Trẻ Và Vụng Về
Chương 62: Làm sao để vượt qua mất mát
1. Đừng biến mình thành một cái sọt rác: mỗi người chống chọi với khổ đau khác nhau, có người thì khóc lóc, cáu giận, la hét, đánh đập, sử dụng chất kích thích, ăn uống, ngủ... Nhưng nói chung bạn phải tự trải qua nỗi đau của lòng mình, khóc thỏa thích nếu bạn cần, đừng gĩư trong lòng. Sẽ rất đau ling và mệt mỏi.
2. Ở bên những người nhìn thấy cầu vồng trong cơn mưa: khi trải qua đau đớn, nhiều người chỉ thấy những lời chỉ trích, lên án, tò mò về câu chuyện buồn của bạn. Bạn không cầm những điều đó đâu, thật đấy. Hãy cố gắng ở bên những người tích cực, làm bạn cười cả trong nước mắt.
3. Nhớ về nỗi đau bằng hạnh phúc: đừng chỉ vì nó không còn nữa, mà bạn sợ đối mặt với những kỷ niệm đẹp đã từng có. Hãy nói về những kỷ niệm đẹp, hãy ôm ấp và trân quý nó. Hãy nhớ về những gì không còn một cách đẹp đẽ.
4. Có một kế hoạch: đây là lúc chúng ta cảm thấy mất phương hướng và chán chường nhất. Bạn cần có một kế hoạch để vực mình dậy. Gặp ai, làm gì, làm như thế nào để những người thân yêu dù không còn cũng có thể tự hào và yên tâm về mình. Bạn sẽ mất rất nhiều năng lượng để có thể lại đứng lên, nhưng bạn phải tự làm được.
5. Giúp đỡ người khác: khi một mất mát xảy ra, ta có xu hướng cho rằng đó là dấu chấm hết của những điều tốt đẹp
Không phải như vậy. Chỉ có gíup đỡ người khác, vật khác từ những bài học và kinh nghiệm của mình mới khiến bạn trở nên thanh thản hơn.
6. Có một đức tin cho riêng mình: điều đáng sợ nhất về mất mát, đó là chúng ta tự hỏi liệu còn có ngày hội ngộ? Mỗi người có một cách tin về thế giới khác nhau. Mình chọn tin vào nhân quả. Việc chấp nhận và học cách hiểu, đã làm cho mình hi vọng và năng lượng vượt qua mất mát.
7. Không từ chối cuộc sống: không phải vì bạn không còn làm mẹ, làm vợ, làm chồng, làm con của một ai đó - mà bạn không muốn làm những điều đó nữa. Bạn sẽ muốn yêu thương, ôm ấp, chăm sóc một người duy nhất trong tâm can, nhưng khi họ không còn nữa, hãy tặng tình cảm đó cho những người thiếu thốn. Không phải bạn đã quên người quan trọng với mình, mà là bạn đang làm những gì có thể.
8. Ngừng ân hận và ăn năn: không thay đổi được gì cả. Mất mát là mất mát. Bạn có dằn vặt thân mình, giận cả thế giới, thù hằn một ai đó - thì cũng không thay đổi được điều buồn nhất. Ngừng ăn năn ngay khi có thể. Hãy cứu rỗi chính bạn.
9. Có một câu chuyện của riêng bạn: tất cả mọi người sẽ muốn nói chuyện về mất mát của bạn khi gặp bạn, họ sẽ rỉ tai bạn bè bạn trước khi gặp bạn. Đừng. Đừng để ngưòi ta nói về chuyện của bạn hộ bạn. Hãy mạnh mẽ đối diện với nó, hãy kể câu chuyện về mất mát đau thương của bạn một cách nhẹ nhàng, dũng cảm và yêu thương nhất có thể.
10. Sẽ ra sao nếu họ nói bạn máu lạnh, vô tâm, nhanh quên? Bạn không phải người như vậy. Hơn ai hết, bạn là người đau buồn nhất. Bạn khóc cạn cả nước mắt, bạn đi tìm một tia hi vọng nhỏ nhất dù là không có, bạn mất ăn mất ngủ, nhiều lúc cảm thấy cô đơn đến phát điên. Người ta không cần biết chuyện đó. Cái bạn cần là an nhiên trong lòng, những gì lỡ rồi, hãy buông tay cho nhẹ nhõm. Tình yêu của bạn với những điều không còn nữa, không phải để dằn vặt hay tra tấn bạn. Bạn còn nhiều hối tiếc, hãy để sau này thời gian sẽ trả lời.
