Thiên Kim Làm Vợ Kế
Chương 24: Chu tú tài
Chu tú tài có một quyết định bạo gan, y nghĩ đến những giai thoại về các trang tài từ giai nhân, y quyết định lấy thơ gửi tình.
Chu tú tài chợt thấy những ý thơ như hoa đua nở, lập tức hoàn thành một bài. Sau đó quay sang vừa cười vừa nói với hai đứa nhỏ: "Các con có biết sự tích về Hằng Nga không?" Hai đứa nhỏ gật đầu đáp: "Dạ biết, bà vú đã từng kể."
Chu tú tài cười nói: "Hôm nay đọc bài thơ về hoa quế kia, ta cũng có cảm tác một bài về Hằng Nga, để ta đọc cho các con nghe thử."
Hai đứa nhỏ vừa nghe thấy là thơ do đích thân thầy dạy làm thì thích thú lắm, mở to đôi mắt tròn xoe nhìn Chu tú tài. Chu tú tài cao giọng ngâm: "Nguyệt cung thu lãnh quế đoàn đoàn, tuế tuế hoa khai chích tự phàn. Cộng tại nhân gian thuyết thiên thượng, bất tri thiên thượng ức nhân gian."
--- ------
Ý nghĩa:
Trời thu lạnh hoa quế nở khắp cung trăng, hằng năm chỉ có hoa tự mình thưởng thức. Nhân gian nơi đây yêu mến trời cao, không biết trời cao có nhớ đến nhân gian hay chăng?
--- ------
Hai đứa nhỏ nghe xong không biết phải bình phẩm thế nào, nhưng là thầy của mình làm hiển nhiên là hay rồi! Cả hai đồng thanh nói: "Thơ hay lắm, hay lắm." Chu tú tài cười nói: "Bài thơ này ý nghĩa thế nào?" Quả nhiên hai đứa nhỏ im bặt, không biết phải nói gì.
Chu tú tài cười bảo: "Các con cầm lấy thơ vi sư làm đọc thử xem, dù rằng không thể nói là tuyệt phẩm. Thế nhưng các con mới học vỡ lòng, biết cách làm một bài thơ đơn giản là được. Bài tập hôm nay chính là nghiên cứu xem bài thơ ta vừa đọc vận dụng phép thơ gì, sau đó đọc lại và nói cho ta biết ý nghĩa của nó." Ngay sau đó Chu tú tài còn cố tình bồi thêm một câu rằng "Một lát hai con đến chính phòng dùng cơm, trước khi cơm đưa lên thì suy nghĩ thử xem, hỏi thử người khác cùng được, buối tối không nên thức quá khuya".
Hai đứa nhỏ ngoan ngoãn gật đầu rồi tan lớp. Hai đứa bé chạy như bay đến chính phòng, Nhược Thủy đang tán gẫu với Tiết Minh Viễn, thấy hai con chạy đến thì liền cười bảo: "Chạy vội làm gì, đợi đại ca các con đến, nghỉ ngơi một lát rồi chúng ta cùng ăn."
Hạ nhân giúp hai đứa nhỏ rửa tay sạch sẽ, chúng liền lấy bài thơ Chu tú tài vừa làm ra nhỏ to bàn luận. Tiết Minh Viết thấy hai đứa con mình hiếu học thì lấy làm vui lắm, y cười hỏi: "Thầy cho bài tập gì vậy?"
Tiết Hạo ngẩng đầu lên nói: "Thầy làm một bài thơ cho chúng con phân tích xem trong này dùng những phép thơ gì."
Nhược Thủy nghe xong bèn cười bảo với Tiết Minh Viễn: "Chu tiên sinh đúng là biết cách dạy bọn nhỏ, thiếp thấy hai đứa nhà mình có nhiều tiến bộ. Chu tiên sinh không chỉ dạy trong sách vở mà còn dạy chúng cách làm thơ đối chữ, bọn nhỏ cũng học rất ngoan, sau này ra ngoài đấu văn chương cũng chẳng hề gì."
