực chân tay, tiếng đàn tranh ở phòng con trai vọng lại càng khiến bà thấy chói tai, ba học sinh mà Bạch Như Tuyết nhận dạy đàn tranh vào cuối tuần đều là mấy đứa học sinh tiểu học chẳng có chút cơ sở nào cả, thẩm âm còn chưa tốt lại đòi học đàn khiến bà càng nghe càng thấy bực, ở ngay trong nhà mình mà cũng không được yên tĩnh, lửa giận trong lòng Hạ Thu Đông lại bốc lên.
Hạ Thu Đông đi ra khỏi phòng ngủ, đẩy cửa phòng con trai ra, Bạch Như Tuyết đang cúi người dạy một bé gái cách gảy đàn, ngẩng lên thấy Hạ Thu Đông, cảm giác sắc mặt của bà không bình thường bèn vội vàng cúi xuống tiếp tục. Trần Thần đã ra ngoài chơi bóng rổ, Bạch Như Tuyết sợ mình nói câu nào không đúng lại khiến bà không vừa lòng nên kiên quyết không mở miệng, cho dù Hạ Thu Đông nói gì cô cũng không lên tiếng.
Hạ Thu Đông ghét nhất là cái dáng vẻ giả vờ im lặng, ngoan ngoãn này của Bạch Như Tuyết, trong mắt bà, đó không phải là sự phục tùng mà là sự coi thường, bà còn nhớ hình như có một ai đó rất nổi tiếng từng nói: Im lặng là sự miệt thị lớn nhất. Bà không thể chấp nhận được sự lạnh nhạt của chồng, sự vô tâm của con trai và cả sự miệt thị của người con dâu tương lai này. Hạ Thu Đông vỗ mạnh vào cái đàn tranh của Bạch Như Tuyết:
- Bắt đầu từ ngày mai, đưa đám học sinh của cô đi, không được gây ra tiếng động gì ở cái nhà này nữa! Ngày nào cũng nghe các người đàn, thần kinh tôi sắp đứt ra rồi, thế này đâu phải là học đàn? Phải nói là định giết tôi mới đúng! Tôi nói cho cô biết, Bạch Như Tuyết, đừng giả vờ giả vịt trước mặt con trai tôi, tôi còn chưa chết đâu, cái nhà này chưa đến lúc cô nói gì cũng được đâu! – Nói xong, Hạ Thu Đông đập cửa rồi đi ra ngoài.
Bạch Như Tuyết không ngờ Hạ Thu Đông lại không nể mặt mình ngay trước học sinh, nhìn ba đứa bé sợ hãi đang khóc thút thít, Bạch Như Tuyết giúp chúng thu dọn hộp đàn, cũng cất luôn cả hộp đàn của mình rồi đưa bọn trẻ ra ngoài tiểu khu, đón taxi, đưa chúng về tận nhà. Sau đó cô ngồi xe về thẳng nhà mình.
Ở góc đường, Bạch Như Tuyết thấy ông nội đang còng lưng ngồi vá xe đạp, cô mím chặt môi, cứ như đang cố nuốt cái gì xuống.
Về tới nhà, Bạch Như Tuyết nhìn thấy ánh mắt lo lắng của bố mẹ, chỉ nhẹ nhàng nói:
- Bố mẹ, nhà Trần Thần sửa sang lại nên con sẽ về nhà mình ở một thời gian.
