Nắng soi qua chiếc lá Khung Châu
Chương 18: Lễ Trung Thu
Sáng hôm sau, Phiêu Tri bị ánh nắng chói mắt đánh thức. Mắt nàng chớp chớp mấy lần mới mới nhìn rõ được mọi vật.
Sau đó nàng đứng hình mất mấy giây.
Thế quái nào nàng lại ngủ ở ngoài trời thế này?
Chỗ nàng đang đứng là một gốc cây, xung quanh vắng tanh, không thể nhận ra là nơi nào. Nàng ngó qua ngó lại thì thấy Qưới Thạnh cũng đnag tựa đầu vào gốc cây ngủ cạnh nàng.
Phiêu Tri bàng hoàng, rồi nỗi bàng hoàng chuyển thành tiếng hét thảm thiết.
Qưới Thạnh bị tiếng hét làm tỉnh dậy, còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra nhưng theo phản xạ bịt miệng Phiêu Tri lại.
"Cô bị làm sao đấy? Tự dưng hét um lên làm cái gì?"
Phiêu Tri bị bịt miệng nhưng vẫn không ngừng giãy dụa. Qưới Thạnh đành phải giao hẹn:
"Nếu cô không hét lên nữa thì tôi mới bỏ cô ra."
Phiêu Tri gật đầu, Qưới Thạnh liền buông tay. Ai ngờ vừa xong thì Phiêu Tri ngồi sụp xuống, bưng mặt khóc.
"Ơ kìa cái cô này! Ai làm gì cô mà cô khóc?"
"Anh còn chối nữa à? Anh không làm gì tôi sao tôi với anh lại nằm giữa đồng không mông quạnh thế này?"
"Khổ quá, đêm qua tôi say lắm. Tại sao tôi ở đây tôi còn không nhớ nữa đây này."
"Đấy thấy chưa? Anh nhận là anh say rồi nhớ? Anh say thì làm sao anh biết được anh làm gì? Ôi trời ơi! Có khổ thân tôi không kia chứ."
"Cô đừng có gào ầm lên nữa. Khổ lắm! Không phải hôm qua cô cũng say à?"
Phiêu Tri nấc lên từng cơn. Lời nói cũng đứt đoạn.
"Đúng rồi, qua tôi say... anh cũng say... có khi nào nhìn nhầm hay không... Hu hu, dù thế nào... anh cũng phải... chịu trách nhiệm! Anh đứng yên đấy! Anh không trốn được đâu!"
"Cô bị dở người à? Cô nhớ thử lại xem đêm qua cô say rồi cô đi đâu? Chưa gì đã đè đầu tôi ăn vạ là thế nào?"
Phiêu Tri nghe cũng thấy có lý. Nàng lấy tay quệt nước mắt lên mặt rồi cố gắng nhớ lại.
Những hình ảnh đêm qua hiện lên lờ mờ, rồi dần dần rõ ràng hơn. Sau đó toàn bộ câu chuyện đêm qua trở nên rõ mồn một trong tâm trí nàng.
Không! Thể! Nào!
"Dối trá, tất cả là dối trá! Sao tôi lại chạy đi tỏ tình với Hạ Suất thế này!" Phiêu Tri ôm đầu gào lên, rồi nhớ ra Qưới Thạnh còn ở ngay cạnh, nàng hốt hoảng quay lại. Ai ngờ thấy hắn cũng đang cứng đờ.
Mặt Qưới Thạnh thoắt trắng, thoắt xanh, rồi lại đỏ. Hắn lầm bầm như kẻ điên.
"Chết thật rồi! Chết thật rồi!"
"Này, anh không sao đấy chứ?" Phiêu Tri lấy tay quơ quơ trước mặt hắn.
Qưới Thạnh lúc này mới như bừng tỉnh. Mặt chàng cắt không còn giọt máu:
"Cô nhớ hết chuyện tối qua rồi sao?"
Phiêu Tri chỉ muốn quên đi hết mọi chuyện, nàng chỉ mặt Qưới Thạnh nói từng chữ một.
"Tôi nói cho anh biết, nếu anh dám nói một chữ chuyện anh thấy ngày hôm qua, tôi không để cho anh yên đâu."
"Được thôi, tôi sẽ không nói cho ai biết cô đi tỏ tình rồi bị từ chối, sau đó bỏ chạy, gào khóc, đòi tự tử. Tôi phải chạy theo để ngăn cô lại!"
"Anh im miệng!" Lần này đến lượt Phiêu Tri lao tới bịt miệng Qưới Thạnh nhưng nào có dễ thế. Nàng tức điên, chỉ vào mặt chàng mà hét:
"Anh thì hay ho lắm à? Không phải anh cũng đi tỏ tình con hồ ly tinh ấy rồi bị người ta đuổi đi, sau đó đi lang thang mới gặp tôi sao?"
"Làm sao mà cô biết được?" Qưới Thạnh thảng thốt.
Phiêu Tri mỉm cười đầy nguy hiểm:
"Là anh kể cho tôi nghe mà."
Một giây sau đó, gốc cây trở thành nơi để chàng không ngừng đập đầu vào.
"Đừng đập nữa. Có đập nữa cũng không quên đi được đâu. Cũng chẳng thay đổi được gì cả."
Chàng ngưng đập đầu, như ngộ ra điều gì, đứng bật dậy nói:
"Đúng rồi, tôi nhớ có phép làm người khác quên đi hết mọi thứ. Tên... tên là... phép diệt niệm!"
"Vô ích thôi, phép đó không có làm được ở trong tràng ốc này."
"Vậy thì phép quay ngược thời gian."
"Anh bị điên à? Trình độ cao cấp còn không làm được."
Qưới Thạnh vò đầu, vừa tuyệt vọng vừa bất lực. Từ bé đến giờ chàng luôn gây chuyện, nhưng chuyện khiến chàng mất mặt như thế này là lần đầu.
"Hình như tôi có biết về một loại thuốc gây mất trí nhớ."
"Cô biết thật à? Mau nói cho tôi biết đi."
"Để tôi xem lại đã." Phiêu Tri lấy sách trong túi ra, dò dò mà không thấy, lại lục lọi trong hà bao một cuốn sách lạ.
"Anh tránh xa ra, đây là bài thuốc của riêng tộc tôi."
Phiêu Tri đọc một hồi, thở dài:
"Nguyên liệu rất khó kiếm, có tìm ra mà làm xong thì cũng hết ngày rồi."
"Cô cứ nói xem nào."
"Hoa và lá vô ưu bốn lạng, cỏ chi lăng một nắm, nước suối Tác Tình, quang tiêu (phấn hoa trời) bảy lạng. Chưa nói những thứ khác, riêng phấn hoa trời thì mùa này đã không có rồi."
Qưới Thạnh nghe xong cũng thở dài bất lực.
Phiêu Tri lúc này mới bảo:
"Coi như anh với tôi bây giờ là cùng cảnh ngộ. Chúng ta phải hứa không nói bí mật của người kia cho bất cứ ai. Nếu một bên dám phá vỡ lời thề, bên kia sẽ đem bí mật kể cho cả trường biết."
"Được, hi vọng là cô giữ lời."
Hai người thống nhất vậy rồi trở về Duyệt Thị Đường. Tới nơi mọi người đã đứng xếp hàng đông đủ cả. Huyền Vũ Tiên Nương thấy hai người giờ mới tới thì giận lắm, bà đứng dậy chỉ mặt hai người mà mắng:
"Hai anh chị đi đâu mà bây giờ mới tới? Hai người còn là diễn viên chính nữa đấy! Có biết mọi người phải chờ hai người biết bao lâu không?"
