Chương 16
Mười sáu
Tối hôm đó, món bánh hộp nhân rau hẹ cuối cùng không thành công cho lắm. Ít nhất theo tiêu chuẩn của Đường Cần Thư mà nói, phần vỏ cán quá dày. Ấy nhưng Nhan Cẩn Dung vẫn ủng hộ nhiệt tình, ăn lấy ăn để!
Bởi vì biểu đệ vẫn luôn là người cầu toàn muốn làm tốt nhất, thế nên chắc chắn chả mấy chốc gã sẽ được ăn món bánh hộp nhân rau hẹ cực kỳ tuyệt vời.
Có điều Đường Cần Thư vốn luôn ôm tâm lý đã tốt phải tốt hơn, và tự hào tới mức soi mói về việc nấu nướng, nên là vẫn nhủ thầm, quả nhiên ở phương diện này biểu ca vẫn được tính là người dễ tính vô cùng.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi, đã tới đầu mùa hè, vụ cày bừa gieo hạt mùa xuân đầy rối ren lộn xộn cũng kết thúc, bắt đầu tới giai đoạn nông nhàn. Huyện Đào Nguyên chủ yếu dựa vào việc nhà nông cũng nhờ đó mà rảnh rang thong thả hơn hẳn, vị trí bận rộn nhất trở thành công tào (bộ phận phụ trách thủy lợi mương máng xây dựng...), chủ yếu là đi thăm đồng thăm mương thăm kênh rạch ngòi nước bên ngoài huyện để kiểm tra thủy lợi tưới tắm đủ nước ra sao.
Nhân viên đã đủ nên Đường Cần Thư không bị điều sang đó hỗ trợ. Cô chỉ ở lại nha môn làm việc ghi chép sổ sách cho hình tào (bộ phận kiện cáo án hình sự dân sự này kia...). Nhưng dạo này cũng chẳng có vụ án nào nghiêm trọng tới mức cần có người đi theo ghi chép phân tích tình tiết vụ án để điều tra.
Lúc thư nhà do chị dâu gửi đến tay cô, cô đang rảnh rỗi không biết làm gì nên sửa sang lại đống hồ sơ lưu trữ. Không ngờ lá thư nhà này lại khiến cho cô giật mình hít hà... Một phong thư nhà mà cầm trên tay còn dày hơn cả cuốn Luận Ngữ kèm chú giải là như nào???
Đến lúc đọc thư xong, trong đầu cô ý nghĩ đầu tiên hiện lên là, chị dâu mình làm chủ gia đình, quản lý chuyện nhà cửa rồi thì sinh con dưỡng cái thế mà vẫn rảnh rỗi quá nhỉ?
Hồi đầu xuân tuyết tan, đường xá lại thông thuận, lúc cô gửi thư về nhà thăm hỏi người thân thì tiện tay viết thêm một câu hỏi vu vơ. Thật sự là vì lúc đó trông Nhan biểu ca quá dỗi là thảm thiết, khiến cô cũng có hơi tò mò về chuyện của Thôi Cẩm Văn.
Bởi vì dù gì trong tin đồn chính thống, thông tin duy nhất cô nhớ được là chỉ có mấy chữ tài sắc vẹn toàn, nổi danh thiên hạ mà thôi.
Nhưng cô chỉ hỏi vu vơ một câu, chị dâu cô trả lời bằng nguyên một "sấp" thư nhà dày cộp, đầy đủ từ đầu tới đuôi kèm theo lời bình chú giải cặn kẽ.
Tóm lại là nếu so với tin đồn chính thống thì hoàn toàn trái ngược.
Ừ thì năm tuổi có thể viết văn, bảy tuổi có thể làm thơ, thật ra cũng có thể tạm gọi là thiên tài... Nên nhớ trong các gia đình thế gia quý tộc lâu đời, thể loại thiên tài này nhiều như lá mùa thu không đếm nổi, không đạt tới trình độ đó thì đừng có vênh váo khoe khoang con tôi là thần đồng nhé.
Nhưng ở kinh thành, tin tức nổi tiếng nhất lại là vô vàn các câu chuyện thị phi theo kiểu "Đào tơ mơn mởn, hoa nở tốt tươi" của Thôi Hiền. Toàn bộ đám thanh thiếu niên con em hoàng gia tôn thất có tên có họ, ai nấy đều có ít nhất một chút này kia khó mà giải thích với nàng ta. Bản thân nàng ta cũng vô cùng phóng khoáng thoải mái không hề ngại ngần hay e thẹn tránh né người ngoài, ra vào có đôi có cặp với người này người khác, ở nơi công cộng cũng vô vàn các hành vi cử chỉ thân mật âu yếm, thậm chí còn hào sảng hơn cả các quý nữ con nhà thế gia.