Nhưng Tống Ca không muốn ở thêm một ngày nào ở cái nhà đó nữa, cô thực sự không chịu đựng nổi tính cách của mẹ Vương Tân. Hôm kia lúc tắm, như thường lệ, cô mở chai dầu gội đầu của mình thì phát hiện ra dung dịch đó bị pha loãng, đổ ra lòng bàn tay dầu gội tràn ra khắp nơi, gội xong, tóc cũng không trơn mượt như mọi khi, sau đó cô mở chai dầu gội rẻ tiền của mẹ Vương Tân ra xem, Tống Ca ngửi ngay thấy mùi dầu gội quen thuộc của mình, giận quá, ngày hôm sau cô đi mua một bộ dầu gội đầu mới, cất trong phòng ngủ của mình, lúc nào cần dùng thì mới mang ra như đi tắm ở nhà tắm công cộng. Thực ra từ sau lần phát hiện ra mẹ Vương Tân dùng kem đánh răng của mình, trong lòng Tống Ca đã thấy chán nản cực độ. Mẹ Vương Tân sống rất tiết kiệm, kem đánh răng đều dùng tới khi nặn không ra kem nữa rồi mới vứt đi, đúng hôm đó bà lại quên không mua, thế là ngay trước mặt Tống Ca, mẹ Vương Tân không lấy kem đánh răng của con trai mà lấy kem đánh răng của Tống Ca để ở trong cùng, khi Tống Ca đánh răng, cô rửa sạch miệng tuýp kem, sau đó lại nặn bỏ đi một ít kem rồi mới yên tâm dùng tiếp, hôm sau Tống Ca lại mua cho mình tuýp kem đánh răng mới, rồi lại mua cho mẹ Vương Tân một cái bàn chải mới với lý do là bàn chải dùng lâu ngày có hại cho răng, nhân tiện đặt tuýp kem đánh răng mẹ Vương Tân hay dùng vào cốc đánh răng của bà.
Tống Ca không thể hiểu nối mẹ Vương Tân như thế nào, tự mua cái gì cũng kêu đắt, oán trách mình cả đời phải sống khổ sống sở, nhưng sau lưng lại có hứng thú với những món đồ đắt tiền hơn bất cứ người nào khác. Tuần trước bố mẹ Vương Tân về quê dự đám cưới của một người họ hàng, buổi tối, Vương Tân hâm nóng lại thức ăn mà mẹ anh đã chuẩn bị trước khi đi, rồi bày thêm mấy món mà Tống Ca thích ăn anh mua trên đường về, háo hức chờ đợi giây phút chuông cửa reo. Không ngờ, Tống Ca tan làm về nhà, chưa kịp nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của Vương Tân đã ngửi thấy một mùi thơm thoang thoảng, cô đẩy Vương Tân đang tươi cười ra, bước vào phòng ngủ, tưởng là mình dùng nước hoa xong quên không đậy nắp, vào phòng mới thấy lọ nước hoa vẫn bình thường, nhìn lên bàn trang điểm mới thấy mấy vệt bẩn dính ở gương, rõ ràng là dấu vết của gel dưỡng tóc, mở nắp lọ dưỡng da ra, trong đó có vết ngón tay hằn rất rõ, Tống Ca giận tới mức chỉ muốn ném hết đống đồ đó đi. Vương Tân đi sau lưng cô, không biết vì sao thái độ của cô lại như vậy, Tống Ca nói:
- Nói với mẹ anh, nếu bà thích đồ trang điểm của em thì mai em mua cho một bộ, đừng có lén lút dùng trộm đồ của em!
Vương Tân nghe vậy sắc mặt thoáng thay đổi, vốn dĩ anh định nhân lúc bố mẹ không có nhà thể hiện tình yêu với cô, không ngờ vì việc này mà Tống Ca không chịu buông tha, khó khăn lắm mới có một buổi tối hai người được ở riêng bên nhau, cuối cùng lại thành ra mất vui.