Tiên Nương còn xả thêm một trận dài. Phiêu Tri và Qưới Thạnh phải đứng im mà chịu trận, đợi tiên nương bớt giận mới được đi thay đồ.
"Sao quần áo hai người lại nhăn nhúm hết thế kia? Mau đi thay đồ đi! Đúng là bọn trẻ bây giờ! Sung sướng quá mà, chẳng biết đêm qua ăn chơi ra làm sao. Tôi đã bảo là phải cấm tiệt rượu đi rồi, mà mấy lão kia cứ không chịu. Đúng là vẽ đường cho hươu chạy!"
Đầu của hai người đều cúi gằm, không dám ngẩng lên. Đi tới gần phòng thay đồ rồi Phiêu Tri mới sực nhớ ra một chuyện.
"Thôi chết rồi! Hôm nay anh trai tôi tới. Tôi phải ra đón anh."
"Này, cô bị làm sao thế? Đã trễ rồi còn đi đâu?" Qưới Thạnh kéo nàng lại.
"Nếu mà tôi không đi đón anh ấy, sẽ có chuyện lớn luôn đấy!" Phiêu Tri van vỉ.
"Khoan đã nào! Sao cô không thử nhờ Minh Châu xem. Nếu mà sáng nay em ấy rảnh, có thể giúp cô đi đón anh được đấy." Qưới Thạnh gợi ý.
Phiêu Tri thấy có lý, liền lắc lục lạc gọi cho Minh Châu.
Minh Châu lúc này đang ở trong phòng thay quần áo. Thấy lục lạc rung, nàng hô "khai mở", giọng nói hốt hoảng của Phiêu Tri vang lên:
"Châu, sáng nay anh trai tôi tới. Cô có thể đón anh ấy giúp tôi không? Coi như tôi van xin cô luôn đấy!"
Minh Châu nhanh chóng trấn an nàng:
"Được thôi, tôi cũng chuẩn bị xong rồi. Tôi sẽ qua Thiên Sơn Ngũ Nhạc chờ anh cô."
Phiêu Tri lúc này mới yên tâm, tắt lục lạc đi.
Minh Châu mặc đồ xong, ra khỏi phòng nhằm phía Đông mà đi.
Minh Châu lúc này mới học thành thuật đằng vân. Đây là một trong những thuật được phép sử dụng ở tràng ốc, vì vậy nàng thi triển rất dễ dàng.
Thiên Sơn Ngũ Nhạc nhìn từ trên cao đẹp hơn rất nhiều. Nhưng nàng không có tâm trí ngắm cảnh. Sau khi qua được kết giới và bay tới lầu chim của Phiêu Tri lục lạc của nàng lại reo.
"Minh Châu, có vẻ anh tôi bị lạc rồi, cô lấy xong mặt nạ thì nhớ khởi động báo hiệu trong phòng tôi nhé."
"Báo hiệu" mà Phiêu Tri nói thực ra là một kết nối phép thuật rất đơn giản. Chỉ cần xoay lọ hoa trên bàn sang phải, những bông hoa trên cây sẽ nở rộ, toả hương thơm ngát. Cảnh tượng lúc đó đẹp ngây ngất tâm hồn.
Một phút sau, hoa trên cây biến thành những tia sáng rồi bay lên, vẽ một dòng chữ trên bầu trời. Nó đó có nội dung giống với dòng chữ Minh Châu vẽ lên bàn.
Nói cách khác, đây là phép báo hiệu nhưng mượn linh lực của cây nên hiệu quả lớn hơn rất nhiều.
Cũng phải mất tầm hai khắc, Minh Châu mới thấy có gì đó như đang bay đến.
Mới đầu nó chỉ là một chấm đen trên bầu trời, sau đó lớn dần, hiện rõ một con chim công duyên dáng chao liệng trước lầu Khổng tước. Chim công vừa đậu xuống cành cây, liền hoá thành một thanh niên xinh đẹp.
Bộ trang phục với những hoạ tiết thổ cẩm sặc sỡ cũng không làm lu mờ nổi vẻ đẹp của chiếc cổ cao, xương quai hàm sắc nét. Đi dần lên phía trên là một khuôn mặt lạnh lùng mà sắc sảo, ánh mắt buồn miên man lại như có ma lực, vừa bí ẩn vừa thu hút.
Có thể nói chàng trai này sở hữu một vẻ đẹp ấn tượng nhất trong số những người nàng từng gặp. Nó hoang dại, dữ dội, khác biệt, khiến người ta không thể nào quên. Chàng trai thong thả đi vào trong nhà, mỉm cười hỏi:
"Em là Minh Châu đấy à?"
Minh Châu lúc này còn đang bụm chặt miệng, mới chợt bừng tỉnh mà chỉnh đốn lại tác phong. Nàng gật gật đầu.
"Đúng rồi, là em ạ. Anh tới đây có thấy không quen không ạ?"
"Không có gì! Không khí và độ ẩm dễ chịu lắm. Bây giờ chúng ta đến chỗ Phiêu Tri chứ nhỉ?"
Minh Châu vội nói:
"Chưa được! Anh đợi em một chút."
Nàng lấy mấy cái mặt nạ ra, đưa tới trước mặt Phiêu Tích rồi nói:
"Ơ đây có ba cái mặt nạ, anh chọn lấy một cái, đeo vào đã. Sau đấy chúng ta mới xuống tràng ốc được ạ."
Phiêu Tích lật qua lật lại mấy cái mặt nạ. Một cái thì làm từ lông công, một cái làm bằng vàng, một cái làm từ lá đề. Chọn mãi vẫn không thấy cái nào phù hợp.
"Lông công rất đẹp, nhưng sẽ hơi diêm dúa. Vàng thì khó chịu. Còn lá đề, anh thích chất liệu này, vừa nhẹ vưà mát, mỗi tội có vẻ không hợp với trang phục lắm."
Minh Châu nghe vậy liền nảy ra một ý, bảo Phiêu Tích đợi một chút.
Nàng niệm trì chú, một màn hồng quang bao bọc lấy ba chiếc mặt nạ. Sau đó ba chiếc hợp nhất lại thành một. Nó có hình dáng cách điệu theo chiếc lông công, lại mềm mại dễ chịu. Hay ở chỗ lúc cầm nó thì trong suốt mà khi đeo lên mặt lại tiệp màu với áo quần một cách kì lạ.
Phiêu Tích khen:
"Em làm thế nào mà hay vậy? Giỏi quá!"
Minh Châu cười hì hì. Phép này không được dạy trong tràng ốc, là phép nàng học được trong cuốn cổ thư.
Hai người bay xuống phía nam trung tâm. Nơi đây đã được dọn dẹp sạch sẽ để dựng sân khấu và các gian hàng phục vụ lễ hội.
Sân khấu rất lớn, có bục cao, màn nhung rủ phía sau. Trước sân khấu là khoảnh sân rất rộng, có thể đủ chỗ ngồi cho cả ngàn người.
Kình Sang, Long Hà vừa nhìn thấy Minh Châu đã vẫy tay rối rít:
"Minh Châu, ở đây, ở đây!"
Minh Châu vội chạy đến, Phiêu Tích đi đằng sau. Cả hai len lỏi qua hàng người để đến ngồi cạnh nhóm người của thủy tộc. Kình Sang vừa thấy nàng đã hỏi:
"Em đi đâu mà lâu quá vậy?"
