Sứ Giả Của Thần Chết
Chương 15
Như Stanton Rogers tiên đoán cuộc bỏ phiếu của toàn thể Thượng nghị viện chỏ là thủ tục.
Mary được đa số đông đủ bỏ phiếu thuận: Khi Tổng thống Ellison nghe tin, bảo ngay Stanton Rogers:
- Chương trình của chúng ta đang tiến hành, Stan ạ. Bây giờ chẳng có gì có thể ngăn cản chúng ta được.
Stanton Rogers gật đầu đồng ý:
- Chẳng có gì cả.
***
Peter Connors đang ở văn phòng khi ông nhận được tin. Ông thảo ngay một công điện và mã hoá nó. Một trong những nhân viên của ông đang trực tại phòng truyền tin CIA.
- Tôi muốn dùng hệ thống Rogers, - Connors nói, - Hãy đợi bên ngoài.
Hệ thống Rogers là một hệ thống truyền tin tối mật của CIA, chỉ có những uỷ viên chấp hành cao cấp nhất mới được phép dùng. Các công điện được chuyển đi bằng một máy phát bằng tia lazer, trên một tần số cực cao trong một phần giây. Connors còn lại một mình, ông chuyển bức điện. Nó được gửi cho Sigmund.
Suốt tuần lễ tiếp theo, Mary ghé đến thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng ngành CIA, Bộ trưởng thương mại, các Giám đốc Ngân hàng dịch vụ Manhattan tại New York và nhiều tổ chức Do Thái quan trọng. Mỗi người đều cho những lời cảnh cáo, khuyên răn và yêu cầu.
Ned Tillngast tại CIA rất phấn khởi.
- Đưa người của chúng ta trở lại hoạt động ở đấy thật là việc làm lớn lao đấy, bà Đại sứ ạ. Rumani đã trở thành điểm mù của chúng ta từ khi chúng ta trở thành những người thất sủng. Tôi sẽ bổ nhiệm cho Toà đại sứ của bà một người với tư cách là tuỳ viên của bà. - Ông đưa mắt nhìn nàng đầy ý nghĩa. - Tôi chắc bà sẽ hợp tác hoàn toàn với ông ấy.
Mary không hiểu chính xác điều ấy có nghĩa là gì "Đừng hỏi" - nàng quyết định.
Buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của các tân đại sứ theo thông lệ được Bộ trưởng Ngoại giao chủ toạ và thường hay có từ 25 đến 30 ứng viên tuyên thệ cùng một lúc. Sáng hôm buổi lễ được tổ chức, Stanton điện thoại cho Mary.
- Mary, Tổng thống yêu cầu bà có mặt tại Toà Bạch Ốc vào trưa nay. Tổng thống sẽ đích thân cho bà tuyên thệ. Hãy mang Tim và Beth theo.
Văn phòng bầu dục đầy các nhân viên báo chí.
Khi Tổng thống Ellison bước vào với Mary và các con nàng, các máy quay phim truyền hình bắt đầu quay và các máy quay phim cố định bắt đầu nháy.
Mary đã ở nửa giờ trước cùng với Tổng thống và ngài đón tiếp nồng hậu và trấn an nàng.
- Bà thật tuyệt cho việc bổ nhiệm này! – Ông bảo nàng, - như thể tôi không hề chọn bà vậy. Bà và tôi sẽ biến giấc mơ này thành sự thật đấy.
Và quả thật có có vẻ giống như một giấc mơ đấy - Mary nghĩ thế trong lúc nàng đối diện với dàn máy quay phim.
- Nào, đưa tay phải lên!
Mary làm theo Tổng thống. - Tôi, Mary Elizabeth Ashley, xin long trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp của Hoa Kỳ chống lại tất cả những kẻ thù trong và ngoài nước, rằng tôi sẽ thực sự tin tưởng và trung thành với Hiến pháp, rằng tôi nhận nhiệm vụ này một cách tự do và không hề ngầm hạn chế tán thành đẩy đủ và trung thành nào cả, rằng tôi sẽ hoàn thành đầy đủ và trung thành các nghĩa vụ của văn phòng mà tôi sắp bước vào, xin Thượng Đế giúp tôi.
Và thế là xong. Nàng trở thành vị đại sứ tại cộng hoà xã hội chủ nghĩa Rumani.
***
Công việc buồn tẻ bắt đầu. Mary được lệnh đến trình diện tại Ban Vụ châu Âu và Nam Tư của Bộ Ngoại giao, toạ lạc tại Toà Nhà Nhỏ trông ra các Đài kỷ niệm Washington và Lincoln. Ở đấy nàng được giao cho một văn phòng nhỏ, tạm thời, như cái hộp cạnh tổ công tác Rumani.
James Stickley, sĩ quan tổ công tác Rumani, là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp có 25 năm trong nghề. Ông ta trạc cuối ngũ tuần, tầm vóc trung bình, với một khuôn mặt xảo quyệt và đôi môi mỏng, nhỏ. Đôi mắt ông ta màu nâu nhạt lạnh lẽo. Ông ta nhìn khinh bỉ những chính trị gia được bổ nhiệm nào xâm nhập vào thế giới của ông.
Ông ta được xem là chuyên viên xuất sắc nhất về tổ công tác Rumani, và khi Tổng thống Ellison loan báo kế hoạch của ông nhằm hỗ trợ một vị đại sứ tại Rumani, Stiekley đã bàng hoàng vì ông ta hoàn toàn hy vọng rằng chức vụ ấy sẽ được trao cho ông ta. Tin tức về Mary Ashley là một đòn cay đắng. Thực khá tệ vì đã bị bỏ qua, nhưng bị mất mặt với một chính trị gia được bổ nhiệm - một người không tên tuổi từ Kansas - là một điều thật xúc phạm.
- Cậu có thể tin được không? - ông ta lên tiếng hỏi Bruce, người bạn thân nhất của ông ta. - Phân nửa những vị đại sứ của chúng ta đều là loại quái quỷ gì ấy. Việc ấy không bao giờ có thể xảy ra tại Anh hoặc Pháp đâu nhé. Họ dùng các sĩ quan tại ngũ rành nghề. Quân đội có gọi một tay tài tử làm tướng không nhỉ? Mà thôi, ở hải ngoại, những tay đại sứ tài tử quái quỷ của chúng ta làm tướng cả đấy.
- Cậu say rồi, Jimbo ạ.
- Tôi sẽ còn say hơn nữa.
Bây giờ ông ta dò xét Mary Ashley trong lúc nàng ngồi đối diện bàn làm việc của ông ta.
Mary cũng dò xét ông ta. Có một điều gì đấy trông bần tiện ở ông ta. - Mình sẽ không muốn biến ông ta thành kẻ thù, Mary nghĩ thế.
- Bà có nhận thức rằng bà sắp được đưa đến một chức vụ cực kỳ bén nhạy không, bà Ashley?
- Vâng, dĩ nhiên. Tôi…
- Vị đại sứ tiền nhiệm của chúng ta đã bước sai một bước và toàn bộ mối liên hệ đã nổ tung vào mặt chúng ta. Chúng ta phải mất ba năm để bước lại vào cái cửa ấy. Tổng thống sẽ điên lên nếu chúng ta cho nó nổ trở lại đấy.
- Nếu ta cho nó nổ, ông ta muốn nói như thế.
- Chúng tôi sẽ phải biến bà thành một chuyên viên tức khắc. Chúng tôi không có nhiều thì giờ.
Ông ta trao cho nàng một ôm hồ sơ.
- Bà có thể bắt đầu bằng cách đọc những báo cáo này.