Sau chuyện đó, Vương Tân khéo léo nói với mẹ mình đừng đụng vào đồ của Tống Ca, mẹ Vương Tân không ngờ Tống Ca lại vì chút chuyện nhỏ này mà để ý, thực ra ngoại trừ việc cảm thấy tiếc tiền trước mấy món đồ xa xỉ của Tống Ca ra, bà hoàn toàn không có hứng thú với chúng, hôm đó tự nhiên nổi hứng lên, vì về quê của chồng dự đám cưới của họ hàng, trước khi đi bà còn tới tiệm làm tóc để uốn xoăn lại, thấy người thợ tóc đặt ra mấy loại thuốc từ vài chục tệ tới vài trăm tệ trước mặt rồi bảo bà chọn, mẹ Vương Tân chọn loại thuốc rẻ tiền nhất, nghĩ rằng dù sao cũng chỉ cần tóc xoăn lên một chút, kiểu tóc giữ được đến hết đám cưới là được. Khi đó kiểu tóc làm xong nhìn cũng được, người thợ làm tóc còn bôi lên đầu bà ít gel giữ kiểu, mẹ Vương Tân nhìn tóc mình trong gương, thấy cũng chẳng khác gì so với dùng loại thuốc năm, sáu trăm tệ, nghĩ là tiệm làm đầu toàn là lừa người, may mà mình không trúng bẫy. Về tới nhà, ngủ một đêm tỉnh dậy, gel tạo kiểu khiến tóc bà vừa khô vừa cứng, mẹ Vương Tân không chịu đựng được, cảm thấy cứ để tự nhiên còn hơn, bèn đi gội đầu, không ngờ gội xong, tóc lại bị duỗi ra hết rồi bông xù lên, mẹ Vương Tân nhớ ra Tống Ca dùng gel dưỡng tóc, nên cũng bắt chước cô, phun một ít lên đầu mình, nghĩ lại trời nóng thế này mà đi tàu hỏa đường dài về tới quê, chắc chắn là cả người đầy mùi mồi hôi, dù sao cũng từ thủ đô về, không thể để họ hàng ở quê cười cho được, thế là bà lại phun một ít nước hoa lên người, khi đứng trước gương nhìn mình trông cũng không đến nỗi nào, bà lại phát hiện ra mặt mình đầy vết nám, thế là mở hộp phấn của Tống Ca ra bôi một lớp dày lên mặt, lúc này mới long trọng bước ra khỏi cửa. Mẹ Vương Tân không ngờ họ hàng ở dưới quê không coi thường bà nhưng lại để mọi người trong nhà nhìn bà không ra gì, con trai ấp úng nói xong, mẹ Vương Tân đã thấy sống mũi cay xè rồi bật khóc, nói:
- Chưa thấy ai vô lương tâm như chúng mày, nếu không phải vì tiết kiệm tiền để trả tiền đặt cọc cho chúng mày thì tao lại phải dùng loại thuốc uốn tóc có năm, sáu mươi tệ hay sao? Vì tham rẻ nên tóc chẳng ra gì, sợ người ta cười nên mới mượn tạm ít đồ của nó để làm! Sau này tao với bố mày đều già rồi, không làm được gì nữa, ăn uống của chúng mày thì không biết còn coi thường tao tới đâu? Người ta đều nuôi con để có chỗ nương tựa tuổi già, tao phải chịu khổ chịu nhọc như thế là vì cái gì?
Vương Tân lại mất một hồi lâu mới khuyên được mẹ thôi khóc. Còn về chai dầu gội đầu sau đó là vì không làm thế nào để xử lý cái đầu của mình, mẹ Vương Tân nghĩ dùng dầu của mình chả bằng dùng dầu của Tống Ca, gội xong tóc vừa bóng vừa mượt, thế là bà trộn hai chai dầu gội đầu với nhau, loại tốt thêm chút không tốt vào cũng chẳng ảnh hưởng gì, loại không tốt thêm chút tốt vào chắc chắn có thể cải thiện được hiệu quả, Tống Ca không phát hiện ra mà mình cũng đỡ phải lén lút dùng đồ của cô, không ngờ Tống Ca vẫn nhận ra được. Mẹ Vương Tân chữa lợn lành thành lợn què, thấy Tống Ca lần này không nói với con trai nhưng chắc chắn là oán trách bà rất nhiều thì vô cùng hối hận, hối hận vì mình không nên tham chút rẻ nhất thời, uốn tóc bằng thuốc rẻ tiền rồi cuối cùng chuốc thêm nhiều phiền phức vào thân.
Vương Tân phải nói với Tống Ca biết bao nhiêu tác hại của việc thuê nhà mới khiến Tống Ca từ bỏ ý định này. Tống Ca nhìn ngày tháng giao nhà trên bảng thông báo, tính đi tính lại còn khoảng chưa đầy một năm nữa, nghĩ là thôi cứ coi như ở tù một năm, mình chịu khó nhịn nhục một chút, dù sao cũng tới ngày hết hạn. Trước khi về nhà với Vương Tân, trong lòng cô vẫn đang mơ tưởng tới cuộc sống của hai người sau một năm nữa.