(Đào tơ mơn mởn, hoa nở tốt tươi: Bạn Mèo tạm dịch từ hai câu Kinh Thi khá nổi tiếng: Đào chi yêu yêu, chước chước kỳ hoa. Hai câu tiếp theo là Chi tử vu quy, nghi kỳ thất gia; tạm dịch là Nàng đi lấy chồng, gia đình an vui. Ý là mùa xuân hoa đào nở tươi tốt khắp nơi, ấy là mùa đẹp để lập gia đình, gia đình sẽ hòa thuận yên vui. Sau này cũng lấy đào hoa/hoa đào để chỉ các mối duyên tình là vậy. Cơ mà chỗ này dùng với nghĩa hơi chế nhạo là hoa đào của bạn Thôi tài nữ cũng tươi tốt mơn mởn nhiều chi chít như hoa đào nở mùa xuân ấy).
Tuy là sau mấy đời nữ đế nắm quyền, những đòi hỏi trói buộc đối với phụ nữ đã giảm bớt rất nhiều, các cô gái tự đứng ra lập hộ khẩu riêng, giữ đồ cưới của mình và kén rể cũng còn bị chỉ trỏ phê bình, cái nhìn về trinh tiết đã đổi từ vấn đề sinh lý sang vấn đề tâm lý, vân vân và vân vân... nhưng cuối cùng vẫn coi trọng cái gọi là trinh tiết thủy chung.
Thuở mới đầu đương nhiên cũng có nhiều lộn xộn, như thể muốn bật lên ở vị trí cao hơn, nở mặt nở mày hãnh diện với phe kia, nên đã từng có các cô gái tự lập hộ khẩu và kén rể cũng bày ra dáng vẻ tam phu tứ thị (để đối chọi với tam thê tứ thiếp của đàn ông), học theo đế mẫu làm gương. Nhưng từ đời Văn Chiêu đế hiện nay, khi còn là công chúa chỉ có một phò mã, tới khi lên ngôi nữ đế thì chỉ có một thân vương, nhiều cô gái cũng kén rể để khát vọng lời hứa làm chim liền cánh cây liền cành cả đời chỉ có đôi tình nhân. Đồng thời cũng khiến cho rất nhiều cậu trai là con út hoặc con vợ lẽ không được chia mấy gia sản, không còn e sợ việc ở rể trở thành chó chui gầm chạn, nguy hiểm từ thể xác tới tâm hồn.
Bây giờ việc kén rể đã trở nên thoải mái hợp lý hợp lệ hơn hủ tục ở rể, bắt rể từ ngày xưa rất nhiều. Kén rể cũng như là ra ở riêng mà thôi, con rể vẫn có thể phụng dưỡng chăm nom cha mẹ ruột của mình, có quyền sở hữu và xử lý sính lễ của bản thân như các cô gái gả chồng có quyền sở hữu và xử lý của hồi môn vậy. Quan trọng nhất, con rể có thể chọn một đứa con trai của mình để theo họ cha, tiếp nối nòi giống gia đình.
Dưới bầu không khí chung của xã hội như thế, rất nhiên quan niệm cũ rích cũng đã thay đổi. Phụ nữ có nhiều lựa chọn cho bản thân hơn, mà con em nhà thế gia quý tộc lâu đời đi kèm việc nghiêm khắc giữ gìn những hủ tục xa xưa trọng nam khinh nữ cũng càng ngày càng khó tìm vợ gả chồng môn đăng hộ đối. Thậm chí càng ngày càng nhiều gia đình có con gái đưa ra thêm nhiều yêu cầu khắt khe về đức hạnh đạo đức của công tử nhà trai. Mặt ngoài, cực kỳ ít người dám nạp thiếp cưới vợ lẽ nghiêm chỉnh, cùng lắm là có mấy đứa hầu gái ỡm ờ mà thôi, hơn nữa ai nấy đều nghiêm khắc hứa hẹn "đến ba mươi tuổi chưa có con mới có thể nạp thiếp cưới nàng hầu".
(Đấy cũng là lý do chính vì sao lúc Khương công tử để lộ ra việc có con trai trước khi kết hôn, Đường Cần Thư lại nổi giận tới mức phẫn nộ cự tuyệt hôn nhân.)
Đương nhiên mặc dù có thêm nhiều yêu cầu đòi hỏi với đàn ông, đừng tưởng với phụ nữ tất cả đều thoải mái tự do như vậy. Nếu có một đối tượng vừa lòng đẹp ý, tình sâu ý thiết mà có những gì đó này kia thân thiết nhẹ nhàng trong mức độ lễ giáo cho phép thì càng vui vẻ, thậm chí hai bên cha mẹ môn đăng hộ đối sẽ còn bận lòng tạo điều kiện cho đôi trẻ giao lưu. Cơ mà nếu là chơi trò mập mờ tình ái với nguyên một đám đối tượng đều vừa lòng đẹp ý... cho dù là đàn ông cũng sẽ bị coi thường chứ đừng nói là con gái con đứa.
... Phần bình luận kiêm tường thuật ở trên là của chị dâu cả của Cần Thư, tên là Nhan Cẩn Dịch. Chị ấy là một nhân vật đáng nể, từ nhỏ đã vùi đầu nghiên cứu đầy đủ toàn bộ tác phẩm sáng tác và lý luận của cả vị Đại học sĩ chốn khuê phòng là Phó Giai Lam, lẫn vị Thục vương Mộ Dung Phức chuyên về Pháp luật. Chị ấy cũng suýt chút nữa đã trở thành vị nữ lại đầu tiên trong lịch sử không cần trải qua thi cử mà được Hoàng thượng đặc cách tuyển dụng. Chỉ có thể nói anh trai cô quá là may mắn, mới cưới được một người vợ có tài cao chí xa nhưng lại không màng danh lợi mà toàn tâm toàn ý lo cho gia đình.
(Chú thích cho những ai chưa đọc hết truyện của má Hồ Điệp Seba: Phó Giai Lam: xin xem lại truyện Phó thám hoa mình đã edit trọn bộ; Thục vương Mộ Dung Phức: xin xem truyện Quyện tầm phương về vị Vương gia tài hoa, chiến tướng lỗi lạc kiêm nhà nghiên cứu pháp luật này.)
Chị dâu cô tỉ mỉ phân tích hiện tượng xã hội đương thời, tục lệ lề thói xã hội ngày xưa, cùng với dự đoán khuynh hướng xã hội trong tương lai, hơn nữa liệt kê danh sách các vị nam thanh niên tài giỏi được làm "khách trong màn" của Thôi Hiền. Cuối cùng chị đưa ra kết luận tổng quát, dùng mấy chữ sau để đánh giá Thôi tài nữ kia: "Có tài mà không có đức."
(Khách trong màn, nguyên văn là "nhập mạc chi tân", nghĩa gốc là người có quan hệ thân cận mật thiết, người được cực kỳ quý trọng. Người xưa dùng màn/rèm/trướng để ngăn cách các không gian trong nhà, bên trong màn/rèm/trướng thường là không gian tư nhân, cá nhân, ví dụ như phòng ngủ, phòng riêng, chỉ dành cho người gần gũi thân thiết nhất. Ngày xưa từng dùng để chỉ các môn khách, quân sư thân thiết với chính chủ, về sau dần dần biến nghĩa, nhất là khi chính chủ là nữ giới, thậm chí còn dùng khi chính chủ là các cô kỹ nữ nổi tiếng, khách trong màn trở thành cụm từ chỉ những người có "vinh hạnh" kề cận thân thiết thậm chí qua đêm với chính chủ, mang màu sắc phong lưu nhiều hơn là nghiêm túc.)
Nói đến tài năng, người chị dâu của cô bản thân đã tài hoa xuất chúng cũng không hà tiện gì lời khen mỹ miều của mình, thậm chí còn chép tay vài bài thơ từ xuất sắc của Thôi Hiền trong thư, kèm theo lời than thở tiếc hận, một cô gái có tài hoa là thế mà lại buông xuôi bản thân theo thói yêu đương nhăng nhít lộn xộn thị phi.
Nhìn thấy không, chị ấy quả là rảnh quá không có việc gì làm đúng không?
Có điều, đọc qua mấy bài thơ nghe nói là Thôi Hiền tự sáng tác kia... cô chợt nhận ra cực kỳ quen thuộc.
