Nửa Chén Rượu
Chương 4: Hoàng Lương
Lúc Thạch Thu Phong đi, ta lấy tiền cược thắng Tiết Vô Y đưa cho hắn làm phí đi đường nhưng hắn không nhận.
“Xem như đấy là tiền bồi thường cho cái ghế gỗ lê mà ta bẻ gãy.” Hắn bảo.
Lúc lên thuyền Thạch Thu Phong bỗng quay người hỏi ta, “Nhạn Cửu, lúc khắc bia đã bao giờ cô cảm thấy bi thương chưa?”
“Chưa từng.”
“Chưa một lần?”
“Chỉ có một lần.” Lúc khắc bia cho ông lão.
Hắn bỗng bật cười, cười y hệt một con thỏ khôn ngoan lén đào ba hang, “Nếu ta bỏ mình dưới kiếm của Hoài Vô Nhai, cô khắc bia đóng hòm cho ta được không?”
Ta ngẩng đầu nhìn hắn, hắn đứng trên mép thuyền, thân hình cao lớn nhấp nhô theo dòng nước, không rõ buồn vui: “Ngươi còn muốn đến Trường An?”
“Cô đoán thử xem?” Hắn cười gian xảo: “Cô có đồng ý không?”
Hắn nhìn thẳng vào ta.
“Được.” Ta đáp.
Hắn cười: “Giữ gìn sức khỏe, Nhạn Cửu.”
Chiếc đàn ba dây hắn đeo trên lưng giống như thanh kiếm đâm thẳng lên trời.
Tiết Vô Y không đến tiễn, lúc ta tìm đến chỗ y, y đang ngồi trên nóc nhà lau đao uống rượu, nhưng rượu y đang uống không phải rượu mơ mà là rượu Hoa Điêu.
“Nhạn Cửu, đã mười năm nay ta không uống rượu mạnh.” Tiết Vô Y tay cầm chén rượu, ngửa đầu nhìn trời, ánh mắt trong veo mơ màng, “Lúc trước ta chỉ thích uống rượu Hoa Điêu, uống một ngụm đã say, không có rượu mạnh thì không sống được. Sau này Thu Trì mất, ta lại cảm thấy rượu mạnh chả có vị gì, uống say rồi tỉnh lại vẫn là công dã tràng như cũ. Suốt mười năm kể từ ngày Thu Trì mất ta chỉ uống rượu mơ, tự cho rằng mình tỉnh táo sống qua ngày. Bây giờ ta mới biết mười năm qua chẳng qua chỉ là một giấc mộng hoàng lương*. Thứ vây khốn ta đến giờ chẳng phải rượu mà chính là ta.”
Ta đè bàn tay đang cầm rượu của y, “Ngươi say rồi.”
“Ta không say.” Tiết Vô Y ngẩng đầu nhìn ta, trong đôi mắt y có vầng trăng sáng tỏ, hệt như thiếu niên mặc áo vải thô tuyên bố muốn tung hoành thiên hạ thuở mới gặp, “Cô biết mà, ta không say.”
Ta nhìn đôi mắt bỗng sáng rực của y, chợt cảm thấy khủng hoảng, “Đến giờ ngươi có thể làm gì được nữa? Mươi năm trước ngươi đã biết mình không giết được Hoài Vô Nhai, càng không mơ mộng có thể báo thù cho Tô Thu Trì.”
Ta nhìn thanh đao đặt trên đầu gối của y, “Ta cứ nghĩ ngươi đã sớm từ bỏ.”
“Mười năm trước, lúc thua Hoài Vô Nhai ta đã từ bỏ.” Tiết Vô Y cười nhạt nhẽo, “Nhưng mà Nhạn Cửu, hai năm nay ta bỗng phát hiện, đao của ta không còn nhanh như trước.”
“Từng có một thích khách thế hệ trước nói với ta, những con đường khác tuổi càng cao đạo hạnh càng sâu nhưng con đường giết chóc thì trái ngược, thích khách càng già đao trong tay càng cùn, bởi vì tuổi càng lớn thì càng tiếc mạng. Thích khách mà không có sát khí thì tương đương với ngồi chờ chết.” Y nói: “Nhạn Cửu, ta không muốn chết ấm ức như thế.”
Đêm đó Tiết Vô Y uống đến nửa đêm, say rượu nằm vật xuống mái ngói xanh.
Xưa giờ y chưa từng say, tửu lượng của y vô cùng tốt, hồi trước có một lần y uống sạch rượu quý ủ trong ba tháng của ta. Sau khi Tô Thu Trì mất y cũng chưa từng uống say bất tỉnh nhân sự như thế, đây là lần đầu tiên.
Cuối cùng giữa lúc nửa tỉnh nửa mê, y hỏi, “Thạch Thu Phong đi rồi?”
Ta gật đầu, “Ngươi nói xem hắn có còn đến Trường An không?”
“Có.” Y đáp chẳng chút do dự.
