Sau Khi Tôi Chết, Anh Ấy Không Cưới Thêm Ai Nữa
Chương 13: 28 tuổi
28 tuổi.
Năm thứ hai sau khi kết hôn, nếu phải nêu cảm nghĩ về đời sống hôn nhân này, Tô Uyển Uyển và Nguyễn Chính Ý đều cảm thấy thật ra cũng không có quá nhiều thay đổi.
Trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu, bà Nguyễn tỏ ra vô cùng thấu hiểu, không hề nhúng tay vào chuyện của họ, “Đây là cuộc sống của các con, cứ sống theo cách mình thích là được, dù sao quan điểm thế hệ trước của bọn mẹ cũng đâu giống với các con.” Bà Nguyễn xem Tô Uyển Uyển như con gái ruột, trước khi sinh ra Nguyễn Chính Ý, bà lúc nào cũng hy vọng sẽ có một đứa con gái. Bây giờ Tô Uyển Uyển hoàn toàn có thể thoả mãn ước muốn của bà.
Về quan hệ vợ chồng, cả Tô Uyển Uyển và Nguyễn Chính Ý đều cảm thấy lo lắng. Bên cạnh không thiếu nhiều bài học đẫm nước mắt, trước khi kết hôn ngọt ngào bao nhiêu, chỉ mong có thể bên nhau đến khi trời đất tách rời. Sau khi kết hôn lại cãi nhau đến gà bay chó sủa.
Trước khi bọn họ kết hôn sống với nhau thế nào thì bây giờ vẫn như thế. Điều duy nhất thay đổi là trách nhiệm trên vai ngày một nặng nề hơn.
Thật ra trước khi kết hôn bọn họ đã sống giống như một đôi vợ chồng già, đối thoại mỗi ngày đều sẽ là “Ăn gì?” “Đi dạo không?” “Tăng ca à?” “Bận không? Muốn anh/em đi đón em/anh không?”
Sau khi kết hôn cùng lắm thì thay đổi xưng hô…ví dụ như “Vợ ơi, hôm nay ăn gì?” “Chồng ơi, đi dạo không?”
Nói đến xưng hô, lúc đầu hai người đều rất xấu hổ…Gọi nhau là chồng vợ, có lẽ vẫn hơi khó mở miệng. Về sau không biết ai gọi trước, cứ như vậy mà trở thành thói quen. Lúc đi ăn ở ngoài Nguyễn Chính Ý có thể gọi rất tự nhiên “Không được, vợ tôi không thích tôi uống rượu.” Tô Uyển Uyển lúc đi chợ cũng có thể nói rất thoải mái, “Bà chủ à, cho tôi một miếng thịt ba chỉ, chồng tôi muốn ăn thịt kho tàu.”
Về phần mâu thuẫn thì, hai người đều là thành viên ưu tú của câu lạc bộ hùng biện. Tài ăn nói của họ đều không phân cao thấp. Các bạn nghĩ mỗi lần hai người cãi nhau sẽ là cảnh tượng một cuộc thi hùng biện xuất sắc? Không không không, nói thì sợ các bạn không tin, hai người họ rất ít khi cãi nhau.
Trích nguyên văn lời Nguyễn Chính Ý, “Tô Uyển Uyển và tôi là châu chấu trên một sợi dây thừng.”
Còn nguyên văn lời Tô Uyển Uyển, “Tô Uyển Uyển mà có thịt để ăn thì chắc chắn Nguyễn Chính Ý có canh để húp.”
Nếu mâu thuẫn thực sự nảy sinh thì hai người mới phát huy tài ăn nói, lấy lý lẽ thuyết phục người khác. Nhưng phần lớn thời gian hai người đều nhìn nhau mà cười vang, Nguyễn Chính Ý chủ động nhận thua.
Dùng lời Nguyễn Chính mà nói, “Hai người cùng sống với nhau quan trọng nhất vẫn là vui vẻ, không cần lúc nào cũng so sánh hơn thua.”
Dùng lời của Tô Uyển Uyển mà nói, “Anh làm sao nói lại được em!”
Hai người đều thống nhất trong tương lai sẽ nghiêm túc làm việc, nỗ lực kiếm tiền, khiến cuộc sống trở nên tốt hơn. Thật ra bây giờ đời sống của họ đã cải thiện rất nhiều. Bọn họ giống như những con kiến nho nhỏ bận rộn trong một thành phố đông đúc, tuy bận nhưng rất vui. Mỗi ngày trôi qua đều ngập tràn hy vọng và niềm tin.
Khi về nhà sẽ thấy được khuôn mặt của người yêu, ăn đồ ăn nóng hôi hổi. Bao muộn phiền mệt mỏi của một ngày đều chậm rãi tan biến trong vòng tay người tình.
Tương lai của em đều ngập tràn tên anh, có lẽ con đường em đi sẽ ngày càng tốt hơn, nhưng nếu không có anh, em sẽ không bước tiếp.