"Em đi đón anh của Phiêu Tri. Vở chèo đã bắt đầu chưa?"
"May là chưa. Nãy giờ mới đọc diễn văn, làm mấy nghi lễ rồi diễn vài bài múa thôi."
"Ôi may là em tới kịp."
Phiêu Tích nghe thấy vậy thì áy náy nói:
"Là tại anh cả. Nếu anh không tới trễ thì em đã đến kịp giờ rồi."
"Anh đừng lo. Chuyện này không phải do anh. Nếu có trách thì trách Phiêu Tri báo cho em muộn kìa."
Sau khi đã an vị, Minh Châu quay qua quay lại nhìn xung quanh, đoạn hỏi Kình Sang:
"Ở dưới trần gian cũng xem chèo thế này hả anh?"
"Ở dưới đó chỉ có cái sân đình bé tí ti, không rộng như ở đây đâu. Nếu ở dưới đấy mà đến muộn như em, sẽ bị đẩy xuống tít dưới kia kìa."
Minh Châu le lưỡi. Đúng lúc đấy Phất Kim Thần Quân bước lên sân khấu, búng tay "tách" một cái, toàn bộ sân khấu chìm vào màn đêm.
Nhạc nổi lên, theo sau đó là tiếng trống chèo dồn dập. Các vũ công bước ra nhảy múa mở màn cho vở chèo bắt đầu.
Câu chuyện mở đầu kể về tộc Bạch Ngưu, một trong những nhánh cao quý nhất của Ngưu tộc, có lớp lông trắng muốt như tuyết, lại không thấm nước giống như lông vũ, nên người ta còn gọi là Trâu cò. Loài trâu này bơi dưới nước rất thạo.
Một hôm hai con Bạch Ngưu vì tranh giành địa bàn mà húc nhau đến chí mạng. Con Trâu bị thua thương thế rất nặng, tập tễnh đi tới bờ sông. Nó cảm thấy mình đã quá yếu rồi nên nghĩ đây có lẽ sẽ là nơi an nghỉ cuối cùng.
Cảnh này do một môn sinh của tộc Bạch Ngưu đóng, nên cảnh đánh nhau rồi biến về chân thân rất thật, tất cả khán giả đều vỗ tay reo hò. Đến phân đoạn Bạch Ngưu nhắm mắt chờ chết cũng khiến nhiều người sụt sùi.
May sao lúc đó có chàng nông dân đi qua thấy con trâu bị thương, liền chạy tới xem xét vết thương rồi kiếm thuốc về băng bó. Qua vài ngày, Bạch Ngưu bắt đầu khoẻ lại, thương thế cũng dần khỏi.
Bạch Ngưu cảm động lắm, mới mở miệng nói:
"Cảm tạ ơn cứu mạng của người. Nay tôi không có gì báo đáp. Xin cậu cứ nói ý nguyện của mình tôi xin giúp sức."
Người nông dân kia thấy trâu nói được thì kinh ngạc lắm. Mới đầu anh còn tưởng là mình hoa mắt, mới tát vào má cho tỉnh. Không ngờ là gặp trâu thần thật, bèn cười bảo:
"Lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy một con trâu màu trắng. Nên tôi đã nghi cậu không phải loài thường. Thôi coi như là ý trời, không cần phải đền đáp gì tôi đâu."
Diễn viên đóng vai chàng nông dân không ai khác chính là Qưới Thạnh. Nhìn chàng hoá trang, ăn nói, đi đứng giống hệt người trần làm Minh Châu không nhịn được cười. Nhưng phải công nhận chàng rất nỗ lực, giọng hát lúc không say cũng không phải dạng xoàng. Nàng ngồi dưới không ngừng hò reo cổ vũ.
Bạch Ngưu vẫn cố nài, chàng nông dân đành phải đồng ý. Chàng xưng danh là chàng Chích, cả đời chỉ mong được một lần vào ngắm vườn Thượng Uyển của nhà vua.
Bạch Ngưu nhận lời, chở chàng Chích vượt đèo, lội suối, trong chớp mắt đã tới được kinh thành. Bạch Ngưu ta có tài hoá thân, nên nhanh chóng trà trộn được vào trong đám quân lính.
Vào được đến vườn ngự uyển, Chích ta thích quá tung tăng đi dạo, nhìn ngắm khắp nơi. Đúng lúc đấy thì có các cô công chúa con vua và đoàn cung nữ đi qua. Chàng và Bạch Ngưu vội hoá thành hai tảng đá.
Khổ nỗi các cô công chúa đi dạo nãy giờ cũng mỏi, bèn tới chỗ tảng đá ngồi. Chỉ riêng có cô út là đứng.
Dưới sân khấu, Minh Châu kéo tay Phiêu Tích thì thào:
"Là Phiêu Tri kìa!"
Phiêu Tri đóng vai cô công chúa út, trang điểm nhẹ nhàng mà vẫn yêu kiều động lòng người. Các chị gọi nàng
"Thu Quế, mau lại đây ngồi!"
Nàng hát:
"Cỏ kia vừa cắt vừa trồng
Em đây không nỡ đành lòng giẫm lên."
Mấy cô chị cười chê em mình dở hơi. Chỉ có chàng Chích là nhận ra tấm lòng yêu thương vạn vật của nàng.
Các cô chị đi khỏi rồi, Thu Quế mới nối gót đi theo. Nhưng nàng đứng nãy giờ đã mỏi, chân tê, đi chậm hẳn mà các chị cũng không chịu chờ.
Chàng Chích thấy thế bèn bảo Bạch Ngưu giữ chân nàng lại, lại hoá một cái ghế ở chỗ không có cỏ cho nàng ngồi.
Thu Quế thấy thế, cho là điềm lạ, liền hát rằng:
"Nhẽ đâu có ghế giữa trời
Là thần hay quỷ xin mời ra đây!"
Lúc này chàng Chích và Bạch Ngưu mới biến trở lại thành người. Chàng lo sẽ doạ nàng sợ, bèn hát:
"Biết rằng tội lớn lắm thay
Mong được thấu tỏ ở đây đôi lời
Bạch Ngưu đây vốn người trời
Cho tôi thoả nguyện ngắm cây mai vàng
Không ngắt bông chẳng vin cành
Xin nàng chớ sợ kẻo chạnh lòng tôi."
Ý chàng là chàng và Bạch Ngưu không phải phường ma quỷ, cũng không có ý gì xấu, mong công chúa đừng bẩm báo mà tội họ. Nàng nhìn hai người cũng chân chất thật thà, chàng Chích nhìn cũng thuận mắt, lại thấy Bạch Ngưu là lạ ngồ ngộ nên cũng có cảm tình. Huống chi ngẫm lời chàng cũng có ý khen công chúa đẹp như hoa.
Thu Quế vui lắm, tủm tỉm cười rồi bảo hai người đứng lên đi. Sau đó họ cùng nhau trò chuyện, nàng kể cho chàng nghe về các loài hoa trong vườn, chàng kể cho nàng nghe về thế giới muôn vàn kì thú ngoài kia.
Chàng Chích không ngờ mình được tiếp chuyện với công chúa, nàng lại có vẻ thích thú vì bấy lâu nay chỉ ở trong cung cấm, mọi thứ đều mới mẻ với nàng. Lúc về công chúa còn tháo cái nhẫn ở tay ra đưa cho chàng.
Lòng chàng cứ khấp khởi mừng thầm. Đến lúc về nhà lại cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Mẹ chàng chẳng hiểu chàng bị làm sao, hỏi cũng không nói.
