Quy Khê Thập Nhị Lý - Ngõ Nam Kha
Chương 1: Lời dẫn
Kinh đô Duật Kinh có Quy Khê Thập Nhị Lí nức tiếng gần xa.
Người ở đó, mạnh ai nấy lo, mạnh ai nấy nghĩ, mạnh ai nấy làm. Lại nghe người đọc sách nói chuyện, tỉ tê kể một đoạn mộng Quy Khê.
Lời dẫn
Thái Tông dựng đô tại đất Duật Kinh
Thành trấn nằm ở hạ lưu sông Phụ Tô, bốn bề vây quanh thành có một nhánh sông chảy lên cổng đón nắng, vòng qua Hoàng thành, xuyên qua cẩm nội, theo gió tới cầu nổi, quanh co khúc khuỷu, đến cổng Nghênh Hi[1] thì chảy xuống, nhập vào sông Phụ Tô. Vậy nên được gọi là nhánh Quy Nguyên.
Nhánh sông nhỏ bao quanh mười hai khu dân cư. Dân cư ở đó buôn bán tập trung, ngựa xe tới tấp, chẳng tới mười hai mươi năm đã trở thành nơi sầm uất của đất Kinh Thành.
Khu nhất nhị, thờ kính “nhân” “hiếu”, an gia lập nghiệp, tầm đạo mua quan, cầu thầy vấn dược, là đất tu tâm dưỡng tính.
Khu tam tứ, tập trung buôn bán, nam trân bắc quý, đông ngon tây vị, là chỗ lái buôn các nơi tụ tập.
Khu ngũ lục, tập hợp tài lộc, rao bán đổi chác, nữ thì nết na hiền thục, trai thì anh tài kiệt xuất, là nơi quý nhân ra vào.
Khu thất bát, xây phố lớn, hàng hóa nhiều, ngựa xe như nước, không lo thiếu ăn thiếu ở.
Khu cửu thập nhiều quán xá rượu chè, lầu son gác tía, đàm tiếu phong sinh, là nơi văn khách lãng tử thưởng ngoạn.
Khu thập nhất thập nhị, là chốn trăng hoa, kịch kĩ nhảy nhót, thổi sáo diễn nhạc, tùy sinh mộng tử, không uổng hai chữ “Phong lưu”.
Trong khu thập nhị, dân cư hòa mục, nhân sĩ thường dân cùng chung sống, một thời vang bóng, lúc loạn thế lại là chỗ an bình, bởi vì là nơi nước chảy về nguồn nên đời sau gọi là “Quy Khê”. Sử sách ghi là “Quy Khê Thập Nhị Lý”.
[1] Cổng Nghênh Hi: (Cổng đón nắng) Là nhân chứng duy nhất trong quá trình xây dựng kiến trúc cổ đại, giống như tên gọi của mình, nó đứng sừng sững đầu phố chợ, khách qua lại ngày xưa gọi là địa hào để bảo vệ mỗi kiến trúc mới
Người ở đó, mạnh ai nấy lo, mạnh ai nấy nghĩ, mạnh ai nấy làm. Lại nghe người đọc sách nói chuyện, tỉ tê kể một đoạn mộng Quy Khê.
Lời dẫn
Thái Tông dựng đô tại đất Duật Kinh
Thành trấn nằm ở hạ lưu sông Phụ Tô, bốn bề vây quanh thành có một nhánh sông chảy lên cổng đón nắng, vòng qua Hoàng thành, xuyên qua cẩm nội, theo gió tới cầu nổi, quanh co khúc khuỷu, đến cổng Nghênh Hi[1] thì chảy xuống, nhập vào sông Phụ Tô. Vậy nên được gọi là nhánh Quy Nguyên.
Nhánh sông nhỏ bao quanh mười hai khu dân cư. Dân cư ở đó buôn bán tập trung, ngựa xe tới tấp, chẳng tới mười hai mươi năm đã trở thành nơi sầm uất của đất Kinh Thành.
Khu nhất nhị, thờ kính “nhân” “hiếu”, an gia lập nghiệp, tầm đạo mua quan, cầu thầy vấn dược, là đất tu tâm dưỡng tính.
Khu tam tứ, tập trung buôn bán, nam trân bắc quý, đông ngon tây vị, là chỗ lái buôn các nơi tụ tập.
Khu ngũ lục, tập hợp tài lộc, rao bán đổi chác, nữ thì nết na hiền thục, trai thì anh tài kiệt xuất, là nơi quý nhân ra vào.
Khu thất bát, xây phố lớn, hàng hóa nhiều, ngựa xe như nước, không lo thiếu ăn thiếu ở.
Khu cửu thập nhiều quán xá rượu chè, lầu son gác tía, đàm tiếu phong sinh, là nơi văn khách lãng tử thưởng ngoạn.
Khu thập nhất thập nhị, là chốn trăng hoa, kịch kĩ nhảy nhót, thổi sáo diễn nhạc, tùy sinh mộng tử, không uổng hai chữ “Phong lưu”.
Trong khu thập nhị, dân cư hòa mục, nhân sĩ thường dân cùng chung sống, một thời vang bóng, lúc loạn thế lại là chỗ an bình, bởi vì là nơi nước chảy về nguồn nên đời sau gọi là “Quy Khê”. Sử sách ghi là “Quy Khê Thập Nhị Lý”.
[1] Cổng Nghênh Hi: (Cổng đón nắng) Là nhân chứng duy nhất trong quá trình xây dựng kiến trúc cổ đại, giống như tên gọi của mình, nó đứng sừng sững đầu phố chợ, khách qua lại ngày xưa gọi là địa hào để bảo vệ mỗi kiến trúc mới
Bình luận truyện