Tô Uyển Uyển ngày xưa từng đọc được một câu trong cuốn “Câu chuyện hoa hồng” của Diệc Thư, bên trong có nói: “Chúng ta yêu một người, nhưng lại kết hôn sinh con với người khác.”
Lúc đọc cuốn sách này Tô Uyển Uyển vẫn còn rất trẻ, luôn cảm thấy nếu không thể lấy được người mình yêu thì thật đáng tiếc. Khi ấy chưa có nhiều trải nghiệm, cô nghĩ Tô Uyển Uyển cô đây sẽ không chấp nhận một cuộc hôn nhân như thế, nếu có lấy, cũng phải lấy người mình yêu.
Nếu không cả đời cứ trôi qua vô nghĩa, nhạt nhẽo như uống nước sôi để nguội, nếm kiểu gì cũng không ra vị, còn đâu là cuộc sống nữa.
Mẹ cô chỉ mắng cô là đồ ngốc, làm gì có thứ tình yêu thiên trường địa cửu, sau khi kết hôn đều là cùng nhau trải qua những ngày tháng cuộc đời như người thân mà thôi. Có thể hoà thuận sống cả đời bên nhau đã được xem như là hạnh phúc mỹ mãn hiếm có rồi.
Lúc ấy cô rất cứng đầu, đâu có nghe lọt lời nào?
Nhưng bây giờ cô vô cùng thoả mãn, người bên cạnh chính là người trong lòng. Ngay cả những thứ bình thường trong cuộc sống như củi, gạo, dầu, mắm muối, trà hay những gia vị khác đều vô cùng hạnh phúc.
Xung quanh có nhiều người phụ nữ khoe khoang cưới được chồng quyền cao chức trọng hoặc gia tài bạc triệu nhưng Tô Uyển Uyển chưa bao giờ hâm mộ họ. Một người chồng quyền cao chức trọng có nấu cho bạn bát mì nóng khi bạn làm việc đến nửa đêm không? Người chồng giàu sang có dặn bạn đừng quên đem theo ô mỗi khi trời mưa không? Có lẽ là có, nhưng mỗi người đều có hạnh phúc riêng của họ, không cần phải so sánh. Dù sao đây cũng là cuộc sống của chính mình.
Giống như việc bạn uống một ly nước, ấm lạnh chỉ có mình bạn biết. Mà đối với cô, Nguyễn Chính Ý chính là một ly nước có độ ấm vừa vặn.
Năm thứ hai sau khi kết hôn, nếu phải nêu cảm nghĩ về đời sống hôn nhân này, Tô Uyển Uyển và Nguyễn Chính Ý đều cảm thấy thật ra cũng không có quá nhiều thay đổi.
Trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu, bà Nguyễn tỏ ra vô cùng thấu hiểu, không hề nhúng tay vào chuyện của họ, “Đây là cuộc sống của các con, cứ sống theo cách mình thích là được, dù sao quan điểm thế hệ trước của bọn mẹ cũng đâu giống với các con.” Bà Nguyễn xem Tô Uyển Uyển như con gái ruột, trước khi sinh ra Nguyễn Chính Ý, bà lúc nào cũng hy vọng sẽ có một đứa con gái. Bây giờ Tô Uyển Uyển hoàn toàn có thể thoả mãn ước muốn của bà.
Về quan hệ vợ chồng, cả Tô Uyển Uyển và Nguyễn Chính Ý đều cảm thấy lo lắng. Bên cạnh không thiếu nhiều bài học đẫm nước mắt, trước khi kết hôn ngọt ngào bao nhiêu, chỉ mong có thể bên nhau đến khi trời đất tách rời. Sau khi kết hôn lại cãi nhau đến gà bay chó sủa.
Trước khi bọn họ kết hôn sống với nhau thế nào thì bây giờ vẫn như thế. Điều duy nhất thay đổi là trách nhiệm trên vai ngày một nặng nề hơn.
Thật ra trước khi kết hôn bọn họ đã sống giống như một đôi vợ chồng già, đối thoại mỗi ngày đều sẽ là “Ăn gì?” “Đi dạo không?” “Tăng ca à?” “Bận không? Muốn anh/em đi đón em/anh không?”
Sau khi kết hôn cùng lắm thì thay đổi xưng hô…ví dụ như “Vợ ơi, hôm nay ăn gì?” “Chồng ơi, đi dạo không?”
Nói đến xưng hô, lúc đầu hai người đều rất xấu hổ…Gọi nhau là chồng vợ, có lẽ vẫn hơi khó mở miệng. Về sau không biết ai gọi trước, cứ như vậy mà trở thành thói quen. Lúc đi ăn ở ngoài Nguyễn Chính Ý có thể gọi rất tự nhiên “Không được, vợ tôi không thích tôi uống rượu.” Tô Uyển Uyển lúc đi chợ cũng có thể nói rất thoải mái, “Bà chủ à, cho tôi một miếng thịt ba chỉ, chồng tôi muốn ăn thịt kho tàu.”
