Thiết Cốc Môn
Chương 38: Hồng băng kỳ hiệp
Chỉ pháp của người đẹp cung trang cực kỳ nhanh nhẹn, chỉ thấy năm luồng kình phong xẹt ngay vào ngực Văn Đồng.
Văn Đồng khẽ cười một tiếng, chân khẽ nhích động thân hình đã lùi sau ngoài trượng giọng lạnh lùng nói :
- Nếu cô nương vẫn không chịu nói, thì tại hạ chỉ đành thất lễ thôi.
Người đẹp cung trang cười khanh khách :
- Quả có chút nghề mọn, trách sao không ngông cuồng đến thế.
Nói dứt nàng đã lướt người đến trước vung chưởng công ra ba đường.
Văn Đồng khẽ “hừ” một tiếng liền sử dụng “Truy Quang Trục Điện” thân pháp, tránh né ba chưởng của đối phương tay mặt chàng nhẹ nhàng phất ra một tiềm lực vô hình cuồn cuộn thổi tới.
Người đẹp cung trang đánh ra ba chưởng bị hụt, bỗng cảm thấy một luồng gió mạnh áp tới, uy lực tợ sơn băng, nàng sợ hãi vội lui ra sau năm bước. Sắc mặt bắt đầu tái nhợt, sát khí dần dần hiện lên, đôi vạt áo tới tấp phất ra, hàn phong nổi dậy nhằm vào các yếu huyệt trên người Văn Đồng công tới.
Người đẹp cung trang bỗng nhiên nhíu mày, mặt hầm hầm sát khí tay nàng liền thu lại, tung mình nhảy về sau năm thước.
Hành động ấy khiến cho Văn Đồng phân vân khó hiểu, thầm nhủ :
- “Thế công của đối phương tuy yếu hơn ta, nhưng cũng chưa đến nổi bị bại, tại sao vô cớ lại nhảy lùi ra sau?”
Chàng bắt đầu dè dặt, thu tay đứng yên một chỗ không đuổi theo.
Người đẹp cung trang thấy đối phương tỏ ra dè dặt, nàng bỗng cất tiếng cười khanh khách nói :
- Nội gia chưởng lực khá cao thâm, tiếp ta thêm một chưởng nữa xem nào?
Lời dứt thì người nàng cũng đã đến trước mặt Văn Đồng, tay mặt đưa ra hai ngón xoay một vòng tròn hư không, tả chưởng đồng một lúc tung ra, thế đánh không những mau lẹ như điện chớp đồng thời chưởng lực của nàng bao hàm một tuyệt môn ít khi xử dụng.
Văn Đồng nào hay biết, đợi cho chưởng phong của địch sắp đến nơi. Chàng liền tung chưởng đánh mạnh ra hai chưởng vừa chạm nhau bỗng cảm thấy trong người ớn lạnh, không khỏi giật mình đang định vận công hổ thể, thì bỗng đối phương đã thủ chưởng lùi lại trên gương mặt nàng ta lập tức biến thành một màu tái nhợt.
Thanh Sương cùng Dịch Thành thấy thế cho rằng đối phương đã bị chưởng lực của Văn Đồng đánh thương, hai người vội vã xông ra định chụp lấy hai tay của nàng giữ lại.
Người đẹp cung trang vừa đưa mắt liếc nhìn đã buông tiếng cười khanh khách, hai luồng tay áo khẽ lay động người nàng vụt một cái đã bay lên trên không, khiến cho Thanh Sương cùng Dịch Thành hai người phải một phen chụp hụt.
Văn Đồng ngở rằng đối phương muốn bỏ chạy nên không cần suy nghĩ, vội vã tung mình bay theo lên.
Bỗng nghe Thanh Sương thất kinh gọi lớn :
- Đồng ca cẩn thận, coi chừng ám khí đấy.
Quả nhiên một đốm sáng như ngân tinh đã từ trong lòng bàn tay người đẹp cung trang vụt ra, nhằm vào thân hình của Văn Đồng đang lơ lững trên không bắn tới.
Văn Đồng vội vàng đưa ngay hữu chưởng đánh mạnh vào ngân tinh.
“Bốp” một tiếng khẽ vang lên, đốm sáng của đối phương đã bị thế đánh của Văn Đồng bể tan ra muôn mãnh.
Nhưng lạ thay ngân tinh là một đốm sáng nhỏ không đầy quả trứng thế mà vừa bị bể khói trong ấy đã tuông ra mù mịt bủa quanh tứ phía có hơn mười trượng, khiến cho ai nấy không còn trông thấy được cảnh vật bên ngoài.
Trong lúc hai đàng không còn thấy nhu được nữa, bỗng nghe giọng cười khanh khách của người đẹp cung trang phát ra :
- Công lực của ngươi cao hơn ta thật, nhưng vừa rồi ngươi đã bị chưởng lực Hàn Âm của ta xâm nhập vào nội thể nếu không sớm vận công đẩy hàn độc ấy ra, chỉ mười hai tiếng đồng hồ nữa thôi thì hàn độc sẽ xâm nhập vào nội phủ, tòan thân tê cóng mà chết ngay.
Văn Đồng nghe nói tức giận quát :
- Trong khi ta chưa chết thì ngươi cũng đừng hòng thoát khỏi nơi đây.
Lời chàng vừa dứt, bỗng thấy khói tung cuồn cuộn. Khương Trạch ba người đang định mạo hiểm xông vào trợ chiến, bỗng thấy gió càng mạnh Văn Đồng trong đám khói nương theo chiều gió vụt bay ra.
Mọi người vừa trông thấy không khỏi hoảng sợ, mặt Văn Đồng có phần mệt mỏi chàng đứng yên một chỗ, đôi mắt nhắm nghiền tợ lão tăng đang nhập định.
Thanh Sương thấy thế giật mình, vội vàng chạy đến bên nước mắt tuôn trà hớt hải gọi :
- Đồng ca, anh bị thiếu nữ ấy đã thương rồi chăng?
Văn Đồng từ từ mở mắt, thấy vẻ mặt Thanh Sương lo lắng cho mình mắt còn ướt lệ lòng chàng không khỏi vui mừng, liền mỉm cười an ủi :
- Sương muội, anh tuy nhất thời bất cẩn bị chưởng âm hàn xâm nhập vào người nhưng không sao, lát nữa hành công điều dưỡng thì khỏi ngay, giờ cần nhất là đừng để cho nàng ta tẩu thoát...
- Đồng ca, tuy nói vậy thật những cũng phải lo trước thì hơn giờ hàn độc chưa ăn nhập vào anh mau vận công điều dưỡng, còn việc gì cũng để khi khỏi rồi sẽ hay.
Khương Trạch đứng bên cũng xen lời nói :
- Việc này không thể để lâu được, Chưởng môn nên nghe lời Cát cô nương thì hơn.