Tiết Minh Viễn cười nói: "Mới một chút đã muốn bọn chúng đi đấu văn chương, mấy nơi tranh cường háo thắng ấy có tốt gì."
Nhược Thủy đáp: "Quân tử lục nghệ, lễ nhạc xạ ngự thư sổ. Cũng không thể chỉ quan tâm đến những chuyện thi cử, biết làm thơ cũng là điều tốt. Hơn nữa dù học tập thì trước phải xem gia thế sau mới xem tới văn chương, người trẻ tuổi khó tránh lỗ mãng, tuổi tác nhiều thêm một chút tính tình cũng bình ổn lại. Đại ca của thiếp năm xưa còn tìm sai cả trong tác phẩm của thầy dạy huynh ấy cơ." Nhược Thủy nhớ lại khi ấy thì không kìm được vui vẻ, tác phẩm kia chính là của Văn Uyên các Đại học sĩ, đại ca Diêu gia còn chỉ trỏ nước non, sau đó hoàng thượng còn gật gù khen sửa rất hay.
Tiết Minh Viễn cười cười nói nói với Nhược Thủy một lúc, Tiết Đinh cũng tan học. Cả nhà cùng nhau dùng cơm tối, không có mấy khi mọi người đều tụ họp. Có đôi khi Tiết Minh Viễn về muộn, Nhược Thủy sẽ đợi Tiết Minh Viễn cùng ăn, bọn nhỏ thì ăn luôn trong phòng mình. Dùng cơm xong, Tiết Hạo và Tiết Uyên vẫn tập trung suy nghĩ xem bài thơ kia rốt cuộc là có ý nghĩa gì.
Sau khi Nhược Thủy và Tiết Minh Viễn uống trà dùng trái cây, Nhược Thủy cười nói: "Lại đây nào, nói cho phụ thân mẫu thân nghe xem đã suy nghĩ ra được cái gì?"
Tiết Hạo cong môi nhỏ nói: "Không được gì hay cả ạ." Tiết Uyên cũng lắc lư đầu nhỏ.
Tiết Minh Viễn lên tiếng: "Hai con đọc thử bài thơ ấy xem nào."
Tiết Hạo dõng dạc đọc qua một lần, Nhược Thủy vừa nghe qua thì hơi sững sờ, bèn cười nói: "Hai con phân tích được gì nào, được bao nhiêu thì nói bấy nhiêu."
Tiết Hạo thưa: "Bên trong cung trăng rất lạnh, hoa quế nở từng bông từng bông. Nhân gian nhớ đến bầu trời..."
Không đợi Nhược Thủy lên tiếng, Tiết Đinh ngồi bên cạnh đã chen vào: "Phía sau ý nói không chỉ có người phàm ao ước cuộc sống của thần tiên mà đến thần tiên cung muốn có được cuộc sống như của phàm nhân. Đấy mới là chủ đề chính."
Tiết Hạo và Tiết Uyên thấy vấn đề mà hai người chưa nghĩ ra, thế mà Tiết Đinh chỉ nghe qua một lần đã biết lời giải, còn nói thẳng ra như thế bèn hung hăng trợn mắt nhìn Tiết Đinh. Nhược Thủy khẽ thở dài, quan hệ huynh đệ giữa ba đứa nhỏ này không được tốt, Tiết Đinh cũng thật là, đúng như lời Tiết Minh Viễn nói, quá háo thắng.
Tiết Uyên hỏi Nhược Thủy: "Mẫu thân, Nhị ca nói vậy có đúng không?"
Nhược Thủy mỉm cười nói: "Hạo nhi nói đúng, các con mới đi học mấy ngày đã hiểu được lớp ý ngoài của bài thơ là giỏi rồi. Đinh nhi nói cũng đúng, các con thấy không, chỉ cần học sẽ biết, không học thì mãi cũng không biết, cho nên các con muốn giỏi hơn thì phải chăm chỉ theo thầy học tập, biết không?"
Mấy đứa nhỏ gật đầu, Tiết Hạo hỏi: "Mẫu thân à, vậy bài thơ này rốt cuộc là có ý gì?"
