Nữ Y Về Thời Loạn
Chương 96
Edit: Yunchan
Văn Đan Khê vốn tưởng rằng từ nay về sau họ sẽ không bao giờ gặp lại Bạch gia nữa. Nhưng điều làm cho người ta không tưởng nhất là, chỉ hai ngày sau, một lão gia đinh Bạch gia lại chạy tất tả tới với mái đầu rối bời bụi bặm, quỳ mãi trước cổng Trần Phủ không chịu đi, đau khổ cầu xin Văn Đan Khê cứu thiếu gia và phu nhân nhà mình.
Văn Đan Khê không hiểu mô tê gì, đành phải bảo Xuân Thảo đi hỏi tình hình chi tiết. Xuân Thảo nhanh chóng quay lại báo rằng, chuyện là cả nhà Bạch Hữu Thành mới ra khỏi Dịch Châu chưa bao lâu thì đã bị một toán cường đạo chặn cướp. Bọn chúng không những cướp hết tài sản của Bạch gia, mà còn cướp cả thê tử của Bạch Hữu Thành là Tiền thị lên núi làm áp trại phu nhân, Bạch Hữu Thành thì bị đánh gần chết. Người của Bạch gia ai cũng nghi ngờ là âm mưu của Trần Tín. Chẳng qua, họ bị ăn đau một lần nên đã rút ra bài học kinh nghiệm, lòng thì nghĩ thế nhưng miệng vẫn không dám nói. Mấy nô bộc càng nghĩ càng cùng đường, đành phải nhịn nhục tới Trần phủ cầu cứu.
Ban đầu Văn Đan Khê cũng nghĩ có lẽ là Trần Tín động tay động chân, dù sao hắn cũng có tiền án rồi. Song cô nghe thấy Tiền thị cũng bị cướp lên núi thì lập tức bác bỏ suy nghĩ này ngay. Thuộc hạ của Trần Tín không bao giờ cướp nữ nhân. Cô vốn định mặc kệ việc này, nhưng suy nghĩ lại, vẫn quyết định tìm Lý Băng Nhạn thương lượng một chút rồi mới quyết định.
Sau khi Lý Băng Nhạn nghe xong thì cúi đầu tư lự hồi lâu, cuối cùng nói dứt khoát: “Muội muội, chuyện này chúng ta đừng can thiệp. Lúc trước thả hắn đi là xuất phát từ tín nghĩa, chuyện chúng ta đã hứa thì không thể thất tín được. Nhưng bọn họ đã ra khỏi Dịch Châu, về phần bị ai cướp bóc thì chẳng liên quan gì tới chúng ta cả. Huống hồ, bây giờ hai đứa trẻ đã về bên cạnh tỷ, họ Bạch kia cũng đã là người xa lạ với tỷ rồi. Hắn sống hay chết đều chẳng liên quan gì tới tỷ!”
Văn Đan Khê liếc nhìn Lý Băng Nhạn với vẻ tán thưởng, cô cứ tưởng rằng tỷ ấy sẽ giữ mãi suy nghĩ “Nhất dạ phu thê bách dạ ân”(*), cầu tình giúp Bạch Hữu Thành.
(*) Một ngày chồng vợ trăm năm ân nghĩa.
Như nhìn ra suy nghĩ của Văn Đan Khê, trên môi Lý Băng Nhạn nở ra nụ cười nhạt, nói: “Nếu nói một năm trước tỷ đối với Bạch Hữu Thành là lòng nguội lạnh, thì bây giờ nó đã thành chết tâm và oán hận. Bảy năm vợ chồng trong mắt hắn chẳng đáng giá một đồng. Tỷ bị buộc phải xa xứ còn chưa đủ, hắn còn cùng với ác phụ kia nhục mạ tỷ trước mặt mọi người, hận không thể đẩy tỷ vào chỗ chết. Nếu không phải da mặt của tỷ đã quá dầy, nếu không có muội muội, muội phu và mọi người khuyên nhủ, thì có lẽ tỷ đã chết từ lâu rồi. Hơn nữa…”
Lý Băng Nhạn nói xong câu cuối, mắt bỗng lóe lên lửa giận: “Hơn nữa, hắn lại để mặc cho độc phụ kia ngược đãi con của tỷ, chúng chính là cốt nhục thân sinh của hắn kia mà, cho dù tỷ có lỗi, nhưng con của tỷ có lỗi gì, Linh nhi và Hiển nhi của tỷ từ trước tới giờ đều rất ngoan ngoãn…”
Lý Băng Nhạn vừa nói vừa không cầm được nức nở.
Văn Đan Khê thở ra một hơi thật dài, quả nhiên là mẹ kế cha dượng. Thảo nào hai đứa nhỏ ngoan ngoãn hiểu chuyện như vậy, là vì chúng bị ép phải trưởng thành sớm thôi. Văn Đan Khê lại dịu giọng an ủi cô một hồi.
Nghe xong tâm sự của Lý Băng Nhạn, Văn Đan Khê xử lý việc này cũng không còn gánh nặng tâm lý nữa, cô lập tức sai người đuổi gia đinh đi, đồng thời không cho phép họ tiến vào thành Dịch Châu nữa, về phần phu phụ Bạch Hữu Thành sống hay chết, thì cứ mặc cho số phận. Cô không giậu đổ bìm leo là đã nhân từ lắm rồi, làm sao còn lấy ơn báo oán cho được!