Văn Đồng đưa mắt nhìn về Thanh Sương ra vẻ biết ơn, mỉm cười nói :
- Hàn độc này công phạt cũng không mau lắm, trong vòng vài tiếng đồng hồ không sao đâu, vừa rồi anh dùng lối “Nhiếp Ảnh Truyền Thanh” dò biết được thiếu nữ ấy đã chạy về hướng Tây Bắc, vậy chúng ta nên đuổi theo ngay.
Lời dứt không đợi phản ứng của mọi người chàng liền tung mình ra đi, nhanh như đường tên xẹt.
Khương Trạch ba người cũng không biết nói sao, liền tung người chạy theo bén gót. Trên đường vắng nơi miền sơn dã, bốn bóng người vun vút phi nhanh hướng về phía Tây Bắc tiến tới. Hai tiếng đồng hồ trôi qua, họ đã đến chân Ngũ Long sơn, song cũng không tìm ra được tông tích người đẹp cung trang đâu cả. Dưới ánh trăng mờ nhạt cảnh vật chung quanh phản ảnh dáng mơ hồ. Bỗng Văn Đồng dừng chân lại đưa tay chỉ lên trên ngọn núi tỏ vẻ ngạc nhiên nói :
- Xem kìa! Vật gì ấy.
Khương Trạch và ba người đưa mắt nhìn lê bỗng ai nấy thảy đều thất kinh gọi :
- Hồng Đăng!
Thì ra trên đồi núi vắng vẻ cảnh đêm tàn, lơ lửng theo chiều gió thổi một chiếc lồng đen đổ ẩn ẩn hiện hiện.
Sau khi xem xét kỹ càng, Văn Đồng lên tiếng nói :
- Ai đã đem đèn lồng treo trên ngọn cây cổ thụ? Điều này có hơi khác lạ, chúng ta đến xem thử họa may tìm được vết tích gì không biết chừng!
Nói dứt, chàng liến cất bước leo lên Khương Trạch và ba người cũng cảm thấy việc này có vẻ bất thường thật, nên cũng theo sau chàng.
Đường núi lởm chởm khó đi thật song đối với bọn họ đâu có nghĩa lý gì, chỉ trong khoảng khắc đã lên đến nơi chiếc đèn lồng.
Đôi mắt của Văn Đồng quả thật lợi hại đến còn cách xa mấy mươi trượng chàng đã phát giác trên chiếc đèn lồng ấy có đề một chữ “Ngọc”.
Đến khi mọi người đã tới dưới gốc cây, bỗng nghe Dịch Thành thật thanh gọi lớn :
- Ý!
Văn Đồng cùng Thanh Sương ngơ ngác quay sang nhìn Dịch Thành hỏi :
- Gì thế?
Dịch Thành từ từ thu ánh mắt đang nhìn chiếc lồng đèn về đoạn chậm rãi đọc :
- Vân Lý Thành Đô, Song Phụng Múa, Tuyết Rơi Cung Hậu, Một Chiếc Đèn.
Văn Đồng cùng Thanh Sương cứ nhìn trân trân về ông ta không hiểu gì những lời vừa rồi cả. Dịch Thành thấy họ cứ đứng lặng thinh mới nhớ ra hai câu ấy phàm người dưới bốn mươi khó mà hiểu được, bất giác bật cười nói :
- Hai câu này không phải là thơ cũng không phải phú nhưng nó bao hàm một ý nghĩa lịch sử mà trước đây ba mươi năm đã chấn động giang hồ “Vân Lý Thành Đô” cùng “Tuyết Rơi Cung Hậu” là hai chỗ có một phong cảnh đẹp tuyệt trần, người đời ai cũng muốn đến xem cho thoải mái còn “Song Phụng Múa” với một chiếc đèn là đại biểu cho ba người thanh niên cao thủ đương thời lúc bấy giờ.
Thanh Sương cười nói :
- Vậy thì chiếc đèn này có lẽ là một trong ba chàng thanh niên lúc ấy đã treo?
- Cô nương đoán không sai.
Thanh Sương nói :
- Sự tích quá khứ của võ lâm, nếu Dịch Thành Bang chủ không lấy làm phiền phức xin kể ra cho mọi người nghe thử?
Dịch Thành đáp :
- Lúc ấy lão phu còn đang học võ trong sư môn, nên không có duyên gặp gỡ ba vị thanh niên cao thủ ấy, chỉ nghe nói “Song Phụng” là hai nàng ái nữ của “Nhất Hoàng” lúc bấy giờ võ lâm ai cũng đều tôn kính, người chị tên Mộ Dung Hụê, người em gọi là Mộ Dung Lan, còn chủ nhân củ chiếc đèn hồng này vốn họ Thái Sử tên Ngọc, là đứa con yêu qúy nhất của “Kim Quan Sơn Chủ”...
Vừa kể đến đây bỗng nghe xa xa có tiếng văng vẳng vọng lại :
- Hiếm có, hiếm có người trong trần thế hiện nay lại có kẻ nhớ đến lai lịch lão phu, có lẽ người cũng là một vị anh hùng, vậy lão phu hôm nay phá lễ tiếp kiến các bằng hữu một chuyến.
Bỗng từ xa xa một chiếc đèn lồng nhanh nhẹn phi đến, hình như có người điều khiển vậy, khi đến còn cách mọi người chừng sáu thước thì bỗng dừng lại rồi quay đầu chạy về đường cũ. Thoạt đầu mọi người còn đứng nhìn ngơ ngác, bỗng Văn Đồng như hiểu ra “hừ” một tiếng mọi người đồng cất bước đuổi theo.
Một khắc trôi qua mọi người ước lượng chạy đã được ngoài hai dặm thì bỗng nhiên chiếc đèn lồng đứng lại, bốn người không hẹn cùng dừng bước theo. Cùng lúc ấy từ xa có tiếng nói vọng lại :
- Theo đường mòn mà đi, gặp con rạch tứ đã đến.
Văn Đồng nhìn chung quanh tứ phía thấy phía tả quả có con đường nhỏ xuyên vào cụm núi, liền lần theo con đường ấy bước nhanh. Dưới ánh trăng mờ ảo chung quanh toàn là rừng núi hoang vu, vừa đi mọi người vừa để mắt ngắm xem bỗng nghe Văn Đồng khẽ nói :
- Cảnh vật nơi đây thật là thanh nhã hèn cho y tìm đến nơi đây ẩn dật kể cũng thích hợp.
Trước mặt không xa là một con sông chắn ngang, giòng sông nước chảy cuồn cuộn sâu độ năm sáu trăm trượng. Hai bên bờ cách nhau khá xa, mọi người đến nơi đều dừng bước đứng lại đưa mắt nhìn sang bên kia. Kế theo giòng sông là một khoảnh đất rộng độ mấy mẫu tây, trúc mọc xanh um chim kêu thánh thót, trong lúm tre xanh ẩn hiện một ngôi nhà lá ba gian đèn đuốc sáng choang, chứng tỏ vị võ lâm kỳ sĩ đang chờ đợi tiếp khách.
Thanh Sương đứng nhìn giây lâu bỗng cất tiếng nói :
- Giòng sông này vừa sâu vừa rộng, chúng ta làm sao mà qua đây?
