Những Đứa Con Của Tự Do
Chương 19
Không thể nào quen với chấn song nhà tù, không thể không giật nảy mình trước những tiếng cánh cửa xà lim đóng lại, không thể chịu đựng những phiên gác của bọn cai ngục. Tất cả những điều đó là không thể, khi người ta say mê tự do. Làm sao tìm được một ý nghĩa cho việc chúng tôi có mặt giữa những bức tường này? Chúng tôi đã bị cảnh sát Pháp bắt giữ, chúng tôi sắp bị đưa ra xử trước một tòa án binh đặc biệt, và những kẻ sẽ bắnc tôi trong sân, ngay sau đó, cả chúng cũng sẽ là người Pháp. Nếu như có một ý nghĩa cho tất cả những điều ấy, thì tôi không tìm ra được nó ở đáy sâu nhà ngục của tôi.
Những người ở đây đã nhiều tuần bảo tôi rằng rồi sẽ quen, rằng một cuộc sống mới sẽ sắp đặt theo dòng thời gian trôi đi. Tôi thì tôi nghĩ đến thời gian uổng phí, tôi đếm thời gian. Tôi sẽ không bao giờ biết được tuổi hai mươi của mình, tuổi mười tám của tôi đã mất tăm, mà tôi chẳng bao giờ sống nó. Tất nhiên, có suất ăn buổi tối, Claude bảo. Thức ăn tởm lợm, canh bắp cải, thỉnh thoảng mấy hạt đậu đã bị mối mọt chén ruỗng, chẳng có gì cho chúng tôi tí chút sức lực, chúng tôi đói đến chết. Chúng tôi không chỉ là vài bạn lũ thuộc dân lao động nhập cư hoặc nghĩa quân du kích, chung nhau không gian xà lim. Chúng tôi còn phải chung đụng với cả lũ chấy, lũ rận và bệnh ghẻ đang gặm mòn chúng tôi.
Ban đêm, Claude đeo dính lấy tôi. Tường nhà ngục lấp lánh băng giá. Trong cái lạnh ấy, chúng tôi nằm sát vào nhau để kiếm chút hơi ấm.
Jacques đã không còn như trước. Hễ thức giấc là anh lại đi bách bộ, lặng lẽ. Cả anh nữa cũng đếm những giờ uổng phí, mất toi mãi mãi. Có thể anh cũng nghĩ đến cả một phụ nữ, ở bên ngoài. Sự thiếu vắng người kia là một vực thẳm; đôi khi, ban đêm, bàn tay anh giơ lên và cố giữ lấy điều không thể, cái vuốt ve không còn nữa, ký ức về một làn da mà hương vị đã tan biến, một ánh mắt nơi đồng tình êm đềm tồn tại.
Có khi một người canh ngục thiện chí tuồn cho chúng tôi một tờ in bí mật của các chiến hữu nghĩa quân du kích. Jacques đọc cho chúng tôi. Điều ấy bù đắp cho anh cảm giác bị tước đoạt đeo đẳng anh không rời. Tình trạng bất lực không thể hành động cứ mỗi ngày lại làm anh hao mòn thêm một tí. Tôi cho rằng cả sự thiếu vắng Osna nữa.
Tuy nhiên chính khi nhìn anh giam mình trong nỗi tuyệt vọng, ngay tại đây, giữa cái thế giới nhớp nhúa này, tôi lại thấy được một trong những vẻ đẹp chính đáng nhất của nhân gian: một con người có thể quyết chịu mất đi mạng sống của mình, song không thể quyết chịu thiếu vắng những người mà mình yêu quý.
Jacques nín lặng một lúc, anh lại đọc tiếp và cho chúng tôi hay tin tức của bè bạn. Khi chúng tôi biết được rằng một đôi cánh máy bay bị phá hoại, một trụ điện nằm gục, bị trái bom của một chiến hữu đánh bật, khi một tên dân binh ngã xuống trên phố, khi mười toa tàu thành vô dụng, những toa tàu thường chở những người vô tội đi đày, chúng tôi cùng chung đôi chút thắng lợi của các bạn.
