Yêu anh đã 20 năm
Chương 3
Tôi ngủ đến tận giữa trưa ngày hôm sau mới thức giấc. Vừa mở mắt ra tôi đã phát hiện nơi này khác xa quê hương của tôi đến thế. Nhà của người Trung Nguyên có ngói đỏ gạch xanh, ở đây thì lại không thấy, nhà ở đây được xây dựng bằng những tảng đá lớn. Có một cái sân thật rộng, có hai ngôi nhà hai tầng song song nhau, mỗi một căn nhà trên dưới đều có ba phòng, (sau này tôi mới biết vốn dĩ đó là hai cái sân, vách ngăn giữa bị vỡ đi, cho nên nó mới trở thành một cái sân thật lớn).
Tôi thức dậy, rồi đi ra ngoài với hai bím tóc rối bù như sừng dê, mẹ thấy tôi như thế nên lập tức lại kéo tôi về phòng, lau sạch mặt của tôi, chải tóc lại cho tôi, cột dây giày sandal cho tôi, thay cho tôi một bộ váy mới tinh tươm rồi dẫn tôi ra ngoài.
Trong sân đã có rất nhiều người đang đứng, tôi nghe theo lời mẹ dặn gọi dượng, bác gái, bác trai, anh họ, chị họ, cuối cùng, tôi đi đến chỗ cạnh thiếu niên đó, một tay mẹ kéo tôi, tay còn lại vuốt đầu anh, bà mỉm cười nói: “Theo thứ bậc trong nhà, con gọi Triển Tường là chú đi!” Thiếu niên đó lại đỏ mặt, đó là dáng vẻ ngượng ngùng, mẹ luôn nói tôi không hề biết ngượng ngùng là gì, không ra dáng của một cô gái. Thấy anh như vậy tôi trái ngược lại có ý nghĩ trêu chọc anh: “Chú! Chú! Chú!” Tôi gọi rất lớn và rõ ràng. Khiến ai nấy đều bật cười, chàng thiếu niên đó — Chú của tôi — Chàng thiếu niên Triển Tường mặt càng đỏ hơn, đứng ở bên đó không biết làm thế nào, đón nhận ánh mắt hơi mang vẻ khiêu khích trêu chọc của tôi.
Cô hai kéo tôi vào lòng, nói: “Linh Hội đã cao lên nhiều rồi đấy!”
Tôi nói: “Cô ơi, con đã bảy tuổi rồi, như thế này chỉ cao hơi có một tí thôi, vẫn còn thấp đấy!”
Tất cả mọi người đều cười, cô hai lại nói: “Vậy con nói xem, cao đến đâu mới tính là cao?”
Tôi ra dáng đang suy nghĩ nghiêm túc, ngón tay bỗng nhiên chỉ đến hướng Triển Tường, nói: “Cao như chú ấy vậy!”
Chú lại nói: “Tiểu Tường năm nay mười bốn tuổi rồi đấy! Tiểu Linh Tử chỉ mới có bảy tuổi đã muốn cao như vậy rồi à?!”
Tôi lại xoay về phía cô hai hỏi: “Tại sao lại gọi con là Tiểu Linh Tử?”
Mọi người lại cười ồ lên, cô hai nói: “Thương con đấy, thương con cho nên mới gọi con là Tiểu Linh Tử!”
Chung sống cùng những ngày sau đó, tôi có mới có thể hiểu rõ ở đây Tiểu X Tử là cách gọi mà những người lớn nơi đây thể hiện sự yêu thương.
Ăn cơm xong, những đứa trẻ tối hôm qua đều đi học hết, trong sân bỗng chốc vẳng vẻ đi rất nhiều. Mọi người trong nhà kéo nhau nói chuyện gia đình, nói về bố mẹ trong nhà, trong thôn lại có thêm vài miệng ăn nữa, thu hoạch ruộng đất, nuôi trâu dê gà vịt. Nói một lúc, cô hai và cô ba lại khóc, sau đó là một màn khuyên nhủ. Hai người phụ nữ nấu cơm đều nói: “Bây giờ thì tốt rồi, biết nơi ở, nhận người quen, sau này xem như là thân thích, thường xuyên qua lại, lui tới nhiều hơn, đây là chuyện tốt, chuyện tốt!”
Tôi không hiểu vì sao họ lại khóc, cũng không hiếu kỳ xem bọn họ nói gì, tôi đi thẳng ra sân lớn dạo quanh. Hoàn cảnh xa lạ mang đến cho tôi một cảm giác mới mẻ to lớn, tôi bước vào từng căn phòng, nhìn hình vẽ trên tường, lối bài trí trong nhà, mấy đồ vật gì đó trong. Tất cả những thứ này, tôi chưa từng gặp qua, tôi cũng tràn trề sức lực đi tìm hiểu từng cái một.
Lúc chạng vạng, tôi lại thấy thiếu niên mà tôi gọi là chú kia, trên lưng anh đeo cặp, dắt theo một con trâu về. Anh cột trâu lại, để cặp sách xuống rồi liền bước đến nhà bếp châm củi nhóm lửa, anh ngồi xếp bằng rửa chén, rồi lại mang cơm và thức ăn lên. Tôi ngồi vào vị trí ngày hôm qua, lại thấy rõ cơm trắng tinh, chỉ khác là hôm nay không đặt đũa lên mặt trên của chén nữa mà thay vào đó lại một chiếc muỗng nhỏ. So với ngày hôm qua, thì thức ăn hôm nay thịnh soạn hơn rất nhiều, trên bàn được bày biện rất nhiều đĩa. Những đứa trẻ khác không bước đến. Kể cả Triển Tường. Tôi là khách, cho nên là đứa nhóc duy nhất được ngồi vào bàn ăn cơm.
Bọn họ nói rất nhiều câu tôi nghe mà không tài nào hiểu được, bởi vì quá khác biệt so với thứ ngôn ngữ quen thuộc của tôi, một lý do khác là có những lời nói quá sâu xa. Nhưng đôi lúc tôi cũng hiểu được đại khái, tôi biết hai người đàn ông đối diện là anh cả và anh hai của dượng, hai người phụ nữ nấu cơm là chị dâu cả và chị dâu thứ hai của dượng, Triển Tường là em trai của họ, bố mẹ của họ đều đã không còn. Cho nên, tôi phải gọi anh là chú. Cho nên, tôi không phải là em họ của anh.
Hôm thứ ba ở đó là vào cuối tuần, buổi chiều không cần đến trường, cô hai cho tôi đi chơi với mấy nhóm trẻ con trong nhà, nhưng bọn chúng lại không có ý hòa nhập với tôi nên nói bằng thứ “Tiếng phổ thông” cứng nhắc. Bọn chúng chơi trò mà tôi nhìn không hiểu được, ngay cả mẹ cũng không chú ý đến tôi. Tôi lén đi ra cửa chính, bên ngoài cửa chính là một bờ đê dọc theo một cái ao, trong ao có một ít cây cỏ, hai bên bờ đê trồng cây cối, có một hai người phụ nữ ngồi dưới gốc cây hóng mát, lúc tôi đi qua bọn họ dừng động tác quạt khăn trên tay rồi quan sát tôi.
Tôi đi thẳng về phía trước, đi đến chỗ có cây cỏ nhiều nhất trong ao. Ở quê tôi chỉ có một con sông, hai bên bờ sông có rất nhiều cây cỏ tươi tốt, bị người chăn cừu cắt đi rồi lại mọc lên, mấy cây cỏ đó không có sức hấp dẫn đối với tôi. Nhưng mà, trong cái ao này, lại không phải là cây cỏ, nó nhất định mà một thứ có thể ăn được. Trong lòng nghĩ như thế, tôi vô cùng kiên định bước xuống ven ao, tìm một nơi có thể đứng vững, rồi duỗi tay vớt những lá cây xanh, thân cây đỏ lên. Cánh tay tôi quá ngắn, vơi không tới được. Tôi nhìn xung quanh bốn phía, không có ai cả, thế là tôi vén váy trèo lên một thân cây. Tôi vốn định chiết một nhánh cây nhỏ, nhưng không nghĩ là nhánh cây đó dẻo dai vượt quá sức tưởng tượng của tôi, làm thế nào cũng không chiết đi được, tôi hơi nhụt chí bò xuống. Ngồi bên cạnh ao nhìn những bông hoa màu vàng tươi đẹp đến ngẩn người. Tôi không đành lòng buông tha như thế, thế là tôi duỗi tay một lần nữa, đưa tay đến những bông hoa hấp dẫn tôi cũng như những con chuồn chuồn đậu trên đó.
Sau đó tôi liền rơi xuống nước, một tiếng “tõm” vang lên, ngay cả tôi cũng nghe thấy được. Hai tay hai chân tôi cứ quơ loạn đập phình phịch, thân thể không nổi lên được mà ngược lại còn bị mấy cái dây leo quấn lấy. Tôi không thể hô ra tiếng, cái miệng nhỏ của tôi bị nước ùa vào, uống vào từng ngụm từng ngụm nước bẩn, trong đầu tôi nghĩ đến toàn là mẹ. Thời gian rất ngắn mà đã tiêu hao toàn bộ sức lực của tôi. Lúc đó tôi còn không biết chết là gì, chỉ nghĩ bị mẹ phát hiện sẽ bị đánh. Tiếp theo, có một bàn tay níu tôi lên.
Triển Tường cứu tôi. Anh ấn vào bụng tôi, tôi nôn ra rất nhiều nước. Mắt cá chân và cổ tay tôi đều trầy da do bị dây leo quấn, tôi đáng thương nhìn anh. Anh xé một trang giấy trong quyển vở lau máu trên vết thương cho tôi.
Ngày hôm đó, mãi cho đến khi váy khô hẳn Triển Tường mới kéo tôi về nhà. Tôi xin anh đừng nói cho mẹ biết, anh nói được, nhưng từ nay về sau tôi không được xuống nước nữa. Tôi nói vốn dĩ tôi không định xuống nước, mà chỉ là muốn hái mấy bông hoa nhỏ mà thôi. Anh nói những bông hoa đó sẽ trồi thành củ ấu, nếu hái đi sẽ không trồi nữa. Củ ấu. Tôi đọc thầm trong lòng, nó có ăn được không? Ăn nó có ngon không?
Cô hai đứng đón ở cửa, mẹ phát hiện ra vết thương của tôi, gọi tôi lại hỏi thăm, tôi nói chú kéo tôi chạy nhanh quá nên ngã sấp xuống. Mẹ nói: “Gọi chú thân thiết quá nhỉ, không biết còn cho rằng là chú ruột của tôi thật!”
Tôi về phòng mở túi đồ của mình ra, lục tìm ra hai đồng tiền, tôi nắm chặt chúng trong lòng bàn tay. Sau đó tôi chuồn nhanh đến phòng của Triển Tường, anh đang dũa bút chì, tôi bước đến cạnh anh, trong tay nắm chặt một đồng tiền, tôi nói: “Cho này.”
Anh nhận lấy, đọc dòng chữ trên đó: “Càn Long thông bảo.”
Triển Tường, vào năm em bảy tuổi, anh đã cứu sinh mệnh của em, anh trở thành ân nhân cứu mạng của em. Nhưng, anh hãy nói cho em biết, khi em rơi xuống vòng xoáy tình yêu mạnh mẽ như cỏ cây sinh trưởng sau cơn mưa, liệu anh sẽ cứu em nữa hay không?
Tôi thức dậy, rồi đi ra ngoài với hai bím tóc rối bù như sừng dê, mẹ thấy tôi như thế nên lập tức lại kéo tôi về phòng, lau sạch mặt của tôi, chải tóc lại cho tôi, cột dây giày sandal cho tôi, thay cho tôi một bộ váy mới tinh tươm rồi dẫn tôi ra ngoài.
Trong sân đã có rất nhiều người đang đứng, tôi nghe theo lời mẹ dặn gọi dượng, bác gái, bác trai, anh họ, chị họ, cuối cùng, tôi đi đến chỗ cạnh thiếu niên đó, một tay mẹ kéo tôi, tay còn lại vuốt đầu anh, bà mỉm cười nói: “Theo thứ bậc trong nhà, con gọi Triển Tường là chú đi!” Thiếu niên đó lại đỏ mặt, đó là dáng vẻ ngượng ngùng, mẹ luôn nói tôi không hề biết ngượng ngùng là gì, không ra dáng của một cô gái. Thấy anh như vậy tôi trái ngược lại có ý nghĩ trêu chọc anh: “Chú! Chú! Chú!” Tôi gọi rất lớn và rõ ràng. Khiến ai nấy đều bật cười, chàng thiếu niên đó — Chú của tôi — Chàng thiếu niên Triển Tường mặt càng đỏ hơn, đứng ở bên đó không biết làm thế nào, đón nhận ánh mắt hơi mang vẻ khiêu khích trêu chọc của tôi.
Cô hai kéo tôi vào lòng, nói: “Linh Hội đã cao lên nhiều rồi đấy!”
Tôi nói: “Cô ơi, con đã bảy tuổi rồi, như thế này chỉ cao hơi có một tí thôi, vẫn còn thấp đấy!”
Tất cả mọi người đều cười, cô hai lại nói: “Vậy con nói xem, cao đến đâu mới tính là cao?”
Tôi ra dáng đang suy nghĩ nghiêm túc, ngón tay bỗng nhiên chỉ đến hướng Triển Tường, nói: “Cao như chú ấy vậy!”
Chú lại nói: “Tiểu Tường năm nay mười bốn tuổi rồi đấy! Tiểu Linh Tử chỉ mới có bảy tuổi đã muốn cao như vậy rồi à?!”
Tôi lại xoay về phía cô hai hỏi: “Tại sao lại gọi con là Tiểu Linh Tử?”
Mọi người lại cười ồ lên, cô hai nói: “Thương con đấy, thương con cho nên mới gọi con là Tiểu Linh Tử!”
Chung sống cùng những ngày sau đó, tôi có mới có thể hiểu rõ ở đây Tiểu X Tử là cách gọi mà những người lớn nơi đây thể hiện sự yêu thương.
Ăn cơm xong, những đứa trẻ tối hôm qua đều đi học hết, trong sân bỗng chốc vẳng vẻ đi rất nhiều. Mọi người trong nhà kéo nhau nói chuyện gia đình, nói về bố mẹ trong nhà, trong thôn lại có thêm vài miệng ăn nữa, thu hoạch ruộng đất, nuôi trâu dê gà vịt. Nói một lúc, cô hai và cô ba lại khóc, sau đó là một màn khuyên nhủ. Hai người phụ nữ nấu cơm đều nói: “Bây giờ thì tốt rồi, biết nơi ở, nhận người quen, sau này xem như là thân thích, thường xuyên qua lại, lui tới nhiều hơn, đây là chuyện tốt, chuyện tốt!”
Tôi không hiểu vì sao họ lại khóc, cũng không hiếu kỳ xem bọn họ nói gì, tôi đi thẳng ra sân lớn dạo quanh. Hoàn cảnh xa lạ mang đến cho tôi một cảm giác mới mẻ to lớn, tôi bước vào từng căn phòng, nhìn hình vẽ trên tường, lối bài trí trong nhà, mấy đồ vật gì đó trong. Tất cả những thứ này, tôi chưa từng gặp qua, tôi cũng tràn trề sức lực đi tìm hiểu từng cái một.
Lúc chạng vạng, tôi lại thấy thiếu niên mà tôi gọi là chú kia, trên lưng anh đeo cặp, dắt theo một con trâu về. Anh cột trâu lại, để cặp sách xuống rồi liền bước đến nhà bếp châm củi nhóm lửa, anh ngồi xếp bằng rửa chén, rồi lại mang cơm và thức ăn lên. Tôi ngồi vào vị trí ngày hôm qua, lại thấy rõ cơm trắng tinh, chỉ khác là hôm nay không đặt đũa lên mặt trên của chén nữa mà thay vào đó lại một chiếc muỗng nhỏ. So với ngày hôm qua, thì thức ăn hôm nay thịnh soạn hơn rất nhiều, trên bàn được bày biện rất nhiều đĩa. Những đứa trẻ khác không bước đến. Kể cả Triển Tường. Tôi là khách, cho nên là đứa nhóc duy nhất được ngồi vào bàn ăn cơm.
Bọn họ nói rất nhiều câu tôi nghe mà không tài nào hiểu được, bởi vì quá khác biệt so với thứ ngôn ngữ quen thuộc của tôi, một lý do khác là có những lời nói quá sâu xa. Nhưng đôi lúc tôi cũng hiểu được đại khái, tôi biết hai người đàn ông đối diện là anh cả và anh hai của dượng, hai người phụ nữ nấu cơm là chị dâu cả và chị dâu thứ hai của dượng, Triển Tường là em trai của họ, bố mẹ của họ đều đã không còn. Cho nên, tôi phải gọi anh là chú. Cho nên, tôi không phải là em họ của anh.
Hôm thứ ba ở đó là vào cuối tuần, buổi chiều không cần đến trường, cô hai cho tôi đi chơi với mấy nhóm trẻ con trong nhà, nhưng bọn chúng lại không có ý hòa nhập với tôi nên nói bằng thứ “Tiếng phổ thông” cứng nhắc. Bọn chúng chơi trò mà tôi nhìn không hiểu được, ngay cả mẹ cũng không chú ý đến tôi. Tôi lén đi ra cửa chính, bên ngoài cửa chính là một bờ đê dọc theo một cái ao, trong ao có một ít cây cỏ, hai bên bờ đê trồng cây cối, có một hai người phụ nữ ngồi dưới gốc cây hóng mát, lúc tôi đi qua bọn họ dừng động tác quạt khăn trên tay rồi quan sát tôi.