Chàng cứ nghĩ vẩn vơ mà lòng lại càng rầu, than thở với Bạch Ngưu:
"Chuyện ta và nàng chẳng thể nào mà thành nổi. Con tôm con tép dưới ruộng, sao dám mơ với tới cây quỳnh cây quế."
Rồi chàng cứ héo mòn vì tương tư mà chết. Bạch Ngưu và mẹ chàng khóc đến khản cả cổ, nước mắt như mưa.
Bên dưới khán đài bắt đầu có tiếng khóc rưng rức của mấy cô gái.
Bạch Ngưu ngửa mặt lên trời mà than rằng:
"Nay ân nhân của tôi chết. Tôi thương quá nhưng biết không thể làm trái luật trời. Vậy nếu ân nhân của tôi là con trời thì xin trời cho tôi biết để tôi còn cứu giúp."
Tức thì sấm chớp đùng đùng giữa trời quang, đám mây gom lại thành hình đầu rồng nói với Bạch Ngưu rằng:
"Quả đúng chàng ta là hoàng tử của Cửu Trùng Thiên, nhận lệnh giáng trần để độ kiếp. Nhưng lúc đi qua cổng trời lại không may rơi nhầm xuống thác Tình Yêu, phải chịu số kiếp đau khổ vì tình."
Bạch Ngưu nghe thấy thế mừng lắm, bèn bảo với mẹ của chàng Chích:
"Cậu nhà là con trời, không chết dễ dàng vậy đâu. Bây giờ bà nghe tôi. Nước mắt của tôi trong cái thau đồng này, bà phải giữ thật kĩ, không được để cái gì rơi vào. Sau này vua nước này sẽ có bệnh nặng, bà cứ tiến vua cái chậu này sẽ cứu được."
Nói rồi Bạch Ngưu đi đâu mất không rõ. Quả nhiên ba năm sau vua bị bệnh đau mắt. Bệnh cứ ngày một nặng, chữa chạy thế nào cũng không khỏi. Thái y sợ rằng vua sẽ mù hẳn, mạng của y cũng khó giữ nên đánh chiềng bố cáo thiên hạ tiến cung thuốc quý.
Mẹ chàng Chích tiến vua chậu nước mà Bạch Ngưu dặn. Vua lấy nước đó rửa mắt không ngờ khỏi lại được, mừng rỡ loan tin khắp trong cung. Hoàng hậu, cung tần, công chúa nhanh chóng kéo đến chúc mừng Hoàng thượng.
Nhưng khi ông soi vào chậu thì lại thấy bóng một chàng trai rất khôi ngô, tay út có đeo một chiếc nhẫn. Vua bèn trỏ vào trong chậu hỏi, ai ngó vào cũng không thấy gì, chỉ duy có nàng út Thu Quế công chúa vừa tới xem đã nhận ra chàng Chích năm nào. Giờ chàng ăn mặc rất đẹp, quần là áo gấm, cưỡi ngựa trắng vẫy tay với nàng. Sau đó chàng chìa tay ra, bàn tay đeo nhẫn thò ra khỏi chậu, công chúa đưa tay nắm lấy thì bị kéo tuột vào trong.
Nhà vua lấy làm kinh hãi, hốt hoàng gọi Quốc Sư. Lúc này Quốc Sư toàn thân mặc đạo bào màu trắng, râu tóc cũng trắng như cước, tay cầm phất trần đi vào điện.
Quốc Sư không phải ai khác mà chính là Bạch Ngưu năm nào hoá thành. Ông kể lại hết mọi chuyện cho nhà vua nghe, còn nói thêm:
"Công chúa Thu Quế vốn là Tinh Vân công chúa trên trời, có duyên vợ chồng với hoàng tử Cửu Trùng Thiên. Chỉ là lúc đầu thai lại lạc mất nhau, thành ra kiếp này không thành đôi. Bây giờ hoàng tử đã bắt công chúa về trời. Họ cũng đang đứng trước cổng trời, một khắc sau sẽ lại nhập vào luân hồi chuyển kiếp."
Vua hỏi vậy hai người đi đâu, Quốc Sư mới nói:
"Hoàng tử sẽ đầu thai thành con của người, trở thành vị vua vĩ đại nhất. Còn công chúa sẽ đầu thai thành con người phụ nữ đã dâng chậu nước cho thánh thượng."
Quả nhiên sau đó hoàng hậu mang thai, sinh được một hoàng tử có vết bớt trắng quanh ngón tay út, y cái nhẫn của như chàng trai vua nhìn thấy trong chậu. Mẹ của chàng Chích cũng đi bước nữa, đẻ được một cô con gái có nốt ruồi sau gáy, vừa sinh ra đã toả hương thơm lừng.
Sau này hai đứa trẻ lớn lên, gặp nhau tại bờ sông năm nào Bạch Ngưu được chàng Chích cứu. Họ nhận ra nhau, mừng mừng tủi tủi. Còn về Bạch Ngưu thì sau khi họ làm đám cưới, ông được lên trời làm quan(1).
Khán giả ở dưới vỗ tay rần rần vì cái kết viên mãn. Các diễn viên cúi chào rồi màn nhung lại được kéo lên.
Kình Sang cảm thán:
"Mượn hẳn chậu Cao Chẩn làm đạo cụ cơ à? Chịu chơi phết nhỉ?"
Minh Châu quay sang hỏi:
"Đó là bảo bối thật ạ?"
"Đương nhiên rồi. Cô Thúy Ngà giữ kĩ lắm, coi nó như bảo vật. Không ngờ cũng chịu cho đoàn chèo mượn cơ đấy."
Có tiếng của ai văng vẳng vọng xuống:
"Bảo vật được dùng cho việc đúng đắn. Cô cho mượn để làm nghệ thuật thì có gì sai nào?"
Cả đám ngẩng đầu lên, thấy cô Thúy Ngà đang ngồi vắt vẻo trên cây ngô đồng. Một đứa hỏi:
"Sao cô không xuống đây ngồi, leo lên đấy làm gì?"
"Thôi, cô ngồi trên này xem cho dễ. Yên tâm, không ngã được đâu mà lo."
Cả đám lại tiếp tục theo dõi sân khấu. Tiếp theo đó là các vở chèo, vở tuồng như Chuyện chàng Từ Thức gặp tiên, Chuyện Lương Nhân - Hán Chân, vở Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán,...
Qưới Thạnh với Phiêu Tri lúc này cũng đã từ trong hậu trường ra ngồi chung với họ. Tay Qưới Thạnh cầm mấy thanh kẹo kéo phát cho mọi người rồi lấy cây cuối cùng bóc ăn. Minh Châu huých tay hỏi.
"Nếu anh nói mỗi đội thi với nhau, thế phần thưởng cao nhất là gì?"
Qưới Thạnh chóp chép ăn kẹo, ráng nhớ lại:
"Là thưởng chung, sau đó mọi người chia nhau. Đâu đó tầm ba trăm tấm giấy nhũ tương, vàng, ngọc, sách quý, bảo bối, nguyên liệu,..."
Miệng Minh Châu há hốc:
"Nhiều vậy cơ á?"
"Dĩ nhiên rồi. Một đội có tận mười mấy hai mươi người, chia nhau thì mỗi người nhận được cũng không đáng bao nhiêu đâu. Mà em ngậm cái miệng lại đi, trông ghê quá."
Minh Châu mới nhận ra mình đang rất khó coi, vội chỉnh trang lại.
