[Quyển 2] Đại Lão Lại Muốn Tan Vỡ

Chương 203: Quyền chủ thực ngạo kiều (8)



"Tiểu... tiểu thư, Tiểu Đào... Tiểu Đào không dám."

Đường Khô rũ mắt, nhìn chằm chằm cánh tay của mình.

Chỉ thấy, cả cánh tay hắn đều bị những vết tím tím xanh xanh bao phủ.

Đối diện với tình huống này, hắn vô cùng bình tĩnh, không hề lộ ra nửa điểm kinh ngạc.

Mỗi lần hắn bị thương nghiêm trọng, cơ thể hắn sẽ biến thành thế này.

Sớm đã thành thói quen.

Nhưng đám hạ nhân lại không có cách nào coi chuyện đó thành thói quen.

Mỗi lần thấy bộ dáng này của hắn đều sợ tới mức run rẩy, nhấc chân bỏ chạy.

Sợ bị lây bệnh của hắn.

Thời điểm đang suy nghĩ.

Bỗng nhiên, cánh tay của Đường Khô bị ai đó nắm lấy.

Hai mắt hắn nheo lại, ngẩng đầu nhìn.

Chỉ thấy, nữ nhân mặc một thân bạch y vẫn luôn miệng ăn trái cây kia, không biết từ khi nào đã ngồi xuống mép giường.

Mà tỳ nữ gọi là Tiểu Đào kia thì đã sớm rời khỏi phòng.

Trong phòng lúc này chỉ còn lại hai người bọn họ.

Nam Nhiễm cầm khăn ướt lên.

Đặt vào trong tay Đường Khô.

"Tự mình lau đi."

Nhưng Đường không chỉ ngồi im, chăm chú nhìn cô.

Thấy vậy, Nam Nhiễm hơi bĩu môi.

Không lẽ dạ minh châu muốn cô tự mình động thủ sao?

Đợi nửa ngày, thấy hắn vẫn chậm chạm không chịu nhúc nhích.

Nam Nhiễm liền tiếp tục ăn trái cây, định không quản hắn nữa.

Lúc này, Tiểu Hắc Long bỗng meo meo vài tiếng: [ký chủ, dạ minh châu phiên bản siêu cấp vô địch đang vẫy tay với cô nha ~~]

Nghe thế, Nam Nhiễm liền đảo mắt nhìn Đường Khô một lần nữa.

Sau đó dứt khoát ném trái cây trong tay mình sang một bên.

Cầm lấy khăn ướt.

Bắt đầu lau tay cho Đường Khô.

Đời này của Nam Nhiễm, chỉ từng lau qua những viên dạ minh châu bình thường, chưa từng lau dạ minh châu nào lớn thế này.

Bất quá, có lẽ thao tác cũng không khác nhau là mấy.

Bắt đầu từ tay, rồi từ từ di chuyển lên trên.

Nam Nhiễm cởi y phục trên người Đường Khô ra.

Theo động tác của cô, cả cơ thể của Đường Khô dần dần lộ ra trước mắt.

Toàn thân người này hiện tại đều là những vết bầm xanh xanh tím tím vô cùng chướng mắt.

Cho dù để hệ thống nhìn thì nó cũng cảm thấy thảm không nỡ nhìn.

Nhưng thần kỳ nhất chính là ký chủ lại không hề có tí ác cảm nào.

Nam Nhiễm cầm khăn lau đến chỗ nào trên người Đường Khô.

Thì ánh mắt của hắn liền dừng lại ở chỗ đó.

Nhìn một hồi.

Tầm mắt của hắn lại đặt lên mặt Nam Nhiễm.

Cứ thế chăm chú nhìn cô.

Mà Nam Nhiễm cũng chỉ giúp hắn lau một nửa.

Sau đó liền ném khăn sang một bên.

Rồi ngồi xuống lau mồ hôi trên trán mình.

A, mấy cái chuyện như lau dạ minh châu gì gì đó, thật sự quá mất sức.

Vừa nghĩ.