Nhược Thủy kiên nhẫn phân tích cho con mình: "Chúng ta đều biết Hằng Nga lén uống viên thuốc trường sinh mà chồng nàng xin được từ Tây Vương Mẫu, nên bay đến cung trăng. Như vậy bài thơ ý muốn nói rằng, sau khi bay đến cung trăng Hằng Nga không hề vui vẻ, nàng cũng không còn được hưởng thụ những niềm vui bình dị chốn nhân gian. Thế cốt là muốn răn chúng ta không nên có dã tâm quá lớn, chớ nên nghĩ đến chuyện không nên nghĩ, bằng không tất có báo ứng."
Đám nhỏ gật đầu, Nhược Thủy quay sang hỏi Tiết Đinh: "Đinh nhi, Tào tiên sinh đang dạy con thơ gì?"
Tiết Đinh đáp bằng giọng khinh khỉnh: "Mẫu thân không hiểu được chuyện này đâu, Tào tiên sinh nói chúng ta phải lấy khoa cử tứ thư làm trọng, ngâm thơ đối câu đều chỉ là thứ hỗn tạp, biết sơ qua là đủ rồi. Di nương cũng dạy con phải đậu khoa cử mới có tiền đồ, học mấy thứ đơn giản đó không thể nào tiến bộ được." Những lời này khá lắm, nếu lúc này Nhược Thủy nói gì thì nhất định Thẩm Mộ Yên sẽ bảo nàng không cho con trai cô ta tiến thân, Nhược Thủy chỉ cười rồi im lặng.
Nhược Thủy trò chuyện với bọn nhỏ, Tiết Minh Viễn ngồi bên cạnh thấy vậy bèn nở nụ cười, thê tử thì dịu dàng, con cái thì thông minh hiểu biết, nụ cười hạnh phúc trên môi y càng thêm rạng rỡ. Sau khi bọn nhỏ về phòng, Tiết Minh Viễn mới nói: "Nhà người ta đều là thân phụ giảng giải bài học cho con cái, ta lại không có khả năng, may mà còn có nàng."
Nhược Thủy đáp: "Mỗi nhà mỗi cảnh, có các tiên sinh giúp chúng ta là được rồi, còn cần phụ đạo gì chứ."
Buổi tối, sau khi lên giường, Nhược Thủy mới có thời gian ngẫm lại bài thơ kia. Giải thích cho bọn nhỏ là một chuyện, thực ra phản ứng đầu tiên của Nhược Thủy khi vừa nghe lại khác, song chuyện này không thể nói ra. Bài thơ này cũng có thể nói là Hằng Nga ở cung trăng lạnh lẽo tịch mịch. Nghe nói hôm nay Tiết Minh Viễn đã mang thơ nàng làm đến cho Chu tú tài xem.
Có khả năng Chu tú tài đã hiểu sai, bài thơ có thể hiểu thành trong cung trăng lãnh lẽo giữa tiết thu, cô gái bên trong cô quạnh. "Tuế tuế hoa khai chích tự phàn", những ưu tú tài hoa, cô gái chỉ có thể tự mình thưởng thức. "Nhân gian thuyết thiên thượng, thiên thượng ức nhân gian" có thể giải là cô gái nhớ đến phu quân, không biết phu quân có hiểu lòng cô gái.
Nhược Thủy thở dài, chỉ mong là nàng đã nghĩ quá nhiều. Chu tú tài rất có lòng dạy dỗ bọn nhỏ, cũng rất có năng lực, suy nghĩ của y cũng rất đúng, khoa cử này nọ không thể không đào sâu, thế nhưng những thứ khác cũng nên học qua, chỉ vì chút chuyện nhỏ này mà đuổi y thì cũng thật đáng tiếc. Song dù bản thân không muốn nghĩ nhiều, nhưng nàng cũng phải hàm ý hồi đáp rõ ràng. Có một số việc không thể không nghĩ đến, cẩn thận có báo ứng!