Chú thích:
1. Vở kịch được tác giả phóng tác từ một truyện cổ tích Chăm-pa tên là “Anh chàng mê công chúa”, được Nguyễn Đổng Chi sưu tầm trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập 2.
Sau đó nàng đứng hình mất mấy giây.
Thế quái nào nàng lại ngủ ở ngoài trời thế này?
Chỗ nàng đang đứng là một gốc cây, xung quanh vắng tanh, không thể nhận ra là nơi nào. Nàng ngó qua ngó lại thì thấy Qưới Thạnh cũng đnag tựa đầu vào gốc cây ngủ cạnh nàng.
Phiêu Tri bàng hoàng, rồi nỗi bàng hoàng chuyển thành tiếng hét thảm thiết.
Qưới Thạnh bị tiếng hét làm tỉnh dậy, còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra nhưng theo phản xạ bịt miệng Phiêu Tri lại.
"Cô bị làm sao đấy? Tự dưng hét um lên làm cái gì?"
Phiêu Tri bị bịt miệng nhưng vẫn không ngừng giãy dụa. Qưới Thạnh đành phải giao hẹn:
"Nếu cô không hét lên nữa thì tôi mới bỏ cô ra."
Phiêu Tri gật đầu, Qưới Thạnh liền buông tay. Ai ngờ vừa xong thì Phiêu Tri ngồi sụp xuống, bưng mặt khóc.
"Ơ kìa cái cô này! Ai làm gì cô mà cô khóc?"
"Anh còn chối nữa à? Anh không làm gì tôi sao tôi với anh lại nằm giữa đồng không mông quạnh thế này?"
"Khổ quá, đêm qua tôi say lắm. Tại sao tôi ở đây tôi còn không nhớ nữa đây này."
"Đấy thấy chưa? Anh nhận là anh say rồi nhớ? Anh say thì làm sao anh biết được anh làm gì? Ôi trời ơi! Có khổ thân tôi không kia chứ."
"Cô đừng có gào ầm lên nữa. Khổ lắm! Không phải hôm qua cô cũng say à?"
Phiêu Tri nấc lên từng cơn. Lời nói cũng đứt đoạn.
"Đúng rồi, qua tôi say... anh cũng say... có khi nào nhìn nhầm hay không... Hu hu, dù thế nào... anh cũng phải... chịu trách nhiệm! Anh đứng yên đấy! Anh không trốn được đâu!"
"Cô bị dở người à? Cô nhớ thử lại xem đêm qua cô say rồi cô đi đâu? Chưa gì đã đè đầu tôi ăn vạ là thế nào?"
Phiêu Tri nghe cũng thấy có lý. Nàng lấy tay quệt nước mắt lên mặt rồi cố gắng nhớ lại.
Những hình ảnh đêm qua hiện lên lờ mờ, rồi dần dần rõ ràng hơn. Sau đó toàn bộ câu chuyện đêm qua trở nên rõ mồn một trong tâm trí nàng.
Không! Thể! Nào!
"Dối trá, tất cả là dối trá! Sao tôi lại chạy đi tỏ tình với Hạ Suất thế này!" Phiêu Tri ôm đầu gào lên, rồi nhớ ra Qưới Thạnh còn ở ngay cạnh, nàng hốt hoảng quay lại. Ai ngờ thấy hắn cũng đang cứng đờ.
Mặt Qưới Thạnh thoắt trắng, thoắt xanh, rồi lại đỏ. Hắn lầm bầm như kẻ điên.
"Chết thật rồi! Chết thật rồi!"
"Này, anh không sao đấy chứ?" Phiêu Tri lấy tay quơ quơ trước mặt hắn.
Qưới Thạnh lúc này mới như bừng tỉnh. Mặt chàng cắt không còn giọt máu:
"Cô nhớ hết chuyện tối qua rồi sao?"
Phiêu Tri chỉ muốn quên đi hết mọi chuyện, nàng chỉ mặt Qưới Thạnh nói từng chữ một.
"Tôi nói cho anh biết, nếu anh dám nói một chữ chuyện anh thấy ngày hôm qua, tôi không để cho anh yên đâu."
"Được thôi, tôi sẽ không nói cho ai biết cô đi tỏ tình rồi bị từ chối, sau đó bỏ chạy, gào khóc, đòi tự tử. Tôi phải chạy theo để ngăn cô lại!"
"Anh im miệng!" Lần này đến lượt Phiêu Tri lao tới bịt miệng Qưới Thạnh nhưng nào có dễ thế. Nàng tức điên, chỉ vào mặt chàng mà hét:
"Anh thì hay ho lắm à? Không phải anh cũng đi tỏ tình con hồ ly tinh ấy rồi bị người ta đuổi đi, sau đó đi lang thang mới gặp tôi sao?"
"Làm sao mà cô biết được?" Qưới Thạnh thảng thốt.
Phiêu Tri mỉm cười đầy nguy hiểm:
"Là anh kể cho tôi nghe mà."
Một giây sau đó, gốc cây trở thành nơi để chàng không ngừng đập đầu vào.
"Đừng đập nữa. Có đập nữa cũng không quên đi được đâu. Cũng chẳng thay đổi được gì cả."
Chàng ngưng đập đầu, như ngộ ra điều gì, đứng bật dậy nói:
"Đúng rồi, tôi nhớ có phép làm người khác quên đi hết mọi thứ. Tên... tên là... phép diệt niệm!"
"Vô ích thôi, phép đó không có làm được ở trong tràng ốc này."
"Vậy thì phép quay ngược thời gian."
"Anh bị điên à? Trình độ cao cấp còn không làm được."
Qưới Thạnh vò đầu, vừa tuyệt vọng vừa bất lực. Từ bé đến giờ chàng luôn gây chuyện, nhưng chuyện khiến chàng mất mặt như thế này là lần đầu.
"Hình như tôi có biết về một loại thuốc gây mất trí nhớ."
"Cô biết thật à? Mau nói cho tôi biết đi."
"Để tôi xem lại đã." Phiêu Tri lấy sách trong túi ra, dò dò mà không thấy, lại lục lọi trong hà bao một cuốn sách lạ.
"Anh tránh xa ra, đây là bài thuốc của riêng tộc tôi."
Phiêu Tri đọc một hồi, thở dài:
"Nguyên liệu rất khó kiếm, có tìm ra mà làm xong thì cũng hết ngày rồi."
"Cô cứ nói xem nào."
"Hoa và lá vô ưu bốn lạng, cỏ chi lăng một nắm, nước suối Tác Tình, quang tiêu (phấn hoa trời) bảy lạng. Chưa nói những thứ khác, riêng phấn hoa trời thì mùa này đã không có rồi."
Qưới Thạnh nghe xong cũng thở dài bất lực.
Phiêu Tri lúc này mới bảo:
"Coi như anh với tôi bây giờ là cùng cảnh ngộ. Chúng ta phải hứa không nói bí mật của người kia cho bất cứ ai. Nếu một bên dám phá vỡ lời thề, bên kia sẽ đem bí mật kể cho cả trường biết."
"Được, hi vọng là cô giữ lời."
Hai người thống nhất vậy rồi trở về Duyệt Thị Đường. Tới nơi mọi người đã đứng xếp hàng đông đủ cả. Huyền Vũ Tiên Nương thấy hai người giờ mới tới thì giận lắm, bà đứng dậy chỉ mặt hai người mà mắng:
"Hai anh chị đi đâu mà bây giờ mới tới? Hai người còn là diễn viên chính nữa đấy! Có biết mọi người phải chờ hai người biết bao lâu không?"