Đêm đó ta nằm mơ thấy mình mười năm trước, vì mưu sinh mà mặt dày mày dạn xin khắc bia cho nương tử nhà nông qua đời vì bệnh với giá năm văn tiền. Người kia hầm hừ đá văng ta, mất kiên nhẫn lầm bầm: “Ai dư tiền mà khắc bia, quấn cái chiếu là xong. Con ranh hỉ mũi chưa sạch từ đâu đến đây lừa tiền, mau về nhà lấy chồng, giúp chồng dạy con đi!”
Ta bị đạp ngã ngửa ra đất, chẳng buồn chẳng giận, bò dậy chạy về phía một gia đình khác, cả ngày cũng chỉ được khoảng mười văn tiền. Ta lê tấm thân đầy mồ hôi lẫn dấu chân ủ rũ cúi đầu quay về, bị Tiết Vô Y khoác đại đao tổ truyền vừa về tới lớn tiếng chế giễu.
Ta giận dữ liều mạng túm chặt tóc của y, “Không biết xấu hổ mà còn dám cười ta, ngươi thì sao? Hôm nay gia chủ nhà họ Hoài đã nhận ngươi làm đệ tử chưa?”
Gương mặt tươi cười của Tiết Vô Y lập tức ỉu xìu, “Hắn vẫn không chịu, hắn bảo ta chỉ có mỗi sức mạnh chứ không phải người có khiếu luyện võ, nhưng từ trước đến giờ người trong thôn đều bảo ta có gân cốt tốt, chắc chắn là gia chủ nhà họ Hoài mắt mờ trí nhớ kém. Hay là ngày mai ta lại đến cầu xin hắn tiếp? Nói không chừng người kia sẽ cảm động trước tấm lòng thành đến ba lần của ta, đồng ý nhận ta làm đệ tử thì sao?”
Ta khịt mũi coi thường: “Người ta thành danh từ thuở thiếu niên, là kỳ tài ngút trời, hắn mà mắt mờ thì gà trống đã biết đẻ trứng.”
Tiết Vô Y giận dữ, nhào lên vật lộn với ta.
Đúng lúc Tô Thu Trì trở về, bị dọa sợ vội vàng đến khuyên can. Tiết Vô Y thấy Tô Thu Trì thì không để ý đến ta nữa, bám theo nàng như con cún nhỏ ngoe nguẩy cái đuôi, “Thu Trì, Thu Trì, hôm nay ta bắt gặp một bang cướp đang cướp bóc một vị cô nương ở phía Tây thành. Ta đánh bọn họ chạy trối chết, cô nương kia còn đưa cho ta một lượng bạc để tạ lễ.”
Tô Thu Trì cười vuốt ve đầu y, “Vô Y rất giỏi, vừa hay hôm nay ta bán được một thanh đao giá mười lượng bạc, thưởng cho chàng uống rượu Hoa Điêu.”
Tiết Vô Y reo hò, ôm nàng chạy quanh phòng.
Khi tỉnh dậy bên ngoài có tiếng mưa rơi gió thổi.
Ta đứng trước gương đồng, chỉ thấy một gương mặt đờ đẫn. Tiết Vô Y ở đằng sau say rượu ngã lăn xuống đất, giống như chó nhà có tang gục xuống chiếc bàn đá xanh lạnh lẽo. Bầu rượu trống rỗng xiêu xiêu vẹo vẹo rồi nhanh chóng rơi xuống đất cái xoảng, vỡ nát bên chân y, rượu tùy ý chảy xuôi ra ngoài.
Ánh trăng nhạt nhẽo chiếu vào gương mặt tái nhợt gầy gò của y, bên thái dương lâm râm màu trắng, ta chẳng hề hay y đã có tóc bạc tự bao giờ.
Một đêm lạnh như nước.
Khi đó ta còn một lòng muốn trở thành người con gái khắc bia đầu tiên ở Trường An, còn Tiết Vô Y suốt ngày bốc phét muốn tung hoành thiên hạ, xưng bá võ lâm. Tô Thu Trì mỉm cười nhìn chúng ta vui đùa ầm ĩ, dần trở thành một người rèn đao có tiếng tăm.
Chuyện của hôm qua đã chết như ngày hôm qua.
Từ sau đêm đó, rất lâu rồi ta không nhìn thấy Tiết Vô Y, ta không biết y đang mưu đồ chuyện gì, có lẽ là vì Tô Thu Trì, có lẽ vì chính bản thân y, hoặc có lẽ đều không phải.
Thành Trường An vẫn phồn hoa và rộn ràng như cũ, giang hồ cũng dần bình tĩnh lại theo Thạch Thu Phong mất tích. Sau nửa năm ồn ào náo động, tất cả trở lại như cũ, người nên lưu lạc chân trời góc bể thì lưu lạc chân trời góc bể, kẻ ra vẻ đạo mạo thì vẫn ra vẻ đạo mạo, ai nên tham sống sợ chết thì vẫn tham sống sợ chết, chẳng có gì khác so với khi trước.
Quầy hàng của đồ tể họ Phương chuyển thành cửa hàng son phấn, buôn bán rất chạy. Mỗi lần đi đến chợ đá phía Tây, từ xa đã ngửi thấy mùi son phấn. Có hôm ta nhất thời nổi hứng đến gần xem thử.