Mẹ Vương Tân dửng dưng ngồi nghe con trai kể về thiết kế của nhà mới và môi trường xung quanh, Tống Ca ôm quần áo đi vào phòng tắm, ở ngoài suốt cả ngày, cô thấy người mình nhơm nhớp khó chịu, không tắm một cái thì thật là khó chịu. Nhiệm vụ của cô chính là xác định kiểu dáng căn hộ và vị trí cùng với Vương Tân, còn về việc trả tiền đặt cọc thế nào, trả góp bằng cách gì thì đã có Vương Tân và mẹ anh lo.
Vương Tân ngày trước không chỉ một lần nói với cô là bố mẹ đã chuẩn bị nhà cưới cho anh từ trước rồi, vì năm kia bố anh đổi căn nhà hai phòng 60m2 thành căn nhà 3 phòng 96m2hiện nay, số tiền còn lại không đủ để mua một căn nhà mới, nghĩa là sau này bố mẹ già rồi, căn nhà đang ở cũng sẽ thuộc về con trai duy nhất nên cũng không gấp phải mua nhà cho anh, thế là cứ trù trừ mãi, mới có hai năm, giá nhà cửa ở Bắc Kinh đã tăng lên gấp đôi, bố mẹ anh chỉ là công chức nhà nước, chẳng còn mong mua được nhà cho con trai nữa, bây giờ mẹ anh ân hận lắm, nếu năm xưa chịu khó vay mượn thêm mua một căn nhà mới thì có phải tốt rồi không, rồi bà còn hối hận không nên bán nhà nhỏ mua nhà lớn, nếu mua nhà lớn mà không bán nhà nhỏ thì bây giờ căn nhà nhỏ đó cũng đã được giá gấp đôi. Nếu không phải bố Vương Tân khuyên nhủ bà thì không biết bà còn tự trách mình tới lúc nào.
Thấy con dâu tương lai vào phòng tắm, mẹ Vương Tân chỉ đầu con trai nói:
- Con ngốc hả? Sao lại mua căn nhà ở xa thế? Con đi làm ở Hải Định, không mua nhà gần đấy mà sao phải chiều theo ý nó? Con không nghĩ xem, tới lúc đó mẹ nó mua ô tô cho nó, nó đi xa hay gần thì có quan trọng gì đâu? Vả lại sau này các con cưới nhau rồi có con, con bắt mẹ phải đi một đoạn đường dài thế để trông cháu cho hai đứa à? Ai mà chả biết chỗ Hải Định nhiều trường tốt, con không thể chỉ nghĩ tới nó, còn phải nghĩ tới con mình chứ!
Vương Tân nghe mẹ nói vậy, cảm thấy mình với Tống Ca lúc đi xem nhà cũng chẳng nghĩ nhiều như thế, ngoại trừ vấn đề mẹ muốn tới thăm con phải đi hơi xa thì những chuyện khác đều không thành vấn đề. Vương Tân nói:
- Mẹ cô ấy ở gần nhà dù sao cũng lợi nhiều hơn hại, cô ấy không phải lái xe thì xe thuộc về con, chuyện cho con cái đi học thì không cần phải nghĩ xa như thế, tới lúc con cái con đi học có khi còn phổ cập đại học rồi cơ, vả lại con và Tống Ca còn muốn chơi vài năm nữa, không muốn sinh con sớm, mà nếu có con thật, nhà bố mẹ to thế này, biết đâu bọn con lại dọn về ở để mẹ đỡ phải chạy đi chạy lại.
Thực ra còn một điều quan trọng nhất mà mẹ Vương Tân chưa nói ra, đó là bà không muốn con trai mua nhà xa quá, vợ chồng bà ngày một lớn tuổi, con trai con dâu ở gần, nhỡ có vấn đề gì còn tiện bề chăm sóc.
Thấy con trai đã nói thế, mẹ Vương Tân hỏi:
- Chỗ mẹ nó cho bao nhiêu?
Vương Tân nói:
- Mẹ, chẳng phải đã thỏa thuận trước rồi sao? Mẹ trả tiền đặt cọc cho bọn con, mẹ cô ấy thì mua cho cái xe. Vả lại nhà mình cưới người ta về, sao mẹ cứ hy vọng vào nhà người ta làm gì?