Khi Trần Tín về nhà nghe được chuyện này thì lập tức vỗ tay hả dạ. Vốn dĩ hắn đã không cam lòng cho hai người này bỏ chạy, giờ trời cao có mắt bày ra chuyện này, rõ là khiến hắn mãn nguyện quá chừng.
Trần Tín hậm hực nói: “Băng Nhạn tỷ còn bảo họ Bạch tội không đáng chết, ta lại thấy hắn đáng chết. Mấy chuyện hắn làm trước đây không nói, chỉ nói chuyện trước mắt này thôi, mẹ nó có đáng mặt làm chồng không?! Vợ mình đã thế này rồi, nếu còn tý tình cảm thì đau lòng tự trách còn không kịp. Hắn lại còn muốn tới đây đạp thêm một đạp, chả phải ép người vào chỗ chết à? Nương tử, nàng đừng tưởng là chỉ có dùng dao mới giết người được, loại như bọn chúng chính là hạng giết người không thấy máu, đáng sợ là hắn giết người xong còn thấy mình làm đúng.”
Văn Đan Khê gật đầu, cô phát hiện dù cách ăn nói của Trần Tín giản dị, nhưng có đôi khi lại bao hàm chân lý. Cô cười rạng rỡ nói: “Nhị Tín, có đôi lúc ta thấy chàng thật thông minh. Nói được mấy câu rất có lý.”
Trần Tín nghe thê tử khen thì hai mắt tức thì tỏa sáng, cong miệng lên, hếch cằm đắc ý: “Hồi trước một vị bằng hữu rất có học thức của nghĩa phụ ta cũng nói ta y như vậy, ông ấy còn nói ta nhìn chuyện gì cũng không lắc léo rẽ ngoặt lung tung.”
Hai người trò chuyện một lát thì tâm trạng của Văn Đan Khê cũng tốt lên rất nhiều, bèn phất tay sai người dọn cơm. Hai người cùng ăn cơm xong thì bà vú bế con tới như mọi khi.
Tiểu Tử Khôn rất ngoan, ngày nào cũng ăn no ngủ kỹ, rất ít khi khóc lóc gây rối. Ban đêm cũng không tè dầm, khi tâm trạng tốt thì sẽ mở to cặp mắt đen lúng liếng nhìn chung quanh với vẻ tò mò. Về sau Đỗ thị nói điểm này cũng giống cha nó, lúc bé Trần Tín cũng chỉ ăn rồi ngủ, cũng không khóc lóc gây chuyện. Văn Đan Khê lại lo lắng, đứa con này giống tính cha, cô rất khó tưởng tượng, nếu một bé gái có cái tính này thì sẽ ra thể loại nào đây. Trong khi Trần Tín vừa nghe con gái giống mình thì hả hê tới nỗi không lời nào diễn tả.
Trần Tín bế tiểu Tử Khôn, nói với nó: “Khuê nữ bảo bối, con giống cha là tốt rồi, lớn lên cha sẽ dạy con học võ nghệ, tương lai, con cũng tìm một con rể như mẹ con, hòa thuận vui vẻ cả đời là được. Cha sẽ dạy con độc môn bí truyền làm sao cưới được mẹ con về nhà, con sẽ suốt đời bình an không lo nghĩ…”
Văn Đan Khê nghe Trần Tín lẩm bẩm, nhất thời chẳng biết phải bình luận thế nào.
Kể tới Lý Băng Nhạn, sau khi hai con quay lại bên cạnh, nụ cười cũng dần thường trực trên môi. Mỗi ngày cô làm việc xong sẽ dạy bốn đứa trẻ đọc sách viết chữ, có lúc thì cùng đi thăm Văn Đan Khê và tiểu Tử Khôn. Bốn đứa trẻ lại cực kỳ thích tiểu Tử Khôn, xoắn xuýt vây quanh cô bé, cho dù là tiểu Tử Khôn ngáp một cái cùng làm cho chúng ồ lên kinh ngạc. Ngay cả ông cụ non Bạch Hiển ở trước mặt Tử Khôn cũng sẽ lộ ra chút ý cười.
Tiểu Tử Khôn đầy tháng không bao lâu, Tần Nguyên và phụ tá của y đã bắt đầu tìm cách xuất chinh tới Liêu Tây. Những việc liên quan tới nó đều được Trần Tín kể lại hết cho Văn Đan Khê sau khi hắn về nhà. Văn Đan Khê cũng rõ, trong thời loạn, không mạnh dạn thì kết quả sẽ bị người khác thôn tính. Hiện nay vì chỗ của họ nằm ngay biên thùy, kề sát đất Hồ, lúc Thát tử tới xâm chiếm, chẳng ai muốn nhận củ khoai lang nóng bỏng tay này. Hơn nữa họ hành sự luôn luôn khiêm tốn, khi người khác bất cứ lúc nào cũng có thể kéo mấy nghìn người xưng vương xưng đế, thì họ vẫn dùng danh hào mà Lương Cảnh đế sắc phong. Cũng nhờ đó, Dịch châu vẫn nằm ngoài sự chú ý của người trong thiên hạ.
Nhưng mai sau theo sự phát triển lớn mạnh của Dịch Châu tới các nơi, sớm muộn gì sẽ đưa tới sự ngấp nghé của những phản vương. Trước lúc đó, họ nhất định phải dự trữ sức mạnh để phòng một ngày tình hình biến động, lúc ấy họ mới có thể tự bảo vệ mình. Tất nhiên Trần Tín cũng hiểu rõ đạo lý này, cái đồ đần thối đó, từ khi làm cha thì lại chín chắn hơn rất nhiều. Mỗi ngày đều cần cù luyện binh, chăm chỉ xử lý công vụ, có thời gian rảnh thì sẽ học binh pháp chính vụ với phụ tá. Chưa bao giờ đi trễ về sớm. Điểm này làm Tần Nguyên hết sức hài lòng, đối với chuyện này, y còn khéo léo khen Văn Đan Khê biết cách dạy chồng.
Thượng tuần tháng mười năm nay, sau khi tất cả đã chuẩn bị đâu vào đó, Trần Tín dưới sự phò tá của Chu Thông, chỉ huy sáu vạn đại quân tập kích bất ngờ trọng trấn Đại Châu của Liêu Tây.
Đông Lỗ không ngờ quân Phá Lỗ lại chủ động tấn công, vì trừ ngày đầu khi Đại Lương kiến quốc ra, thì trên mặt chiến sự bọn chúng vẫn luôn là người nắm thế tấn công. Thế nên quân phòng thủ Đại Châu bị quân Phá Lỗ đánh trở tay không kịp. Dưới sách lược của Chu Thông, chỉ trong vòng năm ngày quân Phá Lỗ đã dẹp xong trấn quan trọng nhất của Liêu Tây.
Sau khi quân Phá Lỗ đánh hạ được Đại Châu, lại bắt đầu khua chiêng gióng trống chiêu nạp người Hán ở địa phương. Trong lúc nhất thời, phần lớn tù binh của bộ lạc và đầy tớ người Hán chạy trốn vô số. Trước đây những tù binh và đầy tớ này không dám chạy trốn, là vì Đại Châu nằm trong tay Thát tử, đây là con đường gần nhất để họ phản hồi Trung Nguyên cố thổ. Những tuyến đường khác tuy cũng có thể vòng qua, thế nhưng một vì đường xá xa xôi, hai vì dọc được phải vượt qua rất nhiều bộ lạc của Thát tử, độ khó cực cao. Giờ đây Đại Châu đã về tay người Hán, họ có lẽ nào không trốn!
Đại Châu này không cần điều động bách tích tới nơi khác khai hoang, mà lấy nguyên liệu ngay tại chỗ. Điều càng làm cho các bộ lạc Đông Lỗ đau đầu là, quân Phá Lỗ lại học tới nhuần nhuyễn cách đánh vô lại của Thát tử, bọn họ thường xuyên phái những tốp kỵ binh nhỏ đi cướp đoạt gây rối những Thát tử lạc đàn, ít thì diệt, nhiều thì chạy. Càng miễn bàn tới dê bò ngựa, quân Phá Lỗ thấy đâu là cướp đó. Khi đại đội nhân mã Thát tử tới công thành, họ khôn khéo ẩn núp trong thành thủ vững không ra, dùng gỗ lăn lôi thạch, nước sôi thuốc phân để chào hỏi quân địch. Địa thế Đại Châu hiểm yếu, dễ thủ khó công. Thát tử vây công mấy ngày tử thương vô số, đành phải trở về không công. Nhưng bọn chúng vừa đi khỏi chưa bao lâu, quân Phá lỗ lại đột ngột mở thành xông về phía quân địch chém giết một trận, đợi quân địch sẵn sàng quyết chiến thì họ lại đồng loạt trốn vào thành, vẫn thủ vững không ra. Chiến thuật như vậy lại diễn ra không ngại phiền, làm Thát tử hận tới nghiến răng nghiến lợi, nhưng chẳng làm gì được.
Việc này đều được Trần Tín kể lại hết trong thư gửi về cho Văn Đan Khê. Số chữ người này viết không những tăng lên vùn vụt, mà hành văn cũng càng ngày càng mạch lạc, từ không diễn đạt trôi chảy lúc ban đầu đã trở nên sinh động liền mạch như bây giờ, tiến bộ thật là nhanh. Văn Đan Khê ngỏ ý tán dương trong thư hồi âm. Trần Tín tất nhiên rất vui mừng, hơn nữa còn đắc ý biểu đạt nguyện vọng muốn làm thuyết thư tiên sinh. Văn Đan Khê đọc mà cười sặc sụa.
Trần Tín ở lại Đại Châu một tháng, Tần nguyên lại phái hai người đáng tin cậy tới thủ thành, bảo Trần Tín quay lại Dịch Châu. Đây cũng là đề nghị của Chu Thông, y nói với Tần Nguyên, Trần Tín dũng mãnh, giỏi tấn công, nhưng không quen phòng thủ. Mà Đại Châu chủ yếu là thủ thành. Nếu tiếp tục để Trần Tín thủ thành, thì chỉ sợ lâu dài hắn không chịu được sự nhục mạ khích tướng của Thát tử, trong cơn nóng giận sẽ ra khỏi thành quyết chiến với Thát tử, khi đó hối hận thì đã muộn. Văn Đan Khê nghe thế thì không thể không bội phục Chu Thông này, khả năng quan sát của y còn hơn Hàn sư gia được xưng mưu lược một bậc.
Sau khi quân Phá Lỗ đánh hạ Đại Châu, trong quân có không ít tướng lĩnh kêu gọi phải tiếp tục công thành, chớp thời cơ mở rộng lãnh thổ, song lại bị Chu Thông và Tần Nguyên bác bỏ. Hai người nhất trí cho rằng, bây giờ thời cơ chưa chín mùi. Tuy chúng tướng không phục lắm, nhưng cũng đành phải nghe theo hai người. Sau đó, Tần Nguyên, Chu Thông và Hàn sư gia phí hết tâm tư lập ra hàng loạt các phương sách lấy lợi trừ hại. Bao gồm khuyến khích nông tang, làm nhẹ thuế ít, chiêu an lưu dân, cỗ vũ khai hoang, bảo vệ thương nhân vân vân, hơn mười loại phương sách. Đối với những chuyện này, Văn Đan Khê biết mình là một thường dân, hơn nữa cô chỉ biết vài tri thức hiện đại vụn vặt, chưa hợp mấy với xã hội cổ đại, cho nên đối với những phương sách này chỉ nhìn qua một chút, có lúc cũng đưa ra vài đề xuất nhỏ để hoàn thiện hơn.