Văn Đồng lên tiếng tiếp lời :
- Y có thể dùng thuật phi hành qua sông, thì chúng ta cũng có làm như vậy.
Dịch Thành đứng bên xem xét một hồi, đoạn chậm rãi nói :
- Con người dù cho khinh công có cao đến đâu cũng khó mà qua được, trừ phi họ đã luyện được môn “Linh Không Phi Nhíp” tuyệt thế kỳ học hoặc...
Bỗng nghe từ xa có tiếng cười vọng lại nói :
- Trong lùm cỏ bên bờ sông, có đò để giúp các ngươi qua sông.
Khoảng cách trăm trượng không thấy một bóng người đủ rõ kẻ này đã dùng lối “Thiên Lý Truyền Âm” phát tiếng, song với môn thần công này muốn luyện tập cho thành ít nhất cũng phải mất đến ba mươi năm mới xong.
Bốn người theo lời chỉ bảo, quả nhiên thấy trong bụi cỏ rậm có mấy miếng gạch mỏng to độ bàn tay. Dịch Thành nhặt bốn miếng trao ra cho mỗi người một miếng, rồi cười ha hả nói :
- Đã mấy mươi năm lão phu không hề sử dụng môn “Thạch Phiến Độ Giang” hôm nay được dịp dùng lại không hiểu ra thế nào.
Khương Trạch cười xen lời :
- Dịch huynh thật khéo khiêm nhường, với con sông như vầy mà đâu kể gì với huynh.
Thanh Sương giục :
- Chúng ta sang bên ấy thôi, kẻo để họ chờ lâu sẽ phiền phức.
Văn Đồng tán thành :
- Vậy vãn bối xin mãn phép đi trước.
Nói dứt, chàng khom mình lấy một phiến đá cầm tay tụ khí ném mạnh trên mặt nước, phiến đá vừa tung ra thì người chàng cũng đã nhẹ nhàng bay bổng lên cao đoạn hạ chân trên mặt phiến đá lướt nhanh sang giòng nước. Kế tiếp là Thanh Sương, Khương Trạch rồi đến Dịch Thành bốn người đã sang cả rồi họ mới chỉnh tề quần áo từ từ hướng về ngôi nhà lá đi tới. Khi Văn Đồng và mọi người vừa bước chân lên đến bậc thềm thì hai cánh cửa cũng tự động mở ra, một cụ già thần thái phi phàm, tóc râu bạc trắng đang đứng bên cửa chờ đợi. Dịch Thành vừa thấy vội bước đến trước cung tay thi lễ nói :
- Chúng tôi đến khuấy rầy tiền bối đang tịnh tu, dám mong rộng lượng bao dung.
Cụ già này chính là nhân vật đã chấn động giang hồ ba mươi năm trước đây, “Hồng Đăng” Thái Sử Ngọc, nghe nói liền đưa tay vuốt râu cười hiền từ :
- Lão phu đã ẩn cư nơi đây trên ba mươi năm rồi, sớm đã bị người quên lãng cũng chưa từng một ai bước chân qua đây, hôm nay chư vị đã đến đây chúng ta cũng làngười hữu duyên.
Nói dứt ông đưa tay tỏ ý mời khách vào tung, bốn người liền cung thân đáp lễ, rồi lần lượt theo sau vào khách sảnh. Những vật dụng trong gian nhà này tòan dùng bằng tre gỗ bên trái là một cái kệ chứa toàn sách qúy, bên mặt treo đầy các kiểu đèn lồng to có, nhỏ có theo lối trong cung điện.
Văn Đồng vừa bước chân vào trong bỗng đôi mắt chàng bị một bước họa treo trên vách thu hút, chàng liền dừng bước lại đứng ngắm một cách sững sờ. Thành Sương đi kế bên Văn Đồng thấy thái độ của chàng như thế, biết ngay thế nào cũng có việc gì khác lạ nên cũng đưa mắt nhìn theo thì ra trên bức tranh họa hình một thiếu nữ đẹp tuyệt trần.
Yêu nhiều ghen lắm, nàng thấy thế lòng không khỏi cảm thấy tức bực, mặt mày biến đổi.
Thái độ của đôi thiếu niên nam nữ vừa rồi đã lọt vào mắt Thái Sử Ngọc, ông ta bước đến mỉm cười nói :
- Có phải nhị vị cảm thấy sự trưng bày trong nhà này hơi sơ sài chăng?
Văn Đồng nghe hỏi giật mình vội quay lại, mặt đỏ bừng lên tiếng nói :
- Không dám! Không dám! vãn bối vì nhất thời sơ ý nhận lầm nên có điều thất lễ mong lão tiền bối tha lỗi cho.
Thái Sử Ngọc một mặt mời khách ngồi một mặt vẫn tươi cười nói :
- Tiểu huynh đệ có điều gì phân vân, có thể nói cho lão phu biết được không?
Văn Đồng sau khi ngồi vào chỗ, một lần nữa nhìn sang bức họa nói :
- Nếu lão tiền bối có thể tha thứ cho sự mạo muội thì vãn bối mới dám hỏi.
Thái Sử Ngọc tỏ vẻ ngạc nhiên đưa mắt nhìn về Văn Đồng rồi lại tươi cười nói :
- Tiểu huynh đệ cứ việc hỏi, lão phu nếu biết sẽ trả lời ngay.
Văn Đồng bắt đầu nghiêm nghị lên tiếng :
- Bức tranh đằng kia có lẽ đã họa trước đây trên ba mươi năm?
Thái Sử Ngọc ra vẻ kinh ngạc hỏi lại :
- Chẳng lẽ tiểu huynh đệ đã gặp qua người trong tranh?
Văn Đồng lặng thinh đưa mắt nhìn kỹ thiếu nữ trong bức họa thầm nhủ :
- “Hình dáng của thiếu nữ này với Thiên Ảo mê cung Cung chủ chính là một, tuy đã cách nhau ba mươi năm và giờ người đã quá tứ tuần. Nhưng một người có được nội công thâm hậu thì nhan sắc cũng trẻ đi phần nào, ta quyết không nhậm được”.
Nghĩ thế nên chàng từ từ đáp :
- Vãn bối đã gặp người dung nhan y hệt như thiếu nữ trong tranh này...
Thái Sử Ngọc nghe nói lập tức tỏ ra xúc động vô cùng, khẽ thở dài than :
- Đã hơn ba mươi năm qua, không ngờ vừa nhắc đến người lòng lão quá ư cảm xúc, khiến cho các vị phải cười cho.
Đoạn ông ta quay sang Văn Đồng hỏi :
- Tiểu huynh đệ đã gặp nàng tại đâu?
Thái độ cùng giọng nói của ông chứng tỏ đối với cô gái trong tranh này vẫn còn yêu thương luyến nhớ, vẻ mặt như khẩn khoản chờ đợi Văn Đồng cho biết tin tức của cố nhân. Thanh Sương cũng đưa mắt đăm đăm nhìn Văn Đồng chờ đợi.