- Tôi sẽ bỏ cả buổi sáng của tôi cho nó!
- Không. Trong vòng 30 phút nữa, theo chương trình bà sẽ bắt đầu học tiếng Rumani. Lớp học thường mất hàng tháng, nhưng tôi được lệnh phải dạy bà thật căng.
Thời gian đã biến thành một vết lem, một cơn lốc hoạt động làm Mary kiệt sức. Mỗi buổi sáng, nàng và Stickley phải cùng nhau xem qua các hồ sơ hàng ngày của tổ công tác Rumani.
- Tôi sẽ đọc những công điện bà gửi đến Stickley cho nàng biết. - Những bản màu vàng là về hoạt động, những bản màu trắng là tin tức. Những bản sao các công điện của bà sẽ được gửi đến Bộ quốc phòng, CIA, USIA, Bộ văn khố và hàng chục các bộ khác. Một trong những vấn đề đầu tiên mong đợi bà giải quyết là những người Mỹ đang bị giữ trong các nhà tù Rumani. Chúng ta muốn họ được thả ra.
- Họ bị kết tội gì!
- Gián điệp, ma tuý, trộm cắp, bất cứ thứ gì người Rumani muốn kết tội.
Mary không biết phải xoay sở cách nào để được một lệnh tha cho một tội phạm gián điệp cả. Mình sẽ tìm ra cách!
- Đúng - nàng nói cộc lốc.
- Hãy nhớ Rumani là một trong những quốc gia Đông Âu độc lập hơn cả. Chúng ta sẽ phải khuyến khích thái độ ấy.
- Đúng như thế.
Stickley nói.
- Tôi sẽ cho bà một cái gói. Đừng để nó rời khỏi tay bà. Chỉ bà được xem thôi. Khi bà đã đọc và tiêu thụ nó xong, tôi muốn bà đích thân giao cho tôi vào sáng mai. Còn câu hỏi nào nữa không?
- Không, thưa ngài!
Ông ta trao cho nàng một phong bì dày dán bằng băng keo đỏ.
- Xin mời, ký vào đây.
Nàng thở dài.
***
Suốt chuyến đi trở về khách sạn, Mary kẹp nó chặt vào đùi, cảm thấy mình như nhân vật trong một phim James Bond.
Con nàng đã mặc quần áo chỉnh tề đợi nàng.
- Ồ! - Mary nhớ lại. - Mình đã hứa đưa chúng đi ăn cơm Tàu và xem phim.
- Các con, - nàng nói. - Có một sự thay đổi kế hoạch. Chúng ta sẽ đi ngắm cảnh vào một buổi chiều khác. Tối nay, chúng ta sẽ ở nhà và ăn tối trong phòng. Mẹ có việc khẩn cấp phải làm.
- Được thôi, mẹ ạ.
- Đồng ý.
Và Mary nghĩ: "Trước khi Edward mất, có lẽ chúng đã thét lên như giặc. Nhưng chúng đã phải trưởng thành. Tất cả chúng ta đều phải trưởng thành".
Nàng ôm cả hai đứa vào lòng.
- Mẹ sẽ đền cho các con, - nàng hứa.
Vậy mà James Stickley trao cho nàng không tin được. - Chẳng lạ gì khi ông ta muốn đòi lại ngay, - Mary nghĩ thế. Đó là những báo cáo chi tiết về mọi viên chức quan trọng của Rumani, từ chủ tịch xuống đến bộ trưởng thương mại. Đó là hồ sơ về những thói quen tình dục, sử dụng tài chánh, bạn bè, những nét cá biệt và thành kiến của họ.
Một số tài liệu thật trắng trợn. Bộ trưởng thương mại, ví dụ, hay ngủ với tình nhân và người tài xế trong lúc vợ ông ta quan hệ với người hầu.
Mary thức đến nửa đêm để học thuộc tên và những lỗi nhỏ của những người nàng sẽ phải đương đầu. - Mình không biết liệu mình sẽ có thể giữ được một khuôn mặt chân thật khi gặp họ không?
Buổi sáng, nàng trả lại các tài liệu mật.
Stickley nói:
- Được rồi, bây giờ thì bà đã biết mọi việc cần biết về các lãnh tụ Rumani rồi!
- Xong một số đấy, - Mary nói nhỏ.
- Có một điều bà nên ghi nhớ: lúc này bọn Rumani đã biết mọi việc cần phải biết về bà đấy.
- Họ sẽ không làm được gì nhiều đâu. - Mary nói.
- Không à? - Stiekley dựa vào thành ghế. - Bà là một người phụ nữ và bà cô đơn. Bà có thể chắc chắn rằng họ đã ghi nhận bà là một mục tiêu dễ dàng đấy. Họ sẽ tấn công vào sự cô đơn của bà. Mọi hành vi của bà sẽ được quan sát và ghi hồ sơ. Toà đại sứ và dinh của bà sẽ bị soi mói. Tại các quốc gia cộng sản, chúng ta bị buộc phải dùng các "ban tham mưu địa phương", nên mọi kẻ giúp việc trong dinh sẽ là nhân viên của công an Rumani đấy.
Ông ta định làm cho mình hoảng sợ, - Mary nghĩ thế. - Mà thôi, chẳng ăn nhằm gì đâu.
Mỗi giờ trong ngày của Mary hình như đều được trưng dụng và hầu hết các buổi chiều cũng thế. Ngoài các bài học ngôn ngữ Rumani, chương trình của nàng còn bao gồm một lớp tại Viện Ngoại giao tại Rosslyn, các cuộc thuyết minh tại cơ quan tình báo quốc phòng, các buổi họp với Bộ trưởng ISA - Các vấn đề an ninh quốc tế - và với các Uỷ ban thượng viện. Tất cả đều có những yêu cầu, các lời khuyên, các câu hỏi.
Mary cảm thấy có tội đối với Beth và Tim. Nhờ sự giúp đỡ của Stanton Rogers, nàng đã tìm được một người giám hộ cho con nàng. Thêm vào đấy, Beth và Tim đã gặp được một số trẻ con khác sống trong khách sạn, nên ít ra chúng cũng có được một số bạn để chơi; tuy nhiên, nàng vẫn không thích bỏ bê chúng quá nhiều.
Mary coi là quan trọng việc ăn điểm tâm với con mỗi buổi sáng trước khi nàng đi tham dự lớp ngoại ngữ lúc 8 giờ tại viện. Môn ngoại ngừ thật khó tin được.
Mình còn kinh ngạc tại sao người Rumani có thể nói thứ tiếng ấy được nhỉ. - Nàng học to những câu - Chào - Bumă Dimineata - Cám ơn - Multamésc - Không sao - Cu Plăcére - Tôi không hiểu. - Nu Inteleg - Thưa ngài - Domnule - Thưa cô – Domniscara. Và chẳng có từ nào được đọc theo vần của nó cả.
Beth và Tim ngồi nhìn nàng vất vả với bài làm ở nhà của nàng và Beth cười toe toét.
- Đây là sự trả thù của chúng con về việc mẹ bắt chúng con học các bản cửu chương đấy.
***
James Stickley nói:
- Bà Đại sứ, tôi muốn bà gặp tuỳ viên quân sự của bà, đại tá William Mc Kinney.
Bill Mc Kinney mặc thường phục nhưng với tư cách quân sự của ông, nó lại trông giống một bộ quân phục. Ông ta là một người trung niên cao lớn có một khuôn mặt phong trần chằng chịt những vết sẹo.
- Thưa bà Đại sứ, - giọng ông chói tai và nặng nề như có một vết thương ở cổ.