Chu tú tài cả đêm không ngủ được, trong đầu y chất chứa những suy tưởng phong phú. Đầu tiên là Nhược Thủy đọc thơ mình đã hiểu, sau đó còn rơi lệ vì vui mừng, thấy mình có tri âm, bản thân y cũng coi như đã tìm được một tri kỷ. Sau y lại nghĩ đến tương lai sau này, y và Nhược Thủy có thể cùng ước hội dưới trăng, chớp mắt đưa tình. À, cũng có khi nàng là một cô gái kiên trinh ẩn nhẫn, lặng lẽ chịu cực khổ, bất đắc dĩ không thể cùng y cao bay xa chạy nên cự tuyệt. Đức hạnh mỹ hão nhường này thật đáng ca ngợi.
Ôi chao, vạn nhất mình và nàng là đôi bên đều có tình ý, sau cùng nàng còn nguyện cùng mình bỏ trốn thì biết làm sao? Đi, phải đi chứ, cùng người thương đi đến chân trời góc bể cũng là một giai thoại đẹp. Có lẽ mình sẽ đưa nàng vào kinh ứng thí, cuối cùng công thành danh toại, vang danh thiên hạ. Tiếp đó hoàng đế ban công chúa cho mình, ôi ôi, nói vậy thì nàng chỉ có thể làm tiểu thiếp. Song có vậy cũng không hề gì, Chu tú tài y tin tưởng rằng Nhược Thủy cũng sẽ nghĩ dù gả vào làm thiếp cho một văn nhân vẫn hơn gả cho một người không hiểu nàng. Lại nói mình còn không ngại nàng đã từng xuất giá, nàng dựa vào cái gì mà dám ghét bỏ mình chứ.
Vì thế mà Chu tú tài rối bời cả đêm với những huyễn tưởng, sau một hồi lăn qua lăn lại thì ngủ mất. Ngày hôm sau, Chu tú tài vừa uể oải lại vừa hưng phấn, có cảm giác giống như khi đứng trước bảng vàng. Nàng sẽ đáp lại mình như thế nào đây? Cũng làm một bài thơ, hay là viết một phong thư, không thể viết thư, sẽ bị người khác nhìn thấy.
Chu tú tài giương đôi mắt đen to tròn nhìn chằm chằm vào ngưỡng cửa, chợt thấy Tiết Hạo và Tiết Uyên nắm tay nhau chạy đến. Hai đứa trẻ nhìn thấy Chu tú tài bèn hành lễ: "Chúng con chào thầy ạ."
Chu tú tài cười nói: "Chào hai con, bài tập hôm qua đã hoàn thành chưa? Đã hiểu hết bài thơ chưa?"
Chu tú tài thấy được hi vọng, một mực truy vấn không chút suy nghĩ. Tiết Hạo suy nghĩ một lát rồi dõng dạc đáp: "Mẫu thân nói, con người phải biết mình biết ta, không nên có lòng tham quá lớn, chớ nên nghĩ đến những chuyện không nên nghĩ, coi chừng bị báo ứng!" Một câu này chẳng khác nào một tia sét đánh Chu tú tài chết đứng, cẩn thận bị báo ứng.
Mặt Chu tú tài tái nhợt, lòng nhiệt huyết chớp mắt bị đánh tan. Chu tú tài lấy lại bình tĩnh, nhìn hai đứa nhỏ rồi nói: "Các con phân tích rất đúng, bài thơ này mượn thủ pháp văn chương của tộc Hồi, ừm, hôm nay cũng như mọi ngày, các con luyện chữ trước đi." Hai đứa bé nghe xong liền đi tập viết. Thường thì lúc này Chu tú tài sẽ ôn bài, nhưng hôm nay lại dành toàn bộ thời gian để lấy lại dũng khí.
Chu tú tài không tin đây là câu trả lời của Nhược Thủy, trong đầu lại có một giọng nói nói với y rằng đây chính là câu trả lời thật sự, sau cùng Chu tú tài lại cho rằng Nhược Thủy không hiểu được ý thơ của y. Nhất định là thế, nhất định là như thế, bằng không Tiết phu nhân không thể nào cự tuyệt y. Ngay đến thơ như vậy cũng không hiểu được, xem ra nàng cũng không phải trang tuyệt đại giai nhân gì. Không đáng để mình đồng tình.
