Người Tình
Chương 8
Bà đã phải ở lại Sài Gòn từ năm 1932 đến năm 1949, người đàn bà ấy. Vào tháng 12 năm 1942 thì anh út tôi chết. Bà không thể nhúc nhích đi đâu được nữa. Bà còn ở lại đó, bên nấm mộ, như lời bà nói. Thế rồi cuối cùng bà cũng trở về Pháp. Con trai tôi được hai tuổi khi chúng tôi gặp lại nhau. Đã quá muộn để đoàn tụ. Ngay từ cái nhìn đầu tiên chúng tôi đã hiểu điều đó. Chẳng có gì để mà đoàn tụ nữa. Ngoài đứa con trai cả ra, mọi thứ còn lại đều đã chấm dứt. Bà đã đến sống rồi chết ở tỉnh Loir-et-Cher trong tòa lâu đài giả kiểu Louis XIV. Bà sống cùng với chị Đô. Bà vẫn hoảng sợ khi đêm đến. Bà đã mua một khẩu súng. Chị Đô canh gác trong những căn phòng áp mái ở tầng cao nhất của tòa lâu đài. Bà cũng mua một chỗ ở gần Amboise cho đứa con trai cả. Ở đó có rừng. Anh ta đã cho đốn rừng. Anh ta đã đi tiêu tiền trong một hội quán đánh bài bacara ở Paris. Khu rừng biến mất trong vòng một đêm. Lúc mà kỹ niệm đột nhiên trĩu xuống, lúc mà có lẽ anh tôi đã làm nước mắt tôi chảy ra, đó là sau khi mất khoản tiền bán chỗ gỗ này. Tôi biết rằng người ta đã tìm thấy anh nằm trong otô của anh, ở Montparnasse, phía trước Coupole, rằng anh muốn chết. Sau đó, tôi không biết nữa. Những gì mà mẹ tôi đã làm với tòa lâu đài của bà thì quả là không thể tưởng tượng nổi, bao giờ cũng là vì đứa con trai cả, đứa trẻ năm mươi tuổi không biết kiếm tiền. Bà mua những lồng ấp điện về, bà đặt những thứ đó trong phòng khách lớn ở tầng dưới. Bà có sáu trăm con gà con cùng một lúc, bốn mươi mét vuông gà con. Bà đã nhầm lẫn khi điều chỉnh tia hồng ngoại, không một con gà con nào có thể ăn uống được. Sáu trăm con gà con có cái mỏ không khớp, không ngậm lại được, tất cả đều chết đói, bà sẽ thôi không làm việc này nữa. Tôi đã từng đến lâu đài vào lúc gà con nở, không khí vui như hội. Sau đó mùi hôi thối của những xác gà con chết và của thức ăn cho gà khủng khiếp đến nỗi tôi không còn có thể ăn uống ở lâu đài của mẹ tôi mà lại không nôn mửa.
Mẹ tôi chết bên chị Đô và người mà bà gọi là con của bà trong căn phòng ngủ rộng rãi của bà ở tầng một, nơi mà bà đã từng mang bầy cừu vào ngủ, bốn hày sáu con cừu ở quanh giường bà vào những thời kỳ băng giá, trong nhiều mùa đông, những mùa đông cuối cùng.
Chính ở đó, ở trong ngôi nhà cuối cùng này, ngôi nhà ở Loire, khi mà bà đã ngưng hết những tất tả ngược xuôi không ngừng của mình, vào lúc mọi chuyện của cái gia đình này đã đến hồi kết thúc, chính ở đó lần đầu tiên tôi đã nhìn thấy rõ sự điện rồ. Tôi thấy rằng mẹ tôi điên rõ rệt. Tôi thấy rằng chị Đô và anh trai tôi đã luôn luôn tiếp xúc với sự điên rồ này. Rằng tôi thì không, trước đó tôi còn chưa từng thấy điều ấy. Rằng trước đây tôi chưa từng bao giờ nhìn thấy mẹ tôi trong lúc điên. Bà đã là người điên. Từ khi sinh ra. Từ trong máu. bà không bị bệnh điên, bà sống với sự điên rồ như thể đó là sức khỏe. Bên chị Đô và đứa con trai cả. Không một ai khác ngoài hai người này có khái niệm về điều đó. Bà đã luôn luôn có nhiều bạn bè, bà giữ quan hệ với những người bạn đó suốt nhiều năm dài và bà luôn luôn kết bạn thêm với những người mới, thường là những người rất trẻ, những người từ các nhiệm sở hẻo lánh tới, hoặc về sau thì là dân sống ở Touraine, trong số đó có những người hưu trí từ các thuộc địa của Pháp về. Bà giữ được mọi người bên mình, ở tuổi nào cũng vậy, nhờ trí tuệ sắc sảo của bà, như người ta vẫn nói, nhờ tính tình vui vẻ của bà, nhờ cái bản tính bẩm sinh không ai sánh được, chẳng bao giờ khiến người khác buồn chán.
