Thiên Kim Làm Vợ Kế
Chương 63: Hồi kinh
Tiết Minh Viễn và Nhược Thủy cảm thấy việc này coi như đã được giải quyết, hai người định nói với Tiết Đinh để cậu bé không cần lo lắng, khi nào vào kinh sẽ bàn kĩ lại sau, tạm thời trong nhà biết vậy là được. Rạng sáng hôm sau khi sai người đi gọi Tiết Đinh đến thì nghe hạ nhân báo lại rằng Tiết Đinh đã ra ngoài cho khuây khỏa. Tiết Minh Viễn nhíu mày: "Mới sáng sớm đã ra ngoài rồi sao?"
Hạ nhân bẩm lại: "Dạ phải, sớm tinh mơ thiếu gia đã ra ngoài, còn nói là đến tìm mấy bạn học nói chuyện."
Nhược Thủy mỉm cười nói: "Trẻ con ra ngoài cho khuây khỏa cũng tốt, có những chuyện chúng không thể nói với trưởng bối chúng ta, tìm bạn cùng lứa tâm sự sẽ dễ dàng hơn, dễ đồng cảm hơn."
Tiết Minh Viễn quay về chính phòng cùng Nhược THủy, hai người bắt đầu thu dọn đồ đạc cần để lên kinh. Chẳng mấy mà đã đến trưa, hạ nhân hồi bẩm rằng Tiết Đinh đã về. Nhược Thủy cứ nghĩ rằng sau khi ra ngoài giải tỏa tinh thần, tâm trạng Tiết Đinh sẽ khá hơn, nàng và Tiết Minh Viễn sẽ cùng nói chuyện với thằng bé. Quả nhiên là sau khi trở về tâm trạng Tiết Đinh đã tốt hơn hẳn, thế nhưng Nhược Thủy và Tiết Minh Viễn thì trái ngược hoàn toàn.
Sau khi về nhà, Tiết Đinh đến thẳng phòng Nhược Thủy, nét buồn bã đã không còn trên mặt cậu bé mà dường như còn phấn chấn hơn, khí thế hăng hái. Cậu bé chắp tay thi lễ rồi cất tiếng: "Con xin thỉnh an phụ thân, mẫu thân."
Tiết Minh Viễn thấy con trai mình vui vẻ bèn cười bảo: "Thoải mái hơn là tốt, con và các bạn nói chuyện gì mà tươi tỉnh lên nhanh vậy?"
Tiết Đinh đứng thẳng người, nghiêm nghị thưa: "Khi nãy con đến nhà tìm các bạn, ai cũng nói các bạn đều đến trường cả rồi. Khi con đến trường thì cũng là lúc bọn họ đang bàn bạc về việc này. Chúng con đều cảm thấy Phủ đài đại nhân làm việc không công bằng liêm chính, chúng con quyết định cùng nhau kí tên, kiện việc này lên trên, đòi lại công bằng. Chúng con đã thảo một bức thuật lại tình huống, ký tên, đến khi con vào kinh sẽ đem giao cho Ngự sử!"
Tiết Minh Viễn và Nhược Thủy không khỏi giật mình, đứa trẻ này rốt cuộc đã học những thứ gì. Lần trước thì lên tiếng phê bình chuyện của Tiết Minh Viễn, bây giờ thì cùng ký tên. Tiết Đinh quá mù mờ chuyện bên ngoài, chỉ chú tâm đọc sánh thánh hiền, ngay đến chuyện nhỏ nhặt bình thường nhất cũng không hiểu. Không ngờ Thẩm Mộ Yên có đã tâm tranh quyền đoạt thế mà chưa từng chỉ bảo những chuyện ngoài sách vở cho Tiết Đinh. Tiết Minh Viễn lạnh lùng hỏi: "Giấy kia đâu?"
Tiết Đinh ngẩn người đáp: "Ở chỗ con." Nói xong cậu bé chìa bức văn tự kia ra.
Tiết Minh Viễn giật lấy, mở ra cùng đọc với Nhược Thủy, bên trong viết lại chuyện lần này, sau đó liệt kê tên họ những người đứng đầu kì thi viện lần này, rồi đến danh sách những sĩ tử được cử đến Quốc Tử Giám. Đoạn tiếp theo chỉ thẳng ra những bất công trong chuyện tiến cử, có chuyện mờ ám, Phủ đài đại nhân nhận hối lộ. Bên dưới là danh sách ký tên của các sĩ tử, tên của Tiết Đinh xuất hiện đầu tiên.