Văn Đồng trâm ngâm giây lát đoạn chậm rãi kể rõ việc đã gặp qua Thiên Ảo mê cung Cung chủ như thế nào, song chàng dấu không kể đến đoạn thiếu nữ tình chàng.
Thanh Sương vừa nghe kể xong, gương mặ từ vẻ ghen tuông bỗng trở lại tươi tắn cũng may cử chỉ biến đổi này không hề bị ai để ý cả. Thái Sử Ngọc nghe kể xong ngước mặt nhìn lên trần nhà, giây lâu không thốt ra lời nào bầu không khí lúc ấy im lìm đến không nge một tiếng động khẽ, ai nấy đều chờ đợi câu trả lời của ông ta, thời gian lặng lẽ trôi qua một hồi lâu Thái Sử Ngọc mới khẽ buông tiếng thở dài nói :
- Đúng là nàng, không dè tính tình nàng đã thay đổi đến thế, dùng danh từ Thiên Ảo để xưng hiệu khai tông lập phái, nhưng lỗi ấy đã do ai gây nên?
Văn Đồng rất muốn hiểu rõ thân thế của Thiên Ảo Thần Phi, nên hỏi :
- Lão tiền bối có thể kể rõ cho vãn bối biết được không?
Sử Ngọc đáp :
- Nếu các vị muốn biết thân thế của nàng, lão phu xin kể ra vậy.
Đôi mắt của ông ta bắt đầu mơ màng, hình ảnh ba mươi năm trước đây dần dần hiện ra trong ký ức với giọng chậm rãi nói :
- Nàng! Chính là người mà lúc nãy chư vị đã nhắc qua, viên ngọc qúy của “Nhất Hoàng” Mộ Dung Hụê vị nữ hiệp danh chấn giang hồ này không những võ công cực kỳ cao thâm, tính tình lại nhu mì, nhan sắc đẹp như tiên nga vì thế nên hiệp sĩ võ lâm say mê nàng có thể nói còn nhiều hơn cá ở dưới nước, nhưng lòng của người thiếu nữ khả ái kia chỉ thương mến có một người. Mà người ấy lại là đệ tử đích truyền của thân phụ nàng.
Mọi người nghe nói đến đây, liền nhổm dậy đồng thanh hỏi :
- Người ấy là ai?
- Người được diễm phúc ấy họ Lý Tôn tên Nhu...
Văn Đồng ngạc nhiên lên tiếng :
- Chính là ân sư của tại hạ!
Thái Sử Ngọc kinh dị không kém hỏi :
- Tiểu huynh đệ là đệ tử của Lý Tôn huynh sao?
Văn Đồng cung kính đáp :
- Sáu năm trước đây, vãn bối đã bái ân sư để được làm môn đệ.
Thái Sử Ngọc tiếp tục nói :
- Lý Tôn huynh người tuy tài ba tuyệt thế, song tuổi sắp trung niên lại nữa người cảm lấy ân dạy dỗ của sư phụ nên hàng ngày đối với chị em Mộ Dung xem như em ruột một nhà, thành thử những cử chỉ tỏ tình thân mật của Mộ Dung Hụê đối với ông ta. Cứ tưởng rằng chẳng qua là một người em gái vậy thôi...
Nhưng nàng có ngờ đâu người anh bà con của nàng thầm thương trộm nhớ đã lâu, một hôm nàng về bên ngoại dùng cơm người anh ấy không còn dấu diếm nữa liền tỏ thật lòng yêu đối với nàng, ôi! Không dè đã bị nàng cự tuyệt. Thanh Sương như đã đoán hiểu đôi phần về người anh ấy, bỗng nhiên lên tiếng hỏi :
- Không hiểu người biểu huynh của nàng là ai?
Thái Sử Ngọc ôn tồn đáp :
- Người ấy chính là lão phu, lúc ấy lão phu cứ nghĩ ngợi và ganh tức không đâu. “Ai đã chiếm được quả tim của nàng?” sau khi lão phu đã dò biết là Lý Tôn huynh, liền đưa giấy ước hẹn với người đến một nơi thanh vắng để tỷ thí võ công thoạt đầu Lý Tôn huynh tỏ ra không vui và đã mấy lần từ chối, sau bị lão phu dồn ép quá nên mới chịu nhận lời.
Văn Đồng hỏi :
- Chỉ hai người thôi, ngoài ra không còn ai nữa?
- Không có người thứ ba nhưng sau khi kịch chiến được nửa tiếng đồng hồ, lão phu bị lệnh sư dùng một chiêu tuyệt kỹ đánh bại, không vì thế mà tức giận, lệnh sự bèn đến an ủi và hỏi nguyên do của cuộc đấu này.
Văn Đồng nóng lòng hỏi :
- Lão tiền bối có cho gia sư biết không?
Thái Sử Ngọc gật đầu nói :
- Hẳn nhiên phải cho biết đồng thời còn thề khi nào lão phu nghĩ ra cách phá giải thế đó, sẽ cùng lệnh sư đấu một lần nữa nào ngờ chiêu thức tuyệt kỹ ấy mãi đến ba mươi mấy năm nay lão phu mới tìm ra được.
Nói đến đây, đôi mắt mơ màng của ông lại hướng về chiếc đèn lồng đang treo trên vách tiếp :
- Trước hai năm, khi lão phu định đến đây ẩn cư vào một buổi tới trời bỗng nhiên lão phu tiếp được chiếc đèn kia, trên đèn có phủ một tờ giấy cho biết đèn ấy do tay của Mộ Dung Hụê làm ra tặng cho lão phu, coi như tạ lòng thương mến của lão đối với nàng.
Mọi người giờ mới hiểu rõ vì đâu mà vị tiến võ lâm lại qúy mến chiếc đèn lồng là thế.
Lúc ấy Văn Đồng như sực nhớ ra điều gì vội lên tiếng hỏi :
- Mộ Dung tiền bối trừ cái danh hiệu là Thiên Ảo Thân Phi ra còn...
Thái Sử Ngọc chận lời tiếp :
- Danh hiệu Thiên Ảo Thần Phi là sau khi lão phu ẩn cư rồi mới đặt ra, còn trước kia giang hồ thường tặng cho nàng là “Ngọc Nhụy Hương Phi”.
Văn Đồng không khỏi thốt lên một tiếng mừng rỡ thầm nhủ :
- “Thật là may mắn, một sự việc quá bí mật thế mà hôm nay khỏi mất công phu đã khám phá ra...”
Lúc chàng xuống núi ân sư có từng trao cho chàng một chiếc cẩm nang căn dặn, khi nào gặp được người đàn bà gọi là “Ngọc Nhụy Hương Phi” thì mới có thể mở ra xem. Thời gian chàng cứ lo lắng không hiểu có gặp được người chăng, nào dè đêm nay lại được biết sự thể ra thế...
Đang lúc nghĩ ngợi bỗng nghe Thái Sử Ngọc lại cười nói :
- Tiểu huynh đệ là đệ tử của Lý Tôn huynh lão phu có lời mạo muội chẳng hiểu có nên nói ra không?
