Người Tình
Chương 16
Mẹ tôi không bao giờ nói về đứa con đó của bà. Bà không bao giờ đề cập đến gã lục lọi các tủ quần áo đó với bất cứ ai. Bà xem sự kiện bà là mẹ anh ta như thể đó là một tội ác. Bà giữ kín việc đó. Chắc là bà đã phải nghĩ rằng không thể nào làm cho người khác hiểu được, không thể nào truyền đạt cho người nào khác về sự hiểu biết mà chỉ có riêng bà biết về con trai mình, trước Thượng Ðế và chỉ trước Ngài mà thôi. Bà lập đi lập lại những điều tầm thường nhỏ nhặt về anh ta, và bao giờ cũng chỉ là những điều ấy. Rằng nếu anh ta muốn anh ta có thể là đứa thông tuệ nhất trong ba đứa con. Ðứa con “khéo léo” nhất. Ðứa con sắc sảo nhất. Và anh ta cũng là người yêu thương mẹ nhất. Tóm lại, đó chính là người hiểu bà nhất. Bà nói, tôi không hiểu làm sao người ta có thể trông đợi những điều như thế ở một đứa con trai chứ, cái trực giác như thế, cái tính chất sâu sắc như thế.
Chúng tôi có gặp lại nhau một lần nữa, anh ta nói về người em trai đã chết. Anh nói về cái chết của người anh kế, Thật là dễ sợ biết bao, ghê gớm biết bao, ôi người cem nhỏ của chúng ta, Paulo bé nhỏ của chúng ta.
Vẫn còn lại cái hình ảnh này của tình ruột thịt : một bữa ăn ở Sa Ðéba đứa chúng tôi đang ngồi ăn nơi chiếc bàn trong phòng ăn. Họ mười bảy, mười tám tuổi. Mẹ tôi nơi chiếc bàn trong phòng ăn. Họ mười bảy, mười tám tuổi. Mẹ tôi không có mặt ở đó với chúng tôi. Anh nhìn chúng tôi ăn, người anh kế và tôi, rồi anh.đặt chiếc nĩa xuống, nhìn người anh kế tôi. Anh nhìn một lúc rất lâu, rồi bất chợt, rất là trầm tĩnh, anh nói một điều khủng khiếp nào đó. Về thức ăn. Anh bảo anh kế tôi phải cẩn thận để ý, không nên ăn quá nhiều. Người anh kế tôi không trả lời. Người kia tiếp tục nói. Nhắc nhở người anh kế là miếng thịt lớn kia là phần của anh ta, và đừng quên điều đó. Hoặc những điều khác nữa, anh nói. Tôi hỏi, Tại sao những miếng thịt đó là của anh? Anh nói, Bởi vì nó là như vậy. Tôi nói, Tôi mong sao anh chết khuất đi cho rồi. Tôi không thể ăn được nữa. Người anh kế tôi cũng vậy. Anh chờ xem người anh kế tôi có dám nói gì không, dù chỉ một tiếng thôi, hai nắm tay nắm chặt lại của anh đặt sẵn sàng trên mặt bàn để đập vỡ mặt người anh kế. Anh kế tôi không nói gì cả. Anh rất xanh xao. Giữa hai hàng mi của anh, nước mắt đã bắt đầu ứa ra.
Ðó là một ngày buồn thảm, ngày mà anh chết. Vào mùa xuân, tôi nghĩ thế, tháng tư. Ai đó gọi điện thoại cho tôi. Họ không nói gì khác nữa, không gì cả, chỉ nói rằng người ta tìm thấy anh đã chết, trên sàn nhà, trong căn phòng của anh. Nhưng cái chết đã đến trước khi câu chuyện của anh kết thúc. Khi anh vẫn còn sống điều đó đã xảy ra, anh chết bây giờ là đã quá trễ, nó đã có mặt khắp nơi kể từ cái chết của người anh kế tôi. Những chữ đầy khống chế. Thế là xong.
Bà đã yêu cầu chôn anh chung với bà. Tôi không biết ở đâu, không biết trong nghĩa trang nào. Tôi chỉ biết là trong vùng Loire. Cả hai trong cùng một nấm mộ. Chỉ có hai người đó thôi. Như chuyện đó nên là như vậy. Một hình ảnh huy hoàng không thể chịu đựng nổi.
Bóng tối rơi xuống cùng một giờ giấc suốt cả năm. Rất ngắn ngủi, gần như một hơi gió. Vào mùa mưa, trong suốt nhiều tuần lễ, người ta không thể nhìn thấy bầu trời, dầy đặc một thứ sương mù không thay đổi khiến cho ngay cả ánh trăng cũng không thể xuyên thủng được. Tuy nhiên, vào mùa khô, bầu trời trống trơ, hoàn toàn không vẩn chút mây, trần trụi. Ngay cả những đêm không có trăng, bầu trời vẫn sáng. Và những chiếc bóng vẫn rõ nét như tự bao giờ trên mặt đất, trên mặt nước, và trên những bức tường.