Về phần mâu thuẫn thì, hai người đều là thành viên ưu tú của câu lạc bộ hùng biện. Tài ăn nói của họ đều không phân cao thấp. Các bạn nghĩ mỗi lần hai người cãi nhau sẽ là cảnh tượng một cuộc thi hùng biện xuất sắc? Không không không, nói thì sợ các bạn không tin, hai người họ rất ít khi cãi nhau.
Trích nguyên văn lời Nguyễn Chính Ý, “Tô Uyển Uyển và tôi là châu chấu trên một sợi dây thừng.”
Còn nguyên văn lời Tô Uyển Uyển, “Tô Uyển Uyển mà có thịt để ăn thì chắc chắn Nguyễn Chính Ý có canh để húp.”
Nếu mâu thuẫn thực sự nảy sinh thì hai người mới phát huy tài ăn nói, lấy lý lẽ thuyết phục người khác. Nhưng phần lớn thời gian hai người đều nhìn nhau mà cười vang, Nguyễn Chính Ý chủ động nhận thua.
Dùng lời Nguyễn Chính mà nói, “Hai người cùng sống với nhau quan trọng nhất vẫn là vui vẻ, không cần lúc nào cũng so sánh hơn thua.”
Dùng lời của Tô Uyển Uyển mà nói, “Anh làm sao nói lại được em!”
Hai người đều thống nhất trong tương lai sẽ nghiêm túc làm việc, nỗ lực kiếm tiền, khiến cuộc sống trở nên tốt hơn. Thật ra bây giờ đời sống của họ đã cải thiện rất nhiều. Bọn họ giống như những con kiến nho nhỏ bận rộn trong một thành phố đông đúc, tuy bận nhưng rất vui. Mỗi ngày trôi qua đều ngập tràn hy vọng và niềm tin.
Khi về nhà sẽ thấy được khuôn mặt của người yêu, ăn đồ ăn nóng hôi hổi. Bao muộn phiền mệt mỏi của một ngày đều chậm rãi tan biến trong vòng tay người tình.
Tương lai của em đều ngập tràn tên anh, có lẽ con đường em đi sẽ ngày càng tốt hơn, nhưng nếu không có anh, em sẽ không bước tiếp.
Tô Uyển Uyển ngày xưa từng đọc được một câu trong cuốn “Câu chuyện hoa hồng” của Diệc Thư, bên trong có nói: “Chúng ta yêu một người, nhưng lại kết hôn sinh con với người khác.”
Lúc đọc cuốn sách này Tô Uyển Uyển vẫn còn rất trẻ, luôn cảm thấy nếu không thể lấy được người mình yêu thì thật đáng tiếc. Khi ấy chưa có nhiều trải nghiệm, cô nghĩ Tô Uyển Uyển cô đây sẽ không chấp nhận một cuộc hôn nhân như thế, nếu có lấy, cũng phải lấy người mình yêu.
Nếu không cả đời cứ trôi qua vô nghĩa, nhạt nhẽo như uống nước sôi để nguội, nếm kiểu gì cũng không ra vị, còn đâu là cuộc sống nữa.
Mẹ cô chỉ mắng cô là đồ ngốc, làm gì có thứ tình yêu thiên trường địa cửu, sau khi kết hôn đều là cùng nhau trải qua những ngày tháng cuộc đời như người thân mà thôi. Có thể hoà thuận sống cả đời bên nhau đã được xem như là hạnh phúc mỹ mãn hiếm có rồi.
Lúc ấy cô rất cứng đầu, đâu có nghe lọt lời nào?
Nhưng bây giờ cô vô cùng thoả mãn, người bên cạnh chính là người trong lòng. Ngay cả những thứ bình thường trong cuộc sống như củi, gạo, dầu, mắm muối, trà hay những gia vị khác đều vô cùng hạnh phúc.
Xung quanh có nhiều người phụ nữ khoe khoang cưới được chồng quyền cao chức trọng hoặc gia tài bạc triệu nhưng Tô Uyển Uyển chưa bao giờ hâm mộ họ. Một người chồng quyền cao chức trọng có nấu cho bạn bát mì nóng khi bạn làm việc đến nửa đêm không? Người chồng giàu sang có dặn bạn đừng quên đem theo ô mỗi khi trời mưa không? Có lẽ là có, nhưng mỗi người đều có hạnh phúc riêng của họ, không cần phải so sánh. Dù sao đây cũng là cuộc sống của chính mình.
Giống như việc bạn uống một ly nước, ấm lạnh chỉ có mình bạn biết. Mà đối với cô, Nguyễn Chính Ý chính là một ly nước có độ ấm vừa vặn.
Bình luận truyện