Cứ thế, Chu tú tài tạm thời buông xuống mối tâm tư dành cho Nhược Thủy.
Chu tú tài chợt thấy những ý thơ như hoa đua nở, lập tức hoàn thành một bài. Sau đó quay sang vừa cười vừa nói với hai đứa nhỏ: "Các con có biết sự tích về Hằng Nga không?" Hai đứa nhỏ gật đầu đáp: "Dạ biết, bà vú đã từng kể."
Chu tú tài cười nói: "Hôm nay đọc bài thơ về hoa quế kia, ta cũng có cảm tác một bài về Hằng Nga, để ta đọc cho các con nghe thử."
Hai đứa nhỏ vừa nghe thấy là thơ do đích thân thầy dạy làm thì thích thú lắm, mở to đôi mắt tròn xoe nhìn Chu tú tài. Chu tú tài cao giọng ngâm: "Nguyệt cung thu lãnh quế đoàn đoàn, tuế tuế hoa khai chích tự phàn. Cộng tại nhân gian thuyết thiên thượng, bất tri thiên thượng ức nhân gian."
--- ------
Ý nghĩa:
Trời thu lạnh hoa quế nở khắp cung trăng, hằng năm chỉ có hoa tự mình thưởng thức. Nhân gian nơi đây yêu mến trời cao, không biết trời cao có nhớ đến nhân gian hay chăng?
--- ------
Hai đứa nhỏ nghe xong không biết phải bình phẩm thế nào, nhưng là thầy của mình làm hiển nhiên là hay rồi! Cả hai đồng thanh nói: "Thơ hay lắm, hay lắm." Chu tú tài cười nói: "Bài thơ này ý nghĩa thế nào?" Quả nhiên hai đứa nhỏ im bặt, không biết phải nói gì.
Chu tú tài cười bảo: "Các con cầm lấy thơ vi sư làm đọc thử xem, dù rằng không thể nói là tuyệt phẩm. Thế nhưng các con mới học vỡ lòng, biết cách làm một bài thơ đơn giản là được. Bài tập hôm nay chính là nghiên cứu xem bài thơ ta vừa đọc vận dụng phép thơ gì, sau đó đọc lại và nói cho ta biết ý nghĩa của nó." Ngay sau đó Chu tú tài còn cố tình bồi thêm một câu rằng "Một lát hai con đến chính phòng dùng cơm, trước khi cơm đưa lên thì suy nghĩ thử xem, hỏi thử người khác cùng được, buối tối không nên thức quá khuya".
Hai đứa nhỏ ngoan ngoãn gật đầu rồi tan lớp. Hai đứa bé chạy như bay đến chính phòng, Nhược Thủy đang tán gẫu với Tiết Minh Viễn, thấy hai con chạy đến thì liền cười bảo: "Chạy vội làm gì, đợi đại ca các con đến, nghỉ ngơi một lát rồi chúng ta cùng ăn."
Hạ nhân giúp hai đứa nhỏ rửa tay sạch sẽ, chúng liền lấy bài thơ Chu tú tài vừa làm ra nhỏ to bàn luận. Tiết Minh Viết thấy hai đứa con mình hiếu học thì lấy làm vui lắm, y cười hỏi: "Thầy cho bài tập gì vậy?"
Tiết Hạo ngẩng đầu lên nói: "Thầy làm một bài thơ cho chúng con phân tích xem trong này dùng những phép thơ gì."
Nhược Thủy nghe xong bèn cười bảo với Tiết Minh Viễn: "Chu tiên sinh đúng là biết cách dạy bọn nhỏ, thiếp thấy hai đứa nhà mình có nhiều tiến bộ. Chu tiên sinh không chỉ dạy trong sách vở mà còn dạy chúng cách làm thơ đối chữ, bọn nhỏ cũng học rất ngoan, sau này ra ngoài đấu văn chương cũng chẳng hề gì."
Tiết Minh Viễn cười nói: "Mới một chút đã muốn bọn chúng đi đấu văn chương, mấy nơi tranh cường háo thắng ấy có tốt gì."