- Tôi hài lòng được gặp ông, - Mary nói.
Đại tá Mc Kinney là nhân viên tham mưu đầu tiên của nàng và việc gặp ông làm nàng có một ý thức phấn khởi. Nó có vẻ như đưa vị trí mới của nàng đến gần hơn.
- Tôi mong được làm việc với bà tại Rumani.
Đại tá Mc Kinney lên tiếng.
- Trước đây ông đã đến Rumani chưa?
Vị đại tá và James Stickley trao đổi nhau một cái nhìn.
- Ông ấy đã đến đấy trước kia, - Stickley đáp.
***
Mọi buổi chiều thứ hai, các phiên họp ngoại giao dành cho các tân đại sứ được tổ chức trong một phòng họp trên tầng tám của Bộ Ngoại giao.
"Trong công tác ngoại giao, chúng ta có một hệ thống chỉ huy chặt chẽ, - lớp học được cho biết như thế. - Trên cùng là đại sứ. Dưới ông ta (dưới nàng, Mary tự động nghĩ thê) - là DCM - Phó trưởng phái đoàn. Dưới ông ta (dưới nàng) - có lãnh sự chính trị, lãnh sự kinh tế, lãnh sự hành chánh và lãnh sự các vấn đề công cộng. Rồi quí vị có các tuỳ viên nông nghiệp, thương mại và quân sự. - Đấy là đại tá Mc Kinney, - Mary nghĩ thế. - Khi quý vị đến nhiệm sở mới, quý vị sẽ được quyền bất khả xâm phạm về ngoại giao. Quý vị không bị bắt vì lái xe nhanh, lái xe lúc say rượu, đốt nhà hoặc ngay cả việc sát hại. Khi quý vị chết, chẳng ai được chạm đến xác quý vị, hoặc khám xét bất cứ giấy tờ gì quý vị có thể bỏ lại. Quý vị sẽ không phải trả các phiếu mua - các cửa hiệu không thể kiện quý vị.
Có ai đất trong lớp la to, "Đừng để vợ tôi nghe điều ấy"
Giảng viên liếc đồng hồ.
- Trước buổi học tới, tôi đề nghị quý vị nghiên cứu Sách hướng dẫn các vấn đề ngoại giao,
***
Mary và Stanton Rogers dùng bữa trưa tại khách sạn Watergate.
- Tổng thống Ellison muốn bà làm một số việc truyền thông đại chúng cho ngài - Rogers nói.
- Loại việc truyền thông đại chúng nào vậy?
- Chúng ta sẽ thiết lập một số việc mang tính chất quốc gia. Họp báo, radio, truyền hình chẳng hạn.
- Tôi chưa bao giờ, mà thôi, nếu điều ấy quan trọng, tôi sẽ cố gắng.
- Tốt. Chúng tôi sẽ phải cho bà một tủ quần áo mới. Bà không thể ngồi chụp ảnh hai lần với bộ quần áo cũ.
- Stan, việc ấy sẽ mất cả một gia tài đấy. Ngoài ra, tôi không có thì giờ để đi phố. Tôi bận từ sáng sớm cho đến khuya. Nếu…
- Chẳng có gì đáng lo cả. Helen Moody.
- Gì thế?
- Bà ấy là một trong những người đi mua hàng chuyên nghiệp hàng đầu tại Washington. Chỉ việc giao mọi việc cho bà ấy.
***
Helen Moody là một phụ nữ da đen duyên dáng đã thôi việc. Chị đã từng là một người mẫu thành công trước khi bắt đầu công việc đi mua hàng riêng. Chị xuất hiện tại phòng khách sạn của Mary vào một buổi sáng sớm và bỏ ra một giờ để xem qua tủ áo của nàng.
- Rất tốt cho thị trấn Junction, - chị nói thẳng. - Nhưng chúng ta phải diện thật đẹp tại Washington DC chứ, đúng không nào?
- Tôi không có nhiều tiền để…
Helen Moody cười to.
- Tôi biết cách trả giá. Và chúng ta sẽ nhanh thôi. Bà sẽ cần một chiếc áo dạ hội dài chấm đất, một chiếc áo cho các bữa tiệc cốc tai và các cuộc tiếp tân buổi chiều, một chiếc áo buổi xế cho các bữa tiệc trà và các bữa tiệc trưa, một bộ đồ mặc dạo phố hoặc mặc trong văn phòng, một chiếc áo đen, và một khăn quàng đầu thích hợp cho các tang lễ chính thức.
Việc mua hàng mất ba ngày. Khi xong việc, Helen Moody ngắm Mary Ashley.
- Bà vốn đẹp, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta còn có thể làm cho bà đẹp hơn nữa. Tôi muốn bà đến gặp Susan tại Rainbow để làm mặt và rồi tôi sẽ đưa bà đến Billy tại Sushine để làm tóc.
Vào buổi chiều sau, Mary tình cờ gặp Stanton Rogers tại một bữa ăn chiều thân mật tổ chức tại CorcoLan Gallery. Ông ta nhìn Mary mỉm cười.
- Bà trông đẹp mê hồn đấy.
Cuộc tấn công chớp nhoáng của đám truyền thống báo chí bắt đầu. Đạo diễn là Ian Villlers, Trưởng Ban liên lạc báo chí của Bộ Ngoại giao.
Villiers trạc cuối tứ tuần, một cựu nhà báo hiếu động, có vẻ như quen biết tất cả mọi người trong đám báo chí.
Mary bỗng thấy mình đứng trước ống kính của đài Good Morning America, Meet The Press, và Firing Line. Nàng bị tờ Washington Post, tờ New York Times và nửa chục các nhật báo quan trọng khác phỏng vấn. Nàng trả lời phỏng vấn của tờ Times của London, Der Spiegel, Oggi và Le Monde. Tạp chí Time viết các bài đặc biệt về nàng và con nàng. Ảnh của Mary Ashley hình như có khắp nơi và bất cứ nơi nào có loan tin về một biến cố tại một góc xa xăm nào đấy của thế giới, nàng đều bị yêu cầu cho lời bình phẩm. Tối đến, Mary và con nàng trở thành những nhân vật nổi danh.
Tim nói:
- Mẹ ơi, thật như có ma quỷ ấy, khi trông thấy ảnh của mình trên bìa của tất cả các tạp chí.
- Đúng là ma quy thật đấy, - Mary đồng ý.
Dù sao nàng cũng cảm thấy khó chịu về tất cả những việc đăng tải ấy. Nàng nói với Stanton Rogers về việc ấy.
- Hãy nhìn vào đấy như là một phần việc của bà. Tổng thống đang tìm cách tạo nên một hình ảnh. Lúc bà đến châu Âu, mọi người ở đấy sẽ biết bà là ai.
***
Ben Cohn và Akiko đang nằm trên giường, khoả thân, Akiko là một cô gái Nhật đáng yêu, trẻ hơn chàng phóng viên 10 tuổi. Họ đã gặp nhau ít năm trước khi chàng viết một chuyện về các người mẫu và họ đã sống chung với nhau kể từ đấy. Cohn đang có điều gì đấy.
- Có vấn đề gì đấy, anh? - Akiko dịu dàng hỏi. - Anh có muốn em tiếp tục với anh thêm nữa không?
Tâm trí chàng đang để mãi tận đâu đâu.
- Không. Anh đang có điều bực mình.
- Em không thấy, nàng ghẹo.
- Nó ở trong đầu anh, Akiko ạ. Anh bực mình về một Connors. Có điều gì đấy kỳ lạ, xảy ra trong thành phố này.