Mẹ Vương Tân trừng mắt:
- Đây là ý của con hay ý của nó? Cái gì mà nhà mình cưới người ta về? Con với nó đều là con một, cưới hay gả thì có gì khác nhau? Mai này bố mẹ nó già, con với nó không cần phải lo hả? À, các con cái gì cũng thích trào lưu mới, sao lấy vợ lấy chồng mà không theo trào lưu mới? Giờ không phải thời mà nhà nào cũng có hai, ba đứa con nữa, có biết không? Nếu đã con trai con gái như nhau thì cưới với gả có gì khác nhau? Một cái xe thì đáng gì? Mẹ nó có mua xe Audi cho nó được không? Hai, ba chục vạn tệ mua cái xe là to rồi hả, ồ, bỏ ra chút tiền rồi sau này vẫn được con cái hầu hạ, thế thì mẹ lỗ to à? Mẹ nói cho con biết, bắt mẹ trả tiền đặt cọc cho cũng được, giấy tờ nhà phải để tên mẹ, nếu không đừng có mơ lấy được một xu! Ngộ nhỡ ngày nào đó người ta không muốn làm vợ con nữa thì chẳng phải con thành thằng nghèo kiết xác hay sao?
Trước mặt mẹ Vương Tân nhắc tới cái gì cũng được, chỉ riêng tiền thì không. Mấy năm nay tiết kiệm được chút tiền đầu tiên là để chuẩn bị mua nhà cho con trai, sau đó giá nhà cửa không ngừng tăng lên, số tiền đó chỉ còn đủ trả tiền đặt cọc, sợ đồng tiền lại mất giá, mẹ Vương Tân bèn rút hết số tiền gửi ngân hàng ra mua cổ phiếu khi mà thị trường chứng khoán đang ở 4.000 điểm, không ngờ khủng hoảng tài chính khiến thị trường cổ phiếu sụt giảm, cổ phiếu của mẹ Vương Tân cũng giảm giá, nếu rút hết ra, chắc số tiền chỉ còn bằng nửa năm xưa. Chuyện này là bà không dám nói với chồng, quyền tài chính trong nhà là ở bà, bà khiến mọi chuyện thành ra thế này nên chỉ biết nửa đêm mất ngủ và bị ân hận giày vò. Mọi người đều nói gần đây thị trường cổ phiếu đã chạm đáy, mẹ Vương Tân muốn nhanh chóng rút hết số tiền này ra, nếu bây giờ có chuyện gì nữa thì chẳng khác nào cầm dao mà cắt thịt trên người bà.
Tống Ca lau khô tóc, mặc áo choàng tắm đi ra ngoài, đúng lúc đó nghe thấy hai mẹ con nói chuyện với nhau, không ngờ mẹ Vương Tân lại tính toán như thế, thì ra lúc trước những gì Vương Tân nói với mình đều chỉ là nịnh bợ, mẹ anh đã có tính toán riêng của bà. Lửa giận của Tống Ca lại bốc lên, việc gì mình còn ở đây để chịu nhục? Thế là cô buột miệng.
- Bác tính toán kỹ quá, nhưng bác có hiểu gì pháp luật không thế? Nếu tiền trả góp hàng tháng không cần cháu phải trả thì giấy tờ nhà để tên bác cũng chẳng ảnh hưởng gì, nếu cháu vẫn phải trả tiền thì giấy tờ nhà buộc phải để tên cháu và tên Vương Tân. Chẳng phải bác sợ nếu cháu với Vương Tân chia tay thì sẽ mất tiền đặt cọc sao? Không sao, bác bảo con trai bác viết một tờ giấy nợ. Đúng thế, sinh con trai con gái đều như nhau, nếu Vương Tân không cưới cháu thì cháu nhờ mẹ trả tiền đặt cọc cho cũng được, hôm nay bác nói thế trước mặt con trai bác, đừng bắt con trai bác lừa lọc trước mặt cháu? Nói lời không giữ lời!