Nhược Thủy đáp: "Quân tử lục nghệ, lễ nhạc xạ ngự thư sổ. Cũng không thể chỉ quan tâm đến những chuyện thi cử, biết làm thơ cũng là điều tốt. Hơn nữa dù học tập thì trước phải xem gia thế sau mới xem tới văn chương, người trẻ tuổi khó tránh lỗ mãng, tuổi tác nhiều thêm một chút tính tình cũng bình ổn lại. Đại ca của thiếp năm xưa còn tìm sai cả trong tác phẩm của thầy dạy huynh ấy cơ." Nhược Thủy nhớ lại khi ấy thì không kìm được vui vẻ, tác phẩm kia chính là của Văn Uyên các Đại học sĩ, đại ca Diêu gia còn chỉ trỏ nước non, sau đó hoàng thượng còn gật gù khen sửa rất hay.
Tiết Minh Viễn cười cười nói nói với Nhược Thủy một lúc, Tiết Đinh cũng tan học. Cả nhà cùng nhau dùng cơm tối, không có mấy khi mọi người đều tụ họp. Có đôi khi Tiết Minh Viễn về muộn, Nhược Thủy sẽ đợi Tiết Minh Viễn cùng ăn, bọn nhỏ thì ăn luôn trong phòng mình. Dùng cơm xong, Tiết Hạo và Tiết Uyên vẫn tập trung suy nghĩ xem bài thơ kia rốt cuộc là có ý nghĩa gì.
Sau khi Nhược Thủy và Tiết Minh Viễn uống trà dùng trái cây, Nhược Thủy cười nói: "Lại đây nào, nói cho phụ thân mẫu thân nghe xem đã suy nghĩ ra được cái gì?"
Tiết Hạo cong môi nhỏ nói: "Không được gì hay cả ạ." Tiết Uyên cũng lắc lư đầu nhỏ.
Tiết Minh Viễn lên tiếng: "Hai con đọc thử bài thơ ấy xem nào."
Tiết Hạo dõng dạc đọc qua một lần, Nhược Thủy vừa nghe qua thì hơi sững sờ, bèn cười nói: "Hai con phân tích được gì nào, được bao nhiêu thì nói bấy nhiêu."
Tiết Hạo thưa: "Bên trong cung trăng rất lạnh, hoa quế nở từng bông từng bông. Nhân gian nhớ đến bầu trời..."
Không đợi Nhược Thủy lên tiếng, Tiết Đinh ngồi bên cạnh đã chen vào: "Phía sau ý nói không chỉ có người phàm ao ước cuộc sống của thần tiên mà đến thần tiên cung muốn có được cuộc sống như của phàm nhân. Đấy mới là chủ đề chính."
Tiết Hạo và Tiết Uyên thấy vấn đề mà hai người chưa nghĩ ra, thế mà Tiết Đinh chỉ nghe qua một lần đã biết lời giải, còn nói thẳng ra như thế bèn hung hăng trợn mắt nhìn Tiết Đinh. Nhược Thủy khẽ thở dài, quan hệ huynh đệ giữa ba đứa nhỏ này không được tốt, Tiết Đinh cũng thật là, đúng như lời Tiết Minh Viễn nói, quá háo thắng.
Tiết Uyên hỏi Nhược Thủy: "Mẫu thân, Nhị ca nói vậy có đúng không?"
Nhược Thủy mỉm cười nói: "Hạo nhi nói đúng, các con mới đi học mấy ngày đã hiểu được lớp ý ngoài của bài thơ là giỏi rồi. Đinh nhi nói cũng đúng, các con thấy không, chỉ cần học sẽ biết, không học thì mãi cũng không biết, cho nên các con muốn giỏi hơn thì phải chăm chỉ theo thầy học tập, biết không?"
Mấy đứa nhỏ gật đầu, Tiết Hạo hỏi: "Mẫu thân à, vậy bài thơ này rốt cuộc là có ý gì?"