Văn Đồng khẽ cười một tiếng, chân khẽ nhích động thân hình đã lùi sau ngoài trượng giọng lạnh lùng nói :
- Nếu cô nương vẫn không chịu nói, thì tại hạ chỉ đành thất lễ thôi.
Người đẹp cung trang cười khanh khách :
- Quả có chút nghề mọn, trách sao không ngông cuồng đến thế.
Nói dứt nàng đã lướt người đến trước vung chưởng công ra ba đường.
Văn Đồng khẽ “hừ” một tiếng liền sử dụng “Truy Quang Trục Điện” thân pháp, tránh né ba chưởng của đối phương tay mặt chàng nhẹ nhàng phất ra một tiềm lực vô hình cuồn cuộn thổi tới.
Người đẹp cung trang đánh ra ba chưởng bị hụt, bỗng cảm thấy một luồng gió mạnh áp tới, uy lực tợ sơn băng, nàng sợ hãi vội lui ra sau năm bước. Sắc mặt bắt đầu tái nhợt, sát khí dần dần hiện lên, đôi vạt áo tới tấp phất ra, hàn phong nổi dậy nhằm vào các yếu huyệt trên người Văn Đồng công tới.
Người đẹp cung trang bỗng nhiên nhíu mày, mặt hầm hầm sát khí tay nàng liền thu lại, tung mình nhảy về sau năm thước.
Hành động ấy khiến cho Văn Đồng phân vân khó hiểu, thầm nhủ :
- “Thế công của đối phương tuy yếu hơn ta, nhưng cũng chưa đến nổi bị bại, tại sao vô cớ lại nhảy lùi ra sau?”
Chàng bắt đầu dè dặt, thu tay đứng yên một chỗ không đuổi theo.
Người đẹp cung trang thấy đối phương tỏ ra dè dặt, nàng bỗng cất tiếng cười khanh khách nói :
- Nội gia chưởng lực khá cao thâm, tiếp ta thêm một chưởng nữa xem nào?
Lời dứt thì người nàng cũng đã đến trước mặt Văn Đồng, tay mặt đưa ra hai ngón xoay một vòng tròn hư không, tả chưởng đồng một lúc tung ra, thế đánh không những mau lẹ như điện chớp đồng thời chưởng lực của nàng bao hàm một tuyệt môn ít khi xử dụng.
Văn Đồng nào hay biết, đợi cho chưởng phong của địch sắp đến nơi. Chàng liền tung chưởng đánh mạnh ra hai chưởng vừa chạm nhau bỗng cảm thấy trong người ớn lạnh, không khỏi giật mình đang định vận công hổ thể, thì bỗng đối phương đã thủ chưởng lùi lại trên gương mặt nàng ta lập tức biến thành một màu tái nhợt.
Thanh Sương cùng Dịch Thành thấy thế cho rằng đối phương đã bị chưởng lực của Văn Đồng đánh thương, hai người vội vã xông ra định chụp lấy hai tay của nàng giữ lại.
Người đẹp cung trang vừa đưa mắt liếc nhìn đã buông tiếng cười khanh khách, hai luồng tay áo khẽ lay động người nàng vụt một cái đã bay lên trên không, khiến cho Thanh Sương cùng Dịch Thành hai người phải một phen chụp hụt.
Văn Đồng ngở rằng đối phương muốn bỏ chạy nên không cần suy nghĩ, vội vã tung mình bay theo lên.
Bỗng nghe Thanh Sương thất kinh gọi lớn :
- Đồng ca cẩn thận, coi chừng ám khí đấy.
Quả nhiên một đốm sáng như ngân tinh đã từ trong lòng bàn tay người đẹp cung trang vụt ra, nhằm vào thân hình của Văn Đồng đang lơ lững trên không bắn tới.
Văn Đồng vội vàng đưa ngay hữu chưởng đánh mạnh vào ngân tinh.
“Bốp” một tiếng khẽ vang lên, đốm sáng của đối phương đã bị thế đánh của Văn Đồng bể tan ra muôn mãnh.
Nhưng lạ thay ngân tinh là một đốm sáng nhỏ không đầy quả trứng thế mà vừa bị bể khói trong ấy đã tuông ra mù mịt bủa quanh tứ phía có hơn mười trượng, khiến cho ai nấy không còn trông thấy được cảnh vật bên ngoài.
Trong lúc hai đàng không còn thấy nhu được nữa, bỗng nghe giọng cười khanh khách của người đẹp cung trang phát ra :
- Công lực của ngươi cao hơn ta thật, nhưng vừa rồi ngươi đã bị chưởng lực Hàn Âm của ta xâm nhập vào nội thể nếu không sớm vận công đẩy hàn độc ấy ra, chỉ mười hai tiếng đồng hồ nữa thôi thì hàn độc sẽ xâm nhập vào nội phủ, tòan thân tê cóng mà chết ngay.
Văn Đồng nghe nói tức giận quát :
- Trong khi ta chưa chết thì ngươi cũng đừng hòng thoát khỏi nơi đây.
Lời chàng vừa dứt, bỗng thấy khói tung cuồn cuộn. Khương Trạch ba người đang định mạo hiểm xông vào trợ chiến, bỗng thấy gió càng mạnh Văn Đồng trong đám khói nương theo chiều gió vụt bay ra.
Mọi người vừa trông thấy không khỏi hoảng sợ, mặt Văn Đồng có phần mệt mỏi chàng đứng yên một chỗ, đôi mắt nhắm nghiền tợ lão tăng đang nhập định.
Thanh Sương thấy thế giật mình, vội vàng chạy đến bên nước mắt tuôn trà hớt hải gọi :
- Đồng ca, anh bị thiếu nữ ấy đã thương rồi chăng?
Văn Đồng từ từ mở mắt, thấy vẻ mặt Thanh Sương lo lắng cho mình mắt còn ướt lệ lòng chàng không khỏi vui mừng, liền mỉm cười an ủi :
- Sương muội, anh tuy nhất thời bất cẩn bị chưởng âm hàn xâm nhập vào người nhưng không sao, lát nữa hành công điều dưỡng thì khỏi ngay, giờ cần nhất là đừng để cho nàng ta tẩu thoát...
- Đồng ca, tuy nói vậy thật những cũng phải lo trước thì hơn giờ hàn độc chưa ăn nhập vào anh mau vận công điều dưỡng, còn việc gì cũng để khi khỏi rồi sẽ hay.
Khương Trạch đứng bên cũng xen lời nói :
- Việc này không thể để lâu được, Chưởng môn nên nghe lời Cát cô nương thì hơn.
Văn Đồng đưa mắt nhìn về Thanh Sương ra vẻ biết ơn, mỉm cười nói :
- Hàn độc này công phạt cũng không mau lắm, trong vòng vài tiếng đồng hồ không sao đâu, vừa rồi anh dùng lối “Nhiếp Ảnh Truyền Thanh” dò biết được thiếu nữ ấy đã chạy về hướng Tây Bắc, vậy chúng ta nên đuổi theo ngay.