Sắc mặt mẹ Vương Tân lập tức tái xanh:
- Cô nói ai lừa lọc hả? Cô thì không lừa lọc sao? Mẹ cô không lừa lọc sao? Tôi nuôi con tôi có trách nhiệm, mẹ cô nuôi cô cũng phải có nghĩa vụ! Chút tiền tham ô hối lộ của nhà cô để mà làm gì? Dựa vào cái gì mà bà ta ngồi không hưởng phúc còn bắt tôi phải bỏ tiền mua quan tài của tôi ra?
Mặt Tống Ca tóe lửa, đi giật lùi vào trong phòng, ngón tay run rẩy chỉ thẳng mặt mẹ Vương Tân:
- Bà không được phép sỉ nhục mẹ tôi! Bà cứ ôm lấy tiền mua quan tài của bà mà sống với con trai đi! – Nói xong cô đóng sầm cửa lại.
Vương Tân lao tới gõ cửa, Tống Ca từ bên trong khóa trái lại, không nghe thấy động tĩnh gì. Vương Tân sợ hãi đẩy mạnh cửa, hét lớn:
- Tống Ca! Tống Ca!... Em làm gì thế?
Mẹ Vương Tân thấy tình hình như vậy cũng nằm vật ra salon khóc lóc:
- Ông trời ơi, kiếp trước tôi gây oan nghiệt gì mà kiếp này lại chịu khổ thế này? Tôi làm trâu làm ngựa cho nhà họ Vương cả một đời, giờ già rồi lại còn khổ vì con vì cháu…
Vương Tân nhìn cánh cửa phòng đóng im ỉm, rồi nhìn mẹ mình đang vật vã than khóc, không biết phải khuyên ai mới đúng, bỗng dưng của phòng mở ra, Vương Tân lao vào trong rồi lập tức đi giật lùi lại, lắp bắp xua tay:
- Đừng! Tống Ca! Đừng như thế!
Tống Ca một tay xách va li, một tay cầm con dao gọt hoa quả đi ra.
- Đừng có giữ tôi! Cứ bảo vệ tiền mua quan tài cho mẹ anh đi, từ bây giờ hai đứa mình chấm hết!
Vương Tân còn định bước lên chặn cô, không ngờ Tống Ca lùi về sau mấy bước, hướng mũi con dao về về phía ngực mình, ánh mắt của cô khiến Vương Tân run sợ:
- Anh còn bước lên một bước nữa là tôi đâm ngay!
Vương Tân dừng chân, anh biết tính khí của Tống Ca, nói được làm được, anh tuyệt vọng nhìn cô đi vào thang máy, tuyệt vọng nhìn chiếc thang máy đóng dần cửa lại, quay người vào nhà cầm ví tiền rồi lao ra khỏi cửa, anh biết nếu lần này anh không kéo được Tống Ca về thì anh sẽ vĩnh viễn mất cô.
Mẹ Vương Tân từ lúc nhìn thấy Tống Ca kéo va li ra đã ngừng khóc, bà lạnh lùng quan sát mọi việc, nếu lần này Tống Ca thực sự có thể chia tay với con trai mình thì bà sẽ mở tiệc ăn mừng, bà hiểu rõ hơn ai hết, con trai bà không “trị” nổi cô, về bất cứ phương diện nào, Tống Ca cũng giỏi hơn Vương Tân, bà không thể chấp nhận một đứa con dâu quá tài giỏi tước đi quyền uy tuyệt đối trong nhà của bà, bà thà chấp nhận cho con trai mình cưới một cô gái có điều kiện thấp hơn một chút nhưng ngoan ngoãn, phục tùng bà chứ không muốn một người phụ nữ như Tống Ca nhe nanh múa vuốt để làm chủ cuộc đời của con trai bà.
Không thể để cho con trai đuổi theo Tống Ca được, mẹ Vương Tân lập tức đứng lên đuổi theo con, đến cửa, một tay ôm ngực, thều thào:
- Vương Tân…
Giây phút Vương Tân bước chân vào thang máy, bỗng dưng anh nghe thấy tiếng mẹ gọi, mắt nhìn thấy mẹ đang ngã ngay cửa nhà, co ro trên mặt đất, anh vội vàng lao ra khỏi thang máy:
- Mẹ, mẹ… mẹ làm sao thế?
❀
Bạch Như Tuyết coi thường mọi sự thách thức và khó dễ mà Hạ Thu Đông gây ra cho cô, thực ra trong lòng cô vẫn tin một điều rằng kiếp này cô không được sinh ra trong một gia đình có điều kiện như Tống Ca, cũng không được thông minh học giỏi như Lâm Đan Phong, nhưng cô kiên quyết không thể sống như bố mẹ mình cả đời được. Bố mẹ cô vất vả suốt đời, ngoài việc nuôi cô học đàn tranh không nuôi sống nổi bản thân ra, chẳng để lại cho cô bất cứ sở trường, năng khiếu gì, cho tới nay, họ vẫn ở trong căn nhà tập thể của hai mươi năm trước, cô cảm thấy nếu bắt cô phải sống cuộc sống như thế cả đời thì thà chết đi còn hơn.
Hiện thực không bao giờ được như ý nguyện. Thất bại của mối tình đầu khiến Bạch Như Tuyết lần đầu tiên tỉnh táo mà biết được rằng, một đứa con gái như cô không có tư cách để theo đuổi những thứ mà cô “muốn”, ví dụ như lý tưởng, ước mơ, ảo tưởng, cô phải dựa vào khoản vốn tự có ít ỏi của mình, nắm bắt những thứ có thể nắm bắt được, ví dụ như Trần Thần, ví dụ như một cuộc sống an nhàn, giàu có hơn mấy chục lần so với cuộc sống mà bố mẹ cô cả đời vất vả vẫn không tạo dựng được, mặc dù để có tất cả những thứ này thì phải chịu đựng con mắt ghẻ lạnh của Hạ Thu Đông.
Đối với Bạch Như Tuyết, nhịn nhục để giành thắng lợi chính là một bài toán không cần thầy cô giáo nào dạy, cô vẫn có thể tự học được. Biết rằng mình cần gì, không cần cái gì, biết rằng những người thân của mình và những người xung quanh mình mất gì được gì, đó cũng chính là chỗ hơn người của Bạch Như Tuyết.
Trong mắt người ngoài, vẻ đẹp yếu ớt của cô và sự khỏe mạnh, thô ráp của Trần Thần không tương xứng với nhau, nhưng nhìn bố mẹ chồng tương lai, Bạch Như Tuyết lại có thể cảm nhận được sự hòa hợp giữa cô và Trần Thần. Mẹ chồng cô là một người đẹp bẩm sinh, sự ngiệp của bố chồng thì vô cùng rực rỡ, hai người bề ngoài rất xứng đôi, nhưng cô không cảm nhận được tình yêu giữa họ, những gì họ thể hiện ra ngoài không thể nào bằng tình cảm bên trong của cô đối với Trần Thần được. Bởi vậy trước mặt Hạ Thu Đông, Bạch Như Tuyết ngoài việc coi thường những hành động của bà, cô còn cảm thấy thương hại, người phụ nữ cómột cuộc sống xa hoa trước mặt cô thực ra chẳng có cái gì, chỉ có thể áp bức bản thân để cân bằng tâm lý.
Những đứa trẻ lần đầu tiên học đàn tranh đều rất khó dạy, Bạch Như Tuyết kiên nhẫn chỉ chúng từng chút một, cô biết vào lúc này, chỉ có sự kiên nhẫn và vất vả mới có thể giúp cô gặt hái được thành công, khi nhận những đồng tiền học phí từ tay các phụ huynh, Bạch Như Tuyết thực sự nhìn thấy thành quả mà mình đã nỗ lực hy sinh để đạt được. Mặc dù những thành quả này không thể so sánh với Tống Ca, nhưng nó có thể an ủi trái tim Bạch Như Tuyết, dù sao thì tâm huyết của bố mẹ cũng không phải là công cốc, dù sao thì cô cũng đang nỗ lực để nuôi sống bản thân.