Nơi đây, chúng tôi ở chốn tận cùng thế giới, trong một không gian tối tăm và chật hẹp; một lãnh thổ chỉ có bệnh tật là chúa tể ngự trị. Nhưng giữa hang hốc bẩn thỉu này, trong đáy sâu đen ngòm nhất của vực thẳm, hãy còn một mảnh nhỏ nhoi ánh sáng, nó như một tiếng thì thNhững người Tây Ban Nha ở phòng giam bên cạnh đôi khi hát lên gọi nó vào buổi tối, họ đặt tên nó là Hy vọng.
Những người ở đây đã nhiều tuần bảo tôi rằng rồi sẽ quen, rằng một cuộc sống mới sẽ sắp đặt theo dòng thời gian trôi đi. Tôi thì tôi nghĩ đến thời gian uổng phí, tôi đếm thời gian. Tôi sẽ không bao giờ biết được tuổi hai mươi của mình, tuổi mười tám của tôi đã mất tăm, mà tôi chẳng bao giờ sống nó. Tất nhiên, có suất ăn buổi tối, Claude bảo. Thức ăn tởm lợm, canh bắp cải, thỉnh thoảng mấy hạt đậu đã bị mối mọt chén ruỗng, chẳng có gì cho chúng tôi tí chút sức lực, chúng tôi đói đến chết. Chúng tôi không chỉ là vài bạn lũ thuộc dân lao động nhập cư hoặc nghĩa quân du kích, chung nhau không gian xà lim. Chúng tôi còn phải chung đụng với cả lũ chấy, lũ rận và bệnh ghẻ đang gặm mòn chúng tôi.
Ban đêm, Claude đeo dính lấy tôi. Tường nhà ngục lấp lánh băng giá. Trong cái lạnh ấy, chúng tôi nằm sát vào nhau để kiếm chút hơi ấm.
Jacques đã không còn như trước. Hễ thức giấc là anh lại đi bách bộ, lặng lẽ. Cả anh nữa cũng đếm những giờ uổng phí, mất toi mãi mãi. Có thể anh cũng nghĩ đến cả một phụ nữ, ở bên ngoài. Sự thiếu vắng người kia là một vực thẳm; đôi khi, ban đêm, bàn tay anh giơ lên và cố giữ lấy điều không thể, cái vuốt ve không còn nữa, ký ức về một làn da mà hương vị đã tan biến, một ánh mắt nơi đồng tình êm đềm tồn tại.
Có khi một người canh ngục thiện chí tuồn cho chúng tôi một tờ in bí mật của các chiến hữu nghĩa quân du kích. Jacques đọc cho chúng tôi. Điều ấy bù đắp cho anh cảm giác bị tước đoạt đeo đẳng anh không rời. Tình trạng bất lực không thể hành động cứ mỗi ngày lại làm anh hao mòn thêm một tí. Tôi cho rằng cả sự thiếu vắng Osna nữa.
Tuy nhiên chính khi nhìn anh giam mình trong nỗi tuyệt vọng, ngay tại đây, giữa cái thế giới nhớp nhúa này, tôi lại thấy được một trong những vẻ đẹp chính đáng nhất của nhân gian: một con người có thể quyết chịu mất đi mạng sống của mình, song không thể quyết chịu thiếu vắng những người mà mình yêu quý.
Jacques nín lặng một lúc, anh lại đọc tiếp và cho chúng tôi hay tin tức của bè bạn. Khi chúng tôi biết được rằng một đôi cánh máy bay bị phá hoại, một trụ điện nằm gục, bị trái bom của một chiến hữu đánh bật, khi một tên dân binh ngã xuống trên phố, khi mười toa tàu thành vô dụng, những toa tàu thường chở những người vô tội đi đày, chúng tôi cùng chung đôi chút thắng lợi của các bạn.
Nơi đây, chúng tôi ở chốn tận cùng thế giới, trong một không gian tối tăm và chật hẹp; một lãnh thổ chỉ có bệnh tật là chúa tể ngự trị. Nhưng giữa hang hốc bẩn thỉu này, trong đáy sâu đen ngòm nhất của vực thẳm, hãy còn một mảnh nhỏ nhoi ánh sáng, nó như một tiếng thì thNhững người Tây Ban Nha ở phòng giam bên cạnh đôi khi hát lên gọi nó vào buổi tối, họ đặt tên nó là Hy vọng.
Bình luận truyện