- Có điều gì mới lạ đâu nào?
- Điều này khác hẳn. Anh không thể hình dung ra được.
- Anh muốn nói về chuyện ấy không?
- Đấy là Mary Ashley. Anh đã trông thấy bà ấy trên bìa của sáu tạp chí trong hai tuần lễ qua và bà ấy vẫn chưa nhận nhiệm sở? Akiko à, có ai đấy đang quảng cáo cho bà Ashley như một minh tinh điện ảnh. Bà ấy và hai đứa con được đăng loạn xạ khắp các tờ báo và tạp chí. Tại sao vậy nhỉ?
- Em được cho là người duy nhất có đầu óc Đông Phương ma mãnh. Em nghĩ rằng người ta đang làm cho phức tạp một việc rất đơn giản.
Ben Cohn đốt một điếu thuốc và giận dữ bập mạnh:
- Em có thể đúng đấy, - chàng lẩm bẩm.
Nàng lần tay xuống và bắt đầu mơn trớn chàng.
- Anh thấy thế nào về việc tắt điếu thuốc ấy đi và đốt em lên?
***
- Có một bữa tiệc được tổ chức để chiêu đãi Phó Tổng thống Bradford, - Stanton Rogers báo cho Mary biết, - và tôi đã thu xếp để bà được mời đến. Vào tối thứ sáu tại Câu lạc bộ Pan American.
Câu lạc bộ Pan American là một toà nhà rộng, yên tĩnh có một khoảng sân trong thật rộng và thường xuyên được dùng cho những buổi tiệc họp mặt ngoại giao. Bữa ăn tối chiêu đãi phó Tổng thống là một công việc công phu với những chiếc bàn bày dao mạ bạc cổ xưa bóng loáng và những chiếc cốc Baccarat lấp lánh. Có một ban nhạc nhỏ.
Danh sách thực khách gồm những nhân vật ưu tú của thủ đô. Ngoài ông bà Phó Tổng thống, còn có các thượng nghị sĩ, các đại sứ và các nhân vật nổi tiếng thuộc mọi tầng lớp xã hội.
Mary nhìn quanh cuộc họp mặt quyến rũ.
- Mình phải nhớ mọi việc để có thể kể lại cho Beth và Tim nghe, - nàng nghĩ thế.
Khi bữa ăn tối được loan báo, Mary bỗng thấy mình hoà lẫn vào một bàn ăn một cách thú vị với các thượng nghị sĩ, các viên chức và các nhà ngoại giao của Bộ Ngoại giao. Người nào cũng trông hấp dẫn và bữa ăn tuyệt vời.
Lúc 11 giờ, Mary nhìn đồng hồ và nói với vị thượng nghị sĩ bên phải nàng:
- Tôi không hay về khuya đến thế. Tôi đã hứa với con tôi là sẽ về sớm đấy.
Nàng đứng dậy và gật đầu với những người ngồi cùng bàn.
- Thật là thích thú được gặp tất cả các ngài. Chúc ngủ ngon.
Có một sự im lặng đầy kinh ngạc và mọi người trong phòng tiệc rộng lớn quay lại để nhìn Mary trong lúc nàng bước qua sàn khiêu vũ và đi ra.
- Ồ Chúa ơi! - Stanton Rogers nói nhỏ. - không một ai bảo cho bà ấy biết cả.
Stanton Rogers ăn sáng với Mary sáng hôm sau.
- Mary! - ông nói, - Đây là một thành phố giữ luật lệ nghiêm ngặt. Nhiều người ngu xuẩn, nhưng tất cả chúng ta phải sống nhờ họ đấy.
- Ồ! Tôi đã làm gì thế?
Ông thở dài.
- Bà đã huỷ luật số một: Không ai được phép rời bàn tiệc trước người khách danh dự. Đêm qua, người khách danh dự đấy là Phó Tổng thống Hoa Kỳ.
- Ồ, trời ơi!
- Phân nửa số điện thoại tại Washington đều gọi toáng lên cả đấy.
- Tôi xin lỗi, Stan. Tôi không biết. Dù sao, tôi đã hứa với bọn trẻ…
- Chẳng có bọn trẻ nào cả tại Washington, chỉ có cử chỉ trẻ thôi. Thành phố này là của quyền lực. Đừng bao giờ quên điều ấy.
Tiền bạc chứng tỏ là một vấn đề giá sinh hoạt khủng khiếp. Giá cả mọi thứ tại Washington hình như đối với Mary đều cao quá. Nàng giao một số đồ cần giặt ủi cho người phục vụ khách sạn và khi nàng nhận được phiếu, nàng sững sờ. - 5 đô-la rưỡi để giặt một cái áo cánh, - nàng nói. - Và một đô-la 95 cho một cái xu chiêng?
- Thôi đi, - nàng thề như thế. - Từ nay mình sẽ tự giặt lấy.
Nàng ngâm bít tất dài của nàng trong nước lạnh và cho vào tủ lạnh. Bằng cách ấy, các thứ giữ gìn được lâu hơn. Nàng giặt bít tất, khăn tay và quần lót của con nàng cùng với xu chiêng của nàng trong chậu rửa mặt. Nàng trải khăn tay lên gương soi để phơi khô và rồi cẩn thận xếp lại để khỏi phải ủi. Nàng phơi áo của nàng và quần của Tim bằng cách treo lên giá của gương sen, vặn vòi nước nóng của gương sen thật mạnh và đóng cửa phòng tắm lại. Một buổi sáng khi Beth mở cửa, nó chạm phải một bức tường hơi nóng.
- Mẹ-mẹ làm gì đấy!
- Tiết kiệm tiền, - Mary nói cho nó biết một cách kiêu kỳ. - Đồ giặt ủi tốn cả gia tài đấy.
- Nếu Tổng thống vào nhà thì sao? Sẽ trông như thế nào? Ngài sẽ nghĩ rằng chúng ta là bọn Okie đấy!
- Tổng thống sẽ không vào đâu. Và con làm ơn đóng cửa phòng tắm lại. Con phí tiền đấy.
Quả thực là bọn Okie? Nếu Tổng thống bước vào và trông thấy việc nàng đang làm, ngài sẽ hãnh diện vì nàng. Nàng sẽ chỉ cho ngài bảng giá đồ giặt của khách sạn và cho ngài biết nàng đã tiết kiệm được bao nhiêu bằng cách sử dụng việc làm ngây thơ của một người Mỹ bình thường. Ngài sẽ xúc động.
- Nếu có nhiều người hơn trong chính phủ có được óc tưởng tượng của bà, bà Đại sứ ạ, nền kinh tế của quốc gia chúng ta sẽ khá hơn nhiều. Chúng ta đã mất tinh thần tiên phong từng làm cho quốc gia này vĩ đại. Dân tộc chúng ta đã uỷ mị. Chúng ta cậy quá nhiều: vào các thiết bị điện tiết kiệm thời gian và ít cậy vào chính sự tiết kiệm của chúng ta. Tôi muốn dùng bà làm một tấm gương sáng cho một số những người ăn tiêu lãng phí tại Washington, những người nghĩ rằng quốc gia này được làm bằng tiền. Bà có thể dạy cho tất cả bọn họ một bài học. Thực sự, tôi có một ý kiến tuyệt vời. Mary Ashley, tôi sẽ bổ nhiệm bà làm bộ trưởng bộ tài chánh.
Hơi nóng len ra từ dưới cửa phòng tắm. Mary mơ màng mở cửa. Một đám hơi nóng tràn vào phòng khách.