Người bán son phấn là một người phụ nữ tầm năm mươi tuổi, bà ta cười đon đả, “Trông cô nương lạ mặt quá, cô nương thích màu hồng xuân hay là màu lựu? Phấn son chỗ ta có chất lượng tốt nhất vùng này, kiểu dáng cũng nhiều, tùy cô nương chọn.”
Ta cúi đầu xem chỉ thấy toàn là màu đỏ tươi, “Loại nào là tốt nhất.”
“Để ta xem nào, cô… ai da con gái ra đường không thoa cái này đâu, cái này không được! Cô nương vẫn chưa có chồng nhỉ? Cô nương cứ nghiêm mặt như thế thì ai mà để ý… Mị Hoa Nô khá hợp với cô nương, ta cũng dùng loại này, mọi người đều nói trông ta trẻ hơn mười mấy tuổi, cô nương thấy thế nào?”
Ta ngẩng đầu, nhìn gương mặt trắng bệch vì bôi một lớp son phấn dày mà hoa cả mắt.
“Dùng son phấn lâu rồi, ngay cả mình cũng chẳng nhận ra mình nữa.”
Mấy năm trước, Hồng Thấu – hoa khôi của nửa thành Trường An đã từng nói với ta như vậy.
Khi ấy nàng nhấp nhẹ môi son, nhìn mình trong gương đồng cười mỉm, “Nhưng chẳng ai có thể từ bỏ chúng. Không có son phấn, phụ nữ trông nhợt nhạt, đàn ông nhìn cũng mất hết hứng.”
“Có đôi khi ta rất hâm mộ cô, ” Nàng bảo, “Không cần dựa dẫm vào đàn ông, chỉ dựa vào bản thân mình mới có khả năng sống sót.”
Ta biết nàng ấy chỉ nói giỡn mà thôi. Ai cũng có thể dựa vào chính mình để sống sót, không phải là không thể, chỉ là họ ngại phiền phức.
Sau này nàng ấy có tuổi, vội vàng gả cho một phú thương.
Lúc rời đi, nàng ấy nói với ta: “Nhạn Cửu, bây giờ ta lại mong son phấn thật sự có thể gạt người, ít nhất cũng giúp ta lừa được một người chồng.”
Cuối cùng nàng mỉm cười, trong mắt có tổn thương, “Có lẽ người chồng cũng hiểu, cuối cùng son phấn cũng chỉ để gạt người mà thôi.”
Mấy năm sau nàng bệnh mất, lúc ta đến nhà chồng nàng khắc bia cho nàng, nghe nói đến ngày mất nàng vẫn tô son điểm phấn.
Nhiều lúc con người luôn cho rằng mình nắm chắc một vài thứ sẽ có được gì đó nhưng kết quả lại bị đồ vật mình liều chết giữ chặt hủy hoại trong chốc lát, giống như rượu của ông lão và giống như đao của Tiết Vô Y.
Phía Tây thành có một quán rượu nhỏ buôn bán ế ẩm, bên trong lầu có một cánh cửa sổ gỗ, bên ngoài là một vùng cảnh sắc rất hợp ý ta. Ta thường xuyên ngồi ở đó từ lúc chạng vạng đến khi chiều hôm buông xuống.
Sau này ta không đến đó nữa, bị nghiện là một chuyện rất nguy hiểm. Một khi đã nghiện thì mất đi sẽ đau khổ, ai cũng hiểu đạo lý này nhưng cứ kẻ trước ngã xuống, người sau lại giẫm lên vết xe đổ.
“Nhạn Cửu, con sống quá tỉnh táo.”
Thỉnh thoảng ông lão tỉnh táo lại nói với ta như vậy, “Sống quá tỉnh táo không phải chuyện tốt, có đôi khi còn đau khổ hơn cả sống mơ mơ màng màng. Ngoại trừ mình, con chẳng có thứ gì để dựa vào. Nhạn Cửu, rồi sẽ có một ngày con nổi điên.”
Ta hỏi lại: “Chẳng lẽ mơ màng cả ngày lại tốt hơn tỉnh táo?”
Ông không đáp, chậm rãi cầm bầu rượu lên, rót đầy mấy chục cái chén sứ trắng ở trên bàn, lại uống say như chết.
Ông lão uống rượu không giống với người khác, người khác uống rượu càng uống càng mơ màng, ông càng uống thì càng tỉnh. Đôi mắt bị rượu mạnh gột rửa sáng ngời, lúc quá say mới mơ màng, đôi mắt lờ đờ mê ly.
Chỉ có một hôm, ông lão vừa uống rượu đã có vẻ say.
Trước khi uống rượu, chúng ta gặp người quen cũ của ông ấy.
Người kia mặc áo trắng như tuyết, tuấn tú oai hùng, sống lưng thẳng tắp, đeo trường kiếm sau lưng, ngồi chung bàn với ông lão bẩn thỉu như ăn mày tựa hoa rơi xuống bùn.
“…Ngươi không nên thành ra thế này.” Người quen của ông lão bảo.
Ông lão không đáp, chỉ bảo: “Ngươi đi đi.”
Người kia tràn ngập tiếc nuối, “Đã nhiều năm trôi qua, sao ngươi còn chưa tỉnh ngộ? Chẳng lẽ ngươi thật sự cam lòng sống mơ màng nghèo túng như thế đến hết đời?”
Ông lão hất bàn, chỉ tay ra ngoài cửa, trợn mắt với người đó, “Đi đi!”
Người kia nhìn ông hồi lâu, cuối cùng chẳng nói gì nữa, lặng lẽ rời đi.
Đêm đó ông lão hiếm khi chỉ uống ba chén rượu, ôm bầu rượu ngẩn ngơ nhìn nước mưa chảy tí tách từ trên mái hiên xuống, trong đôi mắt trống rỗng chẳng có gì cả. Ông cứ ngồi dưới mái hiên như vậy suốt cả đêm, mặc mưa ngoài thềm nhỏ giọt đến bình minh*.
Chỗ này tác giả trích dẫn câu thơ “Nhất nhậm giai tiền, điểm chích đáo thiên minh.” trong bài thơ Ngu Mỹ Nhân – Nghe Mưa của Tưởng Tiệp.
Giữa lúc ông lão nửa say nửa tỉnh, ông bỗng túm lấy ống tay áo của ta hỏi: “Rốt cuộc là tỉnh táo mà đau khổ tốt hơn hay mơ màng chết lặng tốt hơn?”
Ông nhìn ta chằm chằm, ánh mắt hung ác, “Ngươi nói cho ta biết!”
Ta không biết ông lão nhìn thấy ai thông qua ta và ông đang hỏi ai. Có lẽ là người quen áo trắng kia, có lẽ là chính ông hoặc có lẽ là chẳng ai cả.
Ông lão chọn sống mơ màng chết lặng còn Tiết Vô Y chọn tỉnh táo mà đau khổ. Người say rượu không cầm đao giết người được, tay của kẻ giết người không nhặt nổi giấc mộng hoàng lương ngày hôm qua.
Ta không muốn mình phải lựa chọn như thế, ngoại trừ dao khắc và bia đá xanh, ta không muốn mình bỏ ra những tình cảm dư thừa. Sống tỉnh táo và hiểu biết, tâm lặng như nước là tốt nhất.
Lúc về ta đi qua nha môn, Phương nương tử dẫn con gái lớn đến đánh trống kêu oan.
Họ đánh trống ròng rã suốt thời gian uống một chén trà nhỏ mới có nha dịch chậm rãi mở cửa ra, đẩy mẹ con nhà họ Phương ra ngoài. Gã mất kiên nhẫn, hùng hổ quát, “Mụ đàn bà này, đủ rồi! Ta đã nói với ngươi bao nhiêu lần, chúng ta đã lục tung cả thành nhưng không tìm thấy chồng của ngươi. Xem chừng chồng ngươi ra ngoài gặp phải chuyện gì đó không thể để lộ ra ngoài, bị người ta giết người bịt miệng cũng nên.”
Phương nương tử cầu khẩn, “Tìm thêm lần nữa, thêm một lần nữa thôi!”
Nha dịch chẳng biết làm sao: “Mỗi ngày đều có người mất tích, tìm một lần đã là tốt lắm rồi.”
Phương nương tử lấy một ít bạc vụn ra nhét vào tay nha dịch, “Cầu xin ngài…”
“Có cho bạc nữa cũng vô dụng thôi!” Nha dịch hất tay nàng ra.
“Ầm!”
Cánh cửa sắt nặng nề đóng lại.
Bạc vụn rơi lộp bộp đầy đất, đám ăn mày đứng xem náo nhiệt bên cạnh ùa ra như ong vỡ tổ, chỉ trong thoáng chốc trên mặt đất đã chẳng còn một mẩu bạc nào.
Phương nương tử khóc lóc ngã xuống đất, ánh trăng mát lạnh chiếu rọi vào gương mặt đẫm nước mắt của nàng. Ta nhớ đến ba tấm bia mộ vô danh mà ta lập bên bờ Vị Thủy ngoài thành, không biết cha mẹ con cái của hai thích khách vô danh khác giờ đang thút thít nỉ non ở đâu. Có lẽ không ai nhớ đến họ, còn họ cứ thế im hơi lặng tiếng chết đi.
Chẳng biết rốt cuộc giữa tuyệt vọng và giãy giụa không biết mình sắp chết, cái nào khiến người ta đau khổ hơn. Đến tận bây giờ ta cũng chưa từng nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề này.
Con gái lớn nhà họ Phương mắt đỏ hoe đứng bên cạnh, mấy lần muốn nói lại thôi, cuối cùng chẳng nói chữ nào, cúi người đỡ mẹ khóc gập cả người dậy.
Lúc quay người trời bỗng đổ mưa to, lạnh đến buốt tim.
Hết chương 4.
Chú thích:
“Hoàng lương” có nghĩa là kê vàng.
Ngày xưa có Lư Sinh đi thi không đỗ, ghé vào một quán cơm nghỉ chân, được tiên ông cho mượn một cái gối nằm. Lư Sinh ngủ và chiêm bao thấy mình đỗ Tiến sĩ, làm quan to, vinh hiển hơn 20 năm, gia đình hưng vượng, con cháu đầy đàn. Tỉnh rồi mới biết ấy chỉ là một giấc mộng, nồi kê của quán cơm còn chưa chín. Ý nói giấc mộng đẹp và ngắn ngủi.
“Xem như đấy là tiền bồi thường cho cái ghế gỗ lê mà ta bẻ gãy.” Hắn bảo.
Lúc lên thuyền Thạch Thu Phong bỗng quay người hỏi ta, “Nhạn Cửu, lúc khắc bia đã bao giờ cô cảm thấy bi thương chưa?”
“Chưa từng.”
“Chưa một lần?”
“Chỉ có một lần.” Lúc khắc bia cho ông lão.
Hắn bỗng bật cười, cười y hệt một con thỏ khôn ngoan lén đào ba hang, “Nếu ta bỏ mình dưới kiếm của Hoài Vô Nhai, cô khắc bia đóng hòm cho ta được không?”
Ta ngẩng đầu nhìn hắn, hắn đứng trên mép thuyền, thân hình cao lớn nhấp nhô theo dòng nước, không rõ buồn vui: “Ngươi còn muốn đến Trường An?”
“Cô đoán thử xem?” Hắn cười gian xảo: “Cô có đồng ý không?”
Hắn nhìn thẳng vào ta.
“Được.” Ta đáp.
Hắn cười: “Giữ gìn sức khỏe, Nhạn Cửu.”
Chiếc đàn ba dây hắn đeo trên lưng giống như thanh kiếm đâm thẳng lên trời.
Tiết Vô Y không đến tiễn, lúc ta tìm đến chỗ y, y đang ngồi trên nóc nhà lau đao uống rượu, nhưng rượu y đang uống không phải rượu mơ mà là rượu Hoa Điêu.
“Nhạn Cửu, đã mười năm nay ta không uống rượu mạnh.” Tiết Vô Y tay cầm chén rượu, ngửa đầu nhìn trời, ánh mắt trong veo mơ màng, “Lúc trước ta chỉ thích uống rượu Hoa Điêu, uống một ngụm đã say, không có rượu mạnh thì không sống được. Sau này Thu Trì mất, ta lại cảm thấy rượu mạnh chả có vị gì, uống say rồi tỉnh lại vẫn là công dã tràng như cũ. Suốt mười năm kể từ ngày Thu Trì mất ta chỉ uống rượu mơ, tự cho rằng mình tỉnh táo sống qua ngày. Bây giờ ta mới biết mười năm qua chẳng qua chỉ là một giấc mộng hoàng lương*. Thứ vây khốn ta đến giờ chẳng phải rượu mà chính là ta.”
Ta đè bàn tay đang cầm rượu của y, “Ngươi say rồi.”
“Ta không say.” Tiết Vô Y ngẩng đầu nhìn ta, trong đôi mắt y có vầng trăng sáng tỏ, hệt như thiếu niên mặc áo vải thô tuyên bố muốn tung hoành thiên hạ thuở mới gặp, “Cô biết mà, ta không say.”
Ta nhìn đôi mắt bỗng sáng rực của y, chợt cảm thấy khủng hoảng, “Đến giờ ngươi có thể làm gì được nữa? Mươi năm trước ngươi đã biết mình không giết được Hoài Vô Nhai, càng không mơ mộng có thể báo thù cho Tô Thu Trì.”
Ta nhìn thanh đao đặt trên đầu gối của y, “Ta cứ nghĩ ngươi đã sớm từ bỏ.”
“Mười năm trước, lúc thua Hoài Vô Nhai ta đã từ bỏ.” Tiết Vô Y cười nhạt nhẽo, “Nhưng mà Nhạn Cửu, hai năm nay ta bỗng phát hiện, đao của ta không còn nhanh như trước.”
“Từng có một thích khách thế hệ trước nói với ta, những con đường khác tuổi càng cao đạo hạnh càng sâu nhưng con đường giết chóc thì trái ngược, thích khách càng già đao trong tay càng cùn, bởi vì tuổi càng lớn thì càng tiếc mạng. Thích khách mà không có sát khí thì tương đương với ngồi chờ chết.” Y nói: “Nhạn Cửu, ta không muốn chết ấm ức như thế.”
Đêm đó Tiết Vô Y uống đến nửa đêm, say rượu nằm vật xuống mái ngói xanh.
Xưa giờ y chưa từng say, tửu lượng của y vô cùng tốt, hồi trước có một lần y uống sạch rượu quý ủ trong ba tháng của ta. Sau khi Tô Thu Trì mất y cũng chưa từng uống say bất tỉnh nhân sự như thế, đây là lần đầu tiên.
Cuối cùng giữa lúc nửa tỉnh nửa mê, y hỏi, “Thạch Thu Phong đi rồi?”
Ta gật đầu, “Ngươi nói xem hắn có còn đến Trường An không?”
“Có.” Y đáp chẳng chút do dự.
Đêm đó ta nằm mơ thấy mình mười năm trước, vì mưu sinh mà mặt dày mày dạn xin khắc bia cho nương tử nhà nông qua đời vì bệnh với giá năm văn tiền. Người kia hầm hừ đá văng ta, mất kiên nhẫn lầm bầm: “Ai dư tiền mà khắc bia, quấn cái chiếu là xong. Con ranh hỉ mũi chưa sạch từ đâu đến đây lừa tiền, mau về nhà lấy chồng, giúp chồng dạy con đi!”
Ta bị đạp ngã ngửa ra đất, chẳng buồn chẳng giận, bò dậy chạy về phía một gia đình khác, cả ngày cũng chỉ được khoảng mười văn tiền. Ta lê tấm thân đầy mồ hôi lẫn dấu chân ủ rũ cúi đầu quay về, bị Tiết Vô Y khoác đại đao tổ truyền vừa về tới lớn tiếng chế giễu.
Ta giận dữ liều mạng túm chặt tóc của y, “Không biết xấu hổ mà còn dám cười ta, ngươi thì sao? Hôm nay gia chủ nhà họ Hoài đã nhận ngươi làm đệ tử chưa?”
Gương mặt tươi cười của Tiết Vô Y lập tức ỉu xìu, “Hắn vẫn không chịu, hắn bảo ta chỉ có mỗi sức mạnh chứ không phải người có khiếu luyện võ, nhưng từ trước đến giờ người trong thôn đều bảo ta có gân cốt tốt, chắc chắn là gia chủ nhà họ Hoài mắt mờ trí nhớ kém. Hay là ngày mai ta lại đến cầu xin hắn tiếp? Nói không chừng người kia sẽ cảm động trước tấm lòng thành đến ba lần của ta, đồng ý nhận ta làm đệ tử thì sao?”
Ta khịt mũi coi thường: “Người ta thành danh từ thuở thiếu niên, là kỳ tài ngút trời, hắn mà mắt mờ thì gà trống đã biết đẻ trứng.”
Tiết Vô Y giận dữ, nhào lên vật lộn với ta.
Đúng lúc Tô Thu Trì trở về, bị dọa sợ vội vàng đến khuyên can. Tiết Vô Y thấy Tô Thu Trì thì không để ý đến ta nữa, bám theo nàng như con cún nhỏ ngoe nguẩy cái đuôi, “Thu Trì, Thu Trì, hôm nay ta bắt gặp một bang cướp đang cướp bóc một vị cô nương ở phía Tây thành. Ta đánh bọn họ chạy trối chết, cô nương kia còn đưa cho ta một lượng bạc để tạ lễ.”
Tô Thu Trì cười vuốt ve đầu y, “Vô Y rất giỏi, vừa hay hôm nay ta bán được một thanh đao giá mười lượng bạc, thưởng cho chàng uống rượu Hoa Điêu.”
Tiết Vô Y reo hò, ôm nàng chạy quanh phòng.
Khi tỉnh dậy bên ngoài có tiếng mưa rơi gió thổi.
Ta đứng trước gương đồng, chỉ thấy một gương mặt đờ đẫn. Tiết Vô Y ở đằng sau say rượu ngã lăn xuống đất, giống như chó nhà có tang gục xuống chiếc bàn đá xanh lạnh lẽo. Bầu rượu trống rỗng xiêu xiêu vẹo vẹo rồi nhanh chóng rơi xuống đất cái xoảng, vỡ nát bên chân y, rượu tùy ý chảy xuôi ra ngoài.
Ánh trăng nhạt nhẽo chiếu vào gương mặt tái nhợt gầy gò của y, bên thái dương lâm râm màu trắng, ta chẳng hề hay y đã có tóc bạc tự bao giờ.
Một đêm lạnh như nước.
Khi đó ta còn một lòng muốn trở thành người con gái khắc bia đầu tiên ở Trường An, còn Tiết Vô Y suốt ngày bốc phét muốn tung hoành thiên hạ, xưng bá võ lâm. Tô Thu Trì mỉm cười nhìn chúng ta vui đùa ầm ĩ, dần trở thành một người rèn đao có tiếng tăm.
Chuyện của hôm qua đã chết như ngày hôm qua.
Từ sau đêm đó, rất lâu rồi ta không nhìn thấy Tiết Vô Y, ta không biết y đang mưu đồ chuyện gì, có lẽ là vì Tô Thu Trì, có lẽ vì chính bản thân y, hoặc có lẽ đều không phải.
Thành Trường An vẫn phồn hoa và rộn ràng như cũ, giang hồ cũng dần bình tĩnh lại theo Thạch Thu Phong mất tích. Sau nửa năm ồn ào náo động, tất cả trở lại như cũ, người nên lưu lạc chân trời góc bể thì lưu lạc chân trời góc bể, kẻ ra vẻ đạo mạo thì vẫn ra vẻ đạo mạo, ai nên tham sống sợ chết thì vẫn tham sống sợ chết, chẳng có gì khác so với khi trước.
Quầy hàng của đồ tể họ Phương chuyển thành cửa hàng son phấn, buôn bán rất chạy. Mỗi lần đi đến chợ đá phía Tây, từ xa đã ngửi thấy mùi son phấn. Có hôm ta nhất thời nổi hứng đến gần xem thử.
Người bán son phấn là một người phụ nữ tầm năm mươi tuổi, bà ta cười đon đả, “Trông cô nương lạ mặt quá, cô nương thích màu hồng xuân hay là màu lựu? Phấn son chỗ ta có chất lượng tốt nhất vùng này, kiểu dáng cũng nhiều, tùy cô nương chọn.”
Ta cúi đầu xem chỉ thấy toàn là màu đỏ tươi, “Loại nào là tốt nhất.”
“Để ta xem nào, cô… ai da con gái ra đường không thoa cái này đâu, cái này không được! Cô nương vẫn chưa có chồng nhỉ? Cô nương cứ nghiêm mặt như thế thì ai mà để ý… Mị Hoa Nô khá hợp với cô nương, ta cũng dùng loại này, mọi người đều nói trông ta trẻ hơn mười mấy tuổi, cô nương thấy thế nào?”
Ta ngẩng đầu, nhìn gương mặt trắng bệch vì bôi một lớp son phấn dày mà hoa cả mắt.
“Dùng son phấn lâu rồi, ngay cả mình cũng chẳng nhận ra mình nữa.”
Mấy năm trước, Hồng Thấu – hoa khôi của nửa thành Trường An đã từng nói với ta như vậy.
Khi ấy nàng nhấp nhẹ môi son, nhìn mình trong gương đồng cười mỉm, “Nhưng chẳng ai có thể từ bỏ chúng. Không có son phấn, phụ nữ trông nhợt nhạt, đàn ông nhìn cũng mất hết hứng.”
“Có đôi khi ta rất hâm mộ cô, ” Nàng bảo, “Không cần dựa dẫm vào đàn ông, chỉ dựa vào bản thân mình mới có khả năng sống sót.”
Ta biết nàng ấy chỉ nói giỡn mà thôi. Ai cũng có thể dựa vào chính mình để sống sót, không phải là không thể, chỉ là họ ngại phiền phức.
Sau này nàng ấy có tuổi, vội vàng gả cho một phú thương.
Lúc rời đi, nàng ấy nói với ta: “Nhạn Cửu, bây giờ ta lại mong son phấn thật sự có thể gạt người, ít nhất cũng giúp ta lừa được một người chồng.”
Cuối cùng nàng mỉm cười, trong mắt có tổn thương, “Có lẽ người chồng cũng hiểu, cuối cùng son phấn cũng chỉ để gạt người mà thôi.”
Mấy năm sau nàng bệnh mất, lúc ta đến nhà chồng nàng khắc bia cho nàng, nghe nói đến ngày mất nàng vẫn tô son điểm phấn.
Nhiều lúc con người luôn cho rằng mình nắm chắc một vài thứ sẽ có được gì đó nhưng kết quả lại bị đồ vật mình liều chết giữ chặt hủy hoại trong chốc lát, giống như rượu của ông lão và giống như đao của Tiết Vô Y.
Phía Tây thành có một quán rượu nhỏ buôn bán ế ẩm, bên trong lầu có một cánh cửa sổ gỗ, bên ngoài là một vùng cảnh sắc rất hợp ý ta. Ta thường xuyên ngồi ở đó từ lúc chạng vạng đến khi chiều hôm buông xuống.
Sau này ta không đến đó nữa, bị nghiện là một chuyện rất nguy hiểm. Một khi đã nghiện thì mất đi sẽ đau khổ, ai cũng hiểu đạo lý này nhưng cứ kẻ trước ngã xuống, người sau lại giẫm lên vết xe đổ.
“Nhạn Cửu, con sống quá tỉnh táo.”
Thỉnh thoảng ông lão tỉnh táo lại nói với ta như vậy, “Sống quá tỉnh táo không phải chuyện tốt, có đôi khi còn đau khổ hơn cả sống mơ mơ màng màng. Ngoại trừ mình, con chẳng có thứ gì để dựa vào. Nhạn Cửu, rồi sẽ có một ngày con nổi điên.”
Ta hỏi lại: “Chẳng lẽ mơ màng cả ngày lại tốt hơn tỉnh táo?”
Ông không đáp, chậm rãi cầm bầu rượu lên, rót đầy mấy chục cái chén sứ trắng ở trên bàn, lại uống say như chết.
Ông lão uống rượu không giống với người khác, người khác uống rượu càng uống càng mơ màng, ông càng uống thì càng tỉnh. Đôi mắt bị rượu mạnh gột rửa sáng ngời, lúc quá say mới mơ màng, đôi mắt lờ đờ mê ly.
Chỉ có một hôm, ông lão vừa uống rượu đã có vẻ say.
Trước khi uống rượu, chúng ta gặp người quen cũ của ông ấy.
Người kia mặc áo trắng như tuyết, tuấn tú oai hùng, sống lưng thẳng tắp, đeo trường kiếm sau lưng, ngồi chung bàn với ông lão bẩn thỉu như ăn mày tựa hoa rơi xuống bùn.
“…Ngươi không nên thành ra thế này.” Người quen của ông lão bảo.
Ông lão không đáp, chỉ bảo: “Ngươi đi đi.”
Người kia tràn ngập tiếc nuối, “Đã nhiều năm trôi qua, sao ngươi còn chưa tỉnh ngộ? Chẳng lẽ ngươi thật sự cam lòng sống mơ màng nghèo túng như thế đến hết đời?”