Sau khi đọc xong, Tiết Minh Viễn giận run người, lạnh lùng hỏi: "Hôm qua ngươi đâu có ý định này, hôm nay là đứa nào chỉ điểm?"
"Dạ là Đồng Thành."
Tiết Minh Viễn lại hỏi: "Ta thấy chữ viết này cũng không phải của ngươi, là do ai viết?"
"Dạ là do Văn Hiên viết." Tiết Đinh đáp lại dù vẫn chưa hiểu gì.
Tiết Minh Viễn nổi trận lôi đình, lại vừa thấy nực cười: "Chủ ý do người khác đưa ra, văn tự do người khác viết, vì sao tên của ngươi lại ở đầu?"
Tiết Đinh đáp: "Là vì con đạt thứ hạng cao nhất, cho nên đương nhiên phải ở đầu tiên rồi."
Kẻ ra mặt là kẻ chết trước, người ta coi ngươi như con tốt thí mạng mà ngươi cứ ngốc nghếch cho rằng kẻ khác coi trọng mình. Tiết Minh Viễn thấy Tiết Đinh thường ngày luôn sáng dạ, thông minh, sao những lúc thế này đầu óc thằng bé lại quá ngây ngô. Nếu là do Tiết Đinh bày đầu, coi như nó dám làm dám chịu. Bây giờ là người ta đưa nó ra làm lá chắn, chuyện xấu thì nó chịu, giả như biến thành tốt thì người ta sẽ đứng ra nhận mình đề ý tưởng, nhận mình thảo văn tự, Tiết Đinh chỉ thay mặt đưa lên mà thôi. Đến tận bây giờ Tiết Đinh vẫn còn đắc ý nghĩ rằng mình là trung tâm!
Tiết Minh Viễn tức giận quát: "Gọi người đưa ra chủ ý này đến đây, bảo người ta cầm văn tự về, chuyện này ngươi không được tham gia vào, sau khi vào kinh cũng không được giúp bọn họ gửi đơn này đi."
Tiết Đinh không đồng ý hỏi ngược lại: "Vì sao ạ?"
Tiết Minh Viễn lại quát lên: "Bởi vì ta và mẫu thân ngươi đã tìm được chỗ học chongươi, sau khi vào kinh ngươi sẽ không có thời gian đi ung tung. Ngươi về phòng suy nghĩ cho kĩ, vì sao khi ngươi đi tìm bọn chúng thì tất cả đều đã đến trường, chỉ một mình ngươi không biết tin. Vì sao chuyện người ta vạch ra lại bảo ngươi kí tên đầu tiên. Còn nữa, từ giờ cho đến khi chúng ta khởi hành lên kinh không được rời khỏi nhà trong nửa bước, ngươi dùng cái đầu này suy nghĩ thật kĩ cho ta!"
Tiết Đinh vẫn cãi lại theo bản năng: "Vì sao ạ?"
Tiết Minh Viễn suýt nữa đã đánh cho cậu bé một cái, y quát to: "Bởi vì ta là cha ngươi!" Tiết Đinh sợ hãi chạy về phòng.
Nhược Thủy vuốt lưng giúp Tiết Minh Viễn bình tĩnh lại: "Chàng đừng nóng giận, thằng bé còn nhỏ, chưa nghĩ được sâu xa như thế."
Tiết Minh Viễn thở dài nói: "Ta cho nó đi học, không ngờ rằng ngoài việc học thì chuyện gì cũng không biết. Chi bằng ta cho nó học việc làm ăn."
Nhược Thủy cười nói: "Chàng đang giận nên nói lẫy vậy thôi, chàng xem, Đinh nhi sẽ thấy thích thú với chuyện kinh thương sao? Học tốt thì sau này chúng ta sẽ cho thằng bé chuyên tâm nghiên cứu thi thư, có thể làm thầy dạy học ở huyện nhà giống như Tam thúc, như thế thằng bé cũng có thể tự nuôi lấy mình."
Tiết Minh Viễn bất đắc dĩ nói: "Chúng ta vào kinh rồi, nàng thì phải chăm nom Tuấn nhi, ta thì bận rộn tới lui xem có thể mở cửa hàng ở kinh thành hay không. Nàng nói xem nếu chúng ta không biết chuyện hôm nay, chẳng phải nó đã gây đại họa rồi sao. Đến lúc vào kinh chúng ta cũng sẽ không có thời gian để mắt đến nó, mà con trai cũng chẳng nên nhốt ở nhà. Ta nghĩ lần này nên đưa Thẩm thị theo cùng, để nàng ấy trông chừng Đinh nhi."