Có tiếng chuông reo ở cửa, và một lúc sau Beth lên tiếng nói:
- Mẹ ơi, ông James Stickley đến để gặp mẹ đấy.
Mary được đa số đông đủ bỏ phiếu thuận: Khi Tổng thống Ellison nghe tin, bảo ngay Stanton Rogers:
- Chương trình của chúng ta đang tiến hành, Stan ạ. Bây giờ chẳng có gì có thể ngăn cản chúng ta được.
Stanton Rogers gật đầu đồng ý:
- Chẳng có gì cả.
***
Peter Connors đang ở văn phòng khi ông nhận được tin. Ông thảo ngay một công điện và mã hoá nó. Một trong những nhân viên của ông đang trực tại phòng truyền tin CIA.
- Tôi muốn dùng hệ thống Rogers, - Connors nói, - Hãy đợi bên ngoài.
Hệ thống Rogers là một hệ thống truyền tin tối mật của CIA, chỉ có những uỷ viên chấp hành cao cấp nhất mới được phép dùng. Các công điện được chuyển đi bằng một máy phát bằng tia lazer, trên một tần số cực cao trong một phần giây. Connors còn lại một mình, ông chuyển bức điện. Nó được gửi cho Sigmund.
Suốt tuần lễ tiếp theo, Mary ghé đến thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng ngành CIA, Bộ trưởng thương mại, các Giám đốc Ngân hàng dịch vụ Manhattan tại New York và nhiều tổ chức Do Thái quan trọng. Mỗi người đều cho những lời cảnh cáo, khuyên răn và yêu cầu.
Ned Tillngast tại CIA rất phấn khởi.
- Đưa người của chúng ta trở lại hoạt động ở đấy thật là việc làm lớn lao đấy, bà Đại sứ ạ. Rumani đã trở thành điểm mù của chúng ta từ khi chúng ta trở thành những người thất sủng. Tôi sẽ bổ nhiệm cho Toà đại sứ của bà một người với tư cách là tuỳ viên của bà. - Ông đưa mắt nhìn nàng đầy ý nghĩa. - Tôi chắc bà sẽ hợp tác hoàn toàn với ông ấy.
Mary không hiểu chính xác điều ấy có nghĩa là gì "Đừng hỏi" - nàng quyết định.
Buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của các tân đại sứ theo thông lệ được Bộ trưởng Ngoại giao chủ toạ và thường hay có từ 25 đến 30 ứng viên tuyên thệ cùng một lúc. Sáng hôm buổi lễ được tổ chức, Stanton điện thoại cho Mary.
- Mary, Tổng thống yêu cầu bà có mặt tại Toà Bạch Ốc vào trưa nay. Tổng thống sẽ đích thân cho bà tuyên thệ. Hãy mang Tim và Beth theo.
Văn phòng bầu dục đầy các nhân viên báo chí.
Khi Tổng thống Ellison bước vào với Mary và các con nàng, các máy quay phim truyền hình bắt đầu quay và các máy quay phim cố định bắt đầu nháy.
Mary đã ở nửa giờ trước cùng với Tổng thống và ngài đón tiếp nồng hậu và trấn an nàng.
- Bà thật tuyệt cho việc bổ nhiệm này! – Ông bảo nàng, - như thể tôi không hề chọn bà vậy. Bà và tôi sẽ biến giấc mơ này thành sự thật đấy.
Và quả thật có có vẻ giống như một giấc mơ đấy - Mary nghĩ thế trong lúc nàng đối diện với dàn máy quay phim.
- Nào, đưa tay phải lên!
Mary làm theo Tổng thống. - Tôi, Mary Elizabeth Ashley, xin long trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp của Hoa Kỳ chống lại tất cả những kẻ thù trong và ngoài nước, rằng tôi sẽ thực sự tin tưởng và trung thành với Hiến pháp, rằng tôi nhận nhiệm vụ này một cách tự do và không hề ngầm hạn chế tán thành đẩy đủ và trung thành nào cả, rằng tôi sẽ hoàn thành đầy đủ và trung thành các nghĩa vụ của văn phòng mà tôi sắp bước vào, xin Thượng Đế giúp tôi.
Và thế là xong. Nàng trở thành vị đại sứ tại cộng hoà xã hội chủ nghĩa Rumani.
***
Công việc buồn tẻ bắt đầu. Mary được lệnh đến trình diện tại Ban Vụ châu Âu và Nam Tư của Bộ Ngoại giao, toạ lạc tại Toà Nhà Nhỏ trông ra các Đài kỷ niệm Washington và Lincoln. Ở đấy nàng được giao cho một văn phòng nhỏ, tạm thời, như cái hộp cạnh tổ công tác Rumani.
James Stickley, sĩ quan tổ công tác Rumani, là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp có 25 năm trong nghề. Ông ta trạc cuối ngũ tuần, tầm vóc trung bình, với một khuôn mặt xảo quyệt và đôi môi mỏng, nhỏ. Đôi mắt ông ta màu nâu nhạt lạnh lẽo. Ông ta nhìn khinh bỉ những chính trị gia được bổ nhiệm nào xâm nhập vào thế giới của ông.
Ông ta được xem là chuyên viên xuất sắc nhất về tổ công tác Rumani, và khi Tổng thống Ellison loan báo kế hoạch của ông nhằm hỗ trợ một vị đại sứ tại Rumani, Stiekley đã bàng hoàng vì ông ta hoàn toàn hy vọng rằng chức vụ ấy sẽ được trao cho ông ta. Tin tức về Mary Ashley là một đòn cay đắng. Thực khá tệ vì đã bị bỏ qua, nhưng bị mất mặt với một chính trị gia được bổ nhiệm - một người không tên tuổi từ Kansas - là một điều thật xúc phạm.
- Cậu có thể tin được không? - ông ta lên tiếng hỏi Bruce, người bạn thân nhất của ông ta. - Phân nửa những vị đại sứ của chúng ta đều là loại quái quỷ gì ấy. Việc ấy không bao giờ có thể xảy ra tại Anh hoặc Pháp đâu nhé. Họ dùng các sĩ quan tại ngũ rành nghề. Quân đội có gọi một tay tài tử làm tướng không nhỉ? Mà thôi, ở hải ngoại, những tay đại sứ tài tử quái quỷ của chúng ta làm tướng cả đấy.
- Cậu say rồi, Jimbo ạ.
- Tôi sẽ còn say hơn nữa.
Bây giờ ông ta dò xét Mary Ashley trong lúc nàng ngồi đối diện bàn làm việc của ông ta.
Mary cũng dò xét ông ta. Có một điều gì đấy trông bần tiện ở ông ta. - Mình sẽ không muốn biến ông ta thành kẻ thù, Mary nghĩ thế.
- Bà có nhận thức rằng bà sắp được đưa đến một chức vụ cực kỳ bén nhạy không, bà Ashley?
- Vâng, dĩ nhiên. Tôi…
- Vị đại sứ tiền nhiệm của chúng ta đã bước sai một bước và toàn bộ mối liên hệ đã nổ tung vào mặt chúng ta. Chúng ta phải mất ba năm để bước lại vào cái cửa ấy. Tổng thống sẽ điên lên nếu chúng ta cho nó nổ trở lại đấy.
- Nếu ta cho nó nổ, ông ta muốn nói như thế.
- Chúng tôi sẽ phải biến bà thành một chuyên viên tức khắc. Chúng tôi không có nhiều thì giờ.
Ông ta trao cho nàng một ôm hồ sơ.
- Bà có thể bắt đầu bằng cách đọc những báo cáo này.
- Tôi sẽ bỏ cả buổi sáng của tôi cho nó!