Tôi không thể thực sự nhớ được những ngày. Ánh mặt trời làm mờ nhòa và tiêu hủy mọi màu sắc. Nhưng những đêm, tôi nhớ chúng. Màu xanh xa xôi hơn cả bầu trời, vượt trên mọi chiều sâu, bao trùm mọi biên giới của vũ trụ. Ðối với tôi, bầu trời là một vệt sáng rực thuần khiết băng ngang màu xanh, sự hợp nhất lạnh lẽo vượt trên mọi màu sắc. Ðôi khi, khi ở Vĩnh Long, lúc mẹ tôi buồn, bà gọi xe ngựa và chúng tôi đánh xe về vùng quê để ngắm nhìn đêm trong mùa khô. Tôi đã có được sự may mắn tuyệt vời đó - những đêm đó, bà mẹ đó. Ánh sáng tuôn xuống từ bầu trời như những dòng thác trong suốt thuần khiết, thành những dòng nước lặng yên và bất động. Không gian xanh lơ, bạn có thể giữ nó trong tay. Xanh lơ. Bầu trời là sự dội đập rộn ràng của ánh sáng rực rỡ. Ðêm thắp sáng mọi vật, tất cả vùng quê trên cả hai bờ sông xa tít đến những nơi chốn mà mắt có thể nhìn thấy được. Mỗi đêm mỗi khác, mỗi đêm mang một cái tên dài như nó kéo dài. Những âm thanh của nó là những tiếng chó, những con chó đồng sủa vào sự bí ẩn. Chúng đáp lời nhau từ làng này qua làng khác, cho tới khi thời gian và không gian của đêm đã lụi tàn hẳn.
Trên những lối đi ngoài sân, những chiếc bóng của những cây táo nâu hồng tối đen như mực. Trọn cả khu vườn tĩnh lặng như đá cẩm thạch. Ngôi nhà cũng vậy - khác thường, buồn thảm. Và người anh kế tôi, người đang đi bên cạnh tôi, bấy giờ đang nhìn chăm chú về chiếc cổng mở ra con đường trống vắng.
Có một hôm chàng không có ở đó, bên ngoài trường trung học. Anh tài xế một mình trên chiếc xe hơi đen. Anh nói ông cụ bị bệnh và cậu chủ vừa mới trở lại Sa Ðéc Anh ta, người tài xế, được bảo ở lại Sài Gòn để đón tôi đi học và đưa trở về ký túc xá. Người chủ trẻ trở lại sau một vài ngày. Chàng lại ở đó, trong chiếc xe hơi đen, khuôn mặt chàng ngoảnh đi như để không thấy người ta đang nhìn chàng, vẫn còn sợ hãi. Chúng tôi hôn nhau, không nói một lời, hôn nhau ngay ở đó, bên ngoài trường học, chúng tôi quên hẳn.
Trong khi chúng tôi hôn nhau, chàng khóc. Cha chàng vẫn còn sống. Niềm hy vọng cuối cùng của chàng đã tan biến. Chàng đã van xin ông cụ, đã cầu khẩn ông hãy cho chàng được giữ tôi lại với chàng, được gần gũi chàng, chàng đã nói với ông cụ là ông phải thấu hiểu, ắt hẳn là chính ông phải biết đến nỗi đam mê như thế này ít nhất là một lần trong suốt cuộc đời dài của ông, chuyện đó không thể nào khác đi được, chàng đã van nài ông cụ hãy để cho chàng có cái lần được sống của chàng, chỉ một lần thôi, nỗi đam mê này, sự điên cuồng này, sự say đắm này với cô gái da trắng nhỏ bé, chàng van xin ông hãy cho chàng thời gian để yêu thương nàng lâu hơn một chút trước khi gửi cô về Pháp, hãy để chàng có cô lâu hơn một chút, thêm một năm nữa chẳng hạn, bởi vì chàng không thể nào từ bỏ tình yêu này ngay lúc này được, tình yêu còn quá mới mẻ, vẫn còn quá mãnh liệt, quá sức trong sự bạo phát đầu tiên của nó, thật là một điều quá khủng khiếp cho chàng nếu phải xa rời thân thể của cô ta, nhất là bởi vì, như ông cụ cha của chàng đã biết, chuyện này có thể không bao giờ xảy ra lần nữa.
Người cha nói ông ta thà nhìn thấy chàng chết còn hơn.
Chúng tôi tắm chung với nhau bằng nước lạnh chứa trong những cái lu, chúng tôi hôn nhau, chúng tôi khóc lóc, và chuyện đó lại hướng về cái chết lần nữa, nhưng lần này, sự hoan lạc mà nó ban phát đã trở nên không thể nào vỗ về được. Rồi tôi nói với chàng. Tôi nói chàng đừng hối tiếc gì hết, tôi nhắc nhở chàng về những gì chàng đã nói, rằng tôi sẽ ra đi từ khắp mọi nơi, rằng tôi không chịu trách nhiệm về những gì tôi đã làm. Chàng nói ngay cả lúc này chàng cũng không màng gì đến điều đó nữa, không còn gì đáng kể nữa. Rồi tôi nói tôi đồng ý với cha của chàng. Tôi từ chối ở lại với chàng. Tôi không đưa ra lý do nào hết.