Nhược Thủy chỉ mong sao có thể để Thẩm Mộ Yên coi sóc Tiết Đinh, bản thân nàng không có khả năng đảm nhận việc này, có thêm di nương thân sinh thì tốt rồi, không cần lo chuyện quan tâm quá nhiều hay thiếu thốn. Mấy năm nay Nhược Thủy và Thẩm Mộ Yên nước sông không phạm nước giếng, nếu người không gây chuyện, chỉ chuyên tâm lo cho Tiết Đinh thì êm đẹp rồi, mẫu tử hai người có yêu cầu hợp lý thì tôi đây sẽ vui vẻ đồng tình, Nhược Thủy dễ dàng lấy được tiếng thơm vợ kế đối đãi tốt với con chồng. Dịp này Tiết Minh Viễn lại mở lời muốn Thẩm Mộ Yên đi theo chăm sóc Tiết Đinh, đương nhiên là Nhược Thủy hớn hở đồng ý.
Vào đêm trước ngày lên đường, Tiết Minh Viễn nói với Nhược Thủy: "May mà nàng chưa biên thư cho nhạc phụ nhạc mẫu biết chúng ta sẽ lên kinh, cứ dời đi hoãn lại thế này cũng khó mà mở lời. Cuối cùng chúng ta cũng có thể khởi hành rồi." Tiết Minh Viễn xuất phát từ Đài Châu lên kinh vào độ cuối tháng chín, Tiết Minh Viễn cố tình đóng một chiếc thuyền lớn, mang theo bốn đứa trẻ, một kho hàng chứa lễ vật, thong thả dong buồn hồi kinh.
Nhược Thủy ngồi trong gian thuyền, mở cửa sổ ngắm cảnh quan hai bên bờ, cảnh vật vừa lạ lại vừa quen. Mới đó thôi mà đã tám năm trôi qua, cảnh vật còn đây nhưng người nơi đâu. Năm xưa xuôi thuyền về phương Nam, tương lai mịt mờ, trong lòng đã cam chịu số phận, bản thân nàng tuyệt vọng đến độ thuốc thái y kê cũng không màng, nhưng tuyệt nhiên không biểu lộ ra ngoài, không thể vì mình đau lòng mà khiến phụ mẫu buồn lo.
Giờ đây nàng có một vị phu quân rất quan tâm, đưa nàng và đám trẻ ngược về phương Bắc, cảm giác hiện tại của Nhược Thủy cũng là chấp nhận. Khi ấy nàng thỏa hiệp, giờ thì nàng đã rõ, ngắm nhìn Tuấn nhi đang chơi đùa bên cạnh, Nhược Thủy đã nguyện rằng dù cho gia tộc có làm gì sau khi biết chuyện, nàng vẫn sẽ vui vẻ chấp nhận, và cũng vĩnh viễn biết ơn tấm lòng phụ mẫu.
Nhược Thủy ngẩn người thẫn thờ khiến Tiết Minh Viễn nghĩ rằng nàng ngắm cảnh nhớ nhà, bèn bước đến đóng cửa sổ lại, vừa cười vừa nói: "Đã vào cuối thu rồi, tiết trời chuyển lạnh, nàng đừng ngồi gần cửa quá kéo trúng phong hàn. Lại đây nào, ta cho nàng xem thứ này." Tiết Minh Viễn năm tay Nhược Thủy, ra vẻ bí ẩn đưa Nhược Thủy cùng về phòng, y lấy ra hai hộp gõ đàn xem chừng rất quý giá.
Tiết Minh Viễn mở hộp thứ nhất ra, bên trong đựng một bộ trang sức bằng hồng ngọc được chế tác tinh xảo, hình thức cầu kì. Trước khi lên thuyền, Nhược Thủy chưa từng thấy qua thứ này, Nhược Thủy vuốt nhẹ, nàng hỏi: "Vật này là?" Tiết Minh Viễn cười đáp: "Đây là ta dùng tiền riêng mua, bộ này là cho mẫu thân nàng, tỏ lòng hiếu thảo của chúng ta."
Nhược Thủy cười rồi sẵng giọng nói: "Một thuyền lễ vật còn chưa đủ tỏ lòng hiếu thảo sao. Chàng lại còn giữ tiền riêng với thiếp, chàng có ý gì đây!"
Tiết Minh Viễn vội vàng xin tha: "Nương tử, ta cũng vì muốn khiến nàng bất ngờ thôi. Còn có một bộ nữa." Nói đoạn, Tiết Minh Viễn mở hộp gỗ thứ hai ra, bên trong là một bộ trang sức bằng phỉ thúy, chế tác còn hoàn hảo hơn bộ thứ nhất, một đỏ một xanh khó phân hơn kém.
Nhược Thủy ngạc nhiên cười nói: "Chà, còn có bộ này nữa sao, quả là rất đẹp." Nàng rất thích phỉ thúy.
Tiết Minh Viễn vòng ra phía sau Nhược Thủy, ôm chặt lấy nàng, Nhược Thủy dựa vào người Tiết Minh Viễn, thoải mái để phu quân ôm. Tiết Minh Viễn nhẹ nhàng bảo: "Bộ này là dành tặng di nương nàng." Nhược Thủy mỉm cười nhưng nét mặt có vẻ ngỡ ngàng, nàng ngẫm đến hai vị di nương không ra gì nhà mình, ạch, chàng bỏ công chuẩn bị lễ vật cho họ để làm gì? Mà lại có mỗi một bộ.
Tiết Minh Viễn ôm Nhược Thủy, dịu dàng nói: "Ta luôn muốn nói với nàng, bất kể xuất thân của nàng có ra sao thì trong mắt ta nàng là bảo vật vô giá. Nàng là thê tử của Tiết Minh Viễn ta, từ nay về sau sẽ không có ai coi thường nàng, ức hiếp nàng. Giống như hai bộ trang sức này vậy, người ta thường nói hồng chính lục phó, nhưng ta muốn cho họ thấy, ánh sáng xanh cũng có thể lấn áp ánh đỏ. Dù nàng là thứ nữ thì vẫn có tư cách có cuộc sống của riêng mình, chúng ta quay về lần này cũng sẽ khiến di nương nàng yên tâm, con gái của người rất ổn, còn có một phu quân hết lòng thương yêu nàng. Tuy là thứ nữ nhưng so ra không thua kém đích nữ!"
Tiết Minh Viễn nói ra suy nghĩ trong lòng, không để ý đến Nhược Thủy trong lòng y đã hóa đá, nàng nghe được chuyện kì lạ gì thế này, sống bao năm tự nhiên biến thành thứ nữ. Không đúng, sao lại lộn xộn thế này! Nhược Thủy cảm thấy hình như giữa hai người đã có hiểu lần.
Nhược Thủy cố xoay người lại, nhẹ nhàng hỏi: "Thiếp là thứ nữ?" Tiết Minh Viễn gật đầu, câu nghi vấn khi đến tai Tiết Minh Viễn đã biến thành câu cảm thán, Tiết Minh Viễn nhẹ nhàng đáp: "Không sao đâu, nàng là con gái của Thái phó đại nhân cũng tốt rồi, hôn sự này thực ra ta không với tới, nên là đích hay thứ cũng không hề gì."
Nhược Thủy cắt ngang hỏi lại: "Ai nói cho chàng biết?"
Tiết Minh Viễn nói: "Là ta tự đoán, nàng xem, từ lúc kết hôn..." Tiết Minh Viễn muốn lựa lời cho khéo.
Nhược Thủy lại đột ngột chen vào: "Vậy chàng không nghĩ mình có thể sai sao! Sao chàng không hỏi thiếp, chàng hiểu lầm, hiểu lầm rồi. Thiếp nhớ là khi nói với chàng phụ thân thiếp là Diêu thái phó... Ôi trời, thiếp quên không nói mình là con vợ cả!" Nhược Thủy vỗ trán, đúng là hiểu lầm rồi.
Đôi phu phụ Tiết Minh Viễn - Nhược Thủy nhìn nhau, mắt thì mở to mắt lại ngây ngẩn. Tiết Minh Viễn dè dặt lên tiếng: "Nàng muốn nói, nàng là đích nữ của Thái phó đại nhân?"
Nhược Thủy gật đầu đáp: "Phụ thân thiếp có hai vị di nương, nhưng họ không sinh được con cái. Cả ba vị ca ca và thiếp đều là con chính thất." Tin này quá bất ngờ, Tiết Minh Viễn nhất thời chưa thể chấp nhận, ngây ngô cười ha hả rồi nhìn hai bộ trang sức mà rằng: "Vậy thì cả hai đều tặng cho nhạc mẫu là được rồi." Sau đó Tiết Minh Viễn ngồi ngẩn ra ngắm Nhược Thủy..... Y đã cưới một vị nương tử có thân thế hiển hách đến thế nào đây!
Hạ nhân bẩm lại: "Dạ phải, sớm tinh mơ thiếu gia đã ra ngoài, còn nói là đến tìm mấy bạn học nói chuyện."
Nhược Thủy mỉm cười nói: "Trẻ con ra ngoài cho khuây khỏa cũng tốt, có những chuyện chúng không thể nói với trưởng bối chúng ta, tìm bạn cùng lứa tâm sự sẽ dễ dàng hơn, dễ đồng cảm hơn."
Tiết Minh Viễn quay về chính phòng cùng Nhược THủy, hai người bắt đầu thu dọn đồ đạc cần để lên kinh. Chẳng mấy mà đã đến trưa, hạ nhân hồi bẩm rằng Tiết Đinh đã về. Nhược Thủy cứ nghĩ rằng sau khi ra ngoài giải tỏa tinh thần, tâm trạng Tiết Đinh sẽ khá hơn, nàng và Tiết Minh Viễn sẽ cùng nói chuyện với thằng bé. Quả nhiên là sau khi trở về tâm trạng Tiết Đinh đã tốt hơn hẳn, thế nhưng Nhược Thủy và Tiết Minh Viễn thì trái ngược hoàn toàn.
Sau khi về nhà, Tiết Đinh đến thẳng phòng Nhược Thủy, nét buồn bã đã không còn trên mặt cậu bé mà dường như còn phấn chấn hơn, khí thế hăng hái. Cậu bé chắp tay thi lễ rồi cất tiếng: "Con xin thỉnh an phụ thân, mẫu thân."
Tiết Minh Viễn thấy con trai mình vui vẻ bèn cười bảo: "Thoải mái hơn là tốt, con và các bạn nói chuyện gì mà tươi tỉnh lên nhanh vậy?"
Tiết Đinh đứng thẳng người, nghiêm nghị thưa: "Khi nãy con đến nhà tìm các bạn, ai cũng nói các bạn đều đến trường cả rồi. Khi con đến trường thì cũng là lúc bọn họ đang bàn bạc về việc này. Chúng con đều cảm thấy Phủ đài đại nhân làm việc không công bằng liêm chính, chúng con quyết định cùng nhau kí tên, kiện việc này lên trên, đòi lại công bằng. Chúng con đã thảo một bức thuật lại tình huống, ký tên, đến khi con vào kinh sẽ đem giao cho Ngự sử!"
Tiết Minh Viễn và Nhược Thủy không khỏi giật mình, đứa trẻ này rốt cuộc đã học những thứ gì. Lần trước thì lên tiếng phê bình chuyện của Tiết Minh Viễn, bây giờ thì cùng ký tên. Tiết Đinh quá mù mờ chuyện bên ngoài, chỉ chú tâm đọc sánh thánh hiền, ngay đến chuyện nhỏ nhặt bình thường nhất cũng không hiểu. Không ngờ Thẩm Mộ Yên có đã tâm tranh quyền đoạt thế mà chưa từng chỉ bảo những chuyện ngoài sách vở cho Tiết Đinh. Tiết Minh Viễn lạnh lùng hỏi: "Giấy kia đâu?"
Tiết Đinh ngẩn người đáp: "Ở chỗ con." Nói xong cậu bé chìa bức văn tự kia ra.
Tiết Minh Viễn giật lấy, mở ra cùng đọc với Nhược Thủy, bên trong viết lại chuyện lần này, sau đó liệt kê tên họ những người đứng đầu kì thi viện lần này, rồi đến danh sách những sĩ tử được cử đến Quốc Tử Giám. Đoạn tiếp theo chỉ thẳng ra những bất công trong chuyện tiến cử, có chuyện mờ ám, Phủ đài đại nhân nhận hối lộ. Bên dưới là danh sách ký tên của các sĩ tử, tên của Tiết Đinh xuất hiện đầu tiên.
Sau khi đọc xong, Tiết Minh Viễn giận run người, lạnh lùng hỏi: "Hôm qua ngươi đâu có ý định này, hôm nay là đứa nào chỉ điểm?"
"Dạ là Đồng Thành."
Tiết Minh Viễn lại hỏi: "Ta thấy chữ viết này cũng không phải của ngươi, là do ai viết?"
"Dạ là do Văn Hiên viết." Tiết Đinh đáp lại dù vẫn chưa hiểu gì.
Tiết Minh Viễn nổi trận lôi đình, lại vừa thấy nực cười: "Chủ ý do người khác đưa ra, văn tự do người khác viết, vì sao tên của ngươi lại ở đầu?"
Tiết Đinh đáp: "Là vì con đạt thứ hạng cao nhất, cho nên đương nhiên phải ở đầu tiên rồi."
Kẻ ra mặt là kẻ chết trước, người ta coi ngươi như con tốt thí mạng mà ngươi cứ ngốc nghếch cho rằng kẻ khác coi trọng mình. Tiết Minh Viễn thấy Tiết Đinh thường ngày luôn sáng dạ, thông minh, sao những lúc thế này đầu óc thằng bé lại quá ngây ngô. Nếu là do Tiết Đinh bày đầu, coi như nó dám làm dám chịu. Bây giờ là người ta đưa nó ra làm lá chắn, chuyện xấu thì nó chịu, giả như biến thành tốt thì người ta sẽ đứng ra nhận mình đề ý tưởng, nhận mình thảo văn tự, Tiết Đinh chỉ thay mặt đưa lên mà thôi. Đến tận bây giờ Tiết Đinh vẫn còn đắc ý nghĩ rằng mình là trung tâm!
Tiết Minh Viễn tức giận quát: "Gọi người đưa ra chủ ý này đến đây, bảo người ta cầm văn tự về, chuyện này ngươi không được tham gia vào, sau khi vào kinh cũng không được giúp bọn họ gửi đơn này đi."
Tiết Đinh không đồng ý hỏi ngược lại: "Vì sao ạ?"
Tiết Minh Viễn lại quát lên: "Bởi vì ta và mẫu thân ngươi đã tìm được chỗ học chongươi, sau khi vào kinh ngươi sẽ không có thời gian đi ung tung. Ngươi về phòng suy nghĩ cho kĩ, vì sao khi ngươi đi tìm bọn chúng thì tất cả đều đã đến trường, chỉ một mình ngươi không biết tin. Vì sao chuyện người ta vạch ra lại bảo ngươi kí tên đầu tiên. Còn nữa, từ giờ cho đến khi chúng ta khởi hành lên kinh không được rời khỏi nhà trong nửa bước, ngươi dùng cái đầu này suy nghĩ thật kĩ cho ta!"
Tiết Đinh vẫn cãi lại theo bản năng: "Vì sao ạ?"
Tiết Minh Viễn suýt nữa đã đánh cho cậu bé một cái, y quát to: "Bởi vì ta là cha ngươi!" Tiết Đinh sợ hãi chạy về phòng.
Nhược Thủy vuốt lưng giúp Tiết Minh Viễn bình tĩnh lại: "Chàng đừng nóng giận, thằng bé còn nhỏ, chưa nghĩ được sâu xa như thế."
Tiết Minh Viễn thở dài nói: "Ta cho nó đi học, không ngờ rằng ngoài việc học thì chuyện gì cũng không biết. Chi bằng ta cho nó học việc làm ăn."
Nhược Thủy cười nói: "Chàng đang giận nên nói lẫy vậy thôi, chàng xem, Đinh nhi sẽ thấy thích thú với chuyện kinh thương sao? Học tốt thì sau này chúng ta sẽ cho thằng bé chuyên tâm nghiên cứu thi thư, có thể làm thầy dạy học ở huyện nhà giống như Tam thúc, như thế thằng bé cũng có thể tự nuôi lấy mình."
Tiết Minh Viễn bất đắc dĩ nói: "Chúng ta vào kinh rồi, nàng thì phải chăm nom Tuấn nhi, ta thì bận rộn tới lui xem có thể mở cửa hàng ở kinh thành hay không. Nàng nói xem nếu chúng ta không biết chuyện hôm nay, chẳng phải nó đã gây đại họa rồi sao. Đến lúc vào kinh chúng ta cũng sẽ không có thời gian để mắt đến nó, mà con trai cũng chẳng nên nhốt ở nhà. Ta nghĩ lần này nên đưa Thẩm thị theo cùng, để nàng ấy trông chừng Đinh nhi."