- Không. Trong vòng 30 phút nữa, theo chương trình bà sẽ bắt đầu học tiếng Rumani. Lớp học thường mất hàng tháng, nhưng tôi được lệnh phải dạy bà thật căng.
Thời gian đã biến thành một vết lem, một cơn lốc hoạt động làm Mary kiệt sức. Mỗi buổi sáng, nàng và Stickley phải cùng nhau xem qua các hồ sơ hàng ngày của tổ công tác Rumani.
- Tôi sẽ đọc những công điện bà gửi đến Stickley cho nàng biết. - Những bản màu vàng là về hoạt động, những bản màu trắng là tin tức. Những bản sao các công điện của bà sẽ được gửi đến Bộ quốc phòng, CIA, USIA, Bộ văn khố và hàng chục các bộ khác. Một trong những vấn đề đầu tiên mong đợi bà giải quyết là những người Mỹ đang bị giữ trong các nhà tù Rumani. Chúng ta muốn họ được thả ra.
- Họ bị kết tội gì!
- Gián điệp, ma tuý, trộm cắp, bất cứ thứ gì người Rumani muốn kết tội.
Mary không biết phải xoay sở cách nào để được một lệnh tha cho một tội phạm gián điệp cả. Mình sẽ tìm ra cách!
- Đúng - nàng nói cộc lốc.
- Hãy nhớ Rumani là một trong những quốc gia Đông Âu độc lập hơn cả. Chúng ta sẽ phải khuyến khích thái độ ấy.
- Đúng như thế.
Stickley nói.
- Tôi sẽ cho bà một cái gói. Đừng để nó rời khỏi tay bà. Chỉ bà được xem thôi. Khi bà đã đọc và tiêu thụ nó xong, tôi muốn bà đích thân giao cho tôi vào sáng mai. Còn câu hỏi nào nữa không?
- Không, thưa ngài!
Ông ta trao cho nàng một phong bì dày dán bằng băng keo đỏ.
- Xin mời, ký vào đây.
Nàng thở dài.
***
Suốt chuyến đi trở về khách sạn, Mary kẹp nó chặt vào đùi, cảm thấy mình như nhân vật trong một phim James Bond.
Con nàng đã mặc quần áo chỉnh tề đợi nàng.
- Ồ! - Mary nhớ lại. - Mình đã hứa đưa chúng đi ăn cơm Tàu và xem phim.
- Các con, - nàng nói. - Có một sự thay đổi kế hoạch. Chúng ta sẽ đi ngắm cảnh vào một buổi chiều khác. Tối nay, chúng ta sẽ ở nhà và ăn tối trong phòng. Mẹ có việc khẩn cấp phải làm.
- Được thôi, mẹ ạ.
- Đồng ý.
Và Mary nghĩ: "Trước khi Edward mất, có lẽ chúng đã thét lên như giặc. Nhưng chúng đã phải trưởng thành. Tất cả chúng ta đều phải trưởng thành".
Nàng ôm cả hai đứa vào lòng.
- Mẹ sẽ đền cho các con, - nàng hứa.
Vậy mà James Stickley trao cho nàng không tin được. - Chẳng lạ gì khi ông ta muốn đòi lại ngay, - Mary nghĩ thế. Đó là những báo cáo chi tiết về mọi viên chức quan trọng của Rumani, từ chủ tịch xuống đến bộ trưởng thương mại. Đó là hồ sơ về những thói quen tình dục, sử dụng tài chánh, bạn bè, những nét cá biệt và thành kiến của họ.
Một số tài liệu thật trắng trợn. Bộ trưởng thương mại, ví dụ, hay ngủ với tình nhân và người tài xế trong lúc vợ ông ta quan hệ với người hầu.
Mary thức đến nửa đêm để học thuộc tên và những lỗi nhỏ của những người nàng sẽ phải đương đầu. - Mình không biết liệu mình sẽ có thể giữ được một khuôn mặt chân thật khi gặp họ không?
Buổi sáng, nàng trả lại các tài liệu mật.
Stickley nói:
- Được rồi, bây giờ thì bà đã biết mọi việc cần biết về các lãnh tụ Rumani rồi!
- Xong một số đấy, - Mary nói nhỏ.
- Có một điều bà nên ghi nhớ: lúc này bọn Rumani đã biết mọi việc cần phải biết về bà đấy.
- Họ sẽ không làm được gì nhiều đâu. - Mary nói.
- Không à? - Stiekley dựa vào thành ghế. - Bà là một người phụ nữ và bà cô đơn. Bà có thể chắc chắn rằng họ đã ghi nhận bà là một mục tiêu dễ dàng đấy. Họ sẽ tấn công vào sự cô đơn của bà. Mọi hành vi của bà sẽ được quan sát và ghi hồ sơ. Toà đại sứ và dinh của bà sẽ bị soi mói. Tại các quốc gia cộng sản, chúng ta bị buộc phải dùng các "ban tham mưu địa phương", nên mọi kẻ giúp việc trong dinh sẽ là nhân viên của công an Rumani đấy.
Ông ta định làm cho mình hoảng sợ, - Mary nghĩ thế. - Mà thôi, chẳng ăn nhằm gì đâu.
Mỗi giờ trong ngày của Mary hình như đều được trưng dụng và hầu hết các buổi chiều cũng thế. Ngoài các bài học ngôn ngữ Rumani, chương trình của nàng còn bao gồm một lớp tại Viện Ngoại giao tại Rosslyn, các cuộc thuyết minh tại cơ quan tình báo quốc phòng, các buổi họp với Bộ trưởng ISA - Các vấn đề an ninh quốc tế - và với các Uỷ ban thượng viện. Tất cả đều có những yêu cầu, các lời khuyên, các câu hỏi.
Mary cảm thấy có tội đối với Beth và Tim. Nhờ sự giúp đỡ của Stanton Rogers, nàng đã tìm được một người giám hộ cho con nàng. Thêm vào đấy, Beth và Tim đã gặp được một số trẻ con khác sống trong khách sạn, nên ít ra chúng cũng có được một số bạn để chơi; tuy nhiên, nàng vẫn không thích bỏ bê chúng quá nhiều.
Mary coi là quan trọng việc ăn điểm tâm với con mỗi buổi sáng trước khi nàng đi tham dự lớp ngoại ngữ lúc 8 giờ tại viện. Môn ngoại ngừ thật khó tin được.
Mình còn kinh ngạc tại sao người Rumani có thể nói thứ tiếng ấy được nhỉ. - Nàng học to những câu - Chào - Bumă Dimineata - Cám ơn - Multamésc - Không sao - Cu Plăcére - Tôi không hiểu. - Nu Inteleg - Thưa ngài - Domnule - Thưa cô – Domniscara. Và chẳng có từ nào được đọc theo vần của nó cả.
Beth và Tim ngồi nhìn nàng vất vả với bài làm ở nhà của nàng và Beth cười toe toét.
- Đây là sự trả thù của chúng con về việc mẹ bắt chúng con học các bản cửu chương đấy.
***
James Stickley nói:
- Bà Đại sứ, tôi muốn bà gặp tuỳ viên quân sự của bà, đại tá William Mc Kinney.
Bill Mc Kinney mặc thường phục nhưng với tư cách quân sự của ông, nó lại trông giống một bộ quân phục. Ông ta là một người trung niên cao lớn có một khuôn mặt phong trần chằng chịt những vết sẹo.
- Thưa bà Đại sứ, - giọng ông chói tai và nặng nề như có một vết thương ở cổ.
- Tôi hài lòng được gặp ông, - Mary nói.