Tay cô vừa nắm lấy tay của Đường Khô.

Nhưng mới chạm vào một giây, cô liền ngẩn người.

Lập tức quay đầu nhìn hắn.

Mày hơi nhăn lại, lẩm bẩm: "Nóng?"

Nghĩ như vậy, cô liền thu tay về.

Vốn dĩ nghĩ sẽ lành lạnh như bình thường, kết quả cả người cái thứ này lại nóng như lửa đốt.

Bên này, Đường Khô chỉ rũ mắt.

Tựa như đang suy nghĩ chuyện gì đó.

Thanh âm nãi thanh nãi khí của hệ thống lại vang lên: [ký chủ, nếu cô tiếp tục để hắn bị cảm lạnh thì nhiệt độ của hắn sẽ càng ngày càng cao hơn.]

Ký chủ chỉ lau nửa người của dạ minh châu, nhưng lại tốn mất nửa canh giờ(*).

Dạ minh châu vừa bị thương nặng, thân thể còn yếu hơn cả ký chủ nữa.

Đương nhiên là bị ký chủ dày vò đến mức nhiễm phong hàn, phát sốt rồi.

Nam Nhiễm nghe vậy, lập tức cầm chăn bông ở bên cạnh lên.

Đắp lên người Đường Khô.

"Nằm xuống."

Cũng không biết là do bị thương quá nặng hay là vì lý do nào khác.

Mà Đường Khô vô cùng nghe lời, ngoan ngoãn nằm xuống.

Nhưng hai mắt vẫn luôn nhìn chằm chằm Nam Nhiễm, nhưng có lẽ là do bị thương quá nặng, nên chỉ vài giây sau đã hôn mê bất tỉnh.

Rõ ràng đã đắp một tấm chăn bông rất dày, nhưng cả người vẫn rét run.

Nam Nhiễm thấy vậy, liền đưa tay chạm vào người hắn.

Nóng quá.

Sau đó, cô thản nhiên rút tay về.

Im lặng ngồi cạnh mép giường, nhìn nóc nhà.

Nửa ngày sau.

Thấy cả người hắn ngày càng run rẩy mạnh hơn.

Trông bộ dáng dường như rất lạnh.

Nam Nhiễm nhịn không được.

Chậc một tiếng.

Hai mày cũng nhíu lại: "Không thích ôm dạ minh châu đang phát sốt."

Nói thì nói như vậy.

Nhưng vẫn cởϊ áσ ngoài ra.

Sau đó tiến vào chăn bông.

Ôm chặt Đường Khô.

Chứng kiến một màn này, hệ thống không khỏi chấn kinh(*).

Còn Đường Khô đang cảm thấy cả người rét lạnh, giống như bản thân sẽ bị đông chết.

Thì lúc này lại bỗng nhiên cảm nhận được hơi thở ấm áp từ bên cạnh truyền đến.

Chỉ trong giây lát, cổ ấm áp kia đã bao phủ toàn thân hắn.

...

(*) chấn kinh: chấn trong chấn động; kinh trong kinh ngạc. Chấn kinh có thể hiểu là cảm giác vừa chấn động vừa kinh ngạc khi gặp một chuyện gì đó.

(*) canh giờ: là cách để tính thời gian của người xưa, hay còn gọi là một thời thần. Một ngày gồm mười hai canh giờ. Mỗi canh giờ là hai tiếng đồng hồ hiện nay. Kể từ thời Tây Chu, người ta đặt cho mỗi thời thần một cái tên tao nhã và độc đáo, dùng địa chic(con giáp) để biểu thị. Tên của mỗi thời thần hoặc mô tả cảnh giữa trời và đất, hoặc nói rõ các đạo lý của cuộc sống hàng ngày và nghỉ ngơi.

Mười hai canh giờ của người xưa gồm:

Giờ Tý: từ 23h - 1h. Nửa đêm là thời điểm quan trọng, giao giới của ngày hôm nay và ngày mai, còn được gọi là giờ Tý, Tý dạ, nửa đêm, ý nghĩa là thai nghén. Nửa đêm là thời thần đầu tiên của mười hai thời thần. "Lịch cổ chia ngày bắt đầu từ nửa giờ Tý." Bầu trời lúc này như mắt trẻ thơ, đen nhánh.