Nhược Thủy chỉ mong sao có thể để Thẩm Mộ Yên coi sóc Tiết Đinh, bản thân nàng không có khả năng đảm nhận việc này, có thêm di nương thân sinh thì tốt rồi, không cần lo chuyện quan tâm quá nhiều hay thiếu thốn. Mấy năm nay Nhược Thủy và Thẩm Mộ Yên nước sông không phạm nước giếng, nếu người không gây chuyện, chỉ chuyên tâm lo cho Tiết Đinh thì êm đẹp rồi, mẫu tử hai người có yêu cầu hợp lý thì tôi đây sẽ vui vẻ đồng tình, Nhược Thủy dễ dàng lấy được tiếng thơm vợ kế đối đãi tốt với con chồng. Dịp này Tiết Minh Viễn lại mở lời muốn Thẩm Mộ Yên đi theo chăm sóc Tiết Đinh, đương nhiên là Nhược Thủy hớn hở đồng ý.
Vào đêm trước ngày lên đường, Tiết Minh Viễn nói với Nhược Thủy: "May mà nàng chưa biên thư cho nhạc phụ nhạc mẫu biết chúng ta sẽ lên kinh, cứ dời đi hoãn lại thế này cũng khó mà mở lời. Cuối cùng chúng ta cũng có thể khởi hành rồi." Tiết Minh Viễn xuất phát từ Đài Châu lên kinh vào độ cuối tháng chín, Tiết Minh Viễn cố tình đóng một chiếc thuyền lớn, mang theo bốn đứa trẻ, một kho hàng chứa lễ vật, thong thả dong buồn hồi kinh.
Nhược Thủy ngồi trong gian thuyền, mở cửa sổ ngắm cảnh quan hai bên bờ, cảnh vật vừa lạ lại vừa quen. Mới đó thôi mà đã tám năm trôi qua, cảnh vật còn đây nhưng người nơi đâu. Năm xưa xuôi thuyền về phương Nam, tương lai mịt mờ, trong lòng đã cam chịu số phận, bản thân nàng tuyệt vọng đến độ thuốc thái y kê cũng không màng, nhưng tuyệt nhiên không biểu lộ ra ngoài, không thể vì mình đau lòng mà khiến phụ mẫu buồn lo.
Giờ đây nàng có một vị phu quân rất quan tâm, đưa nàng và đám trẻ ngược về phương Bắc, cảm giác hiện tại của Nhược Thủy cũng là chấp nhận. Khi ấy nàng thỏa hiệp, giờ thì nàng đã rõ, ngắm nhìn Tuấn nhi đang chơi đùa bên cạnh, Nhược Thủy đã nguyện rằng dù cho gia tộc có làm gì sau khi biết chuyện, nàng vẫn sẽ vui vẻ chấp nhận, và cũng vĩnh viễn biết ơn tấm lòng phụ mẫu.
Nhược Thủy ngẩn người thẫn thờ khiến Tiết Minh Viễn nghĩ rằng nàng ngắm cảnh nhớ nhà, bèn bước đến đóng cửa sổ lại, vừa cười vừa nói: "Đã vào cuối thu rồi, tiết trời chuyển lạnh, nàng đừng ngồi gần cửa quá kéo trúng phong hàn. Lại đây nào, ta cho nàng xem thứ này." Tiết Minh Viễn năm tay Nhược Thủy, ra vẻ bí ẩn đưa Nhược Thủy cùng về phòng, y lấy ra hai hộp gõ đàn xem chừng rất quý giá.
Tiết Minh Viễn mở hộp thứ nhất ra, bên trong đựng một bộ trang sức bằng hồng ngọc được chế tác tinh xảo, hình thức cầu kì. Trước khi lên thuyền, Nhược Thủy chưa từng thấy qua thứ này, Nhược Thủy vuốt nhẹ, nàng hỏi: "Vật này là?" Tiết Minh Viễn cười đáp: "Đây là ta dùng tiền riêng mua, bộ này là cho mẫu thân nàng, tỏ lòng hiếu thảo của chúng ta."
Nhược Thủy cười rồi sẵng giọng nói: "Một thuyền lễ vật còn chưa đủ tỏ lòng hiếu thảo sao. Chàng lại còn giữ tiền riêng với thiếp, chàng có ý gì đây!"
Tiết Minh Viễn vội vàng xin tha: "Nương tử, ta cũng vì muốn khiến nàng bất ngờ thôi. Còn có một bộ nữa." Nói đoạn, Tiết Minh Viễn mở hộp gỗ thứ hai ra, bên trong là một bộ trang sức bằng phỉ thúy, chế tác còn hoàn hảo hơn bộ thứ nhất, một đỏ một xanh khó phân hơn kém.