Nhược Thủy kiên nhẫn phân tích cho con mình: "Chúng ta đều biết Hằng Nga lén uống viên thuốc trường sinh mà chồng nàng xin được từ Tây Vương Mẫu, nên bay đến cung trăng. Như vậy bài thơ ý muốn nói rằng, sau khi bay đến cung trăng Hằng Nga không hề vui vẻ, nàng cũng không còn được hưởng thụ những niềm vui bình dị chốn nhân gian. Thế cốt là muốn răn chúng ta không nên có dã tâm quá lớn, chớ nên nghĩ đến chuyện không nên nghĩ, bằng không tất có báo ứng."
Đám nhỏ gật đầu, Nhược Thủy quay sang hỏi Tiết Đinh: "Đinh nhi, Tào tiên sinh đang dạy con thơ gì?"
Tiết Đinh đáp bằng giọng khinh khỉnh: "Mẫu thân không hiểu được chuyện này đâu, Tào tiên sinh nói chúng ta phải lấy khoa cử tứ thư làm trọng, ngâm thơ đối câu đều chỉ là thứ hỗn tạp, biết sơ qua là đủ rồi. Di nương cũng dạy con phải đậu khoa cử mới có tiền đồ, học mấy thứ đơn giản đó không thể nào tiến bộ được." Những lời này khá lắm, nếu lúc này Nhược Thủy nói gì thì nhất định Thẩm Mộ Yên sẽ bảo nàng không cho con trai cô ta tiến thân, Nhược Thủy chỉ cười rồi im lặng.
Nhược Thủy trò chuyện với bọn nhỏ, Tiết Minh Viễn ngồi bên cạnh thấy vậy bèn nở nụ cười, thê tử thì dịu dàng, con cái thì thông minh hiểu biết, nụ cười hạnh phúc trên môi y càng thêm rạng rỡ. Sau khi bọn nhỏ về phòng, Tiết Minh Viễn mới nói: "Nhà người ta đều là thân phụ giảng giải bài học cho con cái, ta lại không có khả năng, may mà còn có nàng."
Nhược Thủy đáp: "Mỗi nhà mỗi cảnh, có các tiên sinh giúp chúng ta là được rồi, còn cần phụ đạo gì chứ."
Buổi tối, sau khi lên giường, Nhược Thủy mới có thời gian ngẫm lại bài thơ kia. Giải thích cho bọn nhỏ là một chuyện, thực ra phản ứng đầu tiên của Nhược Thủy khi vừa nghe lại khác, song chuyện này không thể nói ra. Bài thơ này cũng có thể nói là Hằng Nga ở cung trăng lạnh lẽo tịch mịch. Nghe nói hôm nay Tiết Minh Viễn đã mang thơ nàng làm đến cho Chu tú tài xem.
Có khả năng Chu tú tài đã hiểu sai, bài thơ có thể hiểu thành trong cung trăng lãnh lẽo giữa tiết thu, cô gái bên trong cô quạnh. "Tuế tuế hoa khai chích tự phàn", những ưu tú tài hoa, cô gái chỉ có thể tự mình thưởng thức. "Nhân gian thuyết thiên thượng, thiên thượng ức nhân gian" có thể giải là cô gái nhớ đến phu quân, không biết phu quân có hiểu lòng cô gái.
Nhược Thủy thở dài, chỉ mong là nàng đã nghĩ quá nhiều. Chu tú tài rất có lòng dạy dỗ bọn nhỏ, cũng rất có năng lực, suy nghĩ của y cũng rất đúng, khoa cử này nọ không thể không đào sâu, thế nhưng những thứ khác cũng nên học qua, chỉ vì chút chuyện nhỏ này mà đuổi y thì cũng thật đáng tiếc. Song dù bản thân không muốn nghĩ nhiều, nhưng nàng cũng phải hàm ý hồi đáp rõ ràng. Có một số việc không thể không nghĩ đến, cẩn thận có báo ứng!
