Yến Hoài Tích
Chương 14: Triệu thụy lam
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Edit: Dâu
Một người sau khi đã có xe (lừa) có nhà có tiền rồi thì muốn gì nữa? Hửm? Tìm phụ nữ ư? Xem chút tiền đồ của thím đi kìa!
Tôi nghĩ đến chuyện khác còn quan trọng hơn nhiều.
Có một thứ gọi là “quan trường”. Quan trường đến từ chế độ thi khoa cử, dưới thời đại của người đọc sách này, mục tiêu theo đuổi duy nhất, ấy là làm quan. Cái gọi là “thư trung tự hữu nhan như ngọc, thư trung tự hữu hoàng kim ốc”, chỉ cần làm quan, thì sẽ có mỹ nữ và tiền tài. Quan trường có chế độ hệ thống hành vi và đạo đức tiêu chuẩn, người vừa vào quan trường, liền như xâm nhập Bàn Ti Động, cả đời vòng vèo rối rắm.
(*) trong sách có mỹ nữ, trong sách có vàng bạc châu báu
Triều đại thay đổi, quan trường lại bất biến, tôi muốn nếm thử mùi vị quan trường này.
Lần trước hỏi Bách Lý Du quốc hiệu, nói là “Kỳ”; hỏi có khoa cử không, đáp là có, thi hương, thi hội, thi đình chẳng khác trong lịch sử ghi lại là bao.
Nhưng con đường khoa cử lại có chướng ngại thật lớn.
Chưa nói đến chuyện viết văn trong trường thi, khả năng của tôi đọc hiểu cái đề thi đã miễn cưỡng lắm rồi. Hồi còn đi học từng đọc được đề thi của hai đời Minh Thanh, hoang mang rối rắm, khó đọc khó giải, thật là một lời khó nói hết. Huống chi tại hạ căn bản chẳng phải cổ nhân, chưa từng đọc sách thánh hiền.
Càng quan trọng hơn chính là vấn đề thời gian. Lấy trình độ của tôi, từ lúc bắt đầu đọc sách, đến khi thi đình xong, thuận lợi lắm cũng mất 10 năm, đây còn là nếu thi hương thi hội một lần đã qua rồi đấy. Trên thực tế tôi còn là một hòa thượng nửa đường xuất gia, làm gì có chuyện một lần đã qua chứ.
Tôi có mấy cái 10 năm để lãng phí đây?
Cuộc đời tôi còn cái lí tưởng lớn lao nào nữa chứ? Có thể có mấy cái hi vọng đây? Đều chưa trỗi dậy mà đã tàn lụi hay sao?
Đành phải kiếm đường khác.
Ủ tách trà trong tay, ngồi dưới tàng cây chuối trong hương thơm thoang thoảng, cẩn thận điểm lại các nhân vật lớn tự cổ chí kim.
Tư Mã Quang, Trương Cử Chính, Lý Hồng Chương… Đó là thi;
(*) Tư Mã Quang: một nhà sử học, thừa tướng thời Tống; Trương Cử Chính: nhà chính trị, học giả thời Minh; Lý Hồng Chương: một đại thần triều nhà Thanh
Tiêu Hà, Phòng Huyền Linh, Triệu Phổ… Đó là khai quốc;
(*) Tiêu Hà: thừa tướng nhà Hán, có đóng góp nhiều cho thành công của Lưu Bang trong thời Hán Sở tranh hùng; Phòng Huyền Linh: tư mã, tể tướng, tể phụ vua Đường Thái Tông, đóp góp nhiều trong cuộc chiến lật đổ nhà Tùy ăn chơi sa đọa; Triệu Phổ: là mưu sĩ và đại thần khai quốc thời Bắc Tống
Túc Thuận, Minh Châu, Sách Ngạch Đồ… Đó là người Bát Kỳ;
Hàn Tín, Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh… Ấy là có quân công;
(*) Hàn Tín: danh tướng bách chiến bách thắng trong thời Sở Hán tranh hùng; Vệ Thanh: tướng lĩnh nhà Hán, nhiều lần chiến thắng quân Hung Nô lập công to; Hoắc Khứ Bệnh: đại tướng chống Hung Nô của nhà Hán
Đồng Quán, Lưu Cẩn, Ngụy Trung Hiền… đó là thái giám;
Dương Quốc Trung, đó là cậu cả của hoàng đế;
Dịch Hân, đó là lục vương gia.
(*) Dịch Hân: một hoàng thân và chính khách quan trọng trong thời kì cuối nhà Thanh
À! Đúng rồi! Còn có Đổng Hiền.
(*) cuộc tình “đoạn tụ chi phích” – cắt tay áo của Hán Ai Đế và Đổng Hiền chắc không xa lạ hen ?
Vội vàng đi hỏi Bách Lý Du, đáp án thật khiến người ta thất vọng: Hoàng đế mới chỉ có 5 tuổi, hiện tại người chấp chính là mẹ và chú của nó.
Chậc, chặt đứt một con đường làm quan tiến chức của tôi mất rồi.
Nhưng mà, ha ha, chủ ấu quốc nghi, kẻ gian xuất hiện tầng tầng lớp lớp, tôi không làm nịnh thần thì ai làm nịnh thần đây, một cơ hội tốt để debut đây mà.
(*) quân chủ còn bé đã đăng cơ, lòng người nghi kị bất an
(**) debut: lần xuất hiện đầu tiên ra mắt công chúng
Đột nhiên có tiếng pháo nổ vang ngoài cửa, làm tôi sợ hết hồn, nghe văng vẳng có tiếng người ồn ào.
Bách Lý Du vội nhảy ra xem, trở về nói phủ doãn Tô Châu đang hộ tống một đại nhân vật khó lường hướng về phía nha môn.
Vị đại nhân này tên Triệu Thụy Lam, chức vụ là “Thiên hạ binh mã đại nguyên soái”.
Úi chà! Cái tên này nghe sao mà khí phái!
“Không chỉ có khí phái thôi đâu, người trong thiên hạ ai mà chẳng biết nói về binh quyền, ngoài Hoàng thượng ra, chính là hắn chứ.”
Phó chủ tịch quân ủy trung ương đồng chí Triệu Thụy Lam, cùng bí thư tỉnh ủy kiêm thị trưởng kiêm chủ tịch hiệp hội thương chính trị XXX của Tô Châu đi thị sát quân khu Tô Châu Nam Kinh. Đi nào, đi xem náo nhiệt thôi!
Tô Châu vốn là một thành phố yên ả, nay lại giống cái nồi nổ tung. Dường như có vô số người chui ra từ dưới nền đất, chen lấn đầy đường, trên ban công tầng hai của các cửa hàng mặt phố, cũng tầng tầng lớp lớp đầu người. Đặc biệt có rất nhiều các cô gái, người nào người nấy mặt phấn thẹn thùng, tốt lắm, tốt lắm, các cô ấy ngắm anh ta, còn tôi ngắm các cô ấy.
Hai người chúng tôi chạy ra tới nơi, tất cả các vị trí tốt đều đã bị chiếm mất rồi.
Bách Lý Du kéo tôi, “Nhanh, nhanh, lên cây!”
Tôi không nói hai lời, trèo lên cây đỗ quyên ở bên cạnh.
Đương mùa hoa đỗ quyên nở rộ, lóng lánh khoe sắc, rực rỡ vô ngần. Bạch Cư Dị từng khen, “Rảnh rỗi hái hai nhánh cầm tay, nhìn kĩ không giống nhân gian có, hoa này xinh đẹp tựa Tây Thi, phù dung thược dược hóa Mô Mẫu.”
(*) Gốc là hai câu thơ trong bài “Sơn Thạch Lựu ký Nguyên Cửu” của Bạch Cư Dị, đây chỉ là dịch nghĩa. Sơn Thạch Lựu là tên khác của hoa Đỗ Quyên
(**) Mô Mẫu: tên một người con gái rất xấu
Có điều hoa đỗ quyên ở Giang Nam hầu hết là các bụi thấp bé, tôi vật lộn nửa ngày với nàng Tây Thi này, khắp mình toàn là lá rụng hoa rơi, cuối cùng mới bò lên được nhánh cây tương đối to chắc dù đang rung rinh sắp đổ, ngẩng đầu lên nhìn, Bách Lý Du đang ngồi trên cây long não mặt khó tin nhìn tôi, “Tiểu Yến, ta kêu ngươi trèo lên cây, còn đây… là hoa.”
Tôi xấu hổ cực kì, đang muốn mắng, đám người lại hò reo ầm ĩ cả lên. Tôi cuối cùng cũng cao hơn người ta nửa người, thấy có một đoàn người ngựa, vạch đám đông ra, chậm rãi đi tới. Dẫn đầu chính là kiệu quan, ấy là tri phủ; phía sau có một người một ngựa, khí thế lẫm liệt, ắt là đại nguyên soái; sau nữa là một đoàn cảnh vệ, ai cũng nom rất chi là cao lớn.
Gần hơn chút nữa, tôi tái hết cả mặt, suýt nữa trượt chân. Tôi không thấy rõ đại nguyên soái, nhưng lại nhận ra ngựa của anh ta, đó chẳng phải là con BMW trắng hôm trước bị tôi sờ cho lấm lem kia sao!?
Oan gia ngõ hẹp, tiếc là tôi lại đang ở chỗ rất bắt mắt, con BMW kia liếc mắt một cái nhìn thấy tôi, liền “Hí” ầm lên, dẫn đến cả một đám đông liên quan kia, tất cả quay đầu dòm tôi.
Lúc này Bách Lý Du vội vàng nhảy xuống cây, rỉ tai, “Tiểu Yến, ngươi xem cái tên thị vệ thứ hai đằng sau đại nguyên soái kia, chẳng phải là người ngươi cưỡng sao?” Tôi nhìn một cái, tiêu rồi! Đó chính là Chung Quỳ chứ ai!
Hai người chúng tôi nhoáng cái đã thành cái đích cho mọi người nhắm vào.
Đại nguyên soái ghìm ngựa, quét mắt về phía tôi, ồ, quả thật trông không tồi chút nào, thân hình thon dài rõ ràng, vai rộng eo thon nhìn qua là biết đàn ông, lại sáng ngang thiền quyên. Anh ta ngồi trên lưng ngựa, mặc tấm trường bào gấm màu xanh, không đeo trang sức, phong nhã mà quý phái, cũng không mang theo sát khí, mà là bình thản tĩnh lặng, đôi mắt dịu dàng tựa suối nguồn xanh thẳm.
(*) thiền quyên( 婵娟): dáng vẻ xinh đẹp ưu nhã
Anh ta khẽ mỉm cười với tôi, các cô gái lập tức gào khóc ngã hàng loạt.
Hai người chúng tôi trốn không được, cựa chẳng xong, chỉ có thể cứng đờ đứng giữa bụi hoa đỗ quyên như thằng ngốc, cũng nở một nụ cười giả dối vô cùng đáp lại.
“Người đâu,” anh ta từ tốn mở miệng, “Mang hai người này về cho ta.”
Edit: Dâu
Một người sau khi đã có xe (lừa) có nhà có tiền rồi thì muốn gì nữa? Hửm? Tìm phụ nữ ư? Xem chút tiền đồ của thím đi kìa!
Tôi nghĩ đến chuyện khác còn quan trọng hơn nhiều.
Có một thứ gọi là “quan trường”. Quan trường đến từ chế độ thi khoa cử, dưới thời đại của người đọc sách này, mục tiêu theo đuổi duy nhất, ấy là làm quan. Cái gọi là “thư trung tự hữu nhan như ngọc, thư trung tự hữu hoàng kim ốc”, chỉ cần làm quan, thì sẽ có mỹ nữ và tiền tài. Quan trường có chế độ hệ thống hành vi và đạo đức tiêu chuẩn, người vừa vào quan trường, liền như xâm nhập Bàn Ti Động, cả đời vòng vèo rối rắm.
(*) trong sách có mỹ nữ, trong sách có vàng bạc châu báu
Triều đại thay đổi, quan trường lại bất biến, tôi muốn nếm thử mùi vị quan trường này.
Lần trước hỏi Bách Lý Du quốc hiệu, nói là “Kỳ”; hỏi có khoa cử không, đáp là có, thi hương, thi hội, thi đình chẳng khác trong lịch sử ghi lại là bao.
Nhưng con đường khoa cử lại có chướng ngại thật lớn.
Chưa nói đến chuyện viết văn trong trường thi, khả năng của tôi đọc hiểu cái đề thi đã miễn cưỡng lắm rồi. Hồi còn đi học từng đọc được đề thi của hai đời Minh Thanh, hoang mang rối rắm, khó đọc khó giải, thật là một lời khó nói hết. Huống chi tại hạ căn bản chẳng phải cổ nhân, chưa từng đọc sách thánh hiền.
Càng quan trọng hơn chính là vấn đề thời gian. Lấy trình độ của tôi, từ lúc bắt đầu đọc sách, đến khi thi đình xong, thuận lợi lắm cũng mất 10 năm, đây còn là nếu thi hương thi hội một lần đã qua rồi đấy. Trên thực tế tôi còn là một hòa thượng nửa đường xuất gia, làm gì có chuyện một lần đã qua chứ.
Tôi có mấy cái 10 năm để lãng phí đây?
Cuộc đời tôi còn cái lí tưởng lớn lao nào nữa chứ? Có thể có mấy cái hi vọng đây? Đều chưa trỗi dậy mà đã tàn lụi hay sao?
Đành phải kiếm đường khác.
Ủ tách trà trong tay, ngồi dưới tàng cây chuối trong hương thơm thoang thoảng, cẩn thận điểm lại các nhân vật lớn tự cổ chí kim.
Tư Mã Quang, Trương Cử Chính, Lý Hồng Chương… Đó là thi;
(*) Tư Mã Quang: một nhà sử học, thừa tướng thời Tống; Trương Cử Chính: nhà chính trị, học giả thời Minh; Lý Hồng Chương: một đại thần triều nhà Thanh
Tiêu Hà, Phòng Huyền Linh, Triệu Phổ… Đó là khai quốc;
(*) Tiêu Hà: thừa tướng nhà Hán, có đóng góp nhiều cho thành công của Lưu Bang trong thời Hán Sở tranh hùng; Phòng Huyền Linh: tư mã, tể tướng, tể phụ vua Đường Thái Tông, đóp góp nhiều trong cuộc chiến lật đổ nhà Tùy ăn chơi sa đọa; Triệu Phổ: là mưu sĩ và đại thần khai quốc thời Bắc Tống
Túc Thuận, Minh Châu, Sách Ngạch Đồ… Đó là người Bát Kỳ;
Hàn Tín, Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh… Ấy là có quân công;
(*) Hàn Tín: danh tướng bách chiến bách thắng trong thời Sở Hán tranh hùng; Vệ Thanh: tướng lĩnh nhà Hán, nhiều lần chiến thắng quân Hung Nô lập công to; Hoắc Khứ Bệnh: đại tướng chống Hung Nô của nhà Hán
Đồng Quán, Lưu Cẩn, Ngụy Trung Hiền… đó là thái giám;
Dương Quốc Trung, đó là cậu cả của hoàng đế;
Dịch Hân, đó là lục vương gia.
(*) Dịch Hân: một hoàng thân và chính khách quan trọng trong thời kì cuối nhà Thanh
À! Đúng rồi! Còn có Đổng Hiền.
(*) cuộc tình “đoạn tụ chi phích” – cắt tay áo của Hán Ai Đế và Đổng Hiền chắc không xa lạ hen ?
Vội vàng đi hỏi Bách Lý Du, đáp án thật khiến người ta thất vọng: Hoàng đế mới chỉ có 5 tuổi, hiện tại người chấp chính là mẹ và chú của nó.
Chậc, chặt đứt một con đường làm quan tiến chức của tôi mất rồi.
Nhưng mà, ha ha, chủ ấu quốc nghi, kẻ gian xuất hiện tầng tầng lớp lớp, tôi không làm nịnh thần thì ai làm nịnh thần đây, một cơ hội tốt để debut đây mà.
(*) quân chủ còn bé đã đăng cơ, lòng người nghi kị bất an
(**) debut: lần xuất hiện đầu tiên ra mắt công chúng
Đột nhiên có tiếng pháo nổ vang ngoài cửa, làm tôi sợ hết hồn, nghe văng vẳng có tiếng người ồn ào.
Bách Lý Du vội nhảy ra xem, trở về nói phủ doãn Tô Châu đang hộ tống một đại nhân vật khó lường hướng về phía nha môn.
Vị đại nhân này tên Triệu Thụy Lam, chức vụ là “Thiên hạ binh mã đại nguyên soái”.
Úi chà! Cái tên này nghe sao mà khí phái!
“Không chỉ có khí phái thôi đâu, người trong thiên hạ ai mà chẳng biết nói về binh quyền, ngoài Hoàng thượng ra, chính là hắn chứ.”
Phó chủ tịch quân ủy trung ương đồng chí Triệu Thụy Lam, cùng bí thư tỉnh ủy kiêm thị trưởng kiêm chủ tịch hiệp hội thương chính trị XXX của Tô Châu đi thị sát quân khu Tô Châu Nam Kinh. Đi nào, đi xem náo nhiệt thôi!
Tô Châu vốn là một thành phố yên ả, nay lại giống cái nồi nổ tung. Dường như có vô số người chui ra từ dưới nền đất, chen lấn đầy đường, trên ban công tầng hai của các cửa hàng mặt phố, cũng tầng tầng lớp lớp đầu người. Đặc biệt có rất nhiều các cô gái, người nào người nấy mặt phấn thẹn thùng, tốt lắm, tốt lắm, các cô ấy ngắm anh ta, còn tôi ngắm các cô ấy.
Hai người chúng tôi chạy ra tới nơi, tất cả các vị trí tốt đều đã bị chiếm mất rồi.
Bách Lý Du kéo tôi, “Nhanh, nhanh, lên cây!”
Tôi không nói hai lời, trèo lên cây đỗ quyên ở bên cạnh.
Đương mùa hoa đỗ quyên nở rộ, lóng lánh khoe sắc, rực rỡ vô ngần. Bạch Cư Dị từng khen, “Rảnh rỗi hái hai nhánh cầm tay, nhìn kĩ không giống nhân gian có, hoa này xinh đẹp tựa Tây Thi, phù dung thược dược hóa Mô Mẫu.”
(*) Gốc là hai câu thơ trong bài “Sơn Thạch Lựu ký Nguyên Cửu” của Bạch Cư Dị, đây chỉ là dịch nghĩa. Sơn Thạch Lựu là tên khác của hoa Đỗ Quyên
(**) Mô Mẫu: tên một người con gái rất xấu
Có điều hoa đỗ quyên ở Giang Nam hầu hết là các bụi thấp bé, tôi vật lộn nửa ngày với nàng Tây Thi này, khắp mình toàn là lá rụng hoa rơi, cuối cùng mới bò lên được nhánh cây tương đối to chắc dù đang rung rinh sắp đổ, ngẩng đầu lên nhìn, Bách Lý Du đang ngồi trên cây long não mặt khó tin nhìn tôi, “Tiểu Yến, ta kêu ngươi trèo lên cây, còn đây… là hoa.”
Tôi xấu hổ cực kì, đang muốn mắng, đám người lại hò reo ầm ĩ cả lên. Tôi cuối cùng cũng cao hơn người ta nửa người, thấy có một đoàn người ngựa, vạch đám đông ra, chậm rãi đi tới. Dẫn đầu chính là kiệu quan, ấy là tri phủ; phía sau có một người một ngựa, khí thế lẫm liệt, ắt là đại nguyên soái; sau nữa là một đoàn cảnh vệ, ai cũng nom rất chi là cao lớn.
Gần hơn chút nữa, tôi tái hết cả mặt, suýt nữa trượt chân. Tôi không thấy rõ đại nguyên soái, nhưng lại nhận ra ngựa của anh ta, đó chẳng phải là con BMW trắng hôm trước bị tôi sờ cho lấm lem kia sao!?
Oan gia ngõ hẹp, tiếc là tôi lại đang ở chỗ rất bắt mắt, con BMW kia liếc mắt một cái nhìn thấy tôi, liền “Hí” ầm lên, dẫn đến cả một đám đông liên quan kia, tất cả quay đầu dòm tôi.
Lúc này Bách Lý Du vội vàng nhảy xuống cây, rỉ tai, “Tiểu Yến, ngươi xem cái tên thị vệ thứ hai đằng sau đại nguyên soái kia, chẳng phải là người ngươi cưỡng sao?” Tôi nhìn một cái, tiêu rồi! Đó chính là Chung Quỳ chứ ai!
Hai người chúng tôi nhoáng cái đã thành cái đích cho mọi người nhắm vào.
Đại nguyên soái ghìm ngựa, quét mắt về phía tôi, ồ, quả thật trông không tồi chút nào, thân hình thon dài rõ ràng, vai rộng eo thon nhìn qua là biết đàn ông, lại sáng ngang thiền quyên. Anh ta ngồi trên lưng ngựa, mặc tấm trường bào gấm màu xanh, không đeo trang sức, phong nhã mà quý phái, cũng không mang theo sát khí, mà là bình thản tĩnh lặng, đôi mắt dịu dàng tựa suối nguồn xanh thẳm.
(*) thiền quyên( 婵娟): dáng vẻ xinh đẹp ưu nhã
Anh ta khẽ mỉm cười với tôi, các cô gái lập tức gào khóc ngã hàng loạt.
Hai người chúng tôi trốn không được, cựa chẳng xong, chỉ có thể cứng đờ đứng giữa bụi hoa đỗ quyên như thằng ngốc, cũng nở một nụ cười giả dối vô cùng đáp lại.
“Người đâu,” anh ta từ tốn mở miệng, “Mang hai người này về cho ta.”
Bình luận truyện