Tôi không biết ai đã chụp bức ảnh về nỗi tuyệt vọng. Bức ảnh chụp trong sân ngôi nhà ở Hà Nội. Có thể là cha tôi đã chụp một lần cuối cùng. Vài tháng sau ông sẽ được chuyển về Pháp vì lý do sức khỏe. Trước đó, ông sẽ còn đổi nhiệm sở, ông được bổ nhiệm ở Phnom-penh. Ông sẽ ở lại nơi này vài tuần. Ông sẽ mất sau đó chưa đầy một năm. Mẹ tôi không chịu theo ông về Pháp, bà sẽ ở lại chỗ bà đang ở, bà dừng lại ở nơi đó. Ở Phnom-penh. Trong ngôi nhà tuyệt đẹp nhìn ra sông Mê Kông ấy, xưa kia là cung điện của vua Cao Miên, giữa khu vườn ghê rợn rộng nhiều hecta ấy, nơi mà mẹ tôi khiếp sợ. Ban đầu bà làm cho chúng tôi sợ. Chúng tôi nằm ngủ cả bốn người cùng trong một giường. Bà nói là bà sợ đêm tối. Chính ở trong ngôi nhà này mẹ tôi sẽ biết tin cha tôi mất. Bà biết tin đó trước khi bức điện tới nơi, biết từ đêm hôm trước, nhờ một dấu hiệu mà bà là người duy nhất nhìn thấy và nghe được, nhờ một con chim vào lúc nửa đêm đã cất tiếng kêu, hoảng hốt, lạc lối trong căn phòng làm việc ở mặt phía Bắc của cung điện, phòng làm việc của cha tôi. Cũng chính tại đây, sau khi chồng bà chết vài ngày, cũng vào lúc nửa đêm, mẹ tôi đã gặp hình bóng của cha bà, người cha của chính bà. Bà bật đèn lên. Ông ở đó. Ông ở bên bàn, đứng trong căn phòng khách lớn hình bát giác của cung điện. Ông nhìn bà. Tôi còn nhớ có một tiếng kêu rú lên, một tiếng gọi. Bà đánh thức chúng tôi dậy, bà kể với chúng tôi chuyện đó, ông ăn mặc ra sao, trong bộ trang phục dành cho ngày chủ nhật, màu xám, ông đứng thế nào, và cái nhìn của ông nữa, hướng thẳng vào bà. Bà nói: mẹ đã gọi ông như hồi mẹ còn bé. Bà nói: mẹ không sợ. Bà lao về phía hình bóng đã biến đi. Cả hai người đều chết đúng vào ngày và giờ có chim, có hình bóng. Hẳn là vì thế mà chúng tôi thán phục kiến thức của mẹ mình, trong mọi chuyện, kể cả những chuyện liên quan đến cái chết.
Mẹ tôi chết bên chị Đô và người mà bà gọi là con của bà trong căn phòng ngủ rộng rãi của bà ở tầng một, nơi mà bà đã từng mang bầy cừu vào ngủ, bốn hày sáu con cừu ở quanh giường bà vào những thời kỳ băng giá, trong nhiều mùa đông, những mùa đông cuối cùng.
Chính ở đó, ở trong ngôi nhà cuối cùng này, ngôi nhà ở Loire, khi mà bà đã ngưng hết những tất tả ngược xuôi không ngừng của mình, vào lúc mọi chuyện của cái gia đình này đã đến hồi kết thúc, chính ở đó lần đầu tiên tôi đã nhìn thấy rõ sự điện rồ. Tôi thấy rằng mẹ tôi điên rõ rệt. Tôi thấy rằng chị Đô và anh trai tôi đã luôn luôn tiếp xúc với sự điên rồ này. Rằng tôi thì không, trước đó tôi còn chưa từng thấy điều ấy. Rằng trước đây tôi chưa từng bao giờ nhìn thấy mẹ tôi trong lúc điên. Bà đã là người điên. Từ khi sinh ra. Từ trong máu. bà không bị bệnh điên, bà sống với sự điên rồ như thể đó là sức khỏe. Bên chị Đô và đứa con trai cả. Không một ai khác ngoài hai người này có khái niệm về điều đó. Bà đã luôn luôn có nhiều bạn bè, bà giữ quan hệ với những người bạn đó suốt nhiều năm dài và bà luôn luôn kết bạn thêm với những người mới, thường là những người rất trẻ, những người từ các nhiệm sở hẻo lánh tới, hoặc về sau thì là dân sống ở Touraine, trong số đó có những người hưu trí từ các thuộc địa của Pháp về. Bà giữ được mọi người bên mình, ở tuổi nào cũng vậy, nhờ trí tuệ sắc sảo của bà, như người ta vẫn nói, nhờ tính tình vui vẻ của bà, nhờ cái bản tính bẩm sinh không ai sánh được, chẳng bao giờ khiến người khác buồn chán.
Tôi không biết ai đã chụp bức ảnh về nỗi tuyệt vọng. Bức ảnh chụp trong sân ngôi nhà ở Hà Nội. Có thể là cha tôi đã chụp một lần cuối cùng. Vài tháng sau ông sẽ được chuyển về Pháp vì lý do sức khỏe. Trước đó, ông sẽ còn đổi nhiệm sở, ông được bổ nhiệm ở Phnom-penh. Ông sẽ ở lại nơi này vài tuần. Ông sẽ mất sau đó chưa đầy một năm. Mẹ tôi không chịu theo ông về Pháp, bà sẽ ở lại chỗ bà đang ở, bà dừng lại ở nơi đó. Ở Phnom-penh. Trong ngôi nhà tuyệt đẹp nhìn ra sông Mê Kông ấy, xưa kia là cung điện của vua Cao Miên, giữa khu vườn ghê rợn rộng nhiều hecta ấy, nơi mà mẹ tôi khiếp sợ. Ban đầu bà làm cho chúng tôi sợ. Chúng tôi nằm ngủ cả bốn người cùng trong một giường. Bà nói là bà sợ đêm tối. Chính ở trong ngôi nhà này mẹ tôi sẽ biết tin cha tôi mất. Bà biết tin đó trước khi bức điện tới nơi, biết từ đêm hôm trước, nhờ một dấu hiệu mà bà là người duy nhất nhìn thấy và nghe được, nhờ một con chim vào lúc nửa đêm đã cất tiếng kêu, hoảng hốt, lạc lối trong căn phòng làm việc ở mặt phía Bắc của cung điện, phòng làm việc của cha tôi. Cũng chính tại đây, sau khi chồng bà chết vài ngày, cũng vào lúc nửa đêm, mẹ tôi đã gặp hình bóng của cha bà, người cha của chính bà. Bà bật đèn lên. Ông ở đó. Ông ở bên bàn, đứng trong căn phòng khách lớn hình bát giác của cung điện. Ông nhìn bà. Tôi còn nhớ có một tiếng kêu rú lên, một tiếng gọi. Bà đánh thức chúng tôi dậy, bà kể với chúng tôi chuyện đó, ông ăn mặc ra sao, trong bộ trang phục dành cho ngày chủ nhật, màu xám, ông đứng thế nào, và cái nhìn của ông nữa, hướng thẳng vào bà. Bà nói: mẹ đã gọi ông như hồi mẹ còn bé. Bà nói: mẹ không sợ. Bà lao về phía hình bóng đã biến đi. Cả hai người đều chết đúng vào ngày và giờ có chim, có hình bóng. Hẳn là vì thế mà chúng tôi thán phục kiến thức của mẹ mình, trong mọi chuyện, kể cả những chuyện liên quan đến cái chết.
Bình luận truyện