Chu tú tài cả đêm không ngủ được, trong đầu y chất chứa những suy tưởng phong phú. Đầu tiên là Nhược Thủy đọc thơ mình đã hiểu, sau đó còn rơi lệ vì vui mừng, thấy mình có tri âm, bản thân y cũng coi như đã tìm được một tri kỷ. Sau y lại nghĩ đến tương lai sau này, y và Nhược Thủy có thể cùng ước hội dưới trăng, chớp mắt đưa tình. À, cũng có khi nàng là một cô gái kiên trinh ẩn nhẫn, lặng lẽ chịu cực khổ, bất đắc dĩ không thể cùng y cao bay xa chạy nên cự tuyệt. Đức hạnh mỹ hão nhường này thật đáng ca ngợi.
Ôi chao, vạn nhất mình và nàng là đôi bên đều có tình ý, sau cùng nàng còn nguyện cùng mình bỏ trốn thì biết làm sao? Đi, phải đi chứ, cùng người thương đi đến chân trời góc bể cũng là một giai thoại đẹp. Có lẽ mình sẽ đưa nàng vào kinh ứng thí, cuối cùng công thành danh toại, vang danh thiên hạ. Tiếp đó hoàng đế ban công chúa cho mình, ôi ôi, nói vậy thì nàng chỉ có thể làm tiểu thiếp. Song có vậy cũng không hề gì, Chu tú tài y tin tưởng rằng Nhược Thủy cũng sẽ nghĩ dù gả vào làm thiếp cho một văn nhân vẫn hơn gả cho một người không hiểu nàng. Lại nói mình còn không ngại nàng đã từng xuất giá, nàng dựa vào cái gì mà dám ghét bỏ mình chứ.
Vì thế mà Chu tú tài rối bời cả đêm với những huyễn tưởng, sau một hồi lăn qua lăn lại thì ngủ mất. Ngày hôm sau, Chu tú tài vừa uể oải lại vừa hưng phấn, có cảm giác giống như khi đứng trước bảng vàng. Nàng sẽ đáp lại mình như thế nào đây? Cũng làm một bài thơ, hay là viết một phong thư, không thể viết thư, sẽ bị người khác nhìn thấy.
Chu tú tài giương đôi mắt đen to tròn nhìn chằm chằm vào ngưỡng cửa, chợt thấy Tiết Hạo và Tiết Uyên nắm tay nhau chạy đến. Hai đứa trẻ nhìn thấy Chu tú tài bèn hành lễ: "Chúng con chào thầy ạ."
Chu tú tài cười nói: "Chào hai con, bài tập hôm qua đã hoàn thành chưa? Đã hiểu hết bài thơ chưa?"
Chu tú tài thấy được hi vọng, một mực truy vấn không chút suy nghĩ. Tiết Hạo suy nghĩ một lát rồi dõng dạc đáp: "Mẫu thân nói, con người phải biết mình biết ta, không nên có lòng tham quá lớn, chớ nên nghĩ đến những chuyện không nên nghĩ, coi chừng bị báo ứng!" Một câu này chẳng khác nào một tia sét đánh Chu tú tài chết đứng, cẩn thận bị báo ứng.
Mặt Chu tú tài tái nhợt, lòng nhiệt huyết chớp mắt bị đánh tan. Chu tú tài lấy lại bình tĩnh, nhìn hai đứa nhỏ rồi nói: "Các con phân tích rất đúng, bài thơ này mượn thủ pháp văn chương của tộc Hồi, ừm, hôm nay cũng như mọi ngày, các con luyện chữ trước đi." Hai đứa bé nghe xong liền đi tập viết. Thường thì lúc này Chu tú tài sẽ ôn bài, nhưng hôm nay lại dành toàn bộ thời gian để lấy lại dũng khí.
Chu tú tài không tin đây là câu trả lời của Nhược Thủy, trong đầu lại có một giọng nói nói với y rằng đây chính là câu trả lời thật sự, sau cùng Chu tú tài lại cho rằng Nhược Thủy không hiểu được ý thơ của y. Nhất định là thế, nhất định là như thế, bằng không Tiết phu nhân không thể nào cự tuyệt y. Ngay đến thơ như vậy cũng không hiểu được, xem ra nàng cũng không phải trang tuyệt đại giai nhân gì. Không đáng để mình đồng tình.
Cứ thế, Chu tú tài tạm thời buông xuống mối tâm tư dành cho Nhược Thủy.
Bình luận truyện