Tiên Nương còn xả thêm một trận dài. Phiêu Tri và Qưới Thạnh phải đứng im mà chịu trận, đợi tiên nương bớt giận mới được đi thay đồ.
"Sao quần áo hai người lại nhăn nhúm hết thế kia? Mau đi thay đồ đi! Đúng là bọn trẻ bây giờ! Sung sướng quá mà, chẳng biết đêm qua ăn chơi ra làm sao. Tôi đã bảo là phải cấm tiệt rượu đi rồi, mà mấy lão kia cứ không chịu. Đúng là vẽ đường cho hươu chạy!"
Đầu của hai người đều cúi gằm, không dám ngẩng lên. Đi tới gần phòng thay đồ rồi Phiêu Tri mới sực nhớ ra một chuyện.
"Thôi chết rồi! Hôm nay anh trai tôi tới. Tôi phải ra đón anh."
"Này, cô bị làm sao thế? Đã trễ rồi còn đi đâu?" Qưới Thạnh kéo nàng lại.
"Nếu mà tôi không đi đón anh ấy, sẽ có chuyện lớn luôn đấy!" Phiêu Tri van vỉ.
"Khoan đã nào! Sao cô không thử nhờ Minh Châu xem. Nếu mà sáng nay em ấy rảnh, có thể giúp cô đi đón anh được đấy." Qưới Thạnh gợi ý.
Phiêu Tri thấy có lý, liền lắc lục lạc gọi cho Minh Châu.
Minh Châu lúc này đang ở trong phòng thay quần áo. Thấy lục lạc rung, nàng hô "khai mở", giọng nói hốt hoảng của Phiêu Tri vang lên:
"Châu, sáng nay anh trai tôi tới. Cô có thể đón anh ấy giúp tôi không? Coi như tôi van xin cô luôn đấy!"
Minh Châu nhanh chóng trấn an nàng:
"Được thôi, tôi cũng chuẩn bị xong rồi. Tôi sẽ qua Thiên Sơn Ngũ Nhạc chờ anh cô."
Phiêu Tri lúc này mới yên tâm, tắt lục lạc đi.
Minh Châu mặc đồ xong, ra khỏi phòng nhằm phía Đông mà đi.
Minh Châu lúc này mới học thành thuật đằng vân. Đây là một trong những thuật được phép sử dụng ở tràng ốc, vì vậy nàng thi triển rất dễ dàng.
Thiên Sơn Ngũ Nhạc nhìn từ trên cao đẹp hơn rất nhiều. Nhưng nàng không có tâm trí ngắm cảnh. Sau khi qua được kết giới và bay tới lầu chim của Phiêu Tri lục lạc của nàng lại reo.
"Minh Châu, có vẻ anh tôi bị lạc rồi, cô lấy xong mặt nạ thì nhớ khởi động báo hiệu trong phòng tôi nhé."
"Báo hiệu" mà Phiêu Tri nói thực ra là một kết nối phép thuật rất đơn giản. Chỉ cần xoay lọ hoa trên bàn sang phải, những bông hoa trên cây sẽ nở rộ, toả hương thơm ngát. Cảnh tượng lúc đó đẹp ngây ngất tâm hồn.
Một phút sau, hoa trên cây biến thành những tia sáng rồi bay lên, vẽ một dòng chữ trên bầu trời. Nó đó có nội dung giống với dòng chữ Minh Châu vẽ lên bàn.
Nói cách khác, đây là phép báo hiệu nhưng mượn linh lực của cây nên hiệu quả lớn hơn rất nhiều.
Cũng phải mất tầm hai khắc, Minh Châu mới thấy có gì đó như đang bay đến.
Mới đầu nó chỉ là một chấm đen trên bầu trời, sau đó lớn dần, hiện rõ một con chim công duyên dáng chao liệng trước lầu Khổng tước. Chim công vừa đậu xuống cành cây, liền hoá thành một thanh niên xinh đẹp.
Bộ trang phục với những hoạ tiết thổ cẩm sặc sỡ cũng không làm lu mờ nổi vẻ đẹp của chiếc cổ cao, xương quai hàm sắc nét. Đi dần lên phía trên là một khuôn mặt lạnh lùng mà sắc sảo, ánh mắt buồn miên man lại như có ma lực, vừa bí ẩn vừa thu hút.
Có thể nói chàng trai này sở hữu một vẻ đẹp ấn tượng nhất trong số những người nàng từng gặp. Nó hoang dại, dữ dội, khác biệt, khiến người ta không thể nào quên. Chàng trai thong thả đi vào trong nhà, mỉm cười hỏi:
"Em là Minh Châu đấy à?"
Minh Châu lúc này còn đang bụm chặt miệng, mới chợt bừng tỉnh mà chỉnh đốn lại tác phong. Nàng gật gật đầu.
"Đúng rồi, là em ạ. Anh tới đây có thấy không quen không ạ?"
"Không có gì! Không khí và độ ẩm dễ chịu lắm. Bây giờ chúng ta đến chỗ Phiêu Tri chứ nhỉ?"
Minh Châu vội nói:
"Chưa được! Anh đợi em một chút."
Nàng lấy mấy cái mặt nạ ra, đưa tới trước mặt Phiêu Tích rồi nói:
"Ơ đây có ba cái mặt nạ, anh chọn lấy một cái, đeo vào đã. Sau đấy chúng ta mới xuống tràng ốc được ạ."
Phiêu Tích lật qua lật lại mấy cái mặt nạ. Một cái thì làm từ lông công, một cái làm bằng vàng, một cái làm từ lá đề. Chọn mãi vẫn không thấy cái nào phù hợp.
"Lông công rất đẹp, nhưng sẽ hơi diêm dúa. Vàng thì khó chịu. Còn lá đề, anh thích chất liệu này, vừa nhẹ vưà mát, mỗi tội có vẻ không hợp với trang phục lắm."
Minh Châu nghe vậy liền nảy ra một ý, bảo Phiêu Tích đợi một chút.
Nàng niệm trì chú, một màn hồng quang bao bọc lấy ba chiếc mặt nạ. Sau đó ba chiếc hợp nhất lại thành một. Nó có hình dáng cách điệu theo chiếc lông công, lại mềm mại dễ chịu. Hay ở chỗ lúc cầm nó thì trong suốt mà khi đeo lên mặt lại tiệp màu với áo quần một cách kì lạ.
Phiêu Tích khen:
"Em làm thế nào mà hay vậy? Giỏi quá!"
Minh Châu cười hì hì. Phép này không được dạy trong tràng ốc, là phép nàng học được trong cuốn cổ thư.
Hai người bay xuống phía nam trung tâm. Nơi đây đã được dọn dẹp sạch sẽ để dựng sân khấu và các gian hàng phục vụ lễ hội.
Sân khấu rất lớn, có bục cao, màn nhung rủ phía sau. Trước sân khấu là khoảnh sân rất rộng, có thể đủ chỗ ngồi cho cả ngàn người.
Kình Sang, Long Hà vừa nhìn thấy Minh Châu đã vẫy tay rối rít:
"Minh Châu, ở đây, ở đây!"
Minh Châu vội chạy đến, Phiêu Tích đi đằng sau. Cả hai len lỏi qua hàng người để đến ngồi cạnh nhóm người của thủy tộc. Kình Sang vừa thấy nàng đã hỏi:
"Em đi đâu mà lâu quá vậy?"
"Em đi đón anh của Phiêu Tri. Vở chèo đã bắt đầu chưa?"
"May là chưa. Nãy giờ mới đọc diễn văn, làm mấy nghi lễ rồi diễn vài bài múa thôi."