Tôi đi thẳng về phía trước, đi đến chỗ có cây cỏ nhiều nhất trong ao. Ở quê tôi chỉ có một con sông, hai bên bờ sông có rất nhiều cây cỏ tươi tốt, bị người chăn cừu cắt đi rồi lại mọc lên, mấy cây cỏ đó không có sức hấp dẫn đối với tôi. Nhưng mà, trong cái ao này, lại không phải là cây cỏ, nó nhất định mà một thứ có thể ăn được. Trong lòng nghĩ như thế, tôi vô cùng kiên định bước xuống ven ao, tìm một nơi có thể đứng vững, rồi duỗi tay vớt những lá cây xanh, thân cây đỏ lên. Cánh tay tôi quá ngắn, vơi không tới được. Tôi nhìn xung quanh bốn phía, không có ai cả, thế là tôi vén váy trèo lên một thân cây. Tôi vốn định chiết một nhánh cây nhỏ, nhưng không nghĩ là nhánh cây đó dẻo dai vượt quá sức tưởng tượng của tôi, làm thế nào cũng không chiết đi được, tôi hơi nhụt chí bò xuống. Ngồi bên cạnh ao nhìn những bông hoa màu vàng tươi đẹp đến ngẩn người. Tôi không đành lòng buông tha như thế, thế là tôi duỗi tay một lần nữa, đưa tay đến những bông hoa hấp dẫn tôi cũng như những con chuồn chuồn đậu trên đó.
Sau đó tôi liền rơi xuống nước, một tiếng “tõm” vang lên, ngay cả tôi cũng nghe thấy được. Hai tay hai chân tôi cứ quơ loạn đập phình phịch, thân thể không nổi lên được mà ngược lại còn bị mấy cái dây leo quấn lấy. Tôi không thể hô ra tiếng, cái miệng nhỏ của tôi bị nước ùa vào, uống vào từng ngụm từng ngụm nước bẩn, trong đầu tôi nghĩ đến toàn là mẹ. Thời gian rất ngắn mà đã tiêu hao toàn bộ sức lực của tôi. Lúc đó tôi còn không biết chết là gì, chỉ nghĩ bị mẹ phát hiện sẽ bị đánh. Tiếp theo, có một bàn tay níu tôi lên.
Triển Tường cứu tôi. Anh ấn vào bụng tôi, tôi nôn ra rất nhiều nước. Mắt cá chân và cổ tay tôi đều trầy da do bị dây leo quấn, tôi đáng thương nhìn anh. Anh xé một trang giấy trong quyển vở lau máu trên vết thương cho tôi.
Ngày hôm đó, mãi cho đến khi váy khô hẳn Triển Tường mới kéo tôi về nhà. Tôi xin anh đừng nói cho mẹ biết, anh nói được, nhưng từ nay về sau tôi không được xuống nước nữa. Tôi nói vốn dĩ tôi không định xuống nước, mà chỉ là muốn hái mấy bông hoa nhỏ mà thôi. Anh nói những bông hoa đó sẽ trồi thành củ ấu, nếu hái đi sẽ không trồi nữa. Củ ấu. Tôi đọc thầm trong lòng, nó có ăn được không? Ăn nó có ngon không?
Cô hai đứng đón ở cửa, mẹ phát hiện ra vết thương của tôi, gọi tôi lại hỏi thăm, tôi nói chú kéo tôi chạy nhanh quá nên ngã sấp xuống. Mẹ nói: “Gọi chú thân thiết quá nhỉ, không biết còn cho rằng là chú ruột của tôi thật!”
Tôi về phòng mở túi đồ của mình ra, lục tìm ra hai đồng tiền, tôi nắm chặt chúng trong lòng bàn tay. Sau đó tôi chuồn nhanh đến phòng của Triển Tường, anh đang dũa bút chì, tôi bước đến cạnh anh, trong tay nắm chặt một đồng tiền, tôi nói: “Cho này.”
Anh nhận lấy, đọc dòng chữ trên đó: “Càn Long thông bảo.”
Triển Tường, vào năm em bảy tuổi, anh đã cứu sinh mệnh của em, anh trở thành ân nhân cứu mạng của em. Nhưng, anh hãy nói cho em biết, khi em rơi xuống vòng xoáy tình yêu mạnh mẽ như cỏ cây sinh trưởng sau cơn mưa, liệu anh sẽ cứu em nữa hay không?
Bình luận truyện