Trần Tín vừa thấy Văn Đan Khê góp ý thêm vài chi tiết, nhất thời sung sướng ra mặt: “Nương tử nhà ta đúng là thông minh. Mấy thứ nàng góp ý bọn ta đều không nghĩ tới. Thảo nào Chu quân sư cứ khen nương tử cẩn thận tỉ mỉ sáng suốt.”
Văn Đan Khê cười nhạt một tiếng. Ở trong mắt Trần Tín, cô làm cái gì cũng đáng khen.
Trần Tín khen xong, lại quan sát sắc mặt cô thật cẩn thận, hỏi dò: “Nương tử, nàng muốn làm thế nào thì làm thế ấy, giá nào cũng đừng bị mấy lời đồn đại bên ngoài bó buộc chân tay.”
Văn Đan Khê ngẩn ra, hỏi vội: “Đồn gì thế, sao ta không biết?”
Trần Tín gãi đầu, cười khan: “Chẳng có gì, chẳng là có người nói ta quá ngốc, nương tử quá thông minh các loại.”
Văn Đan Khê căng thẳng trong lòng, cũng có loại đồn đãi này sao? Có điều, ngẫm nghĩ lại một chút thì điều này cũng không khó lý giải, ở Trung Quốc hiện đại mấy nghìn năm sau, phần lớn đàn ông cũng không chấp nhận được chuyện vợ mình có khả năng hơn mình.
Cô nhớ hồi trước khi chồng của một nữ lãnh đạo trong đơn vị của cha đâm đơn ly hôn với lý do là vị nữ lãnh đạo đó quá tài giỏi, tổn hại tới tự tôn của anh ta. Đáng sợ là, rất nhiều người trong đơn vị cho là chồng của vị nữ lãnh đạo đó làm đúng, ai bảo cô ấy chỉ lo cho sự nghiệp mà không quan tâm tới gia đình chứ. Ai bảo cô ấy là phụ nữ mà không ở nhà thờ chồng dạy con, cứ chăm chăm tranh quyền đoạt lợi với bọn đàn ông chứ.
Cô nhớ lúc đó cha đã tặng cho người kia một câu bình luận: Tên đàn ông này rõ là không biết khoan dung. Còn bụng dạ hẹp hòi đi so đo với người chung chăn gối với mình. Nếu anh ta thấy mình có tài thì cứ cố sức phấn đấu đi, chẳng ai cản trở anh ta cả. Nếu không có tài thì sống cho yên phận, bản thân không có lòng cầu tiến mà lại ngăn vợ mình vươn lên, còn kêu la tổn thương lòng tự trọng của đàn ông gì nữa, rõ là nực cười.
Bây giờ, lẽ nào cô và Trần Tín cũng phải đối mặt với vấn đề này sao. Nét mặt Văn Đan Khê thay đổi không chừng, làm Trần Tín cũng khẩn trương theo. Hắn vội vàng giật giật ống tay áo của cô hỏi: “Nương tử, nàng sao vậy? Ta nói sai cái gì sao?”
Văn Đan Khê lắc đầu cười khổ, cô thoáng trầm ngâm một lát, rồi ngẩng đầu hỏi thật: “Nhị Tín, nói cho ta biết đi, chàng nghĩ thế nào?”
Trần Tín sửng sốt một giây, rồi nói như lẽ dĩ nhiên: “Ta có thể nghĩ gì chứ, bọn họ thích nói thì cứ nói. Chẳng phải đang ganh tỵ ta tìm được người vợ thông minh sao? Nếu ta tìm một người ngốc tới nỗi không phân biệt được đông tây nam bắc, nàng coi mấy người đó có còn đồn nữa không!”
“Xì.” Tư duy của Nhị Tín đúng là chả ai hiểu nổi.
Trần Tín nghĩ ngợi một chút, rồi trấn an cô: “Nương tử, nàng đừng nghĩ nhiều. Ta thật sự không sao hết. Nghĩa phụ ta đã dạy ta, nam tử hán đại trượng phu, không tiền không tài cũng không sao, nhưng bất cứ giá nào cũng không thể thiếu độ lượng. Mặc dù ta không độ lượng được như nghĩa phụ, nhưng cũng không phải hạng bụng dạ hẹp hòi. So đo tính toán với nương tử của mình, đáng làm chồng sao? Nếu ta để tâm tới mấy lời đó thật, thì lúc trước ta đã tìm một nữ tử như Ngũ đệ muội rồi.”
Trần Tín vừa dứt câu, Văn Đan Khê đã chủ động nhào tới ôm chầm lấy hắn gặm túi bụi, còn liếng thoắng trong miệng: “Nhị Tín, chàng thật tốt.”
Trần Tín đờ người một giây, vừa định chớp thừa cơ chấm mút, thì chợt nghe Xuân Thảo ở ngoài cửa bẩm: “Tướng quân, phu nhân, Trần Lục tử nói Chu tiên sinh muốn gặp tướng quân, còn có… lão phu nhân tới thăm phu nhân.”
Văn Đan Khê vốn tưởng rằng từ nay về sau họ sẽ không bao giờ gặp lại Bạch gia nữa. Nhưng điều làm cho người ta không tưởng nhất là, chỉ hai ngày sau, một lão gia đinh Bạch gia lại chạy tất tả tới với mái đầu rối bời bụi bặm, quỳ mãi trước cổng Trần Phủ không chịu đi, đau khổ cầu xin Văn Đan Khê cứu thiếu gia và phu nhân nhà mình.
Văn Đan Khê không hiểu mô tê gì, đành phải bảo Xuân Thảo đi hỏi tình hình chi tiết. Xuân Thảo nhanh chóng quay lại báo rằng, chuyện là cả nhà Bạch Hữu Thành mới ra khỏi Dịch Châu chưa bao lâu thì đã bị một toán cường đạo chặn cướp. Bọn chúng không những cướp hết tài sản của Bạch gia, mà còn cướp cả thê tử của Bạch Hữu Thành là Tiền thị lên núi làm áp trại phu nhân, Bạch Hữu Thành thì bị đánh gần chết. Người của Bạch gia ai cũng nghi ngờ là âm mưu của Trần Tín. Chẳng qua, họ bị ăn đau một lần nên đã rút ra bài học kinh nghiệm, lòng thì nghĩ thế nhưng miệng vẫn không dám nói. Mấy nô bộc càng nghĩ càng cùng đường, đành phải nhịn nhục tới Trần phủ cầu cứu.
Ban đầu Văn Đan Khê cũng nghĩ có lẽ là Trần Tín động tay động chân, dù sao hắn cũng có tiền án rồi. Song cô nghe thấy Tiền thị cũng bị cướp lên núi thì lập tức bác bỏ suy nghĩ này ngay. Thuộc hạ của Trần Tín không bao giờ cướp nữ nhân. Cô vốn định mặc kệ việc này, nhưng suy nghĩ lại, vẫn quyết định tìm Lý Băng Nhạn thương lượng một chút rồi mới quyết định.
Sau khi Lý Băng Nhạn nghe xong thì cúi đầu tư lự hồi lâu, cuối cùng nói dứt khoát: “Muội muội, chuyện này chúng ta đừng can thiệp. Lúc trước thả hắn đi là xuất phát từ tín nghĩa, chuyện chúng ta đã hứa thì không thể thất tín được. Nhưng bọn họ đã ra khỏi Dịch Châu, về phần bị ai cướp bóc thì chẳng liên quan gì tới chúng ta cả. Huống hồ, bây giờ hai đứa trẻ đã về bên cạnh tỷ, họ Bạch kia cũng đã là người xa lạ với tỷ rồi. Hắn sống hay chết đều chẳng liên quan gì tới tỷ!”
Văn Đan Khê liếc nhìn Lý Băng Nhạn với vẻ tán thưởng, cô cứ tưởng rằng tỷ ấy sẽ giữ mãi suy nghĩ “Nhất dạ phu thê bách dạ ân”(*), cầu tình giúp Bạch Hữu Thành.
(*) Một ngày chồng vợ trăm năm ân nghĩa.
Như nhìn ra suy nghĩ của Văn Đan Khê, trên môi Lý Băng Nhạn nở ra nụ cười nhạt, nói: “Nếu nói một năm trước tỷ đối với Bạch Hữu Thành là lòng nguội lạnh, thì bây giờ nó đã thành chết tâm và oán hận. Bảy năm vợ chồng trong mắt hắn chẳng đáng giá một đồng. Tỷ bị buộc phải xa xứ còn chưa đủ, hắn còn cùng với ác phụ kia nhục mạ tỷ trước mặt mọi người, hận không thể đẩy tỷ vào chỗ chết. Nếu không phải da mặt của tỷ đã quá dầy, nếu không có muội muội, muội phu và mọi người khuyên nhủ, thì có lẽ tỷ đã chết từ lâu rồi. Hơn nữa…”
Lý Băng Nhạn nói xong câu cuối, mắt bỗng lóe lên lửa giận: “Hơn nữa, hắn lại để mặc cho độc phụ kia ngược đãi con của tỷ, chúng chính là cốt nhục thân sinh của hắn kia mà, cho dù tỷ có lỗi, nhưng con của tỷ có lỗi gì, Linh nhi và Hiển nhi của tỷ từ trước tới giờ đều rất ngoan ngoãn…”
Lý Băng Nhạn vừa nói vừa không cầm được nức nở.
Văn Đan Khê thở ra một hơi thật dài, quả nhiên là mẹ kế cha dượng. Thảo nào hai đứa nhỏ ngoan ngoãn hiểu chuyện như vậy, là vì chúng bị ép phải trưởng thành sớm thôi. Văn Đan Khê lại dịu giọng an ủi cô một hồi.
Nghe xong tâm sự của Lý Băng Nhạn, Văn Đan Khê xử lý việc này cũng không còn gánh nặng tâm lý nữa, cô lập tức sai người đuổi gia đinh đi, đồng thời không cho phép họ tiến vào thành Dịch Châu nữa, về phần phu phụ Bạch Hữu Thành sống hay chết, thì cứ mặc cho số phận. Cô không giậu đổ bìm leo là đã nhân từ lắm rồi, làm sao còn lấy ơn báo oán cho được!
Khi Trần Tín về nhà nghe được chuyện này thì lập tức vỗ tay hả dạ. Vốn dĩ hắn đã không cam lòng cho hai người này bỏ chạy, giờ trời cao có mắt bày ra chuyện này, rõ là khiến hắn mãn nguyện quá chừng.
Trần Tín hậm hực nói: “Băng Nhạn tỷ còn bảo họ Bạch tội không đáng chết, ta lại thấy hắn đáng chết. Mấy chuyện hắn làm trước đây không nói, chỉ nói chuyện trước mắt này thôi, mẹ nó có đáng mặt làm chồng không?! Vợ mình đã thế này rồi, nếu còn tý tình cảm thì đau lòng tự trách còn không kịp. Hắn lại còn muốn tới đây đạp thêm một đạp, chả phải ép người vào chỗ chết à? Nương tử, nàng đừng tưởng là chỉ có dùng dao mới giết người được, loại như bọn chúng chính là hạng giết người không thấy máu, đáng sợ là hắn giết người xong còn thấy mình làm đúng.”
Văn Đan Khê gật đầu, cô phát hiện dù cách ăn nói của Trần Tín giản dị, nhưng có đôi khi lại bao hàm chân lý. Cô cười rạng rỡ nói: “Nhị Tín, có đôi lúc ta thấy chàng thật thông minh. Nói được mấy câu rất có lý.”
Trần Tín nghe thê tử khen thì hai mắt tức thì tỏa sáng, cong miệng lên, hếch cằm đắc ý: “Hồi trước một vị bằng hữu rất có học thức của nghĩa phụ ta cũng nói ta y như vậy, ông ấy còn nói ta nhìn chuyện gì cũng không lắc léo rẽ ngoặt lung tung.”
Hai người trò chuyện một lát thì tâm trạng của Văn Đan Khê cũng tốt lên rất nhiều, bèn phất tay sai người dọn cơm. Hai người cùng ăn cơm xong thì bà vú bế con tới như mọi khi.
Tiểu Tử Khôn rất ngoan, ngày nào cũng ăn no ngủ kỹ, rất ít khi khóc lóc gây rối. Ban đêm cũng không tè dầm, khi tâm trạng tốt thì sẽ mở to cặp mắt đen lúng liếng nhìn chung quanh với vẻ tò mò. Về sau Đỗ thị nói điểm này cũng giống cha nó, lúc bé Trần Tín cũng chỉ ăn rồi ngủ, cũng không khóc lóc gây chuyện. Văn Đan Khê lại lo lắng, đứa con này giống tính cha, cô rất khó tưởng tượng, nếu một bé gái có cái tính này thì sẽ ra thể loại nào đây. Trong khi Trần Tín vừa nghe con gái giống mình thì hả hê tới nỗi không lời nào diễn tả.
Trần Tín bế tiểu Tử Khôn, nói với nó: “Khuê nữ bảo bối, con giống cha là tốt rồi, lớn lên cha sẽ dạy con học võ nghệ, tương lai, con cũng tìm một con rể như mẹ con, hòa thuận vui vẻ cả đời là được. Cha sẽ dạy con độc môn bí truyền làm sao cưới được mẹ con về nhà, con sẽ suốt đời bình an không lo nghĩ…”
Văn Đan Khê nghe Trần Tín lẩm bẩm, nhất thời chẳng biết phải bình luận thế nào.
Kể tới Lý Băng Nhạn, sau khi hai con quay lại bên cạnh, nụ cười cũng dần thường trực trên môi. Mỗi ngày cô làm việc xong sẽ dạy bốn đứa trẻ đọc sách viết chữ, có lúc thì cùng đi thăm Văn Đan Khê và tiểu Tử Khôn. Bốn đứa trẻ lại cực kỳ thích tiểu Tử Khôn, xoắn xuýt vây quanh cô bé, cho dù là tiểu Tử Khôn ngáp một cái cùng làm cho chúng ồ lên kinh ngạc. Ngay cả ông cụ non Bạch Hiển ở trước mặt Tử Khôn cũng sẽ lộ ra chút ý cười.
Tiểu Tử Khôn đầy tháng không bao lâu, Tần Nguyên và phụ tá của y đã bắt đầu tìm cách xuất chinh tới Liêu Tây. Những việc liên quan tới nó đều được Trần Tín kể lại hết cho Văn Đan Khê sau khi hắn về nhà. Văn Đan Khê cũng rõ, trong thời loạn, không mạnh dạn thì kết quả sẽ bị người khác thôn tính. Hiện nay vì chỗ của họ nằm ngay biên thùy, kề sát đất Hồ, lúc Thát tử tới xâm chiếm, chẳng ai muốn nhận củ khoai lang nóng bỏng tay này. Hơn nữa họ hành sự luôn luôn khiêm tốn, khi người khác bất cứ lúc nào cũng có thể kéo mấy nghìn người xưng vương xưng đế, thì họ vẫn dùng danh hào mà Lương Cảnh đế sắc phong. Cũng nhờ đó, Dịch châu vẫn nằm ngoài sự chú ý của người trong thiên hạ.
Nhưng mai sau theo sự phát triển lớn mạnh của Dịch Châu tới các nơi, sớm muộn gì sẽ đưa tới sự ngấp nghé của những phản vương. Trước lúc đó, họ nhất định phải dự trữ sức mạnh để phòng một ngày tình hình biến động, lúc ấy họ mới có thể tự bảo vệ mình. Tất nhiên Trần Tín cũng hiểu rõ đạo lý này, cái đồ đần thối đó, từ khi làm cha thì lại chín chắn hơn rất nhiều. Mỗi ngày đều cần cù luyện binh, chăm chỉ xử lý công vụ, có thời gian rảnh thì sẽ học binh pháp chính vụ với phụ tá. Chưa bao giờ đi trễ về sớm. Điểm này làm Tần Nguyên hết sức hài lòng, đối với chuyện này, y còn khéo léo khen Văn Đan Khê biết cách dạy chồng.
Thượng tuần tháng mười năm nay, sau khi tất cả đã chuẩn bị đâu vào đó, Trần Tín dưới sự phò tá của Chu Thông, chỉ huy sáu vạn đại quân tập kích bất ngờ trọng trấn Đại Châu của Liêu Tây.
Đông Lỗ không ngờ quân Phá Lỗ lại chủ động tấn công, vì trừ ngày đầu khi Đại Lương kiến quốc ra, thì trên mặt chiến sự bọn chúng vẫn luôn là người nắm thế tấn công. Thế nên quân phòng thủ Đại Châu bị quân Phá Lỗ đánh trở tay không kịp. Dưới sách lược của Chu Thông, chỉ trong vòng năm ngày quân Phá Lỗ đã dẹp xong trấn quan trọng nhất của Liêu Tây.
Sau khi quân Phá Lỗ đánh hạ được Đại Châu, lại bắt đầu khua chiêng gióng trống chiêu nạp người Hán ở địa phương. Trong lúc nhất thời, phần lớn tù binh của bộ lạc và đầy tớ người Hán chạy trốn vô số. Trước đây những tù binh và đầy tớ này không dám chạy trốn, là vì Đại Châu nằm trong tay Thát tử, đây là con đường gần nhất để họ phản hồi Trung Nguyên cố thổ. Những tuyến đường khác tuy cũng có thể vòng qua, thế nhưng một vì đường xá xa xôi, hai vì dọc được phải vượt qua rất nhiều bộ lạc của Thát tử, độ khó cực cao. Giờ đây Đại Châu đã về tay người Hán, họ có lẽ nào không trốn!
Đại Châu này không cần điều động bách tích tới nơi khác khai hoang, mà lấy nguyên liệu ngay tại chỗ. Điều càng làm cho các bộ lạc Đông Lỗ đau đầu là, quân Phá Lỗ lại học tới nhuần nhuyễn cách đánh vô lại của Thát tử, bọn họ thường xuyên phái những tốp kỵ binh nhỏ đi cướp đoạt gây rối những Thát tử lạc đàn, ít thì diệt, nhiều thì chạy. Càng miễn bàn tới dê bò ngựa, quân Phá Lỗ thấy đâu là cướp đó. Khi đại đội nhân mã Thát tử tới công thành, họ khôn khéo ẩn núp trong thành thủ vững không ra, dùng gỗ lăn lôi thạch, nước sôi thuốc phân để chào hỏi quân địch. Địa thế Đại Châu hiểm yếu, dễ thủ khó công. Thát tử vây công mấy ngày tử thương vô số, đành phải trở về không công. Nhưng bọn chúng vừa đi khỏi chưa bao lâu, quân Phá lỗ lại đột ngột mở thành xông về phía quân địch chém giết một trận, đợi quân địch sẵn sàng quyết chiến thì họ lại đồng loạt trốn vào thành, vẫn thủ vững không ra. Chiến thuật như vậy lại diễn ra không ngại phiền, làm Thát tử hận tới nghiến răng nghiến lợi, nhưng chẳng làm gì được.
Việc này đều được Trần Tín kể lại hết trong thư gửi về cho Văn Đan Khê. Số chữ người này viết không những tăng lên vùn vụt, mà hành văn cũng càng ngày càng mạch lạc, từ không diễn đạt trôi chảy lúc ban đầu đã trở nên sinh động liền mạch như bây giờ, tiến bộ thật là nhanh. Văn Đan Khê ngỏ ý tán dương trong thư hồi âm. Trần Tín tất nhiên rất vui mừng, hơn nữa còn đắc ý biểu đạt nguyện vọng muốn làm thuyết thư tiên sinh. Văn Đan Khê đọc mà cười sặc sụa.
Trần Tín ở lại Đại Châu một tháng, Tần nguyên lại phái hai người đáng tin cậy tới thủ thành, bảo Trần Tín quay lại Dịch Châu. Đây cũng là đề nghị của Chu Thông, y nói với Tần Nguyên, Trần Tín dũng mãnh, giỏi tấn công, nhưng không quen phòng thủ. Mà Đại Châu chủ yếu là thủ thành. Nếu tiếp tục để Trần Tín thủ thành, thì chỉ sợ lâu dài hắn không chịu được sự nhục mạ khích tướng của Thát tử, trong cơn nóng giận sẽ ra khỏi thành quyết chiến với Thát tử, khi đó hối hận thì đã muộn. Văn Đan Khê nghe thế thì không thể không bội phục Chu Thông này, khả năng quan sát của y còn hơn Hàn sư gia được xưng mưu lược một bậc.
Sau khi quân Phá Lỗ đánh hạ Đại Châu, trong quân có không ít tướng lĩnh kêu gọi phải tiếp tục công thành, chớp thời cơ mở rộng lãnh thổ, song lại bị Chu Thông và Tần Nguyên bác bỏ. Hai người nhất trí cho rằng, bây giờ thời cơ chưa chín mùi. Tuy chúng tướng không phục lắm, nhưng cũng đành phải nghe theo hai người. Sau đó, Tần Nguyên, Chu Thông và Hàn sư gia phí hết tâm tư lập ra hàng loạt các phương sách lấy lợi trừ hại. Bao gồm khuyến khích nông tang, làm nhẹ thuế ít, chiêu an lưu dân, cỗ vũ khai hoang, bảo vệ thương nhân vân vân, hơn mười loại phương sách. Đối với những chuyện này, Văn Đan Khê biết mình là một thường dân, hơn nữa cô chỉ biết vài tri thức hiện đại vụn vặt, chưa hợp mấy với xã hội cổ đại, cho nên đối với những phương sách này chỉ nhìn qua một chút, có lúc cũng đưa ra vài đề xuất nhỏ để hoàn thiện hơn.