Ðó là một trong những đại lộ dài ở Vĩnh Long, dẫn xuống sông Cửu Long. Nó luôn luôn hoang vắng vào chiều tối. Buổi tối hôm đó, giống như hầu hết mọi buổi tối khác, điện bị hư. Ðó là điều khởi đầu cho mọi chuyện. Ngay khi tôi vừa ra đến đường và cánh cổng đóng lại sau lưng tôi, ánh đèn tắt ngấm. Tôi chạy. Tôi chạy vì tôi sợ bóng tối. Tôi chạy càng lúc càng nhanh. Rồi bất chợt tôi nghĩ là tôi nghe có tiếng ai chạy sau lưng tôi, và bất chợt tôi tin chắc rằng có ai đó đang ở đàng sau tôi. Vừa chạy, tôi vừa nhìn ra chung quanh, và tôi thấy. Ðó là một người đàn bà rất cao, rất gầy ốm, ốm như thần chết, đang cười và chạy. Bà ta đi chân trần, và bà ta chạy phía sau tôi để chụp bắt tôi. Tôi nhận ra bà ta, bà là bà điên ở địa phương đó, người đàn bà mất trí ở Vĩnh Long. Lần đầu tiên tôi nghe tiếng nói của bà, vì bà chỉ nói chuyện vào ban đêm, còn ban ngày thì bà ngủ, thường là trên những đường phố ở đây, bên ngoài khu vườn. Bà chạy, la hét bằng một thứ ngôn ngữ mà tôi không hiểu được. Tôi sợ hãi đến nỗi không thể kêu lên được. Lúc đó chắc tôi khoảng tám tuổi. Tôi có thể nghe tiếng cười thét và tiếng khóc vui sướng của bà ta, chắc chắn là bà ta đang đùa bỡn tôi. Ký ức tôi là cả một nỗi sợ hãi tột cùng. Nói rằng nỗi sợ này vượt trên sự hiểu biết của tôi, vượt trên sức lực của tôi, là lối nói chưa tương xứng. Nhưng điều chắc chắn về cái kỷ niệm đó là tôi đã tin chắc bằng trọn vẹn con người mình là nếu người đàn bà đó chạm tay vào người tôi, dù thật nhẹ, thì tôi sẽ rơi vào một trạng thái còn tệ hại hơn chính cái chết nhiều lắm, đó là trạng thái điên loạn. Tôi đã tìm cách thoát chạy vào khu vườn của nhà hàng xóm, vào tận đến ngôi nhà, tôi chạy lên những bậc thềm và ngã quỵ nơi cửa vào. Trong suốt nhiều ngày sau đó, tôi không thể nói được gì hết về tất cả những gì đã xảy ra.
Trong đời tôi, mãi về sau này, tôi vẫn còn sợ hãi khi nhìn thấy một trạng thái nào đó của mẹ tôi - tôi vẫn không đặt tên cho cái trạng thái đó được - lúc sự việc trở nên tồi tệ đến nỗi bà phải bị tách lìa với con cái. Tôi nghĩ rằng việc nhận thức được thời gian khi nó đến là tùy thuộc vào tôi, chứ không phải vào các anh tôi, bởi vì các anh tôi không thể phán đoán.
Lúc ấy vào khoảng vài tháng trước cuộc chia tay cuối cùng của chúng tôi, ở Sài gòn, một chiều tối, chúng tôi đang ở trên sân thượng rộng lớn của căn nhà ở đường Testard. Chi Ðô cũng có mặt ở đó. Tôi nhìn mẹ tôi, thật khó có thể nhận ra bà. Rồi, như trong một sự tan biến bất chợt, trong một sự rơi ngã đột ngột, ngay tức khắc tôi không còn có thể nhận ra bà một chút nào nữa. Bất thình lình, sát bên cạnh tôi, có một ai đó đang ngồi vào chỗ của mẹ tôi mà không phải là bà, người đó nhìn giống mẹ tôi nhưng không bao giờ là bà cả. Bà ta trông có vẻ hơi ngây dại, bà ta đang nhìn xuống khu vườn, nhìn vào một điểm nào đó trong vườn, trông có vẻ như bà ta đang ngồi chờ cho một điều gì đó đang sắp sửa xảy đến, điều gì mà tôi không thể nhìn thấy. Có một nét trẻ trung nơi những đường nét và khuôn mặt của bà, một niềm hạnh phúc mà bà đang đè nén, chắc hẳn là do bản tính dè dặt quen thuộc của bà. Bà ta xinh đẹp. Chị Ðô ngồi bên cạnh bà. Hình như chị Ðô không lưu ý đến chuyện gì cả. Sự kinh hoàng của tôi không đến từ những gì tôi vừa nói về bà ta, khuôn mặt của bà, cái nhìn sung sướng của bà, vẻ đẹp của bà; mà sự kinh hoàng đó đến từ sự kiện là bà ta đang ngồi ngay ở chỗ mà mẹ tôi dang ngồi khi sự chuyển đổi xảy ra, nó đến từ sự kiện là tôi biết không một ai khác nơi chỗ ngồi đó của bà. Tôi kỉnh hoàng chính vì cái đặc tính nhận diện không thể thay thế bởi bất cứ ai khác đó đã biến mất và tôi bất lực không thể làm cho nó trở lại, không thể làm cho nó bắt đầu trở lại. Không còn điều gì khác ở đó để cái hình ảnh của bà cư trú nữa. Tôi trở thành mất trí trong khi trọn vẹn những giác quan của tôi hoàn toàn bình thường. Việc đó chỉ vừa đủ lâu để la lên. Tôi đã có la lên. Một tiếng la yếu ớt, một lời kêu cứu, để làm nứt toát ra khối đá băng trong đó trọn vẹn khung cảnh đã bị đông cứng một cách chết người. Mẹ tôi ngoảnh đầu lại.