"Ôi may là em tới kịp."
Phiêu Tích nghe thấy vậy thì áy náy nói:
"Là tại anh cả. Nếu anh không tới trễ thì em đã đến kịp giờ rồi."
"Anh đừng lo. Chuyện này không phải do anh. Nếu có trách thì trách Phiêu Tri báo cho em muộn kìa."
Sau khi đã an vị, Minh Châu quay qua quay lại nhìn xung quanh, đoạn hỏi Kình Sang:
"Ở dưới trần gian cũng xem chèo thế này hả anh?"
"Ở dưới đó chỉ có cái sân đình bé tí ti, không rộng như ở đây đâu. Nếu ở dưới đấy mà đến muộn như em, sẽ bị đẩy xuống tít dưới kia kìa."
Minh Châu le lưỡi. Đúng lúc đấy Phất Kim Thần Quân bước lên sân khấu, búng tay "tách" một cái, toàn bộ sân khấu chìm vào màn đêm.
Nhạc nổi lên, theo sau đó là tiếng trống chèo dồn dập. Các vũ công bước ra nhảy múa mở màn cho vở chèo bắt đầu.
Câu chuyện mở đầu kể về tộc Bạch Ngưu, một trong những nhánh cao quý nhất của Ngưu tộc, có lớp lông trắng muốt như tuyết, lại không thấm nước giống như lông vũ, nên người ta còn gọi là Trâu cò. Loài trâu này bơi dưới nước rất thạo.
Một hôm hai con Bạch Ngưu vì tranh giành địa bàn mà húc nhau đến chí mạng. Con Trâu bị thua thương thế rất nặng, tập tễnh đi tới bờ sông. Nó cảm thấy mình đã quá yếu rồi nên nghĩ đây có lẽ sẽ là nơi an nghỉ cuối cùng.
Cảnh này do một môn sinh của tộc Bạch Ngưu đóng, nên cảnh đánh nhau rồi biến về chân thân rất thật, tất cả khán giả đều vỗ tay reo hò. Đến phân đoạn Bạch Ngưu nhắm mắt chờ chết cũng khiến nhiều người sụt sùi.
May sao lúc đó có chàng nông dân đi qua thấy con trâu bị thương, liền chạy tới xem xét vết thương rồi kiếm thuốc về băng bó. Qua vài ngày, Bạch Ngưu bắt đầu khoẻ lại, thương thế cũng dần khỏi.
Bạch Ngưu cảm động lắm, mới mở miệng nói:
"Cảm tạ ơn cứu mạng của người. Nay tôi không có gì báo đáp. Xin cậu cứ nói ý nguyện của mình tôi xin giúp sức."
Người nông dân kia thấy trâu nói được thì kinh ngạc lắm. Mới đầu anh còn tưởng là mình hoa mắt, mới tát vào má cho tỉnh. Không ngờ là gặp trâu thần thật, bèn cười bảo:
"Lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy một con trâu màu trắng. Nên tôi đã nghi cậu không phải loài thường. Thôi coi như là ý trời, không cần phải đền đáp gì tôi đâu."
Diễn viên đóng vai chàng nông dân không ai khác chính là Qưới Thạnh. Nhìn chàng hoá trang, ăn nói, đi đứng giống hệt người trần làm Minh Châu không nhịn được cười. Nhưng phải công nhận chàng rất nỗ lực, giọng hát lúc không say cũng không phải dạng xoàng. Nàng ngồi dưới không ngừng hò reo cổ vũ.
Bạch Ngưu vẫn cố nài, chàng nông dân đành phải đồng ý. Chàng xưng danh là chàng Chích, cả đời chỉ mong được một lần vào ngắm vườn Thượng Uyển của nhà vua.
Bạch Ngưu nhận lời, chở chàng Chích vượt đèo, lội suối, trong chớp mắt đã tới được kinh thành. Bạch Ngưu ta có tài hoá thân, nên nhanh chóng trà trộn được vào trong đám quân lính.
Vào được đến vườn ngự uyển, Chích ta thích quá tung tăng đi dạo, nhìn ngắm khắp nơi. Đúng lúc đấy thì có các cô công chúa con vua và đoàn cung nữ đi qua. Chàng và Bạch Ngưu vội hoá thành hai tảng đá.
Khổ nỗi các cô công chúa đi dạo nãy giờ cũng mỏi, bèn tới chỗ tảng đá ngồi. Chỉ riêng có cô út là đứng.
Dưới sân khấu, Minh Châu kéo tay Phiêu Tích thì thào:
"Là Phiêu Tri kìa!"
Phiêu Tri đóng vai cô công chúa út, trang điểm nhẹ nhàng mà vẫn yêu kiều động lòng người. Các chị gọi nàng
"Thu Quế, mau lại đây ngồi!"
Nàng hát:
"Cỏ kia vừa cắt vừa trồng
Em đây không nỡ đành lòng giẫm lên."
Mấy cô chị cười chê em mình dở hơi. Chỉ có chàng Chích là nhận ra tấm lòng yêu thương vạn vật của nàng.
Các cô chị đi khỏi rồi, Thu Quế mới nối gót đi theo. Nhưng nàng đứng nãy giờ đã mỏi, chân tê, đi chậm hẳn mà các chị cũng không chịu chờ.
Chàng Chích thấy thế bèn bảo Bạch Ngưu giữ chân nàng lại, lại hoá một cái ghế ở chỗ không có cỏ cho nàng ngồi.
Thu Quế thấy thế, cho là điềm lạ, liền hát rằng:
"Nhẽ đâu có ghế giữa trời
Là thần hay quỷ xin mời ra đây!"
Lúc này chàng Chích và Bạch Ngưu mới biến trở lại thành người. Chàng lo sẽ doạ nàng sợ, bèn hát:
"Biết rằng tội lớn lắm thay
Mong được thấu tỏ ở đây đôi lời
Bạch Ngưu đây vốn người trời
Cho tôi thoả nguyện ngắm cây mai vàng
Không ngắt bông chẳng vin cành
Xin nàng chớ sợ kẻo chạnh lòng tôi."
Ý chàng là chàng và Bạch Ngưu không phải phường ma quỷ, cũng không có ý gì xấu, mong công chúa đừng bẩm báo mà tội họ. Nàng nhìn hai người cũng chân chất thật thà, chàng Chích nhìn cũng thuận mắt, lại thấy Bạch Ngưu là lạ ngồ ngộ nên cũng có cảm tình. Huống chi ngẫm lời chàng cũng có ý khen công chúa đẹp như hoa.
Thu Quế vui lắm, tủm tỉm cười rồi bảo hai người đứng lên đi. Sau đó họ cùng nhau trò chuyện, nàng kể cho chàng nghe về các loài hoa trong vườn, chàng kể cho nàng nghe về thế giới muôn vàn kì thú ngoài kia.
Chàng Chích không ngờ mình được tiếp chuyện với công chúa, nàng lại có vẻ thích thú vì bấy lâu nay chỉ ở trong cung cấm, mọi thứ đều mới mẻ với nàng. Lúc về công chúa còn tháo cái nhẫn ở tay ra đưa cho chàng.
Lòng chàng cứ khấp khởi mừng thầm. Đến lúc về nhà lại cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Mẹ chàng chẳng hiểu chàng bị làm sao, hỏi cũng không nói.
Chàng cứ nghĩ vẩn vơ mà lòng lại càng rầu, than thở với Bạch Ngưu:
"Chuyện ta và nàng chẳng thể nào mà thành nổi. Con tôm con tép dưới ruộng, sao dám mơ với tới cây quỳnh cây quế."