❀
Hạ Thu Đông gọi điện cho Doãn Kiếm Lan hỏi hội mạt chược chiều nay có bắt đầu đúng giờ không. Doãn Kiếm Lan nói trong điện thoại, bà mới mời gia sư cho con gái, mấy hôm nay cô bé rất chăm chỉ học tập nên có lẽ phải tạm thời nghỉ chiều nay, không thể làm ảnh hưởng tới việc học của con gái được, trong điện thoại bà còn ca ngợi cô gia sư mới này hết lời. Hạ Thu Đông chẳng còn tâm trạng mà nghe Doãn Kiếm Lan kể lể dài dòng, mấy hôm nay trong lòng bà thấy buồn bực khác thường, vốn định chơi mấy ván bài giải tỏa tâm trạng, giờ thì chẳng còn chỗ nào mà đi nữa.
Nằm trên gường, Hạ Thu Đông nghe buồn bực chân tay, tiếng đàn tranh ở phòng con trai vọng lại càng khiến bà thấy chói tai, ba học sinh mà Bạch Như Tuyết nhận dạy đàn tranh vào cuối tuần đều là mấy đứa học sinh tiểu học chẳng có chút cơ sở nào cả, thẩm âm còn chưa tốt lại đòi học đàn khiến bà càng nghe càng thấy bực, ở ngay trong nhà mình mà cũng không được yên tĩnh, lửa giận trong lòng Hạ Thu Đông lại bốc lên.
Hạ Thu Đông đi ra khỏi phòng ngủ, đẩy cửa phòng con trai ra, Bạch Như Tuyết đang cúi người dạy một bé gái cách gảy đàn, ngẩng lên thấy Hạ Thu Đông, cảm giác sắc mặt của bà không bình thường bèn vội vàng cúi xuống tiếp tục. Trần Thần đã ra ngoài chơi bóng rổ, Bạch Như Tuyết sợ mình nói câu nào không đúng lại khiến bà không vừa lòng nên kiên quyết không mở miệng, cho dù Hạ Thu Đông nói gì cô cũng không lên tiếng.
Hạ Thu Đông ghét nhất là cái dáng vẻ giả vờ im lặng, ngoan ngoãn này của Bạch Như Tuyết, trong mắt bà, đó không phải là sự phục tùng mà là sự coi thường, bà còn nhớ hình như có một ai đó rất nổi tiếng từng nói: Im lặng là sự miệt thị lớn nhất. Bà không thể chấp nhận được sự lạnh nhạt của chồng, sự vô tâm của con trai và cả sự miệt thị của người con dâu tương lai này. Hạ Thu Đông vỗ mạnh vào cái đàn tranh của Bạch Như Tuyết:
- Bắt đầu từ ngày mai, đưa đám học sinh của cô đi, không được gây ra tiếng động gì ở cái nhà này nữa! Ngày nào cũng nghe các người đàn, thần kinh tôi sắp đứt ra rồi, thế này đâu phải là học đàn? Phải nói là định giết tôi mới đúng! Tôi nói cho cô biết, Bạch Như Tuyết, đừng giả vờ giả vịt trước mặt con trai tôi, tôi còn chưa chết đâu, cái nhà này chưa đến lúc cô nói gì cũng được đâu! – Nói xong, Hạ Thu Đông đập cửa rồi đi ra ngoài.
Bạch Như Tuyết không ngờ Hạ Thu Đông lại không nể mặt mình ngay trước học sinh, nhìn ba đứa bé sợ hãi đang khóc thút thít, Bạch Như Tuyết giúp chúng thu dọn hộp đàn, cũng cất luôn cả hộp đàn của mình rồi đưa bọn trẻ ra ngoài tiểu khu, đón taxi, đưa chúng về tận nhà. Sau đó cô ngồi xe về thẳng nhà mình.
Ở góc đường, Bạch Như Tuyết thấy ông nội đang còng lưng ngồi vá xe đạp, cô mím chặt môi, cứ như đang cố nuốt cái gì xuống.
Về tới nhà, Bạch Như Tuyết nhìn thấy ánh mắt lo lắng của bố mẹ, chỉ nhẹ nhàng nói:
- Bố mẹ, nhà Trần Thần sửa sang lại nên con sẽ về nhà mình ở một thời gian.
Bình luận truyện