Ðối với tôi, nguyên cả thành phố bị cư ngụ bởi người đàn bà ăn xin trên đường. Và tất cả những người đàn bà ăn xin trong những thành phố, ngoài những ruộng lúa, trên những con đường mòn tiếp giáp với núi Xiêm, trên những bờ sông Cửu Long - đối với tôi tất cả những nơi chốn đó đã bị người đàn bà ăn xin cư ngụ. Bà ta đến từ khắp mọi nơi chốn. Bà ta luôn luôn trở về Calcutta là nơi từ đó bà đã khởi hành. Bà ta luôn luôn ngủ trong bóng râm của những cây táo nâu hồng trên sân chơi. Và mẹ tôi luôn luôn ở bên cạnh bà nơi đó, chăm sóc cho đôi chân bị đục khoét bởi giòi bọ và phủ kín ruồi nhặng.
Bên cạnh bà, là cô gái nhỏ trong câu truyện. Bà đã mang cô đi hai ngàn cây số. Bà có cô ta đã đủ rồi nên bà muốn đem cho nó đi. Nào, hãy mang nó đi. Không còn con trẻ nữa. Không còn đứa nào nữa. Tất cả những đứa đã chết hoặc đã bị ném bỏ đi, đông tới cả đàn, sau trọn một đời sống. Còn đứa trẻ ngủ dưới những cây táo nâu hồng kia thì chưa chết. Cô ta là đứa sẽ sống lâu nhất. Cô sẽ chết trong nhà, trong chiếc áo viền ren. Cô ta sẽ được than khóc.
Cô đang ở trên những bờ ruộng lúa bên con đường mòn, đang lanh lảnh cười hét. Cô có một giọng cười như vàng, thích hợp để đánh thức những người chết, để đánh thức bất cứ ai lắng nghe tiếng cười con trẻ. Cô vẫn ở bên ngoài căn nhà gỗ ngày này qua ngày nọ, có những người da trắng trong căn nhà, cô nhớ là họ có cho những người hành khất thức ăn.
Và rồi một ngày nọ, trông lạ chưa kìa, cô thức dậy lúc sáng sớm và bắt đầu bước đi, một ngày nọ cô bỏ đi, không ai biết được tại sao, cô rẽ về phía những ngọn núi, đi ngược lên những khu rừng, theo những con đường nhỏ chạy dọc theo đỉnh những ngọn núi Xiêm. Trông thấy, có lẽ như thế, trông thấy bầu trời màu vàng và xanh trên phía bên kia bình nguyên, nên cô vượt đến đó. Sau cùng cô bắt đầu đổ dốc xuống phía biển. Với những bước chân dài lẻ loi, cô đi xuống những triền dốc của khu rừng. Cô đi tới, đi tới. Chúng là những khu rừng đầy những bệnh dịch. Những vùng đất nóng khủng khiếp. Không có những cơn gió trong lành từ biển thổi đến. Có tiếng kêu ầm ĩ làm mụ mẩm đầu óc của lũ muỗi mòng, những xác chết trẻ con, mưa mỗi ngày. Rồi đến những vùng châu thổ. Những vùng châu thổ lớn nhất trên thế giới. Tạo thành bằng đất bùn. Chạy dài về hướng Chittagong. Cô rời những con đường mòn, những khu rừng, những con đường trồng trà, những mặt trời đỏ rực phía sau, và cô đi hướng về những cửa sông của vùng châu thổ. Cô đi cùng một chiều như trái đất, hướng về phương đông chìm đắm và luôn luôn xa cách. Một ngày kia cô đến nơi, đối diện với biển cả. Cô để thoát ra một tiếng kêu, cô cười bằng cái giọng gù kỳ diệu như chim của cô. Nhờ tiếng cười của cô, cô đã bắt gặp một chiếc ghe mành ở Chittagong, những người đánh cá sẵn lòng mang cô đi, cô đã vượt qua vịnh Bengal với họ.
Rồi sau đó người ta bắt đầu nhìn thấy cô gần những chỗ đổ rác ở vùng ngoại ô Calcutta.
Rồi không ai thấy cô nữa. Rồi sau đó người ta lại gặp lại cô bên ngoài tòa đại sứ Pháp trong cùng một thành phố. Cô ngủ ngoài vườn cây, no ứ với vô số thức ăn.
Cô ở đó vào ban đêm. Rồi cô có mặt dưới sông Gange lúc mặt trời mọc. Luôn luôn cười, luôn luôn chế nhạo. Lần này cô không tiếp tục đi nữa. Ở đây cô có thể ăn, ngủ, ban đêm thì yên tĩnh, cô ở lại đó, trong khu vườn với những cây trúc đào.
Một ngày nọ tôi đến, đi ngang qua. Tôi mười bảy tuổi. Ðó là khu vực của người Anh, những khu vườn của tòa đại sứ, vào mùa mưa, những sân quần vợt vắng ngắt. Dọc theo sông Gange, những người cùi cười cợt.
Chúng tôi dừng lại ở Calcutta. Con tàu bị hư máy. Chúng tôi viếng thăm thành phố cho qua thời giờ. Chúng tôi rời đi vào chiều tối hôm sau.
Chúng tôi có gặp lại nhau một lần nữa, anh ta nói về người em trai đã chết. Anh nói về cái chết của người anh kế, Thật là dễ sợ biết bao, ghê gớm biết bao, ôi người cem nhỏ của chúng ta, Paulo bé nhỏ của chúng ta.
Vẫn còn lại cái hình ảnh này của tình ruột thịt : một bữa ăn ở Sa Ðéba đứa chúng tôi đang ngồi ăn nơi chiếc bàn trong phòng ăn. Họ mười bảy, mười tám tuổi. Mẹ tôi nơi chiếc bàn trong phòng ăn. Họ mười bảy, mười tám tuổi. Mẹ tôi không có mặt ở đó với chúng tôi. Anh nhìn chúng tôi ăn, người anh kế và tôi, rồi anh.đặt chiếc nĩa xuống, nhìn người anh kế tôi. Anh nhìn một lúc rất lâu, rồi bất chợt, rất là trầm tĩnh, anh nói một điều khủng khiếp nào đó. Về thức ăn. Anh bảo anh kế tôi phải cẩn thận để ý, không nên ăn quá nhiều. Người anh kế tôi không trả lời. Người kia tiếp tục nói. Nhắc nhở người anh kế là miếng thịt lớn kia là phần của anh ta, và đừng quên điều đó. Hoặc những điều khác nữa, anh nói. Tôi hỏi, Tại sao những miếng thịt đó là của anh? Anh nói, Bởi vì nó là như vậy. Tôi nói, Tôi mong sao anh chết khuất đi cho rồi. Tôi không thể ăn được nữa. Người anh kế tôi cũng vậy. Anh chờ xem người anh kế tôi có dám nói gì không, dù chỉ một tiếng thôi, hai nắm tay nắm chặt lại của anh đặt sẵn sàng trên mặt bàn để đập vỡ mặt người anh kế. Anh kế tôi không nói gì cả. Anh rất xanh xao. Giữa hai hàng mi của anh, nước mắt đã bắt đầu ứa ra.
Ðó là một ngày buồn thảm, ngày mà anh chết. Vào mùa xuân, tôi nghĩ thế, tháng tư. Ai đó gọi điện thoại cho tôi. Họ không nói gì khác nữa, không gì cả, chỉ nói rằng người ta tìm thấy anh đã chết, trên sàn nhà, trong căn phòng của anh. Nhưng cái chết đã đến trước khi câu chuyện của anh kết thúc. Khi anh vẫn còn sống điều đó đã xảy ra, anh chết bây giờ là đã quá trễ, nó đã có mặt khắp nơi kể từ cái chết của người anh kế tôi. Những chữ đầy khống chế. Thế là xong.
Bà đã yêu cầu chôn anh chung với bà. Tôi không biết ở đâu, không biết trong nghĩa trang nào. Tôi chỉ biết là trong vùng Loire. Cả hai trong cùng một nấm mộ. Chỉ có hai người đó thôi. Như chuyện đó nên là như vậy. Một hình ảnh huy hoàng không thể chịu đựng nổi.
Bóng tối rơi xuống cùng một giờ giấc suốt cả năm. Rất ngắn ngủi, gần như một hơi gió. Vào mùa mưa, trong suốt nhiều tuần lễ, người ta không thể nhìn thấy bầu trời, dầy đặc một thứ sương mù không thay đổi khiến cho ngay cả ánh trăng cũng không thể xuyên thủng được. Tuy nhiên, vào mùa khô, bầu trời trống trơ, hoàn toàn không vẩn chút mây, trần trụi. Ngay cả những đêm không có trăng, bầu trời vẫn sáng. Và những chiếc bóng vẫn rõ nét như tự bao giờ trên mặt đất, trên mặt nước, và trên những bức tường.
Tôi không thể thực sự nhớ được những ngày. Ánh mặt trời làm mờ nhòa và tiêu hủy mọi màu sắc. Nhưng những đêm, tôi nhớ chúng. Màu xanh xa xôi hơn cả bầu trời, vượt trên mọi chiều sâu, bao trùm mọi biên giới của vũ trụ. Ðối với tôi, bầu trời là một vệt sáng rực thuần khiết băng ngang màu xanh, sự hợp nhất lạnh lẽo vượt trên mọi màu sắc. Ðôi khi, khi ở Vĩnh Long, lúc mẹ tôi buồn, bà gọi xe ngựa và chúng tôi đánh xe về vùng quê để ngắm nhìn đêm trong mùa khô. Tôi đã có được sự may mắn tuyệt vời đó - những đêm đó, bà mẹ đó. Ánh sáng tuôn xuống từ bầu trời như những dòng thác trong suốt thuần khiết, thành những dòng nước lặng yên và bất động. Không gian xanh lơ, bạn có thể giữ nó trong tay. Xanh lơ. Bầu trời là sự dội đập rộn ràng của ánh sáng rực rỡ. Ðêm thắp sáng mọi vật, tất cả vùng quê trên cả hai bờ sông xa tít đến những nơi chốn mà mắt có thể nhìn thấy được. Mỗi đêm mỗi khác, mỗi đêm mang một cái tên dài như nó kéo dài. Những âm thanh của nó là những tiếng chó, những con chó đồng sủa vào sự bí ẩn. Chúng đáp lời nhau từ làng này qua làng khác, cho tới khi thời gian và không gian của đêm đã lụi tàn hẳn.
Trên những lối đi ngoài sân, những chiếc bóng của những cây táo nâu hồng tối đen như mực. Trọn cả khu vườn tĩnh lặng như đá cẩm thạch. Ngôi nhà cũng vậy - khác thường, buồn thảm. Và người anh kế tôi, người đang đi bên cạnh tôi, bấy giờ đang nhìn chăm chú về chiếc cổng mở ra con đường trống vắng.
Có một hôm chàng không có ở đó, bên ngoài trường trung học. Anh tài xế một mình trên chiếc xe hơi đen. Anh nói ông cụ bị bệnh và cậu chủ vừa mới trở lại Sa Ðéc Anh ta, người tài xế, được bảo ở lại Sài Gòn để đón tôi đi học và đưa trở về ký túc xá. Người chủ trẻ trở lại sau một vài ngày. Chàng lại ở đó, trong chiếc xe hơi đen, khuôn mặt chàng ngoảnh đi như để không thấy người ta đang nhìn chàng, vẫn còn sợ hãi. Chúng tôi hôn nhau, không nói một lời, hôn nhau ngay ở đó, bên ngoài trường học, chúng tôi quên hẳn.
Trong khi chúng tôi hôn nhau, chàng khóc. Cha chàng vẫn còn sống. Niềm hy vọng cuối cùng của chàng đã tan biến. Chàng đã van xin ông cụ, đã cầu khẩn ông hãy cho chàng được giữ tôi lại với chàng, được gần gũi chàng, chàng đã nói với ông cụ là ông phải thấu hiểu, ắt hẳn là chính ông phải biết đến nỗi đam mê như thế này ít nhất là một lần trong suốt cuộc đời dài của ông, chuyện đó không thể nào khác đi được, chàng đã van nài ông cụ hãy để cho chàng có cái lần được sống của chàng, chỉ một lần thôi, nỗi đam mê này, sự điên cuồng này, sự say đắm này với cô gái da trắng nhỏ bé, chàng van xin ông hãy cho chàng thời gian để yêu thương nàng lâu hơn một chút trước khi gửi cô về Pháp, hãy để chàng có cô lâu hơn một chút, thêm một năm nữa chẳng hạn, bởi vì chàng không thể nào từ bỏ tình yêu này ngay lúc này được, tình yêu còn quá mới mẻ, vẫn còn quá mãnh liệt, quá sức trong sự bạo phát đầu tiên của nó, thật là một điều quá khủng khiếp cho chàng nếu phải xa rời thân thể của cô ta, nhất là bởi vì, như ông cụ cha của chàng đã biết, chuyện này có thể không bao giờ xảy ra lần nữa.
Người cha nói ông ta thà nhìn thấy chàng chết còn hơn.
Chúng tôi tắm chung với nhau bằng nước lạnh chứa trong những cái lu, chúng tôi hôn nhau, chúng tôi khóc lóc, và chuyện đó lại hướng về cái chết lần nữa, nhưng lần này, sự hoan lạc mà nó ban phát đã trở nên không thể nào vỗ về được. Rồi tôi nói với chàng. Tôi nói chàng đừng hối tiếc gì hết, tôi nhắc nhở chàng về những gì chàng đã nói, rằng tôi sẽ ra đi từ khắp mọi nơi, rằng tôi không chịu trách nhiệm về những gì tôi đã làm. Chàng nói ngay cả lúc này chàng cũng không màng gì đến điều đó nữa, không còn gì đáng kể nữa. Rồi tôi nói tôi đồng ý với cha của chàng. Tôi từ chối ở lại với chàng. Tôi không đưa ra lý do nào hết.