Nhược Thủy ngạc nhiên cười nói: "Chà, còn có bộ này nữa sao, quả là rất đẹp." Nàng rất thích phỉ thúy.
Tiết Minh Viễn vòng ra phía sau Nhược Thủy, ôm chặt lấy nàng, Nhược Thủy dựa vào người Tiết Minh Viễn, thoải mái để phu quân ôm. Tiết Minh Viễn nhẹ nhàng bảo: "Bộ này là dành tặng di nương nàng." Nhược Thủy mỉm cười nhưng nét mặt có vẻ ngỡ ngàng, nàng ngẫm đến hai vị di nương không ra gì nhà mình, ạch, chàng bỏ công chuẩn bị lễ vật cho họ để làm gì? Mà lại có mỗi một bộ.
Tiết Minh Viễn ôm Nhược Thủy, dịu dàng nói: "Ta luôn muốn nói với nàng, bất kể xuất thân của nàng có ra sao thì trong mắt ta nàng là bảo vật vô giá. Nàng là thê tử của Tiết Minh Viễn ta, từ nay về sau sẽ không có ai coi thường nàng, ức hiếp nàng. Giống như hai bộ trang sức này vậy, người ta thường nói hồng chính lục phó, nhưng ta muốn cho họ thấy, ánh sáng xanh cũng có thể lấn áp ánh đỏ. Dù nàng là thứ nữ thì vẫn có tư cách có cuộc sống của riêng mình, chúng ta quay về lần này cũng sẽ khiến di nương nàng yên tâm, con gái của người rất ổn, còn có một phu quân hết lòng thương yêu nàng. Tuy là thứ nữ nhưng so ra không thua kém đích nữ!"
Tiết Minh Viễn nói ra suy nghĩ trong lòng, không để ý đến Nhược Thủy trong lòng y đã hóa đá, nàng nghe được chuyện kì lạ gì thế này, sống bao năm tự nhiên biến thành thứ nữ. Không đúng, sao lại lộn xộn thế này! Nhược Thủy cảm thấy hình như giữa hai người đã có hiểu lần.
Nhược Thủy cố xoay người lại, nhẹ nhàng hỏi: "Thiếp là thứ nữ?" Tiết Minh Viễn gật đầu, câu nghi vấn khi đến tai Tiết Minh Viễn đã biến thành câu cảm thán, Tiết Minh Viễn nhẹ nhàng đáp: "Không sao đâu, nàng là con gái của Thái phó đại nhân cũng tốt rồi, hôn sự này thực ra ta không với tới, nên là đích hay thứ cũng không hề gì."
Nhược Thủy cắt ngang hỏi lại: "Ai nói cho chàng biết?"
Tiết Minh Viễn nói: "Là ta tự đoán, nàng xem, từ lúc kết hôn..." Tiết Minh Viễn muốn lựa lời cho khéo.
Nhược Thủy lại đột ngột chen vào: "Vậy chàng không nghĩ mình có thể sai sao! Sao chàng không hỏi thiếp, chàng hiểu lầm, hiểu lầm rồi. Thiếp nhớ là khi nói với chàng phụ thân thiếp là Diêu thái phó... Ôi trời, thiếp quên không nói mình là con vợ cả!" Nhược Thủy vỗ trán, đúng là hiểu lầm rồi.
Đôi phu phụ Tiết Minh Viễn - Nhược Thủy nhìn nhau, mắt thì mở to mắt lại ngây ngẩn. Tiết Minh Viễn dè dặt lên tiếng: "Nàng muốn nói, nàng là đích nữ của Thái phó đại nhân?"
Nhược Thủy gật đầu đáp: "Phụ thân thiếp có hai vị di nương, nhưng họ không sinh được con cái. Cả ba vị ca ca và thiếp đều là con chính thất." Tin này quá bất ngờ, Tiết Minh Viễn nhất thời chưa thể chấp nhận, ngây ngô cười ha hả rồi nhìn hai bộ trang sức mà rằng: "Vậy thì cả hai đều tặng cho nhạc mẫu là được rồi." Sau đó Tiết Minh Viễn ngồi ngẩn ra ngắm Nhược Thủy..... Y đã cưới một vị nương tử có thân thế hiển hách đến thế nào đây!
Bình luận truyện