Trẻ Và Vụng Về
Chương 80: Bạn thật sự không còn là trẻ con nữa vào lúc nào?
Cũng như rất nhiều người khác, mình cũng đã từng là một đứa trẻ: không có nhiều quyền hạn lắm với những điều mình mong muốn, không có khả năng quyết định cái mình sẽ làm, không bảo vệ được những điều mình yêu quý và luôn chịu sự sắp đặt của người khác.
Mình vẫn nghĩ, lớn lên, "trở thành người lớn" không chỉ có nghĩa là già đi, có thêm vài nếp nhăm, kiếm ra tiền, đi đây đó... mà là thật sự có thể đưa ra quyết định cho cuộc đời mình và bảo vệ hoặc chịu trách nhiệm với nó, cho dù thế nào đi chăng nữa.
Đã từng là một đứa trẻ, mình hiểu rõ cái cảm giác bất lực, ôm gối khóc buổi đêm với những chuyện mình không hiểu, những cái mình không thể, những điều mình không muốn.
Lúc ấy, mình có tự lặp lại một suy nghĩ: "chỉ 10 năm nữa thôi, 10 năm nữa thôi"
Con số ấy sẽ dần ngắn lại khi mình lớn lên. Mình bắt đầu học cách tự quyết định, tự bảo vệ, tự tìm hiểu, tự tranh đấu. Nếu đã muốn một cái gì đó đủ nhiều, bạn sẽ tìm ra cách để có nó.
Bây giờ, trước những điều mà mình cảm thấy "không, mình không muốn thế" thì cảm giác đầu tiên của mình luôn là "đã qua rồi cái thời mình để người khác quyết định đời mình"
"Quyết định đời mình" nghe thì to tát, nhưng thực tế lại diễn ra hàng ngày, hàng giờ, và từ những cái nhỏ bé nhất, nếu không tự quyết định chính những điều nhỏ bé đó thì nó dần dà trở thành một thói quen xấu và từ đó bạn hiền mất đi khả năng tư duy về cái bạn muốn làm và cần làm.
Nó bắt đầu rất đơn giản thôi: "con không thể đi học môn đó", "anh không thể gặp cô ấy", "con không được về muộn quá 9 giờ", "em không được mặc chiếc váy ấy"...
Cho đến những thứ to tát hơn: hôn nhân, sự nghiệp, giáo dục, định hướng, sức khỏe...Chính vì chúng ta đã luôn để người khác quyết định cuộc đời mình, từ chuyện cỏn con nhất, vậy nên giác quan và ý thức về điều mình muốn làm và phải làm trong đời sẽ yếu đi. Nói đơn giản hơn, bạn hiền không có thói quen quyết định bất cứ điều gì của mình. Có thể là tình cảm, ân nghĩa, cả nể, hay đơn giản là một thói quen từ bé, khi mà chúng ta luôn nghe theo quyết định không phải của mình.
Hãy nói "tôi không muốn" với những điều bạn thấy là không đúng như nguyện vọng của bản thân mình và nói "tôi muốn thế" trước những thứ bạn thích, cho dù nó có bé nhỏ thế nào đi nữa. Khi người ta nhận ra rằng họ đang đứng trước một người làm chủ từng chuyện nhỏ nhất hàng ngày của họ, người ta sẽ không thể nào bắt bạn làm một cái gì trái với ý nguyện của bạn hết.
Mình vẫn nghĩ, lớn lên, "trở thành người lớn" không chỉ có nghĩa là già đi, có thêm vài nếp nhăm, kiếm ra tiền, đi đây đó... mà là thật sự có thể đưa ra quyết định cho cuộc đời mình và bảo vệ hoặc chịu trách nhiệm với nó, cho dù thế nào đi chăng nữa.
Đã từng là một đứa trẻ, mình hiểu rõ cái cảm giác bất lực, ôm gối khóc buổi đêm với những chuyện mình không hiểu, những cái mình không thể, những điều mình không muốn.
Lúc ấy, mình có tự lặp lại một suy nghĩ: "chỉ 10 năm nữa thôi, 10 năm nữa thôi"
Con số ấy sẽ dần ngắn lại khi mình lớn lên. Mình bắt đầu học cách tự quyết định, tự bảo vệ, tự tìm hiểu, tự tranh đấu. Nếu đã muốn một cái gì đó đủ nhiều, bạn sẽ tìm ra cách để có nó.
Bây giờ, trước những điều mà mình cảm thấy "không, mình không muốn thế" thì cảm giác đầu tiên của mình luôn là "đã qua rồi cái thời mình để người khác quyết định đời mình"
"Quyết định đời mình" nghe thì to tát, nhưng thực tế lại diễn ra hàng ngày, hàng giờ, và từ những cái nhỏ bé nhất, nếu không tự quyết định chính những điều nhỏ bé đó thì nó dần dà trở thành một thói quen xấu và từ đó bạn hiền mất đi khả năng tư duy về cái bạn muốn làm và cần làm.
Nó bắt đầu rất đơn giản thôi: "con không thể đi học môn đó", "anh không thể gặp cô ấy", "con không được về muộn quá 9 giờ", "em không được mặc chiếc váy ấy"...
Cho đến những thứ to tát hơn: hôn nhân, sự nghiệp, giáo dục, định hướng, sức khỏe...Chính vì chúng ta đã luôn để người khác quyết định cuộc đời mình, từ chuyện cỏn con nhất, vậy nên giác quan và ý thức về điều mình muốn làm và phải làm trong đời sẽ yếu đi. Nói đơn giản hơn, bạn hiền không có thói quen quyết định bất cứ điều gì của mình. Có thể là tình cảm, ân nghĩa, cả nể, hay đơn giản là một thói quen từ bé, khi mà chúng ta luôn nghe theo quyết định không phải của mình.
Hãy nói "tôi không muốn" với những điều bạn thấy là không đúng như nguyện vọng của bản thân mình và nói "tôi muốn thế" trước những thứ bạn thích, cho dù nó có bé nhỏ thế nào đi nữa. Khi người ta nhận ra rằng họ đang đứng trước một người làm chủ từng chuyện nhỏ nhất hàng ngày của họ, người ta sẽ không thể nào bắt bạn làm một cái gì trái với ý nguyện của bạn hết.
Bình luận truyện