Ðó là một trong những đại lộ dài ở Vĩnh Long, dẫn xuống sông Cửu Long. Nó luôn luôn hoang vắng vào chiều tối. Buổi tối hôm đó, giống như hầu hết mọi buổi tối khác, điện bị hư. Ðó là điều khởi đầu cho mọi chuyện. Ngay khi tôi vừa ra đến đường và cánh cổng đóng lại sau lưng tôi, ánh đèn tắt ngấm. Tôi chạy. Tôi chạy vì tôi sợ bóng tối. Tôi chạy càng lúc càng nhanh. Rồi bất chợt tôi nghĩ là tôi nghe có tiếng ai chạy sau lưng tôi, và bất chợt tôi tin chắc rằng có ai đó đang ở đàng sau tôi. Vừa chạy, tôi vừa nhìn ra chung quanh, và tôi thấy. Ðó là một người đàn bà rất cao, rất gầy ốm, ốm như thần chết, đang cười và chạy. Bà ta đi chân trần, và bà ta chạy phía sau tôi để chụp bắt tôi. Tôi nhận ra bà ta, bà là bà điên ở địa phương đó, người đàn bà mất trí ở Vĩnh Long. Lần đầu tiên tôi nghe tiếng nói của bà, vì bà chỉ nói chuyện vào ban đêm, còn ban ngày thì bà ngủ, thường là trên những đường phố ở đây, bên ngoài khu vườn. Bà chạy, la hét bằng một thứ ngôn ngữ mà tôi không hiểu được. Tôi sợ hãi đến nỗi không thể kêu lên được. Lúc đó chắc tôi khoảng tám tuổi. Tôi có thể nghe tiếng cười thét và tiếng khóc vui sướng của bà ta, chắc chắn là bà ta đang đùa bỡn tôi. Ký ức tôi là cả một nỗi sợ hãi tột cùng. Nói rằng nỗi sợ này vượt trên sự hiểu biết của tôi, vượt trên sức lực của tôi, là lối nói chưa tương xứng. Nhưng điều chắc chắn về cái kỷ niệm đó là tôi đã tin chắc bằng trọn vẹn con người mình là nếu người đàn bà đó chạm tay vào người tôi, dù thật nhẹ, thì tôi sẽ rơi vào một trạng thái còn tệ hại hơn chính cái chết nhiều lắm, đó là trạng thái điên loạn. Tôi đã tìm cách thoát chạy vào khu vườn của nhà hàng xóm, vào tận đến ngôi nhà, tôi chạy lên những bậc thềm và ngã quỵ nơi cửa vào. Trong suốt nhiều ngày sau đó, tôi không thể nói được gì hết về tất cả những gì đã xảy ra.
Trong đời tôi, mãi về sau này, tôi vẫn còn sợ hãi khi nhìn thấy một trạng thái nào đó của mẹ tôi - tôi vẫn không đặt tên cho cái trạng thái đó được - lúc sự việc trở nên tồi tệ đến nỗi bà phải bị tách lìa với con cái. Tôi nghĩ rằng việc nhận thức được thời gian khi nó đến là tùy thuộc vào tôi, chứ không phải vào các anh tôi, bởi vì các anh tôi không thể phán đoán.
Lúc ấy vào khoảng vài tháng trước cuộc chia tay cuối cùng của chúng tôi, ở Sài gòn, một chiều tối, chúng tôi đang ở trên sân thượng rộng lớn của căn nhà ở đường Testard. Chi Ðô cũng có mặt ở đó. Tôi nhìn mẹ tôi, thật khó có thể nhận ra bà. Rồi, như trong một sự tan biến bất chợt, trong một sự rơi ngã đột ngột, ngay tức khắc tôi không còn có thể nhận ra bà một chút nào nữa. Bất thình lình, sát bên cạnh tôi, có một ai đó đang ngồi vào chỗ của mẹ tôi mà không phải là bà, người đó nhìn giống mẹ tôi nhưng không bao giờ là bà cả. Bà ta trông có vẻ hơi ngây dại, bà ta đang nhìn xuống khu vườn, nhìn vào một điểm nào đó trong vườn, trông có vẻ như bà ta đang ngồi chờ cho một điều gì đó đang sắp sửa xảy đến, điều gì mà tôi không thể nhìn thấy. Có một nét trẻ trung nơi những đường nét và khuôn mặt của bà, một niềm hạnh phúc mà bà đang đè nén, chắc hẳn là do bản tính dè dặt quen thuộc của bà. Bà ta xinh đẹp. Chị Ðô ngồi bên cạnh bà. Hình như chị Ðô không lưu ý đến chuyện gì cả. Sự kinh hoàng của tôi không đến từ những gì tôi vừa nói về bà ta, khuôn mặt của bà, cái nhìn sung sướng của bà, vẻ đẹp của bà; mà sự kinh hoàng đó đến từ sự kiện là bà ta đang ngồi ngay ở chỗ mà mẹ tôi dang ngồi khi sự chuyển đổi xảy ra, nó đến từ sự kiện là tôi biết không một ai khác nơi chỗ ngồi đó của bà. Tôi kỉnh hoàng chính vì cái đặc tính nhận diện không thể thay thế bởi bất cứ ai khác đó đã biến mất và tôi bất lực không thể làm cho nó trở lại, không thể làm cho nó bắt đầu trở lại. Không còn điều gì khác ở đó để cái hình ảnh của bà cư trú nữa. Tôi trở thành mất trí trong khi trọn vẹn những giác quan của tôi hoàn toàn bình thường. Việc đó chỉ vừa đủ lâu để la lên. Tôi đã có la lên. Một tiếng la yếu ớt, một lời kêu cứu, để làm nứt toát ra khối đá băng trong đó trọn vẹn khung cảnh đã bị đông cứng một cách chết người. Mẹ tôi ngoảnh đầu lại.