Đại tá Mc Kinney là nhân viên tham mưu đầu tiên của nàng và việc gặp ông làm nàng có một ý thức phấn khởi. Nó có vẻ như đưa vị trí mới của nàng đến gần hơn.
- Tôi mong được làm việc với bà tại Rumani.
Đại tá Mc Kinney lên tiếng.
- Trước đây ông đã đến Rumani chưa?
Vị đại tá và James Stickley trao đổi nhau một cái nhìn.
- Ông ấy đã đến đấy trước kia, - Stickley đáp.
***
Mọi buổi chiều thứ hai, các phiên họp ngoại giao dành cho các tân đại sứ được tổ chức trong một phòng họp trên tầng tám của Bộ Ngoại giao.
"Trong công tác ngoại giao, chúng ta có một hệ thống chỉ huy chặt chẽ, - lớp học được cho biết như thế. - Trên cùng là đại sứ. Dưới ông ta (dưới nàng, Mary tự động nghĩ thê) - là DCM - Phó trưởng phái đoàn. Dưới ông ta (dưới nàng) - có lãnh sự chính trị, lãnh sự kinh tế, lãnh sự hành chánh và lãnh sự các vấn đề công cộng. Rồi quí vị có các tuỳ viên nông nghiệp, thương mại và quân sự. - Đấy là đại tá Mc Kinney, - Mary nghĩ thế. - Khi quý vị đến nhiệm sở mới, quý vị sẽ được quyền bất khả xâm phạm về ngoại giao. Quý vị không bị bắt vì lái xe nhanh, lái xe lúc say rượu, đốt nhà hoặc ngay cả việc sát hại. Khi quý vị chết, chẳng ai được chạm đến xác quý vị, hoặc khám xét bất cứ giấy tờ gì quý vị có thể bỏ lại. Quý vị sẽ không phải trả các phiếu mua - các cửa hiệu không thể kiện quý vị.
Có ai đất trong lớp la to, "Đừng để vợ tôi nghe điều ấy"
Giảng viên liếc đồng hồ.
- Trước buổi học tới, tôi đề nghị quý vị nghiên cứu Sách hướng dẫn các vấn đề ngoại giao,
***
Mary và Stanton Rogers dùng bữa trưa tại khách sạn Watergate.
- Tổng thống Ellison muốn bà làm một số việc truyền thông đại chúng cho ngài - Rogers nói.
- Loại việc truyền thông đại chúng nào vậy?
- Chúng ta sẽ thiết lập một số việc mang tính chất quốc gia. Họp báo, radio, truyền hình chẳng hạn.
- Tôi chưa bao giờ, mà thôi, nếu điều ấy quan trọng, tôi sẽ cố gắng.
- Tốt. Chúng tôi sẽ phải cho bà một tủ quần áo mới. Bà không thể ngồi chụp ảnh hai lần với bộ quần áo cũ.
- Stan, việc ấy sẽ mất cả một gia tài đấy. Ngoài ra, tôi không có thì giờ để đi phố. Tôi bận từ sáng sớm cho đến khuya. Nếu…
- Chẳng có gì đáng lo cả. Helen Moody.
- Gì thế?
- Bà ấy là một trong những người đi mua hàng chuyên nghiệp hàng đầu tại Washington. Chỉ việc giao mọi việc cho bà ấy.
***
Helen Moody là một phụ nữ da đen duyên dáng đã thôi việc. Chị đã từng là một người mẫu thành công trước khi bắt đầu công việc đi mua hàng riêng. Chị xuất hiện tại phòng khách sạn của Mary vào một buổi sáng sớm và bỏ ra một giờ để xem qua tủ áo của nàng.
- Rất tốt cho thị trấn Junction, - chị nói thẳng. - Nhưng chúng ta phải diện thật đẹp tại Washington DC chứ, đúng không nào?
- Tôi không có nhiều tiền để…
Helen Moody cười to.
- Tôi biết cách trả giá. Và chúng ta sẽ nhanh thôi. Bà sẽ cần một chiếc áo dạ hội dài chấm đất, một chiếc áo cho các bữa tiệc cốc tai và các cuộc tiếp tân buổi chiều, một chiếc áo buổi xế cho các bữa tiệc trà và các bữa tiệc trưa, một bộ đồ mặc dạo phố hoặc mặc trong văn phòng, một chiếc áo đen, và một khăn quàng đầu thích hợp cho các tang lễ chính thức.
Việc mua hàng mất ba ngày. Khi xong việc, Helen Moody ngắm Mary Ashley.
- Bà vốn đẹp, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta còn có thể làm cho bà đẹp hơn nữa. Tôi muốn bà đến gặp Susan tại Rainbow để làm mặt và rồi tôi sẽ đưa bà đến Billy tại Sushine để làm tóc.
Vào buổi chiều sau, Mary tình cờ gặp Stanton Rogers tại một bữa ăn chiều thân mật tổ chức tại CorcoLan Gallery. Ông ta nhìn Mary mỉm cười.
- Bà trông đẹp mê hồn đấy.
Cuộc tấn công chớp nhoáng của đám truyền thống báo chí bắt đầu. Đạo diễn là Ian Villlers, Trưởng Ban liên lạc báo chí của Bộ Ngoại giao.
Villiers trạc cuối tứ tuần, một cựu nhà báo hiếu động, có vẻ như quen biết tất cả mọi người trong đám báo chí.
Mary bỗng thấy mình đứng trước ống kính của đài Good Morning America, Meet The Press, và Firing Line. Nàng bị tờ Washington Post, tờ New York Times và nửa chục các nhật báo quan trọng khác phỏng vấn. Nàng trả lời phỏng vấn của tờ Times của London, Der Spiegel, Oggi và Le Monde. Tạp chí Time viết các bài đặc biệt về nàng và con nàng. Ảnh của Mary Ashley hình như có khắp nơi và bất cứ nơi nào có loan tin về một biến cố tại một góc xa xăm nào đấy của thế giới, nàng đều bị yêu cầu cho lời bình phẩm. Tối đến, Mary và con nàng trở thành những nhân vật nổi danh.
Tim nói:
- Mẹ ơi, thật như có ma quỷ ấy, khi trông thấy ảnh của mình trên bìa của tất cả các tạp chí.
- Đúng là ma quy thật đấy, - Mary đồng ý.
Dù sao nàng cũng cảm thấy khó chịu về tất cả những việc đăng tải ấy. Nàng nói với Stanton Rogers về việc ấy.
- Hãy nhìn vào đấy như là một phần việc của bà. Tổng thống đang tìm cách tạo nên một hình ảnh. Lúc bà đến châu Âu, mọi người ở đấy sẽ biết bà là ai.
***
Ben Cohn và Akiko đang nằm trên giường, khoả thân, Akiko là một cô gái Nhật đáng yêu, trẻ hơn chàng phóng viên 10 tuổi. Họ đã gặp nhau ít năm trước khi chàng viết một chuyện về các người mẫu và họ đã sống chung với nhau kể từ đấy. Cohn đang có điều gì đấy.
- Có vấn đề gì đấy, anh? - Akiko dịu dàng hỏi. - Anh có muốn em tiếp tục với anh thêm nữa không?
Tâm trí chàng đang để mãi tận đâu đâu.
- Không. Anh đang có điều bực mình.
- Em không thấy, nàng ghẹo.
- Nó ở trong đầu anh, Akiko ạ. Anh bực mình về một Connors. Có điều gì đấy kỳ lạ, xảy ra trong thành phố này.
- Có điều gì mới lạ đâu nào?
- Điều này khác hẳn. Anh không thể hình dung ra được.