Trần Tín vừa thấy Văn Đan Khê góp ý thêm vài chi tiết, nhất thời sung sướng ra mặt: “Nương tử nhà ta đúng là thông minh. Mấy thứ nàng góp ý bọn ta đều không nghĩ tới. Thảo nào Chu quân sư cứ khen nương tử cẩn thận tỉ mỉ sáng suốt.”
Văn Đan Khê cười nhạt một tiếng. Ở trong mắt Trần Tín, cô làm cái gì cũng đáng khen.
Trần Tín khen xong, lại quan sát sắc mặt cô thật cẩn thận, hỏi dò: “Nương tử, nàng muốn làm thế nào thì làm thế ấy, giá nào cũng đừng bị mấy lời đồn đại bên ngoài bó buộc chân tay.”
Văn Đan Khê ngẩn ra, hỏi vội: “Đồn gì thế, sao ta không biết?”
Trần Tín gãi đầu, cười khan: “Chẳng có gì, chẳng là có người nói ta quá ngốc, nương tử quá thông minh các loại.”
Văn Đan Khê căng thẳng trong lòng, cũng có loại đồn đãi này sao? Có điều, ngẫm nghĩ lại một chút thì điều này cũng không khó lý giải, ở Trung Quốc hiện đại mấy nghìn năm sau, phần lớn đàn ông cũng không chấp nhận được chuyện vợ mình có khả năng hơn mình.
Cô nhớ hồi trước khi chồng của một nữ lãnh đạo trong đơn vị của cha đâm đơn ly hôn với lý do là vị nữ lãnh đạo đó quá tài giỏi, tổn hại tới tự tôn của anh ta. Đáng sợ là, rất nhiều người trong đơn vị cho là chồng của vị nữ lãnh đạo đó làm đúng, ai bảo cô ấy chỉ lo cho sự nghiệp mà không quan tâm tới gia đình chứ. Ai bảo cô ấy là phụ nữ mà không ở nhà thờ chồng dạy con, cứ chăm chăm tranh quyền đoạt lợi với bọn đàn ông chứ.
Cô nhớ lúc đó cha đã tặng cho người kia một câu bình luận: Tên đàn ông này rõ là không biết khoan dung. Còn bụng dạ hẹp hòi đi so đo với người chung chăn gối với mình. Nếu anh ta thấy mình có tài thì cứ cố sức phấn đấu đi, chẳng ai cản trở anh ta cả. Nếu không có tài thì sống cho yên phận, bản thân không có lòng cầu tiến mà lại ngăn vợ mình vươn lên, còn kêu la tổn thương lòng tự trọng của đàn ông gì nữa, rõ là nực cười.
Bây giờ, lẽ nào cô và Trần Tín cũng phải đối mặt với vấn đề này sao. Nét mặt Văn Đan Khê thay đổi không chừng, làm Trần Tín cũng khẩn trương theo. Hắn vội vàng giật giật ống tay áo của cô hỏi: “Nương tử, nàng sao vậy? Ta nói sai cái gì sao?”
Văn Đan Khê lắc đầu cười khổ, cô thoáng trầm ngâm một lát, rồi ngẩng đầu hỏi thật: “Nhị Tín, nói cho ta biết đi, chàng nghĩ thế nào?”
Trần Tín sửng sốt một giây, rồi nói như lẽ dĩ nhiên: “Ta có thể nghĩ gì chứ, bọn họ thích nói thì cứ nói. Chẳng phải đang ganh tỵ ta tìm được người vợ thông minh sao? Nếu ta tìm một người ngốc tới nỗi không phân biệt được đông tây nam bắc, nàng coi mấy người đó có còn đồn nữa không!”
“Xì.” Tư duy của Nhị Tín đúng là chả ai hiểu nổi.
Trần Tín nghĩ ngợi một chút, rồi trấn an cô: “Nương tử, nàng đừng nghĩ nhiều. Ta thật sự không sao hết. Nghĩa phụ ta đã dạy ta, nam tử hán đại trượng phu, không tiền không tài cũng không sao, nhưng bất cứ giá nào cũng không thể thiếu độ lượng. Mặc dù ta không độ lượng được như nghĩa phụ, nhưng cũng không phải hạng bụng dạ hẹp hòi. So đo tính toán với nương tử của mình, đáng làm chồng sao? Nếu ta để tâm tới mấy lời đó thật, thì lúc trước ta đã tìm một nữ tử như Ngũ đệ muội rồi.”
Trần Tín vừa dứt câu, Văn Đan Khê đã chủ động nhào tới ôm chầm lấy hắn gặm túi bụi, còn liếng thoắng trong miệng: “Nhị Tín, chàng thật tốt.”
Trần Tín đờ người một giây, vừa định chớp thừa cơ chấm mút, thì chợt nghe Xuân Thảo ở ngoài cửa bẩm: “Tướng quân, phu nhân, Trần Lục tử nói Chu tiên sinh muốn gặp tướng quân, còn có… lão phu nhân tới thăm phu nhân.”
Bình luận truyện