Lời dứt không đợi phản ứng của mọi người chàng liền tung mình ra đi, nhanh như đường tên xẹt.
Khương Trạch ba người cũng không biết nói sao, liền tung người chạy theo bén gót. Trên đường vắng nơi miền sơn dã, bốn bóng người vun vút phi nhanh hướng về phía Tây Bắc tiến tới. Hai tiếng đồng hồ trôi qua, họ đã đến chân Ngũ Long sơn, song cũng không tìm ra được tông tích người đẹp cung trang đâu cả. Dưới ánh trăng mờ nhạt cảnh vật chung quanh phản ảnh dáng mơ hồ. Bỗng Văn Đồng dừng chân lại đưa tay chỉ lên trên ngọn núi tỏ vẻ ngạc nhiên nói :
- Xem kìa! Vật gì ấy.
Khương Trạch và ba người đưa mắt nhìn lê bỗng ai nấy thảy đều thất kinh gọi :
- Hồng Đăng!
Thì ra trên đồi núi vắng vẻ cảnh đêm tàn, lơ lửng theo chiều gió thổi một chiếc lồng đen đổ ẩn ẩn hiện hiện.
Sau khi xem xét kỹ càng, Văn Đồng lên tiếng nói :
- Ai đã đem đèn lồng treo trên ngọn cây cổ thụ? Điều này có hơi khác lạ, chúng ta đến xem thử họa may tìm được vết tích gì không biết chừng!
Nói dứt, chàng liến cất bước leo lên Khương Trạch và ba người cũng cảm thấy việc này có vẻ bất thường thật, nên cũng theo sau chàng.
Đường núi lởm chởm khó đi thật song đối với bọn họ đâu có nghĩa lý gì, chỉ trong khoảng khắc đã lên đến nơi chiếc đèn lồng.
Đôi mắt của Văn Đồng quả thật lợi hại đến còn cách xa mấy mươi trượng chàng đã phát giác trên chiếc đèn lồng ấy có đề một chữ “Ngọc”.
Đến khi mọi người đã tới dưới gốc cây, bỗng nghe Dịch Thành thật thanh gọi lớn :
- Ý!
Văn Đồng cùng Thanh Sương ngơ ngác quay sang nhìn Dịch Thành hỏi :
- Gì thế?
Dịch Thành từ từ thu ánh mắt đang nhìn chiếc lồng đèn về đoạn chậm rãi đọc :
- Vân Lý Thành Đô, Song Phụng Múa, Tuyết Rơi Cung Hậu, Một Chiếc Đèn.
Văn Đồng cùng Thanh Sương cứ nhìn trân trân về ông ta không hiểu gì những lời vừa rồi cả. Dịch Thành thấy họ cứ đứng lặng thinh mới nhớ ra hai câu ấy phàm người dưới bốn mươi khó mà hiểu được, bất giác bật cười nói :
- Hai câu này không phải là thơ cũng không phải phú nhưng nó bao hàm một ý nghĩa lịch sử mà trước đây ba mươi năm đã chấn động giang hồ “Vân Lý Thành Đô” cùng “Tuyết Rơi Cung Hậu” là hai chỗ có một phong cảnh đẹp tuyệt trần, người đời ai cũng muốn đến xem cho thoải mái còn “Song Phụng Múa” với một chiếc đèn là đại biểu cho ba người thanh niên cao thủ đương thời lúc bấy giờ.
Thanh Sương cười nói :
- Vậy thì chiếc đèn này có lẽ là một trong ba chàng thanh niên lúc ấy đã treo?
- Cô nương đoán không sai.
Thanh Sương nói :
- Sự tích quá khứ của võ lâm, nếu Dịch Thành Bang chủ không lấy làm phiền phức xin kể ra cho mọi người nghe thử?
Dịch Thành đáp :
- Lúc ấy lão phu còn đang học võ trong sư môn, nên không có duyên gặp gỡ ba vị thanh niên cao thủ ấy, chỉ nghe nói “Song Phụng” là hai nàng ái nữ của “Nhất Hoàng” lúc bấy giờ võ lâm ai cũng đều tôn kính, người chị tên Mộ Dung Hụê, người em gọi là Mộ Dung Lan, còn chủ nhân củ chiếc đèn hồng này vốn họ Thái Sử tên Ngọc, là đứa con yêu qúy nhất của “Kim Quan Sơn Chủ”...
Vừa kể đến đây bỗng nghe xa xa có tiếng văng vẳng vọng lại :
- Hiếm có, hiếm có người trong trần thế hiện nay lại có kẻ nhớ đến lai lịch lão phu, có lẽ người cũng là một vị anh hùng, vậy lão phu hôm nay phá lễ tiếp kiến các bằng hữu một chuyến.
Bỗng từ xa xa một chiếc đèn lồng nhanh nhẹn phi đến, hình như có người điều khiển vậy, khi đến còn cách mọi người chừng sáu thước thì bỗng dừng lại rồi quay đầu chạy về đường cũ. Thoạt đầu mọi người còn đứng nhìn ngơ ngác, bỗng Văn Đồng như hiểu ra “hừ” một tiếng mọi người đồng cất bước đuổi theo.
Một khắc trôi qua mọi người ước lượng chạy đã được ngoài hai dặm thì bỗng nhiên chiếc đèn lồng đứng lại, bốn người không hẹn cùng dừng bước theo. Cùng lúc ấy từ xa có tiếng nói vọng lại :
- Theo đường mòn mà đi, gặp con rạch tứ đã đến.
Văn Đồng nhìn chung quanh tứ phía thấy phía tả quả có con đường nhỏ xuyên vào cụm núi, liền lần theo con đường ấy bước nhanh. Dưới ánh trăng mờ ảo chung quanh toàn là rừng núi hoang vu, vừa đi mọi người vừa để mắt ngắm xem bỗng nghe Văn Đồng khẽ nói :
- Cảnh vật nơi đây thật là thanh nhã hèn cho y tìm đến nơi đây ẩn dật kể cũng thích hợp.
Trước mặt không xa là một con sông chắn ngang, giòng sông nước chảy cuồn cuộn sâu độ năm sáu trăm trượng. Hai bên bờ cách nhau khá xa, mọi người đến nơi đều dừng bước đứng lại đưa mắt nhìn sang bên kia. Kế theo giòng sông là một khoảnh đất rộng độ mấy mẫu tây, trúc mọc xanh um chim kêu thánh thót, trong lúm tre xanh ẩn hiện một ngôi nhà lá ba gian đèn đuốc sáng choang, chứng tỏ vị võ lâm kỳ sĩ đang chờ đợi tiếp khách.
Thanh Sương đứng nhìn giây lâu bỗng cất tiếng nói :
- Giòng sông này vừa sâu vừa rộng, chúng ta làm sao mà qua đây?
Văn Đồng lên tiếng tiếp lời :
- Y có thể dùng thuật phi hành qua sông, thì chúng ta cũng có làm như vậy.