"Tuyền mạt hồng trang khán sử quân, Tam tam ngũ ngũ tức ly môn. Tương ai đạp phá thiến la quần. Lão ấu phù huề thu mạch xã, Ô diên tường vũ tái thần thôn. Đạo phùng túy tẩu ngọa hoàng hôn."(Đây là bài từ Hoán khê sa thứ 3 của Tô Thức thời Tống, thuộc loại Tống từ nổi tiếng, bạn Mèo tạm dịch thơ:Trang điểm vội vàng ngắm sứ quânSau rào đứng túm tụm ba nămChen chúc rách cả váy lẫn quầnGià trẻ gặt lúa cúng thổ thầnQuạ diều chao lượn khắp xóm thônAi say ngủ gục dưới hoàng hôn)
Đường Cần Thơ chợt trợn to mắt, chỉ kịp xin phép vội một tiếng rồi bước vội về nhà mình. Sau một hồi lục tung khắp nơi, cô cũng tìm thấy một cuốn sổ chép tay cũ kỹ. Đây là thứ duy nhất cô mang theo khi rời nhà.
Đó là thứ cô sở hữu thật sự, là bà nội cô để lại cho cô khi còn sống. Bởi vì tới đời của cô, cô là đích trưởng tôn nữ (cháu gái trưởng, con vợ cả).
Nghe nói nhánh của bà nội cô được di truyền từ một người thị nữ hầu hạ người thừa kế di sản Phó thị năm xưa, đâu như từ thời Chính Đức đế, bà ấy tên húy là Cát Tường. Mặc dù không phải người thừa kế di sản Phó thị chính thức, nhưng cũng nhận được một chút giáo dục do đích thân người thừa kế truyền lại.
(Chú thích, xin đọc truyện đầu tiên về thời đại Chính Đức đế tên là Thâm viện nguyệt, nói về một cặp đôi dở hơi suốt ngày hứa hẹn sẽ chết chùm với nhau, Cát Tường chỉ là thị nữ của nữ chính trong đó)
Có một chút thơ từ văn chương được chép lại từ di sản Phó thị đó, trong ấy bất ngờ cũng có bài từ "Hoán khê sa" này. Nhưng cũng chỉ là chép lại lưu truyền đời sau, rằng tác giả thật sự của bài từ ấy là một vị "Tô Thức" nào đó chưa bao giờ thấy nghe danh.
... Không lẽ, Thôi Hiền chính là người thừa kế di sản Phó thị?
Thật sự suy đoán đó khiến cho cô vô cùng khó chấp nhận. Khi còn bé, bà nội thường kể lể về việc mình được nhận những truyền thừa từ những đạo nghĩa hành vi của Phó thị, thậm chí luôn luôn lấy làm vinh dự vì có tổ tiên từng hầu hạ người thừa kế di sản Phó thị. Cô quả thực không cách nào tin tưởng, trong số các con cháu hậu thế của Phó nương nương lại có kẻ vô sỉ tới mức ăn cắp bản quyền nhận thơ từ của người khác làm của mình như thế.
Biết đâu chỉ là trùng hợp mà thôi. Đường Cần Thư tự an ủi bản thân.
Nhưng trong số năm bài chị dâu gửi, đã có ba bài trùng khớp, khiến cho cô có vài dự cảm càng lúc càng xấu.
Hôm nay, ánh mắt của Đường biểu đệ cực kỳ có vấn đề, có vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Nhan Cẩn Dung lại âm thầm xù lông gồng người lên suy nghĩ.
"Lại làm sao nữa hả?" Nhan Cẩn Dung gằn tiếng quát nhỏ, sau lưng thậm chí bắt đầu toát mồ hôi lạnh.
"... Không có gì." Đường Cần Thư không cách nào nhìn thẳng vào gã, hấp tấp cứng nhắc quay đầu nhìn chỗ khác.
Cô lừa quỷ đấy à! Cái gì mà không có gì, không có gì thật thì sao cô lại phải nhìn tôi đầy thương xót như thế chứ? Thương xót cứ như là tôi sắp chết đến nơi ấy!
Nhưng Đường Cần Thư lần này cực kỳ kín miệng không trả lời, mặc cho Nhan Cẩn Dung gặng hỏi thế nào đi nữa. Cô chỉ càng lúc càng lộ ra vẻ mặt đau đơn thương cảm mà rằng. "Tối nay có món ngon... biểu ca... cố gắng ăn nhiều một chút!"
Bảo rồi mà, cô không biết cách an ủi người khác. Bị thanh mai trúc mã bán trao tay cho người khác rồi, phun máo vì Thôi Hiền rồi, ai ngờ thêm bà chị dâu mang mấy tin đồn vỉa hè ra mà dùng thái độ nghiên cứu học thuật cực kỳ nghiêm túc mà phân tích kia, lúc đưa ra dẫn chứng là danh sách các chàng trai có "vinh hạnh" làm "khách trong màn" đó, không hề có tên biểu ca đáng thương của cô.