Ðối với tôi, nguyên cả thành phố bị cư ngụ bởi người đàn bà ăn xin trên đường. Và tất cả những người đàn bà ăn xin trong những thành phố, ngoài những ruộng lúa, trên những con đường mòn tiếp giáp với núi Xiêm, trên những bờ sông Cửu Long - đối với tôi tất cả những nơi chốn đó đã bị người đàn bà ăn xin cư ngụ. Bà ta đến từ khắp mọi nơi chốn. Bà ta luôn luôn trở về Calcutta là nơi từ đó bà đã khởi hành. Bà ta luôn luôn ngủ trong bóng râm của những cây táo nâu hồng trên sân chơi. Và mẹ tôi luôn luôn ở bên cạnh bà nơi đó, chăm sóc cho đôi chân bị đục khoét bởi giòi bọ và phủ kín ruồi nhặng.
Bên cạnh bà, là cô gái nhỏ trong câu truyện. Bà đã mang cô đi hai ngàn cây số. Bà có cô ta đã đủ rồi nên bà muốn đem cho nó đi. Nào, hãy mang nó đi. Không còn con trẻ nữa. Không còn đứa nào nữa. Tất cả những đứa đã chết hoặc đã bị ném bỏ đi, đông tới cả đàn, sau trọn một đời sống. Còn đứa trẻ ngủ dưới những cây táo nâu hồng kia thì chưa chết. Cô ta là đứa sẽ sống lâu nhất. Cô sẽ chết trong nhà, trong chiếc áo viền ren. Cô ta sẽ được than khóc.
Cô đang ở trên những bờ ruộng lúa bên con đường mòn, đang lanh lảnh cười hét. Cô có một giọng cười như vàng, thích hợp để đánh thức những người chết, để đánh thức bất cứ ai lắng nghe tiếng cười con trẻ. Cô vẫn ở bên ngoài căn nhà gỗ ngày này qua ngày nọ, có những người da trắng trong căn nhà, cô nhớ là họ có cho những người hành khất thức ăn.
Và rồi một ngày nọ, trông lạ chưa kìa, cô thức dậy lúc sáng sớm và bắt đầu bước đi, một ngày nọ cô bỏ đi, không ai biết được tại sao, cô rẽ về phía những ngọn núi, đi ngược lên những khu rừng, theo những con đường nhỏ chạy dọc theo đỉnh những ngọn núi Xiêm. Trông thấy, có lẽ như thế, trông thấy bầu trời màu vàng và xanh trên phía bên kia bình nguyên, nên cô vượt đến đó. Sau cùng cô bắt đầu đổ dốc xuống phía biển. Với những bước chân dài lẻ loi, cô đi xuống những triền dốc của khu rừng. Cô đi tới, đi tới. Chúng là những khu rừng đầy những bệnh dịch. Những vùng đất nóng khủng khiếp. Không có những cơn gió trong lành từ biển thổi đến. Có tiếng kêu ầm ĩ làm mụ mẩm đầu óc của lũ muỗi mòng, những xác chết trẻ con, mưa mỗi ngày. Rồi đến những vùng châu thổ. Những vùng châu thổ lớn nhất trên thế giới. Tạo thành bằng đất bùn. Chạy dài về hướng Chittagong. Cô rời những con đường mòn, những khu rừng, những con đường trồng trà, những mặt trời đỏ rực phía sau, và cô đi hướng về những cửa sông của vùng châu thổ. Cô đi cùng một chiều như trái đất, hướng về phương đông chìm đắm và luôn luôn xa cách. Một ngày kia cô đến nơi, đối diện với biển cả. Cô để thoát ra một tiếng kêu, cô cười bằng cái giọng gù kỳ diệu như chim của cô. Nhờ tiếng cười của cô, cô đã bắt gặp một chiếc ghe mành ở Chittagong, những người đánh cá sẵn lòng mang cô đi, cô đã vượt qua vịnh Bengal với họ.
Rồi sau đó người ta bắt đầu nhìn thấy cô gần những chỗ đổ rác ở vùng ngoại ô Calcutta.
Rồi không ai thấy cô nữa. Rồi sau đó người ta lại gặp lại cô bên ngoài tòa đại sứ Pháp trong cùng một thành phố. Cô ngủ ngoài vườn cây, no ứ với vô số thức ăn.
Cô ở đó vào ban đêm. Rồi cô có mặt dưới sông Gange lúc mặt trời mọc. Luôn luôn cười, luôn luôn chế nhạo. Lần này cô không tiếp tục đi nữa. Ở đây cô có thể ăn, ngủ, ban đêm thì yên tĩnh, cô ở lại đó, trong khu vườn với những cây trúc đào.
Một ngày nọ tôi đến, đi ngang qua. Tôi mười bảy tuổi. Ðó là khu vực của người Anh, những khu vườn của tòa đại sứ, vào mùa mưa, những sân quần vợt vắng ngắt. Dọc theo sông Gange, những người cùi cười cợt.
Chúng tôi dừng lại ở Calcutta. Con tàu bị hư máy. Chúng tôi viếng thăm thành phố cho qua thời giờ. Chúng tôi rời đi vào chiều tối hôm sau.
Bình luận truyện