Rồi chàng cứ héo mòn vì tương tư mà chết. Bạch Ngưu và mẹ chàng khóc đến khản cả cổ, nước mắt như mưa.
Bên dưới khán đài bắt đầu có tiếng khóc rưng rức của mấy cô gái.
Bạch Ngưu ngửa mặt lên trời mà than rằng:
"Nay ân nhân của tôi chết. Tôi thương quá nhưng biết không thể làm trái luật trời. Vậy nếu ân nhân của tôi là con trời thì xin trời cho tôi biết để tôi còn cứu giúp."
Tức thì sấm chớp đùng đùng giữa trời quang, đám mây gom lại thành hình đầu rồng nói với Bạch Ngưu rằng:
"Quả đúng chàng ta là hoàng tử của Cửu Trùng Thiên, nhận lệnh giáng trần để độ kiếp. Nhưng lúc đi qua cổng trời lại không may rơi nhầm xuống thác Tình Yêu, phải chịu số kiếp đau khổ vì tình."
Bạch Ngưu nghe thấy thế mừng lắm, bèn bảo với mẹ của chàng Chích:
"Cậu nhà là con trời, không chết dễ dàng vậy đâu. Bây giờ bà nghe tôi. Nước mắt của tôi trong cái thau đồng này, bà phải giữ thật kĩ, không được để cái gì rơi vào. Sau này vua nước này sẽ có bệnh nặng, bà cứ tiến vua cái chậu này sẽ cứu được."
Nói rồi Bạch Ngưu đi đâu mất không rõ. Quả nhiên ba năm sau vua bị bệnh đau mắt. Bệnh cứ ngày một nặng, chữa chạy thế nào cũng không khỏi. Thái y sợ rằng vua sẽ mù hẳn, mạng của y cũng khó giữ nên đánh chiềng bố cáo thiên hạ tiến cung thuốc quý.
Mẹ chàng Chích tiến vua chậu nước mà Bạch Ngưu dặn. Vua lấy nước đó rửa mắt không ngờ khỏi lại được, mừng rỡ loan tin khắp trong cung. Hoàng hậu, cung tần, công chúa nhanh chóng kéo đến chúc mừng Hoàng thượng.
Nhưng khi ông soi vào chậu thì lại thấy bóng một chàng trai rất khôi ngô, tay út có đeo một chiếc nhẫn. Vua bèn trỏ vào trong chậu hỏi, ai ngó vào cũng không thấy gì, chỉ duy có nàng út Thu Quế công chúa vừa tới xem đã nhận ra chàng Chích năm nào. Giờ chàng ăn mặc rất đẹp, quần là áo gấm, cưỡi ngựa trắng vẫy tay với nàng. Sau đó chàng chìa tay ra, bàn tay đeo nhẫn thò ra khỏi chậu, công chúa đưa tay nắm lấy thì bị kéo tuột vào trong.
Nhà vua lấy làm kinh hãi, hốt hoàng gọi Quốc Sư. Lúc này Quốc Sư toàn thân mặc đạo bào màu trắng, râu tóc cũng trắng như cước, tay cầm phất trần đi vào điện.
Quốc Sư không phải ai khác mà chính là Bạch Ngưu năm nào hoá thành. Ông kể lại hết mọi chuyện cho nhà vua nghe, còn nói thêm:
"Công chúa Thu Quế vốn là Tinh Vân công chúa trên trời, có duyên vợ chồng với hoàng tử Cửu Trùng Thiên. Chỉ là lúc đầu thai lại lạc mất nhau, thành ra kiếp này không thành đôi. Bây giờ hoàng tử đã bắt công chúa về trời. Họ cũng đang đứng trước cổng trời, một khắc sau sẽ lại nhập vào luân hồi chuyển kiếp."
Vua hỏi vậy hai người đi đâu, Quốc Sư mới nói:
"Hoàng tử sẽ đầu thai thành con của người, trở thành vị vua vĩ đại nhất. Còn công chúa sẽ đầu thai thành con người phụ nữ đã dâng chậu nước cho thánh thượng."
Quả nhiên sau đó hoàng hậu mang thai, sinh được một hoàng tử có vết bớt trắng quanh ngón tay út, y cái nhẫn của như chàng trai vua nhìn thấy trong chậu. Mẹ của chàng Chích cũng đi bước nữa, đẻ được một cô con gái có nốt ruồi sau gáy, vừa sinh ra đã toả hương thơm lừng.
Sau này hai đứa trẻ lớn lên, gặp nhau tại bờ sông năm nào Bạch Ngưu được chàng Chích cứu. Họ nhận ra nhau, mừng mừng tủi tủi. Còn về Bạch Ngưu thì sau khi họ làm đám cưới, ông được lên trời làm quan(1).
Khán giả ở dưới vỗ tay rần rần vì cái kết viên mãn. Các diễn viên cúi chào rồi màn nhung lại được kéo lên.
Kình Sang cảm thán:
"Mượn hẳn chậu Cao Chẩn làm đạo cụ cơ à? Chịu chơi phết nhỉ?"
Minh Châu quay sang hỏi:
"Đó là bảo bối thật ạ?"
"Đương nhiên rồi. Cô Thúy Ngà giữ kĩ lắm, coi nó như bảo vật. Không ngờ cũng chịu cho đoàn chèo mượn cơ đấy."
Có tiếng của ai văng vẳng vọng xuống:
"Bảo vật được dùng cho việc đúng đắn. Cô cho mượn để làm nghệ thuật thì có gì sai nào?"
Cả đám ngẩng đầu lên, thấy cô Thúy Ngà đang ngồi vắt vẻo trên cây ngô đồng. Một đứa hỏi:
"Sao cô không xuống đây ngồi, leo lên đấy làm gì?"
"Thôi, cô ngồi trên này xem cho dễ. Yên tâm, không ngã được đâu mà lo."
Cả đám lại tiếp tục theo dõi sân khấu. Tiếp theo đó là các vở chèo, vở tuồng như Chuyện chàng Từ Thức gặp tiên, Chuyện Lương Nhân - Hán Chân, vở Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán,...
Qưới Thạnh với Phiêu Tri lúc này cũng đã từ trong hậu trường ra ngồi chung với họ. Tay Qưới Thạnh cầm mấy thanh kẹo kéo phát cho mọi người rồi lấy cây cuối cùng bóc ăn. Minh Châu huých tay hỏi.
"Nếu anh nói mỗi đội thi với nhau, thế phần thưởng cao nhất là gì?"
Qưới Thạnh chóp chép ăn kẹo, ráng nhớ lại:
"Là thưởng chung, sau đó mọi người chia nhau. Đâu đó tầm ba trăm tấm giấy nhũ tương, vàng, ngọc, sách quý, bảo bối, nguyên liệu,..."
Miệng Minh Châu há hốc:
"Nhiều vậy cơ á?"
"Dĩ nhiên rồi. Một đội có tận mười mấy hai mươi người, chia nhau thì mỗi người nhận được cũng không đáng bao nhiêu đâu. Mà em ngậm cái miệng lại đi, trông ghê quá."
Minh Châu mới nhận ra mình đang rất khó coi, vội chỉnh trang lại.
Chú thích:
1. Vở kịch được tác giả phóng tác từ một truyện cổ tích Chăm-pa tên là “Anh chàng mê công chúa”, được Nguyễn Đổng Chi sưu tầm trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập 2.
Bình luận truyện