Ông lão hất bàn, chỉ tay ra ngoài cửa, trợn mắt với người đó, “Đi đi!”
Người kia nhìn ông hồi lâu, cuối cùng chẳng nói gì nữa, lặng lẽ rời đi.
Đêm đó ông lão hiếm khi chỉ uống ba chén rượu, ôm bầu rượu ngẩn ngơ nhìn nước mưa chảy tí tách từ trên mái hiên xuống, trong đôi mắt trống rỗng chẳng có gì cả. Ông cứ ngồi dưới mái hiên như vậy suốt cả đêm, mặc mưa ngoài thềm nhỏ giọt đến bình minh*.
Chỗ này tác giả trích dẫn câu thơ “Nhất nhậm giai tiền, điểm chích đáo thiên minh.” trong bài thơ Ngu Mỹ Nhân – Nghe Mưa của Tưởng Tiệp.
Giữa lúc ông lão nửa say nửa tỉnh, ông bỗng túm lấy ống tay áo của ta hỏi: “Rốt cuộc là tỉnh táo mà đau khổ tốt hơn hay mơ màng chết lặng tốt hơn?”
Ông nhìn ta chằm chằm, ánh mắt hung ác, “Ngươi nói cho ta biết!”
Ta không biết ông lão nhìn thấy ai thông qua ta và ông đang hỏi ai. Có lẽ là người quen áo trắng kia, có lẽ là chính ông hoặc có lẽ là chẳng ai cả.
Ông lão chọn sống mơ màng chết lặng còn Tiết Vô Y chọn tỉnh táo mà đau khổ. Người say rượu không cầm đao giết người được, tay của kẻ giết người không nhặt nổi giấc mộng hoàng lương ngày hôm qua.
Ta không muốn mình phải lựa chọn như thế, ngoại trừ dao khắc và bia đá xanh, ta không muốn mình bỏ ra những tình cảm dư thừa. Sống tỉnh táo và hiểu biết, tâm lặng như nước là tốt nhất.
Lúc về ta đi qua nha môn, Phương nương tử dẫn con gái lớn đến đánh trống kêu oan.
Họ đánh trống ròng rã suốt thời gian uống một chén trà nhỏ mới có nha dịch chậm rãi mở cửa ra, đẩy mẹ con nhà họ Phương ra ngoài. Gã mất kiên nhẫn, hùng hổ quát, “Mụ đàn bà này, đủ rồi! Ta đã nói với ngươi bao nhiêu lần, chúng ta đã lục tung cả thành nhưng không tìm thấy chồng của ngươi. Xem chừng chồng ngươi ra ngoài gặp phải chuyện gì đó không thể để lộ ra ngoài, bị người ta giết người bịt miệng cũng nên.”
Phương nương tử cầu khẩn, “Tìm thêm lần nữa, thêm một lần nữa thôi!”
Nha dịch chẳng biết làm sao: “Mỗi ngày đều có người mất tích, tìm một lần đã là tốt lắm rồi.”
Phương nương tử lấy một ít bạc vụn ra nhét vào tay nha dịch, “Cầu xin ngài…”
“Có cho bạc nữa cũng vô dụng thôi!” Nha dịch hất tay nàng ra.
“Ầm!”
Cánh cửa sắt nặng nề đóng lại.
Bạc vụn rơi lộp bộp đầy đất, đám ăn mày đứng xem náo nhiệt bên cạnh ùa ra như ong vỡ tổ, chỉ trong thoáng chốc trên mặt đất đã chẳng còn một mẩu bạc nào.
Phương nương tử khóc lóc ngã xuống đất, ánh trăng mát lạnh chiếu rọi vào gương mặt đẫm nước mắt của nàng. Ta nhớ đến ba tấm bia mộ vô danh mà ta lập bên bờ Vị Thủy ngoài thành, không biết cha mẹ con cái của hai thích khách vô danh khác giờ đang thút thít nỉ non ở đâu. Có lẽ không ai nhớ đến họ, còn họ cứ thế im hơi lặng tiếng chết đi.
Chẳng biết rốt cuộc giữa tuyệt vọng và giãy giụa không biết mình sắp chết, cái nào khiến người ta đau khổ hơn. Đến tận bây giờ ta cũng chưa từng nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề này.
Con gái lớn nhà họ Phương mắt đỏ hoe đứng bên cạnh, mấy lần muốn nói lại thôi, cuối cùng chẳng nói chữ nào, cúi người đỡ mẹ khóc gập cả người dậy.
Lúc quay người trời bỗng đổ mưa to, lạnh đến buốt tim.
Hết chương 4.
Chú thích:
“Hoàng lương” có nghĩa là kê vàng.
Ngày xưa có Lư Sinh đi thi không đỗ, ghé vào một quán cơm nghỉ chân, được tiên ông cho mượn một cái gối nằm. Lư Sinh ngủ và chiêm bao thấy mình đỗ Tiến sĩ, làm quan to, vinh hiển hơn 20 năm, gia đình hưng vượng, con cháu đầy đàn. Tỉnh rồi mới biết ấy chỉ là một giấc mộng, nồi kê của quán cơm còn chưa chín. Ý nói giấc mộng đẹp và ngắn ngủi.
Bình luận truyện