Dịch Thành đứng bên xem xét một hồi, đoạn chậm rãi nói :
- Con người dù cho khinh công có cao đến đâu cũng khó mà qua được, trừ phi họ đã luyện được môn “Linh Không Phi Nhíp” tuyệt thế kỳ học hoặc...
Bỗng nghe từ xa có tiếng cười vọng lại nói :
- Trong lùm cỏ bên bờ sông, có đò để giúp các ngươi qua sông.
Khoảng cách trăm trượng không thấy một bóng người đủ rõ kẻ này đã dùng lối “Thiên Lý Truyền Âm” phát tiếng, song với môn thần công này muốn luyện tập cho thành ít nhất cũng phải mất đến ba mươi năm mới xong.
Bốn người theo lời chỉ bảo, quả nhiên thấy trong bụi cỏ rậm có mấy miếng gạch mỏng to độ bàn tay. Dịch Thành nhặt bốn miếng trao ra cho mỗi người một miếng, rồi cười ha hả nói :
- Đã mấy mươi năm lão phu không hề sử dụng môn “Thạch Phiến Độ Giang” hôm nay được dịp dùng lại không hiểu ra thế nào.
Khương Trạch cười xen lời :
- Dịch huynh thật khéo khiêm nhường, với con sông như vầy mà đâu kể gì với huynh.
Thanh Sương giục :
- Chúng ta sang bên ấy thôi, kẻo để họ chờ lâu sẽ phiền phức.
Văn Đồng tán thành :
- Vậy vãn bối xin mãn phép đi trước.
Nói dứt, chàng khom mình lấy một phiến đá cầm tay tụ khí ném mạnh trên mặt nước, phiến đá vừa tung ra thì người chàng cũng đã nhẹ nhàng bay bổng lên cao đoạn hạ chân trên mặt phiến đá lướt nhanh sang giòng nước. Kế tiếp là Thanh Sương, Khương Trạch rồi đến Dịch Thành bốn người đã sang cả rồi họ mới chỉnh tề quần áo từ từ hướng về ngôi nhà lá đi tới. Khi Văn Đồng và mọi người vừa bước chân lên đến bậc thềm thì hai cánh cửa cũng tự động mở ra, một cụ già thần thái phi phàm, tóc râu bạc trắng đang đứng bên cửa chờ đợi. Dịch Thành vừa thấy vội bước đến trước cung tay thi lễ nói :
- Chúng tôi đến khuấy rầy tiền bối đang tịnh tu, dám mong rộng lượng bao dung.
Cụ già này chính là nhân vật đã chấn động giang hồ ba mươi năm trước đây, “Hồng Đăng” Thái Sử Ngọc, nghe nói liền đưa tay vuốt râu cười hiền từ :
- Lão phu đã ẩn cư nơi đây trên ba mươi năm rồi, sớm đã bị người quên lãng cũng chưa từng một ai bước chân qua đây, hôm nay chư vị đã đến đây chúng ta cũng làngười hữu duyên.
Nói dứt ông đưa tay tỏ ý mời khách vào tung, bốn người liền cung thân đáp lễ, rồi lần lượt theo sau vào khách sảnh. Những vật dụng trong gian nhà này tòan dùng bằng tre gỗ bên trái là một cái kệ chứa toàn sách qúy, bên mặt treo đầy các kiểu đèn lồng to có, nhỏ có theo lối trong cung điện.
Văn Đồng vừa bước chân vào trong bỗng đôi mắt chàng bị một bước họa treo trên vách thu hút, chàng liền dừng bước lại đứng ngắm một cách sững sờ. Thành Sương đi kế bên Văn Đồng thấy thái độ của chàng như thế, biết ngay thế nào cũng có việc gì khác lạ nên cũng đưa mắt nhìn theo thì ra trên bức tranh họa hình một thiếu nữ đẹp tuyệt trần.
Yêu nhiều ghen lắm, nàng thấy thế lòng không khỏi cảm thấy tức bực, mặt mày biến đổi.
Thái độ của đôi thiếu niên nam nữ vừa rồi đã lọt vào mắt Thái Sử Ngọc, ông ta bước đến mỉm cười nói :
- Có phải nhị vị cảm thấy sự trưng bày trong nhà này hơi sơ sài chăng?
Văn Đồng nghe hỏi giật mình vội quay lại, mặt đỏ bừng lên tiếng nói :
- Không dám! Không dám! vãn bối vì nhất thời sơ ý nhận lầm nên có điều thất lễ mong lão tiền bối tha lỗi cho.
Thái Sử Ngọc một mặt mời khách ngồi một mặt vẫn tươi cười nói :
- Tiểu huynh đệ có điều gì phân vân, có thể nói cho lão phu biết được không?
Văn Đồng sau khi ngồi vào chỗ, một lần nữa nhìn sang bức họa nói :
- Nếu lão tiền bối có thể tha thứ cho sự mạo muội thì vãn bối mới dám hỏi.
Thái Sử Ngọc tỏ vẻ ngạc nhiên đưa mắt nhìn về Văn Đồng rồi lại tươi cười nói :
- Tiểu huynh đệ cứ việc hỏi, lão phu nếu biết sẽ trả lời ngay.
Văn Đồng bắt đầu nghiêm nghị lên tiếng :
- Bức tranh đằng kia có lẽ đã họa trước đây trên ba mươi năm?
Thái Sử Ngọc ra vẻ kinh ngạc hỏi lại :
- Chẳng lẽ tiểu huynh đệ đã gặp qua người trong tranh?
Văn Đồng lặng thinh đưa mắt nhìn kỹ thiếu nữ trong bức họa thầm nhủ :
- “Hình dáng của thiếu nữ này với Thiên Ảo mê cung Cung chủ chính là một, tuy đã cách nhau ba mươi năm và giờ người đã quá tứ tuần. Nhưng một người có được nội công thâm hậu thì nhan sắc cũng trẻ đi phần nào, ta quyết không nhậm được”.
Nghĩ thế nên chàng từ từ đáp :
- Vãn bối đã gặp người dung nhan y hệt như thiếu nữ trong tranh này...
Thái Sử Ngọc nghe nói lập tức tỏ ra xúc động vô cùng, khẽ thở dài than :
- Đã hơn ba mươi năm qua, không ngờ vừa nhắc đến người lòng lão quá ư cảm xúc, khiến cho các vị phải cười cho.
Đoạn ông ta quay sang Văn Đồng hỏi :
- Tiểu huynh đệ đã gặp nàng tại đâu?
Thái độ cùng giọng nói của ông chứng tỏ đối với cô gái trong tranh này vẫn còn yêu thương luyến nhớ, vẻ mặt như khẩn khoản chờ đợi Văn Đồng cho biết tin tức của cố nhân. Thanh Sương cũng đưa mắt đăm đăm nhìn Văn Đồng chờ đợi.