- Anh muốn nói về chuyện ấy không?
- Đấy là Mary Ashley. Anh đã trông thấy bà ấy trên bìa của sáu tạp chí trong hai tuần lễ qua và bà ấy vẫn chưa nhận nhiệm sở? Akiko à, có ai đấy đang quảng cáo cho bà Ashley như một minh tinh điện ảnh. Bà ấy và hai đứa con được đăng loạn xạ khắp các tờ báo và tạp chí. Tại sao vậy nhỉ?
- Em được cho là người duy nhất có đầu óc Đông Phương ma mãnh. Em nghĩ rằng người ta đang làm cho phức tạp một việc rất đơn giản.
Ben Cohn đốt một điếu thuốc và giận dữ bập mạnh:
- Em có thể đúng đấy, - chàng lẩm bẩm.
Nàng lần tay xuống và bắt đầu mơn trớn chàng.
- Anh thấy thế nào về việc tắt điếu thuốc ấy đi và đốt em lên?
***
- Có một bữa tiệc được tổ chức để chiêu đãi Phó Tổng thống Bradford, - Stanton Rogers báo cho Mary biết, - và tôi đã thu xếp để bà được mời đến. Vào tối thứ sáu tại Câu lạc bộ Pan American.
Câu lạc bộ Pan American là một toà nhà rộng, yên tĩnh có một khoảng sân trong thật rộng và thường xuyên được dùng cho những buổi tiệc họp mặt ngoại giao. Bữa ăn tối chiêu đãi phó Tổng thống là một công việc công phu với những chiếc bàn bày dao mạ bạc cổ xưa bóng loáng và những chiếc cốc Baccarat lấp lánh. Có một ban nhạc nhỏ.
Danh sách thực khách gồm những nhân vật ưu tú của thủ đô. Ngoài ông bà Phó Tổng thống, còn có các thượng nghị sĩ, các đại sứ và các nhân vật nổi tiếng thuộc mọi tầng lớp xã hội.
Mary nhìn quanh cuộc họp mặt quyến rũ.
- Mình phải nhớ mọi việc để có thể kể lại cho Beth và Tim nghe, - nàng nghĩ thế.
Khi bữa ăn tối được loan báo, Mary bỗng thấy mình hoà lẫn vào một bàn ăn một cách thú vị với các thượng nghị sĩ, các viên chức và các nhà ngoại giao của Bộ Ngoại giao. Người nào cũng trông hấp dẫn và bữa ăn tuyệt vời.
Lúc 11 giờ, Mary nhìn đồng hồ và nói với vị thượng nghị sĩ bên phải nàng:
- Tôi không hay về khuya đến thế. Tôi đã hứa với con tôi là sẽ về sớm đấy.
Nàng đứng dậy và gật đầu với những người ngồi cùng bàn.
- Thật là thích thú được gặp tất cả các ngài. Chúc ngủ ngon.
Có một sự im lặng đầy kinh ngạc và mọi người trong phòng tiệc rộng lớn quay lại để nhìn Mary trong lúc nàng bước qua sàn khiêu vũ và đi ra.
- Ồ Chúa ơi! - Stanton Rogers nói nhỏ. - không một ai bảo cho bà ấy biết cả.
Stanton Rogers ăn sáng với Mary sáng hôm sau.
- Mary! - ông nói, - Đây là một thành phố giữ luật lệ nghiêm ngặt. Nhiều người ngu xuẩn, nhưng tất cả chúng ta phải sống nhờ họ đấy.
- Ồ! Tôi đã làm gì thế?
Ông thở dài.
- Bà đã huỷ luật số một: Không ai được phép rời bàn tiệc trước người khách danh dự. Đêm qua, người khách danh dự đấy là Phó Tổng thống Hoa Kỳ.
- Ồ, trời ơi!
- Phân nửa số điện thoại tại Washington đều gọi toáng lên cả đấy.
- Tôi xin lỗi, Stan. Tôi không biết. Dù sao, tôi đã hứa với bọn trẻ…
- Chẳng có bọn trẻ nào cả tại Washington, chỉ có cử chỉ trẻ thôi. Thành phố này là của quyền lực. Đừng bao giờ quên điều ấy.
Tiền bạc chứng tỏ là một vấn đề giá sinh hoạt khủng khiếp. Giá cả mọi thứ tại Washington hình như đối với Mary đều cao quá. Nàng giao một số đồ cần giặt ủi cho người phục vụ khách sạn và khi nàng nhận được phiếu, nàng sững sờ. - 5 đô-la rưỡi để giặt một cái áo cánh, - nàng nói. - Và một đô-la 95 cho một cái xu chiêng?
- Thôi đi, - nàng thề như thế. - Từ nay mình sẽ tự giặt lấy.
Nàng ngâm bít tất dài của nàng trong nước lạnh và cho vào tủ lạnh. Bằng cách ấy, các thứ giữ gìn được lâu hơn. Nàng giặt bít tất, khăn tay và quần lót của con nàng cùng với xu chiêng của nàng trong chậu rửa mặt. Nàng trải khăn tay lên gương soi để phơi khô và rồi cẩn thận xếp lại để khỏi phải ủi. Nàng phơi áo của nàng và quần của Tim bằng cách treo lên giá của gương sen, vặn vòi nước nóng của gương sen thật mạnh và đóng cửa phòng tắm lại. Một buổi sáng khi Beth mở cửa, nó chạm phải một bức tường hơi nóng.
- Mẹ-mẹ làm gì đấy!
- Tiết kiệm tiền, - Mary nói cho nó biết một cách kiêu kỳ. - Đồ giặt ủi tốn cả gia tài đấy.
- Nếu Tổng thống vào nhà thì sao? Sẽ trông như thế nào? Ngài sẽ nghĩ rằng chúng ta là bọn Okie đấy!
- Tổng thống sẽ không vào đâu. Và con làm ơn đóng cửa phòng tắm lại. Con phí tiền đấy.
Quả thực là bọn Okie? Nếu Tổng thống bước vào và trông thấy việc nàng đang làm, ngài sẽ hãnh diện vì nàng. Nàng sẽ chỉ cho ngài bảng giá đồ giặt của khách sạn và cho ngài biết nàng đã tiết kiệm được bao nhiêu bằng cách sử dụng việc làm ngây thơ của một người Mỹ bình thường. Ngài sẽ xúc động.
- Nếu có nhiều người hơn trong chính phủ có được óc tưởng tượng của bà, bà Đại sứ ạ, nền kinh tế của quốc gia chúng ta sẽ khá hơn nhiều. Chúng ta đã mất tinh thần tiên phong từng làm cho quốc gia này vĩ đại. Dân tộc chúng ta đã uỷ mị. Chúng ta cậy quá nhiều: vào các thiết bị điện tiết kiệm thời gian và ít cậy vào chính sự tiết kiệm của chúng ta. Tôi muốn dùng bà làm một tấm gương sáng cho một số những người ăn tiêu lãng phí tại Washington, những người nghĩ rằng quốc gia này được làm bằng tiền. Bà có thể dạy cho tất cả bọn họ một bài học. Thực sự, tôi có một ý kiến tuyệt vời. Mary Ashley, tôi sẽ bổ nhiệm bà làm bộ trưởng bộ tài chánh.
Hơi nóng len ra từ dưới cửa phòng tắm. Mary mơ màng mở cửa. Một đám hơi nóng tràn vào phòng khách.
Có tiếng chuông reo ở cửa, và một lúc sau Beth lên tiếng nói:
- Mẹ ơi, ông James Stickley đến để gặp mẹ đấy.
Bình luận truyện