Đã thế lại còn "hình như, ra điều, có vẻ" cô nàng đó là một kẻ hậu nhân bất hiếu của Phó nương nương.
Câu chuyện này quá là đang buồn, đáng thương, buồn thương tới mức cô không cách nào bày tỏ niềm an ủi thương tiếc của bản thân... chỉ đành vùi đầu nấu nướng món ngon để khoản đãi.
Kết quả là Đường Cần Thư lần đầu tiên khiêu chiến một nhiệm vụ bất khả thi.
Trước nay cô chưa bao giờ gϊếŧ gà làm thịt, giờ thì cô đã dám vung dao gϊếŧ con gà đầu tiên trong đời... Cơ mà trên thực tế cô cũng chưa gϊếŧ được nó hoàn toàn. Con gà càng gần cái chết càng hăng máu nhảy toán loạn khắp sân cả buổi chưa thôi. Cuối cùng vẫn phải chờ đến Nhan Cẩn Dung rút kiếm xông lên chém đứt cổ nó mới yên, cơ mà cái sân nhà cô giờ be bét máu không khác gì hiện trường án mạng phanh thây.
Thì ra biểu đệ của gã thoạt nhìn tưởng như không có chuyện gì làm khó được kia, thì ra vẫn có một chuyện cô nàng không biết làm - Cô nàng không biết gϊếŧ gà.
"Để tôi!" Nhan Cẩn Dung quẹt một giọt máu gà vương trên mi mắt suýt nữa rơi vào trong mắt gã. "Sau này cần làm thịt gà, để tôi làm đi!"
Chỉ là vì trong lòng cô không đủ bình tĩnh, lại thêm lần đầu gϊếŧ gà nên chưa quen tay mà thôi... Cơ mà biểu ca đáng thương tới vậy rồi, nên cô đành bao dung mà gật đầu đồng ý.
Mãi mới có một lần Đường biểu đệ chịu nấu cháo gà, quả nhiên không phụ lòng mong đợi bấy lâu. Nồi cháo gà hầm nấm hương cẩu kỳ này quả thật ngon không bút nào tả xiết, khiến cho Nhan Cẩn Dung vốn là con dân đạo thích ăn thịt chỉ biết vùi đầu ăn lấy ăn để.
Bình thường nấu cháo gà ngon, dùng thịt gà già nấu sẽ dai và bã, còn nếu dùng thịt gà tơ thì nước hầm xương lại không đủ đậm đà. Chỉ có biểu đệ mới đủ kiên nhẫn lọc hết xương gà ra hầm kỹ cho nước dùng đậm vị, rồi mới cho thịt gà đã xào qua với các loại gia vị vào om lửa nhỏ.
Cơ mà... cẩu kỷ cho hơi bị quá tay phải không? Cô nàng thiếu điều trút nguyên một bát đầy cẩu kỷ vào nồi, khiến cho lúc múc cháo ra bát, gã múc thìa nào cũng một mớ cẩu kỷ trong đó. Không phải là không ngon, nhưng mà không giống với món cháo hồi xưa gã vẫn hay ăn...
"... Cẩu kỷ ăn tốt cho mắt!"
Thật ra điều cô muốn nói với gã nhất là, biểu ca ráng quên kẻ có tài mà vô đức kia đi thôi, người sau sẽ tốt hơn nhiều... chỉ cần tinh mắt hơn, đừng nhìn nhầm người như cũ... Nhưng cô không cách nào nói ra thành lời được.
Nên chỉ có cách chủ động giúp gã múc thêm một thìa cẩu kỷ vào bát cháo mà thôi.
***
Từ chương sau trở đi là có tình hình mới nha, ko chỉ có mĩ thực rồi thì vờn nhau giữa đôi chẻ cầm nhầm kịch bản nha, bắt đầu có tí xíu trinh thám huyền ảo viễn tưởng kèm theo vài lời giải thích mơ hồ về cái gọi là hệ liệt Không ngừng xuyên qua của má Điệp, đếm xem có bao nhiều người xuyên qua và tạo ra được những thay đổi gì của thời đại này bla bla bla...
Tôi đùa thôi, chỉ để khoe là tôi đi được gần nửa đường bộ này rồi các bạn ạ...
Bình luận truyện