Giờ Sửu: từ 1h - 3h. Giờ Sửu cũng được gọi là gà gáy, gà hoang. Sửu (丑) là từ gốc của từ "nữu" (扭 - vặn, xoay), lúc này dường như có một đôi bàn tay to lớn giữa thế giới và trái đất, vặn xoay ngược ngày đêm.

Giờ Dần: từ 3h - 5h. Đây là lúc sáng sớm, còn được gọi là bình minh, buổi sáng. Đây là lúc thay đổi của đêm và ngày. Lúc này, mặc dù mặt trời chưa mọc ở chân trời, nhưng ở chân trời xa xôi đã xuất hiện một đường sinh khí, con hổ cũng sẵn sàng hành động, nên gọi là giờ Dần.

Giờ Mão: từ 5h - 7h. Mặt trời mọc, còn được gọi nhật thủy, phá hiểu, húc nhật, dùng để chỉ thời gian mặt trời vừa ló dạng và đang mọc.

Giờ Thìn: từ 7h - 9h. Đây là giờ ăn, là thời điểm dành cho bữa sáng. Giờ Thìn cũng là thời điểm những con rồng trong thần thoại đi làm mưa.

Giờ Tị: từ 9h - 11h. Giờ Tỵ còn được gọi là ngung trung, nhật ngung. Gần đến trưa, mặt trời chói chang, con rắn ẩn nấp trong bụi cỏ, nên gọi là giờ Tỵ. Đây là thời điểm vàng đầu tiên trong ngày của chúng ta, hiệu quả công việc là cao nhất.

Giờ Ngọ: từ 11h - 13h. Giờ Ngọ còn được gọi là nhật trung, nhật chính, trung ngọ. Lúc này, mặt trời vận hành đến giữa vòm trời, có ánh sáng mạnh nhất. Khi đó Dương khí đạt đến cực điểm và giảm dần, Âm khí sẽ tăng dần. Vào thời gian này, các loài vật nằm nghỉ ngơi, chỉ có con ngựa là đứng yên nên buổi trưa thuộc về ngựa.

Giờ Mùi: từ 13h - 15h. Giờ Mùi còn được gọi là nhật trắc, nhật điệt, nhật ương, xế chiều. Sau buổi trưa, mặt trời bắt đầu chuyển hướng về phía tây. Vị trí của mặt trời tại thời điểm này là tương đối lệch với giữa trưa.

Giờ Thân: từ 15h - 17h. Giờ Thân còn gọi là giờ ăn, nhật phô, tịch thực. Ngày nay, người ta ăn ba bữa một ngày, nhưng vào thời xưa, người ta chỉ ăn hai bữa một ngày, do đó giờ Thân là lần thứ hai để ăn. Lúc này tiếng kêu của khỉ rõ ràng và lớn nhất, nên gọi là giờ Thân.

Giờ Dậu: từ 17h - 19h. Giờ Dậu còn được gọi là nhật nhập, nhật lạc, nhật trầm, còn gọi là hoàng hôn, mặt trời lặn, đây là dấu hiệu cho thấy ngày chuyển sang đêm. Hoàng hôn, mọi người bắt đầu đi làm về, gà bắt đầu trở về, và chim quay về tổ trong rừng.

Giờ Tuất: từ 19h - 21h. Giờ Tuất còn được gọi là nhật tịch, nhật mộ, nhật vãn và chạng vạng. Mặt trời đã lặn, và bầu trời sẽ tối. Trời âm u, vạn vật mơ hồ nên gọi là chạng vạng.

Giờ Hợi: từ 21h - 23h. Đây là giờ cuối cùng trong ngày và đêm. Người ta nói rằng con lợn ngủ ngon nhất vào thời điểm này, và tiếng ngáy to nhất, do đó gọi là giờ Hợi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện