Xuyên Thấu
Chương 2
Dịch giả: Lê Thị Hồng Nhung
Nguồn: e-thuvien
Kawashima cất cái dùi đập đá vào trong tủ bếp rồi đi rửa mặt. Ngồi lại một mình trước bàn làm việc trong phòng khách, anh vẫn không thể nào tĩnh tâm lại được. Cổ họng khát khô mà anh chẳng còn tâm trạng để uống thứ gì cả. Anh đã tự cấm bản thân uống rượu vào những lúc như thế này. Kawashima có thói quen đã uống rượu thì phải là rượu mạnh và phải nốc liền một hơi ừng ực trong cổ họng. Nó cũng giúp anh giải tỏa được trong chốc lát nhưng sau đó anh gần như không kiểm soát nổi bản thân. Anh cứ uống cho đến khi không còn biết gì nữa, và tất nhiên, chuyện sau đó thế nào, anh không bao giờ nhớ được.
Kawashima hít thở thật sâu và nhìn quanh phòng khách - căn phòng giờ đây đã trở thành phòng làm việc của vợ chồng anh. Không thấy có ấm chén hay đồ đạc gì để tiếp khách mà chỉ có một chiếc bàn hình chữ "L" làm từ những tấm gỗ dày màu trắng chiếm quá nửa gian phòng. Chiếc bàn Thụy Điển này là món quà cưới mà Kawashima đã mua bằng tiền tiết kiệm của mình và Yoko thì cảm thấy rất mãn nguyện vì chiếc bàn có thể cho phép tám đến mười học sinh của cô thực tập làm bánh cùng một lúc.
Kawashima cứ luôn nghĩ về chuyện của mình và Yoko, không hiểu làm thế nào mà anh lại quen được một người phụ nữ như thế, rồi chuyện hai người yêu nhau và đi đến hôn nhân. Hai người cũng trạc tuổi nhau; sáu năm về trước, vào một ngày đầu hạ, họ tình cờ gặp nhau tại một phòng triển lãm tranh ở Ginza. Đó là một phòng tranh cá nhân của họa sĩ quá cố người Nga, Nicolado Stall, một họa sĩ vẽ tranh trừu tượng theo một phong cách rất giản dị. Đây là một họa sĩ không mấy tên tuổi ở Nhật Bản nên mặc dù là chiều thứ Bảy nhưng phòng tranh cũng chẳng có người khách nào ngoài Kawashima và Yoko. Yoko là người bắt chuyện trước: "Anh cũng vẽ tranh à?". Lúc đó Kawashima đang kẹp một tập giấy vẽ phác bên mình. "À, vâng, tôi cũng biết vẽ một chút", Kawashima trả lời. Yoko lúc đó đeo một cặp kính có gọng màu đen trông cũng khá hợp nhưng Kawashima nghĩ là nếu bỏ kính ra chắc còn xinh hơn nhiều. Và hai người rời khỏi phòng tranh. Kawashima gây ấn tượng bằng cách chọn một quán trà với những ô cửa kính có thể ngắm cảnh bên ngoài rất thơ mộng. Còn Yoko thì gọi bánh kem và trà táo, hai món "ruột" của quán. Ánh mặt trời mùa hạ nhẹ nhàng chiếu qua những tấm màn che, trên các bàn đều bày những đồ dùng bằng thủy tinh được trang trí hoa văn rất đẹp. Có một mùi hương rất dễ chịu tỏa ra từ người Yoko. Mùi của nước hoa hòa lẫn với một mùi khác nữa mà lúc đó Kawashima chưa thể biết được rằng, đó là mùi của bánh mỳ và bánh kẹo. Kawashima nghĩ rằng, ở cái quán trà đó, anh có một cảm giác thật bình yên, hơn nữa có thể là vì anh có cảm tình với Yoko nên mới cảm thấy cái hương vị dễ chịu đó. Những lúc anh cảm thấy khó chịu hay những lúc phải ở cùng với người khó chịu thì chắc chắn anh cũng sẽ chỉ thấy một mùi khó chịu mà thôi. Yoko vừa từ tốn ăn bánh vừa xem tranh của Kawashima. Có lần, một mẩu bánh vụn rơi xuống bức tranh và Yoko đã dùng khăn giấy lau sạch đi một cách cẩn thận. Kawashima cảm thấy rất sung sướng trước hành động đó của Yoko. Từ đó, mỗi tuần một lần, hai người lại gặp nhau, cùng đi ăn, đi xem phim hay đến các phòng trưng bày nghệ thuật. Lúc đó Kawashima đang làm việc tại một văn phòng thiết kế tạo hình, ngoài ra anh thường hay vẽ tranh theo sở thích riêng của mình. Kawashima cũng chưa từng thích vẽ một thứ gì khác ngoài những con đường nhỏ dưới trăng. Nhưng rồi, vào một ngày cuối hạ, khuôn mặt của Yoko cứ mãi hiện lên trong đầu Kawashima và anh bắt đầu phác lại hình ảnh đó bằng bút chì. Tối hôm sau, khi Kawashima tặng bức tranh đó cho Yoko, lần đầu tiên anh được Yoko mời về nhà chơi và cô đã kể cho anh nghe một câu chuyện. "Một năm trước, em đã yêu một đồng nghiệp hơn tuổi làm cùng cơ quan; khi mối quan hệ đó tan vỡ, em đã uống rất nhiều thuốc ngủ liều cao, và em được đưa đi bệnh viện... .Anh nghĩ sao về chuyện đó?". "Chẳng sao cả", Kawashima trả lời, và đúng là anh nghĩ chuyện đó cũng không có gì quan trọng thật. "Ai mà chẳng có lúc muốn chết và có lúc thực sự đã cận kề cái chết", anh nói với Yoko như vậy. Và thế là không lâu sau đó, hai người đã về chung sống với nhau như vợ chồng. Nửa năm sau, vào một đêm giá lạnh, Kawashima bất ngờ bật dậy khỏi giường, mồ hôi ướt đầm đìa, có giọt rơi cả vào chăn. "Anh có sao không?", Yoko lo lắng hỏi. "Ừ, anh đi dạo quanh đây một lúc", nói rồi Kawashima thay quần áo và đi ra ngoài. Anh đi bộ loanh quanh khoảng hai tiếng đồng hồ. Khi trở về, Kawashima đã kể cho Yoko nghe một chuyện mà anh chưa bao giờ kể với ai . "Anh chưa bao giờ kể chuyện này cho em nhưng thực ra, thỉnh thoảng anh vẫn như vậy", Kawashima bắt đầu. "Khi trưởng thành, anh đã tự đọc sách để tìm hiểu. Anh nghĩ có lẽ anh bị mắc chứng mộng du. Hồi nhỏ nó còn đáng sợ hơn thế này nhiều. Anh thường đột nhiên tỉnh dậy giống như vừa nãy, rồi kêu gào, than khóc, thậm chí cứ chạy vòng quanh suốt. Anh cũng không nhớ được gì cả, chỉ cảm thấy một nỗi sợ như thể đến mình là ai anh cũng không biết nữa. Mỗi lần như vậy chỉ kéo dài khoảng hai, ba phút. Thậm chí ai ở xung quanh anh cũng không rõ, không biết đó là những người thật đang đi vào giấc mơ của anh hay chỉ đơn thuần là những nhân vật xuất hiện trong giấc mơ của anh mà thôi. Anh thực sự cảm thấy rất sợ hãi. Tuy nhiên, khi lớn lên thì bệnh của anh cũng đỡ đi một chút. Bằng chứng là lúc nãy anh vẫn còn nhớ được mình là ai và hơn nữa anh cũng biết được người vừa nói điều gì đó với mình là Yoko". Nghe đến đây Yoko liền hỏi: "Sao anh lại ra ngoài một mình?". "Thế tại sao em không giữ anh lại?", Kawashima trả lời rồi kể tiếp. "Anh nghĩ là những lúc không kiểm soát nổi bản thân thì không nên ở cùng ai đó mà nên đi bộ một mình và hít thở thật sâu để tĩnh tâm lại". Và rồi Kawashima quyết định kể lại toàn bộ cái quá khứ mà bấy lâu nay anh vẫn giữ làm bí mật của riêng mình cho Yoko nghe, chỉ trừ việc năm mười chín tuổi anh đã dùng dùi đập đá đâm một người phụ nữ. Anh không kể vì đối với chính anh, việc đó còn rất mơ hồ; hơn nữa, anh không muốn làm Yoko hoảng sợ khi biết chuyện. "Cũng có thể vì căn bệnh này mà anh rất hay bị mẹ đánh. Bố anh mất năm anh bốn tuổi, kể từ đó mẹ anh rất hay đánh anh, và đánh rất đau. Anh không nhớ được gì về bố, ngoài việc thỉnh thoảng cả nhà cùng nhau lái xe đi chơi. Theo mẹ nói thì bố anh là một người đã không làm ra tiền lại còn thích mua xe hơi. Cũng lâu lắm rồi anh không gặp mẹ, sau lần cuối cùng là vào năm anh tốt nghiệp cấp ba. Anh nhớ mẹ đã nói: "Chỉ tại con giống cái người đó". Cái người đó tất nhiên là bố anh. Nếu chỉ nhìn ảnh thì anh thấy em trai anh giống bố anh hơn, nhưng mà việc đó thì cũng có gì là không tốt chứ. Chỉ biết rằng mỗi lần bị đánh anh đều cảm thấy rất đau và rất sợ. Nhưng anh vẫn nghĩ rằng vì mình là một đứa trẻ hư nên mới bị mẹ đánh và anh hoàn toàn có thể chịu đựng được chuyện đó. Anh cố nghĩ người đang bị đánh không phải là mình vì như vậy anh sẽ không cảm thấy đau đớn. Nhưng càng nghĩ thế, anh lại càng thấy đau hơn. Cũng có lúc tự dưng bị đánh, đột ngột đến mức anh cảm thấy vô cùng choáng váng và sợ hãi. Vì vậy, lúc nào anh cũng chuẩn bị sẵn tinh thần, và tự nói với mình là: "Mẹ sắp đánh mày đấy! Mẹ sắp đánh mày đấy!". Tuy nhiên điều làm anh thấy khó chịu hơn cả là tại sao chỉ có một mình anh bị đánh. Em trai anh chẳng bao giờ bị mẹ đánh cả.
Ở Odawara, một thị trấn nhỏ nằm giáp bờ sông Kanna và Shizuoka có một khu bách hóa mà tầng thượng là khu vui chơi cho trẻ em. Mẹ chỉ đưa mỗi mình em trai anh đến đó, mẹ nói với anh là: "Con lớn rồi, đã là học sinh tiểu học rồi còn gì". Thế là anh bị nhốt ở trong nhà, cửa bị khóa từ bên ngoài. Cũng có lúc anh chui cửa số trốn ra ngoài và chạy theo con đường nhỏ trước ngõ để đuổi theo họ. Rồi anh lại bị dắt về, bị trói dưới vòi nước trong nhà tắm. Chuyện này thì anh nhớ rất rõ. Và cứ như thế, anh ngủ quên đi mất, đến khi tỉnh dậy thì trời đã tối. Anh nhìn ra cửa sổ và thấy một con đường. Nhờ một thầy giáo dạy cấp một giới thiệu, Kawashima đã đến sống ở một nhà tình thương. Kể từ đó, lúc nào anh cũng say sưa vẽ những bức tranh về những con đường trong bóng đêm.
"Đây là lần đầu tiên anh kể chuyện này cho người khác", cuối cùng Kawashima nói, Yoko vẫn nắm chặt lấy tay anh suốt từ khi bắt đầu câu chuyện.
Một năm tám tháng sau ngày đầu gặp gỡ ở Ginza, hai người mới chính thức kết hôn với nhau. Yoko đã phải thuyết phục cha mẹ cô rằng việc kết hôn của cô và Kawashima không phải là tùy tiện, không được sự đồng ý của gia đình. Bởi vì lúc đó Yoko biết rất rõ rằng Kawashima vẫn chưa chịu tha thứ cho mẹ và em trai. Sau hai năm sống ở nhà tình thương, anh được một người bà bên đằng nội nhận về nuôi và cho đi học tiếp. Khi anh tốt nghiệp phổ thông trung học thì không hiểu vì lý do gì mà mẹ anh lại tìm đến xin lỗi anh. Thực ra nó giống một sự biện bạch hơn là xin lỗi. Nhưng rốt cuộc mẹ cũng đã chịu nói với anh: "Con tha lỗi cho mẹ nhé!". Lúc đó, Kawashima đã gật đầu mà không kịp suy nghĩ, nhưng ngay sau đó, anh chợt nghĩ lại và đã đánh mẹ. Đó là lần đầu tiên Kawashima đánh mẹ của mình.
Kawashima không phản đối chuyện Yoko nghỉ làm sau khi kết hôn. Nói chung, anh đã quyết định là Yoko muốn làm gì thì anh cũng sẽ đồng ý hết. Vì vậy mà khi Yoko nói là muốn sinh con anh cũng không phản đối gì cả. Kawashima vẫn thường bị mọi người trong công ti trêu chọc "Sau khi kết hôn, Kawashima đã thay đổi hẳn nhỉ? Chắc hẳn những chiếc bánh mỳ của Yoko phải là một vị thuốc thần kỳ giúp con người ta sống vui vẻ hơn đấy!".
Thực ra có thay đổi hay không thì chính Kawashima cũng không rõ. Chỉ biết là sau khi gặp Yoko, nhất là sau khi chính Yoko ngỏ ý muốn kết hôn với anh, anh đã bớt suy nghĩ cực đoan về bản thân, không còn cảm thấy mình là một người đáng ghét nữa. Anh cũng không hề cảm thấy những nỗi lo lắng, hoảng sợ tưởng chừng như không thể nào chịu đựng được cho đến khi Rie ra đời và anh được ôm con vào lòng, không, đúng hơn là mãi cho đến gần đây, vào một buổi tối cách đây mười hôm, anh mới bắt đầu có cảm giác đó. Lúc nào anh cũng cảm thấy muốn có ai đó bên cạnh, anh không thể chịu đựng được việc phải ở một mình, nhưng nếu có ai đó đến quá gần thì anh lại bắt đầu thấy sợ, anh không biết nếu người đó đến gần hơn nữa thì mình sẽ phải làm gì, thế nên ở một mình vẫn hơn, anh cứ miên man suy nghĩ như vậy.
"Ôi cái buổi tối ngày hôm đó!", Kawashima lẩm bẩm, anh bật đèn ở bàn làm việc lên rồi đếm xem có bao nhiêu cái phim. Đó là những tấm phim dương bản 35 milimet mà anh đã mượn ở thư viện. Anh định sử dụng những bức ảnh này làm poster cho Festival nhạc Jazz diễn ra ở Yokohama. Kawashima rất giỏi trong việc sử dụng những thiết kế tạo hình mà chẳng liên quan gì đến đề tài được nói tới, ví dụ trong trường hợp làm poster cho Festival nhạc Jazz này, anh cũng sử dụng những bức ảnh chẳng hề liên quan đến nhạc Jazz. Khi khu trượt tuyết nhân tạo đầu tiên được xây dựng ở Kyushu, anh đã sử dụng bức ảnh hai đứa trẻ nước ngoài khoảng bảy, tám tuổi đang hôn nhau với nội dung: "Tôi cũng muốn thử xem lần đầu thế nào", và đã giành chiến thắng trong cuộc thi giữa các cửa hàng, đồng thời được công ty đánh giá rất cao. Còn về Festival nhạc Jazz thì để thu hút được nhiều người, Kawashima đã sử dụng những bức ảnh đen trắng về thời trang thập niên 90. Đó toàn là ảnh của những phụ nữ khỏe khoắn, tươi tắn đang mỉm cười; có những người nằm nghỉ trên bãi biển, có người đang trong tư thế chuẩn bị nhảy xuống bể bơi, có người che ô dạo phố, hay có người lại đang uống một ly cocktail ở ngoài hiên... nhưng nói chung, ảnh nào Kawashima cũng đều thấy rất ưng ý.
Buổi tối hôm đó, Kawashima tắm cho con. Yoko đã chuẩn bị một cái khăn bông tắm thật lớn, khi anh vừa xong là Yoko liền đón lấy con. Ngồi một mình trong bồn tắm, Kawashima nhìn qua khe cửa kính vẫn đang hé mở, thấy Yoko vừa lau người cho con vừa chuyện trò gì đó. Kawashima biết là mình đang mỉm cười; anh nhìn Yoko và con rồi cười một mình. Đột nhiên, một ý nghĩ lớn lên trong đầu làm toàn thân Kawashima cứng đờ. "Không biết chừng mình sẽ dùng dùi đập đá chọc vào đứa trẻ này mất thôi". Bất chợt, anh không hiểu nổi là ai đang ngâm mình trong cái bồn nước nóng này nữa. Anh không nhận ra là Yoko đã bế con đứng đấy và đang nói với anh điều gì đó. "Masayuki! Masayuki! Anh làm sao thế? Anh làm sao thế?", Yoko đã gọi anh rất nhiều. "Em đấy à? Anh hơi lơ mơ một chút thôi mà", cuối cùng thì Kawashima cũng nghe thấy. Nhìn hai mẹ con mà khắp người anh nổi da gà, thậm chí cả cái chân đang ngâm trong nước ấm cũng tê cứng. Kể từ buổi tối hôm đó, cái dùi đập đá cứ mãi lởn vởn trong đầu anh. "Tuyệt đối không được làm điều đó! Mày chắc chắn sẽ không làm thế đâu!", anh đã cố nghĩ như vậy hàng trăm lần nhưng trong thâm tâm, anh vẫn không ngừng nghe thấy những tiếng giục giã: "Cũng có thể là sẽ đâm đấy chứ?". Thế là từ hôm đó, tối nào Kawashima cũng cầm chiếc dùi đập đá đến phòng ngủ và chừng nào anh còn chưa chắc chắn là mình sẽ không đâm con thì anh vẫn chưa thể yên tâm đi ngủ được. Kawashima tắt đèn, rời khỏi bàn làm việc và khoác thêm chiếc áo da ra ngoài áo len.
Nguồn: e-thuvien
Kawashima cất cái dùi đập đá vào trong tủ bếp rồi đi rửa mặt. Ngồi lại một mình trước bàn làm việc trong phòng khách, anh vẫn không thể nào tĩnh tâm lại được. Cổ họng khát khô mà anh chẳng còn tâm trạng để uống thứ gì cả. Anh đã tự cấm bản thân uống rượu vào những lúc như thế này. Kawashima có thói quen đã uống rượu thì phải là rượu mạnh và phải nốc liền một hơi ừng ực trong cổ họng. Nó cũng giúp anh giải tỏa được trong chốc lát nhưng sau đó anh gần như không kiểm soát nổi bản thân. Anh cứ uống cho đến khi không còn biết gì nữa, và tất nhiên, chuyện sau đó thế nào, anh không bao giờ nhớ được.
Kawashima hít thở thật sâu và nhìn quanh phòng khách - căn phòng giờ đây đã trở thành phòng làm việc của vợ chồng anh. Không thấy có ấm chén hay đồ đạc gì để tiếp khách mà chỉ có một chiếc bàn hình chữ "L" làm từ những tấm gỗ dày màu trắng chiếm quá nửa gian phòng. Chiếc bàn Thụy Điển này là món quà cưới mà Kawashima đã mua bằng tiền tiết kiệm của mình và Yoko thì cảm thấy rất mãn nguyện vì chiếc bàn có thể cho phép tám đến mười học sinh của cô thực tập làm bánh cùng một lúc.
Kawashima cứ luôn nghĩ về chuyện của mình và Yoko, không hiểu làm thế nào mà anh lại quen được một người phụ nữ như thế, rồi chuyện hai người yêu nhau và đi đến hôn nhân. Hai người cũng trạc tuổi nhau; sáu năm về trước, vào một ngày đầu hạ, họ tình cờ gặp nhau tại một phòng triển lãm tranh ở Ginza. Đó là một phòng tranh cá nhân của họa sĩ quá cố người Nga, Nicolado Stall, một họa sĩ vẽ tranh trừu tượng theo một phong cách rất giản dị. Đây là một họa sĩ không mấy tên tuổi ở Nhật Bản nên mặc dù là chiều thứ Bảy nhưng phòng tranh cũng chẳng có người khách nào ngoài Kawashima và Yoko. Yoko là người bắt chuyện trước: "Anh cũng vẽ tranh à?". Lúc đó Kawashima đang kẹp một tập giấy vẽ phác bên mình. "À, vâng, tôi cũng biết vẽ một chút", Kawashima trả lời. Yoko lúc đó đeo một cặp kính có gọng màu đen trông cũng khá hợp nhưng Kawashima nghĩ là nếu bỏ kính ra chắc còn xinh hơn nhiều. Và hai người rời khỏi phòng tranh. Kawashima gây ấn tượng bằng cách chọn một quán trà với những ô cửa kính có thể ngắm cảnh bên ngoài rất thơ mộng. Còn Yoko thì gọi bánh kem và trà táo, hai món "ruột" của quán. Ánh mặt trời mùa hạ nhẹ nhàng chiếu qua những tấm màn che, trên các bàn đều bày những đồ dùng bằng thủy tinh được trang trí hoa văn rất đẹp. Có một mùi hương rất dễ chịu tỏa ra từ người Yoko. Mùi của nước hoa hòa lẫn với một mùi khác nữa mà lúc đó Kawashima chưa thể biết được rằng, đó là mùi của bánh mỳ và bánh kẹo. Kawashima nghĩ rằng, ở cái quán trà đó, anh có một cảm giác thật bình yên, hơn nữa có thể là vì anh có cảm tình với Yoko nên mới cảm thấy cái hương vị dễ chịu đó. Những lúc anh cảm thấy khó chịu hay những lúc phải ở cùng với người khó chịu thì chắc chắn anh cũng sẽ chỉ thấy một mùi khó chịu mà thôi. Yoko vừa từ tốn ăn bánh vừa xem tranh của Kawashima. Có lần, một mẩu bánh vụn rơi xuống bức tranh và Yoko đã dùng khăn giấy lau sạch đi một cách cẩn thận. Kawashima cảm thấy rất sung sướng trước hành động đó của Yoko. Từ đó, mỗi tuần một lần, hai người lại gặp nhau, cùng đi ăn, đi xem phim hay đến các phòng trưng bày nghệ thuật. Lúc đó Kawashima đang làm việc tại một văn phòng thiết kế tạo hình, ngoài ra anh thường hay vẽ tranh theo sở thích riêng của mình. Kawashima cũng chưa từng thích vẽ một thứ gì khác ngoài những con đường nhỏ dưới trăng. Nhưng rồi, vào một ngày cuối hạ, khuôn mặt của Yoko cứ mãi hiện lên trong đầu Kawashima và anh bắt đầu phác lại hình ảnh đó bằng bút chì. Tối hôm sau, khi Kawashima tặng bức tranh đó cho Yoko, lần đầu tiên anh được Yoko mời về nhà chơi và cô đã kể cho anh nghe một câu chuyện. "Một năm trước, em đã yêu một đồng nghiệp hơn tuổi làm cùng cơ quan; khi mối quan hệ đó tan vỡ, em đã uống rất nhiều thuốc ngủ liều cao, và em được đưa đi bệnh viện... .Anh nghĩ sao về chuyện đó?". "Chẳng sao cả", Kawashima trả lời, và đúng là anh nghĩ chuyện đó cũng không có gì quan trọng thật. "Ai mà chẳng có lúc muốn chết và có lúc thực sự đã cận kề cái chết", anh nói với Yoko như vậy. Và thế là không lâu sau đó, hai người đã về chung sống với nhau như vợ chồng. Nửa năm sau, vào một đêm giá lạnh, Kawashima bất ngờ bật dậy khỏi giường, mồ hôi ướt đầm đìa, có giọt rơi cả vào chăn. "Anh có sao không?", Yoko lo lắng hỏi. "Ừ, anh đi dạo quanh đây một lúc", nói rồi Kawashima thay quần áo và đi ra ngoài. Anh đi bộ loanh quanh khoảng hai tiếng đồng hồ. Khi trở về, Kawashima đã kể cho Yoko nghe một chuyện mà anh chưa bao giờ kể với ai . "Anh chưa bao giờ kể chuyện này cho em nhưng thực ra, thỉnh thoảng anh vẫn như vậy", Kawashima bắt đầu. "Khi trưởng thành, anh đã tự đọc sách để tìm hiểu. Anh nghĩ có lẽ anh bị mắc chứng mộng du. Hồi nhỏ nó còn đáng sợ hơn thế này nhiều. Anh thường đột nhiên tỉnh dậy giống như vừa nãy, rồi kêu gào, than khóc, thậm chí cứ chạy vòng quanh suốt. Anh cũng không nhớ được gì cả, chỉ cảm thấy một nỗi sợ như thể đến mình là ai anh cũng không biết nữa. Mỗi lần như vậy chỉ kéo dài khoảng hai, ba phút. Thậm chí ai ở xung quanh anh cũng không rõ, không biết đó là những người thật đang đi vào giấc mơ của anh hay chỉ đơn thuần là những nhân vật xuất hiện trong giấc mơ của anh mà thôi. Anh thực sự cảm thấy rất sợ hãi. Tuy nhiên, khi lớn lên thì bệnh của anh cũng đỡ đi một chút. Bằng chứng là lúc nãy anh vẫn còn nhớ được mình là ai và hơn nữa anh cũng biết được người vừa nói điều gì đó với mình là Yoko". Nghe đến đây Yoko liền hỏi: "Sao anh lại ra ngoài một mình?". "Thế tại sao em không giữ anh lại?", Kawashima trả lời rồi kể tiếp. "Anh nghĩ là những lúc không kiểm soát nổi bản thân thì không nên ở cùng ai đó mà nên đi bộ một mình và hít thở thật sâu để tĩnh tâm lại". Và rồi Kawashima quyết định kể lại toàn bộ cái quá khứ mà bấy lâu nay anh vẫn giữ làm bí mật của riêng mình cho Yoko nghe, chỉ trừ việc năm mười chín tuổi anh đã dùng dùi đập đá đâm một người phụ nữ. Anh không kể vì đối với chính anh, việc đó còn rất mơ hồ; hơn nữa, anh không muốn làm Yoko hoảng sợ khi biết chuyện. "Cũng có thể vì căn bệnh này mà anh rất hay bị mẹ đánh. Bố anh mất năm anh bốn tuổi, kể từ đó mẹ anh rất hay đánh anh, và đánh rất đau. Anh không nhớ được gì về bố, ngoài việc thỉnh thoảng cả nhà cùng nhau lái xe đi chơi. Theo mẹ nói thì bố anh là một người đã không làm ra tiền lại còn thích mua xe hơi. Cũng lâu lắm rồi anh không gặp mẹ, sau lần cuối cùng là vào năm anh tốt nghiệp cấp ba. Anh nhớ mẹ đã nói: "Chỉ tại con giống cái người đó". Cái người đó tất nhiên là bố anh. Nếu chỉ nhìn ảnh thì anh thấy em trai anh giống bố anh hơn, nhưng mà việc đó thì cũng có gì là không tốt chứ. Chỉ biết rằng mỗi lần bị đánh anh đều cảm thấy rất đau và rất sợ. Nhưng anh vẫn nghĩ rằng vì mình là một đứa trẻ hư nên mới bị mẹ đánh và anh hoàn toàn có thể chịu đựng được chuyện đó. Anh cố nghĩ người đang bị đánh không phải là mình vì như vậy anh sẽ không cảm thấy đau đớn. Nhưng càng nghĩ thế, anh lại càng thấy đau hơn. Cũng có lúc tự dưng bị đánh, đột ngột đến mức anh cảm thấy vô cùng choáng váng và sợ hãi. Vì vậy, lúc nào anh cũng chuẩn bị sẵn tinh thần, và tự nói với mình là: "Mẹ sắp đánh mày đấy! Mẹ sắp đánh mày đấy!". Tuy nhiên điều làm anh thấy khó chịu hơn cả là tại sao chỉ có một mình anh bị đánh. Em trai anh chẳng bao giờ bị mẹ đánh cả.
Ở Odawara, một thị trấn nhỏ nằm giáp bờ sông Kanna và Shizuoka có một khu bách hóa mà tầng thượng là khu vui chơi cho trẻ em. Mẹ chỉ đưa mỗi mình em trai anh đến đó, mẹ nói với anh là: "Con lớn rồi, đã là học sinh tiểu học rồi còn gì". Thế là anh bị nhốt ở trong nhà, cửa bị khóa từ bên ngoài. Cũng có lúc anh chui cửa số trốn ra ngoài và chạy theo con đường nhỏ trước ngõ để đuổi theo họ. Rồi anh lại bị dắt về, bị trói dưới vòi nước trong nhà tắm. Chuyện này thì anh nhớ rất rõ. Và cứ như thế, anh ngủ quên đi mất, đến khi tỉnh dậy thì trời đã tối. Anh nhìn ra cửa sổ và thấy một con đường. Nhờ một thầy giáo dạy cấp một giới thiệu, Kawashima đã đến sống ở một nhà tình thương. Kể từ đó, lúc nào anh cũng say sưa vẽ những bức tranh về những con đường trong bóng đêm.
"Đây là lần đầu tiên anh kể chuyện này cho người khác", cuối cùng Kawashima nói, Yoko vẫn nắm chặt lấy tay anh suốt từ khi bắt đầu câu chuyện.
Một năm tám tháng sau ngày đầu gặp gỡ ở Ginza, hai người mới chính thức kết hôn với nhau. Yoko đã phải thuyết phục cha mẹ cô rằng việc kết hôn của cô và Kawashima không phải là tùy tiện, không được sự đồng ý của gia đình. Bởi vì lúc đó Yoko biết rất rõ rằng Kawashima vẫn chưa chịu tha thứ cho mẹ và em trai. Sau hai năm sống ở nhà tình thương, anh được một người bà bên đằng nội nhận về nuôi và cho đi học tiếp. Khi anh tốt nghiệp phổ thông trung học thì không hiểu vì lý do gì mà mẹ anh lại tìm đến xin lỗi anh. Thực ra nó giống một sự biện bạch hơn là xin lỗi. Nhưng rốt cuộc mẹ cũng đã chịu nói với anh: "Con tha lỗi cho mẹ nhé!". Lúc đó, Kawashima đã gật đầu mà không kịp suy nghĩ, nhưng ngay sau đó, anh chợt nghĩ lại và đã đánh mẹ. Đó là lần đầu tiên Kawashima đánh mẹ của mình.
Kawashima không phản đối chuyện Yoko nghỉ làm sau khi kết hôn. Nói chung, anh đã quyết định là Yoko muốn làm gì thì anh cũng sẽ đồng ý hết. Vì vậy mà khi Yoko nói là muốn sinh con anh cũng không phản đối gì cả. Kawashima vẫn thường bị mọi người trong công ti trêu chọc "Sau khi kết hôn, Kawashima đã thay đổi hẳn nhỉ? Chắc hẳn những chiếc bánh mỳ của Yoko phải là một vị thuốc thần kỳ giúp con người ta sống vui vẻ hơn đấy!".
Thực ra có thay đổi hay không thì chính Kawashima cũng không rõ. Chỉ biết là sau khi gặp Yoko, nhất là sau khi chính Yoko ngỏ ý muốn kết hôn với anh, anh đã bớt suy nghĩ cực đoan về bản thân, không còn cảm thấy mình là một người đáng ghét nữa. Anh cũng không hề cảm thấy những nỗi lo lắng, hoảng sợ tưởng chừng như không thể nào chịu đựng được cho đến khi Rie ra đời và anh được ôm con vào lòng, không, đúng hơn là mãi cho đến gần đây, vào một buổi tối cách đây mười hôm, anh mới bắt đầu có cảm giác đó. Lúc nào anh cũng cảm thấy muốn có ai đó bên cạnh, anh không thể chịu đựng được việc phải ở một mình, nhưng nếu có ai đó đến quá gần thì anh lại bắt đầu thấy sợ, anh không biết nếu người đó đến gần hơn nữa thì mình sẽ phải làm gì, thế nên ở một mình vẫn hơn, anh cứ miên man suy nghĩ như vậy.
"Ôi cái buổi tối ngày hôm đó!", Kawashima lẩm bẩm, anh bật đèn ở bàn làm việc lên rồi đếm xem có bao nhiêu cái phim. Đó là những tấm phim dương bản 35 milimet mà anh đã mượn ở thư viện. Anh định sử dụng những bức ảnh này làm poster cho Festival nhạc Jazz diễn ra ở Yokohama. Kawashima rất giỏi trong việc sử dụng những thiết kế tạo hình mà chẳng liên quan gì đến đề tài được nói tới, ví dụ trong trường hợp làm poster cho Festival nhạc Jazz này, anh cũng sử dụng những bức ảnh chẳng hề liên quan đến nhạc Jazz. Khi khu trượt tuyết nhân tạo đầu tiên được xây dựng ở Kyushu, anh đã sử dụng bức ảnh hai đứa trẻ nước ngoài khoảng bảy, tám tuổi đang hôn nhau với nội dung: "Tôi cũng muốn thử xem lần đầu thế nào", và đã giành chiến thắng trong cuộc thi giữa các cửa hàng, đồng thời được công ty đánh giá rất cao. Còn về Festival nhạc Jazz thì để thu hút được nhiều người, Kawashima đã sử dụng những bức ảnh đen trắng về thời trang thập niên 90. Đó toàn là ảnh của những phụ nữ khỏe khoắn, tươi tắn đang mỉm cười; có những người nằm nghỉ trên bãi biển, có người đang trong tư thế chuẩn bị nhảy xuống bể bơi, có người che ô dạo phố, hay có người lại đang uống một ly cocktail ở ngoài hiên... nhưng nói chung, ảnh nào Kawashima cũng đều thấy rất ưng ý.
Buổi tối hôm đó, Kawashima tắm cho con. Yoko đã chuẩn bị một cái khăn bông tắm thật lớn, khi anh vừa xong là Yoko liền đón lấy con. Ngồi một mình trong bồn tắm, Kawashima nhìn qua khe cửa kính vẫn đang hé mở, thấy Yoko vừa lau người cho con vừa chuyện trò gì đó. Kawashima biết là mình đang mỉm cười; anh nhìn Yoko và con rồi cười một mình. Đột nhiên, một ý nghĩ lớn lên trong đầu làm toàn thân Kawashima cứng đờ. "Không biết chừng mình sẽ dùng dùi đập đá chọc vào đứa trẻ này mất thôi". Bất chợt, anh không hiểu nổi là ai đang ngâm mình trong cái bồn nước nóng này nữa. Anh không nhận ra là Yoko đã bế con đứng đấy và đang nói với anh điều gì đó. "Masayuki! Masayuki! Anh làm sao thế? Anh làm sao thế?", Yoko đã gọi anh rất nhiều. "Em đấy à? Anh hơi lơ mơ một chút thôi mà", cuối cùng thì Kawashima cũng nghe thấy. Nhìn hai mẹ con mà khắp người anh nổi da gà, thậm chí cả cái chân đang ngâm trong nước ấm cũng tê cứng. Kể từ buổi tối hôm đó, cái dùi đập đá cứ mãi lởn vởn trong đầu anh. "Tuyệt đối không được làm điều đó! Mày chắc chắn sẽ không làm thế đâu!", anh đã cố nghĩ như vậy hàng trăm lần nhưng trong thâm tâm, anh vẫn không ngừng nghe thấy những tiếng giục giã: "Cũng có thể là sẽ đâm đấy chứ?". Thế là từ hôm đó, tối nào Kawashima cũng cầm chiếc dùi đập đá đến phòng ngủ và chừng nào anh còn chưa chắc chắn là mình sẽ không đâm con thì anh vẫn chưa thể yên tâm đi ngủ được. Kawashima tắt đèn, rời khỏi bàn làm việc và khoác thêm chiếc áo da ra ngoài áo len.
Bình luận truyện