Và tin ở cuộc sống.
2. Ở bên những người nhìn thấy cầu vồng trong cơn mưa: khi trải qua đau đớn, nhiều người chỉ thấy những lời chỉ trích, lên án, tò mò về câu chuyện buồn của bạn. Bạn không cầm những điều đó đâu, thật đấy. Hãy cố gắng ở bên những người tích cực, làm bạn cười cả trong nước mắt.
3. Nhớ về nỗi đau bằng hạnh phúc: đừng chỉ vì nó không còn nữa, mà bạn sợ đối mặt với những kỷ niệm đẹp đã từng có. Hãy nói về những kỷ niệm đẹp, hãy ôm ấp và trân quý nó. Hãy nhớ về những gì không còn một cách đẹp đẽ.
4. Có một kế hoạch: đây là lúc chúng ta cảm thấy mất phương hướng và chán chường nhất. Bạn cần có một kế hoạch để vực mình dậy. Gặp ai, làm gì, làm như thế nào để những người thân yêu dù không còn cũng có thể tự hào và yên tâm về mình. Bạn sẽ mất rất nhiều năng lượng để có thể lại đứng lên, nhưng bạn phải tự làm được.
5. Giúp đỡ người khác: khi một mất mát xảy ra, ta có xu hướng cho rằng đó là dấu chấm hết của những điều tốt đẹp
Không phải như vậy. Chỉ có gíup đỡ người khác, vật khác từ những bài học và kinh nghiệm của mình mới khiến bạn trở nên thanh thản hơn.
6. Có một đức tin cho riêng mình: điều đáng sợ nhất về mất mát, đó là chúng ta tự hỏi liệu còn có ngày hội ngộ? Mỗi người có một cách tin về thế giới khác nhau. Mình chọn tin vào nhân quả. Việc chấp nhận và học cách hiểu, đã làm cho mình hi vọng và năng lượng vượt qua mất mát.
7. Không từ chối cuộc sống: không phải vì bạn không còn làm mẹ, làm vợ, làm chồng, làm con của một ai đó - mà bạn không muốn làm những điều đó nữa. Bạn sẽ muốn yêu thương, ôm ấp, chăm sóc một người duy nhất trong tâm can, nhưng khi họ không còn nữa, hãy tặng tình cảm đó cho những người thiếu thốn. Không phải bạn đã quên người quan trọng với mình, mà là bạn đang làm những gì có thể.
8. Ngừng ân hận và ăn năn: không thay đổi được gì cả. Mất mát là mất mát. Bạn có dằn vặt thân mình, giận cả thế giới, thù hằn một ai đó - thì cũng không thay đổi được điều buồn nhất. Ngừng ăn năn ngay khi có thể. Hãy cứu rỗi chính bạn.
9. Có một câu chuyện của riêng bạn: tất cả mọi người sẽ muốn nói chuyện về mất mát của bạn khi gặp bạn, họ sẽ rỉ tai bạn bè bạn trước khi gặp bạn. Đừng. Đừng để ngưòi ta nói về chuyện của bạn hộ bạn. Hãy mạnh mẽ đối diện với nó, hãy kể câu chuyện về mất mát đau thương của bạn một cách nhẹ nhàng, dũng cảm và yêu thương nhất có thể.
10. Sẽ ra sao nếu họ nói bạn máu lạnh, vô tâm, nhanh quên? Bạn không phải người như vậy. Hơn ai hết, bạn là người đau buồn nhất. Bạn khóc cạn cả nước mắt, bạn đi tìm một tia hi vọng nhỏ nhất dù là không có, bạn mất ăn mất ngủ, nhiều lúc cảm thấy cô đơn đến phát điên. Người ta không cần biết chuyện đó. Cái bạn cần là an nhiên trong lòng, những gì lỡ rồi, hãy buông tay cho nhẹ nhõm. Tình yêu của bạn với những điều không còn nữa, không phải để dằn vặt hay tra tấn bạn. Bạn còn nhiều hối tiếc, hãy để sau này thời gian sẽ trả lời.
Và tin ở cuộc sống.
Bình luận truyện