Văn Đồng trâm ngâm giây lát đoạn chậm rãi kể rõ việc đã gặp qua Thiên Ảo mê cung Cung chủ như thế nào, song chàng dấu không kể đến đoạn thiếu nữ tình chàng.
Thanh Sương vừa nghe kể xong, gương mặ từ vẻ ghen tuông bỗng trở lại tươi tắn cũng may cử chỉ biến đổi này không hề bị ai để ý cả. Thái Sử Ngọc nghe kể xong ngước mặt nhìn lên trần nhà, giây lâu không thốt ra lời nào bầu không khí lúc ấy im lìm đến không nge một tiếng động khẽ, ai nấy đều chờ đợi câu trả lời của ông ta, thời gian lặng lẽ trôi qua một hồi lâu Thái Sử Ngọc mới khẽ buông tiếng thở dài nói :
- Đúng là nàng, không dè tính tình nàng đã thay đổi đến thế, dùng danh từ Thiên Ảo để xưng hiệu khai tông lập phái, nhưng lỗi ấy đã do ai gây nên?
Văn Đồng rất muốn hiểu rõ thân thế của Thiên Ảo Thần Phi, nên hỏi :
- Lão tiền bối có thể kể rõ cho vãn bối biết được không?
Sử Ngọc đáp :
- Nếu các vị muốn biết thân thế của nàng, lão phu xin kể ra vậy.
Đôi mắt của ông ta bắt đầu mơ màng, hình ảnh ba mươi năm trước đây dần dần hiện ra trong ký ức với giọng chậm rãi nói :
- Nàng! Chính là người mà lúc nãy chư vị đã nhắc qua, viên ngọc qúy của “Nhất Hoàng” Mộ Dung Hụê vị nữ hiệp danh chấn giang hồ này không những võ công cực kỳ cao thâm, tính tình lại nhu mì, nhan sắc đẹp như tiên nga vì thế nên hiệp sĩ võ lâm say mê nàng có thể nói còn nhiều hơn cá ở dưới nước, nhưng lòng của người thiếu nữ khả ái kia chỉ thương mến có một người. Mà người ấy lại là đệ tử đích truyền của thân phụ nàng.
Mọi người nghe nói đến đây, liền nhổm dậy đồng thanh hỏi :
- Người ấy là ai?
- Người được diễm phúc ấy họ Lý Tôn tên Nhu...
Văn Đồng ngạc nhiên lên tiếng :
- Chính là ân sư của tại hạ!
Thái Sử Ngọc kinh dị không kém hỏi :
- Tiểu huynh đệ là đệ tử của Lý Tôn huynh sao?
Văn Đồng cung kính đáp :
- Sáu năm trước đây, vãn bối đã bái ân sư để được làm môn đệ.
Thái Sử Ngọc tiếp tục nói :
- Lý Tôn huynh người tuy tài ba tuyệt thế, song tuổi sắp trung niên lại nữa người cảm lấy ân dạy dỗ của sư phụ nên hàng ngày đối với chị em Mộ Dung xem như em ruột một nhà, thành thử những cử chỉ tỏ tình thân mật của Mộ Dung Hụê đối với ông ta. Cứ tưởng rằng chẳng qua là một người em gái vậy thôi...
Nhưng nàng có ngờ đâu người anh bà con của nàng thầm thương trộm nhớ đã lâu, một hôm nàng về bên ngoại dùng cơm người anh ấy không còn dấu diếm nữa liền tỏ thật lòng yêu đối với nàng, ôi! Không dè đã bị nàng cự tuyệt. Thanh Sương như đã đoán hiểu đôi phần về người anh ấy, bỗng nhiên lên tiếng hỏi :
- Không hiểu người biểu huynh của nàng là ai?
Thái Sử Ngọc ôn tồn đáp :
- Người ấy chính là lão phu, lúc ấy lão phu cứ nghĩ ngợi và ganh tức không đâu. “Ai đã chiếm được quả tim của nàng?” sau khi lão phu đã dò biết là Lý Tôn huynh, liền đưa giấy ước hẹn với người đến một nơi thanh vắng để tỷ thí võ công thoạt đầu Lý Tôn huynh tỏ ra không vui và đã mấy lần từ chối, sau bị lão phu dồn ép quá nên mới chịu nhận lời.
Văn Đồng hỏi :
- Chỉ hai người thôi, ngoài ra không còn ai nữa?
- Không có người thứ ba nhưng sau khi kịch chiến được nửa tiếng đồng hồ, lão phu bị lệnh sư dùng một chiêu tuyệt kỹ đánh bại, không vì thế mà tức giận, lệnh sự bèn đến an ủi và hỏi nguyên do của cuộc đấu này.
Văn Đồng nóng lòng hỏi :
- Lão tiền bối có cho gia sư biết không?
Thái Sử Ngọc gật đầu nói :
- Hẳn nhiên phải cho biết đồng thời còn thề khi nào lão phu nghĩ ra cách phá giải thế đó, sẽ cùng lệnh sư đấu một lần nữa nào ngờ chiêu thức tuyệt kỹ ấy mãi đến ba mươi mấy năm nay lão phu mới tìm ra được.
Nói đến đây, đôi mắt mơ màng của ông lại hướng về chiếc đèn lồng đang treo trên vách tiếp :
- Trước hai năm, khi lão phu định đến đây ẩn cư vào một buổi tới trời bỗng nhiên lão phu tiếp được chiếc đèn kia, trên đèn có phủ một tờ giấy cho biết đèn ấy do tay của Mộ Dung Hụê làm ra tặng cho lão phu, coi như tạ lòng thương mến của lão đối với nàng.
Mọi người giờ mới hiểu rõ vì đâu mà vị tiến võ lâm lại qúy mến chiếc đèn lồng là thế.
Lúc ấy Văn Đồng như sực nhớ ra điều gì vội lên tiếng hỏi :
- Mộ Dung tiền bối trừ cái danh hiệu là Thiên Ảo Thân Phi ra còn...
Thái Sử Ngọc chận lời tiếp :
- Danh hiệu Thiên Ảo Thần Phi là sau khi lão phu ẩn cư rồi mới đặt ra, còn trước kia giang hồ thường tặng cho nàng là “Ngọc Nhụy Hương Phi”.
Văn Đồng không khỏi thốt lên một tiếng mừng rỡ thầm nhủ :
- “Thật là may mắn, một sự việc quá bí mật thế mà hôm nay khỏi mất công phu đã khám phá ra...”
Lúc chàng xuống núi ân sư có từng trao cho chàng một chiếc cẩm nang căn dặn, khi nào gặp được người đàn bà gọi là “Ngọc Nhụy Hương Phi” thì mới có thể mở ra xem. Thời gian chàng cứ lo lắng không hiểu có gặp được người chăng, nào dè đêm nay lại được biết sự thể ra thế...
Đang lúc nghĩ ngợi bỗng nghe Thái Sử Ngọc lại cười nói :
- Tiểu huynh đệ là đệ tử của Lý Tôn huynh lão phu có lời mạo muội chẳng hiểu có nên nói ra không?
Bình luận truyện